• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Lập trình Thiết bị Di động trên nền WM

Utxd

New Member
Lập trình thiết bị di động trên nền Windows Mobile
(Theo Thanh_Lam)

Trong loạt bài sau đây sẽ giới thiệu chi tiết (Step by Step) lập trình cho thiết bị di động trên nền Windows mobile. Hi vọng loạt bài viết này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn lập trình viên chỉ quen lập trình cho máy tính để bàn, dễ dàng chuyển đổi sang lập trình cho thiết bị di động.

C# .NET và lập trình.Net

Các ví dụ trong bài viết sẽ được viết chủ yếu bằng C# .net. Tuy nhiên đối với các lập trình viên đã quen dùng Vb .Net cũng có thể hiểu được những ví dụ này một cách dễ dàng. Đối với các lập trình viên quen dùng ngôn ngữ C, C++ hay Java chuyện chuyển đổi sang ngôn ngữ C# có khi chỉ mất 1 tuần, vì vậy các bạn đừng quá lo lắng về vấn đề ngôn ngữ nào, công nghệ chứa đựng trong ngôn ngữ mới quan trọng.

Tại sao lại chọn C#, mà không chọn VB.Net có thể lý giải bởi các lý do sau:
+ C# là ngôn ngữ đơn giản, rất dễ hiểu.
+ C# rất gần với C++, C
+ C# và Java lại càng giống nhau hơn về cú pháp.
+ Ngôn ngữ C++ thường cho ra chương trình chạy nhanh hơn nhưng ngôn ngữ lại phức tạp hơn.
Hạn chế C# .net khi lập trình cho thiết bị di động:
+ C++ thường cho kết quả nhanh hơn các chương trình viết bằng C#
+ C++ tương tác trực tiếp với các hàm API của hệ điều hành, còn C# thì lại dựa trên ý tưởng tương tự như máy ảo của Java, do đó khi muốn dùng các API này cho mục đích lập trình cấp cao bạn phải dùng công cụ P\Invoke , không dễ dàng hiểu ngay đối với các lập trình viên mới làm quen.
Tuy nhiên những điểm yếu của .Net ngày càng ít đi và cùng với sự phát triễn của nó lập trình viên cảm thấy rất thoải mái, công việc lập trình và sửa lỗi cũng trở nên rất nhẹ nhàng.

Trước khi đọc các bài viết này các bạn nên xem sơ qua một vài chương đầu tiên của các cuốn sách lập trình C# để hiểu rõ ngôn ngữ lập trình này trên PC. Một vài cuốn sách có thể liệt kê sau đây:

+ Programming .NET Windows Applications O'Reilly October 2003

+ Learning C# By Jesse Liberty O'Reilly September 2002

(Có trong DS)

Link:
+ http://32feet.net/ thư viện lập trình Bluetooth bổ sung cho CF
+ http://www.opennetcf.org/ thư viện bổ sung lập trình >NET CF
+ http://codeproject.com/netcf/ Nhiều ví dụ bổ ích
+ http://blogs.msdn.com/windowsmobile/ Những kỹ thuật nâng cao
+ http://forum.xda-developers.com/index.php Lập trình viên hệ thống PPC sẽ phải xem trang này.
+ http://dotnet.chungta.com/ Cộng đồng >net Việt Nam

Công cụ lập trình:

Microsoft Visual Studio .Net 2005: là công cụ lập trình chính cho máy tính để bàn cũng như ppc chạy hệ điều hành windows. Bạn cũng có thể cài Microsoft Visual Studio .Net 2003 tuy nên cài phiên bản mới nhất này vì nó hỗ trợ nhiều tính năng hơn so với phiên bản cũ. Bạn có thể mua đĩa cài ở các của hàng bán đĩa chương trình.
Windows Mobile 2005 SDK: Chứa nhiều công cụ bổ sung để lập trình cho thiết bị di động như Emulator (Giả lập), CABWiZ (Đóng gói) , Sample Source code, và tài liệu lập trình khác.
Bạn có thể download miễn phí tại các địa chỉ sau:

