• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

EBOOK DÀNH CHO UIQ3.0 - DẠNG PRC

Status
Không mở trả lời sau này.
"Kiêu Hãnh Và Định Kiến" bản full
Tên truyện : Kiêu Hãnh Và Định Kiến
Tác giả : Jane Austen
Dịch giả: Diệp Minh Tâm
Thể loại : Văn học nước ngoài
Nhà xuất bản : Hội Nhà Văn
Năm xuất bản : 2005
Kích thước : 13 x 19 cm
Nguồn : http://vnthuquan.net
 
Vô Cực - Quách Kính Minh
Quách đã chuyển thể truyện này từ bộ phim cùng tên của đạo diễn Trần Khải Ca.
Được coi là Chúa tể của những chiếc nhẫn Phương Đông
Cùng với Vương quốc ảo, đây là một tác phẩm nữa gây được tiếng vang của Quách, đưa anh lên vị trí đầu đàn trong làng văn trẻ Trung hoa.

Có đóng gói kèm trong ebook một số bài báo về Quách và về tác phẩm.

Tên truyện: Vô Cực
Tác giả: Quách Kính Minh
Nguồn: vietkiem.com
 
Khung cửa hẹp - Andre Gide
Xin giới thiệu cùng các bạn tác phẩm "La porte étroite" của nhà văn Pháp Andre Gide với bản dịch của Bùi Giáng, nhan đề Khung của hẹp.
TTK
----------------------------

Tiểu sử Andre Gide

Andre Paul Guillaume sinh năm 1869 tại Paris. Cha của ông là giáo sư Luật tại Trường Đại học Paris, mẹ là người vùng Normandy. Tuổi thơ của ông trôi qua hầu hết tại quê nhà của mẹ, vùng Normandy. Thuở nhỏ đi học là người thích và có khiếu về văn chương văn chương.
Vì sinh ra trong gia đình khá giả nên A. Gide có thể tòan tâm tòan ý dành thời gian cho văn chương. Cuốn sách đầu tiên của A. Gide được hòan tất năm 1891 có tên Les Cahiers d’André Walter. Ông bắt đầu viết cuốn này năm 18 tuổi.
Cưới cô em họ Madeleine Rondeau năm 1895, một người phụ nữ mà trước đó khi yêu, gia đình đã không đồng ý. Người phụ nữ này khá giống nhân vật Alissa trong La porte étroite.
Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm trong đó có những tác phẩm rất nổi tiếng:
- Les Nourritures terrestres (1897). Được chuyển sang tiếng Việt bởi Lê Thanh Hòang Dân trước năm 1975 với tựa đề “Dưỡng chất trần gian”.
- L’Immoraliste – 1902. Tác phẩm này cũng đã được Bùi Giáng dịch ra Việt ngữ với nhan đề “Kẻ vô luân” trước năm 1975.
- Le retour de l'enfant prodigue – 1907. Được Bửu Ý dịch sang tiếng Việt với nhan đề “Ngày trở về của đứa con hoang” trước năm 1975.
- La Porte Etroite (1909) (Khung của hẹp)
- La symphonie pastorale – 1919. Đựơc Bùi Giáng dịch trước năm 1975 với tựa đề “Hòa âm điền dã”
- Les faux-monnayeurs – 1925. Đựơc Bùi Giáng dịch trước năm 1975 với tựa đề “Bọn làm bạc giả”.
Những tác phẩm của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến những nhà văn trẻ thời ấy, trong đó có Jean Paul Satre, Albert Camus, là những nhà văn nổi tiếng theo chủ thuyết hiện sinh lúc bấy giờ.
Ông được trao giải Nobel Văn chương năm 1947.
Mất tại Paris năm 1951.
 
Tứ Quái TKKG - Stefan Wolf
Mình xin lập thread mới này về bộ truyện trinh thám "Tứ quái TKKG" của nhà văn người Đức Stefan Wolf. Bộ truyện có những đoạn tả cảnh phải nói là... bá phát, chưa kể những lời thoại... bất tử của Tròn Vo luôn làm say mê người đọc cùng với những tình tiết gay cấn, hồi hộp của các chuyến viễn du.
Xin giới thiệu đến các bạn tập đầu tiên của bộ 70 tập truyện này.

Tác giả: Stefan Wolf
Tác phẩm: Tứ quái TKKG
Tập 1: Thủ phạm tàng hình
Nguyên bản tiếng Đức: “Die Jagd Nach Den Millionendieben”
Nhà xuất bản Pelikan – Hanover 1979
Dịch giả: Vũ Hương Giang
Phóng tác: Bùi Chí Vinh
Tủ sách: Truyện trinh thám – Văn học nước ngoài
Nhà xuất bản Kim Đồng, 1994
Khổ sách: 10,5 x 14,5 cm
Số trang: 160 trang
Giá sách: 2.500 đ

Và đây là:
 
Yêu Ngay Lần Đầu (At first sight) - Elizabeth Chandler
Một trong 6 truyện Love Stories nổi tiếng của Mỹ (nghe giang hồ đồn thế ). 1 chút hóm hỉnh, 1 chút thông minh, hơi lãng mạn...1 câu chuyện rất hợp để đọc vào một ngày cuối tuần đẹp trời

Title: At first sight - Việt: Yêu ngay lần đầu (hơi sến nhỉ )
Author: Elizabeth Chandler
Đánh máy: bemagau, hangnhi, kei (www.vietlangdu.com), thank các sis
Ebook: www.thuvien-ebook.com
 
Bí mật bức "Tuần tra đêm" - Natalia Alecsandrovna
Một âm mưu táo bạo muốn phá hủy kiệt tác của thiên tài Rembrandt- bức tranh “Tuần tra đêm”.
Một vụ tự tử không giải thích nổi của hung thủ, kẻ có những hiểu biết về những điều huyền bí…
Bí mật gì ẩn giấu sau những lá bài Taro cổ?
Bí ẩn gì phía sau những phép màu trong tấm vải tranh kiệt tác của danh họa Hà Lan vĩ đại…
Để tìm kiếm đáp án, nhà phục chế nổi tiếng Starugin đã đến Praha. Thành phố huyền bí, trung tâm của những truyền thuyết Trung Cổ và của sự mê hoặc, dường như không chịu tiết lộ những bí mật của nó. Ai và vì cái gì đã giết những bản sao của các nhân vật chính trong bức tranh của Rembrandt. Bí ẩn gì trong tâm hồn người phụ nữ đã giúp đỡ Starugin trong chuyến đi đầy hiểm nguy của anh? Liệu có phải dòng máu phù thủy đang chảy trong người cô ta…
Một cuốn truyện trinh thám huyền bí đầy lôi cuốn!
 
