• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Review sản phẩm

Cooler Master Centurion 590.


Thông số kỹ thuật:

Kích thước: (Rộng) 210 x (Cao) 440 x (Sâu) 510 mm
Trọng lượng: 8.5 kg
Chất liệu: Khung: thép SECC, mặt : lưới sắt + nhựa ABS
Chuẩn Main: ATX, Micro-ATX
Khay ổ 5.25": 9 Exposed(khi không sử sụng cho bất kỳ khay ổ 3.5”)
Khay ổ 3.5" : 4 Hiden (kèm theo khay 4-in-3 module)
1 (lấy từ 1 khay 5.25”)
I/O Panel: USB 2.0x2, IEEE 1394 x1, MIC x1, SPK x1 (supports HD / AC’ 97 Audio)
Hệ thống làm mát:
-Trước: 120 mm Blue LED x 1, 1200 rpm,(kèm theo)
-Trước : 120 mm x 2 (lựa chọn- yêu cầu 4-in-3 module)
-Sau : 120 mm , 1200 rpm, 21 dBA, (kèm theo)
-Trên: 120 or 140 mm fan x 2 (tùy chọn),
-Sườn : 120mm fan x 2 (tùy chọn)-có thể lắp quạt 140mm

Sườn mica
1.Đóng gói:
Vỏ thùng với 2 mầu truyền thống là trắng và tím được đóng gói rất cẩn thận với xốp lớn và dày tránh hư hỏng case khi vận chuyển, vỏ thùng in thông số rất chi tiết và đầy đủ.

IMG_1394.jpg

IMG_1395.jpg



2.Phụ kiện:
Đơn giản cũng chả có gì hơn : sách hướng dẫn, túi ốc và dây thít bó dây,

IMG_1349.jpg


3.Hình ảnh bên ngoài:
Toàn bộ case được sơn 1 màu đen với mặt lưới thoáng phía trước
IO panel được đẩy lên trên cùng case gồm 2 USB 2.0 (cái này thiết kế rất dở 2 cái sát nhau nếu cắm usb to tý là ko được) mic in và speaker, cổng 1394, phím Power được phủ lớp nhôm chống mòn giống các dòng case centurion, và đặc biệt ko có nút reset.
embarrassed.gif


IMG_1404.jpg

IMG_1403.jpg



Có thể lắp 2 fan trên nắp nhưng ko có lưới che như CM 690.

IMG_1365.jpg


Chân đế cao su cứng được bắt chắc chắn bằng vít giúp case đứng chắc chắn ,case này để lên mặt sàn nhà cho kẹo ko đẩy đi được

IMG_1370.jpg


4.Khung sườn:
- thiết kế khá đơn giản, với 9 khay 5.25 kéo dài suốt chiều cao case,
- Bộ nguồn được đặt nằm dưới case: khí mát vào nguồn được lấy trực tiếp từ ngoài vào làm mát các linh kiện bên trong nguồn hơn so với thiết kế truyền thống bộ nguồn hút khí trong CPU với khí nóng thoát ra từ CPU, làm cho quạt phải hoạt động với công suất cao hơn để làm mát, tốn điện và giảm tuổi thọ bộ nguồn.

IMG_1351.jpg


Khay ổ cứng có thể đặt tại bất cứ vị trí nào trên khay lắp ổ:

IMG_1350.jpg

IMG_1362.jpg


tháo rời ra để lắp ổ cứng

IMG_1361.jpg

IMG_1359.jpg
 
PcCooler HP1204



Đây là box


5a.jpg

Phụ kiện kèm theo
2a.jpg

Các góc khác

3a.jpg

4a.jpg


Và khi đã lắp xong

6az.jpg


Cuối cùng là fần quan trọng nhất ,temp :
Cpu 2140 MO ,main giga P31 DS3l
Nhiệt độ phòng ko biết bao nhiêu ,chỉ biết nóng chay mỡ .Hôm nay ngày gi` mà nóng thế ko biết.
Đo bằng cotemp IDLE và fullload
StressCPU bằng Orthos ít nhất 5 phút
Đo nhiệt độ cpu tại df ,Oc 2Ghz và 3 Ghz
1a.jpg


chú thích : * - temp vượt quá 70 độ khi ko lắp quạt tại tốc độ 3ghz ,để đảm bảo an toàn nên dừng stress CPU .
temp full load 3ghz chinh xac la 58 do (hinh` ghi nham la 48 do)

Nhận xét cá nhân - ưu điểm : _Giá thành hợp ly so với hiệu năng
(500k ~ 32$).
_Quạt led 12cm rất đẹp , và fan
volume tiện lợi.
_Đế tản nhiệt đc mài nhẵn (mài thì
tốt hơn tráng bóng ).
_Heatpipe tiếp xúc trực tiếp cpu
_Lắp tản nhiệt ko cần tháo
main,ko cần tovit.
-Nhược điểm :_Đế tản nhiệt bị dính 1 lớp keo
khó lau sạch-->mất thời gian lau,
_quạt led bi rung.
_Gông bằng nhựa cho cảm giác ko chắcchắn (xấu).


attachment.php
 
Chỉnh sửa cuối:
Graphics Card MSI NX8800GT Zilent 1G

1/ Giới thiệu sản phẩm

3/ MSI NX8800GT Zilent 1G



1.jpg


2.jpg


3.jpg


4.jpg


5.jpg


6.jpg


7.jpg


8.jpg




4/ Thử nghiệm sản phẩm

4.1/ Cấu hình thử nghiệm

  • MAINBOARD: ASUS P5E
  • CPU: Intel X3210@3,6Ghz
  • HSF: Thermalright Ultra 120 Extreme
  • RAM: 2x1GB OCZ SLI Edition 8500
  • PSU: Huntkey DHPower 500W
  • HDD: Seagate 320GB SATA II
  • OS: Windows Vista Ultimate

4.2/ Chương trình thử nghiệm

  • Futuremark 3Dmark06
  • Crysis (1.2.1)
  • Call of Duty 4 (1.5)
  • World in Conflict (1.0.0.5)
  • Unreal Tournament 3 (1.2)
  • F.E.A.R: Perseus Mandate
  • Company of Heroes (1.71)

4.3/ Sản phẩm thử nghiệm
  • MSI NX8800GT Zilent 1G (Forceware 175.16)
  • nVIDIA Grforce 8800GT 512MB GDDR3 (Forceware 175.16)
4.4/ Kết quả thử nghiệm

Result88GT1GBvs512MB.png





5/ Kết luận

Dựa theo những kết quả thu được thì MSI NX8800GT Zilent 1G với dung lượng bộ nhớ 1GB tuy có hơn những sản phầm sử dụng cùng GPU với dung lượng bộ nhớ tiêu chuẩn là 512MB nhưng không tạo ra được 1 sự bứt phá đáng kể.
Chỉ ở độ phân giải 1920x1200 (AA, AF) chúng ta mới thấy được sự cách biệt này (2 game Crysis và CoH thể hiện khá rõ).
Với mức giá khá cao hiện tại thì có lẽ MSI NX8800GT Zilent 1G không thể hấp dẫn được người tiêu dùng với những gì mà nó đem lại.
Tuy nhiên, theo 1 số review thì 1 hệ thống SLI 8800GT 1GB đem lại hiệu năng ngang ngửa, thậm chí là có phần hơn 1 hệ thống dùng 9800GX2 -> có lẽ đây mới chính là điều mà MSI NX8800GT Zilent 1G nhắm tới.
Tại thời điểm test thì HN đang 34*


MSI88GTZilentTemp.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Re: Thermaltake Xaser Vi, Case Không đụng Hàng

