• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ MA QUỶ!!!

PhuongAnh

New Member
Mọi người có chuyện hay điều gì sợ sệt về ma quỷ hãy vào đây kể nhé.
P/s: Mình rất thích nghe và xem truyện ma nhưng không biết tìm đâu cả :(:(:(:(:(
 
Mọi người có chuyện hay điều gì sợ sệt về ma quỷ hãy vào đây kể nhé.
P/s: Mình rất thích nghe và xem truyện ma nhưng không biết tìm đâu cả :(:(:(:(:(

Trời lại thêm 1 chủ đề hay để các Spamer hoạt động đây phải không PA ? :)
 
Ngôi Mộ Mới Đắp​

(Phần I)
Tối hôm ấy, trời mưa không lớn lắm nhưng rả rít lê thê, kéo theo cơn gió thổi se sắt từng hồi. Con đường đất chạy giữa nghĩa trang bình thường vốn đã có ít ai qua lại huống chi giờ này đã quá nữa khuya, lại gặp dêm giông bão nên càng vắng vẻ tiêu điều. Lẫn trong tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương từng chập kêu vang. Không gian bao trùm một màu ảm đạm thê lương.

Trên khúc đường lầy lội ấy, hai bóng đen sánh vai cắm đầu dạo bước, đó là Nghiêm và Đào. Cả hai đều mặc quần áo màu đậm, đầu đội nón vải tay cầm xẻng cáng sắt và vai đeo túi vải nâu. Riêng Đào còn thủ thêm cái đèn pin và cứ lâu lâu lại bật lên soi xuống mặt đường loang loáng nước, vài lần như thế khiến nghiêm cầu nhầu chửi rồi dằn cái đèn bấm trong tay Đào nhét vô túi vải đeo bên sườn.

Nghiêm cẩn thận như thế là phải, vẫn biết giờ này đã quá khuya, hai bên lối đi chỉ thấy san sát những ngôi mộ mới, cũ, đủ kiểu, đủ cỡ nằm phơi mình dưới trời mưa. Nhưng biết đâu chẳng có ai đó nằm trú ẩn theo khuôn viên nghĩa địa còn thức và bắt gặp hai gã vào đây giữa lúc khuya khoắc này.

Thậm chí Đào muốn dừng lại tìm một chỗ khuất gió châm điếu thuốc nhưng Nghiêm cũng không cho. Vào ban đêm là yếu điểm sinh tử, Nghiêm đã dặn dò Đào thật kỹ chiều nay trước khi hai gã bày con gà luộc lên bàn thờ cúng tổ, thắp nhang khấn vái rồi lặng lẽ xuất hành vào giờ tý.

Nghiêm ở Cam pu chia về mới được hơn hai năm. Cam Pu Chia hiện nay có thể nói là một nước Việt nam nhỏ, hay đúng hơn là một thuộc địa của VN, với số người Việt sang định cư đã lên đến cả triệu kể từ cuộc xâm lăng 20 năm trước. Người Việt sang đây phát triển đủ mọi ngành nghề, hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Nghiêm là một trong số lưu dân đó, chỉ khác một điều là Nghiêm ở Cam Pu chia tới 3 năm, nhưng không phải là làm ăn. Gã sang để học nghề nhà giáo của một ông ngành miên về buà ngãi và thuật thôi miên.

Xứ chuà tháp vốn nổi tiếng là tỷ phú với bao nhiêu là thầy buà, thầy pháp xuất quỷ nhập thần. Sư phụ Thạch Sen của Nghiêm là một trong những vị đó cư ngụ tại thủ đô Nam Vang mà dân gian truyền tụng là một pháp sư cao tay ấn và bậc nhất. Nhận Nghiêm làm đệ tử tử trong nhà trọ 3 năm.
Nghiêm thành đạt, trở về quê quán ở miền Tây, giáp quốc lộ 4, ngay trong huyện Châu Thành, nữa tỉnh nữa quê. chờ dịp hành nghề ứng dụng những điều mà gã đã được truyền dạy.
Một trong những bí quyết tuyệt chiêu trong thế giới huyền bí của thầy Thạch Sen là lấy bàn tay của một người chết vì sét đánh, dùng làm buà hộ mạng đi ăn trộm. Thực tế chẳng biết đã có ai áp dụng chưa nhưng thầy Thạch Sen quả quyết rằng hành nghề đạo chích mà có được một bàn tay người chết vì sét đánh, ban đêm lọt vào nhà người ta thì dù gia chủ còn đang thức, cũng hoàn toàn bị trấn áp, nằm bất động không nhúc nhích gì được.

Nghiêm chờ đã lâu, sống vất vưởng gần 2 năm không có lợi tức, mọi chi tiêu dều trong vào Huệ, cô vợ không chính thức mà Nghiêm mới dụ dỗ được sau khi hồi hương. Tuy vậy Nghiêm vẫn tin rằng mình sẽ có ngày giàu, bởi vốn liếng buà ngãi thầy Thạch Sen truyền cho Nghiêm thừa sức giúp gã tạo dựng cơ nghiệp.
Trong tương lai khi có tiền, Nghiêm sẽ bỏ ngay cô vợ nhà quê đó, gã sẽ trở lại nam Vang tạ ơn thầy rồi lên Sài Gòn mua hộ khẩu lập nghiệp vĩnh cửu. Trong khi chờ đợi thì cứ tạm ngửa tay xin tiền vậy để sống qua ngày.

Đợi mãi cho đến cách đây mấy hôm, Nghiêm mới nghe được bản tin xôn xao trong xóm là bà Năm Tước, một nông dân cùng xã của Nghiêm khi làm ruộng gặp trời mưa, núp vào dưới cây cổ thụ giữa cánh đồng, rồi bất ngờ bị sét đánh cháy đen người, chết ngay tại chổ.
Bà Năm Phước là một bóng mờ trong xã Vĩnh Thạnh, cho nên cái chết của bà không ảnh hưởng đến ai. Sở dĩ người ta bàn tán ầm ỉ chỉ vì có mấy ai bị chết vì sét đánh. Dân làng coi đó như là một cái điềm gì ghê gơm lắm. Xã Vĩnh Thạnh chưa từng xảy ra biến cố này bao giờ bởi nó rùn rợn quá. Riêng Nghiêm thì mừng rỡ vô cùng, đã vốn có quen biết với bà Năm Tước, hay nói đúng hơn là quen với chồng bà. khi gã lên đường sang Cam Pu Chia thì chồng bà, ông Năm có việc đi Cần Thơ không may bị xe đò cán chết, từ đó gia đình bà Năm Tước sa sút thấy rõ, chỉ còn trông cậy vào ít ruộng và vườn cây sau nhà.

Bất ngờ nghe tin bà bị sét đánh chết, Nghiêm lập tứcc hạy đi tìm đàn em là Đào để bố trí kế hoạch. Đào cũng biết gia đình bà Năm Tước tuy không thân lắm. Đào có món nghề tinh xảo là mở được tất cả các loại khóa, nhưng không may bị bắt quả tang lúc đang ăn cắp xe honda người ta gởi trước rạp hát ngoài thị xã.Đào ở tù hơn 1 năm, vừa ra chưa biết làm ăn gì thì được nghiêm đến tìm. Thế là cả hai rủ nhau đi dự đám tang của bà Năm tước, nhưng không ra mặt công khai bởi không thân thiết với gia đình người quá cố.

Khi đoàn người ra tới nghĩa địa, đặt quan tài ccạnh cái huyệt đã đào sẳn thì Nghiêm và Đào lảng vảng xa xa để quan sát để định vị trí. Đào thì núp sau 1 ngôi mộ lớn xây bằng đá cẩm thach, có mộ bia cao, chăm chú theo dõi ; Nghiêm cẩn thận hơn, tìm một ngôi mộ ngay chỗ đám ma, thắp mấy cây nhang làm bộ khấn vái y như gã ra viếng mộ cho ngày giỗ của một người thân.

Chờ người ta chôn bà Năm Tước xong và giải tán hết, hai gã mới bàn nhau công tác và hẹn nhau đêm hôm sau thực hiện. Nghiêm phải ra tay ngay trước khi xác bà Tước tan rữa, và nhất là trước khi con cháu mang vật liệu xi măng, gạch, cát ra xây mộ.
May cho Nghiêm là đêm nay trời mưa phùn dai dẳng, nghĩa địa vắng tanh, càng thuận lợi cho công việc của Nghiêm.
Ngôi mộ mới đắp của bà Tước nằm sâu trong góc nghĩa trang, nước mưa làm trôi dạt hẳn một mảng đất khá lớn. Mộ đắp không cao vì người nhà đang chuẩn bị xây gạch. Nghiêm cắm cái xẻng xuống chân, tháo túi vải đặt sang ngôi mộ bên cạnh, rồi giục đàn em bắt tay ngay vào công việc. Hai cái xẻng thi nhau đào xới, hất đất sang hai bên. Hai gã cắm đầu làm, không ai nói lời nào.
Mưa dường như vừa nặng hạt hơn và gió cũng rít lên giận dữ, đất biến thành bùn, dính chặt vào lưỡi xẻng nhưng may là mộ đất thấp nên chỉ khoảng 15 phút sau, Nghiêm đã ngừng tay reo lên nho nhỏ:
− Này, đụng nắp hòm rồi.
Đào đang khom người xúc đất bên kia nghe Nghiêm nói cũng đứng thẳng người thở phào nhìn đàn anh. Bổng nghe loáng thoáng trong tiếng mưa rơi có tiếng xe gắn máy từ ngoài cổng nghĩa trang chạy vào, cả hai mở to mắt nhìn nhau rất nhanh rồi cùng hướng nhanh về phía hương lộ. Tiếng xe mỗi lúc mỗi gần hơn, Nghiêm cuống quýt làm hiệu bảo đàn em leo khỏi miệng hố, khom người chạy lại núp sau ngôi mộ xây gần đó, cả 2 nín thở chờ đợi.
Quả nhiên chiếc honda chạy ngang, người ngồi trên xe mặc áo mưa, đội nón, phủ kín không trông thấy mặt. Xe qua rồi, Đào thở phào đứng dậy nhưng Nghiêm kéo ghì lại Đào ngồi xuống ngay rồi đặt tay lên miệng bảo gã im lặng tại chổ vì nghĩa trang chỉ có 1 lối vào mà không có lối ra bên kia. Chiếc xe honda chạy vào thì lát nữa sẽ theo lối cũ mà ra, nghĩa là sẽ đi ngang chỗ 2 gã 1 lần nữa.

Đào lau hai bàn tay nhăn nheo vào ngực áo rồi toan lấy thuốc nhưng Nghiêm lắc đầu nhìn gã ra lệnh cất đi dù rằng chính Nghiêm cũng đang rất thèm thuốc. Quả nhiên chỉ 5 phút sau chiếc honda chạy ra và mất hút, bấy giờ Nghiêm mới đứng dậy, mặt nghênh nghênh tự đắc cho phép đàn em hút thuốc trước khi nhảy xuống hố và đào đất tiếp.
Hai đứa hồi hộp cào lớp đất phủ trên quan tài rồi Nghiêm quăng cái xẻng lên đống đất mới đào, nhoài người với lấy cái đèn pin để soicho rõ nắp hòm bằng gỗ tạp. Đào cũng ngừng tay, leo lên ngồi núp sau ngôi mộ châm thuốc hút, rít được vài hơi, gã nghiêng tay che điếu thuốc và chuyền xuống cho Nghiêm đang đứng dưới hố sâu bên cạnh quan tài rồi Đào mở túi vải lôi ra cái xà beng khác và cái bứa loại bửa củi vừa nặng vừa sắc. Nghiêm quăng điếu thuốc và giục:
− Lẹ lên, xuống đây mày.
Đào cầm dụng cụ nhảy xuống bên cạnh Nghiêm, thọc xà beng vào nắp hòm cạy mạnh. Vài cái đinh bật lên kêu răng rắc, Nghiêm vội quay đi, nhăn mặt hỏi:
− Tao dặn mày mang hai chai dầu cù là, mày có mang theo không?
Đào cũng vừa buông xà beng quay mặt đi để tránh làn hơi nồng nặc từ nơi kẻ hở của quan tài vừa mở ra rồi gã thọc tay vô túi quần, lôi ra lọ dầu nhỏ và đưa cho Nghiêm, Nghiêm vội vàng mở nắp, dốc cả nữa chai ra lòng bàn tay và thoa lên mũi để đánh bớt mùi hôi của xác chết đã hơn 1 tuần, tiện tay, Nghiêm thoa luôn vào mặt Đào và giục:
− Lẹ lên, 2 giờ sáng rồi.
Rồi trong khi Đào khom người cạy cái nắp quan tài thì Nghiêm lăm lăm cầm sẳn cái búa đứng bên cạnh. Tiếng những cây đinh bật khỏi nắp quan tài nghe rõ mồn một mặc dù mưa vẫn còn nặng hạt. Trong khoảnh khắc, nắp quan tài tung ra. Nghiêm bật đèn pin soi cho rõ, xác bà Năm Tước nằm cứng đờ đã bắt đầu trương lên. Một tia chớp chói lào trên bầu trời soi rõ cái xác chết gầy gò đen đủi khiến Đào giật mình kinh hãi vì có cảm tưởng như bà Năm vừa mở mắt nhìn gã, rồi tiếp theo một loạt sấm vang dậy, cả Nghiêm cũng cảm thấy rờn rợn, không dám nhìn xác chết nữa. Gã tự trấn tỉnh, ngước mắt lên trời và càng giục đàn em làm việc cho mau. Nghiêm đỡ cái xà beng trong tay Đào rồi lạnh lùng ra lệnh:
− Làm đi, làm liền đi.
Đào cầm búa quay sang hỏi:
− Ơ..chặt 1 tay hay chặt cả hai vậy anh?
Nghiêm đở nắp quan tài và nói:
− 1 cái đủ rồi, lẹ lên.
Đào nhìn đàn tay hỏi lại:
− Sao không lấy luôn 2 bàn tay cho chắc ăn anh? Mất cái này còn cái kia.
Nghiêm lại gạt đi:
− Thôi, 1 cái thôi. 1 cái đủ rồi, chặt lẹ lên. Nhớ nha, nhớ là tay phải nha, đàn ông tay trái, đàn bà tay phải.
Đào khom người cuối xuống, nước mưa trên vành nón chảy thành dòng xuống sát mặt thấm ướt. Đào lôi cánh tay phải cứng đơ của xác chết, kê bàn tay lên mặt hòm rồi giơ búa bổ xuống.

Cái búa sắc và nặng chình chịch, thế mà chém tới 4 nhát bàn tay bà Năm mới đứt lià, văng sang bên cạnh. Nghiêm đẩy cánh tay cụt của bà Năm lại rồi đậy nắp quan tài lại. Đào lượm bàn tay có 5 ngón trơ khều dính hết bùn đất, bỏ vào bao nylon rồi lòm còm leo lên khỏi miệng hố.
Gã đặt bao nylon trên cái mộ xây bên cạnh rồi hỏi đàn anh:
− Anh Hai, có phải lấp đất lại không anh Hai?
Nghiêm cũng vừa leo lên, hắt hơi mấy cái vì hơi lạnh thấm vào cơ thể. Gã châm điếu thuốc hít một hơi rồi bảo:
− Kệ mẹ nó mày ơi, khỏi lấp lại. Lấy cái búa với cái xà beng về được rồi.
Đào dè dặt đề nghị:
− Anh Hai à, lấp sơ sơ lại cho người ta khỏi thấy nhen anh Hai?
Nghiêm tư lự một chút rồi làm theo lời đàn em. Cánh tay mỏi nhừ vì đất bùn bám rít vào lưỡi xẻng nhưng 2 gã không dám nghỉ. Trong nháy mắt, 2 gã đã đắp lại ngôi mộ, thu dọn đồ nghề, đưa mắt nhìn quanh nghĩa địa rồi cắm đầu bước lại con đường cũ ra khỏi khuôn viên đất thánh.
Mưa vẩn rơi nặng hạt, gió vẫn thổi rì rào bên tai và sấm chớp lập loè như giận dữ. Cả 2 ướt đẩm như chuột lột nhưng sự háo hức làm dâng trong lòng họ niềm vui lớn khi nghĩ đến tương lai có được bàn tay sét đánh đem về ướp muối, tẩm rượu phơi khô, nghề ăn trộm sẽ mở ra một lối thoát thênh thang cho 2 gã.

Ngay từ ngày mai, Nghiêm sẽ theo dõi và lập danh sách những nhà giàu trong xã, trong quận, rồi tiến dần ra thị xã. Chắc chắn chỉ một vài vố là giàu to. Nghiêm rẽ vào nhà mình hay đúng ra là nhà Huệ, một căn nhà gỗ do người chị ruột của Huệ để lại. Thuở ấy người chị lớn của Huệ gọi là Trang, lấy chồng có nghề đi biển trong đoàn tàu đánh cá quốc doanh. Huệ ở chung nhà, có hộ khẩu chính thức. Một hôm Trang xuống ghe của chồng ra khơi rồi đi luôn sang Thái Lan và cuối cùng định cư ở Mỹ. Huệ thừa hưởng căn nhà của chị, lại được chị lâu lâu gởi tiền về nên sống rất thoải mái. Quanh năm chỉ có tiếp mấy gã công an, cán bộ lại chơi, có khi ngủ qua đêm.

Bước sang thập niên 90, khi nhà nước đổi mới, Huệ tuổi cũng bắt đầu lớn, phải bắt tay làm ăn lo tương lai. Cô xin vốn bên Mỹ, ra chợ huyện buôn bán nhưng không có tay làm ăn nên cứ mất dần. ông bà già viết thư sang cho cô con gái bên Mỹ dặn không được gởi tiền cho Huệ nữa vì nghi Huệ cho trai. Từ đó mỗi khi cần, Huệ đều về ngửa tay xin tiền cha mẹ ở ngoài thị xã.

Cách đây hơn 1 năm, tình cờ Huệ gặp Nghiêm trên chuyến xe đò đi Cần Thơ. Lúc xe đậu trên phà, Ngiêm có dịp tán tỉnh, kể chuyện Nam Vang khá hấp dẩn, làm Huệ rất thích cái óc phiêu liêu mạo hiểm của Nghiêm. Từ đó 2 người quen nhau, và Huệ cho Nghiêm dọn vào chung sống dù không có hộ khẩu chính thức. Lúc này chính quyền địa phương đã nới lỏng, ai ai cũng lo kiếm tiền thủ thân, nhờ vậy nhân dân cũng tương đối dễ thở.
Nghiêm và Đào về đến nhà đã khoảng 3 giờ sáng, cả hai cùng khoan khoái thở phào vì vừa hoàn thành công tác một cách êm xuôi, vượt qua cái bước đầu khó khăn nhất là moi được bàn tay sét đánh đem về làm của riêng, chỉ còn chờ ngày gặt hái kết quả. Tương lai rực sáng sắp mở ra, nghiêm sẽ không còn ngửa tay xin tiền Huệ và Đào sẽ không còn khổ sở đi ăn cắp vặt nữa. Có bàn tay sét đánh, hai gã có thể ngang nhiên vào nhà người ta dọn cả cơ nghiệp mà không ai làm gì được.

Để tránh rủi ro công an hoặc lối xóm phát hiện, Nghiêm mở cửa sau, rón rén cùng Đào xách đồ tắm rữa sạch sẽ vào khoảng 3 giờ sáng. Huệ vẫn ngủ say ở nhà trên, không hề biết chồng về. Phía sau nhà Nghiêm là con kinh thủy lợi nước đục lờ.
10 năm trước Ngiêm từng góp bàn tay đào con kinh này cùng với dân trong xã. ông Năm Tước lớn tuổi nên được bố trí làm trưởng toán thủy lợi của xã Vĩnh Thạnh. ông làm ít nói nhiều, ngày ngày bà Năm mang thức ăn nóng ra cho chồng và lâu lâu Nghiêm cũng được ăn ké món thịt gà bằm nhỏ kho xã ớt.
Nhìn dòng nước, Nghiêm thoáng rùn mình vì hình ảnh gầy gò của bà Năm nằm trong quan tài chợt hiện về thật rõ ràng trong đầu Nghiêm. nhà Đào cũng ở gần đây, cũng hướng ra con kinh đào. Dọc ngang có những cụm lục bình trôi lờ lững.
Hai gã đứng trên chiếc cầu gỗ bắc bằng mảnh ngang dài từ sân sau chìa ra mặt kinh khoảng gần 2 thước. Cả hai dùng cái thùng bằng mủ khom người múc nước xối. Tắm xong, Nghiêm thảy ho đàn em bộ quần áo cũ của mình rồi bảo:
− Nè, thay đồ đi rồi mang cái ấy ra đây.
Đào đang lau người, ngơ ngác hỏi:
− Lấy gì anh Hai?
Nghiêm gắt nhẹ:
− Còn cái gì nữa, mang ra cho tao rữa rồi ngâm rượu.
Đào hiểu ra, chạy vào bếp mở cái túi vải ướt đẩm, lôi ra cái bao nylon đựng bàn tay bà Năm Tước. Gã hỏi Nghiêm:
− Anh Hai, vậy chừng nào mình xài được?
Nghiêm cầm bàn tay cụt ngủng vủa bà năm giơ ra dưới ngọn đèn tròn sau bếp, lật qua lật lại và gật gù đáp:
− 49 ngày, kể từ ngày hôm nay.
 
Ngôi mộ mới đắp​

(Phần II)

Nói đến câu ấy, Nghiêm chợt nhớ đến sư phụ Thạch Sen bên nam Vang đã từng một lần biểu diển cho Nghiêm thấy sự linh nghiệm của bàn tay sét đánh sau khi yểm bùa. Nghiêm nhớ hôm ấy ba bốn đệ tử chân truyền của Thầy, ngồi trong căn phòng khép kín. Thầy Thạch Sen đọc thần chú rồi giơ bàn tay sét đánh ra trước mặt. Lập tức cả bọn trở thành những kẻ chết đứng, tuy trí óc vẫn hoàn toàn tỉnh táo, nhưng chân tay cứng đờ, không cử động được và mồm miệng há ra nhưng không nói được lời nào. Cái bàn tay khô đét ấy là một vật bất ly thân của Thầy Thạch Sen, không bao giờ Thầy cho bất cứ đệ tử nào mượn để hành nghề. Lúc nhìn Thầy biểu diển, Nghiêm đã nghĩ ngay trong đầu rằng có được bàn tay sét đánh thì làm giàu dễ dàng quá. Không ngờ hôm nay giấc mộng của nghiêm vừa trở thành sự thật. Đào đứng bên Nghiêm sốt ruột than:
− Trời ơi, 49 ngày mới xài được. Lâu dữ vậy anh Hai?
Nghiêm hãnh diện giảng:
− Phải rồi, phải vô buà chứ mậy, xài ẩu đâu có được. Trước 49 ngày bùa không linh nghiệm đâu. Sư phụ tao nói rồi có người xài buà không cẩn thận nghen, bị bùa quật chết luôn đó.
im lặng 1 chút, Đào lại hỏi:
− Chắc không anh, anh Hai? Anh có xài thử chưa?

Nghiêm ngồi trên bờ kinh, nhúng bàn tay xuống bờ kinh chà xiết cho hết đất cát và trả lời:
− Chắc sao không chắc mậy. Sư phụ đã nói rồi, chính mắt tao nhìn thấy. Tao nói mày nghe nha, nhiệm vụ của mày là chỉ mở ổ khóa thôi. Khi lọt được vào nhà của người ta, tao giơ bàn tay sét đánh ra là mọi người trong nhà cho dù thức hay ngủ cũng đều chết cứng luôn á. Mình muốn làm gì thì làm, mày dọn nguyên nhà người ta, người ta cũng không làm được gì mày đâu, chỉ nằm đó mà nhìn thôi.

Đào hăm hở đề nghị:
− Anh Hai, mình vô nhà thằng cha Sanh nha anh Hai, thằng chả là bí thư huyện mới nghỉ hưu năm rồi. Trời anh Hai ơi, chả giàu lắm. Em nghe tụi nó nói vàng của thằng chả có cả rương luôn đó. Em nhắm rồi, nhà thằng chả vô dễ ợt à. Leo nhánh cây xoài vô ban công, cửa trên lầu lúc nào cũng dể mở hết á.
Nghiêm hài lòng nói:
− Ừ, mày tính trước đi, nhắm cái vụ nào là cái vụ nó đích đáng nha.
Rửa bàn tay người chết xong, hai đứa vô nhà, Nghiêm chỉ cái giường tre kê sát vách nhà bếp, trên đó ngổn ngang chai lọ và bát đĩa, bảo đàn em:
− Mày nhậu sơ sơ rồi nằm đó ngủ đi nha. Lát sáng bả dậy, tao lấy tiền rồi mình ra chợ ăn hủ tiếu. Ngủ đi!

