• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

NHỮNG ĐỒ CHƠI NÓNG NHẤT TRONG NĂM 2007

Status
Không mở trả lời sau này.
Trong túi quần Tôi lúc nào cũng có 2 con điện thoại thường trực nghe mà phát sợ. Không bít ngoài chín trứng còn chín được gì nữa không đây?
 
chắc chắn là không dc rùi. cho dù 2 đầu angten coa' phát ra nhiệt nang di nữa thì cũng không thể đủ để làm chín trứng dc. nếu dc thì máy điện thoại cũng bị chảy thành nc' vì nong trc' khi chín trứng mất
 
Trong túi quần Tôi lúc nào cũng có 2 con điện thoại thường trực nghe mà phát sợ. Không bít ngoài chín trứng còn chín được gì nữa không đây?

Cái trên là đùa đấy. Chứ chẳng may 2 máy của bác đều có cuộc gọi đến 1 lúc thì fải chín đc 2 quả trứng cơ =))
 
Trong túi quần Tôi lúc nào cũng có 2 con điện thoại thường trực nghe mà phát sợ. Không bít ngoài chín trứng còn chín được gì nữa không đây?

Nếu lúc nào cũng thường trực 2con đt bên người, thì bạn nên để 1con bỏ túi quần& 1con đeo thắt lưng, nhằm "bảo toàn lực lượng" tạo "thế hệ kế tiếp"!kẻo nguy!:((
 
Google: Không có mobile phone!

Cả thế giới công nghệ sôi sục vì tin đồn chiếc điện thoại di động mang thương hiệu Google thì đến hôm qua (22/3), tuyên bố của một trong các giám đốc điều hành cấp cao của chính Google lại dội một gáo nước lạnh vào những thông tin trên.


googlephone230307el7.jpg


Giám đốc phụ trách kinh doanh khu vực Đông Nam Á, Richard Kimber vừa lên tiếng phủ nhận việc Google xúc tiến sản xuất điện thoại di động tại hội nghị Công nghệ Tìm kiếm tổ chức tại Sydney, Australia. Ông cho hay: “chuyển hướng kinh doanh từ phần mềm sang phần cứng sẽ thay đổi tận gốc rễ cách thức kinh doanh của công ty, và hẳn sẽ hợp lý hơn khi tìm đối tác phụ trách vấn đề này thay cho Google”. Ông nói thêm, tại thời điểm này, Google đang tập trung vào phần mềm, chứ không phải một chiếc điện thoại di động.

Phát ngôn của Kimber ngược với tuyên bố mới đây của Erin Fors, giám đốc chi nhánh Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha.

Kimber cho biết, Google đang đưa công nghệ tìm kiếm của mình lên điện thoại di động chứ không muốn đặt chân vào thị trường sản xuất điện thoại di động vốn ngày càng chật chội và đông đúc.

Một phát ngôn viên của Google tại Australia khi được hỏi trước đó cũng cho biết công ty đang đẩy mạnh việc hợp tác kinh doanh với các đối tác trong ngành sản xuất phần cứng, nhưng không phủ nhận cũng như thừa nhận việc công ty đang nghiên cứu sản xuất điện thoại di động.

Giới công nghệ trong hai tuần vừa qua “phát sốt” với những tin đồn về việc nghiên cứu sản xuất điện thoại di động của Google, bắt nguồn từ blog của một nhà nghiên cứu tài chính người Mĩ tên Simeon Simeonov. Ông này khẳng định, Google đang nghiên cứu một mẫu điện thoại rất bóng bẩy, nhỏ gọn. Một loạt thương vụ mua lại các công ty nhỏ có liên quan đến ĐTDĐ cũng góp phần tăng tính xác thực của tin đồn, và Samsung bị “gán ghép” làm đối tác sản xuất chính của Google - cùng với một bức ảnh mẫu của chiếc Gphone.

Việc tất cả những lời đồn đoán lại bị chính Google phủ nhận lần này khiến người ta nhớ lại trước đây một năm, Google cũng bị ngờ vực “đang sản xuất một dòng máy tính riêng”. Hoá ra, sản phẩm công ty đang nghiên cứu lúc đó lại là gói phần mềm văn phòng miễn phí được biết đến hiện nay với cái tên Google Pack.
Theo Dân Trí
 
Sim bị lock?