LẮP ĐẶT

ttxaservi43sm.jpg
ttxaservi44sm.jpg
ttxaservi45sm.jpg


Thermaltake Xaser VI có sẵn phiên bản tản nhiệt khí và tản nhiệt nước. Phiên bản LC tương tự như loại AC nhưng hơi khác là kèm theo bộ LC Bigwater 760i. Và tôi nghĩ một khi đã có bộ này trong tay thì cũng nên giới thiệu với mọi người. Với hai ổ đĩa trên cùng được tháo ra, thì hệ thống này sẽ đưa vào trong một cách dễ dàng. Tôi tháo rời khung trên đỉnh case bằng cách mở 4 vít trên khung, cũng như 2 vít bạc của móc hỗ trợ. Tôi không đụng đến cái móc còn lại mà có thể thấy được phía bên kia fan. Bằng cách tháo khung, người dùng có thể tiếp cận tank để thỉnh thoảng tiếp nước, và quạt radiator sẽ có đầy không khí mát vào từ lưới bên trên case.

ttxaservi46sm.jpg
ttxaservi48sm.jpg


Nhìn vào giá đỡ PSU từ phía sau case, ta có cảm tưởng giá đỡ có thể được tháo ra và gắn luôn vào PSU, và có thể lắp đặt chung với nhau. Giá đỡ thì có thể di dời được, tuy nhiên nó không thể được tháo để đỡ PSU. Giá đỡ thì quá lớn để có thể lắp vừa giữa các đường rãnh hỗ trợ dọc theo khu vực PSU. Nhưng bằng cách thêm vào giá đỡ Thermaltake gia tăng sự chắc chắn cho khu vực này, cũng bởi hai lớp trên được bắt vít lại với nhau. Để hỗ trợ phía trước PSU, cầu cần phải trượt bên dưới PSU cho đến khi hai thanh nhỏ đứng tựa sát vào mép. Các khe ở các cạnh của cầu làm cho nó trở nên linh hoạt, và 2 ốc được sử dụng để xiết chặc cầu vào vị trí.

ttxaservi49sm.jpg
ttxaservi50sm.jpg
ttxaservi51sm.jpg


Để lắp đặt HDD vào hệ thống, tháo rời các ngăn kéo ra khỏi hộp và lấy ra hai chốt đen cho mỗi HDD. Đặc ổ cứng vào ngăn ( với đoạn cáp thoát ra ở mặt để trống) và đơn giản chỉ khóa chốt vào các lỗ vít ở mỗi bên ổ đĩa thông qua các khe của ngăn kéo.

ttxaservi52sm.jpg
ttxaservi53sm.jpg
ttxaservi54sm.jpg


Sau đó đẩy ngăn kéo vào trong hộp. Mặt phơi ra của hộp trông như nhau bất chấp có bao nhiêu ổ đĩa được lắp, do thế sẽ không có cảm giác thiếu cái gì đó nếu không sử dụng hết các ngăn kéo. Từ phía sau, tất cả các cáp có thể gắn vào, tránh việc làm rối các cáp.

ttxaservi55sm.jpg
ttxaservi56sm.jpg


Với việc khay main có thể tháo rời khỏi hệ thống, đây là lúc lắp đặt main. Tôi tháo hai trong số các mặt nạ khe PCI để gắn VGA, và chú ý các chốt lò xo bằng đồng mục đích tăng thêm sức căng nhằm giúp giảm độ rung. Tuy nhiên, trong lúc này tôi để ý đến hai thanh bạc cân bằng được cố định vĩnh viễn vào khay main. Trong khi cái bên dưới không có vấn đề gì, trong khi cái trên là không cần thiết cho đa số các main. Thật sự, ở phía sau main nơi thanh cân bằng đặt có những phần bị lộ ra. Hai lựa chọn nhằm giải quyết vấn đề này là là tháo đinh tán cố định nó, hay phủ thanh cân bằng bằng băng keo cuộn ( dùng quấn dây điện). Tôi chọn cách thứ hai, vì cách này thì thanh cân bằng vẫn có thể để dành cho tương lai. Rất may là một đại diện từ thermaltake đã thông báo sự sơ xót này sẽ được điều chỉnh trong mô hình đầy đủ. Một vấn đề nhỏ nữa với khay này là kích cỡ khung hỗ trợ cho bảng phía sau. Nhiều main, như ASUS từng sử dụng, có khe cắm điện ở vị trí này. Khi sử dụng những main này với dàn tản nhiệt lớn, sẽ còn lại rất ít không gian để tiếp cận vị trí này do các khung đỡ.


ttxaservi57sm.jpg
ttxaservi58sm.jpg


Một vấn đề khác với khay main là một lỗ bị thiếu cho thanh cân bằng ở góc phải bên dưới của main. Đây là vị trí tiêu chuẩn cho một main ATX cỡ chuẩn, do vậy việc thiếu lỗ này thật sự đáng kể. Và thật may mắn là tôi có một thanh cân bằng cũ trong hộp đồ nghề và có thể dung để đưa vào vị trí này. Một lần nữa, Thermaltake đã thông báo là lỗi này đã được fixed.

ttxaservi59sm.jpg
ttxaservi60sm.jpg
ttxaservi61sm.jpg


Món kế tiếp để lắp đặt là VGA. Con Sapphire HD 2900XT cần 2 móc đen tháo rời, nhưng khi chúng được lắp lại thì nắp nhựa đỏ cho cooler làm cho tay cầm bên dưới móc bị vướng. Mặc dù vậy tôi không xem đây là vấn đề lớn, vì tôi thích sử dụng vít để giữ VGA vào đúng vị trí. Với những chất liệu được sử dụng thì có thể thấy khay này lớn cỡ nào; với một main ATX cỡ đầy đủ và một VGA dài dường như vẫn còn là nhỏ. Dọc theo cạnh phía trước của khay main là các lỗ cho phép một fan 140 được gắn vào, nhằm đẩy luồng khí mát từ trước ra sau. Chú ý là tôi đã thay led xanh bằng màu đen và đỏ trong hộp phụ tùng. Thêm một Led fan ở đây giúp thêm ánh sang cho bên trong case.

ttxaservi62sm.jpg
ttxaservi64sm.jpg
ttxaservi63sm.jpg


Sau khi chiếc khay đã được lắp đặt mọi thứ, thì đây là lúc chạy dây, và đây cũng là lúc những tiện ích thêm vào trở nên hữu ích như thế nào. Những lỗ trên khay main thật hoàn hảo để đi dây, và chúng được đặt đúng vị trí. Hộp HDD có khả năng xoay cho phép tất cả dây điện và dây dữ liệu hầu như không nhìn thấy, và tất cả gút dây thật tiện lợi để mọi thứ trở nên gọn gàng. Vấn đề duy nhất mà tôi gặp phải ở đây là cáp audio cho I/O không đủ dài để đến được khe cắm nằm phía cuối main. Thật tốt nếu chúng ta có loại cáp dài khoảng 6 inch cho panel trước, để chắc chắn là chúng được đi một cách dễ dàng.


ttxaservi65sm.jpg
ttxaservi66sm.jpg
ttxaservi67sm.jpg
ttxaservi68sm.jpg
ttxaservi69sm.jpg
ttxaservi73sm.jpg
ttxaservi72sm.jpg
ttxaservi70sm.jpg
ttxaservi71sm.jpg



ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN


Thermaltake Xaser VI có giá bán lẽ đề nghị từ nhà sản xuất là khoảng 313 usd cho phiên bản màu đen và 355 usd cho phiên bản màu bạc.

Ưu điểm:
Phong cách không đụng hàng
Cấu trúc chất lượng tốt
Kiểu dáng được chăm chút
Kích cỡ lớn
Tất cả đều bằng nhôm
Có cơ chế quản lý dây cho main và HDD
Khay main tháo rời được
Tặng kèm 3 fan 140 và 1 fan 120.
Thông khí tốt
Cửa có thể đổi hướng mở từ phía trái hay phải
Mặt trên có thể trượt về sau giúp tiếp cận khay HDD hay tank LC
Các khe PCI và ổ đĩa lắp đặt bằng tay
Phụ tùng đầy đủ và hữu dụng

Nhược điểm:
Giá cao
Một vài cáp I/O không đủ dài để đi dây cho một số main lớn.