Rồi Nghiêm lấy cái nồi cũ, đặt bàn tay bà Năm vào đó rồi đổ đầy muối lên y như người ta muối cá để đem phơi cho cá khỏi hư thối. Gã đậy cái nồi, đặt trên cái tủ đựng thức ăn. Gã rửa tay một lần nữa bằng xà bông rồi tắt đèn bếp và rón rén lên nhà.
Gã lấy tấm chăn bằng vải mủ đem xuống cho Đào đắp tạm vì nhà khá nhiều muỗi rồi gã quay lên nhà với vợ. Trong ánh sáng mờ mờ, Huệ nằm nghiêng quay mặt vào vách, đắp tấm chăn mỏng ngang bụng. Gã đứng nhìn một lúc rồi lại quay xuống bếp, gã thấy không nên để cái nồi đựng bàn tay sét đánh trên tủ gạc măng giê vì hớ hênh quá, sáng mai Huệ thức sớm, rủi cần tới cái nồi, mở ra gặp bàn tay người chết thì lôi thôi to. Gã lại bật đèn, nhìn quanh một lúc rồi quyết định bưng cái nồi xuống.
Đào ngóc đầu dậy, nhăn mặt càu nhàu vì chói mắt nhưng Nghiêm lờ đi. Trước khi giấu sau dống củi, Nghiêm mở nắp và nhìn bàn tay sét đánh một lần nữa cho chắc ăn rồi gã bới đống củi, đặt cái nồi vô sát vách và xếp những thanh củi chồng lên trên.
49 ngày phơi khô và yểm bùa là khoảng thời gian khá dài, không biết rồi gã sẽ giấu bằng cách nào để Huệ không phát giác ra trò kinh dị này.
Nghiêm tắt đèn lên nhà, nhẹ nhẹ vén mùng chui vô với Huệ, chiếc giường cũ reo lên răng rắc làm Huệ giật mình mở mắt, lật người nằm ngửa rồi ngẩng đầu lên nhìn Nghiêm và hỏi:
− Ủa, đi đâu giờ này mới về vậy? Mấy giờ rồi?
Nghiêm choàng cánh tay ôm lấy Huệ và đáp:
− Anh đi nhậu với mấy thằng bạn, tụi nó không cho anh về.
Huệ nhắc lại câu hỏi:
− Mấy giờ rồi?
Nghiêm vừa ngáp vừa nói:
− Chừng 3 giờ sáng, ngủ đi em.
Huệ nhắm mắt toan ngủ tiếp, nhưng sực nghĩ ra 1 điều lạ, cô mở mắt, xoay hẳn về phía Nghiêm và hỏi:
− Ủa, anh nói anh đi nhậu mà sao không thấy mùi rượu gì hết vậy?
Nghiêm ú ớ đáp:
−...Thì hôm nay tại anh nhức đầu, uống có chút đỉnh à.

Huệ cằn nhằn:
− Uống có chút đỉnh mà lâu dữ, anh đó nha, không lo làm ăn gì hết trơn á. Tối ngày lo nhậu nhậu nhậu không à. Em hết tiền xài rồi đó, không còn đồng bạc nào hết. Từ ngày anh dọn vô ở với em nè, ba má em từ cái mặt em rồi, đâu có dám về nhà xin tiền nữa đâu. Nè, cái sợi dây má cho cũng bán luôn rồi, bây giờ anh tính làm sao anh tính đi.
Nghiêm gật gù nói bằng giọng tự tin:
− Em yên chí đi, mình sắp giàu to rồi. Tháng tới anh đi làm, bảo đảm với em tiền vô như nước, xài hoài, xài thả cửa.
Huệ ngờ vực hỏi lại:
− Trời đất, làm gì mà giàu, ăn trộm chắc? Thời buổi này làm ăn khó thấy mồ. Nè, anh à hay là...mình qua Miên đi. ở bển anh quen nhiều lắm phải hôn?
Vừa nói, Huệ vừa lòm khòm đi xuống nhà đi tiểu. Nghiêm mệt mỏi, nằm xích vô, nhắm cặp mắt cay xè, cố ngủ một giấc.
Bổng gả giật mình ngồi bật dậy vì tiếng hét quá lớn của Huệ dưới bếp. Hóa ra Nghiêm đã sơ ý quên nói cho Huệ biết là có Đào nằm ngủ dưới cái giường tre để đồ gia dụng, cho nên khi Huệ vừa bật đèn, nhìn thấy một người đàn ông nằm co quắp dưới bếp, cô kinh hoàng thét lên rồi bỏ chạy lên nhà. Nghiêm đỡ vai vợ và bảo:
− Em, thằng Đào nó đi nhậu với anh, nó say quá cho nên anh đưa nó về đây ngủ đỡ.
Huệ đưa tay lên ngực thở hồng hộc và trách:
− Trời ơi...vậy mà không nói trước gì hết, làm em hết hồn vậy đó. Tưởng là gặp ma chứ!

Đào nghe tiếng la cũng giật mình ngóc đầu dậy, nhe răng cười với Huệ rồi lại nằm xuống ngủ tiếp. Huệ đi tiểu xong trở lên chui vào mùng nằm bên Nghiêm. Cả hai không nói gì nữa vì cùng mệt mỏi giữa đêm về sáng, chỉ trong khoảnh khắc đã thiếp đi trong giấc ngủ êm đềm.
Chiều hôm sau Nghiêm một mình mò ra nghĩa địa nhìn ngôi mộ bà Năm Tước, Nghiêm đứng xa xa khuất sau cái mộ xây khá lớn chăm chú quan sát. Gã thấy hai người con trai của bà Tước đang xúc đất đấp lại. Cũng may là họ tin rằng đâm qua trời mưa lớn làm đất trôi đi, chứ không hề mảy may hình dung ra chuyện đào mả, chặt tay của Nghiêm và Đào và vì vậy họ không khai báo với công an mà chỉ hùn nhau mua xi măng, gạch cát khuân ra xây cho bà Tước ngôi mộ khá tươm tất có gắn bức hình trắng đen của bà trên mộ bia.

Thời gian trôi rất chậm, Nghiêm và Đào đếm từng ngày để bắt tay hành nghề ăn trộm. Tiền bạc càng ngày càng cạn, không còn chổ nào có thể vay mượn được nên hai gã càng nóng lòng trông vào sự linh nghiệm của bàn tay sét đánh. Chiếc honda của Nghiêm đã bán từ năm ngoái, chiếc cúp của Đào cũng bay từ ngày gã còn ở tù. Gia đình cần tiền cần tiền tiếp tế, tình hình tài chánh coi như kiệt quệ nếu như không có niềm hy vọng vào bàn tay bà Năm Tước.

Nhiều hôm lang thang ngoài thị xã, Đào đã toan yếu lòng ăn cắp một chiếc xe gắn máy để bán đi tiêu tạm. Mở khóa xe đối với gã quá dễ, huống chi gã có sẳn một đường dây tiêu thụ hàng ăn cắp. Nhưng gã nhớ lại những ngày tù vừa qua rồi lại thêm lời căn dặn của Nghiêm là phải rán nhịn thêm một ít lâu nữa, Đào đành thắt lưng buộc bụng chờ ngày chính thức ra quân cùng Nghiêm mang theo bàn tay sét đánh. Đào tin rằng cái bửu bối hiếm hoi ấy sẽ đem lại sự phồn vinh cho hai gã đúng như lời Thầy Thạch Sen đã tỉ mỉ truyền dạy cho Nghiêm.

Bảy tuần lễ, mỗi tuần một lần, Nghiêm lấy cái bàn tay sét đánh đen đủi của bà Năm ra yểm bùa vào giờ Tý, thắp nhang khấn vái rồi lại dấu trong cái hộp sắt, dấu ở một chổ kín đáo dưới bếp. Huệ thì hoàn toàn không biết những việc Nghiêm làm, không biết chồng mình là một kẻ vừa mê tín, vừa ác độc, dám chặt tay người chết mang về để trong nhà Huệ.

Đến ngày thứ 49, ngày trọng đại cuối cùng. Đào đạp xe qua nhà Nghiêm theo lời dặn trước của đàn anh. Lúc ấy trời đã nhá nhem tối, Nghiêm kiếm cớ đuổi vợ đi để hai đứa bày bàn thờ thắp nhang cúng tổ, đặt bàn tay sé đánh đã phơi khô đét lên khấn vái.
Trời cuối năm trời không trăng sao, gió hiu hiu lạnh từ con kinh thổi vào. Hai đứa đang lâm râm cầu khẩn thì ba cây nhang trên bàn thờ bổng cháy vụt lên như một bó đuốc, rồi tron glàn khói tỏa mù nghịt bốc lên, Đào thấy khuôn mặt bà Năm Tước mờ mờ hiện ra, Đào kinh hãi dụi mắt nhìn lại thì bà đã biến mất và ngọn lửa mới lúc nãy bùng lên cũng tắt luôn, chỉ còn lại ba que nhang tỏa khói nhoè nhoẹt. Đào hoảng hốt quay sang hỏi đàn anh:
− Anh Hai, sao kỳ vậy anh, sao tự nhiên lửa cháy lớn quá vậy?
Nghiêm trấn an:
− Trời đất ơi, như vậy coi như là Tổ đã chứng nhận lời cầu xin của mình rồi, điềm tốt chứ có gì đâu mà sợ.
Đào tin vào kinh nghiệm buà ngãi của đàn anh nên cũng yên lặng. Rồi hai đứa ngồi dưới bếp ngã nghiêng, hạ con gà xuống làm mồi, uống cạn một chai rượu trắng trước khi chia tay hẹn tối mai xuất hành chuyến thứ nhất đến nhà Nguyễn Văn Sanh, cán bộ hồi hưu giàu có tiếng trong huyện. Nghiêm dặn đàn em:
− Ê, nè tối mai nha, mày ở nhà chờ tao. Đừng có nhậu nghen mậy, xỉn là hư hết chuyện đó. Khoảng chừng 11 giờ tao qua là đi liền đó nha. Ê...ê..Nhớ mang cái túi mà bửa trước mày cầm ra nghĩa địa đó với cây đèn pin nghe hôn?
Đào gật đầu rồi thơi thới đạp xe ra về.

Tối hôm sau nhằm ngày thứ bảy, để đở sốt ruột chờ trời tối. Đào thả bộ ra quán hủ tiếu ở chợ huyện, đây là một tiệm ăn thuộc loại sạch sẽ nhất tong chợ huyện mà Đào là khách thường trực. Đã cả mấy tháng nay Đào không ghé vì gã còn nợ chủ nhân khá nhiều tiền. Hôm nay gã thấy lòng tự tin hẳn lên, bởi chỉ sau chuyến hàng đêm nay, sáng mai gã có thể ôm mớ tiền ra trả cho quán để lấy lại sự kính nể của chủ tiệm và mấy cô chạy bàn.
Nhìn thấy Đào bước vào, chủ quán đứng sau quầy thất vọng lắm vì chẳng biết bửa nay gã có trả đợc chút nào hay không. Nhưng vốn biết Đào là tay du đãng từng vào tù ra khám cho nên họ ngại không dám đuổi. Đào nghênh ngang kêu một tô hủ tiếu Nam Vang đặc biệt nhiều đồ biển và ly cà phê sữa đá cho nhiều sữa.

Chủ quán nhìn gã bằng bộ mặt lạnh như tiền để tỏ thái độ, nhưng Đào lờ đi. Giờ ăn tối đông khách, cả tiệm giờ chỉ còn một bàn trống, Đào ngồi sâu sát vách tường phía trong, dưới những ngọn đèn vàng úa có những con muỗi bay lượn xung quanh, lâu lâu rớt xuống sàn.
Đào phì phèo điếu thuốc, đăm chiêu nhìn ra cửa nghĩ đến chuyến ra quân trọng đại đêm nay, Lão Sanh có đến mấy trăm lượng vàng cất trong cái rương gỗ trên lầu, người ta đồn nhau như vậy, đêm nay Đào và Nghiêm sẽ ra tay khuân hết.

Ngoài cửa dăm ba người ăn mày ngồi tú tụm trước hiên chìa tay xin mỗi lần khách bước vào. Họ ngồi đó thì được, nhưng hễ xông vô tiệm thì chủ nhân đuổi ra ngay để khách ăn uống thoải mái. Cô hầu bàn mang hủ tiếu và cà phê ra đặt trước mặt Đào, Đào ngậm lệch điếu thuốc một bên mép, lấy thià khuấy mạnh ly cà phê rồi nhấp một ngụp nhỏ. Gã hài lòng thở phào khoan khoái rồi cầm muỗng đũa bắt đầu thưởng thức tô hủ tiếu. Đào ăn được chừng nữa tô, ngồm ngoàm nhai một cách sung sướng thì một bà ăn mày từ ngoài cửa lừ đừ tiến vào, đứng ngay trước mặt Đào nỉ non xin tiền:
− Xin cậu Ba làm phước bố thí, tôi già nua tật nguyền còn có một tay.

Người đàn bà gầy gò, khẳng khiu, áo quần dính bết bùn đất, chià cả hai bàn tay xương xẩu ra trước mặt Đào, bàn tay trái còn nguyên, bàn tay phải thì cụt, mất hẳn từ cổ tay mà vết thương hình như chưa lành. Đào bực bội nhìn lại quầy, toan bảo chủ tiệm lại đuổi vì tiệm này vốn nổi tiếng là không để ăn mày quấy rầy thực khách, nhưng chủ tiệm vừa vào bếp. Người đàn bà tiếp tục ỉ ôi nhắc lại:
− Tôi già nua tật nguyền, còn có một tay ; cậu Ba làm phước bố thí.
Đào ngẩng lên nhìn, rồi chỉ trong nháy mắt đã khựng lại, mồm há ra, mắt lạc thần, buông rơi đôi đũa xuống đất và gập người ói mửa luôn ra bàn. Bánh phở cùng với thịt heo thoăn thoắt tuôn ra, văng vải cả vào tô hủ tiếu lẫn ly cà phê sửa đá trước mặt bởi vì người ăn mày đang đứng trước mặt Đào chính là bà Năm Tước mà 49 ngày trước Đào đã cạy nắp quan tài chặt đứt bàn tay phải.
 
Ngôi nhà mới đắp​

(Phần III)

Dưới ánh đèn nhợt nhạt từ góc trần chiếu xiên xuống, khuôn mặt bà xanh xao và lạnh lẽo đến rợn người, khuôn mặt ấy chẳng khác gì 49 ngày trước Đào đã nhìn thấy trong ánh chớp chói loangoài nghĩa địa khi Đào quật mồ chặt đứt bàn tay phải của bà.
Đào tiếp tục ói mửa làm chủ quán cũng như mọi thức khách đều quay nhìn và nhăn mặt khó chịu, người đàn bà hành khất vừa quay lưng thừng thửng bước ra ngoài một cách chậm chạp.

Chủ quán chạy lại hỏi thăm Đào vì tưởng Đào trúng gió, nhưng Đào vẫn tiếp tục ói mửa rồi đứng dậy lom khom lê bước ra đường thất thểu về, quên cả chiếc xe đạp dựng trước cửa tiệm. Chủ quán trong tiệm bước ra tận lề đường đứng trông theo, ngơ ngác không hiểu vì sao bửa nay Đào lại hiền lành như vậy, bình thường gã hay nạt nộ mấy cô chạy bàn ra oai mà cô nào cũng phải vuốt ve gã bởi biết gã là tên du đảng có máu liều lĩnh. Dù sau đi nữa thì chủ quán cũng tha, không ghi sổ tính tiền nợ của Đào bửa nay.

Đào đi nhanh lại nhà Nghiêm, mặt tái xanh không còn hột máu, mồm nói lảm nhảm như bị ma nhập. Gã nhớ lại tối hôm qua khi gã và Nghiêm đặt bàn tay sét đánh lên bàn thờ đốt nhang cúng vái 49 ngày thì 3 cây nhang đã bất thần vụt lửa cháy lơn và khuôn mặt bà Năm đã hiện ra mờ mờ trong làn khói dày đặc. Đào hoang mang nghi ngại ngay từ phút ấy, nhưng Nghiêm lại bảo rằng đó là dấu hiệu bàn tay đã được nhập buà và Tổ đã nhận lời xin của Nghiêm, Đào tin đàn anh của mình nói thật. Nhưng hóa ra hôm nay mới biết là vong hồn bà Năm hiện ra trong làn khói xanh để cảnh cáo Đào. Với bất cứ giá nào, Đào phải ngăn cản Nghiêm chấm dứt trò chơi này, nếu Nghiêm không nghe thì Đào phải tự rút lui để tránh những hậu quả hải hùng chắc chắn sẽ xảy đến.

Tới nhà Nghiêm, Đào sồng sộc từ ngoài cửa đi thẳng vào sân sau, không chào hỏi gì cả. Vợ chồng Nghiêm đang ăn cơm dưới bếp trố mắt nhìn Đào bất ngờ xuất hiện, Đào mếu máo bảo đàn anh:
− Anh Hai ơi anh Hai, em mới vừa gặp..bả
Nghiêm ngơ ngác hỏi lại:
− Gì? Bà nào? Mày gặp ai?
Đào nhướng cặp mắt lờ đờ nhìn ra sau nhà rồi lại nhìn lên nhà trên lo âu nhấn mạnh:
− Trời, bà Năm chứ bà nào. Bả hiện về rồi anh ơi.
Huệ đặt bát cơm, ngạc nhiên nhìn Đào rồi chen vào:
− Bà Năm nào? Đi đâu mà hiện về?
Rồi sực nhớ ra, Huệ nói luôn:
− Ờ ợ...cái bà Năm Tước hả, phải không chú? Bà Năm Tước mới bị sét đánh phải không? Tự nhiên bả hiện về với chú hả? Trời đất, chú mắc mớ gì mà bả hiện về với chú chứ?
Nghiêm nhìn Đào gắt nhẹ:
− Thôi đi, nói bậy nói bạ không à
Đào run run kéo cánh tay Nghiêm và trì triết nói:
− Anh Hai ơi anh Hai, em thấy anh nên đem đi chôn đi anh Hai ơi, mang ra nghĩa địa chôn lại đi anh Hai, trả lại cho bả đi anh. Nó không xài được đâu anh. Em sợ lắm rổi anh Hai ơi.
Trước cặp mắt ngơ ngác của Huệ, Nghiêm vội đứng dậy lôi Đào lên nhà và mắng:
− Cái gì, cái gì vậy, bộ mày xỉn rồi hả? Nói gì đâu không à, có bà xã của tao, mày làm ơn đừng có nói bậy nói bạ nghe chưa?
Hai đứa ra hẳn ngoài sân trước, Nghiêm nổi nóng nhắc lại:
− Tao thấy bửa nay mày khùng rối đó Đào. Trước mặt vợ tao nói gì kỳ cục vậy? Nó nghi bây giờ đó.
Đào lắc đầu mếu máo nói:
− Anh Hai ơi, bàn tay của bả.... anh để đâu rồi anh Hai?... Anh Hai....đem chôn lại đi anh Hai...anh Hai ơi em xin anh mà...cái vụ này em sợ quá à, không được đâu anh Hai!
Nghiêm lại cắt ngang:
− Cái gì vậy? Mày nói cái gì vậy? Tao không hiểu.
Đào vừa thở vừa kể:
− Anh biết hôn, em đang ngồi ăn hủ tiếu ở ngoài chợ, tiệm Thanh Xuân anh biết mà. Mới tức thì hồi nãy đó, bà ấy bước vô đứng ngay trước mặt của em xin tiền, em tưởng là con mẹ ăn xin, em định đuổi bả đi nhưng mà em nhìn kỷ lại là bả anh ơi! Trời đất ơi em sợ quá, bả đưa luôn cho em coi cánh tay cụt của bả nữa anh Hai, em thấy sợ quá ói tùm lum tùm la ra ngoài bàn rồi em chạy gấp về đây cho anh biết nè. Anh Hai nghe em nói nè, em với anh đem bàn tay chôn lại cho bả đi anh, trả lại cho bả mà, em năn nỉ anh đó.
Nghiêm nói ngay:
− Mộ của bả người ta xây rồi, làm sao đào xuống được nữa?
Đào khổ sở nói tiếp:
− Thì mình chôn gần đó cũng được mà, miễn mình có lòng trả lại cho người ta là được rồi, nếu không thì bả vật chết mình đó.
Nghiêm vẫn giậm chân lắc đầu:
− Chậc! Tao nghe mày nói không lọt tay chút nào hết à! Mày nói mày đang ăn hủ tiếu, bả hiện về? Tiệm đó lúc nào cũng đông người, ma nào hiện về chỗ đông người? Thôi dẹp đi mày!
Đào tha thiết nhắc lại:
− Em nói thiệt mà anh, nếu anh hổng tin hả, anh làm mình anh đi chư em không làm đâu, em không dám xía vô đâu.
Dứt lời Đào bỏ đi quên cả chào từ giã, Nghiêm bực bội nhìn theo rồi quay vào với vợ.
Nghiêm không nhục chí vì biết chắc thế nào Đào cũng quay lại vì Đào bây giờ còn đói hơn Nghiêm không còn đồng bạc dính túi. Có điều là Nghiêm không thể đi hành nghề một mình được bởi Nghiêm không có tài mở khóa, nhưng Nghiêm có bàn tay sét đánh làm buà hộ mạng, hễ vào được nhà nào là kể như xong.

Đào từ giã đàn anh xong, bước thất thểu như người mất hồn, đi được một quảng sực nhớ là mình còn quên chiếc xe đạp ngoài tiệm hủ tiếu nhưng gã không dám trở lại vì sợ hồn ma bà Năm vẫn còn lảng vảng trước cửa nhập vô một người hành khất nào đó để chờ đợi. Gã về nhà, đi thẳng xuống bếp rồi quay lên. Cha mẹ hỏi cũng không trả lời, chỉ lảm nhảm nói một mình. Chuyện ăn trộm giờ này đối với Đào không còn vương vấn chút gì trong đầu nữa, thậm chí gã hoàn toàn bị ám ảnh bởi bà Năm với cái ngoại hình gầy gò và xanh mét như con ma đói từ thế giới bên kia hiện về đòi ăn.
Đào ngồi thừ trên bực thềm ngoài hiên, nhìn ra khoảng không gian đen thẩm trước mặt, dãy nhà hàng xóm bên kia đường khuất sau những vườn cây dầy đặc lập loè ánh lửa như nhưng bóng ma trơi cố tình trêu ghẹo Đào trong một đêm tối trời. Gã cứ ngồi như thế rất lâu cho đến khi bà mẹ ra tận nơi kéo tay gã bảo vào ngồi, gã mới uể oải đứng dậy để nguyên quần áo lên giường nằm.

Nhưng nằm nhắm mắt được một lúc, Đào bổng nghe trong tai vang lên những tiếng gõ thật rõ, cứ 4 tiếng 1 lần rồi lại ngừng, rồi lại vang lên, lần nào cũng 4 tiếng. Những tiếng gõ ấy lúc đầu còn nhỏ. Từ từ mỗi lúc một lớn hơn, mạnh hơn và gã giật mình choàng bật dậy vì gã chợt nhận ra đó là tiếng búa gã đã bổ 4 nhát xuống cổ tay bà Năm Tước ngoài nghĩa địa.

Mồ hôi vãi ra như tắm, Đào ngồi lên, lò mò bước xuống tìm nước uống vì cổ họng đang khát khô, gã thấy không khí trong nhà ngột ngạt làm gã sắp nghẹt thở, cần phải ra ngoài. Bà mẹ cài then cửa trước, Đào không muốn mẹ biết mình còn thức nên gã ra ngồi ngoài sân sau dưới ngọn đèn 40qu, nhìn xuống con kinh thủy lợi mênh mông trước mặt. Gã thở hổn hển, lấy thuốc ra hút.

Những chiếc ghe thưa thớt di chuyển về đêm của những gia đình chài lưới ngủ luôn trên sông nước hoặc thuyền bè chuyên chở hàng hóa lướt ngang qua nhà Đào với ánh đèn mờ ảo không soi rõ mặt người. Đào hút gần tàn điếu thuốc, toan quay vào nhà ngủ thì bổng thấy từ xa có chiếc thuyền nhỏ bổng lướt nhẹ tới rồi tấp vô bờ nhà Đào và giọng con gái cất lên gọi:
− Anh Ba cho em hỏi thăm chút xíu được hôn? Đường ra chợ huyện đi hướng nào vậy anh Ba? Em chở hàng trái cây ra ngoài chợ huyện bán mà đi hoài hổng thấy tới à!
Đào đang ngồi trên cái băng két bằng mấy thân cây trâm bầu bên khóm chuối, ngẩng lên ngạc nhiên đăm đăm nhìn, giọng nói lạ lắm, chắc không phải một người quen trong chòm xóm mà chỉ là một cô gái đi bán hàng bị lạc đường. Từ trong khoang thuyền, cô gái cầm cây đèn bảo khá lớn đi ra hẳn ngoài mũi thuyền đứng chờ Đào. Đào lấy làm lạ lắm, dân vùng bốn đi ghe mà lạc đường là một chuyện thật hiếm hoi. Gã đứng dậy tiến lại gần vì không muốn nói lớn, sợ trong nhà nghe thấy, miệng gã vẩn ngậm điếu thuốc và nheo mắt vì khói.