+ Windows Mobile 2005 SDK for PPC:
http://download.microsoft.com/downl...dc4aa5bb/Windows Mobile 5.0 Pocket PC SDK.msi

+ Windows Mobile 2005 SDK for Smartphone:
http://www.microsoft.com/downloads/...cb-738a-4b97-8910-5cd29ab5f8d9&displaylang=en

Emulator

Là công cụ giả lập giúp bạn chạy thử chương trình trong trường hợp bạn không có chiếc PPC hay SmartPhone thật nào, hoặc bạn muốn test chương trình trên nhiều loại máy khác nhau như WM 2003,WM2005…bản thân tôi cũng chưa từng sở hữu một chiếc ppc nào. Emulator đi kèm với Windows Mobile 5.0 SDK nên chỉ cần cài đặt SDK là đủ.

446nv.png


Còn tiếp....
 
Chỉnh sửa cuối:
Chương trình HelloWorld

Đối với các lập trình viên đã quen với lập trình WinForm có lẽ những công việc sau đây sẽ rất quen thuộc. Còn đối với các bạn mới, đừng lo lắng, bạn sẽ hiểu thế nào là winform và dễ dàng nhận thấy lập trình ứng dụng cho PPC trên .Net mới tiện lợi làm sao.

Bước 1: Mở visual studio 2005 và tạo project mới bằng cách trên menubar chọn File>New>Project trong hộp thoại New Project chọn như hình minh họa, trong mục Name và Location chọn tùy thích sau đó nhấn OK và ngồi đợi, có lẽ Microsoft nên chú ý đến vấn đề tốc độ vì các phiên bản VS thường chạy rất chậm.

457mp.png


Bước 2: Chúng ta sẽ thiết kế chương trình Helloworld đơn giản theo các bước sau đây:

+ Nhấn vào MainMenu1 sẽ thấy phía dưới màn hình PPC có chữ Type here, hãy nhấn vào đó rồi gõ chữ Done, nhấn qua bên phải chữ Done để gõ tiếp Main sau đó bên trên Main lại gõ tiếp
Exit xong các bước trên ta đã thiết kế xong Mainmenu cho chương trình Helloworld của chúng ta.

465ba.png


+ Đặt lại tên xuất hiện chương trình từ mặc định Form1 thành tùy thích ví dụ như Hello chẳng hạn. Muốn làm điều này ta phải xem cửa sổ Properties nằm ở góc phải màn hình, nếu cửa sổ này chưa xuất hiện thì có thể nhấn F4 để nó xuất hiện. Trong lập trình .Net C# hoặc các ngôn ngữ hiện đại như Java tất cả những thứ mà ta thấy,ta dùng đều biểu diễn dưới dạng Object của một lớp nào đó được định nghĩa trước hoặc tự định nghĩa. Thuộc tính (properties) của một object có thể là một hàm, một tính chất nào đó của object. Ví dụ như Object là một nút bấm thì có thể có các thuộc tính như màu, độ cao, tính năng khi bấm vào nút, tên gọi ….Cửa sổ Properties được nhắc đến phía trên sẽ hiện thị tất cả các thuộc tính của một Object khi ta làm việc với Object này. Ví dụ Object là Form mà ta đang thiết kế sẽ có Properties như hình (click vào form để xem thuộc tính của nó ở cửa sổ Properties) :

473af.png


Hãy kéo thanh trượt trong cửa sổ trên xuống đến thuộc tính có tên là Text rồi sửa lại từ Form1 thành Hello, khi chạy chương trình, trên menubar luôn có chữ Hello, thay vì hiển thị chữ form1

+ Bước tiếp theo ta sẽ biết khái niệm mới đó là các điều khiển (control), control là bộ điều khiển được định nghĩa sẵn trong VS. Một vài ví dụ về control như: Nút bấm (Button), TextBox (Hộp thoại văn bản), PictureBox hay MainMenu mà bạn thấy phía trên cũng là một điều khiển…mỗi control có vai trò riêng trong thiết kế chương trình. Việc dùng các control này khi thiết kế vô cùng tiện lợi. Ở C# việc thiết kế còn nhanh chóng hơn cả Java và C++MFC. Để xem tất cả các control được hỗ trợ trên VS 2005 bạn có thể nhấn Ctrl+Alt+X hoặc chọn View>ToolBox. Chúng ta cần một control để hiển thị chữ “Hello World” nên có thể chọn A Label bên ToolBox nhấn giữ chuột rồi kéo qua bên Form Hello ở bên phải sau đó thả xuống chỗ cần thiết.

