• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Đôi nét về thành phố Hải Phòng quê tôi

Ngôi nhà 1/42 Mê Linh

Ngôi nhà số 1 ngõ 42 Mê Linh, phường An Biên, quận Lê Chân, Hải Phòng là cơ quan bí mật của Tỉnh bộ Việt nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Hải Phòng năm 1927 - 1929, cơ quan bí mật của Đông Dương Cộng sản Đảng Tỉnh ủy Hải Phòng thời kỳ 1929 - 1930. Ở đó một thời đã là cơ sở hoạt động của các đồng chí cách mạng tiền bối trung kiên của Đảng. Đặc biệt gắn liền với đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, người chiến sĩ ưu tú của Đảng, người con của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Hải Phòng. Sau khi dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức ở Quảng Châu tháng 9 năm 1927, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh về nước hoạt động và được Kỳ bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội chỉ định là Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Hải Phòng.

Đầu năm 1928, Đồng chí thực hiện "Vô sản hóa' và mở lớp huấn luyện, viết báo giác ngộ quần chúng cách mạng, đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân Pháp.

Lúc ấy cơ sở của Hội là số 1 ngõ 42, phố Mê Linh (tên cũ là ngõ Đông Môn, phố Mét (Rus de Mets).

Tháng 6/1929, chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập. Tháng 9/1929 tại địa điểm trên (1/42 Mê Linh), hội nghị của những thanh niên cộng sản biểu quyết thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng Hải Phòng.

Sau hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản Đảng ở Việt Nam (3/2/1930), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với cương vị Xứ ủy Bắc Kỳ trở về củng cố Đảng bộ Hải Phòng. Nhờ có đường lối đúng đắn của Trung ương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy Bắc Kỳ, Đảng bộ Hải Phòng đã phát động được quần chúng đấu tranh sôi nổi, liên tục.

Năm 1929, tên Đốc lý Hải Phòng Khơ rô tec me (Krautheimir) đã tuyên truyền, xuyên tạc nói xấu, hòng bôi nhọ lý tưởng cao cả của những người cộng sản, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã viết bài bốc trân luận điệu xuyên tạc của tên thực dân, đồng thời thông qua đó giác ngộ quần chúng nhận rõ bộ mặt nham hiểm của chúng và kêu gọi quần chúng ủng hộ những người cộng sản vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.

Tại ngôi nhà này, còn lưu giữ một số di vật (phục chế) mà đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã từng dùng như: bàn làm việc, tủ giường gỗ. Hàng năm, ngôi nhà 1/42 Mê Linh được Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng chăm lo tu bổ. Đó là nơi ghi dấu một thời kỳ hoạt động bí mật của Đảng.

Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của Đảng người Bí thư đầu tiên, người con quang vinh của giai cấp công nhân và nhân dân Hải Phòng ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Ngày nay, tại só 124 Nguyễn Đức Cảnh còn đặt một tấm bia tưởng niệm Đồng chí./.
 
Đồ Sơn phong cảnh hữu tình vậy mà sao không thấy Bro post lên giới thiệu vậy?
 
Chưa thấy nói về con người Hải Phòng :-?, cái này quan trọng nhất á! :D

Con người Hải Phòng thì xinh đẹp và thật dễ mến! Cái này cứ xem kết quả các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam là biết ngay thui mà anh Lân!
 
ĐỒ SƠN

Đồ Sơn là một quận trực thuộc thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về hướng đông nam. Tại đây có một khu nghỉ mát gồm nhiều bãi biển có phong cảnh đẹp ở miền bắc Việt Nam. Quận Đồ Sơn được thành lập ngày 12 tháng 9 năm 2007 trên cơ sở toàn bộ diện tích của thị xã Đồ Sơn cũ theo nghị định 145/2007/NĐ-CP của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

yb4s88ysd5xojh8qou9y.jpg


Bãi tắm Đồ Sơn

Quận Đồ Sơn có 4.237,29 ha diện tích tự nhiên và 51.417 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường:

* Bàng La
* Hợp Đức
* Minh Đức
* Ngọc Hải
* Ngọc Xuyên
* Vạn Hương
* Vạn Sơn
* NPT

Đồ Sơn có thể coi là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển tới 5 km, với hàng chục mỏm đồi cao từ 25 đến 130 m.