SIM em hôm nay ko biết bị sao, người ta gọi đến thì được, còn em gọi đi thì nó báo lỗi ERROR, ko cho gọi, phần Contact trong SIM cũng ko cho truy cập vào.

SIM còn tiền, còn ngày gọi đàng hoàng.

Bác nào có kinh nghiệm giúp em với.
 
SIM em hôm nay ko biết bị sao, người ta gọi đến thì được, còn em gọi đi thì nó báo lỗi ERROR, ko cho gọi, phần Contact trong SIM cũng ko cho truy cập vào.

SIM còn tiền, còn ngày gọi đàng hoàng.

Bác nào có kinh nghiệm giúp em với.

híc cái này hôm bữa mình bị rùi ...danh bạ mất tiu hết trơn buồn ghê ...cái này là sim bị hư rùi pác đăng kí làm lại sim mới đi he
 
Thường thì do lỗi mạng và đôi lúc do người sử dụng, híhí cần cần thận vì thường phần contact của sim bị khóa để tránh khách hàng táy máy đó mà. Nên đem tới nơi gần nhất để làm lại sim thui, hihi
 
Nếu gọi đi mà không được thì có thể do lỗi mạng. Hãy liên hệ với trung tâm của mạng bạn đang sử dụng.
Còn trường hợp nữa là có thể số máy của bạn là số chỉ có thể dùng chế độ nhắn tin và nhận cuộc gọi cứu không gọi đi được ;)) (cái này chắc không phải quá :p )
 
Có thể nhận cuộc gọi, ko thể nhắn tin hay gọi đi kể cả bấm *101#

Hỏi tổng đài thì bảo ko có bị khóa chiều đi.

Nhắn tin hay vào Phone thì nó báo :
"The phone is not ready Wait 15 seconds and try again"
 
SIM em hôm nay ko biết bị sao, người ta gọi đến thì được, còn em gọi đi thì nó báo lỗi ERROR, ko cho gọi, phần Contact trong SIM cũng ko cho truy cập vào.

SIM còn tiền, còn ngày gọi đàng hoàng.

Bác nào có kinh nghiệm giúp em với.
Cách giải quyết hay nhất là bạn đến đại lý mạng mà bạn sử dụng để cắt lại sim và thử , thông thường trong trường hợp này là sim bạn đang dùng bị lỗi ! ;)
 
Thường thì do lỗi mạng và đôi lúc do người sử dụng, híhí cần cần thận vì thường phần contact của sim bị khóa để tránh khách hàng táy máy đó mà. Nên đem tới nơi gần nhất để làm lại sim thui, hihi

Nên nghe theo lời bà xã tui. :D
 
Điện thoại camera tròn 10 tuổi

Wikipedia, USA Today và nhiều trang web khác đã nhắc đến câu chuyện Philippe Kahn kết nối máy ảnh số với điện thoại di động khi vợ ông sinh con vào năm 1997.

Do vợ Kahn yêu cầu ông đừng ghi hình cô với thiết bị Lamaze, ông đã đi mua vài đoạn dây để gắn camera vào điện thoại rồi đăng ảnh lên web. Một ngành công nghiệp tiền tỷ ra đời từ đó.

Sau này, Kahn phát triển công nghệ LightSurf và bán lại với giá 270 triệu USD cho VeriSign vào năm 2005.

Nhưng Kahn không phải là người đầu tiên kết hợp camera với điện thoại. Từ năm 1994, công ty Olympus đã cho ra mắt máy ảnh Deltis VC-1100 có khả năng truyền ảnh đến điện thoại di động hoặc điện thoại analog. Công nghệ của Olympus hoạt động ổn định, nhưng phải mất từ 1 đến 6 phút mới gửi thành công một file ảnh.

Năm 1995, Olympus tiếp tục nâng cấp dòng camera này. Còn Sharp phát triển điện thoại Zaurus vào năm 1996 với khe cắm PCMCIA để người sử dụng nối vào camera. Tại thời điểm đó, Zaurus cũng có khả năng truy cập Internet.