ĐÁNH GIÁ: 9.8 ĐIỂM

http://www.techpowerup.com/reviews/Thermaltake/XaserVI



(Sưu tầm)

 
Thermaltake Xaser Vi, Case Không đụng Hàng

Đây là một bài review khá hay mà tôi đã đọc được bên techpowerup.com (link ở cuối bài viết) và đã cố gắng dịch nó ra với tư cách một người ngoại đạo ( các bạn sẽ để ý một số từ được dịch một cách hết sức ngây thơ, đơn giản đây là bài viết đầu tiên về case ). Nên có gì sai sót mong sự chỉ giúp từ mọi người. Xin cảm ơn những ai đọc bài review này. Chúc voz ngày càng phát triển.

CASE VÀ "HÀNG" BÊN TRONG


ttxaservi01sm.jpg
ttxaservi02sm.jpg


Thermaltake Xaser VI được gán cho mác “Super Tower”, đi kèm với 1 thùng máy xứng tầm cỡ. Có vài bức hình màu ở cả mặt trước và mặt sau thùng máy, và một bên có mô tả đặt tính chi tiết.

ttxaservi03sm.jpg
ttxaservi04sm.jpg


Do đây là chiếc case đắt tiền thuộc dòng high end, nên bất cứ vết trầy xước nào trong quá trình vận chuyển cũng sẽ làm hoen ố tên tuổi của nó. Thermaltake hiểu rõ điều đó, vì thế họ bao bọc case với các lớp xốp chắc chắn và hai bìa giấy cứng. dưới những lớp đó là chiếc case được bọc trong chiếc bao được làm bằng vật liệu mềm sánh như “một mảnh vải bằng phô mai”.

ttxaservi10sm.jpg
ttxaservi05sm.jpg
ttxaservi06sm.jpg


Đi kèm với chiếc túi màu trắng là bảng hướng dẫn sử dụng và một miếng vải lau bụi nhỏ ( không biết cái này tính bao nhiêu xiền vào chiếc case nhở). Bên trong case là một hộp nhỏ màu trắng với tất cả phụ tùng và đồ lắp ráp. Trong túi đựng linh kiện linh tinh có các chốt giữ HDD, hai dây đai plastic để bảo vệ hệ thống ống LC, một chiếc túi nặng chứa các ốc và các bộ phận cài đặt, cùng với đó là một mớ đủ chủng loại các mối gút và dây đai giúp quản lý và thu gọn các dây cáp.

ttxaservi07sm.jpg
ttxaservi08sm.jpg
ttxaservi09sm.jpg


Và thêm vào đó là một bộ tích hợp ổ chuyển đổi 3.5 5.25 và mặt nạ, một quạt 140mm và giá đỡ, và một hộp dạng hộc kéo.


CÁI NHÌN GẦN HƠN

ttxaservi11sm.jpg
ttxaservi12sm.jpg
ttxaservi13sm.jpg


Thermaltake tiếp tục gán thiết kế chữ “X” thừa hưởng từ dòng Xaser, nhưng lần này càng tinh tế hơn với các đường nét được tạo từ các cửa sổ và lưới ở hai bên. Mặt bên trái có hai cửa sổ, và đối diện với nó ở phía bên kia là lớp lưới màu đen xuyên suốt. Một phiên bản khác của chiếc case này chỉ có cửa sổ lưới ở hai bên. Mặt trước cũng có bề mặt lưới màu đen đi kèm với cửa nhôm dầy nhô ra ngoài, nhưng lần này có thêm một vài chỗ mạ crôm giúp chiếc case càng thêm nổi bât.

ttxaservi14sm.jpg
ttxaservi15sm.jpg
ttxaservi16sm.jpg
ttxaservi17sm.jpg


Mặt sau case theo tiêu chuẩn ATX thông thường. Khu vực phía trên PSU có lớp tháo rời được cho phép người dùng lắp chiếc PSU với mặt phải lên phía trên hay mặt trên quay xuống dưới. Bên trái PSU là hai tay đấm ló ra dành cho hệ thống ống của LC, và có thêm hai cái nữa bên dưới fan 120 phía sau case. Ở phần dưới phía sau case là 10 khe PCI. 3 khe mở rộng mục đích chính nhằm thêm vào các thiết bị USB, Firewire hay các giá đỡ khác khi mà tất cả các khe cắm trên đều được sử dụng.

ttxaservi18sm.jpg
ttxaservi19sm.jpg
ttxaservi20sm.jpg


Mặt trên case có dạng mắt lưới màu đen tuyền, giúp đưa khí nóng ra bên ngoài theo hướng ở trên. Một đặc tính độc đáo ở đây là mặt phía trên trượt ra sau giúp tiếp cận một khay nhỏ nhằm để 1 chiếc MP3 hay các thiết bị tương tự, hay có thể lấy ra và cho phép tiếp cận tank của hệ thống LC.

ttxaservi21sm.jpg
ttxaservi22sm.jpg


Phía trước ở mặt trên case là nắp plastic sơn tối được bảo vệ trong quá trình vận chuyển bằng một lớp plastic trong. Nhấn vào nút bên phải làm cho nắp plastic nâng lên, lộ ra giao diện I/O. Thermaltake đi xa hơn những case thông thường khác bằng cách tăng số lượng thiết bị I/O bao gồm 4 cổng USB, 1 Firewire, 2 cổng audio. 2 cổng eSata. Dưới đó là một nút power hình chữ X được bao quanh bởi 3 đèn tỏa ánh sáng xanh khi bật máy lên. Thêm vào đó là nút reset ở phía bên phải và một đèn Led nhỏ hơn dành cho HDD ở phía bên trái.

ttxaservi23sm.jpg
ttxaservi24sm.jpg
ttxaservi25sm.jpg


Đằng sau cửa trước là 11 ổ 5.25. Tuy nhiên thật sự chỉ có 7 ổ trên cùng thật sự là ổ đĩa, trong khi 4 ổ dưới là khe thông khí cho quạt hút gió. Thermaltake chọn sự giống nhau giữa 11 ổ nhằm làm cho case có 1 sự đồng nhất từ trên xuống. Mỗi một mặt nạ bao ổ đĩa có vài miếng bọt phía sau mắt lưới, và mỗi mặt nạ được lấy ra bằng cách kéo nó sang bên phải. Phía dưới, đế khổ lớn khắc logo Thermaltake ở phía trước, và có thêm các lỗ phụ để làm để thay đổi cách mở cửa trước từ phía bên trái thay vì từ bên phải. Thao tác này có thể thực hiện được không cần công cụ hỗ trợ, bằng cách đẩy thanh vào và đưa lên trên (được chỉ ra trong chiếc hộp màu đỏ ở phía bên trái). Có một chốt khác ở phía trên chiếc cửa có thể được ấn vào và đưa xuống. Với cánh cửa được lấy ra, 2 chốt có thể được tháo rời và lắp vào cùng vị trí ở phía bên phải cánh cửa, sau đó toàn bộ việc lắp ráp còn lại chỉ là việc lắp cửa vào lại.

ttxaservi26sm.jpg
ttxaservi27sm.jpg


Hai điều cuối cùng đáng chú ý ở hình dáng bên ngoài case là lối thoát khí lớn ở bên dưới case và tay cầm ở mặt bên trái case có một ổ khoá nhằm đảm bảo phần cứng bên trong không bị sờ soạn
 
Re: ASUS Xonar D2 Ultra Fidelity - Sound Card Đa Tài

2. Cài đặt

Cắm Asus Xonar D2 vào, bật máy lên và thấy dàn đèn led theo mã màu của XONAR chiếu ra sau case thật hoành tráng.

asus_xonar_19.jpg


Cài driver xong xuôi, panel của Xonar rất đơn giản và thân thiện nhưng rất hữu ích.
asus_xonar_23.jpg


asus_xonar_23.jpg


asus_xonar_25.jpg


asus_xonar_26.jpg


asus_xonar_27.jpg


Panel điều khiển gồm có:
+ Main: Chỉnh Sample rate(max 192Khz), Analog Speaker Out(max 7.1), SPDIF Out(Chọn giữa PCM, Dolby Digital Live, DTS Interative...)
+ Mixer: Volume từng kênh
+ Effect: Equalizer, Enviroment size
+ KARAOKE: he he chưa thử hát
+ Flex Bass: Cắt tần số bass, theo chuẩn của THX thì cắt tầm 80hz là đẹp nhưng DF của Xonar lại cắt đến 120Hz


3. Tận hưởng âm thanh

Đây là phần đáng mong chờ nhất. Như thường lệ sẽ có 3 mảng lớn để review 1 sound card là Music, Movie và Game.