Cô gái đứng trên thuyền có cái dáng thanh thanh thật đẹp, nên tuy chưa nhìn rõ mặt mà Đào đã thấy lòng rộn rã, khi Đào tới sát mũi ghe, cô gái nhắc lại:
− Dạ em bị lạc đường từ trưa tới giờ đói quá à, trên ghe thì không có cái gì ăn hết trơn đó..ơ..anh Ba..anh Ba có mì gói hay là cái gì đó, cho em xin một gói được không anh Ba?
Đào hăm hở đáp:
− Có chứ, cô chờ một chút nha, tôi vô nhà lấy cho. À mà nè, cô ăn khoai mì không, má tôi mới nấu đó, nấu hồi chiều ngon lắm. Thôi cô lên đây cô ngồi chờ chút xíu nha, tôi vô tôi lấy cho.
Cô gái gật đầu đưa tay ra để lấy thăng bằng bước lên bờ vì chiếc thuyền con tròng trành làm cô sợ té xuống nước. Đào vội đưa tay ra cho cô gái nắm lấy. Lạ thay, khi tay Đào vừa chạm vào tay cô gái thì một làn gió cực mạnh thổi từ làn nước lên sà vào người Đào làm gã run lên bần bật, đồng thời ngọn đèn trên tay cô gái bổng sáng rực hẳn lên như đèn măng song, soi rõ toàn thân và khuôn mặt cô, Đào ngước lên nhìn và kêu thét một tiếng lớn rồi lảo đảo buông tay cô gái, lao đầu té xuống nước bởi vì gã vừa nhận ra người con gái tước mặt gã mà gã nắm tay không phải là một thiếu nữ với tiếng nói trong trẻo mà chính là bà Năm Tước vừa đưa cái cánh tay cụt ra cho gã nắm. Đào ú ớ vùng vẫy dưới nước, chiếc thuyền con lui dần ra xa, lướt nhẹ trên mặt kinh và mất hút.

Trong lúc đó ở nhà Nghiêm, Huệ vừa rửa chén, vừa tò mò cật vấn chồng, cô vốn không ưa Đào, nên dù Đào là bạn của chồng, cô vẫn gọi bằng thằng, cô hỏi:
− Hồi chiều thằng Đào nó nói với anh là đem ra nghĩa địa chôn, là chôn cái gì vậy? Bộ anh với nó mới đi giết người phải không?
Nghiêm cười lớn để vợ khỏi nghi, gã nói:
− Hà hà, em nói gì vậy? giết ai? Làm gì có chuyện đó!
Huệ đứng thẳng dậy lau tay vào chiếc áo cũ và nhắc lại:
− Vậy chứ em nghe nó nói là anh Hai ơi mang ra nghĩa địa chôn đi, chông cái gì? Nói thiệt đi nghe, anh với nó vừa mới giết người phải không?
Nghiêm vẫn cố giữ nụ cười rồi ấp úng bảo:
− Cái thằng cà chớn thiệt, say nói tầm bậy tầm bạ không à. Còn em nữa, tự nhiên nghe nó nói làm cái gì? Anh giết người hả? Giết người sao giờ này còn ngồi ở đây? Công an tới bắt hồi nào giờ rồi.
Huệ lại ngồi xuống rửa chén bát tiếp, từ hồi quen Nghiêm, Huệ vốn nể phục Nghiêm vì trí óc cô bị lôi cuốn bởi những chuyện huyền bí bên xứ chuà tháp, cảm phục đến nổi hai năm nay chung sống, Nghiêm chỉ nói nhiều mà chưa làm gì cả, không mang về được đồng bạc nào mà Huệ vẫn nhẩn nại phục vụ. Chuyện giết người thì Huệ chưa từng nghe Nghiêm nhắc tới, nhưng Nghiêm có kể cho nghe một lần bên Nam Vang, Nghiêm đã thư một người đàn bà khiến bụng bà ấy cứ lớn dần, lớn dần, không ăn uống gì được. 49 ngày sau thì chết, bác sĩ giải phẩu tử thi, mổ bụng lấy ra một đống mảnh chai trong đó, làm chấn động cả giới y khoa bên Cam Pu Chia vì không ai giải thích được.

Từ khi nghe chuyện ấy, Huệ chẳng những phục Nghiêm mà trong cái phục ấy lâu lâu cô củng cảm thấy sợ gã nữa. có điều là huệ không ưa Đào bởi Đào có thành tích ăn cắp, cả huyện Châu Thành ai cũng biết. Huệ không muốn Nghiêm kết nạp Đào làm đệ tử vì sẽ làm mất uy tín của Nghiêm. Bởi vậy dù Huệ thấy Nghiêm nói có lý, nhưng cô vẫn chưa buông tha, cô bảo:
− Em không có biết à, nhưng coi bộ nó lo dữ lắm, nhìn cái mặt là em biết liền à. Chắc chắn phải cóc huyện gì mà anh không có nói cho em nghe. Mà em nói anh nhiều lần rồi nghe, thằng Đào nó mới ra tù thôi đó, anh đi với nó làm chi vậy? Có ngày vô tù chung với nó, em nói thiệt đó.
Nghiêm không biết trả lời vợ ra sao, gã không bực Huệ mà tức thằng đàn em nhát gan, tự nhiên phun ra câu chuyện bàn tay sét đánh trước mặt vợ gã. Gã thơ thẩn ra sân trước đứng hút thuốc một lát khá lâu vẫn không thấy Đào trở lại như gã đã đoán, gã lại vô nhà, len lén nhìn Huệ vừa rửa chén xong, đang úp hết vào rỗ. Gã ra sau nhà đi sang tìm Đào, từ nhà Nghiêm sang nhà Đào có thể đi lối sau, men theo bờ kinh chỉ vài trăm thước là tới. Đi vòng phía trước thì quảng đường dài gấp đôi, nhưng ít khi Nghiêm dùng lối sau bởi phải đi nhờ ngang sân nhiều nhà khác, có những gia đình tụ tập ngồi ăn cơm ở sân sau trên bờ kinh cho mát nên Nghiêm rất ngại đi qua nhà họ. Tối nay bất đắc dĩ Nghiêm mới phải đi lối sau, nhưng cũng may là trời đã khuya, không gặp ai ngoài sân.

Tới nhà Đào, cửa sau đã đóng kín, Nghiêm huýt gió làm hiệu hai ba lần vẫn không thấy Đào ra như thông lệ.
− Thằng chết nhát này đã ngủ mất rồi - Nghiêm lẩm bẩm chửi đổng rồi ra về. Nghĩ thầm trong bụng là sẽ kiếm một thằng đệ tử khác làm bạn đồng hành ăn trộm. thế giới đạo chích trong huyện Châu Thành không xa lạ gì với Nghiêm. Gã chỉ vẩy tay một cái, thiếu gì đứa đi theo, nhất là giờ này Nghiêm đã nắm trong tay một báu vật hiếm hoi trong đời là bàn tay sét đánh.
Nghiêm về tới nhà thì Huệ vừa tắm xong, thay đồ bộ để chuẩn bị đi ngủ, thấy vợ đang buông mùng, Nghiêm lấy khăn ra sau nhà tắm, gã thở dài nghĩ đến thằng đàn em cà chớn làm gã đành phải hủy bỏ chuyến đi đêm nay, bởi gã cần người mở khóa đưa gã vào nhà người ta.
 
Ngôi nhà mới đắp​

(Phần IV)

Nghiêm ra bờ kinh, cởi quần áo ngoài rồi nhảy xuống nước tắm một cái cho đỡ bực bội. Nghiêm đang khoắn nước ngụp lặn thì ngẩng lên thấy Đào hấp tấp đi tới. Nghiêm mừng rỡ, tưởng Đào đổi ý, quyết định đêm nay ra quân hành nghề ăn trộm, nhưng Nghiêm chợt nhíu mày ngạc nhiên vì nhìn kỹ lại thì thấy Đào ướt đẩm từ đầu tới chân, Nghiêm vội leo lên vuốt mặt rồi hỏi:
− Ủa? Mày té ở đâu mà ướt hết trơn, hết trọi vậy? sao không đi thay đồ đi?
Đào không nói, mệt mỏi ngồi xuống khúc cây trên bờ kinh. Ngọn đèn tròn từ vách bếp chiếu ra, soi mờ khuôn mặt tái mét của Đào, Nghiêm tiến lại gần và nhắc lại:
− Gì vậy? Sao chưa về thay đồ nữa? Ê, thôi khỏi! Lấy đồ của tao kià, thay đi.
Đào mếu máo kể:
− Anh Hai ơi, em không biết tính sao giờ nữa anh Hai, không được rồi anh Hai ơi! em lại mới gặp bả nữa, em sợ quá anh Hai!

Nghiêm bực bội gắt:
− Bà nào nữa? gặp ở đâu? Hồi nào? thấy mày sản rồi đó.
Đào mệt mỏi đáp:
Thôi anh Hai, thiệt mà anh Hai, bà Năm đó chớ bà nào! Em nói hoài mà anh Hai hổng chịu tin em. Bả về ngay sau nhà của em kià, bả đi ghe anh ơi, tấp vô nhà của em, em sợ quá, em té xuống kinh, tưởng chết luôn rồi đó, bởi vậy em mới chạy qua đây báo cho anh biết nè! Anh tính lại đi anh Hai, em thấy mình nên ra nghĩa địa, đem bàn tay ra chôn lại đi anh Hai.

Nghiêm chửi thề một câu rồi chán nản nói:
− Thôi được rồi, mày về đi! Mày không muốn làm ăn với tao nữa hả? Thôi ngày mai tao kiếm thằng khác. nè, nhưng mày nhớ nhe, mày nhớ là không được nói cho ai biết nha, mày mà nói ra hả, tao thư cho mày chết đó!
Đà còn cố gắng năn nỉ Nghiêm bỏ cuộc, nhưng Nghiêm nạt lại và đuổi đi. Đào đứng dậy lủi thủi theo bờ kinh về nhà mình. Nghiêm đứng trông theo luôn miệng chửi thề, gã thay cái quần đùi ướt, mặc lại bộ quần áo cũ, đẩy cửa bước vô nhà.
Về phần Đào, về tới nhà mới thấy lạnh. Bộ quần áo ướt dính sát vào người lại thêm sương đêm bắt đầu tỏa xuống làm Đào rùn mình hắt hơi mấy cái liền. Cánh cửa sau khép hờ, trong nhà tối om, Đào đưa tay đẩy nhè nhẹ đồng thời ngoái cổ nhìn ra con kinh, rợn người nhớ lại hình ảnh cô gái trên con đò biến thành bà Năm Tước nắm tay gã lúc nãy. Vào bếp, quơ tay lên vách bật đèn rồi lấy bộ quần áo khô còn máng trên dây phơi mặc vào.

Cả nhà đã yên giấc, Đào rón rén lên nhà, nhẹ nhàng chui vào mùng. Nằm một lúc không ngủ được, Đào thấy bụng cồn cào mới sực nhớ ra từ chiều chưa ăn gì. Có nửa tô hủ tiếu vào bụng thì đã nôn mửa ra hết tại quán Thanh Xuân khi hồn ma bà Năm Tước xuất hiện. Đào ngồi dậy nhẹ nhàng chui ra và xuống bếp tìm cơm nguội hoặc mì gói.
Nấu mì thì phải nhóm lửa, Đào ngần ngại quá. Nhìn thoáng trên bàn ăn thấy còn tô canh cải còn úp trong lồng bàn. Đào bưng soong cơm nguội còn đặt trên lò, mang lên bàn và kéo ghế ngồi. Nhà Đào đông người, nên ngày ngày nấu cơm bằng cái lò gang khá lớn. Đào mở nắp nồi, gã kêu rú lên và bật ra phía sau, nằm ngửa trên đống củi, cái nắp văng sang một bên, bởi vì nồi cơm tuy chỉ mới vơi đi một nữa nhưng trên lớp cơm gạo trắng đầu muà thơm ngát ấy, Đào thấy bàn tay sét đánh của bà Năm Tước nằm gọn bên trong.

Đào lòm còm ngội dậy và lao lên nhà, chui vào mùng đắp mền kín mít từ đầu đến chân. Đời gã từng mấy phen vào tù ra khám, nhưng chưa bao giờ gã cảm thấy kinh sợ và hối hận như hôm nay. Hai ba lần sang thuyết phục Nghiêm đem bàn tay trả lại cho bà Năm nhưng Nghiêm nhất định không nghe và thậm chí không tin cả vào những lời Đào kể. Đào ngẩm nghỉ mãi và tự hỏi là tại sao gần 2 tháng nay hồn bà Năm không hiện về mà đợi mãi đến hôm nay khi hai đứa sắp ra tay hành nghề thì bà mới xuất hiện. Phải chăng là vì Nghiêm yểm buà không đúng cách như sư phụ đã chỉ dạy nên hồn bà Năm mới oán hận mà trở về dương gian?
Trái tim Đào là trái tim sắt đá, không biết sợ ai thế mà hôm nay đã đành cầu khẩn hồn bà Năm tha tội cho gã.

ở nhà Nghiêm, Huệ đã chui vào mùng nằm nghe cải lương, Nghiêm ngồi ngoài hút thuốc một lúc cho tóc khô hẳn rồi mới tắt đèn chui vô nằm bên Huệ, Huệ vói tay tắt radio rồi bảo:
− Anh lại đi qua kiếm thằng Đào rổi phải không? Em nói rồi mà, anh cứ đi với nó hoài, có ngày chung vô tù ở chung với nó đó. Anh mà vô tù, em không có thèm thăm nuôi đâu nghe. Em về lại với ba má em đó.
Nghiêm cười gường:
− Sức mấy mà anh vô tù, em đừng có lo
Huệ lớn giọng hơn:
− Không có lo sao được, em không còn đồng bạc nữa, mấy bữa nay không có tiền đi chợ, nợ tùm lum tà la hết trơn à. Anh không bao giờ lo làm ăn hết trơn hết trọi.
Nghiêm choàng cánh tay qua ôm lấy vai Huệ và trấn an:
− Anh nói em nghe nè, mình sắp giàu rồi em ơi. Nội tuần tới, em thiếu bao nhiêu nợ, anh trả hết cho.
Cùng với câu nói ấy, gã ôm ghì lấy Huệ và rúc đầu vào ngực vợ, nhưng Huệ phì cười rồi đẩy gã ra và nói:
− Thằng cha này, nhột thấy mồ.
Trong bóng tối mờ mờ, Nghiêm thấy khuôn mặt không son phấn của cô vợ trẻ và đẹp hẳn lên. Để vợ khỏi trở lại đề tài cũ cằn nhằn mình về tiền bạc. Nghiêm đẩy vợ nằm ngửa ra và leo lên nhưng Huệ lại đẩy gã nằm xuống bên cạnh và nghiêm trang nói:
− Anh phải hứa nghen, tuần tới là phải có tiền cho em đó nghen.
Nghiêm không trả lời, gã vòng tay ra phía sau mò mẫm dưới mặt giường vì gã thấy cồm cộm dưới lưng, rõ ràng vừa nằm đè phải cái gì giống như ổ bánh mì hay cái bánh tét vôi, nhưng chắc là cái bóp của Huệ, gã đoán thế và khua tay cầm lên đưa ra trước mặt coi. Nhưng chưa kịp đưa ra trước mặt, gã đã kêu thét lên vì gã vừa nhận ra đó là cái bàn tay sét đánh trơ xương, co quắp và đen đủi của bà Năm. Nghiêm lặng người giật thót, tim như thắt lại và kinh hãi, gã đã cất kỹ trong cái hộp sắt giấu dưới bếp, tại sao giờ này nó lại nằm đây?
Như một phản xạ tự nhiên khi người ta cầm phải vật gì gớm ghiếc, Nghiêm quăng mạnh cái bàn tay sét đánh xuống đất, nhưng cái mùng trắng đã chèn căng dưới chiếu cản lại làm cái bàn tay sét đánh ấy rơi ngay vào chân Nghiêm, Nghiêm co rúm người, hai chân đạp lia lịa. Cũng cái bàn tay ấy lâu nay Nghiêm ngắm nghía vì nó sẽ là bạn đồng hành của gã, nhưng đêm nay gã thấy ghê sợ đến chừng muốn tắt thở bởi nó tự động từ dưới bếp mò lên đây nằm chung với Nghiêm.

Dĩ nhiên là Huệ không hề biết là chồng mình đang giấu cái vật quái lạ ấy trong nhà, và càng lạ là mặc dù Nghiêm nãy giờ dãy dụa và la hét như vậy mà Huệ vẫn bình thản nằm im như không trông thấy, không nghe thấy gì cả.
Nghiêm đạp tung cái mùng ra khỏi lớp chiếu tung dưới chân và hất mạnh bàn tay sét đánh xuống đất, bấy giờ Huệ mới ngạc nhiên hỏi:
− Cái gì, cái gì vậy? cái gì mà anh đạp dữ vậy? Bửa nay sao anh kỳ quá vậy?
Nghiêm co rúm người, ngồi thu mình ở đầu giường thở hổn hển và ấp úng bảo:
− Mở đèn...mở đèn...mở đèn lên!
Huệ không hiểu gì, từ từ vén mùng chui ra và vói tay bật nút đèn trên vách, căn phòng rực sáng, Nghiêm mở to mắt, len lén bước xuống và tiến lại phía đuôi giường - chổ gã vừa hất cái bàn tay sét đánh xuống. Gã nhìn khắp lượt, tìm tòi thật kỹ nhưng lạ quá không tìm thấy cái bàn tay đâu cả. Huệ ngồi ở mép giường, nhìn nét mặt tái xanh của chồng kinh ngạc hỏi:
− Anh kiếm cái gì vậy? Bộ anh nằm mơ hả?
Nghiêm không đáp, cứ trố mắt cắm đầu nhìn mọi góc cạnh của căn phòng nhỏ. Gã có ngủ đâu mà mơ? Gã thốt nhớ lại lời Đào nói và lần đầu tiên gã linh cảm thấy có điềm gì bất thường đã xảy đến với Đào. Hèn gì chiều nay mấy lần Đào giục gã đem bàn tay ra nghĩa địa chôn lại cho bà Năm. Huệ giục hai ba lần nữa Nghiêm mới trở vào, chui vào mùng và mệt mỏi nằm xuống, mồ hôi vả ra như tắm. Huệ nhắc lại câu hỏi:
− Anh kiếm cái gì vậy? Sao không nói em kiếm dùm cho.
Nghiêm không đáp, mắt mở trừng trừng nhìn lên nóc mùng, Huệ tắt đèn và chui vào với Nghiêm. Lần đầu tiên, từ ngày quen Nghiêm, đêm nay Huệ thấy chồng mình sợ hãi đến rụng rời, khác hẳn cái thái độ vênh vênh háo thắng thường ngày của Nghiêm. Huệ cầm cái quạt phe phẩy quạt mồ hôi cho Nghiêm, mặc dù đêm nay trời không nóng, gió từ con kinh sau nhà vẫn thổi vào từng cơn nhè nhẹ.

Nghiêm quay nghiêng ngưới, nhắm mắt ôm ghì lấy vợ, bàn tay vẫn con run rẫy. Huệ buông cái quạt và cũng ôm chặt lấy Nghiêm vì đoán gã vừa nằm mơ thấy cái gì kinh hãi, cần chia sẽ cảm xúc với vợ, Huệ nói:
− Ngủ đi anh, thôi ráng ngủ đi, em xoa lưng cho anh ngủ nghen
Nghiêm nhắm mắt im lặng, bàn tay gã đặt trên vai Huệ hớn hở xoa dần xuống cánh tay nàng. Bổng gã hét lên và hoảng hốt tung màn chạy ra là vì khi gã đưa tay xuống chạm vào cổ tay Huệ thì gã nhận ra là cánh tay Huệ đã cụt hẳn, mất nguyên một bàn tay. Gã cuống quýt bật đèn rồi đứng thở. Căn phòng lại rực sáng, Huệ lồm cồm chui ra theo và nhíu mày hỏi:
− Trời ơi bửa nay anh làm sao vậy? la hoài à, kỳ cục quá!
Nghiêm mặt cắt không còn hột máu đăm đăm nhìn cả hai cánh tay vợ và ngơ ngác thấy vẫn còn nguyên vẹn. Rõ ràng trong bóng tối, gã vừa nắm phải cánh tay cụt của Huệ y như cánh tay bà Năm mà Đào đã dùng búa chặt đứt từ cổ tay, Đào bắt đầu thấy bực bội, kéo tay Nghiêm thở ra và nói:
− Thôi vô ngủ đi, đừng tắt đèn nữa, để đèn sáng đêm luôn cũng được.
Nghiêm thở hồng hộc, theo vợ lại giường và leo lên. Gã mệt mỏi nằm xuống và tự nhủ ngày mai phải đem bàn tay sét đánh cùng Đào ra chôn ngoài nghĩa địa.
Như vậy là những câu thần chú và cách thức yểm buà của gã không hiệu nghiệm, gã yếu ớt bảo Huệ:
− Em ơi, anh sợ quá em ơi!
Huệ tội nghiệp quàng cánh tay ôm lấy gã, hai người nằm ngiêng, mặt dối mặt cho đỡ chói mắt vì ngọn đèn trên trần rọi xuống, Huệ nhắc lại:
− Thôi ngủ đi, có em đây mà sợ gì, ngủ đi.
Nghiêm thở mạnh, nhắm mắt lại, hôn lên trán vợ. Giờ này gã mới thấy cần có huệ bên cạnh. Đêm nay không có huệ, chắc chắn gã đã chết giấc vì hãi hùng. Bên ngoài gió bổng thổi mạnh lên vù vù, len qua khe cửa sau nhà, rồi trong chốc lát, tiếng mưa rơi nặng hạt chen lẫn những hồi sấm vang dậy và những hồi chớp sáng rực ngoài cửa sổ, Nghiêm khẻ rùn mình vì lạnh, gã hỏi Huệ:
− Em ơi, có cần đóng cửa sổ lại không em? Anh sợ mưa tạt vô nhà đó.
Huệ đáp:
− Để cho mát mà, mưa kiểu này không có lâu đâu.

Cùng với câu nói ấy, Huệ âu yếm xoa lên vai Nghiêm rồi nhẹ nhàng đẩy gã nằm ngửa ra và leo lên nằm trên người gã. Chỉ có cách này mới xoa dịu cho gã nổi lo sợ ám ảnh trong đầu. Huệ cuối xuống hôn Nghiêm, Nghiêm cảm động quàng hai tay ôm lấy cổ vợ. Bổng gã ú ớ đẩy Huệ ra, vì khi hai người đang say đắm hôn nhau thì bất ngờ mấy cái răng của Huệ rụng ra, rớt trong mồm Nghiêm. Nghiêm choàng mở mắt, kinh hãi phun mấy cái răng ra khỏi mồm. Huệ vẫn nằm trên người gã, chỉ ngóc đầu dậy. Dưới ánh đèn sáng rực, Nghiêm trố mắt nhìn rồi kêu thét lên, gã khiếp đảm và bất tỉnh nhân sự bởi người nằm trên bụng gã, vừa nồng nàn hôn gã không phải là Huệ mà là cái xác cứng đờ nám đen của bà Năm Tước.
 