Giới chuyên môn định nghĩa Deltis là máy ảnh có thể kết nối điện thoại di động, còn Kahn là người đã tạo ra một điện thoại camera. Nhưng chính Kahn cũng thừa nhận ông không hề tạo ra một phần cứng hợp nhất để có thể gọi là camera phone. Kyocera đã thực hiện điều này vào năm 1999, tiếp đến là Sharp năm 2000.

Các chuyên gia công nghệ vẫn đang tranh cãi về năm sinh thực sự của điện thoại camera: 1994, 1997, 1999 hay 2000. Trong khi Kahn cho rằng camera phone ở đây không nhất thiết phải là phần cứng, mà chỉ hành động "chụp, gửi và chia sẻ ảnh".

Đa phần tán thành năm 2007 đánh dấu 10 năm ra đời điện thoại camera, còn những ai không đồng ý có thể trừ hoặc cộng thêm vài năm.

Liên quan đến máy ảnh số, dòng SLR cao cấp đã đạt tốc độ phát triển tới 39% năm qua. Sony không tham gia thị trường này cho đến năm 2005, nhưng con số 326.000 sản phẩm được xuất xưởng trong năm 2006 đủ để họ đứng vị trí số 3, vượt qua Olympus và Pentax.

Theo IDC, Canon vẫn là "vua" trong lãnh địa SLR với 2,46 triệu sản phẩm còn Nikon đứng thứ 2 với 1,74 triệu thiết bị. Tính tổng thể, đã có 5,27 triệu máy ảnh SLR được xuất xưởng năm ngoái. Trong khi đó, thị trường camera cũng tăng 15% từ 92,3 triệu sản phẩm lên 105,7 triệu.

T.N. (theo CNet)
 
10 mẫu điện thoại di động được mong chờ nhất

Khi các chuyên gia thiết kế điện thoại không bị ràng buộc về mặt kỹ thuật, trí tưởng tượng của họ sẽ bay xa không có điểm dừng.
phone1.jpg

phone2.jpg

Bracelet Phone: Mỗi khi có thông điệp mới, chiếc vòng trên tay người sử dụng sẽ rung lên và họ sẽ ấn vào những phím bấm long lanh như kim cương để đọc tin nhắn. Bracelet, còn đóng vai trò nhưng một máy nghe nhạc MP3, là ý tưởng của chuyên gia thiết kế người Trung Quốc có tên Tao Ma.
phone3.jpg

CUin5 có giao diện "siêu thực tế", hội tụ đầy đủ các đặc điểm điển hình như bàn phím, loa... Đây là một trong những thiết kế sẽ được giới thiệu trong cuốn sách non.object của chuyên gia có tên "branko Lukic" vào quý III/2007.
phone4.jpg

phone5.jpg

Snake Phone: Thiết kế của BenQ-Siemens trông ấn tượng nhưng theo giới chuyên môn, nếu "con rắn" này có mặt trên thị trường, mọi người sẽ rất vất vả trong việc sử dụng nó.
phone6.jpg

phone7.jpg

Dark Label Retroxis: Sản phẩm của chuyên gia Lim Sze Tat có thiết kế mạch lạc, tối ưu hóa các phím chức năng. Nó sử dụng lớp vỏ carbon nhẹ và cứng, đồng thời được trang bị màn hình OLED có khả năng ẩn đi khi điện thoại không hoạt động.
phone8.jpg

Onyx: Điện thoại không bàn phím này được trang bị màn hình cảm ứng LCD độ phân giải cao. Nó còn có một bộ cảm biến có khả năng hiểu được rằng đã đến lúc cần trả lời cuộc gọi mỗi khi người sử dụng áp điện thoại vào má. Đây là sản phẩm của nhà phát triển Pilotfish (Đức) và Synaptics (Mỹ).
 
Chia lại thị trường ĐTDĐ Việt Nam?

Chia lại thị trường ĐTDĐ Việt Nam?
11:55' 04/05/2007 (GMT+7)
Việc PetroSetco, thành viên của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) chính thức tham gia thị trường phân phối điện thoại di động (ĐTDĐ) cho thấy mảnh đất màu mỡ này sẽ không còn là sân chơi riêng của các đại gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.



Tìm đối tác làm đối trọng

Cuộc “hôn ước” giữa Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Dầu khí (PetroSetco) và Nokia xuất phát từ nhu cầu của Nokia trong việc khẳng định vị trí số 1 và bành trướng thị phần sau 10 năm có mặt tại Việt Nam.

