• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Phòng khám đa khoa CLB PV Hải Phòng !

Badamgiak23

Super V.I.P
"CÓ SỨC KHỎE LÀ CÓ TẤT CẢ "​

Giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho chính mình và những người thân quanh bạn !

Quà tặng đặc biệt dành cho Chủ tịch Wantoknow,chúc anh hoàn thành tốt nhiệm vụ ;;)
 
Lịch mọc răng sữa của bé


Khi mọc răng sữa, trẻ nhỏ thường trở nên cáu kỉnh quá thái. Bạn phải chờ đón sự bất thường này vào lứa tuổi nào? Có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Chúng sẽ xuất hiện ở những thời điểm rất khác nhau ở các trẻ khác nhau.

rangp.jpg

Sau đây là kiểu mọc răng sữa thường gặp nhất do Bệnh viện Nhi đồng St. Louis (Mỹ) đề xuất:

- 4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng.

- 4 răng cửa bên (2): 7-10 tháng.

- 4 răng hàm đầu tiên (4): 12-16 tháng.

- 4 răng nanh (3): 14-20 tháng.

- 4 răng hàm thứ 2 (5): 20-32 tháng.

Thu Thủy (theo HealthScout
 
Nâng cao chỉ số IQ cho trẻ từ những năm đầu đời

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đi đến kết luận: sự biến đổi tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, và việc dạy dỗ trẻ tốt từ khi chưa lọt lòng có thể làm tăng chỉ số thông minh (iq) ở trẻ.
Nâng cao IQ từ trong bụng mẹ
Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, êm dịu, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những cuốn sách hay… thì biểu đồ sóng siêu âm cho thấy hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi đều diễn ra rất tốt. Còn ngược lại, nếu trong thời gian mang thai, người mẹ phải chịu những áp lực không thuận lợi từ điều kiện sống thì những biểu hiện hoạt động tích cực của thai nhi cũng kém đi.

Các bà mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây để giúp nâng cao chỉ số IQ cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ

ImageView.jpg

Âm nhạc: Từ khi người mẹ biết mình đã có thai, nên cho thai nhi tiếp xúc với âm nhạc mỗi ngày và mỗi khi có thời gian cho đến khi trẻ ra đời. Tốt nhất là nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc nhẹ, nhạc cổ điển. Điều này sẽ kích thích sự phát triển tri giác, đem lại hiệu quả “an thần” cho thai nhi.

Trò chơi: Khi người mẹ cảm nhận được sự vận động của thai nhi thì đã bắt đầu có thể chơi trò “vỗ một cái, động một cái; vỗ hai cái, động hai cái”. Trò chơi này kéo dài khoảng một tháng thì trẻ sẽ có những phản ứng phối hợp nhịp nhàng với động tác của mẹ.

Nói chuyện: Từ tháng thứ 6 trở đi, hệ thống thần kinh thính giác của thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp tim và sự hô hấp của mẹ. Sau bảy tháng, sẽ dần dần có phản ứng với những âm thanh đến từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ có thể “nói chuyện” với thai nhi một cách dịu dàng, điều này không chỉ kích thích sự phát triển thính lực của thai nhi mà còn làm thai nhi cảm thấy thoải mái hơn.

Ăn uống: Những thai phụ có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sau này, đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển trí não của trẻ.

Từ lúc sinh đến 3 tuổi

Giao tiếp bằng mắt: Những khoảnh khắc tuy ngắn ngủi này cũng đem lại những lợi ích cho trẻ. Khi trẻ mở to mắt, hãy nhìn vào mắt trẻ. Trẻ có khả năng phân biệt khuôn mặt từ rất sớm, và mỗi lần trẻ nhìn thấy bạn khả năng quan sát và trí nhớ của trẻ dần dần được hình thành.

Cho trẻ bú sữa mẹ: Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số IQ khá cao. Khi cho trẻ bú, bạn hãy tranh thủ hát cho trẻ nghe, đó chính là cơ hội tốt để “giao lưu” với trẻ.

Tán gẫu: Lúc đầu chắc chắn bạn sẽ chỉ nhận được cái nhìn ngơ ngác của trẻ, hãy dừng lại một chút cho trẻ có cơ hội tham gia câu chuyện. Dần dần, trẻ sẽ “a…a…” trò chuyện với bạn cho mà xem.

Xem phản ứng của trẻ: Cho trẻ tự soi mình trong gương. Ban đầu, có thể trẻ sẽ tưởng bóng mình trong gương là một đứa trẻ dễ thương nào đó, nhưng chẳng bao lâu sẽ đến lúc trẻ sẽ rất thích thú vẫy tay chào chính mình trong gương.

Cù nhẹ vào chân trẻ: Bạn có thể cù nhẹ vào chân trẻ. Tiếng cười chính là hạt giống đầu tiên của sự hài hước. Bạn có thể nói rằng: “Mẹ đã bắt được con rồi!”, sau đó cù vào chân trẻ và dẫn dắt trẻ tham gia trò này.

Chỉ ra sự khác biệt: Lấy hai bức hình có sự khác biệt, đưa cách mắt trẻ khoảng 20-30cm cho trẻ xem, trẻ sẽ xem đi xem lại và dần dần phát hiện ra sự khác nhau. Điều này rất có ích cho việc học chữ của trẻ sau này.

Chia sẻ cùng trẻ những điều hai mẹ con nhìn thấy: Khi bế trẻ đi dạo, hãy chỉ cho trẻ những thứ bạn nhìn thấy và chia sẻ, trò chuyện cùng với trẻ. Như vậy trẻ sẽ có thêm cơ hội biết thêm nhiều từ mới cùng những sự vật ở thế giới xung quanh.