Người hóa cá

Thái, người trên bốn mươi, làm một chức sở trưởng sở tại Phủ đường Khiêm Chương ở Tứ Xuyên. Phủ quan là một người họ Chu, đồng liêu với ông ta là hai viên phụ tá Lê và Bạch. Mùa thu năm 758, Thái bị ốm kịch liệt. Chàng bị sốt rét kinh khủng, gia đình chàng tốn công chạy thầy, chạy thuốc cũng đều vô ích. Tới ngày thứ bảy, chàng mê man bất tỉnh, nằm trở như vậy hàng bao nhiêu ngàỵ Bè bạn và gia đình cầm chắc là chàng sẽ chết. Mới đầu, chàng thấy khát và còn nói được đòi nước uống, về sau chàng mê man thiêm thiếp không ăn uống được gì cả. Chàng cứ ngủ li bì cho tới ngày thứ hai mươi thì bổng nhiên chàng ngáp một cái và ngồi dậỵ
Chàng hỏi vợ:
- Ta ngủ được bao lâu rồỉ
- Độ ba tuần.
- Phải, chắc là lâu như vậỵ Nàng đi tìm các bạn đồng liêu của ta, bảo họ rằng ta đã khỏi bệnh rồị Hỏi xem họ có ăn gỏi cá chép và giờ khắc này không. Nếu có ăn, bảo họ phải bỏ bữa ăn ngaỵ Ta có việc muốn bàn với họ. Gọi thằng hầu Chương tới phủ đường. Ta muốn gặp cả nó nữạ
Tên hầu được phái tới phủ đường. Nó thấy quả thật các quan chức đương dùng cơm trưa, và có một đĩa gỏi cá chép nóng hổi, khói lên nghi ngút. Tên hầu đưa thư cho mấy ông đó và mọi người đồng ý đến nhà Thái, họ sung sướng nghe tin bạn đã khỏi bệnh.
Thái hỏi:
- Có phải các bác đã sai thằng hầu Chương mua cá không?
- Có, chúng tôi sai nó.
Thái ngoảnh lại nhìn Chương và hỏi nó:
- Có phải nhà người đã mua cá ở nhà lão chài Triệu Cao, và có phải lão ta từ chối không bán cho nhà ngươi con cá lớn không? Đừng ngắt lời tạ Nhà người thấy con cá chép lớn giấu trong cái thùng nhỏ có phủ bèo, rồi nhà ngươi mua con cá, nhưng nổi giận vì lão chài đã nói dối nên bắt lão đi theọ Khi nhà ngươi đi vào phủ đường, người viên chức thu thuế ngồi ở phía tây, đương đánh cờ. Đúng vậy không? Rồi nhà ngươi đi lên sảnh đường, nhà người trông thấy Chu Phủ quan và Lê Phụ tá đương đánh bài, còn Bạch thì đương ngồi xem, miệng bỏm bẻm nhai lê. Nhà ngươi trình với Bạch về lão chài, rồi Bạch đá cho lão ta một cái lăn chiêng xuống sân. Rồi thì nhà ngươi mang cá xuống bếp, tên đầu bếp Hoàng Triết Lương mổ nó làm bữa trưạ Có phải đúng là sự việc xảy ra như vậy không?
Mọi người hỏi Chương và ai nấy hỏi lại lẫn nhau, và thấy rằng mọi chi tiết đều đúng vậỵ Kinh ngạc quá, họ hỏi Thái làm cách nào mà biết hết được như vậy, và đây là câu chuyện ông ta kể cho các bạn nghe:
Khi tôi bị ốm, tôi sốt nóng kinh khủng, như các bác biết. Không chịu được cơn nóng dữ dội, tôi mê man đi, nhưng cái cảm giác nóng sốt vẫn còn và tôi tự hỏi làm cách nào cho bớt nóng đị Tôi nghĩ đến việc đi dạo chơi trên một bờ sống tuyệt đẹp, rồi cầm một cây trượng và ra đị Vừa ra khỏi thành là tôi đã thấy ngay không khí mát mẻ hơn lên, tôi cảm thấy dễ chịu ngay tức thì. Tôi thấy khí nóng từ các mái nhà bốc lên và tôi thấy khoan khoái đã bỏ xa chúng ở lại phía sau mình. Tôi đi về phía chân đồi, nơi đó Đông Hồ nối liền với sông.
Tới bờ hồ, nghỉ ngơi trên bờ dưới cây dương liễụ Non nước xanh lơ sao mà quyến rũ thế. Một cơn gió nam nhẹ nhàng thổi qua mặt nước làm cho nước gợn lên như vẩy cá, do đó, tôi có thể theo dõi rõ ràng cử động và phương hướng của gió nam trên mặt hồ. Cảnh vật đều im lặng và bình thản. Bổng tôi ao ước được tắm một cáị Tôi quen thói bơi lội như một đứa trẻ con, nhưng từ lâu lắm tôi không tắm ở trong hồ. Tôi cởi bỏ quần áo và nhào xuống nước, tôi thấy cảm giác mê ly khi nước bao bọc và mơn trớn thân mình và chân tay tôị Tôi ngụp lặn ướng nước nhiều lần, thấy khoan khoái vô cùng. Tôi chỉ còn nhớ là lúc đó tôi nghĩ rằng: "Thương thay cho Bạch cho Lê và Chu, và tất cả bè bạn cả ngày chúi mũi trong công đường. Ước gì ta được hóa thành con cá một lát để khỏi lôi thôi vướng víu trát với niêm, với công văn, tài liệụ Ta sẽ khoan khoái chừng nào nếu mà ta hóa thành con cá bơi ngày, bơi đêm với nước, chung quanh ta chỉ thấy nước thôị"
Một con cá bơi tới chân ta lúc đó nói ngay rằng:
- Tôi tưởng điều đó dễ làm lắm. Ông có thể hóa cá suốt đời như tôi đây, nếu ông muốn vậỵ Tôi có thể giúp ông việc đó được chăng?
- Nếu ngươi có lòng tốt như vậy, ta lấy làm cảm kích vô cùng. Tên ta là Thái Vệ, hiện làm trưởng sở ở phủ lỵ. Bảo với đồng loại ngươi rằng ta rất lấy làm hân hạnh được đổi ngôi vị với bất cứ một người nào trong bọn họ. Chỉ cần cho ta được bơi lội và bơi lội mãi thôị
Con cá bỏ đi một lát rồi trở lại với một người đầu như đầu cá, người này cỡi trên một con Oa Oa - các bác biết đó, giống vật có bốn chân, sống dưới nước nhưng có thể trèo cây được, khi người ta bắt nó hay giết nó, nó kêu như tiếng trẻ con khóc vậỵ Người đầu cá này tới với một đoàn tùy tùng độ mười hai con cá cùng một loại, y đọc chiếu chỉ của vua Thủy Tề. Các bác hãy tin tôi đi, chiếu đã được thảo bằng lối văn xuôi diễm lệ, chiếu đó bắt đầu như sau:
"Con người, một sinh vật trên đất có những lề lối khác biệt với thủy tộc. Chừng nào con người còn giữ hình thể của mình, y không thể tiến bộ mau lẹ ở dưới nước được. Trưởng sở Thái Vệ có một tâm hồn cao cả và sâu sắc, đã đi tìm sự thư thái và siêu thoát ở một đời sống Tự dọ Bất mãn và buồn phiền vì những công việc quan, y mơ tưởng đến lạch sông, đáy hồ nước trong xanh mát mẻ, mơ tưởng tới thú tự do và tháng ngày vô tận cùng các trò du hí ở thủy quốc chúng tạ Ước vọng trở thành thần dân thủy tộc của y từ đây được chấp thuận. Y sẽ được làm một con cá chép nâu và được phái tới Đông Hồ làm nơi cư ngụ thường nhật. Than ôi! Đời sống của thủy tộc ở sông và biển có vô vàn sự cám dỗ và cạm bẩỵ Có kẻ đã ngốc nghếch cản phá tàu bè; có kẻ vì thiếu từng trải và không kềm chế nổi lòng mình đã bị mắc bẩy, bị bắt bởi đủ các loại dụng cụ của loài ngườị Không có ở đâu chân lý được rõ ràng bằng dưới nước rằng sự thận trọng là sự bảo đảm tốt nhất cho một đời sống lâu dàị Chúc cho ngươi cư sử khéo léo và đường hoàng, hợp với phong độ cao cả của loài thủy tộc mà ngươi được may mắn làm một thần dân mớị Ngươi hãy làm một con cá khôn ngoan!"
Vừa nghe chiếu chỉ, tôi vừa thấy mình biến đổi thành một con cá, mình tôi được phủ một lớp vẩy đẹp, óng ánh. Sung sướng với sự thay đổi đó, tôi bơi lội ung dung thoải mái, ngoi lên mặt nước rồi lặn xuống tùy theo ý thích với sự cử động nhẹ nhàng của những vây của tôị Tôi ngoi ra sông, tôi thám hiểm tất cả những hang hốc ở bờ và mọi nguồn, mọi suối, nhưng bao giờ tối đến tôi cũng trở về hồ.
Tuy vậy, một ngày kia, tôi bị đói ghê gớm không thể kiếm được thức gì ăn. Tôi nhìn thấy Triệu Cao quăng cần câu xuống và đợi bắt tôị Trông con mồi ngon lành cám dỗ quá, hai mang tôi cứ việc chảy rãi rạ Tôi rõ ràng đó là một vật ghê gớm mà tôi rất sợ không dám đụng vào, nhưng tôi cảm thấy đó chính là thứ tôi cần, và tôi không thể tưởng tượng thứ gì khoái hơn nó được đối với miệng tôị Rồi thì tôi nghĩ tới những lời căn dặn cẩn trọng và tôi bỏ đi, với một sự kiềm chế lớn lao, tôi bơi đi nơi khác.
Nhưng một cái đói kinh khủng vò xé lòng tôi, và tôi không thể chịu đựng được nữạ Tôi tự nhủ lòng: "Mình biết Triệu Cao, và lão ta cũng biết mình. Chắc lão không dám giết mình đâụ Nếu bị bắt, mình sẽ bảo lão mang mình về phủ đường!"
Tôi quay trở lại đớp ngay lấy con mồi, và tôi bị tóm cổ, tất nhiên vậỵ Tôi chống cự và vùng vẫy nhưng Triệu Cao lôi tôi lên, môi dưới tôi đẫm máu, thế là tôi đành chịụ Khi lão ta sắp nâng tôi lên, tôi kêu:
- Triệu Cao, Triệu Cao, nghe ta đây! Ta là Thái Vệ, trưởng sở đây! Nhà ngươi sẽ bị tội về việc này đó!
Triệu Cao không nghe thấy lời nói của tôi, lão luồn một sợi dây gai vào mép tôi và quăng tôi vào một cái thùng có phủ bèọ
Tôi nằm đó chờ đợị Một lát sau, hình như để đáp lại lời cầu khẩn của tôi, Chương từ phủ đường của ta tớị Tôi nghe thấy câu chuyện trong đó Triệu Cao từ chối không bán cho Chương con cá lớn. Vậy mà y cũng nhìn thấy tôi, lôi tôi ra khỏi cái thùng, tôi bị xách tòn ten bởi sợi dây, thật là nguy hiểm.
- Chương, sao mi dám như vậỷ Ta là chủ của mi đâỵ Ta là trưởng sở Thái đây, ta chỉ nhất thời đội lốt cá thôị Lại đây, bái yết ta đi!
Nhưng Chương không nghe lời tôi, hoặc là có nghe thấy mà cố lờ đị Tôi gào to thất thanh lên, vùng vẫy lăn lộn mãi nhưng tất cả đều vô hiệu quả.
Khi tôi vào cổng, tôi thấy các viên chức đang đánh cờ gần cửa lớn, tôi kêu lớn lên gọi họ, nói cho họ biết tôi là aị Tôi lại bị lờ đị Một viên chức trong bọn họ reo lên:
- A ha! Đẹp đẽ biết bao! Nó phải cân tới ba cân rưỡị
Các bạn hãy tưởng tượng xem tôi uất ức như thế nào!
Trong sảnh đường, tôi nhìn thấy các bác, như tôi đã kể lại một khắc trước đâỵ Chương trình với các bác về việc Triệu Cao giấu cá lớn, toan bán nguyên cá nhỏ thế nào, rồi Bạch cáu quá đá một cái thật mạnh vào lão ta, các bác đều khoái trá vì con cá lớn.
- Đem nó vào cho thằng bếp. Bảo nó làm một dĩa gỏi cá chép thật ngon, cho hành, cho nấm, và trộn chút rượu nhé!
Tôi tưởng như là Bạch nói câu đó. Tôi bảo với tất cả các bác:
- Các bạn đồng liêu ơi, đợi một chút đã. Nghe lời tôi đâỵ Thật là cả một sự lầm lẫn. Tôi là Thái đâỵ Các bác phải biết tôi chứ. Các bác không thể giết tôi được. Sao các bác lại tàn ác như vậy được?
Tôi cứ phản đối hoài, cãi hoàị
Tôi thấy cãi cũng vô ích vì các bác đều điếc cả. Tôi nhìn các bác với cặp mắt van lơn cầu khẩn, miệng tôi há ra cầu xin tha thiết:
- Hành, nấm và một chút rượu trộn! Sao cái lũ quỷ quái vô lương tâm này nỡ đối xử với bạn của họ như vậy!
Tôi tự nghĩ thế, nhưng tôi không thể làm gì được cả.
Rồi Chương xách tôi vào bếp. Thằng đầu bếp trợn to mắt ra mà nhìn tôị Mặt nó tươi lên khi nó mài con dao, và đặt tôi lên cái thớt.
- Hoàng Triết Lương! Mi là tên bếp của ta! Chớ có giết ta! Ta xin mi đó!
Hoàng Triết Lương nắm chặt lấy mình tôị Tôi thấy ánh dao sáng loáng sắp bổ xuống đầu tôị Phập, lưỡi dao đã hạ xuống, và vừa lúc đó tôi tỉnh dậỵ
Nghe chuyện đó, bạn bè của Thái rất xúc động và càng kinh dị hơn vì những điều mà chàng nói với họ đều đúng sự thật từng chi tiết một. Có người nói rằng họ nhìn thấy miệng con cá động đậy nhưng không ai nghe thấy một lời nào cả. Từ đó trở đi, Thái hoàn toàn bình phục, và bạn bè của chàng mãi cho tới già không dám ăn thịt cá chép nữa
 
Nhà xác

Cũng như những đứa bạn khác đều là sinh viên y dược thì chuyện canh nhà xác là chuyện bình thường và là điều mà mọi sinh viên ngành y dù muốn hay không vẫn phải cố gắng tập sự can đảm chấp nhận. Rồi cũng đến lượt tôi và thằng Lâm phải trực nhà xác để đón nhận những tử thi mới làm thủ tục "nhập môn", thường thì ca trực vào cả ngày lẩn đêm và chia theo ca 8 tiếng, thế nhưng hôm ấy tôi và thằng Lâm phải trực ca tối mới ghê chứ, trước khi đi nhỏ Thảo bảo Lâm nên mang theo tỏi hay thứ gì đó hộ mệnh cũng được vì nghe đâu mấy đứa trước làm như thế thì im re mọi chuyện, thằng Lâm cười ha hả bảo Thảo dở hơi, ừ thì sao cũng được với tôi chỉ là thủ tục nhỏ thôi mà, tôi cũng không chú tâm chuyện này lắm. Rồi buổi tối ấy cũng đến, tôi và thằng Lâm ngồi với mớ bài đem theo bên cạnh tò te đọc vài dòng, sau khi nhận vào ca trực khoảng 1 tiếng thì có một xác được đưa vào tôi và Lâm cùng làm thủ tục "nhập môn" cho cái xác này, đâu vào đấy tôi bảo Lâm đi mua tờ báo gì đó dưới cổng bệnh viện để đọc vì buồn quá, lúc chuẩn bị đi thì mưa như trút nước, cái lạnh hăng hắc mơn man làm tôi có cảm giác nổi da gà, thằng Lâm thì co ro trên cái ghế trực cạnh một cái bàn chơ vơ dọc theo lan can của phòng xác. Mưa như hối hả hơn và cũng tạnh nhanh hơn, mới đó mà 12h khuya! nhanh quá, tôi và Lâm nghĩ vậy, ngoài trời chỉ còn lất phất mưa, ánh đèn neon đã cũ mờ ảo sáng đục, gió thì vẫn thoang thoáng bay qua lành lạnh. tôi bảo Lâm có thể ngủ vài tiếng tôi có thể ngồi trực cho nó, sau đó sẽ đến lượt tôi ngủ, nó đồng ý và ngồi gục xuống cạnh bàn ngủ thiềp đi. Tôi ngồi tra lại mấy bài thuốc vừa được học sáng nay, vừa được khoảng 15 phút thì có chị y tá thấp thoáng với áo pờlu trắng đi lại bảo tôi chuẩn bị mở cửa phòng để chuyển một xác người vào, tôi hối hả và mừng thầm vì ít ra có người để mình bắt chuyện sau khi làm xong công việc, tôi không đánh thức Lâm dậy mà một mình lại mở cửa phòng vào trong kéo chiếc xe để xác người ra ngoài, cái lạnh trong phòng làm tôi không chịu nổi, lạnh khủng khiếp, như phản xạ tôi vào kéo chiếc bàn chở nào gần mình nhất để đưa ra ngoài bất chợt nhìn sang cạnh một bàn để xác gần đó tôi thấy cảm giác quen vô cùng, trong vài giây suy ngẫm....thì ra...đó là...chị y tá lúc nãy bảo tôi vào đây lấy bàn để xác....tôi không biết thế nào để diễn tả nổi, chân tôi như đuối đi, tôi không còn cảm giác lạnh gì nửa mà thay vào đó là cảm giác khiếp hoảng, tôi cố gắng chạy thật nhanh ra kéo thằng Lâm ngồi dậy, nhìn mặt nó mơ màng nhưng tôi vẫn cố gắng nói hết những gì mình vừa thấy, nói xong nó bảo " mày nói gì vậy? chị ấy ở đằng sau mày kia mà"....hả....cái gì??? tôi vội vã kéo nó chạy xuống phòng trực ban của bệnh viện lấy một viên an thần uống vào - trùm mền ngủ đến sáng, hi vọng lần sau không chứng kiền những gì thấy đêm qua nữa.​
 
Trời lại thêm 1 chủ đề hay để các Spamer hoạt động đây phải không PA ? :)

Không anh cứ đọc thử đi..Xem có khác các chủ đề khác không?Còn đây là Box 8 nên mọi người tha hồ Spam mà nhưng phải Spam 1 cách hợp lý
 