Đông ki sốt Nhà Hiệp Sĩ Xứ Mantra - Cervantes
Tên truyện : Đông ki sốt nhà hiệp sĩ xứ Mantra
Tác giả : Cervantes
Nguồn : http://vnthuquan.net

Have funs :smile:
 
Truyện ngắn Alberto Moravia (nhà văn người Ý)
* Alberto Pincherle (Alberto Moravia)
Sống tại: Italia
Sinh tại: Rome- Italia
Năm sinh: 28.11.1907
Năm mất: 26.9.1990
Gia đình: Cha ông là kiến trúc sư khá giàu

* Thể loại sáng tác:

- Tiểu thuyết
- Truyện ngắn
- Luận

* Sự nghiệp văn chương:

Trường phái: Chủ nghĩa hiện sinh

A.Moravia là tiểu thuyết gia hàng đầu của văn học Ý thế kỷ XX. Thời niên thiếu, ông hay ốm đau, bệnh tật nên học hành dang dở và chuyển sang viết văn từ rất sớm. Năm 1925, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, ông có một khối lượng sáng tác đồ sộ, là đại diện ưu tú của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong trào lưu văn học Ý hiện đại. Alberto là nhà văn, đồng thời ông cũng tham gia viết báo. Moravia tập trung viết các mảng đề tài mà xã hội ít đề cập đến, đây là đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của ông, đưa ông trở thành nhà văn - nhà báo xuất sắc của văn học Ý thế kỷ XX. Một số tác phẩm của ông được dựng thành phim như Two Women, A Ghost at Noon và The Conformist.

* Các sáng tác:

- Mùa đông của cậu bé bệnh hoạn
- Đồ vật
- Những kẻ lãnh đạm
- Bệnh truyền nhiễm
- Aghostino
- Gli Indifferenti- Time Of Indifference- Thủa thờ ơ, 1929
- Tham vọng không đúng chỗ- Le Ambizioni Sbagliate- Wheel Of Fortune / Mistaken Ambitions, 1935
- La Bella Vita, 1935
- L'imbroglio, 1937
- Dạ hội hoá trang- La Mascherata- The Fancy Dress Party, 1941
- La Cetonia, 1943
- L'amante Infelicide, 1943
- La Speranza Ovvero Christianismo E Communismo, 1944
- Agostino, 1944
- L'epidemia, 1944
- Due Cortigiane E Serata Di Don Giovanni, 1945
- Cô gái thành Rôma - La Romana, 1947
- La Disubbidienza - Disobedience , 1948
- Tình vợ chồng - L'amore Coniugale, 1949
- Tuần trăng mật cay đắng (1951)
- Il Conformista - The Conformist -On, 1951
- I Racconti, 1952
- Racconti Romani - Roman Tales , 1954
- Ma hiện giữa trưa - Il Disprezzo- A Ghost At Noonl'epidemia, Racconti Surrealisti E Satirici, 1954
- Bitter Honeymoon And Other Stories, 1956
- Hai người đàn bà - La Ciocara, 1957
- Teatro, 1958
- Un Mese In Urss, 1958
- Nuovi Racconti Romani- More Roman Tales, 1959
- The Wayward Wife And Other Stories, 1960
- Bức hoạ trống không, 1960
- Claudia Cardinale, 1962
- Un'idea Dell'india, 1962
- L'uomo Come Fine - Man As An End, 1963
- L'attenzione - The Lie - Valhe, 1965
- Cortigiana Stanca, 1965
- Le Luzi Di Roma, 1965
- Il Mondo È Quello Che È, 1966
- L'intervista, 1966
- Una Cosa È Una Cosa - Command And I Will Obey You, 1967
- Il Dio Kurt, 1968
- La Rivoluzione Culturale In Cina, 1968
- Racconti Di Alberto Moravia, 1968
- La Vita È Gioco, 1969
- Il Paradiso, 1970
- Io E Lui, 1971
- A Quale Tribù Appartieni - Which Tribe Do You Belong To?, 1972
- L'amore Coniugale, 1972
- Un'altra Vita- Lady Godiva And Other Stories / Mother Love , 1973
- Cortigiana Stanca, 1974
- Al Cinema, 1975
- Boh - The Voice Of The Sex And Other Stories , 1976
- La Vita Interiore, 1978
- Un Miliardo Di Anni Fa, 1979
- Cosma E I Briganti, 1980
- Impegno Controvoglia, 1980
- Lettere Dal Sahara, 1981
- Storie Della Preistoria, 1982
- La Cosa E Altri Racconti - Eroottisia Tarinoita , 1983
- L'uomo Che Guarda, 1985
- L'angelo Dell'informazione A Altri Testi Teatrali, 1986
- L'inverno Nucleare, 1986
- Passegiate Africane, 1987
- Il Viaggio A Roma, 1988
 
Bên Nhau Trọn Đời - Cổ Mạn
Tên truyện : Bên Nhau Trọn Đời
Tác giả : Cổ Mạn
Thể loại : Văn học nước ngoài
Nhà xuất bản : Văn Học
Số trang : 260
Kích thước : 13 x 20,5 cm
Trọng lượng : 220 g
Số quyển / 1 bộ : 1
Hình thức bìa : Bìa mềm
Giá bìa : 35.000 VNĐ
Nguồn : http://vnthuquan.net



Bên nhau trọn đời là cuốn sách nằm trong trào lưu văn học mạng đang rất thịnh hành ở Trung Quốc những năm gần đây. Tác phẩm đăng liên tục trên mạng bắt đầu từ tháng 9 năm 2003 cho đến nay vẫn là tác phẩm được bạn đọc trong và ngoài mạng yêu thích bởi lối viết dung dị và chan chứa yêu thương. Tình yêu là chủ đề muôn thuở, có bao nhiêu chuyện tình trong cuộc đời thì có bấy nhiêu diễn biến thăng trầm. nhưng hạnh phúc nhất vẫn là được nắm tay nhau đến đầu bạc răng long. Điều mà Bên nhau trọn đời muốn nói.
 