488sr.png


Tiếp theo ta nhấn 1 lần vào Label1, rồi xem ở cửa sổ Properties đổi thuộc tính Text từ Label1 thành “Hello World !”, bạn cũng có thể thay đổi kích thước hiện chữ và màu chữ bằng cách thay đổi các thuộc tính tương ứng.

+ Bước tiếp theo ta sẽ xử lý các nút bấm trên Mainmenu. Tôi muốn là khi người dùng nhấn vào chữ Done thì trên màn hình PPC chữ “Hello World” sẽ thay đổi thành “Hello Mobile World” chẳng hạn. Còn khi chọn Main>Exit thì thoát ra khỏi chương trình. Muốn làm được điều này ta sẽ phải hiểu một chút về hàm sự kiện. Sự kiện là những hành động xảy ra trên PPC, một ví dụ đơn giản của sự kiện là người dùng nhấn vào nút bấm, hoặc nhấn vào Menu bằng bút (stylus)…

Khi sự kiện xảy ra đối với một vật thể (Object) nào đó, ví dụ như khi xảy ra với các nút bấm, ta phải xử lý sự kiện này để đưa ra các hành động thích hợp, công việc này gọi là xây dựng hàm sự kiện. Như vậy hàm sự kiện mô tả các hành động tương ứng khi có sự kiện xảy ra. Ví dụ như khi nhấn vào chữ Done hàm này phải làm nhiệm vụ thay đổi chữ “Hello world” thành “Hello Mobile World”. Ngôn ngữ C# dùng khái niệm Delegates(một dạng của con trỏ hàm) để bắt các sự kiện xảy ra. Từ khi có Visual Studio .Net việc tạo code tự động để xử lý sự kiện giúp người dùng viết code đơn giản hơn. Người dùng chỉ việc nhập đoạn code mà họ muốn xử lý, không cần làm bất cứ thao tác nào khác. Ví dụ sau đây sẽ minh chứng điều này. Muốn tạo hàm sự kiện nhấn chuột vào nút Done bạn chỉ cần đơn giản double click vào chữ Done trên Form của chúng ta. Đợi một chút sẽ thấy xuất hiện đoạn code :

private void menuItem1_Click(object sender, EventArgs e)
{

}
Trong dấu ngoặc ta sẽ nhập những gì cần xử phải xử lý, còn menuItem1_Click là tên của hàm sự kiện sẽ được gọi khi ta nhấn vào nút Done trên PPC. menuItem1 là tên của Object Done trong Mainmenu1. Bây giờ nếu muốn chuyển chữ “Hello World” thành “Hello Mobile World”
Thì cần phải thay đổi thuộc tính Text của lable1.

private void menuItem1_Click(object sender, EventArgs e)
{
label1.Text = "Hello World Mobile !";
}
Như vậy là xong việc xử lý khi nhấn vào chữ Done. Bây giờ ta cũng làm tương tự đối với nút bấm Exit: Double click vào Exit ta sẽ nhận được đọan code:

private void menuItem3_Click(object sender, EventArgs e)
{

}

Bổ sung thành :

private void menuItem3_Click(object sender, EventArgs e)
{
Application.Exit();
}
Như vậy đã xong phần xử lý sự kiện đơn giản cho Mainmenu, nên nhớ là đối với mỗi control, có một tập các sự kiện được định nghĩa sẵn, không nhất thiết là sự kiện nhấn chuột, ví dụ như khi bạn double click vào cái Lable text chứa chữ Hello world thì sự kiện tương ứng sẽ là sự kiện Parent của Label thay đổi. Bạn nên tìm hiểu sâu hơn về các sự kiện trong các cuốn sách được upload trên Mobifuns.net