Ca hát: Hãy học thêm thật nhiều bài hát, hoặc nếu có khả năng, bạn cũng có thể tự soạn một số bài hát để hát cho trẻ nghe. Các chuyên gia cho rằng âm điệu của những bài hát có liên quan tích cực đến việc học toán của trẻ sau này.

Học tập ngay cả khi thay tã: Nhân cơ hội thay tã hãy chỉ cho trẻ biết cách gọi các bộ phận cơ thể hoặc tên của áo quần để giúp trẻ hiểu thêm về bản thân mình.

Tạo niềm vui bất ngờ: Những lúc rảnh rỗi, bạn nên nhẹ nhàng vuốt ve mặt, bụng hoặc tay chân để tạo niềm vui cho trẻ. Lúc đó bạn hãy quan sát phản ứng và khả năng phối hợp của trẻ.

Đọc sách: Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nhớ thứ tự của một số từ vựng trong những câu mà bạn nói với trẻ, điều này rất có lợi cho khả năng ngôn ngữ sau này của trẻ.

Giúp trẻ cảm nhận: Bạn hãy chuẩn bị một ít loại vải khác nhau như tơ tằm, nhung, vải sợi thô…, rồi nhẹ nhàng cọ xát những loại vải đó trên bụng, ngực, lòng bàn chân của trẻ. Vừa làm vừa miêu tả cho trẻ nghe cảm giác sẽ như thế nào.

Xem hình: Hình của những người thân hoặc họ hàng trong gia đình có thể giúp trẻ luyện trí nhớ. Chẳng hạn, khi bà nội gọi điện thoại cho trẻ, vừa để trẻ nghe giọng bà qua điện thoại, vừa đưa trẻ xem ảnh bà nội.

Tự tập ăn: Trẻ khoảng 10 tháng tuổi đã có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn có thể tập cho trẻ tự cầm thức ăn thử xem.

Vượt chướng ngại: Đặt một số chướng ngại dưới sàn nhà, như: Gối ôm, gối tựa lưng, hộp giấy… sau đó bạn biểu diễn cho trẻ xem trước cách làm thế nào để vượt qua những thứ đó, nên bước qua hay nên bò phía dưới. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động.

Mẹ và con cùng chơi: Khi trẻ sờ mũi bạn, bạn sẽ phùng hai má; trẻ kéo tai bạn, bạn phải le lưỡi ra; nếu trẻ đánh vào đầu bạn, bạn kêu lên một âm thanh khác lạ… Có thể lặp lại chừng ba bốn lần, sau đó có thể thay đổi quy luật và bắt trẻ đoán xem bạn sẽ làm gì.

Báo Sức khỏe & Đời sống
 
Anh Long ơi cho em hỏi sao dạo này em thường bị hắt xì hơi,mà mỗi lần hắt xì phải 20-30 cái liên tục.Trước em o bao h bị thế,o biết sức khỏe em có vấn đề gì o ạ
 
Anh Long ơi cho em hỏi sao dạo này em thường bị hắt xì hơi,mà mỗi lần hắt xì phải 20-30 cái liên tục.Trước em o bao h bị thế,o biết sức khỏe em có vấn đề gì o ạ

Chắc có cô bé nào đang ngày đêm mong ngóng em rồi đó :D
 
Thế ra đường mà mắt cứ hấp háy & hay quên là mình đã có rồi vợ khi nói chuyện với girls xinh thì có làm sao không ?
 
Quà tặng đặc biệt dành cho Chủ tịch Wantoknow,chúc anh hoàn thành tốt nhiệm vụ ;;)[/QUOTE]

Long quên là anh Hà đã từng trải qua cảm giác này 1 lần rồi à ?
 
Chắc có cô bé nào đang ngày đêm mong ngóng em rồi đó :D
0 phải cái này chắc là bệnh rùi,chắc bị mãn tính do trước em hay dùng cái thuốc xịt mũi,mãi sau này mới biết là dùng nhiều cái đó sẽ bị mãn tính:((
 
Không sao đâu em,thời tiết dạo này dễ gây dị ứng chảy nước mũi hắt hơi thường thôi,em khỏi lo,viêm xoang mãn tính thì nặng hơn nhiều.

Có vợ rồi mà cứ hấp háy ngắm gái xinh ngoài đường cẩn thận không "bị lác" đó anh.

 
Không sao đâu em,thời tiết dạo này dễ gây dị ứng chảy nước mũi hắt hơi thường thôi,em khỏi lo,viêm xoang mãn tính thì nặng hơn nhiều.

Có vợ rồi mà cứ hấp háy ngắm gái xinh ngoài đường cẩn thận không "bị lác" đó anh.

 
A ha, Bác sĩ Long có nhận y tá không? Đúng nghề mình đó!
Bs cứ kê đơn mình chích cho !
Mà bệnh của chú Tuấn là đúng wa rùi!
 
A ha, Bác sĩ Long có nhận y tá không? Đúng nghề mình đó!
Bs cứ kê đơn mình chích cho !
Mà bệnh của chú Tuấn là đúng wa rùi!

OK,mình đang tìm mãi mà chưa ai đăng ký,có lương lậu hẳn hoi nhé.
1000 PVD/1tháng,cao hơn lương của MOD đó.:D
 
Ok. Vậy thì làm y tá luôn. Ytá mình phụ trách tiêm chích offline và gửi đơn online giúp Bs Long. Lương cao vậy kiêm luôn chân trông coi Topic khi bác sĩ đi vắng nha. Sắp tới học xong mình mở luôn phòng X-quang, Chẩn đoán hình ảnh Long nhé!
Vào khám đi pà con ơi!
 