Jane Eyre - Charlotte Bronte
Tóm tắt nội dung :
Charlotte Bronte (1816 - 1855) là một tên tuổi lớn trong văn học hiện thực nước Anh thế kỷ 19. Bà đã từng được Mác xếp ngang hàng cùng những tên tuổi lớn của nền văn học: Đickenx, Thackơre, Elizabet Gaxken, mà ông gọi là "Trường phái xuất sắc của tiểu thuyết gia Anh hiện đại".
Trong số những tác phẩm của bà, có thể nói thành công nhất là tác phẩm Jên Erơ . Mời bạn cùng đọc để hiểu rõ hơn về Charlotte Bronte và xã hội Anh đương thời.
 
QUO VADIS
H. Sienkievich
Dịch và giới thiệu: Nguyễn Hữu Dũng
(Trọn bộ 2 tập)



Tên sách: Quo Vadis
Tác giả: H. Sienkievich
Dịch và giới thiệu: Nguyễn Hữu Dũng
Nhà xuất bản: Văn học
Năm xuất bản: 9-1995
Trọn bộ 2 tập
Khổ: 13x19 cm
---------------------
Đánh máy (TVE): anhhung9x, Binhnx2000, joke, khongtamthai, ngbichthuy, Nolf
Sửa chính tả (TVE): dqskiu, rfidquyen
Chuyển sang ebook: tovanhung (TVE)
Ngày hoàn thành: 1/8/2006
http://www.thuvien- ebook.net



LỜI GIỚI THIỆU

Henryk Sienkievich (Henryk Sienkieweiz) là một trong những văn hào lớn nhất của nhân dân Balan. Sáng tác của ông có một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Ba Lan, đồng thời được đánh giá rất cao trên văn đàn thế giới. Với tiểu thuyết Quo vadis ông được tặng giải Nôben về văn học năm 1905.
H.Sienkievich sinh ngày 5 - 5 - 1816 tại Vola Okseiska miền Podleise trong một gia đình quý tộc đã bị sa sút. Vào những năm 1866 - 1869 ông theo học các khoa luật học, y học rồi văn học tại Trường Chính (nay là trường đại học tổng hợp Vacxava).

Bước vào nghề làm báo từ năm 1860 bằng những tiểu luận và phê bình sân khấu, Sienkievich bắt đầu được chú ý đến như một cây bút có triển vọng với truyện Phi hoài (1872). Trong những truyện ngắn tiếp theo, ông đã miêu tả một cách sắc nét tâm tư của lối sống phong kiến gia trưởng (Người đầy tớ già - 1875, Hania - 1876). Thời kỳ 1876 - 1882 ông đi rất nhiều nơi ở châu Âu, châu Mỹ, và cho đăng Những bức thư từ các chuyến đi (1876 - 1878) cùng hàng loạt truyện ngắn và truyện vừa rất xuất sắc, trong đó nổi bật lên vấn đề thân phận người nông dân.

Năm 1892 đánh dấu một bước ngoặt trong sáng tác của H.Sienkievich; từ lĩnh vực truyện ngắn và truyện vừa, ông bước sang miền đất mới của các tiểu thuyết lịch sử. Ông cho ra đời bộ ba tiểu thuyết lịch sử viết về những cuộc chiến tranh diễn ra ở Ba Lan hồi thế kỷ XVII: Bằng lửa và gươm (1883 - 1894), Trận hồng thủy (1884 - 1886), Ngài Volodyjovxki (1887 - 1888). Mang đậm chủ nghĩa yêu nước, tiểu thuyết bộ ba này là một đỉnh cao chói lọi trong sự nghiệp sáng tác của Sienkievich, là một tác phẩm trong kho tàng văn học Ba Lan.

Tiếp theo, Sienkievich hoàn thành hai tiểu thuyết tâm lý xã hội Phi giáo lý (1889 - 1890) và Gia đình Polanjexki, trong đó ông phê phán giới quý tộc đang suy đồi.

Đề tài tiểu thuyết lịch sử Quo vadis (1895 - 1896) là cuộc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo thời Nerô bạo chúa ở Cổ La Mã.

Tiểu thuyết lịch sử Hiệp sĩ Thánh chiến (1897 - 1900) miêu tả cuộc chiến tranh giữ nước hồi thế kỷ XV với các trận đại thắng Grunvald lẫy lững, chống lại các hiệp sĩ thuộc dòng tu Thánh chiến, mà thực chất là chống lại đế quốc Phổ, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Ba Lan.

Trong thời kỳ “hồi xuân” gần cuối đời, sau khoảng 10 năm bệnh tật liên miên. H.Sienkievich đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết du ký rất xuất sắc dành cho bạn đọc trẻ tuổi Trên sa mạc, trong rừng thẳm (1910 - 1913) và tiểu thuyết lịch sử Những đội quân lê dương (1913 - 1914) mà cái chết không cho phép ông hoàn thành.

Henryk Sienkievich mất tại Vêvê (Thụy Sĩ) ngày 15 - 11 - 1916 thọ bảy mươi tuổi.


Thời trị vì của Nerô bạo chúa và việc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo hồi ấy đã từng là đề tài của nhiều tác phẩm của các nhà văn trước Sienkievich, song Quo vadis vượt xa các tác phẩm ấy về giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Quo vadis là bức tranh toàn cảnh xã hội La Mã vào năm 61 sau công nguyên, với những mâu thuẫn chính trị xã hội và tôn giáo đã căng thẳng tới tột đỉnh chỉ chực bùng nổ.

