• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

EBOOK DÀNH CHO UIQ3.0 - DẠNG PRC

Status
Không mở trả lời sau này.
NHÀ TÂY SƠN
Tác giả: Quách Tấn – Quách Giao
Nguồn: Thư Viện Tiếu Lùn

LỜI THƯA

Tập Nhà Tây Sơn này, tôi viết theo những tài liệu của cha tôi là Quách Tấn đã sưu tầm, tập hợp và ghi chép lại.
Trước khi viết, trong khi viết và sau khi viết xong, tôi đã được cha tôi hướng dẫn và uốn nắn sửa chữa những chỗ chưa phản ánh đúng, đầy đủ sự việc và tinh thần. Gia tộc tôi sinh cư lâu đời tại xứ Tây Sơn.
Từ nhỏ chúng tôi đã được nghe cha tôi và các thân sĩ kỳ cựu trong vùng trao đổi với nhau những chuyện về Tây Sơn. Và trong gia đình, cha tôi cũng thường kể cho con cháu nghe những chiến công oanh liệt của nhà Tây Sơn, gây lòng tự hào, kính phục.
Thời trung học, tôi cũng đã học sử Tây Sơn, cũng đã đọc nhiều sách về Tây Sơn. Nhưng tài liệu thì nghèo nàn và sự việc có nhiều điểm không giống những điều tôi đã được nghe truyền. Cha tôi đã nhiều lần giải thích sự sai biệt ấy, cho biết rằng:
A . Do ngòi bút kẻ viết sử thời ấy xuyên tạc, giấu bớt sự thật cho vừa lòng nhà Nguyễn Gia Miêu đang thống trị
Do các sử gia thời ấy ở xa (miền Bắc nên không sát)
Do sự đàn áp của chính quyền rất khốc liệt, nhân dân địa phương có liên quan trực tiếp với Tây Sơn ngậm miệng không dám nói lại rõ sự thật
B . Mà sự thật về Tây Sơn từ khi nhen nhóm cuộc đại nghĩa đến lúc bại vong rất phong phú, nhiều gia phả còn ghi, nhiều cháu con các danh tướng, danh thần còn nhớ biết và truyền lại. Các sách ghi chép của các nhà Nho yêu nước sống gần thời ấy về sau có ghi chép lại
Cha tôi đã có ý muốn viết lại lịch sử Tây Sơn cho đủ hơn, đúng hơn, để lưu lại những điều hay, đẹp, cao cả của ông cha cho con cháu về sau biết mà tự hào, tự cường. Vì vậy, từ năm 1930 đến 1945, suốt 15 năm, cha tôi đã sưu tập, ghi lại, tiếp xúc và đi đến cả một số nơi xảy ra các sự kiện lịch sử ấy để quan sát để thông cảm với cổ nhân….
Số tài liệu khá phong phú. Nhưng đến năm 1945, gia đình về Bình Ðịnh, tài sản sách vở để lại nhà ở Nha Trang, bị giặc Pháp chiếm. Mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, trở về Nha Trang thì chỉ còn một cái nhà trống trơn, tài sản, sách vở, tài liệu đều mất cả!
Từ năm 1955 đến nay, cha tôi làm lại cuộc sưu tập, tiếp xúc, ghi chép... nhưng một số tài liệu chính thức nay không tìm lại được, nhiều người hiểu rõ sự việc (truyền lại trong gia đình) đã chết hoặc đi biệt tích... Tuy nhiên số tài liệu mới thu thập trong thời gian này cũng khá phong phú. Lại một lần nữa bị mất mát trong cuộc tháo chạy tháng tư năm 1975. Tài liệu gom góp, sách vở ghi chép trong 20 năm trường, mười phần không còn được một. Cha tôi nay đã già yếu - 76 tuổi rồi - tự thấy khó mà sưu tập được nữa, và sợ cũng không đủ sức ngồi viết lại những điều đã tìm, đã nghe, đã ghi chép suốt 50 năm nay, nên bảo tôi nghiên cứu các tài liệu còn sót lại theo sự bổ sung, hướng dẫn, giải thích của cha tôi, cố gắng viết kỹ lại cho con cháu biết được rõ hơn về nhà Tây Sơn
Tôi ra công viết từ đầu 1983 và viết xong vào cuối xuân 1984.
Theo ý kiến của cha tôi, tập này không thể gọi là một cuốn lịch sử, vì tài liệu, một số chưa được phối kiểm chặt chẽ
…Viết xong, vâng lời cha tôi, tôi trình lên cho hai bác là bác Lộc Ðình, bác Giản Chi, cùng hai chú là chú Nguyễn Ðồng, chú Quách Tạo nhã chính. Hai bác đã chỉ cho những chỗ sai lầm, hai chú đã thêm cho những điều thiếu sót, và ban cho những lời khuyến lệ. Tôi hết sức vui mừng. Ðể cho Nhà Tây Sơn được hoàn hảo, cúi mong thêm sự chỉ giáo của các bậc cao minh.

QUÁCH GIAO
 
Hà Nội-Văn hóa và phong tục-Vol. 1
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long...


Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió
mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ
cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua...

Cô gái gặp nắng hanh.
Chợt hồng đôi má
Cơn mưa nào đi nhanh qua phố
Một chút xanh hơn
Trời Hà Nội hôm qua...