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM XOANG

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM XOANG​


Thưa các bạn.

Hiện nay có nhiều người bị bệnh viêm xoang. Triệu chứng của bệnh này gây rất nhiều phiền phức trong học tập cũng như trong giao tiếp xã hội. Có nhiều người muốn biết nguyên do của bệnh này và cách trị liệu ra sao.

I. Xoang là gì? Chức năng của xoang

A. Xoang là gì?

Mặt và sọ gồm có nhiều khối xương tiếp với nhau. Nếu các khối xương này đều đặc, thì đầu rất nặng, gây khó khăn trong di chuyển. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hóa đã tạo ra những lổ trống trong lòng các xương. Những lổ trống này được gọi là xoang. Các xoang này lớn nhỏ tùy theo chỗ. Đặc biệt là các xoang đều có lổ thông vào mũi. Có tất cả 5 loại xoang, chia làm nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.
1. Các xoang trước: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.
a. Xoang hàm: có 2 xoang ở 2 bên má giống nhau, đổ ra phía trước mũi.
b. Xoang trán: có 2 xoang dính liền nhau và không bắt buộc giống nhau, đổ ra phía trước mũi.
c. Xoang sàng trước: gồm nhiều xoang li chi, chiếm đường giữa, kích thước không giống nhau ở vùng giữa 2 mắt. Các xoang này cũng đổ ra phía trước mũi.

2. Các xoang sau:
a. Xoang sàng sau: gồm nhiều xoang chi li ở đường giữa, sát phía sau xoang sàng trước, kích thước không giống nhau. Các xoang này đổ ra phía sau mũi.
b. Xoang bướm:gồm 2 xoang sát bên nhau chiếm đường giữa, sau xoang sàng sau. Không bắt buộc 2 bên giống nhau. Xoang này đổ ra phía sau mũi.

Tất cả các lổ trống mà ta gọi là xoang đều bao bởi niêm mạc, và chứa toàn không khí. Xoang chỉ bình thường khi lổ thông vào mũi không bị nghẽn. Niêm mạc chứa nhiều lông chuyển giống như cây chổi, lùa dần chất dơ trong xoang ra tận hốc mũi, qua lổ thông mũi xoang.

B. Chức năng của xoang

Có hai chức năng rõ rệt:
1. Làm nhẹ đầu.
2. Thùng cộng hưởng: âm thanh phát ra dội vào các xoang và có âm thanh đặc biệt. Mỗi người đều có hệ thống xoang khác nhau về thể tích, do đó giọng nói cũng khác nhau.

II. Viêm xoang là gì? Thế nào là viêm đa xoang?

Xoang là một hốc rỗng, trong đó có không khí và đường thông vào hốc mũi. Nhờ thông thoáng này mà xoang không bị nhiễm trùng. Nếu đường thông vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang và gây viêm xoang. Có nhiều loại viêm xoang: viêm xoang dị ứng, dày niệm mạc xoang, trong xoang có mủ, trong xoang có pôlýp (dạng u nhú lành tính, có cuống), có u nhầy. Trong xoang có mủ là bệnh viêm xoang thường gặp nhất.

B. Thế nào là viêm nhiều xoang?

1. Viêm 1 xoang: chỉ có một xoang bị viêm mà thôi, thường là xoang hàm. Bệnh này thường đi đôi với viêm răng.
2. Viêm nhiều xoang cùng một lúc: tất cả xoang đều bị viêm (dị ứng ban đầu), có xoang bên mặt, có xoang bên trái cùng bị viêm (nguyên do dị ứng ban đầu). Bệnh này thường gọi là viêm đa xoang. Chỉ có các xoang một bên bị viêm mà thôi (có khối u, thường là pôlýp trong hốc mũi. Khối u này chèn tất cả các lổ thông của bên đó, gây viêm toàn bộ một bên).

III. Tình hình viêm xoang tại Việt Nam như thế nào?

Xoang là liên hệ với mũi. Mũi là cửa tiếp xúc thường xuyên của con người với bên ngoài. Nếu môi trường không tốt, mũi bị viêm, một thời gian sau xoang cũng bị viêm. Viêm mũi, viêm xoang là bệnh thường gặp của con người. Ở các phòng khám, tỉ lệ bệnh này chiếm khoảng 1/3. Người lớn dễ bị viêm xoang hơn trẻ em. Bệnh thường dây dưa, mạn tính, dễ tái phát cấp.

IV. Tại sao bị viêm xoang?

A. Môi trường xấu

Không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi, và sau đó chuyển thành viêm xoang.

B. Dị ứng

Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lổ thông xoang. Xoang bị bít tắc là bị nhiễm trùng.

C. Kém sức đề kháng

Cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xoang kèm theo viêm các bộ phận khác.

D. Vệ sinh kém

Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.

V. Làm sao biết bị viêm xoang?

Viêm xoang có khi rất khó phát hiện, nhưng có khi lại rất dễ phát hiện. Định bệnh viêm xoang dựa trên triệu chứng của bệnh, dựa trên Xquang và dựa trên kết quả xét nghiệm tìm vi khuẩn.

A. Triệu chứng

Có tất cả 5 triệu chứng chính:
1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
a. Xoang hàm: nhức vùng má.
b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy mũi:
a. Viêm dị ứng: chảy mũi trong rất nhiều.
b. Viêm do vi khuẩn: chảy mũi đục, có khi như mủ.
Viêm các xoang trước, chảy ra mũi trước.
Viêm các xoang sau, chảy vào họng.