Mặc dù lần xuất bản đầu tiên, Quo vadis có mang thêm phụ đề nhỏ “Tiểu thuyết về thời Nerô” nhưng thực ra Sienkievich không có ý định dựng một tiểu thuyết lịch sử theo nghĩa đầy đủ của từ này. Tác giả chỉ giới hạn trong việc vẽ nên một bức tranh chi tiết và vô cùng sinh động của xã hội La Mã tại thành đô Roma. Trong vô vàn các sự kiện lịch sử của thời kỳ đó, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào hai vấn đề: Vụ đốt cháy thành Roma và cuộc khủng bố các tín đồ Thiên chúa giáo, các sự kiện khác chỉ được nêu ngắn gọn hoặc nói lướt qua làm nền. Chính sự thu gọn chủ đề và bình diện các sự kiện lịch sử ấy đã cho phép tác giả làm nổi bật lên sự đối đầu giữa hai thế giới: Một bên là thế giới cung đình bạo chúa đa thần giáo của triều thần La Mã vây quanh Nerô tên bạo chúa đang ở đỉnh cao nhất của quyền lực, xa hoa và tội ác, nhưng đã thối nát cực độ và đang suy vong. Còn một bên là thế giới nô lệ và dân nghèo theo đạo Thiên chúa tập trung chung quanh hai vị sứ đồ Piotr và Paven, cái thế giới hồi ấy không chút quyền lực, nhỏ nhoi và yếu ớt nhưng đầy hấp dẫn bởi tư tưởng mới và không cam chịu khuất phục bạo lực, đang lớn dần lên, chiếm lĩnh vũ đài xã hội - chính trị. Tượng trưng cho điểm đỉnh của sự đối đầu này là cuộc đọ nhãn quang tình cờ giữa Nerô và sứ đồ Piotr khi hoàng đế cùng đám quần thần rời bỏ Roma, cái thành phố đã bị Nerô thầm kết án tử hình “Trong một chớp mắt, hai con người ấy nhìn nhau (… ) đó là giây phút đọ nhãn quang của hai vị chúa tể trái đất, một kẻ ngay sau đó biến đi như một giấc mơ đẫm máu, còn người kia - chính cụ già khoác manh áo thô kệch nọ - sẽ chiếm lĩnh đến muôn đời sau cả thế gian lẫn thành đô này” (Chương XXXVI).


Sienkievich đã thành công tuyệt diệu khi sử dụng nhân vật Petronius - cố vấn của Nêrô về các vấn đề nghệ thuật - làm người phát ngôn cho tư tưởng của tác giả và người cung cấp cho người đọc những nhận xét xác đáng về tên bạo chúa - nghệ sĩ có bản chất phức tạp này. Qua con mắt của con người nghệ thuật đặc biệt trang nhã và quảng trí này, toàn bộ cốt cách vừa bi vừa hài, vừa hèn, vừa bạo của tên nghệ sĩ giả - bạo chúa thật Nêrô hiện lên sắc sảo vô cùng. Một chút tài năng cỏn con nhưng luôn tự huyễn hoặc chính mình, cộng với một quyền lực vô biên về phương diện xã hội đã biến hẳn thành một kẻ điên rồ, sẵn sàng phạm những tội ác ghê gớm nhất. Còn gì có thể lột tả chân xác hơn tính cách của Nêrô bằng lời tâm sự của chính hắn thốt với Petronius trong cái “đêm cởi mở” trước ngày đốt cháy thành Rôma: “Trong mọi lĩnh vực ta đều là nghệ sĩ (… ) nên ta không thể nào sống nổi một cuộc đời bình thường. Âm nhạc mách bảo ta rằng có tồn tại những sự phi thường, ta sẽ dùng toàn bộ sức mạnh quyền uy mà các thần linh đã đặt vào tay ta để tìm bằng ra sự phi thường ấy. Nhiều khi ta nghĩ rằng muốn đạt được thế giới Olympơ, cần phải làm một điều gì chưa từng có kẻ nào làm, cần phải vượt qua đầu mọi người trong cả việc tốt lẫn việc xấu (… ). Ta đâu có điên, ta chỉ đang tìm kiếm! (….). Ta muốn được vĩ đại hơn con người, vì chỉ bằng cách đó ta mới có thể trở thành nghệ sĩ vĩ đại nhất”. Và sau đó hắn thốt lên: “Nặng nề lắm thay khi con người phải mang đồng thời gánh nặng của quyền lực tối cao lẫn gánh nặng của tài năng vĩ đại nhất” (chương XLIV).

Có thể nói nhân vật Petronius là hiện thân của những tinh hoa của nền văn hóa La Mã trong giai đoạn suy vi của nó. Ông đại diện cho những giá trị văn hóa sẽ trường tồn để được hồi sinh trong những thế hệ về sau. Tình phi thường của Petronius xuất phát từ trí tuệ mẫn tiệp vượt trên những người đồng thời với ông sự hiểu biết sâu sắc không những chỉ đối với mọi người, mọi vật mà trước hết đối với bản thân mình, mặc dù thực ra ông đại diện cho một thứ triết học duy vật - bất khả tri trong việc nhận thức thế giới. Sống trong lớp vỏ hình bình thản, thanh lịch theo kiểu Pirron nhưng Petronius vẫn là con người hành động và nhất là dũng cảm trong dịp bảo vệ cái đẹp. Cái chết hào hoa của ông giữa bữa tiệc rượu trong tiếng nhạc và tiếng thơ Anakreontơ là một hình ảnh tượng trưng tuyệt mỹ. “Nhìn hai tấm thân trắng ngủ tựa như những pho tượng tuyệt vời ấy, các thực khách hiểu rõ rằng: Cùng với hai con người ấy đã chết đi cả những gì còn sót lại cho thế giới của họ, đó là thi ca và cái đẹp” (chương LXXIV).

Hai nhân vật có tính cách phát triển mạnh mẽ nhất trong tác phẩm là lão Khilon và chàng quý tộc Vinixius. Vốn là một tên múa mép, chuyên lừa đảo kiếm tiến bằng nghề thám tử tư. Khilon đứng ra làm nhân chứng giả cho Nêrô trút tội đốt cháy thành Rôma cho các tín đồ Thiên chúa giáo và vì thế hắn đã nhảy lên địa vị của một viên cận thần đầy thế lực. Nhưng đến khi tận mắt chứng kiến sự tuẫn tiết của các tín đồ - những nạn nhân của hắn, cũng chính là những người đã từng cưu mang hắn. Khilon đã không cưỡng nổi những sự tỉnh thức nội tâm và công khai đứng ra lên án Nêrô là kẻ chủ mưu đốt cháy thành phố. Trở thành tín đồ Thiên chúa giáo chân chính. Đến khi chịu cực hình, lão Khilon vẫn khăng khăng không chịu rút lời buộc tội, đến nỗi kẻ thù phải rút lưỡi lão và giết lão trên đấu trường. Sự chuyển biến của nhân vật có vẻ nghịch lý nhưng hoàn toàn lôgich và chân thực, nhân vật Khilon đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên.