Người Hà Nội yêu Hà Nội lắm các bạn ạ!! Làm sao không yêu được khi Hà Nội đẹp như vậy nhỉ? :smile:

Vậy mời các bạn người Hà Nội hãy xem cuốn ebook này để yêu Hà Nội hơn. Và cũng mời các bạn "chưa phải người Hà Nội" xem cuốn ebook này để rồi phải lòng và sau đó yêu mảnh đất văn vật này nhé.

Thân ái và chúc mọi người tìm thấy một điều gì với cuốn ebook này.
 
KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Khắc Viện


Tên sách: Kể chuyện đất nước
Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
Thể loại: Lịch sử - Địa lý
Nhà xuất bản: Lao Động
Năm xuất bản: Quý I/2003
Khổ: 14x20,5 cm
Ebook được đánh máy theo bản in trong “tuyển tập Nguyễn Khắc Viện”, tập 1
---------------------
Đánh máy (TVE): quocdung, Chicken29986, capthoivu, dqskiu, tovanhung
Sửa chính tả (TVE): rfidquyen
Chuyển sang ebook (TVE): tovanhung
Ngày hoàn thành: 12/12/2006
http://www.thuvien-ebook.com


Chúng ta bắt đầu với Hà Nội. Nơi đây năm 1010, vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô để "mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài cho con cháu về sau vì ở trung tâm đất nước được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng (...), thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời" (chiếu dời đô).

Nơi đây sông Hồng uốn khúc, trước đó tách ra con sông Đáy rồi đến sông Đuống, sông Nhuệ, ngày xưa còn cả con sông Tô Lịch chảy ngang qua phố phường. Gần một nghìn năm đã qua, cái tên Thăng Long gắn liền với mọi biến cố của lịch sứ dân tộc, mỗi bước hưng vong của quốc gia. Người Việt Nam trở về Hà Nội, đến với Hà Nội, trước hết là để đi vào chiều sâu của lịch sử quốc gia dân tộc.

Thăng Long ba lần bị quân Nguyên đốt phá, rồi đến quân Chiêm của Chế Bồng Nga, quân Minh của Trương Phụ; thế kỷ XVIII kiêu binh tàn phá hoàng cung và phủ chúa, thế kỷ XIX Gia Long cho đốt phá nốt cung điện nhà Lê dời đô vào Huế, rồi Pháp lại lấy hoàng thành xưa làm nơi đóng quân. Sau khi kinh đô dời vào Huế, Bà Huyện Thanh Quan đã thốt lên:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Năm 1812, trở lại với Thăng Long, Nguyễn Du than thở:

Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung

(Những nơi có nhà lớn nghìn năm nay thành đường cái. Một thành mới đã thay thế cho cung điện xưa).

Ngày nay chúng ta thoát được cái buồn man mác của các thi sĩ xưa, ta nhìn lại lịch sử của dân tộc, của đất nước với con mắt của những người được giải phóng, được nhiều ngành khoa học, địa chất, địa lý, khảo cổ, dân tộc học, sử học giúp cho nhìn rõ hơn con đường tiến lên của giống nòi.

(Trích Kể chuyện đất nước)
 
DÃ SỬ (*)

Tác giả: Nguyễn Đức Cung
Nguồn: www.khoahoc.net

Mục lục:
Bài 1: TỪ CHÍNH SỬ ĐẾN DÃ SỬ...
Bài 2: DÃ SỬ - MỘT CÁI NHÌN QUY CHIẾU VÀO TƯ LIỆU TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

Bài 1: TỪ CHÍNH SỬ ĐẾN DÃ SỬ...
(05 tháng 04 năm 2007)

Cicero (106-43 trước Công-Nguyên), một nhà hùng biện kiêm chính trị gia lừng danh thời cổ La mã đã có nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc đời” (Historia, magistra vitae). Câu nói này vốn để lại nhiều suy gẫm về ý nghĩa cho biết bao thế hệ từ đó cho đến ngày hôm nay. Bài học lịch sử là bài học kinh nghiệm đúc kết qua thời gian, kinh qua bản thân mình hay tha nhân, bạn cũng như thù, người xưa cũng như người nay. Bài học đó được viết đi viết lại dưới nhiều hình thức của văn chương, qua nhiều nhãn quan và cảm hứng tùy theo trình độ của người viết, môi trường họ được nuôi dưỡng và huấn luyện, dạy dỗ và lớn lên, trưởng thành để thâu thái kinh nghiệm. Bài học lịch sử không vì ảnh hưởng của giới tính, tuổi tác, chủng tộc hay tôn giáo của tác giả mà mất đi giá trị nội tại của nó nhưng trái lại nó đã hiện diện như một thực thể không cần chứng minh cũng tựa như bầu khí ta đang thở không thấy mà vẫn có, và vẫn trường tồn bất diệt mà mọi người đều có thể tự do sử dụng, tha hồ học hỏi, giống như lời thi hào Tô Đông Pha nói trong bài phú Tiền Xích Bích của văn học cổ Trung Hoa: “thủ chi vô cấm, dụng chi bất kiệt” (lấy mà không cấm, dùng mà không hết). [1]
Đối với dân tộc Việt nam, các biến cố lịch sử đã được ghi nhận qua từng triều đại dưới các ngòi bút thuộc nhiều quan điểm khác nhau hay thuộc nhiều trường phái khác biệt đôi khi chống phá lẫn nhau [2] cho nên việc tìm hiểu giá trị của các khuynh hướng sử học xuyên qua cung cách, bút pháp, quan điểm ghi lại các biến cố thời đại luôn luôn vẫn là điều cần thiết. Sử học là một khoa học nhân văn so trong chương trình giáo dục của Việt Nam trước đây vẫn còn khá mới mẻ, bởi vì cách đây hơn một nửa thế kỷ, chúng ta vẫn còn phải học câu “Nos ancêtres sont des Gaulois” (tổ tiên của chúng ta thuộc giống Gôloa) [3]. Có nhiều khuynh hướng viết lịch sử, theo nhiều thể loại, với các dụng tâm khác nhau cho nên việc góp ý về một vài vấn đề lịch sử vốn đã từng bị hiểu lệch lạc, sai lầm xét ra cũng có tác dụng làm phong phú thêm kho tàng tư liệu sử học... (**) Tuy nhiên, do ý thức bén nhậy và nỗ lực tìm hiểu sự thật của các tầng lớp trí thức trẻ tuổi, chắc chắn họ sẽ tiếp cận được với chân lý của lịch sử bao lâu họ có quyết tâm tìm về các nguồn sử học chân chính, tìm hiểu thực chất của các khuynh hướng biên soạn lịch sử nước nhà, phân tích được giá trị của các nguồn tư liệu, sử phẩm có trong thư viện hay được dùng trong chương trình giáo dục của nhà trường với tinh thần vô tư, khoa học...
 