Theo ông Trần Mạnh Phương, Giám đốc kinh doanh Nokia Vietnam, hơn một năm nay họ nỗ lực tìm kiếm đối tác để thực hiện yêu cầu này. “Dự báo 3-5 năm tới thị trường điện thoại sẽ có nhiều biến động vì vậy chúng tôi cần một hệ thống phân phối chuyên nghiệp thông qua các đối tác tiềm năng. PetroSetco là ứng viên số một với năng lực về tài chính, đội ngũ nhân sự, mạng lưới kinh doanh và quan trọng là sự hỗ trợ đắc lực của tập đoàn mẹ (tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PetroVietnam)”, ông Phương cho biết.

Trong khi đó thì PetroSetco cũng tỏ ra hồ hởi không kém. Theo ông Trần Công Tào, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PetroSetco, là một tập đoàn hoạt động đa ngành, vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi công ty này xây dựng đơn vị phân phối sản phẩm viễn thông (PV Telecom).

Ông Tào cho biết, PV Telecom hiện đã triển khai hoạt động tại tám chi nhánh trên toàn quốc với nỗ lực phát triển mạng lưới phân phối bao phủ cả nông thôn lẫn thành thị. “Bắt tay với Nokia là điểm khởi đầu tốt với PV Telecom. Thương hiệu Nokia là điều kiện thuận lợi cho PV Telecom bước đầu thâm nhập thị trường phân phối sản phẩm viễn thông”, ông Tào nói.

Chuyện không có gì để bàn nếu như PV Telecom không phải là kẻ “ngoại đạo” trên sân chơi lâu nay vốn chỉ dành cho các nhà phân phối trong lĩnh vực CNTT. Theo ông Huỳnh Văn Thi, cố vấn cao cấp PV Telecom, giải pháp của Nokia là tìm đối tác có thế lực tài chính, có tính bền vững và sẵn sàng chấp nhận đầu tư trước mắt để phát triển lâu dài, chuyện có kinh nghiệm phân phối hay chưa chỉ là yếu tố phụ vì cả hai bên sẽ cùng nhau tổ chức mạng lưới để phục vụ cho nhu cầu thị trường của mình.

Cam kết duy nhất của PetroSetco là “không cưới nhiều vợ” trong cùng lĩnh vực với Nokia! “Thị trường cần nhà phân phối thực sự chứ không phải những nhà buôn bán sản phẩm thông thường, vì thế chúng tôi sẽ phải nỗ lực tạo ra sự khác biệt để tìm kiếm thị phần của người đến sau”, ông Thi cho biết.

Chuyện PetroSetco trở thành đối tác của Nokia là do Nokia muốn tìm nhà phân phối có khả năng làm đối trọng với FPT - đối tác đang nắm đến 80% thị phần của Nokia tại Việt Nam. Chính vì thế, ngay khi mới ra đời, PetroSetco đã tập trung đội ngũ gồm những người từng là nhà tư vấn chiến lược cho Nokia tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác.

Trong khi đó thì FPT, hãng phân phối điện thoại lớn nhất với hầu hết các tên tuổi hàng đầu như Nokia, Motorola, Samsung, Vertu, tỏ ra lo ngại về sự cạnh tranh này. Doanh thu từ mảng ĐTDĐ chiếm khoảng một nửa trong tổng doanh thu phân phối năm 2006 của FPT là 539 triệu USD (cao hơn doanh thu của cả tập đoàn năm 2005 là 517 triệu USD!). Thị phần này được FPT xem như tới ngưỡng, vì năm 2006 mức tăng đã đạt đến 50%. Họ lo ngại cũng phải vì trên sân chơi này họ phải đối mặt với các tên tuổi như Viettel và PetroSetco. Viettel dẫu không mạnh về sản phẩm nhưng nắm lợi thế về “dịch vụ trọn gói” từ cung cấp dịch vụ mạng đến bán lẻ điện thoại, còn PetroSetco lại là đối thủ đáng gờm về tiềm năng tài chính.

Một đại diện FPT thừa nhận “PetroSetco được Nokia hỗ trợ trực tiếp và có tài chính rất mạnh do là “con đẻ” của PetroVietnam. Nguy cơ bị thu hẹp thị phần và lợi nhuận là thực tế”!