- Music

+ MP3: Chọn ra album tôi thường nghe nhất là Như Quỳnh - Em vẫn hoài yêu anh bitrate 256kbps cho nhạc hải ngoại. Album Những cảm xúc trong veo 192kpbs cho nhạc VietPOP. Rock tôi chọn vài bài của Firehouse 256kpbs để test, dance chọn album Malin Relax 192kbps, nhạc POP nước ngoài tôi chọn album Blue Night của MLTR 192kps và Back to Bedlam 256kpbs của James Blunt. Việc nghe MP3 đã nén là lựa chọn test đầu tiên của tôi vì tôi nghĩ một card sound có tính "popular" phải là card sound thể hiện âm thanh MP3(vì hầu hết nhạc hiện nay đều lưu bằng định dạng này) tốt nhất. Set toàn bộ Panel của Xonar về Default, mở foobar2000 và không chọn bất cứ DSP nào, tôi hồi hộp đón nhận âm thanh phát ra từ cặp Polk Audio RM101. Đầu tiên nghe bài Em vẫn hoài yêu anh của Như Quỳnh, một thứ âm thanh mịn như nhung phát ra làm tôi hơi bất ngờ, âm mid tôi phải dùng từ mịn như nhung vì âm thanh rất dễ đi vào lòng người, tiếng ca sĩ hát từ 2 loa front cách nhau 2.5 m mà tôi cứ tưởng như đang ở trước mặt, phải lấy tay sờ vào loa center vì cứ tưởng loa center đang phát (lúc này đang set 2.0), tiếng treble thanh, ko cao, ko gắt, ko chói và lần đầu tiên khi play MP3 tôi nghe được tiếng kim gõ nhẹ (vì trước giờ chỉ nghe dân dụng mới nghe được tiếng kim này) rât thanh thoát. Bass hơi có đuôi, tôi liền giảm bass từ con sub z5500 về 2, oh tốt rồi, bass mềm nhưng chắc, đánh gọn nhưng nghe kỹ, vẫn có chút đuôi, có lẽ phần này sẽ được xử lý với Flex Bass. Chuyển qua VietPOP, bài Con yêu mẹ của Bảo thy, Ngôi sao pha lê (Đăng khôi - Thủy tiên) thật hài hòa, cảm giác "hài hòa" giữa bass/mid/treble khi nghe những thể loại khó nhai như VietPOP (bitrate thấp, rip dở, mix kém, hát bèo), ASUS Xonar dường như thực hiện việc này rất tốt, cảm giác "nịnh tai" khi nghe VietPOP làm cho ta có thể thưởng thức thể loại nhạc "khó đỡ" này mà đối với một số sound card khác khó lòng thực hiện. Với rock, tiếng ghi ta điện luôn là thứ âm thanh làm cho nhiều sound card và loa "điêu đứng", test thử vài bài Death Metal, dường như âm thanh mịn màng của Xonar chưa phù hợp với hard rock cần một chất khô cứng, chuyển qua rock ballad thì Xonar lại trở về chính nó, ta có thể ngồi nghe hết hẳn một bài hát mà vẫn còn cảm giác "thèm" và muốn tua lại nghe một lần nữa. Qua POP nước ngoài( rõ ràng mix tốt hơn rồi), nghe Blue Night lúc 10h đêm, thấy MLTR hát vẫn như phong độ đỉnh cao hồi "That's why you go away"=)), và giọng hát trong vắt của James Blunts trong You're Beautiful được Xonar "cảm" rất tốt, nhưng nếu ngồi nghe kỹ, tập trung tôi dần dần nhận thấy nhược điểm của Xonar, chúng ta sẽ phân tích nhược điểm này khi chuyển qua định dạng FLAC.

+ FLAC: Qua định dạng FLAC, APE, ta sẽ thực sự cảm nhận được đúng chất âm, giọng hát, tiếng nhạc cụ mà bài hát đó thể hiện vì tính lossless của nó. Tuy nhiên chúng ta hãy cùng xem Xonar thể hiện nó như thế nào. Tất nhiên bài được test đầu tiên sẽ là Hotel California live, album hòa tấu FLAC Secrect Garden, một album nhạc chất lượng rất tốt của Thanh Lam - Em và Tôi, và album Em vẫn như ngày xưa của Ngọc Hạ, Để tình yêu hát của Mỹ Linh, tôi chọn tiếp bài Nah và Ka-ching của Shania Twain và một số Album New Age. Đầu tiên nghe Hotel California, ta có thể nghe được tiếng vỗ tay rộn rã trước khi nghe thấy tiếng ghi ta như cứa vào loa, tiếng ghi ta đôi dường như ta có thể nghe rõ tach tách phát ra từ 2 nguồn khác nhau. Giọng hát của ca sỹ được xonar xử lý mềm mịn và tính "sâu khấu" của bài hát California được Xonar thể hiện rất tốt, âm trường trải rộng như thực sự dàn trải trước mặt ta, vẫn cảm giác giật mình vì cứ tưởng loa center đang phát nhưng lần này tôi ko cần phải sờ lên loa center để xem nó có rung hay ko mà chỉ ngồi tận hưởng cảm giác "sân khấu" mà Xonar đem lại dù chỉ là file FLAC và chế độ stereo. Chuyển qua một số album khác, đặc biệt bài EM vẫn như ngày xưa của Ngọc Hạ, tiếng bass thật hay, ấm mà chắc, cảm giác nó lộn từ dưới đất và chui và tai mình, dù vẫn thiếu một chút sâu lắng. Bài Nah và Ka-ching của Shania, tôi vẫn có một chút thiếu gì đó, một chút sâu lắng và thấy hơi thiếu âm cụ. Chuyển ngay qua Secrect Garden và một số bài new age, ngồi nghe thật lâu tôi mới thấy sự sâu lắng, tĩnh mịch và mộc mạc khi nghe hòa tấu và new age đã bị Xonar "lấy đi mất", tiếng suối vẫn róc rách, tiếng đàn vẫn ngân nga nhưng không sâu thật sâu vào tai của tôi, cảm giác "như đang ở thiên nhiên" này tôi đã gặp một lần khi nghe Prodigy HIFI, còn ở XONAR, tôi ko cảm nhận được. Một bài hòa tấu với nhiều âm cụ khi nghe với HIFI tôi thấy sự tách bạch rất rõ ràng, còn với Xonar, dù khác biệt chỉ là ở mức "cảm nhận" nhưng việc "quyện" âm thanh lại làm mất đi tính mộc mạc và sâu lắng cần thiết khi nghe hòa tấu và newage.

+ DTS: Chuyển qua định dạng đa kênh, tôi không quên switch Audio Output thành 5.1 và như thường lệ mở album Spring Voice 5.1 DTS Audiophile lên, hồi hộp vì không biết Cmedia Oxygen HD xử lý âm thanh đa kênh như thế nào. Ngay khi âm thanh phát ra từ 2 loa rear và hòa trộn rộn rã với các kênh còn lại, tôi thở phào vì Asus đã thành công trong việc xử lý đa kênh, cảm giác này y hệt khi nghe với XFI Xtreme Music, có lẽ không cần phải phân tích nhiều về âm thanh DTS, card Xonar có lẽ đã thành công trong việc phối chất âm mịn màng với âm nhạc đa kênh, nếu bạn đã nghe DTS với một sound card khác (live với EMU10K1 chẳng hạn) và so sánh với Xonar, bạn sẽ không phân biệt được sự khác biệt nhiều , khác biệt duy nhất là với Xonar, bạn sẽ có một cái riêng, đó là âm thanh mịn màng hơn.