"Đất Nước Của Những Người Trúng Số"

Tác giả: Duyên Trường
Nguồn: Tuổi trẻ Online

Một nhà xã hội học Mỹ đã từng ví von: “Sinh ra ở Thụy Điển vào thế kỷ 20, thế kỷ 21 thì coi như đã trúng số”! Thậm chí một người trúng số cũng khó có được cuộc sống sung túc như ở Thụy Điển. Vì sao?

Mời bạn đọc cùng Tuổi Trẻ ghé thăm Thụy Điển, đất nước Bắc Âu có khoảng 9 triệu dân đang là biểu tượng của sự phồn vinh thuộc vào loại bậc nhất châu Âu và thế giới.
 
Lịch sử vùng Trung Đông
Thêm mục Lịch sử Trung Đông

Nguồn từ box Lịch sử TTVN
Thanks again and again
 
Đường Lên “Nữ Nhi Quốc”

Tác giả: Bình Nguyên
Nguồn: Tuổi Trẻ Online

Đó là nơi được gọi là vương quốc nữ nhi, nơi phụ nữ nắm mọi quyền hành, xã hội không có khái niệm về vợ chồng, hôn nhân; trai gái đến với nhau vào lúc nửa đêm và trở về nhà khi bình minh đến.

Đó cũng là địa danh “Tây Lương Nữ Quốc”, nơi Đường tăng đã một lần lạc bước dùng dằng trên đường sang Tây phương thỉnh kinh. Mời bạn đọc cùng phóng viên Tuổi Trẻ tìm đến vùng đất kỳ lạ đó.

Truyền thuyết kể rằng trên đường từ Đông Độ qua Tây phương thỉnh kinh, thầy trò Đường tăng đã lạc vào Tây Lương Nữ Quốc và do uống nhằm nước suối Chiếu Thai nên Đường tăng và Trư Bát Giới đã thụ thai, may nhờ Tôn Ngộ Không vượt núi Giải Dương tìm ra động Phá Nhi mang nước thần về giải cứu.
 
Vụ Án Hương Cảng




Lời giới thiệu

Một nhà sử học tình cờ phát hiện ra 4 tập sách viết trên giấy học sinh, dài 125 trang, nhan đề “Vụ án Hương Cảng” của tác giả Lê Tư Lành – một trí thức say mê nghiên cứu Lịch sử Đảng, nay đã qua đời.

Trong một bức thư gửi cố Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, tác giả Lê Tư Lành cho biết, ông đã bỏ ra gần chục năm sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, gặp gỡ phỏng vấn nhiều người có liên quan để ghi lại nội dung chi tiết về vụ án nổi tiếng thế giới, vụ cảnh sát Hương Cảng bắt giữ Tống Văn Sơ - Nguyễn ái Quốc vào giữa năm 1931. Và đến năm 1977 thì tác giả Lê Tư Lành hoàn thành 4 tập nói trên.

Qua 4 tập của tác giả Lê Tư Lành, lần đầu tiên, chúng ta thấy vụ án được ghi lại một cách đầy đủ nhất với nhiều tư liệu và tình tiết mới mẻ, hấp dẫn, có giá trị cao về mặt lịch sử.

Gần đây, nhà nữ sử học nổi tiếng L. Bon-Tơn cũng đã trao tặng nhà sử học Việt Nam nói trên mấy ngàn trang tư liệu về vụ án này vốn được lưu giữ tại “Tối cao Pháp viện” Hoàng gia Anh mà nữ sử học mới khai thác được.

Đối chiếu với những trang tư liệu đó, nội dung 4 tập của tác giả Lê Tư Lành đều chính xác. Nhận được tin nhà Sử học nọ phát hiện ra 4 tập viết tay của tác giả Lê Tư Lành, ông Pôl Toóc (Paul Tagg), cháu ngoại của Luật sư Lô-dơ-bi ân nhân số một đã bào chữa thành công cho Tống Văn Sơ - đã ngỏ ý thiết tha xin được chuyển giao 4 tập đó để sử dụng cho một cuốn sách lớn sẽ xuất bản về vụ án này. Nhà sử học đã vui vẻ chấp thuận, song, do mới gặp tai nạn giao thông, cho nên ông Pôl Toóc chưa sang Việt Nam nhận được.