Người về từ đáy mồ

Lão Tư cố hả miệng ngáp một cách đau đớn:
- Mày đầu độc tao... Mày đầu độc tao, con quỉ cái!
Bà Tư gật đầu, đáp bằng một giọng thật lạnh lùng:
- Đúng, tôi đầu độc ông. Trước sau gì thì ông cũng chết, thầy y tá đã nói như vậy, chỉ còn là vấn đề thời gian. Có thể một vài tháng, có thể một vài năm, và ông hiểu rằng tôi không thể chịu đựng lâu hơn nữa. Mười lăm năm nhục nhằn! Mười lăm năm đầy cay đắng!
Lão Tư nghiến chặt hai hàm răng vì đau đớn nhưng cũng ráng gừ lên một tiếng chửi rủa như lão vẫn chửi rủa vợ lão mỗi ngày trong suốt mười lăm năm qua:
- Con đĩ chó khốn nạn! Trời sẽ phạt mày.
Bà Tư vẫn lạnh lùng:
- Đáng lẽ mình không nên lấy nhau. Tôi không hề yêu ông và ông cũng chẳng ưa tôi. Ông căm hận tôi vì việc ông không lấy được con Ba cháo lòng. Còn tôi, ông cũng biết rằng tôi chỉ muốn làm vợ anh Bảy thợ hồ. Chỉ vì mấy thửa ruộng của hai nhà sát bên nhau mà cha mẹ ông và cha mẹ tôi buộc tôi phải lấy ông và ông phải lấy tôi. Tôi biết đó là cả một cực hình cho ông cũng như cho tôi.
Lão Tư vừa lăn lộn vừa chửi rủa:
- Đồ con đĩ chó!
Bà Tư vẫn nói bằng một giọng đều đều:
- Tôi có ý định đầu độc ông từ khi ông mới ngã bệnh. Thầy y tá nói rằng ông có thể sống lây lất hàng năm khiến tôi không chịu nổi. Tôi không còn muốn bị ông đánh đập chửi rủa mỗi ngày nữa.
Lão Tư rên rỉ:
- Tao cầu mong cho lũ quỉ mặt xanh nanh vàng tra tấn mày dưới điạ ngục.
- Có thể... Nhưng dầu sao tôi cũng tìm được sự bình an trên cõi đời này trước đã. Sống với ông đâu có khác gì bị ác quỉ hành hạ tra tấn!
Lão Tư vặn mình đau đớn, hai bàn tay lão nắm chặt lại chịu đựng. Là một người cứng rắn và mạnh mẽ, lão cố thu hết tàn lực:
- Tao sẽ trở về từ đáy mộ... con quỉ cái...
Rồi lão ráng giơ một nắm tay về phía bà vợ:
- Tao sẽ chờ mày...
Kiệt lực, lão buông tay xuống, mồ hôi tháo ra như tắm, toàn thân run rẩy:
- Trời đất ơi! Đau quá! Như dao đâm vào ruột...
Đột nhiên bà Tư ngẩng đầu nghe ngóng. Có tiếng chuông xe đạp. Bà bước vội tới bên cửa sổ, nhìn ra ngoài lẩm bẩm:
- Sao thầy y tá tới sớm quá vậy hà?
Rồi bà bước tới bên giường,lượm tấm khăn lông nằm dưới chân giường cuộn thành một bó đè cứng vào mặt lão Tư. Ngộp thở, lão Tư cố vùng vẫy nhưng bà Tư đè nguyên người lên tấm khăn... Chân tay lão Tư giựt mạnh mấy cái rồi buông xuôi...
Biết lão đã tắt thở, bà Tư đứng lên thở phào nhẹ nhõm, ném cái khăn lông lên lưng ghế trước khi bước ra mở cửa.
Bà nói với thầy y tá vừa bước vào bằng một giọng lạnh lùng:
- Lão đi rồi sau khi bị bất tỉnh như mấy kỳ trước. Mấy nhỏ đi học nên tôi không biết làm sao kêu thầy. Nhưng dầu sao tôi cũng mừng khi lão không còn hành hạ tôi được nữa.
Thầy y tá lắc đầu thông cảm. ở ngôi làng này mọi người đều biết chuyện của nhau. Thầy đứng nhìn thi thể lão Tư một lát trước khi kéo cái mền phủ kín mặt lão rồi quay sang bà Tư:
- Ngồi nghỉ một chút đi bà Tư. Đừng lo nghĩ gì nhiều, để tôi cho ông Tám Tàng hay trước khi nói với thầy giáo cho con Hoa và thằng Đực về ngay bây giờ. Bà Tư có muốn kêu ai nữa không?
Bà Tư lắc đầu:
- Nhờ thầy nói ông Tám tới đem lão đi ngay dùm tôi. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Lão đi khuất mắt tôi sớm phút nào hay phút nấy. Tôi không muốn nhìn mặt lão nữa.
Bà nói tiếp bằng một giọng đầy cay đắng:
- Suốt đời lão làm khổ tôi. Tôi thù ghét lão từ ngày phải về với lão. Bây giờ căn nhà này là của tôi. Tôi sẽ khóa chặt căn phòng của lão ngay khi ông Tám đem lão đi. Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy bên trong căn phòng đó nữa. Chỉ toàn là những kỷ niệm đớn đau, những lời chửi rủa, hận thù. Tôi sẽ thiêu rụi căn phòng của lão nếu căn nhà này không bị ảnh hưởng gì.
Rồi bà ngồi xuống ghế ngước nhìn thầy y tá bằng đôi mắt lạnh lùng ráo hoảnh. Thầy nhìn bà Tư, nói bằng một giọng dịu dàng, thông cảm:
- Bà mệt mỏi quá rồi. Để tôi về lấy chai thuốc bổ tới cho bà.
- Tôi không cần thuốc bổ. Cái chết của lão là liều thuốc bổ tốt nhất đối với tôi... Thầy...
Thầy y tá gạt ngang:
- Thôi, không nên nói xấu người quá cố nữa. Ai cũng biết ông Tư đối xử với bà ra sao rồi. Để tôi đi kêu ông Tám.
Chưa đầy nửa tiếng sau, ông Tám Tàng và một thanh niên phụ việc đẩy xe tới. Bà Tư đứng ngay cửa phòng chờ cho hai người vừa khiêng lão Tư ra là bà khóa cửa lại, bỏ chìa khoá vào túi áo:
- Tôi thề sẽ không bao giờ đặt chân vào căn phòng này cho tới khi tắt thở.
Hai người đàn ông lắc đầu thông cảm. Họ hiểu rõ cuộc sống khốn khổ nhục nhằn của bà bên ông Tư từ nhiều năm qua.
Những năm kế tiếp, bà Tư ra đồng làm việc cùng các lực điền, và dành dụm thêm được khá nhiều vào cái vốn đã đồ sộ của bà. Bà vẫn lạnh lùng, không hề hở môi và không hề có bạn, như lão Tư không hề có bạn.
Rồi hai đứa con bà lớn lên. Con Hoa lập gia đình rồi theo chồng về làng bên. Bà Tư không nói một lời. Thằng Đực lớn lên ra đồng làm việc phụ mẹ khiến bà giảm được một gánh nặng. Rồi thằng Đực lấy vợ và đem cô dâu mới về ở chung với bà Tư. Rồi lũ con nít ra đời, sáu đứa cả thẩy. Nếu những tiếng cười vô tư của bầy trẻ có khiến tâm hồn bà nội chúng mềm đi một chút, bà không hề để lộ ra ngoài.
Suốt những tháng năm dài đó, một cái phòng, được gọi là phòng của nội, vẫn luôn luôn được khóa chặt. Cả gia đình không một ai nhắc nhở tới. Lũ trẻ biết có một cái gì - mà chúng cho là rất kinh khủng - ở bên trong nên mỗi lúc phải đi ngang phòng, chúng đi thật lẹ, và khi bóng tối bao phủ căn nhà, ánh đèn dầu lung linh tạo nên những hình nhân lắc lư rung động trên tường, chúng không bao giờ dám bước tới gần căn phòng của nội. Dĩ nhiên đầu óc trẻ thơ của chúng tưởng tượng thật nhiều.
Rồi một năm châu chấu phá hoại mùa màng. Năm sau trời hạn hán khiến giá thóc gia tăng trong khi lương bổng bị cắt giảm. Nhiều chủ điền cho thợ nghỉ việc.
Gia đình Hoa là một trong những nạn nhân đầu tiên. Mùa màng thất bát, chồng đau ốm rồi một đứa con ra chào đời! Vợ chồng Hoa bồng con về xin bà Tư cho ở chung. Bà Tư vẫn lạnh lùng như thường lệ, nhường cho vợ chồng Hoa một phòng.
Rồi tới phiên anh rể của Đực bị chủ điền cho nghỉ việc. Không công ăn việc làm, không tiền trả tiền mướn, anh ta cầu cứu vợ Đực. Nàng dâu bèn thưa chuyện với mẹ chồng.
Bà Tư, lúc này đã già, nói với con dâu bằng một giọng cương quyết trong bữa ăn chiều:
- Thêm bốn miệng ăn nữa cũng chẳng sao. Cho tụi nó tới đây. Nhưng... không biết rồi tụi nó ngủ ở đâu?
Hoa liếc nhìn Đực trước khi ngập ngừng nói lên cái ý nghĩ của tất cả mọi người:
- Phòng của nội. Mình có nên mở cửa phòng cho thoáng khí trước khi cho họ dọn vào không... mẹ?
Bầu không khí đột nhiên trở nên yên lặng nặng nề. Bà Tư liếc nhìn con gái trước khi lần lượt nhìn vào mặt từng người, gằn giọng:
- Mẹ đã thề không bước chân vào phòng đó cho tới ngày nhắm mắt.
Hoa thu hết can đảm:
- Nhưng mẹ đâu có bước vào đó làm gì. Nhà mình chật quá đâu còn chỗ nào khác nữa.
Bà Tư đặt đũa xuống bàn nói thật chậm rãi:
- Nếu có ai ngủ trong phòng đó, người đó phải là mẹ. Mẹ đã ở với cha tụi bay mười lăm năm trời, mười lăm năm đầy đắng cay thù hận. Cha tụi bay ghét mẹ hơn mẹ ghét ổng. Căn phòng đó đầy những sự thù ghét và sau mấy chục năm trời đóng kín, những sự thù ghét đó hiện đang sôi sục chỉ chờ cửa mở là tràn ra phủ ngập căn nhà này. Nhưng không sao, mẹ sẽ dọn vào đó.
Hoa nói bằng một giọng đầy hối hận:
- Phải chi con đừng đưa ra đề nghị đó. Con biết là có một cái gì giữa cha và mẹ nằm trong đó, nhưng con không biết...
Bà Tư ngắt lời con gái:
- Một cái gì mà con nói đó chính là sự thù ghét giữa mẹ và ổng. Nhưng không sao, mẹ đã già rồi, hơn bẩy mươi rồi. Chắc mẹ cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa...
Bà ngưng lại, đôi mắt già mỏi mệt nhìn thật xa xôi:
- Có thể đây là sự tiền định. Ổng nói rằng ổng sẽ chờ mẹ... Có thể... Ai biết!
Rồi bà đứng lên:
- Mẹ sẽ mở cửa phòng vào sáng ngày mai.
Dứt lời, bà mím chặt đôi môi, bước lên cầu thang về phòng ngủ trên lầu.
Vào phòng, bà Tư đóng cửa lại, ngồi yên lặng trên cái ghế nhỏ bên giường, đôi mắt mệt mỏi nhìn vào hư không trong khi cuốn phim dĩ vãng hiện ra thật rõ. Bây giờ, bà đang bị thúc giục mạnh mẽ bởi một ước muốn mà bà vẫn chôn chặt trong lòng từ gần một nửa thế kỷ, ước muốn của tất cả những kẻ sát nhân muốn nhìn lại khung cảnh phạm trường.
Ước muốn này đã tới với bà hàng ngàn lần trước đó nhưng lần nào bà cũng nén lòng được. Bây giờ, chỉ còn có mấy tiếng đồng hồ nữa căn phòng sẽ được mở ra, ước muốn lại trở về, mãnh liệt hơn bao giờ hết. Căn phòng đóng kín đang réo gọi bà. Trong óc bà, một tiếng nói vô cùng mạnh mẽ vang lên “Bây giờ! Bây giờ!”. Tiếng nói này rất quen thuộc đối với bà vì đó là tiếng nói của chính ông Tư, người bà thù ghét, người bà đã giết chết!
Bà lặng lẽ đứng dậy, bước tới tủ áo, ngồi xuống mò dưới đáy tủ lấy cái chìa khóa mà bà đã giấu kín hàng mấy chục năm trời. Rồi bà trở lại ngồi trên ghế lắng nghe những tiếng chân lần lượt về phòng. Một lúc sau, căn nhà tối tăm đã hoàn toàn yên tĩnh.
Bà Tư đứng dậy hé cửa nhìn ra dẫy hành lang. Tất cả đều đã ngủ yên. Bà bèn trở vào phòng cầm cây đèn dầu, mở cửa thật nhẹ rồi rón rén bước xuống cầu thang.
Ngoài trời không khí bỗng trở nên nặng nề dường như muốn bão. Bà nghe tiếng gió rít qua những cành cây. Có một cái gì tương tự như tiếng gió than van ngoài đêm tối? Bà Tư ngưng lại, nghiêng tai lắng nghe và đột nhiên ký ức trở về thật rõ. Bà lẩm bẩm:
- Giống như đêm trước khi lão chết.
Tim bà đập mạnh hơn khi đứng trước cánh cửa đen ngòm, lạnh lùng của căn phòng chứa đầy thù hận. Sau một thoáng ngập ngừng, bà chuyển cây đèn sang tay trái, tay mặt lấy cái chìa khóa đút vào ổ khóa... Bà vặn nhẹ... Ổ khóa không chuyển động... Bà vặn mạnh hơn... Cạch! Ổ khoá bật ra. Bà đứng yên một lát, bàn tay đặt trên nắm cửa. Tự nhiên bà run lên vì lý do gì không rõ. Bà lẩm bẩm:
- Lão đã nói là lão sẽ trở về từ đáy mộ... Lão sẽ chờ...
Bà vặn nắm cửa, đẩy mạnh. Cái bản lề cũ kỹ rít lên phản đối trước khi cánh cửa bung ra... Một làn sóng hận thù từ trong phòng tràn ra phủ kín người bà.
Bà chậm chạp bước vào, đôi môi mím chặt. Giơ cao ngọn đèn dầu, bà quan sát mọi vật trong phòng. Đó là cái giường với tấm khăn trải giường nhăn nheo, nơi ông Tư thở hơi cuối cùng - hay không thể thở hơi cuối cùng? Đó là cái gối mà ông Tư gối đầu trước khi nhắm mắt. Mọi vật không hề thay đổi.
Bà Tư thoáng nhớ rằng cả thầy y tá lẫn ông Tám Tàng, những người cuối cùng đặt chân vào căn phòng này đều đã ra người thiên cổ. Kế bên đầu giường là một cái bàn nhỏ nơi vẫn còn cái ly mà bà pha thuốc độc cho ông Tư.
Bà lẩm bẩm:
- Lão đã nói là lão sẽ chờ...
Căn phòng thật ẩm thấp và bụi bặm. Bà Tư khép cửa lại, đặt ngọn đèn dầu lên cái bàn nhỏ bên cạnh cái ly rồi bước tới bên cửa sổ, mở toang cánh cửa. Một ngọn gió từ bên ngoài lùa vào, rít lên...
Ngọn đèn chợt lung linh vì gió tạo nên những bóng đen quái đản nhảy múa trên tường. Trên lưng ghế, chiếc khăn lông mà bà dùng đè cho ông Tư chết ngộp đã trở thành vàng khè, tuy bà vẫn nhìn thấy thật rõ một đốm đen ở chính giữa, đốm đen mà bà biết là những giọt nước rãi cuối cùng của ông Tư.
Bà bước tới giữa phòng, đôi mắt vẫn không rời khỏi đốm đen trên chiếc khăn lông. Rồi bà lập đi lập lại:
- Lão đã nói là lão sẽ trở về từ đáy mộ... Lão sẽ chờ...
Đột nhiên một cơn gió mạnh thổi ào qua khung cửa sổ. Ngọn đèn chao lên trước khi tắt ngấm.
Bóng tối bất ngờ khiến bà Tư hoảng hốt. Lần đầu tiên trong đời bà biết sợ! Bà liếc nhìn về phía cái giường, và chợt nhận thấy dường như có một người đang nằm, mặt quay về phía bà đưa tay vẫy vẫy. Bà run rẩy bước lui trước khi té ngồi xuống ghế. Một cơn gió mạnh thổi chiếc khăn lông bung lên chùm kín mặt bà Tư. Bà hoảng hốt giẫy giụa trong bóng tối và cảm thấy chiếc khăn lông như một con bạch tuộc với những cái vòi gớm ghiếc đang xiết chặt quanh cổ bà. Bà đưa hai tay lên cố kéo mạnh chiếc khăn lông ra trong khi bên tai bà, tiếng ông Tư vang lên mồn một: “Tao sẽ trở về từ đáy mộ... Tao sẽ chờ mày...” Sáng sớm hôm sau, người ta thấy bà Tư nằm chết trong căn “phòng của nội”. Quanh cổ bà là chiếc khăn lông vàng khè, chiếc khăn mà bà dùng hạ sát ông Tư.
 
Người bạn ma

Hồi còn nhỏ tôi thường thích đọc truyện ma và không bao giờ suy nghĩ đến những chuyện ma đ đọc quạ Vào một buổi tối khi tôi đọc xong một truyện ma mà nó đã làm tôi sợ muốn chết, có thể vì truyện ma này có thật nên nó ám ảnh tôị
Câu chuyện là như vầy:
Ở vùng ngoại ô xa thành phố có một đứa con gái tên Nhi 11 tuổị Vì cha mẹ rất là nghiêm ngặt không cho đi đâu chơi nên Nhi không có ai để làm bạn. Mỗi ngày Nhi thường đi bộ từ nhà đến trường; trên đường đi Nhi phải qua một ngôi biệt thự kiến trúc rất là đẹp nhưng hơi cũ kỹ đã lâu rồi không thấy một bóng người lui tớị Lúc nào Nhi cũng dừng chân trước ngôi biệt thự để ngắm nghía và mơ mộng được sống ở đó hay chỉ vào trong nhà để xem mà thôị
Vào một buổi chiều khi tan học về, như thường lệ Nhi đứng trước ngôi biệt thự mơ mộng thì nghe có tiếng người gọi từ cửa sổ của tầng lầu cao nht. Nhi ngước lên nhìn thì thấy một đứa con trai trạc độ tuổi mình.
- Có muốn lên đây chơi không? Ðứa con trai hỏị
Không biết có phải là bị hoa mắt không, hay là mơ mộng quá nhiều cho nên... Nhi vội chớp mắt một cái rồi nhìn lần nữa nhưng vẫn thấy đứa con trai còn đứng đó.
- Lên đây nhanh! Ðứa con trai réo gọị
Khi đó mừng quá, mơ ước của mình thành sự thật rồị Nhi vội đẩy cái cổng sắt nặng nề để vào bên trong, nhưng khi đến trước cửa nhà thì Nhi dừng lạị
Nhi suy nghĩ: Ðợi một chút, mình thy nhà này mỗi ngày, không thấy có xe cộ gì đậu ở đây mà... nhưng... Chắc là mình nghĩ không ai ở.
Vừa nghĩ như vậy thì Nhi lấy tay đẩy cánh cửa bằng gỗ bước vào bên trong. Trong nhà thật là đẹp như là đã tưởng tượng vậy, Nhi nhìn chung quanh khoảng 5 phút rồi chợt nhớ đến đứa con trai, Nhi vội bước nhanh lên cầu thang dẫn đến phòng của tầng cao nhất. Khi đẩy cánh cửa phòng ra, Nhi thấy trong phòng chứa đầy đồ chơi tuyệt đẹp với tất cả những đồ chơi mà Nhi đã suy nghĩ đến, còn đứa con trai thì ngồi ngay ở giữa phòng.
Tôi tên là Thạch, có muốn chơi chung với tôi không? Ðứa con trai hỏị
Nhi không nói gì hết mà chỉ từ từ tiến đến gần đứa con trai và ngồi xuống chơị Từ đó ngày nào Nhi cũng đến đó chơi và hai đứa trở thành đôi bạn thân.
Rồi một hôm, đứa em trai út của Nhi bỗng dưng bệnh nặng, Nhi phải ở nhà phụ giúp mẹ săn sóc đứa em, không có thời giờ để đến chơi với Thạch nữạ Sau sáu tuần bệnh nặng, em trai út của Nhi qua đờị Nhi rất đau buồn và cần một người bạn để an ủi nhưng khi em tới trước cổng ngôi biệt thự đó thì thấy Thạch ló đầu ra cửa sổ và la lớn với giọng trách móc:
"Ði chỗ khác chơị Tao không muốn mày đến đây nữa!"
Có thể bạn giận mình vì mình không đến đây chơi, nên Nhi đã quyết định đi vào nhà để gặp Thạch và nhất định giải thích cho bạn y hiểụ Nhưng khi Nhi đi đến tầng lầu cao nhất thì thấy Thạch đã ngồi ở trước cửa phòng tự bao giờ. Nó nhìn Nhi với cặp mắt thật là ghê gớm và trên khuôn mặt chứa đầy hờn giận.
"Ði chỗ khác ngay", Thạch hét lớn và xua đuổi Nhi đi chỗ khác.
"X...i...n... đừng đuổi Nhi, em của Nhi mới chết và tôi cần nói chuyện với bạn" vừa khóc em vừa nóị
Ðứa con trai tên Thạch ra vẻ không thương tiếc mà còn lạnh lùng nói: "Bây giờ tao đã có một người bạn khác rồị" Nói xong đứa con trai đi vào trong phòng và khép cửa phòng lạị
Ðứng ở ngoài phòng, Nhi nghe được tiếng cười đùa từ trong phòng vọng ra, tò mò muốn biết người bạn mới này là ai nên Nhi nhẹ bước đến gần cửa phòng và lén nhìn vào bên trong.
Khi nhìn vào phòng, Nhi đã sợ hãi đến độ vừa la vừa chạy thẳng một mạch về nhà. Mẹ của Nhi thấy Nhi sợ quá độ nên gọi bác sĩ đến và chích một mủi thuốc ngủ cho Nhị Khi bác sĩ ra khỏi phòng, ông y rất là bối rốị Mẹ của Nhi liền hỏi ông chuyện gì đã xảy ra cho Nhi, thì ông nói với bà ta rằng con của bà cho biết nó đã đến ngôi biệt thự cũ để gặp một người bạn nhưng khi đến đó và nhìn vào bên trong thì gặp bạn của nó đang đùa giỡn với đứa em vừa mới chết.
- Không thể như vậy, bà ta nóị Trong nhà đó chỉ có một đứa con trai 11 tuổi tên là Thạch đã bị bệnh và qua đời cách đây trên 100 năm, sau đó đâu còn ai đến đó ở nữa
 
Bóng ma trên gác thượng

Năm 75, Hùng mới lên 5 thì bố phải đi học tập cải tạo ở miền Bắc xa xôị Mẹ Ở nhà phải buôn tần bán tảo để nuôi Hùng và đứa em gái kém Hùng 2 tuổị Mẹ đã khổ sở như vậy mà vẫn phải cố gắng dành dụm tiền để đi thăm nuôi bố mỗi năm một lần. Một ngày kia, mẹ kéo Hùng lại dặn dò là phải nghe lời bác Tư (một người bạn của mẹ) và rồi bác ấy dẫn Hùng về ở một miền làng quê gần một con sông lớn. Một đêm không trăng sao, bác Tư và cả gia đình cùng Hùng kéo nhau xuống một cái ghe nho,û và họ chở mọi người ra một cái tàu khá lớn. Hùng bị đẩy vào phía trong hầm tàụ Hùng cũng không biết tàu chạy mất mấy ngày đêm, lâu lâu họ cho mọi người một chút thực phẩm và ít nước để sống cho qua ngàỵ Một trưa kia mọi người phía trên reo lên mừng rở vì họ đã thấy đảọ Chiều đó họ lên được đảo Ku Ku, ở đó ít lâu rồi mọi người được chuyển về đảo lớn hơn là Bidong để chờ duyệt xét cho đi dịnh cư ở nước thứ bạ
Ở đảo Hùng thuộc diện minor lại không có thân nhân nên được một gia đình người Mỹ bảo trợ qua Mỹ từ trại Bidong, Malaysiạ Hùng được đưa về ở tại Salem, đó là một thành phố nhỏ tại tiểu bang Massachusetts. Lúc đó Hùng mới lên 10 tuổị
Vợ chồng người Mỹ này không có con cái nên coi Hùng như con ruột của mình vậỵ Họ chăm sóc Hùng rất chu đáo, cho ăn học đàng hoàng. Hùng cũng nhận ông bà này là bố mẹ nuôi của mình. Ngôi nhà của họ Ở gồm hai tầng và một gác thượng. Thời gian đầu họ cho Hùng ở một phòng ở tầng dưới, nhưng khi Hùng lên trung học thì Hùng đòi lên tầng trên ở cho thoải mái hơn.
Thế là bố mẹ nuôi thì ở tầng dưới còn Hùng một mình ở tầng trên. Cái cầu thang dẫn từ tầng một lên tầng hai và lên luôn cả gác thượng. Cả hai tầng đều có đầy đủ tiện nghi như phòng tắm, phòng ngủ, phòng để coi TV v.v., nên Hùng cảm thấy thoải mái vô cùng. Thỉnh thoảng bố mẹ nuôi có lên tầng trên để xem Hùng ăn ở thế nào, còn ngoài ra họ cũng ít khi quấy rầy đến Hùng.
Cái gác thượng thì trông có vẻ lạnh lẻo nên không ai bước chân lên đó cả. Tuy mỗi lần leo lên lầu Hùng đôi khi cũng nhìn lên trên đó vì tò mò, nhưng mỗi khi nhìn lên đó Hùng đều cảm thấy như có cái gì làm Hùng ơn ớn lạnh nên Hùng không bao giờ có cái ý định leo lên cái gác thượng này để xem trên đó có gì.
Mới lên ở được hai ngày thì đêm đó Hùng nghe có tiếng động lịch kịch trên gác thượng, rồi nghe cả tiếng chân bước ở trên đó nữa! Hùng cố lắng tai nghe để coi xem đó có phải đúng là tiếng động do người gây ra hay là do thú vật. Đúng rỏ ràng là tiếng bước chân của người rồi, Hùng cảm thấy hơi run và vơ lấy cái mền trùm kín cả người từ đầu tới chân. Tiếng động bổng im bặt, Hùng cố chờ một hồi nhưng không nghe thấy gì nữa cả và rồi thiếp ngủ lúc nào không biết nữạ
Sáng sau thức dậy Hùng không biết hôm qua mình nghe thật hay chỉ là trong giấc mợ Hùng cũng chẳng dám nói với bố mẹ nuôi sợ họ không tin và cười cho sự nhát gan của mình! Tối hôm đó sau khi ăn chiều xong, Hùng leo lên lầu để lên phòng, khi tới đầu cầu thang Hùng không tránh khỏi việc đưa mắt nhìn lên cái gác thượng. Tự nhiên Hùng thấy một làn hơi lạnh chạy dọc theo xương sống của mình. Hùng vội đi nhanh về phòng rồi lấy sách ra đọc. Chín giờ Hùng cất sách rồi lên giường nhưng vẫn trằn trọc chưa ngủ được. Một lúc sau thì tiếng động lại nổi lên, tiếng lịch kịch và tiếng bước chân vang xuống từ gác thượng. Hùng co rúm cả người trong cái chăn, tiếng động vẫn nghe rỏ nồn nộp! Có khi Hùng nghe như tiếng bước chân lê xuống cái cầu thang và tiếng bước chân dẫm lên các bậc thang bằng gỗ gây ra những tiếng kọt kẹt. Hùng càng co rúm người lại hơn vì sợ tiếng chân đó tiến về phòng mình. Nhưng may mắn là tiếng chân dừng lại ở lưng chừng cầu thang rồi lại bước trở lên gác thượng và im bặt.
Hùng vẫn không ngủ được. Đến cở 11 giờ, Hùng bổng mắc đi tiểu, cố nín một hồi rồi không thể nín nổi nữa Hùng đánh bạo bước xuống giường rón rén ra mở cửa phòng và đi lại phòng tắm để đi tiểụ Khi tiểu xong quay về phòng mình, Hùng cố tình nhìn xuống sàn nhà để khỏi phải nhìn về phía cầu thang, nhưng khi đến cửa phòng thì như có ai khiến, Hùng ngước mắt nhìn lên! Chúa ơi! Một bóng đen đã đứng thù lù ở cái cầu thang từ bao giờ. Hùng chỉ thấy một nửa dưới mà thôi vì nửa trên của cái bóng đó ở trên gác thượng. Hùng đứng chết trân một chổ và cái bóng đó cũng cứ đứng nửa trên nửa dưới như vậy một chổ! Không biết được bao lâu thì Hùng tỉnh hồn lại và chạy một mạch vào phòng đóng cửa rồi nhảy lên giường trùm kín cả người lạị Bên ngoài không có một tiếng động, Hùng đoán cái bóng đen vẫn đứng tại cầu thang. Hùng cố giữ để khỏi run nhưng không cầm được, tay chân đánh bò cạp liên hồi, và thỉnh thoảng một làn hơi lạnh lại chạy dài dọc theo xương sống của mình!
Sáng đó khi xuống ăn điểm tâm Hùng chỉ dám nói với bố mẹ nuôi là hình như có tiếng động lạ Ở trên gác thượng. Cả hai nghe, im lặng một chút rồi nói là có lẽ tiếng động do chuột gây ra, để khi Hùng đi học thì ở nhà bố sẽ lên dọn dẹp trên đó xem có ổ chuột nào không. Tuy thế đến trường Hùng cũng kể cho Tâm _ người bạn thân Việt Nam của mình _ nghe về chuyện mà Hùng đã nghe và gặp trong mấy ngày quạ Tâm là một người mạnh dạn, chẳng bao giờ tin vào ma quỷ cả. Khi nghe Hùng kể về chuyện này, Tâm liền phá lên cười và chọc quê Hùng là con thỏ đế. Nhưng thấùy mặt Hùng rất nghiêm trọng nên cũng không dám đùa dai nữa, nhưng trong thâm tâm thì vẫn không tin. Hôm sau là thứ Bảy nên Tâm đề nghị là tối nay Tâm sẽ xin phép bố mẹ mình đến nhà Hùng ngủ và để xem cái tiếng động kia có đúng là thật hay do Hùng tưởng tượng rạ
Đêm đó giữ đúng lời hứa, Tâm đến ngủ chung với Hùng. Tâm quấn mình trong cái túi ngủ và một lúc sau đã nghe thấy tiếng thở đều rồi, nó đã ngủ ngon lành. Hùng thì vẫn trằn trọc chưa ngủ được thì tiếng động trên gác thượng đã vang lên. Hùng cố nén nỗi sợ hãi trườn người xuống sàn nhà và bò tới chổ Tâm nằm. Lay lay một lúc Tâm mới cựa mình, tay dụi mắt hỏi "Gì đó?". Hùng dơ tay lên môi ra dấu im lặng rồi chỉ lên trần nhà. Tâm lúc này mới sực nhớ ra cái lý do mình tới đây ngủ. Tâm lắng tai nghe và rỏ ràng là co tiếng động trên gác thật. Nó bật dậy quơ lấy cái đèn pin rồi ra hiệu cho Hùng theo nó. Tuy sợ nhưng Hùng vẫn bước theo chân Tâm ra cửa rồi lần leo lên gác thượng. Tâm vẫn không chịu bật đèn pin lên, cả hai mò mẫm bước nhẹ nhàng lên các bậc thang vì sợ gây ra tiếng động thì sẽ hỏng việc bắt gặp ai đó một cách bất ngờ.
Hai đứa nhô đầu lên căn gác thượng. Qua ánh sáng nhờ nhờ của đèn đường xuyên qua cái cửa sổ sát mái nhà, hai đứa giật bắn người vì thấy một bóng người to lớn đứng lom khom như đang làm gì đó ở bên cạnh cái bàn ở xó nhà. Tâm bấm đèn pin về phía đó! Dưới ánh sáng chói chang hai đúa thấy đó chỉ là một bức tượng bằng thạch cao to như người thật đứng bất động cạnh cái bàn đầy bụi bậm. Hai đứa thở phào nhẹ nhỏm cả ngườị Hùng chưa bao giờ dám lên cái gác thượng nên chẳng biết có những thứ gì ở trên này hết. Tâêm soi đèn từ từ vòng quanh cái gác thượng xem có cái gì khác và có lẽ nó muốn xem có con chuột hay mèo nào lẩn quẩn đâu đó không, nó muốn chứng minh là Hùng chỉ sợ hoảng thôi chứ làm gì có ma quỷ trên đòi nàỵ
Hai đứa dõi mắt theo ánh đèn và khi ánh đèn rọi lại chỗ cũ thì thiên thần quỷ địa ơi, cái bức tượng đã biến đi đâu mất tiêu rồi! Tự nhiên không ai bảo ai, cả hai đứa bỏ chạy một mạch xuống cầu thang, Tâm làm rớt luôn cả cây đèn pin ở trên gác mà chẳng dám quay đầu lại lượm!
Khi chạy về đến cửa phòng tự dưng hai đứa quay mặt lại nhìn lên chỗ cầu thang. Hai đứa thấy rợn cả người lên vì cái bóng đen đó đã sừng sững đứng đó từ hồi nào rồi, vẫn với tư thế nửa trên nửa dưới ở cái cầu thang. Tâm không dám nằm dưới sàn nữa, cả hai leo lên ngồi trên giường của Hùng và để đèn sáng choang cho tới sáng. Hai cặp mắt chăm chăm nhìn về hướng cửa vì sợ cái bóng đó sẽ bước vào phòng lúc nào không biết. Cũng may từ đó tới sáng chẳng có gì xảy ra cả.
Sáng hôm sau trước khi Tâm ra về nó không quên nói "Mày nên nói chuyện này với bố mẹ nuôi mày đi! Tao tin lời mày nói roià đó!" Khi ăn sáng Hùng cũng không dám nói sự thật mà chỉ xin dọn xuống nhà dưới ở thôị Bố mẹ nuôi của Hùng nhìn nhau rồi nói là tùy Hùng thôị Hùng vội lên lầu và dọn tất cả đồ đạc của mình xuống cái phòng cũ khi trước.
Trưa đó sau khi ăn cơm xong, ông bố nuôi mới kêu Hùng ngồi lại rồi chậm rãi hỏi:
_ Có chuyện gì xảy ra trên đó phải không con?
Biết không thể dấu được Hùng đành phải kể hết các sự việc đã xảy ra trong mấy đêm rồị Nghe xong ông bố nuôi mới gục gặt đầu rồi kể:
_ Bố mẹ mua căn nhà này đã được 15 năm nay rồị Khi mới dọn tới ở thì "ông ta" cũng có phá phách trong nhà đó con ạ! Mẹ con biết điều này trước vì bà ấy tỉnh ngủ hơn tạ Bà nói cho ta biết nhưng ta chẳng tin và cho là bà ấy sợ nhảm nhí mà thôị Đến một đêm kia, bà lay ta dậy và ra hiệu cho ta nghe, ta lắng nghe và đúng là có tiếng động ở phía nhà bếp vọng về. Ta rón rén mò lấy cây đèn pin rồi mò ra phía cửa, ta mở cửa và rọi đèn pin về phía nhà bếp, như không thấy gì cả. Ta bật đèn nhà bếp và tìm tòi mọi nơi xem có con vật gì ở đó không. Cũng không thấy gì nên ta trở về phòng ngủ lạị Cứ thế sự việc xảy ra trong mấy đêm liền mà ta cũng chẳng tìm ra manh mối gì cả nên ta quyết định rình cho biết sự thật. Đêm đó ta ngồi sau cái ghế sofa, tay thủ sẵn cây đèn pin. Khoảng gần nửa đêm ta nghe tiếng động và tiếng lịch kịch leng keng của ly chén chạm nhau, ta ngó ra và thấy một bóng đen đang mở các cửa của cabinet. Ta nhào ra và bật đèn pin về hướng đó, nhưng cái bóng đen vụt mất về hướng cầu thang. Ta đuổi theo và rọi tìm khắp các phòng trên lầu nhưng không thấy gì! Ta bèn leo lên cái gác thượng soi tìm khắp xó xỉnh trên đó nhưng cũng chẳng tìm ra một bóng ai cả. Một điều làm ta hơi rùn mình là khi ta ở trên cái gác đó ta cảm thấy như là có ai đang nhìn theo dõi ta vậy đó. Ta lui trở xuống và tin là mình đãû chạm trán với con ma trên đo rồị Hôm sau ta nói chuyện này với mẹ con, bà ta sợ hãi quá và đòi bán nhà đi chổ khác ở. Ta không đồng ý và còn lớn tiếng biện minh là ma sợ người chứ người không sợ ma! Bằng chứng là khi nó thấy ta là nó biến mất chứ có dám làm gì ta đâu! Nó chỉ nhát những ai sợ nó mà thôị Chập tối hôm sau ta lên lại gác thượng nói to như để cho con ma đó nghe "Chúng tôi không đụng chạm gì đến ông và cũng không có ý định đó. Vậy ông hãy để chúng tôi được yên cũng như chúng tôi cũng sẽ không đụng chạm gì đến ông hết!" Từ đêm đó ông ta không còn hiện ra phá phách nữa cho đến ngày hôm naỵ Thôi thì để ta lên hòa đàm với ông ta lại một lần nữa xem saọ
Tối đó bố nuôi rủ Hùng lên gác thượng nhưng Hùng từ chối không đị Bố nuôi lên một lúc rồi trở xuống nói:
_ Chắc là sẽ không có chuyện gì xảy ra nữa đâu!
Đúng như vậy! Từ đêm đó Hùng không còn nghe hay thấy điều gì lạ xảy ra nữạ Hùng cũng nói cho Tâm biết về điều này, dù vậy có năn nỉ cách mấy đi nữa thì Tâm cũng không bao giờ ngủ lại đêm ở nhà Hùng.
Cho đến bây giờ dù đã đi làm và ra ở riêng lâu rồi, và gia đình bố mẹ ruột cùng em gái Hùng đã qua bên này, nhưng mỗi khi về thăm lại bố mẹ nuôi của mình Hùng cũng không dám leo lên lầu chứ đừng nói gì là leo lên căn gác thượng đó. Nếu có ngủ lại đêm thì Hùng cũng chỉ dám ngủ ở căn phòng ở tầng dưới mà khi còn bé Hùng vẫn ngủ trong đó mà thôi!​
 