Còn sự biến chuyển của Vinixius thì phức tạp và gian khổ hơn nhiều, trải qua biết bao giai đoạn nhận thức, dù động lực chính của nó là tình yêu vô bờ bến đối với nàng Ligia. Từ một chàng quý tộc con nhà giàu có, ham lạc thú, vô lương tâm, nghiệt ngã với nô lệ. Vinixius đã lột xác bao lần để nhận thức được giáo thuyết của đạo Thiên chúa, một giáo thuyết hoàn toàn xa lạ với môi trường sống và địa vị xã hội cùng bản chất của chàng. Sienkievich đã thành công trong việc diễn tả cuộc lột xác tinh thần đó.

Ngay cả những nhân vật phụ cũng hiện lên rõ nét với bề dày tâm lý - xã hội đầy đủ dưới ngòi bút của tác giả. Những trang miêu tả cảnh sinh hoạt, những đám rước, những tiệc rượu, cảnh tàn sát giáo dân… Vô cùng sống động, chân thực, giàu màu sắc mà không chút khoa trương, mang đến cho người đọc không khí xã hội La Mã hồi đầu Công nguyên.

*
*****

Với những giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật lớn lao, ngay từ khi ra đời, Quo vadis đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Tác phẩm đã gây nên những chấn động mạnh trong giới văn học nghệ thuật thế giới. Quo vadis nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Từ lúc sinh thời, tác giả đã nhận được bản dịch Quo vadis bằng các tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Nga, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Tiệp Khắc, Hunggari, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Acmênia, Phần Lan, Lítva, Nhật và Ả Rập. Cho đến nay, Quo vadis đã được dịch ra trên bốn mươi thứ tiếng khác nhau. Tác phẩm cũng rất nhiều lần được đưa lên sân khấu và màn ảnh ngay từ những năm xa xưa nhất, đồng thời nó cũng trở thành đề tài của không ít công trình khảo cứu, không những chỉ ở Ba Lan mà trên phạm vi thế giới.

Chuyển đạt lời văn của H.Sienkievich đến bạn đọc là một khó khăn lớn đối với người dịch, đặc biệt là trong trường hợp Quo vadis, bởi lẽ tiểu thuyết đề cập đến một thời đại, một nền văn hóa xa xưa có nhiều khác biệt với bạn đọc Việt Nam ngày nay. Để phần nào hỗ trợ cho bạn đọc trong việc tìm hiểu tác phẩm, chúng tôi có soạn thêm phần chú thích (bố trí ở cuối tập II) đề cập đến một số tên người và địa danh có trong tác phẩm nhưng không phổ biến lắm ở ta. Chúng tôi hy vọng rằng, mặc dù có những khiếm khuyết và hạn chế khó tránh khỏi, bản dịch Quo vadis từ nguyên bản tiếng Ba Lan sẽ là một dịp để bạn đọc tiếp xúc với Henryk Sienkievich, một nhà văn kiệt xuất, người đại diện xứng đáng cho nền văn học cổ điển rất phong phú của dân tộc Ba Lan

Hà Nội, ngày 9 tháng năm 1985
NGUYỄN HỮU DŨNG
------------------------------
[1] Tên tác phẩm để nguyên theo mẫu tự La Tinh. Đọc là Quơ Vadis và có nghĩa: Đi đâu

[2] Tựa đề của tác phẩm lấy theo tên nhà thờ nhỏ này và bắt nguồn từ một truyền thuyết của đạo Thiên chúa. Tương truyền rằng khi Nêrô ra lệnh truy nã và khủng bố các tín đồ Thiên chúa. Sứ đồ Piotr phải rời khỏi Roma để lánh nạn. Trên đường đi Piotr thấy Đức Chúa Jêxu Crixius hiển hiện, bèn hỏi: « Quo vadis Domine? » (Latinh: Người đi đâu vậy thưa Đức Chúa?... ). Chúa đáp «Khi ngươi rời bỏ dân ta thì ta phải đến Roma để chịu đóng đinh câu rút lần thứ hai ». Sứ đồ Piotr tỉnh ngộ, quay trở về Roma, rồi tử vì đạo cùng các con chiên.
 
Thượng Hải Bảo Bối - VỆ TUỆ
" Cục Cưng Thượng Hải " - xâm phạm húy kỵ, thổi thả khiêu khích, độc tính cao - vừa chào đời đã bị tịch thâu, tiêu hủy không thương tiếc ngay tại quê hương tác giả. Ðề tựa cho cuốn tiểu thuyết, Vệ Tuệ tự nhận đây là một bán tự truyện, trong đó cô mượn hình ảnh Coco, một thiếu nữ sống như thể ngày mai ta không còn thấy nhau kể lại cuộc tình nước - lửa với hai người đàn ông. Một bên là bạn tình Trung Hoa đớn đuối, bất lực; bên kia, nhân tình từ trời Tây tối hảo. Lấy Thượng Hải làm nền, xác thân làm nguyên liệu, Vệ Tuệ sử dụng lối viết trực tuyến, hỏi – đáp tắp lự, cốt muốn phát biểu. Cô đã phát biểu hết sức minh bạch cảm nhận của bản thân về cuộc sống mà cụ thể ở đây là sự phân cân giữa hai giá trị Ðông – Tây, kết quả chênh lệch ngay những trang đầu. Trẻ trung, xinh đẹp và biển trào. Khát sống, khát tình, khát tự do. Càng bị phủ lấp, cô càng muốn chòi nhú, hơn thế nữa, mãn khai. Trong một thời gian rất ngắn, Vệ Tuệ chẳng những trở thành hiện tượng quốc gia mà còn được phương Tây kể tên khi liệt kê các nữ văn sỹ trẻ hàng đầu thế giới hôm nay. Cũng bởi, cho đến bây giờ, chưa một nhà văn nào ‘‘quậy bạo’’ như cô tại Hoa Lục. Mà cô nào viết gì lạ lẫm! Tâm tình tuổi trẻ ở đâu, bao giờ chẳng thế: thích khám phá, ham bay nhảy. Chỉ có điều, là một thiếu nữ da vàng, nói toẹt ra những điều ấy, kiểu ấy thì chỉ có từ chết đến bị thương. Lý do: Vệ Tuệ đã biểu cảm vô cùng xác thực thời đại mình đang sống, giữa một lục địa vừa thức giấc, vừa tái khám phá Tây Phương kể từ chiến tranh Nha Phiến. Một thế hệ thanh niên Trung Hoa không còn biết đến cách mạng văn hoá nhưng muốn thoả mãn cơn khát thế giới. Thành công trước hết của Vệ Tuệ là đã ghi lại đời sống đô thị hậu Cộng Sản. “ Cục Cưng Thượng Hải “ được chuyển ngữ từ bản dịch Pháp văn Shanghai Baby của Cora Whist, Nxb Philippe Piquier.
 