Được sự đồng ý của nhà sử học và người thân của tác giả Lê Tư Lành, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc nội dung 4 tập sách trên nhân dịp kỷ niệm 115 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do khuôn khổ báo có hạn, chúng tôi xin biên tập, rút gọn từ 11 chương còn 6 chương và thay đổi một số phụ đề cho hợp với không khí hành văn hiện tại.

Trước khi đăng, chúng tôi cũng đã tới gặp bà Nguyễn Thị Tình, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhờ kiểm chứng toàn bộ nội dung, tư liệu… xin trân trọng cảm ơn bà Giám đốc và Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Theo: http://www.tienphongonline.com.vn

Download:
- Định dạng PDF
http://www.box.net/shared/0ouhuj6dme
- Định dạng PRC
http://www.box.net/shared/xomf3le5zd
 
Lịch sử Thế giới cổ trung 1 ( Trương Thị Kim Phượng biên soạn )
Nhằm giúp các bạn thêm hiểu về Lịch sử Thế giới thời kỳ Cổ đại và Trung đại, xin giới thiệu ebook "Lịch sử Thế giới cổ trung 1".

Thông tin ebook :
Giáo trình Lịch sử Thế giới cổ trung 1
Biên soạn : Trương Thị Kim Phượng

Nguồn : Đại học Cần Thơ
Thực hiện ebook : hoi_ls
 
Truyền thuyết THIÊN HỘ DƯƠNG & ĐỐC BINH KIỀU
Hơn một trăm năm qua, tên tuổi Thiên hộ Dương đã gắn liền với địa danh Đồng Tháp và Đồng Tháp Mười, nói tới Thiên hộ Dương là người ta nghĩ ngay đến Đồng Tháp và ngược lại. Mối liên hệ bắt nguồn từ một chuỗi sự kiện lịch sử đậm nét trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Nhân kỷ niệm lần thứ 140 ngày giỗ của hai ông tại Gò Tháp (ngày rằm tháng 11 âl), chúng tôi tập hợp những truyện đã công bố cùng với một số truyện mới sưu tầm được thành tập sách mang tên “Truyền Thuyết THIÊN HỘ DƯƠNG - ĐỐC BINH KIỀU”. Nhân đây xin cảm ơn các vị cao niên ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Long An và Bình Định đã giúp chúng tôi tư liệu, các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy và Hội Văn học Nghệ thuật đã giúp chúng tôi nhiều ý kiến quí báu và tạo điều kiện cho tập sách ra đời nhân kỷ niệm 140 năm ngày giỗ của hai ông.

(Lời nói đầu)
 
Ký ức đường Trường Sơn
Về tác giả:

Lưu Trọng Lân: sinh năm 1930.
Nguyên quán: Quảng Bình.
Nguyên phó phòng tác huấn bộ tham mưu Quân chủng Phòng không-Không quân.



Trong cuộc kháng chiến trường kỳ 30 năm của dân tộc, đường Trường Sơn là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của ý chí và trí tuệ Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đoàn 559, Lưu Trọng Lân, một sĩ quan Bộ đội phòng không, từng gắn bó với đường Trường Sơn, đã viết một loạt bút ký ghi lại những kỷ niệm sâu sắc về những năm tháng chiến đấu hào hùng trên con đuờng huyền thoại đó - FAHASA

-----------------------------

Thông tin ebook:

Tên sách: Ký ức đường Trường Sơn
Tác giả: Lưu Trọng Lân
Nhà xuất bản Trẻ + Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân
Năm xuất bản: 2004
Khổ: 14x20 cm

---------------
Đánh máy: Ptlinh – Trái tim Việt Nam online
Tạo ebook: Cotyba
Ngày hoàn thành: 19/01/2007
 
Bình Định-một vùng đất võ (Trần Thị Huyền Trang)
Giữa lòng Việt Nam có một vùng đất mang tên Bình Định. Từ trong thế núi hình sông, dường như trời đất hữu tình muốn dành cho Bình Định một dấu ấn riêng, nên sắp bày thiên nhiên vô cùng ngoạn mục: Từ đỉnh đèo An Khê nhìn xuống, núi tiếp núi trong một trận đồ hùng vĩ, dòng sông Kôn dựng bao ghềnh thác thượng nguồn, bồi đắp vỗ về bao làng mạc trước khi hòa vào biển cả. Sông và núi vững bền mang trong nó bao trầm tích lịch sử và văn hóa: Bình Định đất thơ, đất tuồng, đất võ. Không thể nói rõ rằng màu áo đỏ Tây Sơn hay gương mặt cô gái Bình Định bí ẩn chập chờn sau đường roi xé gió đã trở thành lời mời gọi lạ lùng, quấn quýt bao trái tim người.(TTHT)
Xin giới thiệu loạt bài viết về võ Bình Định của tác giả Trần Thị huyền Trang đã được đăng tải trên Báo Bình Định.
 
Hợp tuyển box Lịch Sử - Văn hóa TTVNOL
Lịch sử Văn Hóa từng là một trong những box đông vui tấp nập bậc nhất của diễn đàn TTVNOL, topic về lịch sử Việt Nam đến giờ vẫn giữ quán quân về số bài viết và lượng kiến thức. Tác phẩm được NguCong, Yasunary, Anonymous, Codet, Ghen... và nhiều bạn khác cùng dày công tập hợp và trình bày. Đây là tác phẩm kỷ niệm Đại hội TTVNOL lần thứ I tháng 8/2002. Những ai trước nay vẫn nói thanh niên VN quay lưng lại với lịch sử VN có thể sẽ phải nghĩ lại khi đọc nó. Xin mời các bạn.
 