Về phía tây và tây bắc, thị xã Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Do ở phía bắc và phía nam của thị xã này là hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển đem theo nhiều phù sa nên nước biển ở khu vực này không thực sự được trong so với các khu vực nghỉ mát khác ở miền bắc Việt Nam như Trà Cổ, Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh), Cát Bà (thành phố Hải Phòng), Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) v.v., nhưng do có phong cảnh đẹp, hệ thống nhà hàng - khách sạn tương đối hoàn chỉnh, giá cả sinh hoạt không quá đắt và vị trí gần các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng nên vẫn có sức thu hút du khách lớn hơn hẳn so với các khu vực nghỉ mát khác ở miền bắc Việt Nam.

Du lịch

* Đồ Sơn có bãi cát khá mịn, với nhiều loại cây như phi lao, bàng, dừa trồng ven bờ. Đằng sau bãi biển là những ngọn núi và đồi thông. Trước đây Đồ Sơn là nơi lui tới nghỉ ngơi, hưởng thụ của vua chúa quan lại. Hiện nay còn ngôi nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại - ông vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
* Bãi tắm Đồ Sơn chia làm 3 khu chính: khu 1 nằm ngay đầu thị xã Đồ Sơn, khu 2 có nhiều khách sạn hiện đại, khu 3 yên tĩnh và kín đáo. Vào mùa hè, Đồ Sơn rất đông du khách từ khắp mọi miền Việt Nam cũng như khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn phong cảnh biển đẹp buổi chiều tà.
* Hằng Năm ở Đố Sơn còn lễ hội đảo Dấu. Vào ngày này, người dân Đố Sơn nói riêng và người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an.
* Đồ Sơn còn có đền bà Đế, hằng năm thu hút rất nhiều người viếng thăm.
* Tại đây hiện nay có sòng bạc Do Son Casino duy nhất ở miền bắc Việt Nam, phục vụ cho du khách quốc tế.
* Từ Đồ Sơn, bằng tàu cao tốc, du khách có thể đi ra đảo Cát Bà hoặc vịnh Hạ Long.
* Lễ hội chọi trâu được tổ chức hàng năm vào ngày gồm hai vòng. Vòng sơ loại vào 8 tháng 6 âm lịch, vòng chung kết vào 9 tháng 8 âm lịch
 
Vĩnh Bảo

Vĩnh Bảo là huyện trọng điểm về nông nghiệp của thành phố Hải Phòng với diện tích đất tự nhiên 180 km², dân số 185.000 người. Đây là huyện có nhiều nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng như: dệt vải, dệt thảm, chiếu cói, tạc tượng, sơn mài, điều khắc gỗ, thêu mỹ nghệ..., những nghề truyền thống có nhiều tiềm năng cần được đầu tư phát triển.

Ở vị trí tiếp giáp giữa Hải Phòng với các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, huyện Vĩnh Bảo là một huyện giữ vai trò trọng yếu trong phát triển vùng kinh tế ngoại thành Hải Phòng. Điểm cực Đông của huyện là cửa của sông Hóa đổ vào sông Thái Bình, trước khi sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ (biển Đông), phía Tây Bắc huyện giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Huyện có Quốc lộ 10 sang Thái Bình (hướng Tây Nam), hướng ngược lại lên phía Bắc là hướng đi trung tâm thành phố Hải Phòng qua các huyện Tiên Lãng, An Lão. Huyện Vĩnh Bảo được bao bọc kín xung quanh bởi ba con sông:

* sông Luộc phía Tây Bắc, là ranh giới của huyện với tỉnh Hải Dương;
* sông Hóa ở phía Tây Nam và Nam, gần như là ranh giới của huyện với tỉnh Thái Bình;
* sông Thái Bình làm ranh giới giữa huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng.