Mọi người có chuyện hay điều gì sợ sệt về ma quỷ hãy vào đây kể nhé.
P/s: Mình rất thích nghe và xem truyện ma nhưng không biết tìm đâu cả :(:(:(:(:(

Anh đã Edit tiêu đề của topic là "Phòng kể chuyện về Ma Quỷ" rồi đó! Ai lại đề là "NHÀ MA" nghe thấy ớn xương sống!!!:p:)):)):))
 
Không anh cứ đọc thử đi..Xem có khác các chủ đề khác không?Còn đây là Box 8 nên mọi người tha hồ Spam mà nhưng phải Spam 1 cách hợp lý


Hihi ! Cô lại không hiểu anh rồi, câu hỏi đó cũng là cách Spam hợp lý mà :) đấy thôi.
 
Anh đã Edit tiêu đề của topic là "Phòng kể chuyện về Ma Quỷ" rồi đó! Ai lại đề là "NHÀ MA" nghe thấy ớn xương sống!!!:p:)):)):))

Đặt tiêu đề thế mọi người mới tò mò vào xem chứ...Chứ đặt như anh thì chẳng có gì là rùng rơn cả..Chán ốm :(:(:(:(:(
 
Ma quá giang

Nhiều người đi trên đường khuya, vắng đôi khi bắt gặp ma và có khi trông rõ như người thật nên đôi lúc lại không nghĩ rằng mình gặp ma...
Dee Goss, người đã quả quyết mình trông thấy hồn ma đã mô tả lại như sau: "Tôi thấy con ma đội mũ trùm đầu, điều khủng khiếp là không có chân nên trông như lơ lững, trôi nổi dật dờ ngang qua con đường ngay trước mặt chúng tôi. Tôi đã thấy hình ảnh này rất rõ, có thể phân biệt từ chi tiết".
Vào những năm 1976, 1978, hồn ma trên còn được thấy lại nhiều lần trên đường và mới đây một hình ảnh về hồn ma với mũ trùm đầu lại xuất hiện và nhiều người đã thấy rõ ràng ngay trên con đường vòng của xa lộ gần cầu Stocks ở phía Nam Yourkshire (Anh Quốc). Hai người tuần cảnh ban đêm đã thấy một hồn ma với mũ trùm đầu (giống như hình ảnh đã thấy ở nhiều nơi) trên cầu Pearoyd, ngoài ra có đêm một trong hai người lại còn thấy một hình ảnh lạ lùng kỳ dị khi giữa đêm khuya thanh vắng bỗng có ba đứa bé im lặng nhảy múa quanh cột điện cao thế.
Trong Modern Mysteries of Britain còn ghi nhận những sự kiện đáng lưu ý về hồn ma xuất hiện trên đường, ở đây có sự khác biệt và linh hoạt hơn. Ấy là ma đón đường và xin quá giang (người Mỹ và người Anh thường gọi là Phantom Hitch Hiker). Sau đây là vài trường hợp có thật xảy ra:
Năm 1951, tại Lakenheath, căn cứ không quân ở Suffok, một cảnh sát đã lái xe quanh căn cứ vào ban đêm và đã thấy một phi công trong bộ quân phục xuất hiện giữa đường và làm hiệu muốn quá giang xe. Người cảnh sát dừng xe lại để cho viên phi công bước lên. Viên phi công này xin mồi lửa điếu thuốc, một khi ngọn lửa từ hộp quẹt lóe lên thì viên phi công biến mất, người cảnh sát kinh ngạc và rợn tóc gáy khi thấy cái ghế ngồi trong xe, nơi mà viên phi công vừa ngồi trống rỗng một cách dễ sợ. Về sau, qua cuộc điều tra, người ta được biết ở góc căn cứ này trước đã xảy ra một tai nạn thảm khốc, một chiếc quân xa đã đâm sầm vào một viên phi công trẻ tuổi đang trên đường đi bộ đến căn cứ. Nhìn ảnh chụp người lính Không Quân này, người cảnh sát lái xe đêm ấy đã khẳng định rằng đó chính là người đã xin quá giang và đã biến mất sau đó.
Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra tại Oklahoma (Hoa Kỳ) vào mùa đông năm 1965. Lúc đó cô Mae Doria đang lái xe chạy trên xa lộ 20 hướng đông của đường Claremore thì gặp một cậu bé trạc độ 12 tuổi đứng bên đường đưa tay khoác khoác ra dấu chận xe lại, Mae hỏi cậu bé muốn về đâu, cậu bé đưa tay chỉ về phía trước và nói: "Nhà cháu ở đầu kia kìa". Cô Mae để cậu bé ra ngồi ở ghế sau, họ nói chuyện với nhau cho đến khi xe đến gần Pryor thì cậu bé ngỏ ý muốn xuống xe ở vị trí cống nước lớn gần đó. Khi đó Mea chạy xe chậm lại, cô lấy là lạ vì vùng này chẳng có nhà cửa gì cả còn cây cối thì lưa thưa, có nơi trơ trụi hoang vu vắng vẻ vô cùng. Khi đó, Mae Doria hỏi cậu bé: "Nhà cháu ở đâu?" cậu bé lại chỉ tay về phía trước và trả lời: "Nhà cháu ở đầu kia kìa!". Cô Mae Doria quay mặt về hướng mà cậu bé vừa chỉ nhưng chẳng thấy nhà cửa nào ngoài vùng đồng trống. Cô ngạc nhiên quay lại thì không thấy cậu bé ở trong xe nữa. Qúa kinh ngạc cô vội ngừng xe lại. Vậy cậu bé ra khỏi xe khi nào? Cô Mae Doria cảm thấy hoang mang, cô cứ nghĩ là cậu bé đã nhảy ra khỏi xe rồi nhưng tại sao cửa xe vẫn còn đóng chặt? Cô lái xe chạy quanh nhiều vòng nơi vùng đồng trống cạnh xa lộ nhưng vô ích, hình bóng cậu bé vẫn biệt tăm... Điều kỳ lạ là lúc ấy cô không cảm thấy điều gì khiến phải lo sợ hay kinh hãi cả. Nhưng sau đó cô mới cảm thấy rờn rợn trong người.
Hai năm sau, nhân lúc rảnh rỗi, gặp người đi thu tiền hơi đốt, cô Mae Doria kể cho anh ta nghe chuyện liên hệ đến việc cô gặp cậu bé quá giang và biến mất một cách lạ lùng ngày nào thì người này cho biết cậu bé mà cô gặp đã chở đi một đoạn đường là chuyện có thật và nhiều người lái xe qua đó cũng đã gặp trường hợp tương tự nghĩa là cậu bé xuất hiện xin quá giang xe về nhà nhưng nửa đường thì biến mất. Người đi thu tiền hơi đốt nói:
- "Tôi đã nghe chuyện về cậu bé này từ lâu. Đó chính là một hồn ma và sự việc này xảy ra từ lâu rồi, từ năm 1936 chớ không phải mới đây... "​
 
Người đẹp đông phương

Cách đây mấy năm, chúng tôi còn là một lũ học sinh ở trọ một căn gác tại Hà Nội. Một buổi tối thứ bảy trời mưa, chúng tôi ngồi nói chuyện đoán đến cách chết của mỗi người sau này.
Phát nói một cách khôi hài:
- Chắc chắn rằng mau hay lâu đây tôi cũng thua một trận oanh liệt với mấy đạo quân vi trùng lao đã một năm nay đi dạo trong phổi tôi.
- Tôi có thể tin ở bệnh đau ruột của mình.
Sau lời ý, đến tôi.
Thanh, họa sĩ nói:
- Tôi chết vì đàn bà.
Hạ cười:
- Thật không?
Thanh ngừng một lúc rồi thong thả:
- Không, tôi sẽ gãy đổ vì nghệ thuật.
Sự sống và cuộc đời đưa chúng tôi về một nơi xa khác nhau. Năm năm sau, tôi gặp Nam, Cử nhân luật ở Sài Gòn. Nam rủ tôi cùng đi ăn cơm tối. Khi tôi tỏ ý hỏi thăm các bạn cũ còn ở Hà Nội, thì Nam nói:
- Bây giờ họ không còn đủ hết đâu!
- Tại sao thế?
- Mấy người đều theo đúng lời bàn đoán trước của họ. Anh còn nhớ buổi tối chúng ta nói đến cách chết của mỗi người sau này?
- Phải, nhớ lắm. Nửa năm sau đó tôi về đây, rồi trôi dạt khắp nơi đến nay gặp anh.
- à, Phát là người đi trước, sáu tháng sau, hắn chết lúc gần kỳ thi.
- Chúng ta cả thảy là sáu - ba đứa đều đi theo mỗi cách chết riêng. ý thì lẽ tất nhiên vì bệnh đau ruột. Tứ thì vỡ não vì quá trụy lạc. Thần chết cũng chiều theo ý muốn của người đấy chứ!
- Còn Thanh họa sĩ thì thế nào?
- Thanh đã theo đúng lời hơn hết trong bọn chúng ta. Hắn gẫy đổ vì đàn bà và nghệ thuật.
- Hắn chết vì đàn bà?
- Đã mấy tháng nay Thanh ở trong nhà thương điên, thuộc vào hạng không chữa được. Người thiếu nữ làm kiểu mẫu của Thanh tan ra vì khoái lạc, dưới những cái hôn nồng cháy của hắn rồi bốc lên não làm cho hắn thành điên.
- Tôi tưởng Nam nên khôi hài một lúc khác thì hơn.
- Không, tôi có khôi hài đâu, sự thật là thế. Nam khẩy tàn thuốc, gọi thêm một cốc rượu rồi nói:
- Câu chuyện tóm tắt như tôi đã nói với anh: một thiếu nữ trẻ, đẹp chừng hai nghìn tuổi, mà Thanh vẽ rồi yêu, tan ra vì khoái lạc trong lúc Thanh âu yếm. Vì thế mà Thanh trở nên điên. Hết! Nhưng nếu muốn rõ ràng, tôi có thể kể lại cho anh nghe.
Rồi Nam thong thả tiếp theo:
- Lúc anh từ giã Hà Nội, bốn tháng sau Thanh đến vẽ cho "Cổ viện á Đông". Tìm một họa sĩ chuyên về lối phương Đông như Thanh không phải dễ dàng. Thanh là một thiên tài và cũng vì thế mới đưa hắn vào nhà điên.
Độ ấy viên hội trưởng "Cổ viện á đông" có mua được một thứ đồ cổ rất quý, ở miền bắc á châu, không thể định giá được là bao nhiêu, vì trên mặt đất này chẳng có một vật thứ hai như thế. Đó là một khối nước đá lớn, đã mấy nghìn năm nay đựng một người đẹp còn giữ được thân thể nguyên vẹn nằm trong đó.
Việc chở "Người đẹp Đông phương" về rất khó khăn. Cái phòng làm chỗ ở cho người đàn bà lại khác lạ lắm. Một tòa nhà hai mươi thước bề cao, bốn mươi thước bề ngang và khá dài. "Cổ viện á Đông" muốn giữ được vẻ đặc biệt, cho "Người đẹp Đông phương" ở một căn phòng xây dưới đất, cả một tháp nước đá, mà nhờ các máy, khí hậu ở đây luôn luôn giá lạnh. Hai lớp cửa sắt phủ nước đá phía trong ngăn cách một gian phòng ấm áp ở ngoài. ánh đèn khí đặt rất khôn khéo chiếu sáng cái tháp mùa đông.
Ai muốn vào xem "Người đẹp Đông phương" thì phải có giấy phép của viên hội trưởng "Cổ viện á Đông". Thế rồi một người đến, và sự gặp gỡ này tai hại cho cả hai.
Thanh là người đã được chứng kiến lúc rước người đẹp đến. Nhân dịp này, có người chụp vài tấm hình về cuộc đón tiếp, nhưng hư hỏng gần hết, vì tảng nước đá phản ánh sáng, một người đàn bà bị thay đổi, như ở trong một tấm kính trá dạng. Bởi thế viên hội trưởng nhờ Thanh vẽ nàng để gửi bức tranh ấy qua trường Bác Cổ Pháp. Thanh nhận lời.
Thế rồi một sự dị thường đi qua tâm trí Thanh. Về sau các người canh giữ nhà nước đá nói rằng lúc đầu họ không thấy gì lạ trong các cử chỉ của Thanh, nhưng mấy ngày cuối cùng phải để ý vì thấy có khi họa sĩ ngồi yên hàng giờ, mắt chăm chú vào người đẹp, không vẽ một nét. Một hôm lạnh, tay cầm bút họa run, Thanh thôi, và cũng vẽ xong một bức chứa chan tài nghệ.
Trong mấy ngày trước khi thôi vẽ, Thanh nói với mấy người canh giữ ra ở phòng trước. Ban đầu họ không lấy làm lạ và cho là lòng tử tế của họa sĩ muốn được ở gian ngoài ấm áp hơn là gần khối nước đá lạnh lẽo. Thanh còn cho họ tiền riêng để họ mặc yên một mình họa sĩ. Hai lần, ở căn phòng trước, họ nghe tiếng nói trong gian phòng nước đá, và nhận ra là giọng của Thanh.
Về độ này, một hôm Thanh nói chuyện cùng viên hội trưởng mượn các thìa khoá trong gian phòng để người đẹp. Thanh muốn vẽ một bức tranh lớn về nàng và cần phải được luôn luôn tự do vô ra. Theo trường hợp khác thì Thanh đã được nhận lời, nhưng trong lúc ấy, cử chỉ của Thanh và cách yêu cầu có vẻ khác thường làm cho viên hội trưởng nghi nan liền từ chối một cách lịch thiệp. Thanh run người lên, nói vài câu vô nghĩa rồi vội vã ra ngoài, không chào nữa. Lẽ tất nhiên thái độ lạ lùng ấy làm cho viên hội trưởng thêm nghi ngờ. Ông ta bảo cùng những người canh giữ "Cổ viện á Đông" không được để một người nào vào gian phòng nước đá nếu chẳng có giấy phép có chữ ký của ông ta.
Sau đó có tin ở Cổ viện rằng có người định đánh đuổi tên canh gác để vào trong tháp nước đá. Người ấy không ai khác hơn là Thanh. Ông hội trưởng hay tin, tìm đến nhà Thanh gặp lúc Thanh đang ngồi trước đồ vẽ, mặt úp trong hai tay. Thấy khó cắt nghĩa về việc đã xẩy ra, Thanh lễ phép mời viên hội trưởng đi ngay khỏi căn phòng mà Thanh là chủ nhân. Thấy họa sĩ có vẻ kỳ dị, ông nhún vai ra về và đặt thêm ba ống khóa bí mật ở cửa phòng "Người đẹp Đông phương" và giữ chìa khóa trong tủ sắt ở buồng giấy riêng. Trong ba tháng, không có sự gì xẩy ra. Mỗi tuần hai lần viên hội trưởng cùng hai người canh giữ coi về các máy lạnh tự mình vào thăm người đẹp.
Mỗi ngày, Thanh vào phòng họa nhưng không làm việc nữa, nước thuốc khô lại, bút vẽ bừa bãi không rửa. Có lúc, Thanh ngồi hàng giờ trước giá vẽ hay là đi lui tới luôn trong phòng không nghỉ. Cách nửa tháng, một buổi khuya, tôi gặp Thanh trong một tiệm cà phê bán sáng đêm. Lạnh lùng bơ phờ, Thanh bắt tay tôi, chỉ nói một câu:
- Tôi mới bán ba bức tranh cho một người Pháp được gần một ngàn đồng.
Rồi im lặng ngồi nhìn tách cà phê đậm đen cho đến lúc trời hừng sáng, Thanh đứng dậy nhìn tôi cười gượng đầy cả buồn rầu ra về.
Vắng Thanh khá lâu, một hôm tôi đọc thấy trên báo rằng Thanh và đồng lõa, một người thợ khóa, và tên canh giữ "Cổ viện á Đông" bị truy tố. Người thợ khóa có tiền án trốn thoát; tên canh giữ bị bắt thú nhận hết: Thanh năn nỉ nếu hắn ngủ yên trong đêm phiên gác thì sẽ cho một trăm đồng. Được món tiền lớn hắn nhận lời. Lúc chín giờ tối Thanh đến Cổ viện với một người thợ khóa, tên canh giữ mở cửa cho hai người vào phòng giấy của viên hội trưởng.
Tên thợ khóa mở cửa vào, rồi đem ra thử đủ các kiểu thìa khóa để mở tủ sắt. Hắn không phải khó nhọc lắm, vì ống khóa tủ sắt làm theo một kiểu xưa, Thanh lấy mấy cái thìa khóa để trong đó và đóng lại. Rồi cả ba người vào trong Cổ viện mở các ống khóa bí mật ở tòa nước đá để vào văn phòng trước.
Thanh bảo tên canh giữ đốt củi ở lò sưởi cho được ấm áp rồi bày thuốc màu và đồ vẽ đem theo. Thanh đưa cho tên canh giữ số tiền đã hẹn và cho tên thợ khóa ba chục rồi bảo đi ra để yên một mình Thanh. Hai đứa ra uống rượu mừng được món tiền lớn, rồi người thợ khóa đi, tên canh giữ ngả ra ngủ cho đến sáng.
Tình cờ ngày sau lại gặp hôm viên hội trưởng đến thăm người đẹp. Thấy cánh cửa sắt khóa ở trong, ông cho tìm một người thợ khóa và báo tin cùng sở cảnh sát. Sau một giờ phá, cạy, cái cửa sắt nặng rơi rầm xuống trong gian phòng ngoài. Một mùi thối ghê gớm hắt vào mặt bắt họ muốn nhào lui, long óc. Viên hội trưởng bịt mũi bằng khăn tay, chạy vào thì thấy khối nước đá đã tan vỡ và ở phía giữa, người đẹp biến mất.
Thình lình trong góc, một giọng rền rĩ, than vãn nghe như không phải là tiếng của người. Thanh đang cựa quậy trong đống nước đá bị ướp lạnh đến nửa người. Mặt và hai tay đầy máu, mình mặc sơ mi và quần áo rách hư. Hai con mắt của Thanh như lìa ra khỏi sọ dừa, nước bọt chảy đầy cả miệng. Người ta đem Thanh ra khỏi nơi này rất khó khăn. Trả lời cho những câu hỏi, Thanh chỉ lập cập nói không đâu. Khi muốn đưa Thanh ra căn phòng trước thì hắn la hét và vùng vẫy chống cự lại. Bốn người phải giữ lấy Thanh nhưng lúc đem ra gần cửa phía ngoài thì hắn giật thoát được, với một tiếng hét ghê gớm rồi chạy vào một góc trong xa. Một sự giày vò điên cuồng đưa lại cho cái thân hình đã giá cứng một sức mạnh lạ thường khiến những người canh gác phải bắt trói chân tay Thanh lại, khiêng đi như một con vật. Ra đến trước cửa Thanh còn cố gỡ thoát ra với một tiếng kêu rùng rợn, rồi rơi xuống đất, đầu gối trên một tảng nước đá, bất tỉnh.
Người ta mới chở Thanh vào nhà thương và ở đây, cách ba tháng sau, đưa vào nhà điên. Tôi có đến thăm Thanh một lần trông thảm hại quá. Hai lỗ tai và bàn tay mặt cứng giá lại, độ mười lăm phút, thì một cơn ho dữ dội làm run rẩy cả mình Thanh. Sau một đêm ghê rợn trong gian phòng nước đá, Thanh chẳng có một lúc yên. Một cơn mê sảng ghê gớm giày vò hắn cả ngày lẫn đêm.
Tôi sôi nổi giục Nam.
- Nhưng mà trong đêm đó tại "Cổ viện á Đông" đã xẩy ra những gì?
- Tôi đã hết sức chú ý, thu nhặt đến những tài liệu gần như vô ích để đi tới sự hiểu biết rõ ràng. Tôi sục sạo những tranh vẽ, các hộc bàn của Thanh; ở đây, một nét vẽ, chỗ kia một hàng chữ, cắt nghĩa cho tôi biết thấu những dây tơ tưởng, những giấc mơ của Thanh. Có lẽ tôi phải nghĩ ra nhiều trường hợp nữa, nhưng tôi chắc không đến nỗi phải lầm.
Nguyễn Thanh là một người khác thường. Thanh đi trên cuộc đời với một giấc mơ trong tâm hồn. Đối với Thanh cái gì rồi cũng ra tro bụi trong nháy mắt, cái xác con chó chết thối tha bên đường cũng như hình ảnh người đàn bà đẹp nhất bằng xương bằng thịt. Thanh muốn sự không bao giờ có thực hiện. Phải có một cái đẹp nữa, đứng trên cả thời gian và không gian: sự bất diệt.
Và sự vô vọng ấy đã thành sự thật: nhà nghệ sĩ đã tìm được nàng bất diệt, "Người đẹp Đông phương" - Một người đàn bà đẹp, đã sống mấy ngàn năm trước đây ở một góc trời á đến làm kiểu mẫu cho Thanh. Nàng đã đặt mình nằm trên sức mạnh của thời gian để gặp Thanh. Nàng đã chết. Nhưng cần gì? Thanh nói thế, dẫu nàng chết đi rồi, sao Thanh lại không có thể yêu? Người xưa đã yêu một pho tượng đá và pho tượng đã cảm động hóa ra người. Người đẹp phương Đông đã thắng được sức mạnh của thời gian trong khi loài người tiêu tan trở về với cát bụi. Nhà nghệ sĩ theo đuổi sự bất tử liền ôm ấp lấy sự phi thường ấy.
Cứ mỗi lần Thanh đến ở Cổ viện để vẽ người đẹp, thì trong hồn càng in sâu bức tranh tượng trưng sự thắng lợi của sắc đẹp trên thời gian. Và bởi đây, trí tưởng điên cuồng của nhà nghệ sĩ đã nẩy nở ra cái hoa đẹp nhất mà không bao giờ một người trần gian nào được hưởng: ái tình và Nghệ thuật hòa nhịp đời đời. Nhưng mà không phải Thanh vẽ người yêu ở trong khối óc đá. Nàng phải được tự do nằm ở gần chàng. Dưới chân nàng thời gian giết hại bất lực quỳ trước nhan sắc thắng thế.
ý nghĩ đem nàng ra khỏi khối nước đá ăn sâu trong tâm hồn Thanh và những sự khó khăn phải gặp chỉ làm cho Thanh thêm bồng bột muốn đi ngay đến định tưởng. Với số tiền đã bán được mấy bức tranh, Thanh đưa cho tên canh giữ và người thợ khóa, Thanh có thể thực hiện được ý muốn. Trong thời kỳ viên hội trưởng cấm không cho Thanh vào Cổ viện, sự ước muốn gần người đẹp càng sôi nổi trong đầu óc Thanh. Và chàng đã tìm đến "Người đẹp Đông phương".
Trong khối nước đá, nàng như muốn đi ra với Thanh. Hai mắt người đẹp như chăm chú nhìn Thanh, bàn tay nàng như ra dấu trước sự mờ loạn của Thanh.
Chàng rút cái rìu nhỏ đem theo trong túi ra bắt đầu làm việc.
Nhưng với một vật nhỏ như thế không phải là dễ dàng, Thanh đã phải làm việc rất lâu. Từng lúc người đẹp như thúc giục chàng với đôi mắt xanh biếc.
- Gắng lên, người yêu của em! Chỉ trong chốc lát là em sẽ ở trong tay anh!
Bốn bề nước đá vỡ vớt ra từng mảng. Thanh phá mãi, và bồng được người đẹp ra ở phòng ngoài ấm áp và tiếng nổ trong lò sưởi như hát một điệu nhạc lạ lùng.
Nhẹ nhàng, Thanh đặt nàng trên ghế dài rồi bắt đầu vẽ. Với một sự sôi nổi dị thường, một cảm hứng kỳ lạ, Thanh đặt hết thiên tài vào tác phẩm của mình. Trong khi ấy, lửa ở lò sưởi cháy rực làm không khí trong phòng trở nên nóng bức. Mồ hôi nhỏ giọt ở trán, Thanh tưởng là sự kích thích của linh hứng đã làm cho chàng nóng nảy nên cởi áo ngoài ra mặc sơ mi để vẽ.
Có phải môi nàng đã cử động không? Thanh chăm chú nhìn nàng, môi dưới của người đẹp như thoáng một nét cười. Thanh dụi mắt tưởng mình lầm lạc. Nhưng tay nàng se sẽ cử động như tỏ dấu cho Thanh lại. Thanh vứt bút vẽ vội vàng đến bên nàng. Chàng quỳ xuống, nắm lấy bàn tay xinh đẹp in mấy làn gân xanh nhạt Nàng để yên cho Thanh. Chàng ấp vào bàn tay, ngẩng đầu lên nhìn rồi ngả mình vào lòng nàng, nhắm mắt hôn má, môi, cổ, làn ngực trắng nõn nà.
Xác thịt tan rữa, hôi nồng nặc dính vào người Thanh. Chàng lùi vài bước. Những nét đẹp mất dần... Một mùi thối ghê gớm, không thể chịu nổi lấn át Thanh và theo hơi nóng của lửa càng tăng thêm. Xác người đàn bà đẹp chảy ra. Trước mắt Thanh, một cảnh tượng khủng khiếp đi sâu vào trí não chàng: thời gian, cái vĩ đại tàn ác trả thù.
Thanh muốn trốn thoát, chạy ra cửa... nhưng thìa khóa đâu? Trong lúc ấy, Thanh không còn lý trí nữa. Chàng đánh đầu đến chảy máu, nhưng cửa sắt vẫn đóng chặt. Và cứ mỗi lúc cảnh rùng rợn càng tăng thêm. Thanh cảm thấy mùi thịt rữa nát bấu cắn lấy mũi, miệng chàng. Thanh hét lên như một con vật bị cắn họng, chàng đâm mình vào trong phòng nước đá rồi ngồi yên trong một góc mặc cho sự hối hận vò xé, đay nghiến.
Và đây, ta thấy con người bé nhỏ rồ dại tưởng có thể giãy đạp thời gian ở dưới chân.​
 