3. Nghẹt mũi:
Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

4. Ngứa mũi:
Dị ứng mũi xoang.

5. Điếc mũi:

Ngửi không biết mùi. Thưòng là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.

Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.

B. Xquang

Xquang cổ điển, rẻ tiền, dễ định bệnh trong trường hợp viêm nặng. Khó định bệnh trong trường hợp trung bình và nhẹ vì trong tư thế này có khá nhiều hình ảnh giả.

Xquang cắt lớp điện toán (CT) tốn kém nhưng rất chính xác từ ly một.

C. Tìm vi khuẩn
Lấy dịch trong xoang viêm (khó), tìm vi khuẩn kháng sinh đồ. Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.

VI. Biến chứng

A. Biến chứng gần: vi khuẩn lan chung quanh
- Viêm thị thần kinh
- Viêm họng, viêm amiđan.
- Viêm thanh quản, phế quản phế viêm.
- Rối loạn tiêu hóa.

B. Biến chứng xa: vi khuẩn theo đưòng máu, biến chứng rất nặng.
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng huyết.

VII. Điều trị viêm xoang như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị viêm xoang:
A. Nội khoa: kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.
B. Thủ thuật: xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.

C. Phẫu thuật:
1. Phẫu thuật cổ điển: mổ nạo xoang bằng dao, khoan.
2. Phẫu thuật nội soi: phẫu thuật nhìn thấy tận nơi.
Kết quả: khỏi, giảm triệu chứng, tái phát.
Cấp: dễ khỏi bệnh: Mạn: dễ tái phát

VIII. Sai lầm thường gặp trong điều trị viêm xoang là gì?

Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang là điều trị không triệt để, đặc biệt là đối với những dạng xoang không rõ nét. Bệnh nhân cho là viêm mũi do cảm cúm, điều trị qua loa với vài viên kháng sinh, giảm đau, chống dị ứng. Bệnh có chiếu hướng giảm, nhưng lại tái phát.

Nhiều bệnh nhân nghe theo lời các thầy chữa bệnh theo kinh nghiệm mà thổi thuốc vào hốc mũi để trị viêm xoang. Thuốc vào gây co mạch, bệnh nhân bớt nghẹt mũi, tưởng đã trị đúng bệnh, nhưng sau đó bệnh nặng hơn, vì thuốc này đã làm bít tắc các đường thông.

IX. Phòng ngừa viêm xoang như thế nào?

Việc quan trọng vẫn là tránh viêm mũi. Chúng ta không nên ở những nơi không khí bị ô nhiễm (bụi, khói, thuốc lá...). Nếu cơ thể bị dị ứng với một chất hay thức ăn nào đó, chúng ta hãy tránh xa. Ăn uống đầy đủ để có sức đề kháng. Vệ sinh thân thể, năng rửa tay, rửa mặt, không tắm ở nơi nước bẩn là những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.


BS.TS. Nhan Trừng Sơn
 
Liệu pháp trị viêm mũi, viêm xoang từ thảo dược

Liệu pháp trị viêm mũi, viêm xoang từ thảo dược

small_70497.jpg

Viêm mũi, viêm xoang dị ứng là bệnh thường gặp, hay tái phát và gây khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về viêm xoang, viêm mũi dị ứng sẽ giúp bạn giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra.


Bạn biết gì về bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng?


Các triệu trứng điển hình của viêm xoang là: hắt hơi liên tục nhất là buổi sáng và khi thay đổi thời tiết, nghẹt mũi, tắc mũi kéo dài, không phân biệt rõ các mùi, nhức đầu vùng xoang trán, giữa hai lông mày, sổ mũi, chảy nước mũi trong sau tiến triển thành nhày, đặc, hôi, đờm chảy xuống họng gây ngứa họng và kích thích ho, có thể sốt nhẹ. Người bệnh luôn khó chịu, mệt mỏi, đôi khi mất tự tin nơi công cộng, giảm chất lượng cuộc sống..


Viêm mũi dị ứng xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thuốc, phấn hoa, thức ăn, mộtsố thuốc kháng sinh, sự thay đổi các yếu tố của môi trường (độ ẩm, nhiệt độ, biến đổi khí hậu, chuyển mùa), vi khuẩn, virus...Một nguyên nhân nữa đó là thói quen sinh hoạt: uống rượu bia nhiều, giữ ấm cơ thể không hợp lý, tắm nước lạnh khi cơ thể đang có nhiều mồ hôi,...


Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng?


Đeo khẩu trang khi đi đường và làm công việc nhiều bụi bặm. Tránh những nơi không khí ô nhiễm, tránh ăn các thức ăn đã có tiền sử dị ứng.


Điều tiết sinh hoạt, ăn uống điều độ, giữ ấm cơ thể, không tắm khi người đang có mồ hôi.

Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.


Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng... để tránh bị viêm xoang mãn tính.

Tránh lạm dụng thuốc đặc biệt là kháng sinh, corticoid, aspirin,...


Bạn điều trị viêm xoang như thế nào?


Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, nhưng chọni thuốc nào cho phù hợp là điều quan trọng. Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang chính là nguyên nhân gây nên tình trạng ngày càng nặng của bệnh.


Theo cách của dân gian: mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.


Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: nên rửa từng bên mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự.