Rộn ràng “di động”

Chưa biết PVTelecom có thành công trong lĩnh vực mới này hay không nhưng trước khi họ nhảy vào thì thị trường đã được dự báo sẽ cạnh tranh ở mức cao hơn giữa các nhà cung cấp, phân phối lẫn bán lẻ.

Doanh số thị trường bán lẻ ĐTDĐ Việt Nam năm 2006 xấp xỉ 900 triệu USD, tăng hơn 40% so với năm 2005. Lĩnh vực này cũng được xem là nóng nhất với khoảng 30 triệu thuê bao sẽ đạt được vào cuối năm nay. Thị trường vì thế được xem đã đủ độ lớn để kích thích nhiều công ty có tiềm lực vào cuộc.

Trong điều kiện đó, chắc chắn các nhà sản xuất không muốn “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, như Nokia đã từng bị tụt giảm thị phần sau khi nhà phân phối Đông Nam Associates bị sụp đổ vào năm 2002.

Thị trường phân phối điện thoại thực tế đang chia nhiều ngả. Nếu FPT gắn liền với các thương hiệu điện thoại lớn tại Việt Nam thì các công ty nhỏ hơn cũng chiếm lĩnh được những thị phần nhất định. P&T với Sony Ericsson; An Bình với Dopod, BenQ-Siemens; Rồng Thái Bình Dương với O2; Thành Công Mobile với Panasonic, Innostream, Pantech...

Trong khi đó, các nhà cung cấp dịch vụ mạng CDMA (S-Fone, HT Mobile và EVN Telecom) đều có hệ thống phân phối sản phẩm đặc thù tương tự như mô hình vừa bán sỉ vừa bán lẻ; Viettel cũng gắn hệ thống bán lẻ với cung cấp dịch vụ để tạo ra lợi thế của mình... Bên cạnh đó là chuỗi các cửa hàng bán lẻ rất năng động và hiện đại của Thế giới di động, Viễn Thông A, Thành Công Mobile, Nettra…

Thị trường ĐTDĐ vì thế không còn là sân chơi riêng của bất cứ nhà phân phối nào khi mà các nhà khai thác mạng đều tham gia vào thị trường cung cấp sản phẩm. Trong khi các đại gia cũng nhắm đến mô hình phân phối chuyên nghiệp, kể cả mô hình bán lẻ, thì các công ty bán lẻ cũng tạo cho mình những mô hình chuyên nghiệp với những lợi thế riêng. Tất cả cùng chia sẻ thị phần trong một chiếc bánh đang ngày một lớn thêm.

Theo các chuyên gia, sẽ còn nhiều tay chơi tham gia thị trường này trước khi các công ty nước ngoài có thể tham gia phân phối trực tiếp vào năm 2009. Chính vì thế, lĩnh vực này dù đang sôi nổi cũng chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu của việc cạnh tranh để tiến đến các mô hình chuyên nghiệp hơn.

Theo ông Huỳnh Văn Thi, việc tham gia thị trường phân phối không chỉ đơn thuần là nhắm đến mảng điện thoại di động mà còn tạo ra một xa lộ, một kênh phân phối trong thị trường công nghệ thông tin cho bất cứ công ty nào có đủ năng lực.

Trong điều kiện cạnh tranh mới, không chỉ Nokia mà nhà sản xuất nào cũng sẽ nhắm đến những “đối trọng” cho mình khi họ đã đủ lớn mạnh để tạo thế chân vạc trong kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường.
 
Dân chơi phố núi thích xài O2

Em là dân miền núi chính cống nhưng được sự giúp đỡ của đảng và chính phủ nên em được đi học nay đang học đại học,ra đây em cũng tập tành ăn chơi như các bác thành phố,hôm qua papa em bán đươc con trâu có 3,5 triệu thôi mà em lại thích xài O2.xin các bác cho lời khuyên để có được con O2 như trong GIẤC MƠ CHAPI của em đêm qua! ah quên các bác cho em luôn cái địa chỉ của hàng nào thật uy tín(HÀ NỘI) để em còn mua bản đồ hà nội em cưỡi VOI đến mua,em xin cảm ơn!!! heheb-)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top