Rừng Na Uy - Haruki Murakami

Người dịch: Trịnh Lữ

Được xuất bản lần đầu ở Nhật Bản năm 1987, Rừng Na Uy thực sự là một hiện tượng kỳ lạ với 4 triệu bản sách được bán ra, và theo thống kê hiện tại, cứ 7 người Nhật thì có 1 người đã đọc Rừng Na Uy. Tại Trung Quốc, Rừng Na Uy đã trở thành một hiện tượng văn hoá với hơn 1 triệu bản sách được tiêu thụ và được đánh giá là 1 trong 10 cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất ở đại lục trong thế kỷ 20. Theo tờ Publisher Weekly, “đã hai mươi năm nay, Rừng Na Uy luôn nằm trong danh sách 10 tiểu thuyết được giới trẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tìm đọc nhiều nhất”.

Cùng thoát thai từ nỗi buồn thương trong sáng về tồn tại, Rừng Na Uy, bài hát năm nào của Beatles, đã được lấy làm tên gọi cho cuốn tiểu thuyết tình yêu ngọt ngào và u sầu của Haruki Murakami. Bước vào cõi sống của Rừng Na Uy, qua sự sớm cô đơn như định mệnh của những người trẻ tuổi, qua mối tình tay ba vừa quấn quýt xác thân vừa u mặc sầu bi của Naoko-Toru-Midori, người ta cảm thấy ngỡ ngàng trước tình yêu như là nơi trú ngụ duy nhất của người đàn ông và người đàn bà trên thế gian này, và khám phá ra một nỗi buồn mênh mang, trống vắng rất Nhật Bản của thời hiện đại.

Tác giả Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Tokyo. Sau Rừng Na Uy, ông đã trở thành một thần tượng văn hóa đại chúng ở Nhật, đến nay ông đã xây dựng nên một sự nghiệp văn học phong phú với những kiệt tác chinh phục cả công chúng Nhật lẫn phương Tây như Biên niên ký chim vặn dây cót, Xứ sở kỳ diệu vô tình và chỗ tận cùng thế giới, Cuộc săn cừu, Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời... Murakami được coi là nhà văn tầm cỡ thế giới, đồng thời cũng là tác gia quan trọng nhất, được đọc nhiều nhất của Nhật Bản sau Kenzaburo Oe.
 
Đỗ Quyên Đỏ - Anchee Min
Tên truyện : Đỗ Quyên Đỏ
Tác giả : Anchee Min
Dịch giả : Nguyễn Bản
Thể loại : Văn học nước ngoài
Nhà xuất bản : Công An Nhân Dân
Ngày xuất bản : Quý IV/2007
Số trang : 356
Kích thước : 13,5 x 20,5 cm
Trọng lượng : 380 g
Số quyển / 1 bộ : 1
Hình thức bìa : Bìa mềm
Giá bìa : 45.000 VNĐ
Nguồn : http://vnthuquan.net
Đánh máy : Vân Trung Tử



"Về đại thể, Đỗ Quyên Đỏ là một cuốn sách viết về cuộc Đại Cách mạng văn hóa vô sản, một thời kỳ đau thương nhất của lịch sử Trung Quốc, mà không một cuốn sách nào viết "chân thực, cảm động đến như thế về cái sa mạc của sự cô đơn và sự tha hóa nhân tính" như lời bình của tạp chí VOGUE.


Hơn hai trăm nghìn thanh niên thành phố Thượng hải (cả nước là hơn hai mươi triệu) bị đưa về các nông trường quân sự hóa để xây dựng chủ nghĩa cộng sản làm cách mạng toàn thế giới, ở đây là Nông trường Lửa Đỏ, ven biển Đông, giữa những biển lau sậy mênh mông vô tận, với những nông trang viên mệt mỏi, chán chường, áo quần bẩn thỉu, cáu nhờn, mà đại diện cho quyền lực ở đây là đồng chí Lu, đại đội phó, kiêm bí thư Đảng, một nữ thanh niên có đôi mắt xếch giá lạnh như trong tranh tố nữ cổ, hình nửa vành trăng, khi mỉm cười trở thành trăng vuông, một kẻ nghiện quyền lực như nghiện ma túy, thích cảnh cáo và hăm dọa, thích thú những nỗi sợ hãi của người khác, hành động không do dự, tấn công và xâm đoạt, với phong cách tóm bắt và xẻ vụn, sẵn sàng ngắm bắn. Sự tôn trọng của quân lính là thứ tôn trọng của chuột nhắt đối với mèo. Tất cả đều sợ Lu. "Ỉa, đái hai lần một ngày thôi, chỉ có giống lừa mới ỉa, đái nhiều như thế". Vì vậy, Lu không có bạn. Bầu tâm sự của Lu là chiếc sọ người lạnh giá bên chiếc gối đầu giường và con chó 409 gian ngoan, hư hỏng. Và khi 409 bị đánh bả chết vì tội đi tơ tít với những con chó cái của dân làng, tơ tít xong thường chồm lên cắn xé áo quần những người chủ của những con chó cái. Lu đã khóc thương, chôn cất, trồng hoa trên đỉnh mộ 409, nghiến răng gọi dân làng là bọn phản động và đe bắt chúng phải trả giá, vì đã giết hại người bạn duy nhất, tốt nhất của mình.

Cho nên những con người trung thực, đầy nhân tính như đại đội trưởng kiêm Bí thư Đảng Nghiêm, người luôn bị Lu tìm cách tranh đoạt quyền lực, hãm hại và tố giác, nhân vật "tôi" trong truyện không thể chịu nổi đã coi đó như một cái nhà tù, lưới ở trên, bẫy ở dưới, chạy là chết. Một cái nhà tù và tình yêu trai gái là điều cấm kỵ, là vết tích tư bản chủ nghĩa, là một hình tội. Cả đại đội, lúc đêm đã hơi khuya, được huy động trang bị súng ống để đi vây bắt cuộc hẹn hò, tình tự của Tiểu Lục và gã thanh niên nghiền sách vở ở giữa cánh đồng, để phát hiện ra đôi mông trần của Tiểu Lục. Tiểu Lục bị tẩy não, bị ép cung vu cho gã thanh niên cưỡng đoạt mình. Kết quả là một bản án tử hình cho gã người tình và Tiểu Lục phát điên.