private void label1_ParentChanged (object sender, EventArgs e)
{
}

Bước 3: Chạy thử chương trình trên Emulator

492wx.png


Chọn một loại Emulator để chạy thử. Bạn có thể chọn loại emulator tùy thích, có cả loại VGA hoặc QVGA, VGA có màn hình lớn hơn và trong trường hợp này một vài thiết kế của ta có thể sẽ bị lỗi do đó nên chạy thử trên các nền khác nhau để xem sự khác biệt. Bạn cũng có thể chạy thử trên máy thật bằng cách nối máy thật với máy tính qua activesync rồi chọn Windows Mobile 5.0 Pocket PC Device.
Sau khi chọn xong nhấn F5 để biên dịch và nhấn Deploy để chạy chương trình trên emulator. Một lần nữa sẽ phải đợi rất lâu cho đến khi kết quả hiện ra như hình minh họa :

506ba.png


Nếu có lỗi xảy ra vì lý do .NetCF được cài trong Emulator cũ hơn .NetCF bạn cài trong PC bạn phải download phiên bản mới cài vào ppc rồi khởi động lại trước khi chạy chương trình.
Kết luận: việc dùng C# .net cùng với VS 2005 để lập trình và thiết kế ứng dụng cho PPC không phải là quá khó. Việc đi sâu tìm hiểu các chủ đề nâng cao phụ thuộc vào các bạn, tôi chỉ cố gắng cung cấp những kiến thức cơ bản mà mình biết được với mong muốn ngày càng có nhiều bạn sinh viên đang lập trình cho PC để ý đến lập trình cho PPC, tạo một môi trường lập trình nhóm có nhiều lập trình viên giỏi. Rất mong học hỏi ở tất cả mọi người.
Hãy liên hệ với tôi tại diễn đàn:
Diễn đàn Dotnet Việt Nam: http://dotnet.chungta.com/ Nick Hoang Thanh Lam.

MSU Moskva 2006
(Thanh_Lam)
 
Chỉnh sửa cuối:
Gửi tin nhắn SMS trên PPC

Để gửi tin nhắn trên PPC Phone các bạn có thể dùng các thư viện mới của .net compact framework 1.0 mà không cần dùng cơ chế p/invoke để dùng các hàm của thư viện sms.dll như trước đây. Việc gửi tin nhắn cũng có thể được thực hiện nhờ vào thư viện OpenNETCF.Phone.Sms tham khảo tại đây:
http://www.opennetcf.org/Library/OpenNETCF.Phone.Sms.html
Tuy nhiên việc dùng thêm thư viện này đôi khi hay bị lỗi, do đó trong bài viết này tôi xin giới thiệu cách làm đơn giản mà hiệu quả hơn nhiều, đó là dùng thư viện Microsoft.WindowsMobile.PocketOutlook tích hợp sẵn trong .net compact framework 1.0.
Muốn dùng thêm thư viện này trong Visual studio 2005 bạn phải add thêm file thư viện vì mặc định VS 2005 không làm điều đó cho bạn, mục sau đây sẽ giúp bạn làm điều đó.

ADD thêm thư viện hàm
Đầu tiên bạn rê chuột vào phần Solution Explorer bên phải màn hình IDE VS 2005, mở mục References sau đó click chuột phải, chọn Add Reference...

17kx.png


Khi có một bảng các thư viện hiện ra, bạn hãy chọn Microsoft.WindowsMobile.PocketOutlook rồi nhấn OK để thêm vào reference của project.

20kw1.png


Khi đã hoàn tất công việc trên các bạn hoàn toàn có thể dùng các hàm và class được định nghĩa sẵn trong các trong các thư viện này.
Lưu ý một điều là khi chia sẻ và đóng gói chương trình cho mọi người các file thư viện mà bạn add vào cũng phải được chia sẻ và đóng gói theo chương trình. Ví dụ như trong trường hợp ở trên, trong thư mục chứa chương trình của bạn phải xuất hiện thêm file Microsoft.WindowsMobile.PocketOutlook.dll, nếu không có file này đi kèm chương trình của bạn sẽ không chạy đúng.