Thuốc lào Vĩnh Bảo, chồng hút vợ say
Thằng bé rọi đóm lăn quay ra nhà
Có ông hàng xóm đi qua
Ngửi hơi khói thuốc về nhà cũng say!
 
Thế còn đặc sản vùng miền thì sao chú Tới? Chú post tiếp nhé.

Em hiểu cái đặc sản mà anh muốn nói là gì rùi đấy nhé :)):)):)) Những cái đó bị cấm trên PV đó, cẩn thận bị ban nick như chơi!
 
Thế "Thuốc lào Vĩnh Bảo chông hút vợ say. Thằng bé châm điếu lăn quay ra nhà" không phải là đặc sản miền à. Mà anh post ngay sau bài về Vĩnh Bảo.
Chú chỉ được cái ... =))
 
Thế "Thuốc lào Vĩnh Bảo chông hút vợ say. Thằng bé châm điếu lăn quay ra nhà" không phải là đặc sản miền à. Mà anh post ngay sau bài về Vĩnh Bảo.
Chú chỉ được cái ... =))

Đầu óc lão Tới này phong phú lắm anh ah. Anh nói 1 mà lão ấy hiểu 10 mà=))=))=))=))=))
 
Đọc xong càng thấy tự hào hơn về thành phố quê hương, cảm ơn anh Nam nhiều
 
Còn cái huyện đảo Cát Hải - có khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà không chú nào post à?


Huyện đảo Cát Hải gồm 2 thị trấn và 10 xã

  • Thị trấn Cát Bà
  • Thị trấn Cát Hải
  • Xã Nghĩa Lộ
  • Xã Đồng Bài
  • Xã Hoàng Châu
  • Xã Văn Phong
  • Xã Phù Long
  • Xã Gia Luận
  • Xã Hiền Hào
  • Xã Trân Châu
  • Xã Việt Hải
  • Xã Xuân Đám
 
Chỉnh sửa cuối:
1.Tour dành cho các đối tượng khách đến Hải Phòng với quỹ thời gian từ 60 phút đến 1/2 ngày:
-Với các tour do các doanh nghiệp lữ hành cho đoàn dừng chân lại Hải Phòng từ 60 phút đến 1/2 ngày hoặc các đối tượng khách lưu trú tại các khách sạn đi thăm tự do hoặc các khách sạn bán tour cho khách đi bằng phương tiện xích lô: Thăm dải trung tâm thành phố, dải công viên xanh, kiến trúc Pháp, tượng đài nữ tướng Lê Chân, Toà thị chính Thành phố, nhà Bảo tàng, Bến Ngự (các đoàn lớn hoặc khách tàu biển có thể xem biểu diễn nghệ thuật trong nhà hát)
2. Tour thăm các di tích lịch sử xếp hạng cấp Quốc gia và lễ hội truyền thống
Xuất phát từ khách sạn hoặc Tour từ các địa phương đến thăm Nhà hát lớn thành phố, Chùa Vẽ, Đền Phú Xá, Bảo tàng Hải Quân, Bến Nghiêng, Bia tưởng niệm Đường Hồ Chí Minh trên biển.
3. Tour dành cho du khách có nhu cầu thăm quan tìm hiểu về văn hoá, tôn giáo, tinh thần
- Xuất phát từ khách sạn du khách nghỉ hoặc tour từ các địa phương đến Hải Phòng. Du khách thăm khu: Tượng nữ Tướng Lê Chân, Nhà hát lớn, Quán hoa, Nhà thờ lớn Thành phố, Chùa Dư Hàng Kênh, Chùa Phổ Chiếu, Chùa Đồng Thiện. Kết thúc chương trình du khách thăm đình Hàng Kênh với kiến trúc độc đáo thời nhà Lê và nghe ca trù hoặc chiếu chèo.
Nguồn: www.haiphongtourism.gov.vn.
 
Back
Top