Doctor xoang: Liệu pháp trị viêm mũi, viêm xoang có nguồn gốc từ thảo dược


Từ lâu dân gian đã biết sử dụng nghệ để chữa bệnh. Vì nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm. Trong nghệ lại có hoạt chất chống viêm, hoạt huyết, tái tạo tế bào niêm mạc đã được chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu cuả thế giới. Kết hợp sử dụng cây nghệ cổ truyền dưới dạng chiết xuất, đóng chai khí dung hiện đại, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã nghiên cứu và giới thiệu ra thị trường một loại sản phẩm mới: Doctor xoang. Doctor xoang có tác dụng chữa trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang rất hiệu quả. Doctor xoang đem lại hiệu quả nhanh và hạn chế tái phát với cả những người mắc bệnh mãn tính nhiều năm.

Doctor xoang có tác dụng nâng cao sức khoẻ của niêm mạc mũi với các kích thích, do đó điều trị và phòng ngừa triệt để phản ứng dị ứng tại niêm mạc mũi, xoang. Ngoài ra tác dụng giảm phù nề, giảm ngạt mũi, giảm viêm tức thời, giúp đào thải nhanh ra ngoài các chất bị hoạt tử và ứ đọng trong khoang mũi do đó tăng hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.


Sản phẩm có thể dùng dài ngày như một liệu pháp thân thiện, không gây ra các tác dụng phụ phì đại niêm mạc hay lệ thuộc thuốc như khi sử dụng các thuốc hoá chất tân dược. Ngoài ra, cấu trúc gấp khúc đặc biệt của đầu xịt Doctor Xoang giúp bạn có thể xịt ở mọi tư thế, ngay cả khi đang nằm, cho cảm giác êm dịu hơn so với các đầu xịt thông thường đem lại cho bạn sự thoải mái, tự tin và dễ chịu.
 
Những bài thuốc chữa nghẹt mũi

Những bài thuốc chữa nghẹt mũi

ng.jpg

Nghẹt mũi là hiện tượng khí lưu thông kém, hô hấp bị trở ngại, là bệnh mạn tính trong xoang mũi do viêm cấp tính không được điều trị dứt điểm mà chuyển thành. Người bệnh thường đau đầu, tắc mũi, nước mũi chảy thường kèm theo mùi hôi, khả năng ngửi suy giảm.

Bệnh phát thường xuyên không phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Khi bị cảm mạo các triệu chứng thường nặng hơn. Đông y gọi chứng này là “tỵ uyên”.


Xin giới thiệu một số phương thuốc để điều trị bệnh này.

1/ Thể phong nhiệt:

Bài 1: Trường hợp tắc mũi, chảy nước vàng đục, phát sốt khát nước, sợ gió, mạch phù sác, do phong nhiệt uất phế phải thanh khí tiết nhiệt, tuyên phế, thông khiếu dùng tang diệp 10g, hoàng cầm 10g, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 10g, lô căn 12g, cúc hoa 10g, sinh chi tử 10g, bạch chỉ 10g, mạn kinh tử 12g. Sắc uống.

Bài 2: Nếu trong mũi sưng trướng kèm theo đau, phù nề, chảy nước mũi nhiều phải tán phong, thông lạc, hoạt huyết, thanh nhiệt dùng ty qua đằng (dây mướp gần gốc) 15g, hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 6g, bối mẫu 10g, bạch liễm 10g, lá phù dung 10g, cát cánh 10g, bạch chỉ 10g. Sắc uống.

Bài 3: Bệnh nhân bị nghẹt mũi, chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục khó thở phải làm sạch nhiệt độc ở dương minh, bài nùng, tiêu sưng, lợi khiếu dùng thăng ma 6g, xích thược 12g, diếp cá 12g, cát cánh 10g, ké đầu ngựa 10g, hoàng cầm 12g, cát căn 15g, bồ công anh 20g, bạch chỉ 10g, sinh cam thảo 6g, tân di hoa 10g, đương quy vĩ 10g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.


2/ Thể thấp nhiệt:


Trường hợp nghẹt mũi chảy ra nước đục dính và hôi, đầu căng trướng, miệng đắng, ngực bụng bí bách khó chịu, mất ngủ, kém ăn, rêu lưỡi vàng nhớt là do thấp nhiệt nung náu trong can, đởm, tỳ vị.

Nếu nhẹ chỉ cần dùng hoắc hương tán thành bột trộn với mật lợn làm hoàn to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15g với nước sắc đặc từ 9g ké đầu ngựa, ngày 2 lần, uống sau bữa ăn.

Trường hợp bị nặng phải thanh nhiệt, giải độc, táo thấp lý tỳ, quyên tý thông lạc dùng ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 10g, tân di hoa 10g, xích phục linh 10g, thạch xương bồ 10g, cam thảo 6g, hoàng cầm 10g, ý dĩ 15g, hoắc hương 10g, hoàng liên 8g, thông thảo 10g, ty qua đằng 12g. Sắc uống.

3/ Thể táo nhiệt:

Bệnh nhân bị nghẹt mũi lâu ngày không khỏi, có tính chất dai dẳng lúc nặng, lúc nhẹ, khứu giác giảm dần, mũi khô, ngứa, họng khô, mạch tế... thuộc thể táo nhiệt thương âm phải dưỡng âm, thanh táo, nhuận phế. Dùng lá dâu 12g, hạnh nhân 10g, sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, lô căn 30g, sinh thạch cao 30g, lá nhót tây 10g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, thạch hộc 10g. Sắc uống.

4/ Thể hư nhiệt:

Bài 1: Người bệnh kèm theo tâm phiền, nóng nảy dễ cáu giận, đầu choáng váng do can, thận âm hư, hư nhiệt xông lên phải nhu can, thanh nhiệt, tư thận sinh tân dùng đương quy 10g, câu kỷ tử 10g, can địa hoàng 12g, thiên môn đông 9g, cúc hoa 9g, tang diệp 9g. Sắc uống.