Gửi tin nhắn sms

Khi đã có thư viện hàm trong mục Reference, muốn dùng thư viện này trong chương trình, như thông lệ ta chỉ việc thêm vào namespace (phần đầu chương trình) dòng sau đây:

using Microsoft.WindowsMobile.PocketOutlook.dll

Sau lệnh khai báo trên ta có thể dùng class SmsMessage được định nghĩa sẳn trong thư viện trên để gửi tin nhắn. Hãy xem câu lệnh sau:
Microsoft.WindowsMobile.PocketOutlook.SmsMessage a = new Microsoft.WindowsMobile.PocketOutlook.SmsMessage("13988888888", "Hello");
a.Send();


Trong câu lệnh trên đầu tiên ta phải tạo một đối tượng của class SmsMessage sau đó khởi tạo nó bằng constructor với hai giá trị mặc định là số điện thoại và tin nhắn với nội dung "Hello". Sau đó chỉ cần dùng methods Send() để gửi đi.
Qua ví dụ đơn giản trên các bạn có thể thấy việc chuyển sms trên .netCf không có gì khó cả. Để test chương trình của bạn trong trường hợp không có máy thật các bạn có thể test trên PPC Phone Emulator bằng cách gửi sms cho chính emulator thông qua số điện thoại +14250010001
Xem thêm về Microsoft.WindowsMobile.PocketOutlook tại đây

(Thanh_Lam)
 
Tạo một trình duyệt đơn giản cho PPC

Trong bài viết lần này xin giới thiệu với các bạn cách tạo một trình duyệt web đơn giản cho PPC, bài viết có tham khảo bài của tác giả PERMALINK tại trang web http://netcf2.blogspot.com/. Xem xong bài viết này các bạn có thể có những kiến thức sau:
+ Cách dùng Control Webbrowser của .Net Compact FrameWork 2.0 để hiển thị nội dung một trang web bất kỳ trong ứng dụng của bạn.
+ Cách thiết kế Application với các loại màn hình quay ngang, và cả quay dọc
+ Cách cấu hình để emulator có thể kết nối Internet và chạy thử chương trình trên emulator này.

Trước hết vì chương trình của chúng ta là một Web browser, do đó đòi hỏi phải có kết nối Internet để thử chương trình, trong trường hợp bạn không có máy PPC thật thì phải làm thế nào. Mục tiếp sau đây sẽ giúp bạn cấu hình cho Emulator để có thể kết nối Internet trên Emulator ngon lành.

Kết nối Emulator với Pc qua Active Sync

1. Khởi động VS 2005
2. Chọn Tools-> Device Emulator Manager để khởi động Device Emulator Manager, sau đó nhấn chuột phải vào Windows Mobile 5.0 Pocket PC Phone Emulator hoặc bất kỳ emulator nào mà bạn thích. Khi có Popup xuất hiện thì chọn Connect để kết nối và khởi động emulator.
3. Trên Device Emulator Manager một lần nữa nhấn chuột phải vào Windows Mobile 5.0 Pocket PC Phone Emulator, rồi chọn Cradle
4. Bật Active Sync trên PC, vào Active sync chọn khởi động kết nối, Activesync sẽ tự động tìm thấy emulator và kết nối với emulator như kết nối với máy thật.

Sau 4 bước trên các bạn sẽ có chiếc PPC emulator kết nối với máy để bàn của bạn thông qua Active Sync y như khi máy thật kết nối với máy để bàn vậy. Trong trường hợp này nếu máy của bạn có kết nối internet emulator cũng sẽ kết nối với Internet.

Bạn cũng có thể cấu hình cho emulator dùng cạc mạng của máy để bàn như là cạc mạng của emulator, và khi làm như vậy ta cũng sẽ kết nối thẳng đến Internet thông qua cạc mạng này mà không cần phải thông qua Active Sync bằng cách đơn giản sau đây:

Trên Emulator chọn File-> Configure, sau đó chọn thẻ Network rồi đánh dấu vào mục chọn đầu tiên trong thẻ này.

Tạo web browser

1. Bạn hãy tạo một project bình thường sau đó lần lượt kéo thả các control sau đây vào application form của bạn : 1 TextBox dùng để nhập địa chỉ trang web URL. Một Button "Go" dùng để tải nội dung trang web mỗi lần nhấn vào nút này, và 1 Control Webbrowser.