Các vùng văn hoá dân tộc Việt
Mình thân tặng các bạn cuốn ebook này. Đây là một cuốn ebook về một số vùng, địa phương nổi tiếng của Việt Nam với các hình ảnh và lời bình kèm theo. Một cuốn ebook mà mình đã mất kha khá thời gian để chỉnh sửa và sắp xếp các hình ảnh sao cho phù hợp.

Hy vọng mỗi thành viên của TVE sẽ tìm thấy những nét thân quen của quê hương từng người qua cuốn sách này.

Mình copy phần mục lục để mọi người tiện tham khảo:

Giới thiệu chung
Nước non ngàn dặm ra đi - cái tình chi - mượn màu son phấn - đền nợ Ô-Li...
Đất nước Việt Nam, xứ sở của núi rừng, cao nguyên, đồng bằng và sông biển
Với hàng ngàn danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa, tiềm năng du lịch của Việt Nam vô cùng to lớn
Hạ Long, quần đảo thần tiên, di sản thiên nhiên của nhân loại
Huế di sản của nhân loại, thành phố-vườn bên dòng Hương xanh
Hội An, đô thị cổ bên dòng sông Thu Bồn đã trở thành di sản văn hóa của nhân loại
Thánh địa Mỹ Sơn, đỉnh cao nghệ thuật Chăm, một di sản văn hóa Việt Nam và nhân loại
Đông Bắc - Tây Bắc Trường Sơn Bắc - Trường Sơn Nam Tây Nguyên
Nét đẹp vùng văn hóa Đông Bắc (Việt Bắc)
Nét đẹp vùng văn hóa Đông Bắc (Việt Bắc)
Nét đẹp vùng văn hóa Tây Bắc - Trường Sơn Bắc
Nét đẹp vùng văn hóa Trường Sơn Nam – Tây Nguyên
Thăng Long - Hà Nội Giữa đại vùng văn hóa đồng bằng Bắc bộ
Đã có một cuộc trưng cầu ý dân của một ông vua : Chiếu Dời Đô
Ý nghĩa con rồng Việt Nam và kinh đô Rồng Bay
Một biến cố khảo cổ học lớn lao đang diễn ra tại Hà Nội : phát hiện di tích hoàng thành Thăng Long
Một ngàn năm tinh hoa vùng Thăng Long-Hà Nội
Một nét son của vùng văn hóa Thăng Long Hà Nội : nghệ thuật ẩm thực
Nét đặc sắc của một vùng văn hóa : hơn trăm lễ hội của Thăng Long ngàn năm
Từ cuộc sống không ngừng sáng tạo đến con người thanh lịch của chốn kinh kỳ ngàn năm
Bốn xứ Đông - Đoài - Nam - Bắc của đại vùng văn hóa đồng bằng Bắc bộ
Bốn vùng văn hóa : bốn xứ Đông-Đoài-Nam-Bắc
Văn hóa xứ Đoài, từ trung du đến đồng bằng Bắc Bộ
Văn hóa xứ Đông, từ vịnh Hạ Long đến sông nước Thái Bình
Vùng văn hóa xứ Nam, với di tích của ba triều đại và một vùng thiên nhiên đẹp
Vùng văn hóa xứ Bắc, nơi hội tụ hài hòa của vua chúa, tôn giáo và văn nghệ dân gian
Xứ Thanh * Xứ Nghệ, gạch nối giữa hai đại vùng văn hóa Bắc và Trung
Xứ Thanh, xứ Nghệ, dải đất cổ kính kết nối hai đại vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ và ven biển miền Trung
Thiên nhiên xứ Thanh : Động Bích Đào, biển Sầm Sơn, vườn quốc gia Bến En
Xứ Thanh, đất anh hùng và đế vương : đến Bà Triệu, đền Lê Đại Hành, thành Tây Đô, khu di tích Lam Kinh
Thiên nhiên xứ Nghệ và truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của một vùng địa linh nhân kiệt
Xứ Thanh, xứ Nghệ đã và đang gìn giữ cho dân tộc một kho tàng văn nghệ dân gian độc đáo , đẹp đẽ
Xứ Huế - Thuận Hóa - Phú Xuân giữa đại vùng văn hóa ven biển miền Trung
Tiểu vùng văn hóa Quảng Bình của xứ Huế truyền thống
Tiểu vùng văn hóa Quảng Trị
Tiểu vùng văn hóa Thuận Hóa – Thừa Thiên