Nghiêm, người gần như bị Lu ép buộc phải chỉ huy cuộc vây bắt, để chuộc tội đã đưa Tiểu Lục đi chữa ở mọi nơi nhưng không khỏi, đã bị bắt để cho đủ một trăm con rắn độc, theo cách chữa của bà mình. Hy vọng Tiểu Lục sẽ hồi phục một cách thần kỳ. Nhưng khi sắp đủ một trăm con thì xảy ra cái chết đuối bi thương của Tiểu Lục khi lên cơn điên. Nghiêm đã chặt đứt đầu từng con rắn một, máu rắn bắn lên tím sẫm đầy mặt và bộ quân phục của Nghiêm. Khi tất cả số rắn đã bị chặt đầu, Nghiêm nhấc chiếc vò lên, đập tan, rồi gục đầu vào gối "tôi" gào khóc. Nghiêm đã không làm được gì để giảm nhẹ nổi bản án mà chị đã tự kết tội mình "Bao giờ chị chết, chị sẽ bị quỷ sứ địa ngục xẻo ra từng mảnh".

Mặc dù cuộc sống gian khổ, ăn uống thiếu thốn, làm việc cực nhọc, con sông tuổi xuân vẫn tràn quá đôi bờ. "Tôi thức thâu đêm vào lần sinh nhật thứ 18 trong màn... Một nỗi lo lắng không tên, xâm chiếm lòng tôi. Cảm thấy một chiều mùa hạ đầm đìa mồ hôi. Không khí như đóng váng. Đó là một sự chín đậm của cơ thể. Nó bắt đầu vữa. Có thể gào thét ở bên trong cố phá vỡ sự tù túng, tôi bạo lực, bất an... chúng đang gào thét trong tôi, bẻ gãy tôi ra làm đôi. Tôi dùng một chiếc gương nhỏ khảo sát cơ thể tôi, khảo sát từng chi tiết các bộ phận kín. Tôi lưu ý lắng nghe cơ thể tôi. Tôi nghe thấy tiếng bức bối rối loạn của nó... cơ thể đòi thoát khỏi kẻ ngự trị nó là trí não. Nó nổi giận. Nó lôi tôi đến nơi tôi không muốn tới. Tôi bắt đầu có những ý nghĩa về đàn ông. Tôi mơ thấy được nhiều bàn tay ve vuốt".

Tình yêu giữa "tôi" và Nghiêm được hình thành từ sự cảm thông, day dứt, tiếc thương Tiểu Lục, từ sự chín đậm của cơ thể, từ những ý nghĩa mơ hồ "tệ hại lắm" về đàn ông. Không thể gọi đó là chuyện đồng tính sexy, tuy có lúc nó đã lồng lên như ngựa hoang đứt cương, bởi vì thật ra "tôi đã phải giả làm một người đàn ông cho chị" tuy tôi lại thèm được là một người đàn ông để yêu chị, bởi trong bối cảnh khắc nghiệt của nông trường quân sự hóa, lau sậy hoang dã chen lấn những mầm mạ, còn chúng tôi là những mầm mạ đã bị nhổ khỏi bùn, để phơi ra, phải dứt nhau ra để làm sống cái bất khả. Họ yêu nhau như và hơn cả một đôi tình nhân, hy sinh cho nhau, rồi lại phải giết chết mối tình ấy để làm sống lại cái bất khả "chị đang làm điều đó để tôi quên chị, để chị có thể quên tôi". "Chị phá hủy tình yêu của chúng tôi để giằng lấy tình yêu". Nhưng về sau, khi chung đụng với đàn ông, đắm đuối mê say, "tôi" vẫn chỉ cảm thấy đó là da thịt của Nghiêm.

Dứt nhau ra, một người gánh chịu để giải thoát người kia, thoát về xưởng phim Thượng Hải, trong cuộc chạy đua vào vai Đỗ Quyên Đỏ, nhưng đâu có được giải thoát, bởi vì đi đâu cũng có Lu, ở đâu cũng gặp Lu, thậm chí nhiều Lu hơn, Trung Quốc lúc đó là như thế...

Cần phải hiểu việc tác giả chống lại và lên án truyền thống năm nghìn năm lịch sử của Trung Quốc thường đổ lỗi mọi sự suy thoái xã hội, sự sụp đổ của các vương triều cho vai trò phụ nữ, không có nghĩa là bào chữa cho tội ác của Giang Thanh trong Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, khi vạch rõ sự vô nhân tính của nó khủng khiếp đến như thế...".
 
Cây phong non trùm khăn đỏ - Chingiz Aitmatov
Truyện ngắn tình yêu rất hay của Aitmatov. Tôi nhớ đã đọc rất lâu rồi. Thấy ở bên vanhoc.cbj.net nên chuyển sang prc cho mọi người đọc
 
Hẹn em ngày đó

Guillaume Musso

Tất cả chúng ta đều từng đặt ra ít nhất một lần câu hỏi này: nếu như có may mắn được quay lại, chúng ta sẽ thay đổi điều gì trong cuộc đời mình?

Thông điệp ấy của Guillaume Musso dẫn dắt độc giả tìm đến những điều day dứt nằm ẩn khuất trong ngõ vắng của cảm xúc, và có lúc như đã chạm đến tầng sâu kín nhất trong mỗi con người.




Bạn đang cùng bước vào một câu chuyện tình, thật đẹp nhưng nặng trĩu buồn và tưởng như đã bị chôn chặt theo thời gian. 30 năm về trước, trong lúc không thể rời giường bệnh bởi ánh mắt u buồn của một bệnh nhân, bác sĩ Elliottt đã để vuột mất người yêu sau một tai nạn giao thông. Năm 60 tuổi, dấu hiệu tuổi già và bệnh ung thư trong kỳ di căn dường như sắp sửa quật ngã ông. Và giữa khoảnh khắc mong manh ấy, Elliottt đã bật lên ước muốn lớn nhất trong cuộc đời mình: gặp lại một người, Ilena.