Ngẫu Hoa

Huyện Thương Khâu , tỉnh Hà Nam , có nho sinh tên Tống Văn Học, đến khách cư ở đất Hàng Châu thuê một gian nhà bên bờ hồ Tây làm nơi trú ngụ.
Nơi đây hoang vu vắng vẻ ít có người lui tới nên cỏ dại , giây leo mọc kín cả tường lẫn mặt đất, trông tưởng như là một tấm chăn xanh biếc. Tuy vậy, phong cảnh lại thật là u nhã, tú lệ dị thường.
Trước cửa nhà Tống có một hồ sen. Cứ vào khoảng mùa Hạ sang Thu thì sen đua nhau nở rộ, hương thơm theo gió thổi bay tỏa lan khắp mặt hồ. Tống lại vốn là người yêu sen một cách đặc biệt , nay được dịp ngắm sen nở từng đóa, ngửi hương thơm bát ngát, hứng thơ trong lòng bộc phát, bèn làm luôn một bài thơ đề là Liên Hoa Phú , để vịnh hoa sen và bày tỏ tấm lòng yêu thích sen của chàng..
Một hôm vào ngày mùa Hạ , Tống đứng dựa cửa để ngắm sen. Bất chợt chàng thấy xuất hiện một chiếc thuyền nhỏ , có hai người con gái đang chèo hái hoa giữa hồ.
Một nàng mặc áo hồng. Một cô mặc áo tím. Cả hai trông đều phong tư tiêu sái , diễm lệ khác thường. Duy người con gái mặc áo hồng, nhan sắc lại có vẻ mặn mòi hơn.
Ngày đầu, Tống không biết hai nàng từ đâu tớị Sang ngày thứ hai chàng lại thấy hai nàng xuất hiện vào khoảng giờ Thân đến giờ Dậụ Rồi sau đó , cứ vào khoảng chiều chiều, không ngày nào, Tống không thấy hai nàng.
Lúc mới, Tống còn e dè gái trai cách trở, không dám hỏi han. Sau thấy nhau đã nhiều lần, chàng mới mạnh dạn, buông lời bắt chuyện, hỏi:
- Chèo thuyền là việc nguy hiểm. Còn hái sen cũng không phải là một việc gấp, cớ sao hai đằng ấy, ngày nào cũng đi hái sen như vậy, không sợ lỏng chèo buông mái ngã xuống hồ chết hay sao?
Cả hai nàng chỉ tủm tỉm, che miệng cười khúc khích không đáp. Không thấy bị quở trách, Tống được thể, lập tức lòng xuân dạt dào sôi động, bèn lả lơi ong bướm:
- Nhà tớ ngay đây, mời hai đằng ấy quá bộ uống ấm trà cho vuị
Người con gái áo hồng vẫn giữ im lặng, không trả lời , cố ra sức chèo thuyền lánh đi chỗ khác. Nhưng cô áo tím lại quay thuyền hướng vào bờ, đến bên chỗ Tống.
Tống bảo cô áo tím rằng:
- Người ta đã muốn "làm đồng đạo" chứ , thì cứ đi , ngại gì, để xem người ta đãi đằng ra sao chứ?
Từ lâu, Tống sang độc thân một mình , mỗi lần gặp người lời khác phái , trong lòng thường hứng khởi xôn xao vạn phần. Huống hồ đây lại là hai nàng, người nào cũng như hoa như ngọc.
Tống trong lòng mừng lắm , sung sướng như con sẻ nhỏ , bèn quay gót đi trước , dẫn đường cho hai nàng.
Trong nhà Tống chỉ có người lão bộc , lo việc phục dịch cơm nước cho chàng. Ðột nhiên lão thấy Tống đem về nhà một lúc hai mỹ nhân, lòng không khỏi kinh ngạc , nghi ngờ đem lời hỏi han.
Tống chẳng biết trả lời sao, chỉ đành trí trá đáp:
- Ðây là hai cô em họ tôi, từ xa đến thăm. Lão cấm tuyệt không nói cho ai biết , kẻo làm phiền khách đấy nhá!
Người lão bộc nghe dặn, gật đầu vâng lịnh rồi xuống bếp lo cơm nước , không có thì giờ hỏi rõ thêm chuyện hơn nữạ
Hai người con gái thấy vậy, cũng bật cười nhìn nhau.
Nàng áo tím nói:
- Ai dám bảo "người ta" là học trò dốt nát nào! Mồm năm miệng mười , dối trá hơn cuội như vậy mà không hề chớp mắt.
Tống nghe nàng áo tím nói thế cũng hơi có ý thẹn đỏ mặt , cười gượng gạo cho quạ
Sau đó, cả ba chẳng còn cấm kỵ , khách sáo chi nữa, cùng nhau đùa cợt lả lơi, cao hứng quên mất cả trời đã về khuyạ Khi Tống hỏi tính danh quê quán của hai nàng , thì nàng áo hồng nói:
- Thiếp tên Ngẫu Hoa, con tiểu tỳ đây là Lăng Hoa , nhà ở trên hồ này, không xa xôi gì , cũng là lân cư với chàng đấỵ
Rồi cũng tiếp tục đàm đạo rất là tương đắc.
Mãi cho đến lúc thật khuya, hai nàng vẫn còn tỏ ra quyến luyến không muốn từ biệt. Bèn tắt đèn lên giường cùng nằm với Tống, quấn quít mây mưa cuồng loạn.
Chừng có tiếng gà gáỵ Trên trời sao mai lấp lánh, hai nàng mới vội vã đứng dậy nói:
- Trời sáng rồi, bọn thiếp phải ra về thôi. Tống nào đâu có chịu, cố nài nỉ giữ lạị
Bỗng nàng áo hồng mặt hoa lộ vẻ u sầu, mày liễu ủ ê, bùi ngùi hồi lâu , mới bảo Tống:
- Thừa mong ơn chàng nhã áị Bọn thiếp lẽ nào có thể rời ngay chàng cho đành. Chẳng qua mệnh số, bọn thiếp bất đắc dĩ phải đớn đau mà giã biệt chàng. Bọn thiếp biết rõ chàng là người khoát đạt, hiểu rõ nhân tình, nên xin được cùng chàng bộc bạch. Hai chị em thiếp đều không phải người ta, mà là yêu hoạ Chàng như chẳng hề nghi ngại, chê bỏ thì xin ra giữa đám hà hoa ở ngoài hồ kia sẽ thấy một bông sen vô cùng diễm lệ. Ðó chính là thiếp. Còn bông hoa ấu màu tím ở bên cạnh, chính là Lăng Hoa đấy. Chàng có thể dời cả hai cây hoa ấy mang về nhà, nhưng chớ đừng làm hỏng rễ hay bất cứ tàu lá nào, nhẹ nhàng trồng lại trong một chiếc bình, rồi lấy nước hồ mà tưới. Trong nhà cũng xin chớ nuôi chó, sợ làm hoa kinh động. Bạn bè lai vãng, thì xin tránh bọn tục tằn , ác khách e làm ô nhục hoa. Như vậy, chị em thiếp sẽ có thể cùng chàng sớm chiều hoan hợp được.
Tống nghe nàng áo hồng nói xong, trong lòng vừa lo vừa mừng, ghi nhớ thật kỹ những lời nàng dặn. Rồi tiễn hai nàng ra hồ trở về nhà.
Lúc mặt trời đã lên cao, Tống chèo một chiếc thuyền con ra hồ, bơi đi bơi lại giữa đám hà hoa, để tìm kiếm bông sen mà nàng áo hồng đã dặn. Thì quả nhiên, thấy một bông sen hồng đẹp lạ lùng, rạng rỡ như ráng chiều, hương thơm nồng nàn như mùi băng xạ, cốt lại to hơn loại thường. Ngay bên cạnh, là một cây hoa ấu , mọc thẳng, dáng vẻ tự nhiên tiêu sáị
Tống trở về nhà, bỏ vàng ra thuê một ngư phủ, mang cả hai cây hoa ấy, lẫn bùn và rễ, về trồng trong một chiếc ang lớn.
Từ đó, chàng đóng cửa tạ khách, suốt ngày nằm bên cạnh hoa, để chờ tái ngộ mỹ nhân. Nhưng liên tiếp ba hôm như thế, không thấy hai nàng xuất hiện , lòng Tống đã cảm thấy mối nghi ngờ, tính tới tính lui, bồn chồn xao xuyến, chẳng rõ thiệt hay hư.
Ðến hôm thứ tư, giữa lúc Tống buồn buồn bất an, thiu thiu trong giấc ngủ trưa Hè, chợt bên tai nghe có tiếng xiêm y sột soạt, quét lê mặt đất, rồi tiếng bội ngọc leng keng thánh thót. Chàng mở mắt ra nhìn, té ra là Ngẫu Hoa và Lăng Hoa, đang đứng bên cạnh giường. Tống tung chăn ngồi dậy, mừng ơi là mừng, rưng rưng cảm động chừng muốn đổ lệ.
Ngẫu Hoa bèn dịu dàng ôn tồn an ủi , nói:
- Nhờ chàng có lòng chăm bẳm nuôi dưỡng , ơn ấy thiếp nguyện ghi sâu, chỉ vì thể chất còn yếu , lại mệt mỏi vì nỗi thiện đồ, cho nên mấy hôm vừa rồi , thiếp phải nghỉ ngơi tỉnh dưỡng, không dám cử động , để cho chàng tịch mịch trông chờ, thật là áy náy quá.
Tống khẽ lắc đầu, đáp:
- Nhưng nay cùng được hai khanh xúm họp thường xuyên thế này, xá gì một chút vắng nhaụ Ta sống độc thân từ mấy năm nay, gặp toàn điều bất như ý. Hôm nay được cùng hai khanh kết nghĩa đá vàng, thì có chết cũng cam
Ngẫu Hoa nói:
- Có tấm lòng như chàng, trên đời này thật là hiếm. Chỉ cầu mong sao chúng ta cùng nhau chung sống trọn đời được hạnh phúc, cho dù có thân bại danh liệt, cũng chẳng xá chi cái kiếp sống nàỵ Vả lại, danh vọng chỉ là hư không, ví như những bọt nước nổi chìm trong thoáng chốc mà thôị Nếu chúng ta chẳng kịp hưởng lạc, thì có sống đến một trăm tuổi, cũng nào khác gì mấy con phù dụ Còn hai chị em thiếp đây, từ bỏ nơi rộng ngàn khoảnh, về sống trong ang nhỏ tí tẹo này, như cá trên thớt, như chim trong lưới, sự an nguy yểu thọ , khác biệt một trời một vực, nên nghĩ rằng thà lấy được người mình yêu mà chết còn hơn phải chịu côi cọc lẻ loị Rồi tặng cho Tống một bài thơ:
Ðan chỉ thiều quang dịch lão
Miết nhỡn sơ dương hựu huân
Tòng thử chiêu chiêu mộ mộ
Bắt cách thu thủy tự quân
Ba người từ đó như hình với bóng, không xa nhau một bước. Còn hai nàng Ngẫu Hoa và Lăng Hoa, danh phận tuy chủ tớ , nhưng đều lấy Tống làm chồng, nên thân thiết như chị em , áo quần hài vớ mặc chung , không phân biệt của người nào.
Nhưng sự đời , nào có ai học đến chữ ngờ , điều tốt đẹp khó được bền lâụ Một hôm Tống có việc phải ra ngoài, có hai người bạn của Tống đến thăm không gặp, thấy bông hoa ấu cắm trong bình đẹp mắt , bèn ngắt đem đi.
Ðến chiều , lúc Tống trở về thì Ngẫu Hoa vừa khóc vừa đem việc đã xẩy ra thuật lại cho Tống nghe, rồi nói:
- Như chàng còn có lòng thương Lăng Hoa thì hãy cứu lấy nó. Bằng không, thì thiếp chẳng đành tâm sống một mình trên thế gian này nữạ
Tống nghe nói cũng bi ai xúc động, hỏi:
- Vậy ta phải dùng thuật gì để có thể cứu Lăng Hoa?
Ngẫu Hoa đáp:
- Chàng chỉ việc bồi dưỡng rễ hoa cho kỹ. Mỗi sáng sớm dậy thì niệm tám mươi mốt lần Quan âm chú, sang năm Lăng Hoa có thể sống lại được.
Tống chiều theo lời Ngẫu Hoa dặn , bất kể mưa to gió lớn , sáng nào chàng cũng tâm thành tụng niệm, không gián đoạn ngày nào, lại còn thường xuyên đem nước hồ về chăm bẳm bồi thực cho rễ hoa ấu , ngày đêm không mệt mõi..
Một năm sau , quả nhiên ấu hoa sinh căn nảy rễ , rồi chẳng bao lâu , nở ra một bông hoa thật đẹp. Bỗng một hôm , Lăng Hoa thình lình xuất hiện, quần hồng áo tía, phiêu nhiên diễm tuyệt , tuy vóc dáng còn gầy ốm hơn trước.
Ðược gặp lại nhau , cả ba vừa mừng vừa tủi , kể lể hàn huyên không dứt chuyện.
Từ khi Tống được hai giai nhân ngày đêm bầu bạn, tinh thần trở nên thanh sảng phấn chấn hẳn lên , sách vở thi thư chỉ đọc qua một lượt là thuộc.
Lại đến năm sau, gặp ngày trọng Ðông, trời đại tuyết. Khí tuyết giá lạnh, làm nước trong bồn hoa bị đông kết thành băng. Tống chờ đợi mấy ngày liền không thấy mỹ nhân lại, lòng chẳng rõ nguyên cớ tại sao, chỉ một mình cô đơn, buồn khổ, quên ăn bỏ ngủ, ngồi bên cạnh bồn hoa, lâm râm cầu đảọ
Rồi Xuân qua Hè lạị Ngẫu Hoa bỗng đột ngột đến một mình, nét mặt buồn thảm, hình dung thập phần tiều tụy.
Tống ôm nàng vào lòng, rồi đặt ngay lên đùi, lấy tay lau nước mắt và vuốt tóc vỗ về an ủi, hỏi nguyên do nông nổi cùng sự vắng mặt của Lăng Hoạ Chỉ nghe nàng nức nở hồi lâu rồi òa khóc, nói:
- Lang quân còn lòng tư niệm đến Lăng Hoa sao? Vì cái lạnh khủng khiếp của mùa Ðông năm ngoái, Lăng Hoa đã chết rồị Thân thiếp cũng điêu đứng khổ sở, tuy may mắn thoát nạn. nhưng suýt nữa cũng vĩnh biệt dương thế tưởng không còn gặp lại lang quân nữạ
Tống nghe Ngẫu Hoa nói, lòng cũng xúc động vô cùng , đau đớn, than khóc cơ hồ muốn xỉụ Chàng hối hận tự trách mình đần độn, không biết cách che chở cho Lăng Hoa , để giai nhân phải mệnh một. Cũng may, chàng còn Ngẫu Hoa để bầu bạn, nên cũng không đến nỗi phải chết vì bi thống sầu muộn.
Tuy thế, Ngẫu Hoa mỗi ngày một gầy héo tàn tạ, vẽ ngọc tiêu điều khiến cho Tống muôn phần lo lắng. Bèn tìm thầy thuốc đến chữa trị.
Lúc mới thấy mặt Ngẫu Hoa, thầy lang đã hồn tiêu phách tán. Lại thấy mạch của nàng kỳ dị, khác hẳn với những phụ nữ bình thường, nên chỉ để lại một thang thuốc. Ghi nhớ đường đến nhà , rồi vội vã ra về.
Nhưng ngày nào lão cũng đến nhà Tống nghe ngóng rình mò , mong sẽ được nhìn lại dung nhan người đẹp.
Thì may sao, một hôm Tống có việc phải đi ra ngoàị Bấy giờ vào quãng hoàng hôn, lão lén thấy Ngẫu Hoa một mình tản bộ bên bờ hồ, gót sen dịu dàng, dáng ngọc thanh tao , từng bước từng bước chậm rãi. Lão không cầm lòng được, ào tới muốn ôm chặt lấy Ngẫu Hoa , khiến nàng hoảng hốt sợ hãi , vùng vẫy nhãy vội xuống hồ. Lão cố vồ theo nắm lấy chân nàng giữ lại , nhưng chỉ nghe một tiếng "cắc" , chân Ngẫu Hoa đã bị gẩy một đoạn. Lão định thần nhìn kỹ bàn chân của Ngẫu Hoa trong tay lão , té ra chỉ là một đoạn cuống sen. Lão biết đó là yêu hoa ảo hóa , bèn đem chuyện mách cho Tống biết.
Tống một mạch chạy thẳng ra hồ , nhìn xuống hồ gọi Ngẫu Hoa khóc lóc thảm thiết. Nhưng nào đâu còn thấy bóng giai nhân nữạ Chỉ nghe tiếng gió vi vu lạnh lẽo thê lương, rờn rợn quanh hồ.
Tống có ý muốn đem việc lão thầy lang thô bạo ấy ra thưa quan phủ, nhưng người đầy tớ già cản lại nói:
- Ðây chỉ là yêu hoa ảo hóa , tướng công có đem việc thưa quan , phỏng có ích gì?
Tống cho là phải , chỉ đành ôm mối hận trong lòng.
Ngày hôm sau , chàng lại ra bờ hồ than khóc, bỗng chàng thấy một bông sen nhấp nhô chìm nỗi trên mặt nước. Chàng biết đó là di thể của Ngẫu Hoa, vớt lên mang về trồng lại vào bồn. nhưng chỉ được hai ngày , bông sen đã tàn tạ khô héo, Tống bèn sắm một cỗ quan tài gỗ thật tốt , đem hoa ra mai táng ở bên bờ hồ và làm một bài "Phú dung hoàn khiết phú" , để điếu nàng.
Sau đó , Tống xuống tóc làm tăng, vân du tứ hảị Cuối cùng không ai biết chàng đi đâu