Vùng văn hóa Phú Xuân - Huế : nơi tiếp biến văn minh Mường - Việt - Chăm, chốn giao hòa văn hóa dân gian - cổ điển - cung đình
Sáng tạo thứ nhất của văn hóa Phú Xuân - Huế : nghệ thuật kiến trúc
Sáng tạo thứ hai của văn hóa xứ Huế : nghệ thuật âm thanh
Sáng tạo thứ ba của văn hóa xứ Huế : nghệ thuật ăn uống
Xứ Quảng và xứ Tây Sơn - giữa đại vùng văn hóa ven biển miền Trung
Tiểu vùng văn hóa Quảng Nam
Tiểu vùng văn hóa Đà Nẵng
Tiểu vùng văn hóa Hội An
Tiểu vùng văn hóa Quảng Ngãi
Văn hóa xứ Tây Sơn của vùng Bình Định Qui Nhơn
Những lễ hội đặc sắc vùng Bình Định - Qui Nhơn
Từ phái võ Tây Sơn đến nhạc võ Tây Sơn hào hùng
Xứ Nam Trung Bộ của đại vùng văn hóa ven biển miền Trung
Tiểu vùng văn hóa Phú Yên đã ngót 400 tuổi
Tiểu vùng văn hóa Khánh Hòa – Nha Trang nay đã hơn 350 tuổi
Tiểu vùng văn hóa Ninh Thuận – Phan Rang
Tiểu vùng văn hóa Bình Thuận - Phan Thiết
Xứ Chăm - người Chăm và quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm- Việt
Văn hóa Champa trước đây và môn Champa học ngày nay
Từ vương quốc Champa xưa tới xứ Chăm ngày nay
Quan hệ giao lưu tiếp biến văn hóa Chăm-Việt
Xứ Hoa, Người Hoa Trên đại vùng văn hóa Nam Bộ
Xứ Hoa-người Hoa, văn hóa Hoa trên đại vùng văn hóa Nam Bộ
Đám cưới người Hoa, một biểu hiện thuần phong mỹ tục độc đáo
Chùa miếu đền người Hoa và những lễ hội tưng bừng náo nhiệt
Giao lưu tiếp biến văn hóa Hoa-Việt : từ hát quảng, hát tiều tới cải lương hồ quảng
Xứ Khmer, Người Khmer Trên đại vùng văn hóa Nam Bộ
Bảo tàng Khmer và ngôi chùa Khmer đặc sắc
Những lễ hội giàu ý nghĩa nhân văn
Các vùng văn hóa của dân tộc Việt Nam: Xứ Đông Nam Bộ hay Vùng văn hóa Đồng Nai-Vàm Cỏ-Sông Bé
Đất và người Nam Bộ
Bà Rịa-Vũng Tàu, vùng địa đầu giàu đẹp của Nam Bộ bên bờ Biển Đông
Bình Phước-Bình Dương, vùng đất nửa trung du nửa đồng bằng bên dòng Sông Bé
Long An-Tân An, cửa ngõ của miền Đông đưa về miền Tây Nam Bộ
Tây Ninh, cửa ngõ của miền Đông Nam Bộ nhìn về Cambốt-Phnom Penh
Đồng Nai-Biên Hòa, một vùng thiên nhiên-văn hóa kỳ thú ở Đông Nam Bộ
Các vùng văn hóa của dân tộc Việt Nam: Xứ Tây Nam Bộ hay Vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long
11 vùng văn hóa đặc sắc của xứ miệt vườn
Từ tràm chim Tam Nông đến vườn quốc gia Tràm Chim của Đồng Tháp Mười
Một báu vật của nghệ thuật kiến trúc dân gian : nhà cổ Đại Điền ở Bến Tre
Đồng bằng sông Cửu Long : cái nôi của Vọng Cổ và Cải Lương
Hò đối đáp trên sông nước Cửu Long phản ánh tâm lý và tính cách cô gái, chàng trai miệt vườn
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là quê hương của truyện Ba Phi tuyệt tác
Xứ Gia Định - Bến Nghé - Sài Gòn giữa lòng đại vùng văn hóa Nam Bộ
Sài Gòn
"Sài Gòn năm xưa" và "Người Sài Gòn thuở ấy"
Di tích, danh thắng một vùng đất đã từng được ngợi khen là "Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi"
Ẩm thực Sài Gòn : một kiểu mẫu của tiếp biến văn hóa cổ kim đông tây
Gái trai Sài Gòn năm xưa, qua những câu hò giọng hát trĩu nặng ân tình, chứa chan điệu nghệ