2. Đối với control Webbrowser bạn chọn property Docked bằng None, (Docked là thuộc tính (property) của bất kỳ control nào, khi bạn Docked control này vào bất kỳ góc nào của Form thì cho dù form có quay ngang, quay dọc hay thay đổi kích thước thì control của bạn vẫn giữ nguyên vị trí so với góc đó). Còn property Anchor thì cho giá trị bằng Bottom, Left, Right sau đó điều chỉnh kích thước Webbrowser control cho thích hợp với khung màn hình. Khi bạn chọn Anchor có giá trị như trên thì Webbrowser control sẽ giữ một khoảng cách so với góc phía dưới (Bottom), bên trái (Left), bên phải (Right) y như là bạn nhìn thấy lúc thiết kế.

Lưu ý các bước trên chủ yếu để giúp Browser có thể hiện thị tốt trên các kích cỡ man hình khác nhau, nếu các bạn không quen có thể bỏ qua bước này.

3. Double click vào button "Go" bạn thêm đoạn code sau đây vào method xử lý sự kiện click chuột:

Uri u = new Uri(textBox1.Text); webBrowser1.Navigate(u);

Trong đoạn code trên bạn đã tạo ra một Object URI có giá trị là đoạn string được người dùng nhập trong textbox. Sau đó cập nhật thông tin mới cho browser bằng cách gọi method Navigate, để xem thêm thông tin về webbrowser bạn nên ghé qua trang chủ củ Microsoft để biết rõ hơn, ngoài navigate còn có các method khác như ReFresh, Gonext.....

Cuối cùng bạn chỉ cần chạy thử chương trình trên emulator.

Những gì mà bạn sẽ thấy là nội dung trang web mà bạn truy cập, tuy nhiên chỉ là nội dung thôi, không phải là trang web thật, ví dụ như trang google trên cho dù bạn có nhập vào ô trống một từ bất kỳ rồi nhấn Search nó cũng chẳng nhúc nhích gì cả.

Tóm lại bạn có thể dùng WebBrowser để hiển thị nội dung trang web mà bạn yêu thích, ngoài ra bạn còn có thể dùng nó để hiện thị nội dung trang HTML trên máy Local của bạn, điều này rất có ích về mặt thiết kế vì bạn có thể tạo một trang web bên ngoài sau đó dùng webBrowser hiển thị trang web này trên ứng dụng để trình diễn một số hình ảnh mà bạn không thể tạo bằng WinForm. Việc đi sâu vào sử dụng nội dung trang web như là một trang web thật, để phân tách dữ liệu, kể cả chuyện xử lý các sự kiện như post Http... xin tìm hiểu trong MSDN.

Moskva 06/06
Thanh_Lam
 
Xin giới thiệu các bạn yêu thích lập trình quyển sách đã được dịch sang tiếng Việt hoàn tòan bởi bạn Nguyễn Tuấn Anh tuananhk43@yahoo.com về chủ đề lập trình .NET Commpact Framework:

Nội dung
Chương 1 Thiết lập môi trường phát triển ứng dụng 3
1.1 Smart Device Extensions và .NET Compact Framework 3
1.1.1 Yêu cầu hệ thống 3
1.1.2 Sử dụng Smart Device Extensions trong quá trình phát triển 3
1.2 Các thiết bị phi chuẩn 9
Chương 2 Thiết kế các ứng dụng GUI bằng Windows Forms 12
2.1 Những điều khiển không hỗ trợ 12
2.2 Những hàm .NET Compact Framework không hỗ trợ 12
2.3 Thiết kế Form trên Visual Studio .NET 13
2.3.1 Cửa sổ thiết kế Forms 13
2.3.2 Cửa sổ ToolBox 13
2.3.3 Cửa sổ thuộc tính 14
2.4 Tìm hiểu các nền tảng Window Form 15
2.4.1 Nền tảng Windows CE .NET 15
2.4.2 Nền tảng Pocket PC 15
2.5 Làm việc với Form 15
2.5.1 Ảnh hưởng của thuộc tính FormBorderStyle 15
2.5.2 Sử dụng thuộc tính ControlBox 16
2.5.3 Thuộc tính MinimizeBox và MaximizeBox 16
2.5.4 Thuộc tính Size 17
2.5.5 Thiết lập vị trí của Form bằng thuộc tính Location 17
2.6 Điều khiển Button 17
2.7 Điều khiển TextBox 18
2.8 Điều khiển Label 18
2.9 Điều khiển RadioButton 18
2.10 Điều khiển CheckBox 19
2.11 Điều khiển ComboBox 20
2.12 Điều khiển ListBox 22
2.13 Các điều khiển khác 23
Chương 3 Khả năng kết nối mạng bằng .Net Compact Framework 24
3.1 Sockets 24
3.1.1 Choosing a Protocol: TCP/IP versus UDP 24
3.1.2 Sự thực hiện của IP: IPv4 hay IPv6 25
3.2 Lập trình Socket với .NET Compact Framework 25
3.2.1 Tạo kết nối từ máy khách (client) 25
3.2.2 Nhận một kết nối từ máy chủ (Host) 26
3.2.3 Đọc và ghi trên Socket đã kết nối 27
3.3 Serializing Objects for Transmission through a Socket 29
3.4 Sử dụng gói UDP 30
3.5 Kỹ thuật Multicasting với gói tin UDP 32
3.6 Truyền thông với máy chủ ở xa thông qua giao thức HTTP 32
3.7 Truyền thông với máy chủ ở xa thông qua giao thức HTTPS 34
3.8 Truyền thông qua thiết bị cổng IrDA 34
Chương 4 ADO.NET trên .NET Compact Framework 38
4.1 Giới thiệu ADO.NET trên .NET Compact Framework 38
4.2 Lưu trữ dữ liệu bằng DataSet 38
4.2.1 Bên trong DataSet: DataTables, DataRows, và DataColumns 38
4.2.2 Đưa dữ liệu vào DataSet 39
4.2.3 Xây dựng một DataSet lưu trữ một Phone Book 40
4.2.4 Trích dữ liệu từ một DataSet 41
4.2.5 Thay đổi dữ liệu trong một DataSet 41
4.3 Ràng buộc dữ liệu 42
4.3.1 Thêm ràng buộc vào một DataSet 42
4.3.2 Thêm một UniqueConstraint 42
4.3.3 Ngăn ngừa giá trị NULL trong DataColumn 43
4.4 Thiết lập trường tự động tăng giá trị 43
4.5 Mô hình dữ liệu quan hệ với DataSet 44
4.6 Gắn dữ liệu với các điều khiển 47
Chương 5 Lập trình với Microsoft SQL Server CE 48
5.1 Tìm hiểu các tính chất hỗ trợ bởi Microsoft SQL Server 2000 Windows CE Edition 48
5.2 Tạo CSDL Microsoft SQL Server CE 48
5.3 Thêm cấu trúc vào một CSDL Microsoft SQL Server CE 49
5.4 Lưu trữ (Populating) CSDL Microsoft SQL Server CE 52
5.5 Lấy dữ liệu bằng SqlCeDataReader 54
5.5.1 Lấy dữ liệu bằng SqlCeDataReader 54
5.5.2 Sử dụng tham số SQL Commands 55
5.6 Lọc một DataSet bằng SqlCeDataAdapter 57
5.7 Cập nhật CSDL Microsoft SQL Server CE sử dụng SqlCeDataAdapter 59
5.8 Đối tượng SqlCommand với SqlCeCommandBuilder 60
Chương 6 Phát triển cho SmartPhone 60
6.1 Giới thiệu SmartPhone 61
6.2 Phát triển SmartPhone bằng .NET Compact Framework 61
6.3 Viết một ứng dụng cho SmartPhone - XMLDataSetViewer 62
 
Last edited by a moderator:
không hiểu trước đây không có .Net thì làm các phần mềm này thế nào? Bac utxd hay bác nào đấy có thể nói cho em biết được không? :). Nếu biết được quá trình phát triển về lập trình cho PDA cũng làm cho các programmer định hướng được mình đang đứng ở đâu và ở thời kỳ nào, em nghĩ cũng rất hay đấy.
 