- Movie: Phần ko kém phần quan trọng khi đánh giá một sound card, chúng ta đã nghe Xonar chơi DTS music, còn movie thì sao. Xonar cung cấp rất nhiều tiện ích và ứng dụng cũng như công nghệ đi kèm khi bạn xem phim. Đầu tiên là phần mềm OEM Cyberlink PowerDVD 7.0, đối với headfone bạn có thể xem phim với hiệu ứng Dolby Headfone, đối với loa bạn có thể sử dụng giả lập 7.1 Virtual Speaker Shifter với loa 2.1 hoặc với nguồn phát stereo, ngoài ra, Dolby Pro Logic IIx và DTS Neo:pC cũng thêm nhiều món ngon cho bộ phim của bạn thêm hoành tráng.

Phim test đầu tiên chắc chắc phải là đĩa Surround 9 nổi tiếng rồi. Mở POWERDVD lên và nghe Jetli chém trong trong căn phòng sách (phim Hero) tôi lại nhớ đến người bạn cũ XFI Xtreme Music, cảm giác xoay mòng mòng theo âm thanh lâu lắm rồi tôi mới có lại, ASUS đã thành công khi đem lại âm thanh đa kênh vô cùng hoành tráng cho XONAR. Chuyển qua Digital, tôi sử dụng Optical đi kèm trong box và set SPDIF out trong panel, chúng ta có 4 lựa chọn: PCM cho ra âm thanh 2.0, Dolby Digital Live, DTS Interative và S/PDIF In Lookback. Thông thường đối với những sound card khác tôi đã dùng, thì khi SPDIF bypass, thì âm thanh digital (hoặc DD hoặc DTS )sẽ qua trực tiếp mà ko qua sound card xử lý và đi thẳng đến z5500 decode, và với xonar thì ngược lại, bạn có thể xuất ra âm thanh PCM/ DTS hoặc DD tùy ý bằng cách lựa chọn option, nhưng tôi không thích điều này, việc đã quen xem phim bằng digital với z5500 decode, âm thanh không hiệu ứng nhưng hiệu quả, vì những phim HD với DTS và DD encode, chất lượng âm thanh đã được đảm bảo, còn khi qua Xonar SPDIF, dù muốn hay không thì đường digital đã qua xử lý, khác biệt âm thanh là không quá lớn nhưng tôi vẫn nhận thấy, dường như âm thanh không còn tách biệt giữa các kênh đến mức bạn vẫn còn nghe rõ nữa mà hòa trộn vào như một chiến trường lớn, điều này được thể hiện rõ qua phim Black hawn down 1080i DTS. Với việc cung cấp thêm Dolby Pro Logic IIx và DTS Neo:pC(tôi thấy Dolby Pro Logic IIx thích hợp cho xem phim còn DTS Neo:pC thích hợp cho nghe nhạc, tát nhiên là đa kênh ), bạn có thể tinh chỉnh được tính mở của sân khấu khi nghe nhạc hoặc lời thoại của nhân vật (tính năng này tôi thấy rất hay). Tắt phim đi để chuyển qua game, điều còn đọng lại chút với tôi là Xonar cũng xem phim đâu có kém XFI ... (dù tôi ko thích cách can thiệp vào SPDIF của nó)

- Game: Bật Couter Strike Source lên, như lần trước test Prodigy HIFI và thất vọng tràn trề, lần này cũng hồi hộp đón nhận tương tự nhưng không còn méo mặt nữa =)). Vào thằng game, chọn CTs, bắn thử một phát đạn và rush với đồng đội, tôi đã mỉm cười vì giờ tự tin rằng nếu ai tính cắt trym tui thì hãy coi chừng, vì loa rear đã trở lại đúng với cái tên của nó. Âm thanh được chia thật hoàn hảo, tiếng súng của đồng đội ở bất cứ đâu đều thể hiện rõ và đúng kênh. Tuy nhiên, khi phát đạn được bắn ra, tiếng nổ của lựu đạn HE và tiếng bước chân lộp cộp vẫn chưa được trung thực. Tính hoàng tráng của chiến tranh khi bước vào trận chiến lúc rush chưa được Xonar thể hiện mà làm cho tôi phải ngỡ ngàng như khi play game với XFI. Tuy nhiên, với driver mới, việc update từ EAX 2.0 lên 5.0(nghe đồn) có lẽ sẽ khắc phục được nhược điểm nhỏ này, còn lại với hầu hết các game FPS lớn và hay đều được Xonar hỗ trợ (kể cả trong Vista), Creative phải có nhiều việc cần làm vì đã có một đối thủ vô cùng tiềm năng trong lĩnh vực gaming.

4. KẾT LUẬN

Ưu:
- Một sound card đẹp nhất từng được thấy.
- Chất lượng linh kiện cao.
- Phụ kiện đi kèm hoành tráng đúng chất ASUS
- Phần mềm điều khiển đơn giản nhưng mạnh.
- Sound card đa tài: game, music, movie đều thể hiện tốt.
- Support MIDI

Nhược:
- So với Envy24HT thì khi nghe hòa tấu vẫn còn thua.
- Game chỉ mới support được EAX 2.0
- Giá còn cao
- UPdate: có một bug nhỏ với foobar(soft khác chưa test) là khi pause lại, bấm pause lần nữa thì bị xè, còn bấm play thì lại ko bị... chưa update driver mới nhất, chỉ cài driver zin đi kèm nên chưa biết sao...

Trên đây là vài cái cảm của riêng em khi nghe con Xonar, có thể bạn hoặc ai đó có tai khác với tai tôi và nghe khác đi thì điều đó hoàn toàn dễ hiểu.
Khuyễn mãi thêm cái so sánh spec với Elite Pro nè

asus_xonar_36.jpg


asus_xonar_37.jpg
 
ASUS Xonar D2 Ultra Fidelity - Sound Card Đa Tài
1. Giới thiệu

Năm 2007, thị trường sound card vốn đã đa dạng và phong phú được bổ sung thêm một cái tên khá lạ đến từ ASUS. Nhắc đến ASUS chắc ko còn ai xa lạ vì đây là một thương hiệu quá nổi tiếng với mobo, card đồ họa, laptop ... nhưng khi ASUS chính thức công bố series
card âm thanh ASUS Xonar(bao gồm Asus Xonar D2 Ultra Fidelity PCI, Asus Xonar DX PCIE, Asus Xonar D2X PCIE và Asus Xonar U1 Station USB ), chắc nhiều người vẫn còn ngạc nhiên cho đến bây giờ. Chúng ta hãy cùng xem lướt qua series Xonar đến từ ASUS

asus-xonar-d2.jpg

ASUS Xonar D2 PCI Ultra Fidelity

Xonar-DX.jpg

ASUS Xonar DX PCIE

343991.jpg

ASUS Xonar D2X PCIE

1913_l.jpg

ASUS Xonar U1 Station USB

Hôm nay may mắn sở hữu được card âm thanh ASUS Xonar D2 Ultra Fidelity(thanks Mr NHMOLS ), tôi xin mạn phép được bày tỏ cảm xúc của mình đối với sound card đến từ ASUS này.