Do ebook có rất nhiều file hình ảnh về các vùng văn hoá, về con người, trang phục truyền thống của các địa phương trên khắp cả nước--> vậy nên dung lượng khá lớn (=4.7MB). Mình chia ra làm 4 phần để up lên --> các bạn tải về và ghép lại nha.


Thân ái và chúc mọi người sức khoẻ.
 
27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc
Trung Quốc có lịch sử lâu đời, đã tạo ra một nền văn hoá huy hoàng xán lạn. Sự phát triển của lịch sử Trung Quốc cũng từng trải qua vô số uẩn khúc và tối tăm, đầy máu và nước mắt. Chúng tôi muốn nói nhiều về văn hoá Trung Hoa. Nghĩa là những cái đẹp. Điều này gọi là khen tốt bỏ xấu hoặc còn có thể gọi là "Chắt lọc tinh hoa, loại bỏ cặn bã".

Trung Quốc là một nước có nền sử học lớn, có một sự ghi chép lại kéo dài hàng mấy ngàn năm.

Viết sử khó, mà ghi sử hiện đại càng khó. Hai điều khó trước ở một mức độ lớn là sự hạn chế của chính sử gia, còn cái khó thứ ba dút khoát không do sử gia gây ra.

Tuy nhiên, không ít các học giả lịch sử Trung Quốc có một truyền thống nói thẳng viết ngay. Thời Xuân Thu Sử quan nước Tề là Nam Sử Thị đã hết mình vì sự thực mà viết thật lịch sử bị xử tội chết, làm người đời cảm động. Tề Khanh Thôi đã viết lại việc giết "Thôi Trữ sát kỳ quân", Thôi Trữ đã tức giận mà giết chết Sử quan. Lúc đó, Sử quan đều vì nghề nghiệp của mình, hai em trai của Sử quan đã cố gắng hoàn thành bộ sử của anh trai nên cũng bị giết chết. Một người em trai khác của Sử quan đó tìếp tục ghi chép. Thôi Trữ thấy Sử quan không sợ đầu rơi đành phải bỏ qua cho người em trai ấy. Lúc đó, Nam Sử Thị là một Sử quan có trách nhiệm. Ông ta nghe nói các đại sử gia đều lần lượt bị giết cả, bèn đứng ra làm hết chức năng sử học của mình. Đương nhiên thời của nhà sử học Nam Sử Thị lúc đó với cả một xã hội rất khác với ngày nay. Nhưng họ trung thành với nghiệp sử, họ không sợ chết, nêu cao đạo đức tinh thần của người viết trẻ. Đời sau, những sử gia không sợ chết, nói thẳng viết thật cũng không hiếm. Vào đời nhà Thanh cũng có rất nhiều các văn gia, sử gia bị hoạ bởi nói ngay viết thật. Trong các sách vở mà Chính phủ triều Thanh ngăn cấm có rất nhiều cuốn là lịch sử sự thật bấy giờ. Sự ghi chép chân thực cuối cùng vẫn không bị đút đoạn, bộ mặt thật của lịch sử cuối cùng không bị che đậy, đều dựa vào lương tri của sử gia và đạo đức sử học cao thượng của họ.

"Trung Quốc lịch đại oan án" muốn nêu ra đây như một tấm gương, nắm vững một chứng bệnh của lịch sử là án oan, giải phẫu phân tích tập trung nhằm đạt được mục đích nhân chứng của họ.

Gọi là án, đều phải có sự cân nhắc quyết định; mà cân nhắc, quyết định án thường thường là những người có chức có quyền. Tại sao lại sinh ra sai lầm, cân nhắc quyết định không công bằng này?

Có lúc lại là do người cầm quyền lấy sai làm đúng, cố ý phán sai. Người cầm quyền cho là đúng, bách tính lại cho là sai. Có thể đúng một thời, nhưng lâu dài lại là sai. Người trần tục cho là đúng, người thông thái lại vạch ra cái sai. Tục ngữ nói rằng, lịch sử là người phán quyết công bằng nhất, điều này thể hiện lòng tin tất thắng của mọi người đối với chính nghĩa, thể hiện sự mong mỏi của họ đối với lịch sử chân thực. Đây âu cũng là một nguyên nhân mà sử học bị coi là thần thánh hoá. Án oan chính là sự cân nhắc quyết định không công bằng.

Trong lịch sử, án oan không phải là hiện tượng cá biệt: án oan là một sai lầm lại phát sinh trong xã hội loài người, là một bộ phận xấu xa, kém cỏi và ngu muội, bên cạnh đó là máu nước mắt và đau khổ. Trách nhiệm của các sử học là ở chỗ vạch ra chứng bệnh đó, tìm ra nguyên nhân chứng bệnh, tránh phát sinh lại các sai lầm. Ngòi bút của nhà sử học là mềm yếu, vì ngòi bút sử học đối với các bạo quân không có tác dụng gì cả. Song, ngòi bút của sử học gia cũng rất mạnh mẽ vì có thể thức tỉnh được mọi người làm cho họ vùng lên chiến đấu vì chính nghĩa, vì sử có thể làm cho các kẻ thống trị biết "nước đẩy thuyền đi và nước cũng lật chìm thuyền", từ đó làm cho chính trị trong lành rõ ràng hơn. Tuy nhiên để cho nhân loại đi lên con đường đúng đắn không phải dựa hết vào ngòi bút lịch sừ mà phải dựa vào khoa học và dân chủ. Sử học chủ nghĩa Mác là một khoa học. Tinh tuý của sừ học chủ nghĩa Mác là ở chỗ thực sự cầu thị và thúc đẩy được nhân loại đi lên con đường khoa học và dân chủ.

"Trung Quốc lịch đại oan án" không có hy vọng bưởc lên tháp ngà, chỉ mong mỏi thông qua từng câu chuyện sinh động, nghiên cứu cẩn thận những. gì đã qua, những sự thực không có sai lầm, thông tin rõ ràng cho độc giả để tất cả mọi người biết rằng: Sự thực và chân lý là việc quan trọng bậc nhất trong thiên hạ.

Lâm Viên (lời tựa)

Thông tin về ebook:

Tên sách: Hai mươi bày án oan trong các triều đại Trung Quốc
Tác giả: Lâm Viên
Biên dịch: Đoàn Như Trác - Trần Văn Mậu.
Số trang: 417
Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia, Hà nội
Ngày xuất bản: 2000
Nguồn: www.vnthuquan.net
 
KỂ CHUYỆN ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Khắc Viện


Tên sách: Kể chuyện đất nước
Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
Thể loại: Lịch sử - Địa lý
Nhà xuất bản: Lao Động
Năm xuất bản: Quý I/2003
Khổ: 14x20,5 cm
Ebook được đánh máy theo bản in trong “tuyển tập Nguyễn Khắc Viện”, tập 1
---------------------
Đánh máy (TVE): quocdung, Chicken29986, capthoivu, dqskiu, tovanhung
Sửa chính tả (TVE): rfidquyen
Chuyển sang ebook (TVE): tovanhung
Ngày hoàn thành: 12/12/2006
http://www.thuvien-ebook.com


Chúng ta bắt đầu với Hà Nội. Nơi đây năm 1010, vua Lý Thái Tổ chọn làm kinh đô để "mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài cho con cháu về sau vì ở trung tâm đất nước được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; vị trí ở giữa bốn phương đông, tây, nam, bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. Ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng (...), thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời" (chiếu dời đô).