Bài 2: Nếu mỏi lưng, sốt nhẹ, tâm phiền, khát nước đầu choáng váng, triều nhiệt ra mồ hôi trộm là do can thận âm hư, hư hỏa đốt bên trong phải tư âm, ích thận, thanh giải hư nhiệt. Dùng sinh địa hoàng 10g, huyền sâm 12g, sơn thù 12g, thục địa hoàng 12g, tang thầm 12g, thủ ô chế 12g, hắc chi ma 12g, bách hợp 10g, hoàng bá 10g, lộc giác giao 6g, nữ trinh tử 10g, tri mẫu 10g, quy bản 8g, trư tích tủy 8g. Sắc uống.

Bài 3: Trường hợp nghẹt mũi do huyết ứ, bệnh thường tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác giảm thậm chí không ngửi được, dịch đặc vít lấp, chất lưỡi tía, phải hoạt huyết, thông trệ, tán kết, thông khiếu. Dùng xích thược 12g, đào nhân 10g, hành già 12g, hồng táo 12g, thiên trúc hoàng 10g, xuyên khung 12g, hồng hoa 10g, sinh khương 6g, hạt ích mẫu 10g, quất bì 10g. Sắc uống.

5/ Thể phong hàn:

Bài 1: Bệnh do hàn tà xâm phạm làm nghẽn tắc phế khí, người bệnh thường phát sốt sợ lạnh, nói nặng tiếng, hắt hơi, mũi chảy nước trong, khó chịu phải dùng thuốc cay, ấm để thông khiếu, tán hàn, giải biểu. Dùng cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương 6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống.

Bài 2: Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt nên tán biểu thông khiếu tuyên phế, lợi thấp dùng tân di hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g. Sắc uống.

Nếu kèm theo khí hư thêm hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g. Bệnh nhân tắc mũi nặng gia tế tân 6g, hoắc hương 6g. Sổ mũi ra nước trong loãng gia hạnh nhân 9g, bối mẫu 6g. Sổ mũi ra chất nhày vàng dính gia qua lâu bì 9g, đông qua tử 12g, niêm mạc thủy thũng nặng gia bạch linh 9g, trạch tả 9g. Niêm mạc sưng đỏ gia xích thược 12g, đan bì 12g. Trường hợp đau đầu, đau vùng cổ thêm cảo bản 9g, bạch chỉ 12g. Đau vùng thái dương gia bạch thược 12g, bạch tật lê 12g, đau vùng chẩm thêm mạn kinh tử 12g. Sắc uống.

Bài 3: Với bệnh tái phát nhiều lần lỗ mũi sưng, ngứa hắt hơi chảy nước trong hay bị cảm mạo là do phế khí hư yếu, phong vít tắc có kèm theo thấp tà uất bế phải ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng giảm đau, thông lợi thấp tà dùng hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử 6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g.

Nếu nghẹt mũi nặng, vách mũi phù nề, niêm mạc sung huyết là thiên về nhiệt tà thịnh, gia bồ công anh 12g. Nếu niêm mạc sưng trướng, sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g. Nước mũi chảy nhiều là thấp tà thịnh thêm hoắc hương 9g, mộc thông 12g, nếu nước mũi nhiều vàng dính là thấp nhiệt thịnh nên cho đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g. Nếu hắt hơi từng cơn chảy nước trong nên gia tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g.


(Theo SK & ĐS)
 
Uống thuốc đúng cách

Uống thuốc đúng cách

uong-thuoc.jpg

Biết cách uống thuốc đúng là rất cần thiết, khi hiện nay ngày càng có nhiều loại thuốc mới được "ra lò". Thuốc phổ biến nhất là dạng uống.

Nếu uống thuốc trong khi ăn, thuốc sẽ bị tiêu hủy cùng với thức ăn trong dạ dày, mất hết các tính chất của thuốc. Bởi vậy cần phải uống thuốc ít nhất nửa giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Việc uống thuốc 3 ngày một lần không có nghĩa là trước các bữa sáng, trưa, tối, mà ở đây có ngụ ý nói rằng mỗi 8 tiếng một lần, để nồng độ của nó được duy trì đều đặn trong máu, ngoại trừ những loại thuốc tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa, khi có những bệnh về đường ruột. Nên uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội còn hơi ấm. Trà không phù hợp để uống thuốc, bởi vì chất tanin trong trà sẽ kết hợp với nhiều chất khác trong thuốc để tạo thành những liên kết không tan, không tích cực về mặt dược lý. Cần lưu ý rằng có những nhóm thuốc không tương hợp với những thuốc khác. Ví dụ kháng sinh nhóm tetracycline khi tác dụng với các ion canxi, nhôm, sắt và magiê (có trong rất nhiều loại thuốc) hầu như không hấp thụ. Để không nhầm lẫn khi uống thuốc, cần biết cụ thể đặc điểm tác dụng của nó, liều lượng, sự tương thích với các thuốc khác ở bác sĩ điều trị đã kê đơn thuốc cho bạn.


Theo Medicine - Nga
 
Ặc ặc, đọc miết 2 trang dài thoòng để tự khám và tự chữa như sau:
- Hiện tượng: hắt xì liên tục 1 lúc có tới mười mấy phát rồi chảy nước mũi :mad:) khi thời tiết thay đổi. Ví dụ trời đang nắng chuẩn bị chuyển sang mưa ẩm, hoặc đang nóng bắt đầu chuyển qua lạnh và ngược lại.

- Kết luận: viêm xoang mà không phải xoang, viêm mũi mà cũng không phải luôn.