Spec:

Audio Performance
Out Signal to noise ratio 118db
Input Signal to noise ratio 118db
Output THD 0.0004% (-108db)
Input THD 0.0004% (-108db)
Frequency Response (-3db 24/96k 10-46khz)
Frequency Response (-3db 24/196k 10-90khz)
Out/In Full scale Voltage 2vms

Main Chipset
Audio processor: ASUS Av200
24bit D-A convertor of digital sources Burr-brown pcm1796
24bit D-A convertor of analog inputs Cirrus Logic cs5381

Sample Rate & Resolution
Analog Playback upto 192khz at 16/24bit
Analog recording upto 192khz at 16/24bit
S/pdif Input upto 192khz at 16/24bit
S/pdif Output upto 192khz at 16/24bit
Asio 2.0 Support

Inputs & Outputs
Analog Out 4x3.50mm
Analog In 2x3.50mm
Other line level input (4pin header on card)
Digital S/pdif In Coax Optical
Digital S/pdif Out Coax Optical
Midi Ports x2.
Driver Features
Full Dolby Technologies support
Comprehensive DTS labs support
3D Sound engines (EAX2.0)
DirectX
Vì máy ảnh cho ông anh mượn nên tôi đành lấy hình trên web vậy.

package_small.jpg


Hộp đựng sound card được ASUS thiết kế cho ASUS Xonar D2 rất trang nhã và bắt mắt.
Hồi hộp mở ra xem (thích nhất cảm giác này)

asus_xonar_07.jpg


Khi mở box ra tôi bất ngờ vì những thứ đi kèm với sound card rất hoành tráng, đúng chất của ASUS. Để xem gồm có những gì nào, ngoài sound card(tất nhiên), chúng ta có manual, 4 cable convert 3.5mm->2RCA, 1 sợi Optical, 2 adapter digital support cả optical và coxial, một bracket MIDI out và adapter và một đống đĩa CD ( Dolby demo CD , Driver CD - Abletion Live 6 Lite , Cakewalk Production Plus Pack (Sonic LE, Dimension LE, Project5 LE) , PowerDVD 7.0)

5096-IMG7118s.jpg


connectors.png


Asus Xonar cung cấp cho Xonar D2 rất nhiều jack giao tiếp: line in / mic in / front /rear / center,sub / side / SPDIF IN OUT.

Thực ra, ASUS không phải là người mới trong lĩnh vực âm thanh dành cho PC, ASUS đã từng sản xuất một sound card mang tên ASUS 3DexPlorer AXP-201 và 1 sound onboard tích hợp có tên T2P4(có lẽ sound card này ko được thành công cho lắm ), từ kinh nghiệm đau thường đó ASUS nhận thấy việc design ra một sound card từ CHIP cho đến DAC, Opamp có lẽ ko còn phù hợp nên đã đi trước đón đầu, ASUS chọn nhà sản xuất chip âm thanh hàng đầu của Đài Loan là C-Media Electronics làm đối tác của mình trong việc sản xuất ra ASUS Xonar.

Sau khi mở EMI shield để chiêm ngưỡng bên trong ASUS Xonar, ôi toàn tụ nhôm

asus_xonar_11.jpg


Chúng ta hãy cũng tìm hiểu trái tim của XONAR D2: ASUS

Av200.
asus_xonar_12.jpg


Bên trong chip âm thanh AV200 là C-Media Oxygen HD và C-Media Hydrogen cung cấp DirectSound3D từ Dolby Laboratories. Chúng ta có thể thấy rất nhiều sound card khác cũng sử dụng chip này như Bluegears, Sondigo, HT Omega, Auzentech, và Razer.

Bảng so sánh spec giữa Envy24HT và C-Media Oxygen HD

sosanhcj4.jpg


DACs (Digital-to-Analog Converters) được sử dụng trong ASUS Xonar D2 là DAC chất lượng rất cao Burr-Brown PCM 1796 (từ Texas Instruments). Burr-Brown PCM1796 có spec 123dB SNR, Max. 192kHz/24bit và thường được sử dụng trong những thiết bị âm thanh dân dụng đắt tiền như receiver, preamp, mặc dù PCM 1796 không phải là dòng hign-end của Burr-Brown.

asus_xonar_13.jpg
.


ASUS Xonar D2 sử dụng A-D Converter: Cirrus Logic CS5381 với spec 120dB SNR, Max. 192kHz/24bit và sử dụng OpAmps Texas Instruments Burr-Brown OPA237

asus_xonar_14.jpg

 
Re: Review Laptop Alienware M15x

Alienware dùng ổ cứng Seagate 200GB 7200RPM (16MB Cache), việc tháo ổ cứng cũng hết sức đơn giản, chỉ với 6 lần vặn ốc là bạn đã có thể lôi được ổ cứng ra dễ dàng.
img1407ahdd25200gb7200agr6.jpg


Cuối cùng là pin, lá phổi của Alienware. Quả thực với những gì mà M15x đang gánh trên vai thật khó để có thể khiến cho tôi hài lòng về thời gian sử dụng được .
Ở chế độ tiết kiệm pin với sự lựa chọn của tôi như sau : Giảm độ sáng màn hình, tắt Bluetooth, tắt Alien Command Center ( hệ thống chiếu sáng bàn phím ... vv ), chuyển sang card đồ họa GMA X3100, bật chế độ Stealth Mode ... thời gian tôi nhận được là gần 3 tiếng đồng hồ ( khoảng 168').

Ở chế độ High performance , cả buồng máy bắt đầu thở gấp với tất cả sức mạnh nó đang có như 8800M-GTX , Core 2 Extreme, hệ thống chiếu sáng mọi ngóc ngách đều được bật, đồng hành với nó là thợ máy Crysis ... mọi thứ đều đã sẵn sàng ... Tôi không biết tả thế nào cho chính xác, nhưng để dễ hình dung nhất có lẽ bạn nên liên tưởng sang chiếc xe Bugatti Veyron đang kéo ga với tốc độ uống xăng như uống nước lã vậy. Cứ mỗi 1 giây tôi liếc sang đồng hồ đo pin là 1 phút thực tế trôi qua, tốc độ tiêu hao năng lượng thật kinh khủng và cuối cùng cái giá để tôi tận hưởng cái thời gian ít ỏi đấy là 1h10' (70'). Có lẽ chính Alienware cũng nhận ra vấn đề đó nên họ đã bổ sung thêm vào hệ thống kinh khủng kia 1 lá phổi thứ 2, đó chính là Smart Bay Battery. Alienware M15x còn có thêm 1 khe Smart bay, khe cắm này rất tiện dụng bạn có thể gắn thêm 1 ổ cứng Smart bay nhằm nâng cao khả năng lưu trữ dữ liệu của bạn hay 1 cục pin Smart bay 6-cell ( rất mỏng và nhẹ ) nâng tổng thời gian sử dụng lên hơn 5 tiếng hoạt động hết công xuất của hệ thống thông qua 2 đôi pin, khoảng thời gian trong mơ của nhiều chiếc laptop có cấu hình được cho là khủng.

img0012a1du6.jpg


Xét cho cùng thì hiệu năng mới là thứ để người ta mang ra so sánh và đưa đến kết luận, chính vì vậy tôi xin được đưa ra 1 vài kết quả từ chiếc Alienware này.

SuperPI 1MB

piaue8.jpg


3Dmark06 ( do màn hình mình max resolution có 1440 x 900 nên DF 3Dmark06 là 1280 x 720 )

3dahf1.jpg


BenchMark Devil May Cry 4. Game mới ra bản Demo có kèm theo chương trình BenchMark nên mình test luôn, còn Crysis do nghịch linh tinh nên mình vừa mới Recovery lại máy <--- mất sạch ngại down lại quá, để mấy hôm nữa mình đưa kết quả thằng Crysis này sau .

Devil May Cry 4:
All setting High, AA x2 , 1280 x 720.

dmc4b1jo1.jpg

dmc4a1lf5.jpg

dmc4f1ar2.jpg


All setting Super High, AA x2 , 1280 x 720.

dmc4c2atv1.jpg

dmc4data6.jpg

dmc4cajk7.jpg


Kết luận.
Nhìn chung vào thời điểm hiện tại ngoài Crysis ra (đã test thử qua) thì mọi game khi được thử nghiệm với chiếc laptop này đều đáp ứng tốt mọi nhu cầu, và có lẽ đây cũng là thế mạnh của chiếc laptop này. Nếu như nhu cầu công việc của bạn có dính tới đồ hoạ và bạn phải thường xuyên di chuyển thì chiếc M15x này sẽ giúp ích được cho bạn phần nào, tất nhiên với trọng lượng 3.4kg có thể sẽ khiến bạn chùn bước trước khi đưa ra quyết định nhưng với những gì mà M15x có thể làm được lại càng khiến cho bạn khó quyết định hơn. Nếu như bạn có thể dung hoà được giữa 2 yếu tố là tính "cơ động" và "hiệu năng" thì Alienware M15x có lẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất vào thời điểm này.