Diễn biến phần lớn của câu chuyện khám phá giấc mơ ấy với phần sắp xếp của vô số những tình tiết ly kỳ, tạo cảm giác hồi hộp tột độ đối với độc giả. Không giấu diếm niềm khắc khoải, quãng thời gian quá ngắn còn lại buộc Elliottt phải gấp gáp trong cuộc kiếm tìm này. May mắn có được những viên thuốc màu nhiệm, ông đã trả giá đắt sau 9 chuyến đi dài về quá khứ trong những khoảnh khắc ngắn ngủi. Niềm ân hận vùi sâu bấy lâu giờ chực bật ra với hoài vọng về một mối tình mong manh đầy ám ảnh. Ông luôn cảm giác mình có lỗi. Khi còn nhỏ, Elliottt chứng kiến cảnh chà đạp của người cha nghiện rượu, bà mẹ khổ đau đã tự tử bằng cách cứa vào cổ tay. Lúc lớn lên, Elliottt không dám có con và điều tệ hại nhất là sự ra đi quá đột ngột của Ilena, khi anh chưa cảm thấy mình mang lại niềm vui thực sự nào cho cô.

Hình ảnh một bản sao già cả, bệnh tật và rầu rĩ, bên một Elliottt tràn trề sinh lực của tuổi 30 gieo vào người đọc những nỗi niềm day dứt bên trong, tự giày vò chính mình. Sống vốn đã chẳng dễ dàng nhưng để quay lại, đối diện với lỗi lầm còn nặng nề gấp bội. Hai con người ấy – Elliottt 60 tuổi và Elliottt 30 tuổi - đã hợp sức cùng nhau để thay đổi quá khứ, bằng chính thôi thúc khó lý giải của con tim. Một người đánh đổi bằng tất cả sức lực yếu ớt còn lại. Một người đánh đổi bằng điều quý giá nhất trong cuộc đời mình. Tưởng mạnh mẽ nhưng mà chông chênh, tưởng như với tới niềm vui song hóa ra lại đón nhận kết cục chua chát. Nhưng không một ai muốn dừng lại, vì tình yêu, vì Ilena.

Câu chuyện tình yêu ấy đan xen giữa thực và ảo mộng. Điều này cứ chòng chành lặp đi lặp lại trong suốt hơn 300 trang sách, vừa tạo nên sắc màu lãng mạn, vừa như chạm tới tầng sâu kín nhất trong tâm hồn. Musso khiến bạn có thể gợi nhớ đến những giấc mơ của Marc Levy (Nếu em không phải một giấc mơ, Gặp lại, Kiếp sau, Bảy ngày cho mãi mãi), nhưng anh không bị trộn lẫn trong đó. Dường như chất liệu thực tế được anh ghìm chặt hơn, bằng cách ghi chú cẩn thận trong mỗi chương sách: Ngày tháng năm, tuổi của nhân vật, mỗi lần gặp lại quá khứ. Không bắt buộc tất cả nhân vật cùng trở lại giấc mơ, với Musso, đó thực sự là nơi chỉ dành cho những ai thực sự cô đơn, thực lòng khao khát được quay về. Anh cũng không quá tô hồng sức mạnh của những giấc mơ, song lại không cưỡng lại khát vọng nhìn thấy thành quả của mình, rằng rốt cuộc con người ta phải đạt được điều gì đó mà họ đã trót để vuột mất, như hình ảnh Elliottt và Ilena gặp nhau khi cả hai đều đã già bên chiếc cầu Cổng Vàng. Người ta đã nhận định về anh với những cuốn sách đầu tiên: Skidamarik, Rồi sau đó, Cứu lấy em, Gặp em ngày đó, “Hãy ghi nhớ cái tên này, Guillaume Musso hứa hẹn một tài năng văn chương nở rộ”.

Những chương sách dạt dào xúc cảm được thể hiện cô đọng, như những giấc mơ ngắn ngủi của nhân vật chính Elliottt, nhưng diễn biến thời gian được tác giả cố ý duy trì liền mạch. Có đủ cả 10 lần trở về của 10 viên thuốc. Có đủ hết những năm Elliottt lâm cảnh gà trống nuôi con, được đánh số lần lượt từ 1986 đến 2007... Có thể nói, Musso như không muốn hướng độc giả dành quá nhiều sự quan tâm trong hành trình "hẹn lại" của mình. Để tránh ấn tượng về cảm xúc viển vông, anh sắp xếp những cuộc hẹn đó lọt thỏm như chỉ là một góc nhỏ, của riêng một cá nhân, giữa một xã hội ăm ắp sự kiện: nào là tin trên CNN một học sinh vừa nã súng vào 12 bạn học khác trước khi nã súng vào mình ở trường trung học Columbine ở Litttletown, John Lennon bị ám sát ở New York bởi gã tâm thần Mark Chapman, sự kiện 11/9/2001 tại World Trade Center... Tất cả tạo nên sự dồn nén tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn độc giả.

Tác giả Guillaume Musso sinh năm 1974 tại miền Đông nước Pháp, hiện là giáo viên chuyên ngành kinh tế. Từ một chuyến du lịch trải nghiệm tới New York năm 1993, trải qua nhiều công việc như bán kem, ở trọ cùng với người lao động đến từ các quốc gia khác nhau, anh trở về với đầy ắp những ý tưởng mới cho niềm đam mê sáng tác. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của anh với tựa đề Bởi vì yêu đã ra mắt độc giả tháng 5/2007, hiện có mặt trên danh sách best-seller của những kênh phát hành sách lớn nhất nước Pháp.

Enjoy !
dch.
8/6/08.
 
Ước Mơ - Christine Arnothy
Tên truyện : Ước Mơ
Nguyên tác : J'ai quinze ans et je ne veux pas mourir
Tác giả : Christine Arnothy
Dịch giả : Văn Hòa - Nhất Anh
Thể loại : Văn học nước ngoài
Nhà xuất bản : Văn Hóa Thông Tin
Ngày xuất bản : Quý I/2005
Số trang : 388
Kích thước : 13 x 19 cm
Trọng lượng : 320 g
Số quyển / 1 bộ : 1
Hình thức bìa : Bìa mềm
Giá bìa : 39.000 VNĐ
Nguồn : http://vnthuquan.net
Đánh máy : tumbleweed
 
Truyện dòng sông tật nguyền của : Nguyễn Thị Tư

--------------------------------------------------------------------------------

Truyện này đọc hay thật. Tuy nhiên nó bi quan về xã hội quá hixhix.
Đây là phiên bản đọc trên PPC.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top