- Điều trị: không phải dùng thuốc. Làm đơn xin việc với các đài khí tượng thủy văn đảm bảo được nhận vào làm ngay với tiền lương rất cao vì họ không phải đầu tư mua sắm và bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc đắt tiền =))=))=))
 
Một số bệnh lý đặc thù của nam giới

Một số bệnh lý đặc thù của nam giới

Suy chức năng tinh hoàn là một bệnh hay gặp ở nam giới, cứ 500 người thì có một người mắc. Bệnh xuất hiện khi tinh hoàn không bài tiết đủ testosteron hoặc tinh trùng, thậm chí cả hai.

Do đặc điểm và cấu tạo cơ thể, nam giới sẽ có một số bệnh lý mang tính đặc thù như hói đầu kiểu nam, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn. Sau đây là một số bệnh lý thường gặp:

Hội chứng Alport: Là một bệnh về gene, ảnh hưởng đến thận, tai và mắt. Hội chứng mang tên bác sĩ Alport vì từ năm 1927, ông đã mô tả một gia đình người Anh có nhiều thành viên bị bệnh thận và điếc. Nam giới trong gia đình này đã tử vong vì bệnh thận, trong khi những thành viên nữ ít khi bị bệnh và sống bình thường.

Hầu hết các trường hợp của hội chứng Alport đều do sự biến dị ở gene tạo keo có tên là COL 4A5 gây nên. Gene này nằm trên nhiễm sắc thể (NST) X. Vì phụ nữ có 2 NST X, nên những phụ nữ bị bệnh thường có một gene bình thường và một gene không bình thường, bệnh không biểu hiện ra ngoài. Còn nam giới bị bệnh chỉ có một NST X, vì vậy nếu NST X mà họ kế thừa có biến dị COL 4A5 thì sẽ bị bệnh. Chất tạo keo týp IV có ở màng đáy của cầu thận, giúp lọc chất thải để bài xuất theo nước tiểu và giữ lại các phân tử còn có ích trong máu. Trong hội chứng Alport, chất tạo keo bất thường đã làm hỏng chức năng lọc, dẫn dến sự đào thải cả protein và hồng cầu qua nước tiểu. Tiểu ra máu là dấu hiệu thường gặp của mọi thể bệnh. Trong tai, chất tạo keo bất thường ở ốc tai gây ra hiện tượng điếc dần dần. Chất tạo keo bất thường cũng ảnh hưởng đến thủy tinh thể của mắt.

Hói đầu kiểu nam: Enzym 5-alpha reductase lần đầu tiên được phát hiện ở tuyến tiền liệt, gây xúc tác để chuyển testosterone thành dihydrotestosterone. Hoóc môn này gắn với thụ thể androgen, thúc đẩy sự phát triển cơ quan sinh dục ngoài và tuyến tiền liệt. Gene chi phối enzym 5-alpha reductase nằm trên NST 5.

Gần đây, người ta đã phát hiện enzym 5-alpha reductase có ở da đầu và một số vùng da khác để thực hiện một phản ứng giống như ở tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học cho rằng sự rối loạn hoạt động của enzym 5-alpha reductase trong các tế bào da có thể đã góp phần gây ra hói đầu kiểu nam, trứng cá hay chứng mọc lông nhiều.

U lành tuyến tiền liệt: Là loại u thường gặp nhất ở nam giới. Ở tuổi trưởng thành, tuyến tiền liệt nặng khoảng 20 g. Với một số người, tuyến tiền liệt nhỏ đi nhưng đa số tuyến phì đại và trở thành u lành. Ở Việt Nam, đối với nam giới trên 50 tuổi, tỷ lệ này là 50-60%. Hai yếu tố quan trọng gây u lành tuyến tiền liệt là tuổi tác và testosterone.

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là rối loạn tiểu tiện. Mức độ rối loạn nặng hay nhẹ thể hiện qua 1 tháng theo dõi các biểu hiện sau:

- Cảm giác vẫn còn nước tiểu sót lại trong bàng quang sau mỗi lần đi tiểu.

- Phải đi tiểu lại trong khoảng thời gian chưa đến 2 giờ.

- Số lần không thể nhịn được tiểu.

- Số lần thấy tia nước tiểu yếu.

- Số lần phải rặn gắng sức mới tiểu được…

Nếu có một số triệu chứng trên, cần đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị. Nếu u quá to (trên 60 g), có phối hợp sỏi bàng quang, u bàng quang, túi thừa bàng quang, sỏi thận… thì phải mổ.

Viêm tuyến tiền liệt: Thường xảy ra ở người có tuổi, nhưng cũng có khi gặp ở người trẻ. Nguyên nhân thường do virus hoặc vi khuẩn. Thỉnh thoảng, viêm tuyến tiền liệt có ảnh hưởng đến sự xuất tinh. Triệu chứng bao gồm đau lưng, đau vùng tiểu khung, xuất tiết dịch đục ở dương vật, thay đổi thời gian tiểu tiện. Nếu viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn thì có thể điều trị bằng kháng sinh, không do vi khuẩn thì điều trị bằng phương pháp xoa bóp. Thầy thuốc cho ngón tay qua trực tràng rồi ép nhịp nhàng vào tuyến tiền liệt.

Ung thư tuyến tiền liệt: Là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở Mỹ. Tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt tăng lên theo tuổi, hơn 75% gặp ở người trên 65 tuổi. Mặc dù bệnh chiếm tỷ lệ cao nhưng đến nay người ta vẫn chưa rõ cơ địa bẩm sinh nào khiến một số nam giới dễ mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lịch sử gia đình là yếu tố nguy cơ chính, có thể là nguyên nhân của khoảng 5-10% số ung thư tuyến tiền liệt.