 
Mối tình Âm - Dương

T.T. có một người dì (bà con xa) tên là Hạnh, khi dì làm ở một tiệm cafe gần đường rầy xe lửa tỉnh Phú Nhuận, dì có quen một người con trai làm lính Cộng Hòa và sau một thời gian chuyện trò thì tình yêu của hai người bắt đầu chớm nở... Nhưng khi cuộc tình vừa mới bắt đầu, thì năm 1975 chiến tranh bùng nổ, dì trở về nhà mẹ.
Sau khi chiến tranh chấm dứt, dì về quán Cafe cũ tiếp tục làm, hy vọng rằng sẽ gặp lại người tình xưạ Nhưng đã ba bốn tháng trôi qua bóng dáng người xưa vẫn biệt tăm. Hỏi thăm những người quen biết thì ai cũng lắc đầu không biết. Rồi mỗi ngày niềm hy vọng gặp lại người tình xưa từ từ chết dần, để người con gái như hoa xuân mới nở mà giờ đây ủ rủ tàn phai theo tháng ngày...
Nhưng vào một đêm, vì rất đông khách cho nên cả người mệt nhoài, nên khi lên giường là dì chìm ngay vào giấc ngủ và mơ thấy người yêu của mình trở về. Người đó còn mời dì đến nhà của mình chơi nữạ Dì rất là vui mừng vì đã lâu không gặp, với lại từ khi hai người quen nhau người đó chưa một lần ngỏ ý mời dì đến nhà, nên dì đồng ý ngaỵ Nắm tay nhau hai người đi vào một con đường sương khói dầy đặc để khi ra khỏi vùng sương khói đó thì chỉ thấy nào là mồ mả nằm san sát bên nhau mà thôi, chứ không thấy nhà cửa gì hết. Lúc đó, rất đỗi sợ hãi với một giọng run run dì hỏi:
-Anh à! Nhà của anh ở đâu vậỵ Nơi đây đâu có nhà cửa, sao anh lại dẫn em vào đâỷ Với giọng bình thản người yêu của dì trả lời:
- Nhà của anh ở trong kia kìa, gần sắp tới rồi, đi theo anh.
Nói xong người tình của dì kéo tay dì đi băng qua các ngôi mộ. Trong người cảm thấy ớn lạnh không dám nhìn cho nên dì nhắm mắt lại mặc cho người yêu của mình dẫn đi đâu thì đị Ðược một quảng đường, bỗng nhiên người yêu của dì kéo tay cho dì đứng lại, lúc đó dì mở mắt ra thì thấy trước mắt mình là một ngôi mộ màu trắng có trồng giàn hoa rất rất đẹp, xung quanh còn có hàng rào sắt. Trước cảnh tượng đó dì chỉ còn biết đứng chết trân không nói lên được một lời nàọ Nhưng người yêu của dì dường như không thấy được nỗi kinh ngạc của dì mà còn nắm tay của dì kéo đi và nói:
- Nhà của anh đây nè! Người yêu của dì vừa nói vừa kéo dì vào trong hàng rào của ngôi mộ.
Vì sợ quá không biết làm sao nên dì đã thét lên thật lớn và giựt mình thức dậỵ
Sáng hôm sau, trong lòng linh tính rằng có điềm không may đã xảy ra cho người yêu của mình nên dì tìm mẹ của người mình yêu (lúc trước dì không hỏi thẳng mẹ của người ấy vì biết bà ta không có thích mình có hỏi thì cũng vô dụng mà thôi). Cũng vì giấc mơ kỳ quái này cho nên dì mới đi tìm bà tạ Khi gặp, dì mới hỏi bà ấy rằng con của bà hiện giờ sống hay chết xin bà hãy nói rõ cho tôi biết.
Với một giọng cộc lốc, bà ta trả lời:
- Con tôi đã chết rồị Tôi không muốn báo cho cô biết, vì từ đầu tôi đã không thích con tôi quen với cô. Và cái chết của con tôi cũng không có liên hệ gì đến cô.
Nhưng dì đã nhã nhặn kể lại giấc mơ đêm hôm qua cho bà ấy nghẹ Sau khi nghe xong, có lẽ vì cảm động về tình cảm con của bà đã dành cho dì, nên bà ta dịu giọng xuống chỉ nơi chôn cất con trai của mình.
Sau khi bà ta chỉ chỗ, dì vội vã đi mua nhan đèn và một ít trái cây, rồi sau đó tìm đến ngôi mộ của người yêu mình. Ðến trước nghĩa trang nơi chôn cất người yêu của mình thì dì thấy cảnh vật chung quanh cũng giống y hệt như là trong giấc mơ vậỵ Lần mò đi vào trong theo con đường mòn được một quãng thì hỡi ơi, đây là ngôi mộ mình đã thấy trong mơ mà và trên bia đá còn có khắc hàng tên của anh ấy nữa... Dì quỵ xuống bên mộ bia người yêu và sụt sùi khóc. Cũng từ đó dì không còn tha thiết thương ai nữa, cho dù người ta có đeo đuổi...
Dì là đứa con út cho nên má của dì rất thương dì và muốn dì sớm có gia đình để khi chết bà được yên lòng. Vì theo đạo Phật nên má của dì tin rằng linh hồn của người yêu của dì vẫn còn theo dì, vì vậy đã 30 tuổi mà dì cũng chưa có được một tấm chồng. Cho nên, một hôm má của dì nhờ một người chuyên môn kêu gọi linh hồn người chết trở về cho mình nói chuyện (người VN mình gọi là lên đồng, lên bóng). Và ngày giờ được ấn định.
Hôm đó má của người yêu dì cũng được mời đến và đã mượn thể xác của bà ta để con của bà nhập vào nói chuyện. Một hồi làm lễ gọi hồn xong, bỗng dưng bà ấy (má của người chết) bắt đầu rùng mình và thay đổi sắc mặt, còn bắt đầu khóc lóc nữạ Nhưng khi hỏi thì (giọng nói biến thành tiếng đàn ông con trai) người ấy nói là nhớ người yêu quá cho nên khóc. Người gọi hồn mới hỏi là sao anh chết rồi mà không chịu đi đầu thai, người ấy trả lời:
- Tôi vẫn còn thương cô ấy nên đi không đành. Người gọi hồn mới giảng giải:
- Anh là người ở cõi âm làm sao có thể yêu thương một người ở cõi dương được. Nếu anh thật sự thương cô ấy thì hãy để cho cô ấy có chồng và hãy để cho cô ấy lập gia đình.
Sau một hồi nói chuyện và năn nỉ thì người ấy bằng lòng không đi theo dì nữa; và trước khi đi người ấy còn nói rằng:
- Nếu có lấy chồng thì nói cô ấy nhớ nói với tôi một tiếng!...
Mấy năm sau, khoảng năm 35 tuổi dì mới lấy được một người chồng và có được một đứa con trai mập mạp dễ thương, nhưng không có ai biết đứa con trai của dì có phải là người tình cũ đầu thai trở lại không?​
 
Ma trên đất Mỹ

Người viết: Tác giả Nam Huỳnh (PHT). Cựu SQ QLVNCH, sang Mỹ trong diện H.O:12, từng làm việc ở tiểu bang IDAHO, hiện cư trú tại GARDEN GROVẸ
- o O o -
Tác giả Nam Huỳnh, cư trú tại Garden Grove, lần này góp một bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt về gặp ma ở Mỹ. Ông viết "Đây là những chuyện hoàn toàn thật, nên xin được phép không nêu rõ địa danh và vị trí, để không phạm pháp quy và không làm phiền cho gia chủ. Tại Mỹ về chuyện Ma thì có phim "The Ghost" căn nhà Ma ở Los Angeles... ngay ngã tư Hazard & Euclid trước năm 1994 vẫn còn căn nhà Ma, nhưng nay đã bị phá bỏ." Mong sẽ có thêm những bài viết mới của Nam Huỳnh và các quí vị khác.
- o O o -
Năm 1994 là năm mà nền kinh tế Orange County bị bế tắc trầm trọng, nạn thất nghiệp gia tăng... đó là nguyên nhân đã khiến cho hàng loạt người đã rời bỏ nơi đây để tìm sinh kế nơi các tiểu bang khác. Trong dòng người ra đi tìm sự sống có ba anh em tôi!
Chúng tôi lái xe đến Fort Smith thuộc miền Bắc tiểu bang Arkansas vào đúng nửa đêm... sau 3 ngày đêm vượt hơn 2000 miles. Tất cả chúng tôi đều quá mệt mỏi, nên đã quyết định đậu xe trong khuôn viên của một "Gas Station" để ngủ, chờ sáng...
Sáng hôm sau, chúng tôi đi tìm thuê Apartment ở khu downtown của thành phố. Đang dọ hỏi đường đi, chúng tôi lại gặp một nhóm gồm 4 người, cũng từ Orange County ra đi như chúng tôi, họ gồm có đôi vợ chồng trẻ, và hai thanh niên, bạn của đôi vợ chồng này...
Cùng chung cảnh ngộ, nên dễ cảm thông nhau, và đồng kết bạn và cùng thuê nhà ở chung.
Chúng tôi thuê được 1 phòng của Fourplex có 1 bath 1 bedroom. Trong bathroom để cho 3 thanh niên, ngủ ở living room thì có cặp vợ chồng trẻ, tôi và cô em gái tôị Chúng tôi cùng apply xin việc tại công ty OK Food.
Ca 1 (shift 1) 5 người trong đó có tôị
Ca 2 (shift 2) chỉ có một mình Hùng (do Hùng xin vì hắn ta không thức sớm nổi).
Hằng ngày từ 3:00Am, chúng tôi phải thức dậy lo chuẩn bị đi làm (Theo xe ủi tuyết, đến Parking của hãng ngủ tiếp trên xe, chờ đến 5:30 am vào ca). Riêng Hùng, hắn ta ngu đến 2:00 Pm mới vào ca
2. Phần cô em gái tôi, vì dị ứng với thời tiết mùa Đông nên bi cảm cúm luôn nên phải ở nhà lo cơm nước cho mọi ngườị
Ba ngày nơi căn nhà trọ trôi qua thật yên lành. Sáng ngày thứ tư, khoảng 8:30 am Duyên (em gái tôi) đang chuẩn bị lo thức ăn nơi nhà bếp, cô giật mình vì nghe tiếng la ú ớ của Hùng trong phòng ngủ..
Cô chạy đến đập cửa phòng gọi Hùng khoảng 10 phút sau mới có tiếng trả lời và Hùng mở vội cửa chạy ra, nhớn nhát và có vẻ hồi hộp chạy thẳng ra living room ngồi xuống nền thảm, nói với Duyên rằng:
-Anh ta bị "Ma" đánh, đuổi anh ta...
Duyên cũng có phần lo lắng, nhưng cô cố trấn tĩnh và khuyên Hùng ráng bình tĩnh để mà họp tất cả anh em lại để hội ý cùng quyết đinh. Hùng quyết định, ngay hôm nay Hùng nghỉ việc, ở nhà chờ 5 anh em chúng tôi đi làm về để bàn bạc.
Mọi người tắm rưả xong là vào ngồi tại living room để nghe Hùng kể:
-Từ đêm đầu tiên vào nhà này, liên tiếp cho đến hôm nay là ngày thứ tư, mỗi đêm Hùng đều mơ thấy một người đàn ông Việt Nam, mặt tròn, đầu hói, luôn luôn với nét mặt nhăn nhó,
cau có đến nói với Hùng rằng: đây là phòng của ông ta và ông ta yêu cầu Hùng phải rời khỏi nơi đây!
-Chuyện trong mơ, theo Hùng nghĩ: đó chỉ là dị mộng... nhưng đêm nào cũng xảy ra như thế, cho đến sáng nay là lần thứ tư, Hùng thấy ông "ma" này nổi giận, mắng chửi Hùng và xô anh ta té từ trên giường xuống sàn nhà...
Hùng la ú ớ, khi nghe tiếng đập cửa của Duyên, Hùng mới tỉnh giấc và thấy mình đang nằm dưới sàn nhà cách xa giường ngủ khoảng 1 yard! Và khắp thân thể đều bị ê ẩm! Nhưng cố bò lại mở cửa chạy ra ngoài... !
Câu chuyện của Hùng vừa kểà xong, thì tiếp đến Lê và Thư, hai thanh niên cùng phòng với Hùng cũng nóị Đêm nào hai em cũng nghe có tiếng động như có người đị Có tiếng nước chảy trong bathroom, có tiếng soong, nồi, chén, dĩa va chạm nhau ở nhà bếp...
Còn Lê nói:
-Có đêm thức giấc đi tiểu, thì dường như có bàn tay nào đó sờ vào lưng Lê, còn Thư thì kể:
-Lúc đang tắm thì nghe có tiếng gõ cửa và có tiếng người hối Thư tắm nhanh cho anh ta vào tắm... Lật đật tắm lẹ để nhường phòng tắm... nhưng khi xong trở ra, Thư hỏi mọi người thì ai cũng tắm rồi cả.
Thư và Lê còn cho biết, có lúc nằm còn xem Tivi nhưng họ cảm thấy có ai đó khiêng cái giường họ lên... khi họ ngồi dậy thì cái giường rớt xuống nền nhà nghe thành tiếng "cụp". Mọi sự việc đã xảy ra trong suốt 4 ngày qua... tất cả 3 thanh niên đều nghĩ "Không phải là ảo tưởng mà là sự thật"nên họ đều sơ...
Do đó đêm nay tất cả đều ra nằm ngủ chung ngoài living room. Một đêm an toàn ngủ tại living room đã làm mọi người an tâm trở lạị
Đến đêm thứ bảy, weekend đầu tiên, chúng tôi quây quần bên nhau tại living room người xem tivi, người đọc báo, hai cô gái thì trò chuyện về cuộc sống hôm naỵ Chờ xem bản tin 9:00 Pm của đài ABC băng tầng số 4 xong, thì mới tắt neon đi ngủ...
Bỗng tất cả chúng tôi đều giật mình khi nghe tiếng xã nước trong bath room, như có người đang tắm.
Mọi người, nhất là 2 cô gái rất sợ hãi...
Tôi quyết định lấy cây đèn Pin bảo Hùng và Thư theo tôi, còn Lê ở lại living room với 2 cô gáị.bath room hoàn toàn khô ráọ
Không còn nghe tiếng nước chảỵ Đêm đó, hầu như mọi người đều mất ngủ, chỉ riêng tôi còn ngủ được một chút ít. Cứ mỗi lần có ai cần đi tiểu, thì lại đánh thức tôi dậy để đưa dẫn giùm... khiến tôi cũng chỉ ngủ được rất ít..!
Sáng chủ nhật, tôi quyết định cùng nhau đi chợ mua ít thực phẩm, về nấu mấy món ăn cúng người khuất mặt!
Tôi khấn người khuất mặt nhận phần cúng này, chúng tôi dâng cúng với lòng chân thành, cầu xin người tha thứ và độ trì cho chúng tôi: những người tỵ nạn đầy khó khăn nơi xứ lạ và vì cuộc sống, vì việc làm nên phải tha phương cầu thực và lưu lạc như thế nàỵ Cầu mong "người" thông cảm cho hoàn cảnh và đừng làm cho chúng tôi sợ nữa, tôi cũng khấn hứa rằng: đi tìm thuê nhà khác với sự phò trợ của "người".
Cúng xong, chúng tôi dọn ra ăn thật vui vẻ, bỗng cô em gái tôi nói với mọi người:
- Ông ta bảo rằng: ông là người Việt Nam di tản sang Mỹ hồi 30 tháng 4 năm 75, ông cũng là công nhân của hãng thực phẩm này, ông làm shift 1, vợ con ông làm shift 2. Khi ông đi làm về nhà, thì vợ con ông đã đi làm, ông tắm rửa xong, ông bị chóng mặt quá, ông cố lết vào phòng thì té cạnh giường chết vì đứt mạch máu nãọ.đến ngày hôm sau vợ con ông mới phát giác...
Nghe xong câu chuyện, ai cũng bùi ngùi cho ông, gia đình ông và ngay cả thân phận chúng tôi (có điều xin ghi chú: Cô Duyên, được hồng ân Thiên Chúa cho nên Duyên nghe được tiếng người chết nói).
Ngay chiều hôm đó, Hùng xuống phố Downtown chơi, gặp một người Việt Nam cùng làm chung hãng chỉ cho chúng tôi thuê được một townhome cách căn nhà "Ma" khoảng nửa miles.
Trưa thứ hai từ hãng ra về chúng tôi dọn nhà ngaỵ Chúng tôi báo cho bà chủ nhà về việc chúng tôi "moved" chưa hề có ý định xin lại bớt tiền nhà, thế nhưng bà chủ đã sẵn sàng bớt lại cho chúng tôi 20 ngày, và chỉ yêu cầu chúng tôi đừng bao giờ tiết lộ về tin tức "căn nhà ma" của bà...
Chúng tôi làm việc cho OK Food được 6 tháng, thì hãng bắt đầu suy xụp, vì ảnh hưởng chung của nền kinh tế Mỹ. Mỗi tuần chỉ làm có 3 ngày, do đó cuộc sống chúng tôi lại bị khó khăn, nên chúng tôi bắt buộc phải rời thành phố đầy băng tuyết này để đi tìm sinh kế nơi khác.
Cuối năm 1995, chúng tôi được người bạn ở San Francisco gọi lên và giới thiệu cho 3 anh em chúng tôi làm quản gia một "Tòa lâu đài" và quản lý nhà hàng. Được bà chủ nhà (Tòa lâu đài và nhà hàng) đã vui vẻ, lịch thiệp ân cần đón tiếp chúng tôi với lòng tha thiết, bà cũng ưu ái trả lương rất là vừa phải, bao ăn, ở tại tòa lâu đàị
Sau khi mời chúng tôi ăn lunch tại nhà hàng, bà đích thân đưa chúng tôi về tòa lâu đài lúc 1:00 PM để chúng tôi nghỉ ngơi ít hôm, trước khi bắt tay vào việc.
"Tòa lâu đài" sừng sững trên một ngọn đồi, nhìn xuống trước mặt là một hồ nước khá to, chung quanh "lâu đài" là một dãy Apartment khá sang trọng, bên trong bức tường bao quanh tòa lâu đài là những "vườn hoa muôn sắc" thật là rực rỡ thanh taọ.!
Tòa lâu đài có diện tích khá rộng, trên 25,000 sqft nằm trong một khu vườn rộng trên 60,000 sqft và được xếp hạng là Tòa lâu đài thứ 12 trên đất Mỹ. Tòa nhà có 3 tầng, khá rộng mà hệ thống đèn quá cũ kỹ nên không đủ ánh sáng, do đó các phòng hơi tối và lạnh lẽo... !
Đêm đầu tiên 3 anh em chúng tôi ngủ tại living room nhỏ bên trái, lúc 9:00 Pm tôi và cậu em trai còn xem tin tức trên tivi, cô em thì nằm trên sofa... Đột nhiên có một làn gió mạnh,... thổi ngang làm cho tất cả chúng tôi đều rùng mình ớn lạnh... mặc dù quanh chúng
tôi chẳng có một cửa sổ nào mở cả, tôi vội đứng lên đi xem tất cả các cửa sổ, nhưng tất cả đều đóng kín! Khoảng 15 phút sau, chúng tôi lại nghe nhiều tiếng động phát ra từ trong các
phòng ngủ ở tầng trệt và trên lầu, có tiếng đóng và mở cửạ.rồi liên tục hướng nhà bếp có tiếng cọt kẹt, tiếng nồi, niêu, xoong, chảo va chạm nhau... tiếng chân người chạy trên tầng 2... !
Tôi cũng giật mình chới với, nhưng cố trấn tĩnh lại để không làm hai đứa em sợ. Tôi bảo: có lẽ bên ngoài gió to nên gây ồn như vậy thôi,..tivi vẫn để cho mọi người xem, cho đến lúc cả
ba chúng tôi đều ngủ quên luôn..
Đến khoảng nữa đêm, cô em gái giật mình thức giấc ngồi bật dậy, gọi tôi và cậu em..cô nói:
-Em sợ quá anh ạ, em vừa mơ thấy một ông Mỹ già, cao và ốm, đầu bạc trắng, đến đuổi anh em mình ra khỏi nơi đây ngay tức khắc! ông hỏi tại sao dám vào nhà ông ta ngủ?
Tôi dịu dàng trấn tĩnh cô em:
-Chỉ là giấc mộng thôi em à! Chẳng có gì mà phải lo sợ. Nói xong tôi lại âm thầm cầu nguyện Chúa và Đức Mẹ độ trì, đồng thời tôi cũng khấn xin "ông chủ Mỹ" cho chúng tôi được tạm trú chờ thuê apartment xong chúng tôi sẽ move rạ
Chúng tôi muốn kéo dài thời gian lưu ngụ với hy vọng là "Hồn ma chủ nhà" sẽ thông cảm, nhưng chúng tôi chỉ ngủ yên được đêm thứ hai, qua đêm thứ ba thì tình trạng xảy ra y như đêm hôm đầu tiên...
Sự việc xảy ra đã làm chúng tôi bắt đầu "lo sợ" nên đến sáng ngày thứ tư, tôi phải báo với bà chủ lâu đài:
-Chúng tôi từ chối việc làm mà bà có nhã ý giúp đỡ, vì chúng tôi không thể ở "Tòa lâu đài" này được lâu hơn vì có "Ma".
Bà gật đầu, suy nghĩ một lúc, bà bão:
-"Tôi đề nghị anh đem tượng Chúa về thờ, phần bà thì có thờ Phật trên lầu rồị Bà còn bảo chúng tôi ráng cầu nguyện thì sẽ yên thôi".
Thật ra, anh em chúng tôi đã làm tất cả những gì bà đã nghĩ, nhưng vô hiệu! Tôi chỉ còn một hy vọng cuối cùng, sáng hôm sau, tôi đến tiệm Mc Donald mua một phần hamburger đem về cúng, tôi vừa khấn cúng xong, thì cô em la to lên:
-No, I don't care, go out go out
Tiếp theo là hệ thống alarm trong nhà rú lên ầm ỉ, tôi cố trấn tĩnh nhưng tay run cầm cập, gọi cậu em theo tôi, đến tắt alarm nơi cửa chính, còn cô em thì bỏ chạy ra sân trước mặt mày tái mét!
Tắt alarm xong, tôi và cậu em trai bật đèn tất cả để tìm xem có ai lọt vào nhà không? Dù giữa ban ngày nhưng lòng tôi cũng cảm thấy hồi hộp khi bước lên lầu 1, 2 rồi tầng thứ
ba... nhưng chẳng có gì!
Cho tới giai đoạn này, tôi mới bắt đầu cảm thấy lo sơ... nên quyết định lại quay về Orange County mà không báo với bà chủ tốt bụng, sau đó tôi gởi trả chìa khóa "Lâu đài" qua đường bưu điện, với lời cám ơn bà, và xin thứ lỗi vì đã phụ lòng bà! Trở lại vùng đất gọi là "thủ đô tỵ nạn" để sống thì rất là tốt, nhưng chỉ có việc làm là quá khó khăn thôị
Sáng chủ nhật chúng tôi đi lễ sớm lúc 6 giờ sáng, chúng tôi chỉ cầu xin Chúa- Đức Mẹ cho anh em chúng tôi có việc làm.
Lễ xong, ra bãi đậu xe, em gái tôi gặp nhiều người quen trong đó có cô bạn thân từ hồi còn ở Việt Nam, đôi bên tâm sự và cô bạn cho biết ở Riverside có một linh mục chết bởi tai nạn
nhưng rất thiêng liêng, vì ông hay đẩy xe... có người gọi là "ma đẩy xe". Tin đồn nhiều, nên nhiều người đã thực hành theo tin này và cho biết kết quả là có thật...
Vì tính hiếu kỳ, và sẵn có niềm tin, nên anh em tôi cùng vợ chồng một bạn thân, quyết định đến nơi "linh mục hiển linh" để cầu nguyện và thực hiện theo tin đồn, ngay vào trưa chủ
nhật tháng 7 năm 1996, chúng tôi hoàn toàn toại nguyện với ý định của mình. Chúng tôi xuống xe cùng cầu nguyện và cám ơn "Vị linh mục Việt Nam thiêng liêng" đã làm phép lạ tại nơi đây, mà ngài đã vĩnh viễn nằm xuống để về nước Chúa, nhưng vẫn hướng dẫn mọi người củng cố niềm tin qua việc đẩy xe của Ngài...
Ai cần đến với Ngài, xin đi free way 91 East quẹo sang freeway 60 East chạy khoảng 4 miles ra Exit Nason, quẹo trái lên cầu, xuống dốc cầu quẹo chữ U trở lại đậu dưới dốc cầu khoảng 100m tắt máy xe, trả số về (N) mọi người ngồi yên và tập trung cầu nguyện, trong vòng từ 10 phút đến 30 phút, xe sẽ được đẩy... di chuyển từ từ...

"Ma" là những mẩu chuyện huyền thoại, ít ai tin. Nhưng đối với cá nhân tôi và 2 đứa em là những "chứng nhân" thực sự và cũng đã từng là "nạn nhân" bị "Ma" đuổi, ngay trên đất Mỹ nàỵ Xin ghi lại nơi đây để mọi người suy gẫm.

 
Back
Top