Ưu điểm :
- Sức mạnh của 1 laptop 15' .
- Tính cơ động cao. Với trọng lượng 3.4kg cho 1 cấu hình như vậy thật không tưởng.
- Mặc dù phải gánh trên vai những món đồ không lấy gì làm nhẹ nhàng nhưng máy chạy vẫn rất đầm. Kể cả khi nhiệt độ vọt lên cao thì quạt quay cũng khá êm.
- Bàn phím đẹp với 12 màu chuyển đổi tùy thích .
Nhược điểm :
+ Loa không xứng tầm với hệ thống .
+ Support từ Alienware quá dở, đúng thật là support kiểu UFO .
+ Chưa khai thác được lợi thế của Quick touch


Thích nhất là cái chức năng này, lòe loẹt thì mỗi ngày một màu cho máu

alienals6.jpg
 
Re: Review Laptop Alienware M15x

Mặc dù vậy, nếu là cục gạch thì tôi phải thừa nhận đây là cục gạch 15 inch mạnh nhất vào thời điểm hiện tại. M15x là dòng laptop 15' đầu tiên của Alienware kế thừa tất cả những gì được cho là mạnh nhất so với dòng laptop 17' của họ cũng như các đối thủ sản xuất laptop dành cho gamer khác trên TG .

Cấu hình tôi đã build như sau :
* Display: 15.4" WideXGA+ 1440 x 900 LCD (720p) with Clearview Technology , System Lighting: Alienware® AlienFX® System Lighting - Blue
* Video/Graphics Card: 512MB NVIDIA® GeForce® 8800M GTX
* Processor: Intel® Core™ 2 Extreme X9000 2.8GHz (6MB Cache 800MHz FSB)
* Operating System (Office software not included): Windows Vista® Home Premium Notebook Tuners and Remotes
* Memory: 2GB Dual Channel DDR2 SO-DIMM at 667MHz
* Turbo Cache Memory: Intel® Turbo Memory (1GB) – Accelerate Data Transfer Speed Available on Windows Vista Only!
* System Drive: 200GB 7200RPM (16MB Cache) w/ Free Fall Protection
* Wireless: Internal Intel® Wireless 4965 a/b/g/Draft-N Mini-Card
* Sound Card : Internal High-Definition Audio with surround sound Keyboard Options:
* AlienFX® Illuminated Keyboard – Exclusive Design
* Warranty: 1-Year AlienCare Toll-Free 24/7 Phone Support w/ Onsite Service
* AlienRespawn: AlienRespawn v2.0 Recovery DVD – Windows Vista® Edition
* Power: Additional Battery – 6-cell Smart Bay Battery
* Alienware Extras: Alienware® Mesh Cap
* Alienware Extras: Alienware® Mousepad
* Alienware Extras: Alienware® Mobile Binder
* Alienware Extras: Alienware® Personalized Nameplate
* Alienware Extras: Owner Identification Card
* Alienware Extras: Area-51® m15x Protective Cloth Sleeve
* Alienware Extras: Area-51® m15x Keyboard Diagram Overlay
* Alienware Extras: Area-51® m15x Smooth Mylar Touchpad
* Avatar: Alienhead 3D
* Window Style: Default Window Style
* Mouse Pointers: Standard Mouse Pointers
* Power Plan: Standard Power
* Plan Automatic Updates: Automatic Updates On
* Trọng lượng tính cả pin : 3.4kg

Bên ngoài mặt trước hay có thể gọi nóng là mặt nạ. Mặt trước này không có gì đặc biệt ngoài chiếc đầu người ngoài hành tinh quen thuộc, 2 mắt của chiếc đầu này có thể thay đổi 12 màu tùy thích .

img0008aum4.jpg


Nội thất bên trong .

img0061ahz1.jpg


2 bên thân máy :

Bên phải thân máy gồm có Secuity lock, IEEE 1394B Firewire port, USB 2.0, 1 cổng HDMI thường thấy ở các laptop hiện nay, đầu đọc thẻ nhớ 7-in-1 Media card reader (SD/MS/MSPRO/MMC) .

img0073a1eu2.jpg


Dịch lên phía trên là hệ thống lưới tản nhiệt của Alienware , hơi nóng của GPU và CPU sẽ được tỏa ra đằng sau máy thông qua tấm lưới khá là rộng nằm vuông góc với thân máy này. Mặc dù Alienware đã tăng tốc độ quạt lên cao hơn so với những phiên bản đời đầu để đảm bảo an toàn nhưng quạt quay của chip và card màn hình chạy vẫn rất êm, để có thể nghe rõ nhất chỉ có thể ghé sát tai mới cảm nhận rõ được.

img0089aeo4.jpg


Bên trái thứ tự từ trên xuống là jack cắm nguồn, cổng Ethernet, 2 cổng USB 2.0, headphone, microphone, khe Smart Bay ( có thể thay nóng các thứ như ổ đĩa Blu-ray/DVD/CD hoặc ổ đĩa cứng, thậm chí là thêm 1 quả pin 6-cell cũng được.)

img0080a2hi0.jpg

Ở phía trên bên trái vẫn là nơi để máy tỏa nhiệt ra bên ngoài .

img0083a3zs8.jpg


Màn hình Alienware M15x độ phân giải cao nhất có thể đạt được là 1920 x 1200 nhưng trong khuôn khổ có thể với tới được cũng như nhìn được tôi chọn resolution 1440 x 900 . Dù sao thì đây cũng là laptop chuyên về đồ họa nên resolution có độ phân giải cao cũng dễ hiểu, chi tiết về màn hình M15x tôi xin được bổ sung sau ( tuy nhiên ý kiến chủ quan từ cá nhân tôi thì chỉ có 1 từ "hoàn hảo" ).

1 vài góc nhìn tham khảo .
Nhìn trực diện :

img0050azs2.jpg


Nhìn nghiêng :

img0057aiw8.jpg


Nhìn từ trên xuống :

img0065azo6.jpg


Tiếp đến là bàn phím, đây có lẽ là bước đột phá của Alienware về mặt thiết kế cũng như tính thẩm mỹ. Chất lượng bàn phím bấm tốt, nút to, bấm rất êm hầu như tiếng động phát ra từ các phím bấm là rất nhỏ, có lẽ Alienware không muốn những tiếng động lạ làm ảnh hưởng đến việc tập trung của các game thủ .

img1412anv0.jpg


Tuy nhiên điều tôi muốn nói đến mặt thiết kế cũng như tính thẩm mỹ cao ở đây lại là về những ánh sáng nằm ở phía dưới bàn phím. Thông qua chương trình Alienware Command Center bạn có thể thay đổi màu nền đèn bàn phím tới 12 màu khác nhau, không những thế bạn có thể thay đổi màu đèn của đường viền xung quanh laptop, bàn phím quicktouch, touch, power ... rất nhiều, đủ để thỏa mãn cá tính riêng của bạn.

alienals6.jpg

img1418abanphimcy7.jpg

img1423a1chatluongbanphch8.jpg


Bên trên là bàn phím Quick touch cảm ứng với các nút như Volume + -, Power, Bluetooth, Wireless LAN, Alien Command Center, Stealth Mode ( chức năng này khiến máy chạy chậm đi trông thấy , nhưng bù lại hệ thống ngốn ít năng lượng hơn vì vậy thời lượng pin cũng sẽ gia tăng đáng kể) .

img1419aquicktouchfu5.jpg


Bên dưới là Touchpad .

touchaac6.jpg



Mặt dưới của laptop điều đầu tiên sẽ khiến bạn chú ý đó chính là 1 tấm thẻ bằng kim loại được khắc tên của người sở hữu nó, trong tấm thẻ có 2 dòng chữ, ở trên là chữ ngoài hành tinh được dịch đúng với chữ bạn muốn khắc ở dưới .

img1409amatsausi3.jpg


Bạn có thể thấy 2 hệ thống tản nhiệt ở 2 bên máy, phía bên trái là Chip Intel® Core™ 2 Extreme X9000 2.8GHz, phía bên phải là Video/Graphics Card: 512MB NVIDIA® GeForce® 8800M GTX .