Khi tuổi cao dần thì tuyến tiền liệt thường cũng to lên. Vì vậy, theo dõi sự phát triển của tuyến tiền liệt bằng cách khám qua trực tràng hàng năm là vấn đề rất cần thiết cho những người trên 40 tuổi.

Giai đoạn đầu của ung thư tuyến tiền liệt không có triệu chứng gì, vì thế khi bệnh nhân đến khám thì tỷ lệ có di căn thường đã lên tới 40%. Tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm…

Suy chức năng tinh hoàn: Do tinh hoàn không bài tiết đủ testosteron hoặc tinh trùng hay cả hai. Ngoài chức năng sản xuất tinh trùng, tinh hoàn còn bài tiết ra testosteron - chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì những đặc tính thể chất kiểu nam. Trong giai đoạn bào thai, phải có testosteron thì cơ quan sinh dục ngoài của nam mới thành hình được. Trong tuổi dậy thì, testosteron cần bảo đảm đủ để phát triển các đặc tính giới thứ phát như mọc râu, cơ bắp, vỡ giọng. Đến tuổi trưởng thành, testosteron giúp duy trì cơ bắp nở nang và sức mạnh thể chất, khối xương, sản xuất tinh trùng, ham muốn và khả năng tình dục.


Ung thư tinh hoàn: Phát triển từ những tế bào của tinh hoàn, là bệnh lý gặp ở nam giới trẻ, độ tuổi từ 15-30. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng. Những điều kiện thuận lợi để ung thư tinh hoàn phát triển là: Gia đình có tiền sử ung thư; tinh hoàn không xuống bìu trong tuổi thiếu niên; tinh hoàn bị chấn thương; viêm tinh hoàn do quai bị sau tuổi dậy thì; người mẹ đã được điều trị bằng hoóc môn trước khi sinh. Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, chỉ thấy tinh hoàn to và rắn khi sờ nắn, cũng có thể không đau hoặc hơi đau. Đôi khi có thêm cảm giác nằng nặng ở bìu, sốt và hơi đau ở vú. Nếu được phát hiện sớm thì đối với thể ung thư tinh hoàn thường gặp nhất là ung thư tuyến tinh (Seminoma), tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến gần 100%. Nếu không được điều trị sớm, các tế bào ung thư có thể lan theo hệ bạch huyết đến các hạch bạch huyết ở bụng, ngực, cổ và cuối cùng là phổi. Vì không có đường liên lạc trực tiếp về bạch huyết giữa 2 tinh hoàn nên khó xảy ra di căn ung thư từ tinh hoàn bệnh sang tinh hoàn lành.

Viêm tinh hoàn: Là biến chứng của quai bị, tuyến nước bọt mang tai ở tuổi vị thành niên bị viêm do virus., Sau thời gian ủ bệnh từ 14-28 ngày, tuyến nước bọt mang tai bắt đầu sưng. Biến chứng thường gặp của quai bị là gây viêm tinh hoàn ở nam hoặc viêm buồng trứng ở nữ, 3-4 ngày sau khi tuyến nước bọt mang tai sưng. Với nam có thể thấy tinh hoàn sưng đau trong 1-2 ngày, sau đó giảm và thường không để lại di chứng gì, nhưng người trẻ hay người trưởng thành có thể bị biến chứng viêm tinh hoàn sau quai bị dẫn đến giảm số lượng tinh trùng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
 
Các bài thuốc giải rượu

Các bài thuốc giải rượu


Nếu trong gia đình bạn có người uống rượu và thỉnh thoảng trở về nhà trong trạng thái quá say, hãy để dành vỏ cam, sấy khô và tán bột. Mỗi khi cần, hãy lấy 6 g bột này cho uống với nước ấm; nếu chưa công hiệu thì có thể cho uống thêm một vài lần.

Khi có người say rượu, người tỉnh thường tìm mọi phương cách để nhanh chóng đưa họ trở về trạng thái bình thường và dự phòng các biến chứng không mong muốn. Lúc này, kinh nghiệm dân gian và các biện pháp đơn giản của y học cổ truyền sẽ rất có ý nghĩa.

Trước hết, cần cho người say rượu uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng với lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo hoàn cảnh có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

Chanh tươi 1 quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng ăn cả quả càng tốt.

Lá dong (dùng để gói bánh chưng) 100-200 g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30 g, sao thơm tán vụn; mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị sắc nhỏ lửa với 360 ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã, cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt.

Trà diệp một nắm, đậu xanh 60 g đập vụn, lá long não 10 g. Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10-15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Trà búp 5 g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được) 16 g, thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống đặc.

Trà búp 9 g, cà rốt tươi 60 g, vỏ bí xanh 15 g. Ba vị sắc uống.

Quả cau tươi (bỏ vỏ xanh, bỏ hạt). 50 g, cam thảo 12 g (nửa để sống, nửa sao muối). Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

Hoa sắn dây (nếu không có dùng củ sắn dây thay thế) 10 g sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5 g, đậu xanh 10 g với nước sôi, chia uống vài lần.

Vỏ quả chanh 50 g, vỏ quả quýt 50 g, hoa sắn dây 25 g, hoa đậu xanh 25 g, nhân sâm 10 g, đậu khấu 10 g, muối ăn 30 g. Các vị sấy khô nghiền bột, đựng trong bình kín dùng dần. Khi say rượu, lấy 5-7 g pha nước uống, mỗi ngày 3 lần.


(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
 
Back
Top