Xin giới thiệu các bạn yêu thích lập trình quyển sách đã được dịch sang tiếng Việt hoàn tòan bởi bạn Nguyễn Tuấn Anh tuananhk43@yahoo.com về chủ đề lập trình .NET Commpact Framework:

Khi mình tìm tài liệu về lập trình cho PDA tìm thấy trang web khá hay, cho down free mà ko yêu cầu gì. Trong ấy đã download được cuốn mà bác utxd đã nói qua mà chưa up lên trong forum, trong cuôn sách ấy có nói đên source code của cuốn sách của nhà xb Sam:

link đến địa chỉ thư viện sách: http://online-books-reference.blogspot.com

vào trang này bạn chọn publisher @Sam@ :D

và link đến source code: www.samspublishing.com

Chúc vui vẻ !!!
 
chà, mục này tuyệt thật, em thích nhất vì em là dân lập trình đây, nhưng chưa viết ra được sp nào ra hồn cả :D, thử chuyển sang cái này xem sao.
 
lập trình điện thoại trên nền WM là 1 đề tài rất hay !!! Rất mong các bác phát triển thêm để anh em còn học tập nhé !!!
 
MICROSOFT DEVICE EMULATOR 2.0 Beta

MICROSOFT DEVICE EMULATOR 2.0 Beta

Phần mềm quản lý các giả lập Windows Mobile (2003+2005+SP)

Phiên bản này hỗ trợ việc kết nối với ActiveSync nhanh hơn, tốc độ khởi động được cải thiện rõ rệt.....
 
Các bác lập trình cho em hỏi về cách lập trình tiếng việt trong embedded vb 3.0 . Bác nào biết thì chỉ dạy cho em nhé
 
Hì, may là mình thích C#. Sẽ cố gắng tìm hiểu xem thế nào! Hik, hồi còn ở mobifuns dow đc, giờ qua bên này khó đăng kí quá (diễn đàn mới khó quá!)
 
Hì, may là mình thích C#. Sẽ cố gắng tìm hiểu xem thế nào! Hik, hồi còn ở mobifuns dow đc, giờ qua bên này khó đăng kí quá (diễn đàn mới khó quá!)

Hơi khó đối với những người thiếu kiên nhẫn thôi bạn ơi. Diễn đàn khó 1 chút nhưng đảm bảo bandwidth không hết cách vô ích. Chỉ có những người thực sự tham dự diễn đàn và đóng góp cho diễn đàn thì 1 chút khó khăn đâu là gì
 
Halo, Mình kiếm trên net thấy có phần mềm lập trình cho PDA, PPL( Pocket Programming). Bạn nào quan tâm thì download về xem. Phần mềm có thể lập trình ngay trên Pocket của bạn.

Các bạn download PPC tại đây

Chúc vui vẻ
 
Last edited by a moderator:
Quên ko nói thêm, mình có xem thử bản trial thì form chuẩn cũng báo lỗi; PPL có ngôn ngữ riêng nhưng nói chung như lập trình window, dùng các hàm API.

Không biết bản standard và pro nó thế nào. Chắc là nghịch được thôi. Vì lập trình cho PDA sử dụng bộ công cụ của .Net C# VB.Net là quá đủ rồi, cũng tiện nghi và theo đúng guồng phát triển ;) bởi nếu làm ở C#, VB.Net các bạn có thể làm nhiều thứ khác ko riêng gi cho PDA.
 
Các bác lập trình cho em hỏi về cách lập trình tiếng việt trong embedded vb 3.0 . Bác nào biết thì chỉ dạy cho em nhé

Nếu lập trình bằng VB thì bạn nên dùng bộ VB.NET (VS 2003 hoặc VS 2005) để hỗ trợ việc lập trình rất tốt, eVB3 đã quá cũ rồi bạn.
 
Tôi dùng quen Borland Delphi rồi, Delphi cũng đã có phiên bản dotNET mà không có hỗ trợ cho Smart Device, đành nhảy sang C# vậy (chúa ghét C)
 
Back
Top