Nơi đây sông Hồng uốn khúc, trước đó tách ra con sông Đáy rồi đến sông Đuống, sông Nhuệ, ngày xưa còn cả con sông Tô Lịch chảy ngang qua phố phường. Gần một nghìn năm đã qua, cái tên Thăng Long gắn liền với mọi biến cố của lịch sứ dân tộc, mỗi bước hưng vong của quốc gia. Người Việt Nam trở về Hà Nội, đến với Hà Nội, trước hết là để đi vào chiều sâu của lịch sử quốc gia dân tộc.

Thăng Long ba lần bị quân Nguyên đốt phá, rồi đến quân Chiêm của Chế Bồng Nga, quân Minh của Trương Phụ; thế kỷ XVIII kiêu binh tàn phá hoàng cung và phủ chúa, thế kỷ XIX Gia Long cho đốt phá nốt cung điện nhà Lê dời đô vào Huế, rồi Pháp lại lấy hoàng thành xưa làm nơi đóng quân. Sau khi kinh đô dời vào Huế, Bà Huyện Thanh Quan đã thốt lên:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Năm 1812, trở lại với Thăng Long, Nguyễn Du than thở:

Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung

(Những nơi có nhà lớn nghìn năm nay thành đường cái. Một thành mới đã thay thế cho cung điện xưa).

Ngày nay chúng ta thoát được cái buồn man mác của các thi sĩ xưa, ta nhìn lại lịch sử của dân tộc, của đất nước với con mắt của những người được giải phóng, được nhiều ngành khoa học, địa chất, địa lý, khảo cổ, dân tộc học, sử học giúp cho nhìn rõ hơn con đường tiến lên của giống nòi.

(Trích Kể chuyện đất nước)
 
Nguyễn Bình-Huyền thoại và sự thật
Truyện "Nguyễn Bình- huyền thoại và sự thật" có bạn nào đưa lên chưa? Mình Load từ Vnthuquan và chuyển thành file RepliGo để đọc bằng điện thoại 3230, thấy truyện khá hay nên chuyển tiếp sang prc để đưa vào thư viện ebook của chúng ta. Vì là thành viên mới nên có sơ suất mong các bạn thông cảm góp ý cho. Cám ơn!
 
háng Tư ác liệt
Thông tin ebook:

Tên sách: Tháng Tư ác liệt
Tác giả: Olivier Todd
Người dịch: Lê Tuấn
Nhà xuất bản: Công an nhân dân
Năm xuất bản: 2004
Khổ: 13x19
------------------------------
Đánh máy: TLV (Trái tim Việt Nam online)
Chuyển sang ebook: Cotyba
Ngày hoàn thành: 26/11/2006



Trích Lời nói đầu của NXB CAND

...Là một trong những phóng viên phương Tây, Olivier Todd trong cuốn Tháng Tư ác liệt đã kể lại 3 tháng cuối cùng của khoảnh khắc lịch sử, làm sống lại những con người và những sự kiện trong bối cảnh chính trị quốc gia và quốc tế.

Trong cuốn sách ta có thể thấy tất cả mọi diễn biến ở Phước Long, Kontum, Pleiku, Huế, Đà Nẵng…c ho đến tận trung tâm Sài Gòn, cũng như ở Washington, Moskva, Paris. Ta cũng có thể gặp ở đây nhữngnhà lãnh đạo và tướng lĩnh về phía VNDCCH như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Văn Tiến Dũng… và về phía ngụy sài Gòn như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, Tổng thống Ford hay Kissinger … cho đến khi tấn thảm kịch tan vỡ.

Tháng Tư ác liệt là câu chuyện kể đầy đủ nhất, chính xác nhất về những ngày lịch sử ấy, để rồi khi Sài Gòn sụp đổ, người Mỹ phải ra đi, nhường tương lai mới cho nhân dân Việt Nam...
 
ạn Lý Trường Chinh - Nguyễn Vạn Lý
Cuộc vạn lý trường chinh nổi tiếng trong lịch sử CHDCND Trung Hoa. Hy vọng qua quyển sách này các bạn có thể biết thêm nhiều điều cuộc vạn lý trường chinh nói riêng cũng như một phần lịch sử của đất nước Trung Hoa nói riếng.

Thân ái!
 
Nữ tướng thời Trưng Vương
Mình xin phép up lên TVE một cuốn ebook về các nữ tướng thời Trưng Vương. Câu truyện về các nữ tướng này được trình bày theo dạng dã sử--> rất dễ đi vào lòng người. Đây là những bài học lịch sử bổ ích.


Trong ebook này có các câu chuyện về 3 nữ tướng dưới đây:

THÁNH THIÊN
NỮ TƯỚNG
LÊ CHÂN


TƯỚNG QUÂN MIỀN BIỂN
BÁT NẠN
ĐẠI TƯỚNG


NÀNG NỘI
TƯỚNG VÙNG BẠCH HẠC



Mời các bạn tham khảo.





Chúc vui. :tongue:
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top