512MB NVIDIA® GeForce® 8800M GTX. ( ngoài ra M15x còn tích hợp sẵn card đồ họa Intel Mobile GMA X3100 giúp bạn tiết kiệm pin hơn trong những lúc bạn chỉ duyệt web, nghe nhạc, xem film .... )

dsc011168800mgtxabo2.jpg


2GB Dual Channel DDR2 SO-DIMM at 667MHz

dsc01117aramjl8.jpg


Wireless: Internal Intel® Wireless 4965 a/b/g/Draft-N Mini-Card ( không hiểu sao dùng Vista sóng lên được có 3 vạch, trong khi về XP thì full )

dsc011189wifilc1.jpg

 
Review Laptop Alienware M15x

Hơn chục năm về trước, tất cả các quan chức ngân hàng đã phá lên cười khi 2 chàng thanh niên bày tỏ ý tưởng kinh doanh bằng cách bán những chiếc máy tính đắt tiền dành cho các game thủ trong khi các công ty máy tính khác đều tính đến chuyện hạ giá thành sản phẩm để thu hút khách hàng.Năm 1996, vốn của cả Alex Aguila và Nelson Gonzalez chỉ có vỏn vẹn 10.000 USD. Alex Aguila đã vét sạch số tiền trong tài khoản ngân hàng và nộp đơn xin nghỉ việc để tự mở một công ty máy tính nho nhỏ, và cái tên Alienware đã được khai sinh từ đây.
Giờ đây, tên tuổi của Alienware, công ty máy tính có tổng hành dinh tại Miami, đang được tán dương ở bất cứ nơi đâu có mặt giới game thủ. Alienware dần trở nên quen thuộc với Gamer hơn khi những sản phẩm như Desktop, Notebook của họ được chế tạo theo hình dáng những chiếc đầu của người ngoài hành tinh với ánh sáng xanh nhấp nháy từ cặp mắt 2 bên thân máy. Theo đà thành công với doanh thu hàng trăm triệu USD/năm một lần nữa Alienware lại mang đến cho những ai ưa thích sự đột phá, mới lạ, khác người một phiên bản mới, 1 thành viên mới trong gia đình Alienware ... Alienware M15x .

Sau khi đã ngồi build cấu hình và đợi xếp hàng theo lượt thì cuối cùng sau 1 tháng chiếc laptop ngoài hành tinh cũng đã cập bến. Với màu đen truyền thống, bạn sẽ cảm nhận được ngay khi nhìn thấy chiếc vỏ hộp bên ngoài được in mờ hình chiếc đầu người ngoài hành tinh.

img0027auo7.jpg


Bên trong hộp tất cả mọi thứ cũng đều màu đen, từ miếng xốp, miếng vải bằng nhung bọc xung quanh máy đến 1 chiếc hộp đựng phụ kiện cũng như các thứ cần thiết khác.

img0415a1zw1.jpg

img0019anf6.jpg


Ngoài chiếc Laptop được bọc khá cẩn thận, thì phụ kiện đi kèm trong chiếc hộp màu đen kia cũng không kém ... gồm 1 Adapter, 1 dây nguồn, 1 chiếc mũ Alienware, 1 mousepad Alienware ... và 1 quyển sổ Alienware bằng da .

img0418amg9.jpg


Mới đầu khi nhìn thấy tôi không khỏi giật mình, chả nhẽ phụ kiện chỉ ... bèo nhèo vậy thôi sao ? Nhưng rồi mọi suy nghĩ cũng trôi qua nhanh khi tôi cầm quyền sổ Alienware trên tay.

img1426amenu1by8.jpg


Quyển sổ này gồm khá nhiều thứ, từ Manual, các loại đĩa cần thiết đến những miếng dán trang trí cho chiếc laptop.

img1428a1js9.jpg

img1425amanu3pz2.jpg


Nhưng thứ quan trọng nhất nằm trong quyền sổ này lại là 1 tấm card, đây là 1 tấm card hết sức quan trọng nó như 1 tấm thẻ thông hành để bạn vào hệ thống Alienware download những Driver quan trọng nhất. Nếu như bạn đã làm mất Recovery ban đầu của máy, hay bạn không có đĩa Recovery kèm theo thì bạn buộc phải download driver trên trang chủ, tuy nhiên có 1 vài driver quan trọng nhất bắt buộc bạn phải có tấm card này để khai báo mới được download, nếu như làm mất chiếc thẻ này khả năng chiếc laptop của bạn thành cục gạch là tương đối cao.

bookew6.jpg

carrdamd7.jpg
 
Re: PSU AmacroX Calmer 560 – Tĩnh lặng tuyệt đối

AMX450_11.jpg


AMX450_12.jpg

2 mạch lọc nhiễu điện EMI được thiết kế nghiêm túc. Tại ổ lấy điện và công tắc, mạch EMI chống xung điện khi tiếp xúc được hàn lên trên các chân, các đường dây điện tại đây được đeo các lõi ferrite có bọc lớp ống co nhiệt an toàn, liên kết với bản mạch chính thông qua đế cắm rời chứ không hàn chết lên mạch rất thuận tiện cho việc tháo lắp khi bảo trì.
Mạch EMI chống nhiễu chính trên bo mạch được cấu thành từ các cuộn dây lớn bọc cách nhiệt. So với mạch EMI khác thì trên Calmer mạch này có phần cầu kỳ hơn khi có tới 2 cuộn dây, điều này sẽ cho chất lượng lọc điện nhiễu được cao hơn so với cách thông thường nhưng nó cũng là gia tăng một khoản chi phí sản xuất đáng kể.

AMX450_17.jpg


AMX450_18.jpg

Do phải hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao nên các mạch điện điều khiển trong Calmer phức tạp hơn nhiều so với các PSU khác. Mạch điều khiển công suất PWM và PFC được tích hợp trên cùng một module, với nhiều IC chuyên dụng đắt tiền như:

- L4981AD POWER FACTOR CORRECTOR (PFC) điều kiển mạch PFC với giá trị có thể lên tới 0.99 F.C. Dò sai và hiệu chỉnh điện áp PFC trực tiếp, có mạch bảo vệ quá áp và quá dòng.

- L6598D HIGH VOLTAGE RESONANT CONTROLLER (PWM) điều khiển mạch công suất với điện áp có thể lên tới 600VDC trêm Mosfet. Điều khiển 2 Mosfer dòng cao theo công nghệ Half Bridge Topology cho hiệu suất làm việc cao, hoạt động ổn định khi điện áp vào thay đổi.

Ngoài ra trên mạch còn sử dụng một số IC và linh kiện phụ trợ nhằm gia tăng độ ổn định cho tần công suất khi hoạt động với nhiệt độ cao có thể lên tới 110 độ C tại mối tiếp xúc P-N trong Mosfet.

AMX450_16.jpg


AMX450_15.jpg

Để bù lại khả năng tản nhiệt của PSU, các thành phần linh kiện công suất như Diode và Mosfet đều dùng loại có công suất cao hơn ½ nhu cầu thực sự của PSU như Mosfet 20N60S5 có dòng chịu đựng ở chế độ xung lên tới 40A, diode nắn điện dùng loại có công suất 30A và được ghép song song nhiều diode. Nhờ vậy lượng nhiệt tạo ra từ các linh kiện này được giảm đi rất nhiều giúp PSU thật sự hoạt động được với mức công suất 400W liên tục mà không mất ổn định do nhiệt độ.

AMX450_19.jpg

Mạch công suất +5VSb thật đơn giản với 1 IC công suất chuyên dùng + 1 biến áp. IC này cũng được dùng nhiều trong các PSU khác như AcBel, CoolerMaster hay Delta nhưng nó không có 1 lá tản nhiệt bằng kim loại bên cạnh như của Calmer do trong điều kiện các PSU kia đều có quạt làm mát trực tiếp thổi gió lên trên IC này – với Calmer mọi việc liên quan tới nhiệt độ linh kiện đều phải được quan tâm hơn.

AMX450_20.jpg

Tôi thật sự không ngờ AmacroX Calmer lại dám trang bị một công nghệ tiên tiến nhất trong việc tạo ra sản phẩm này, một công nghệ mà tôi chỉ mới thấy trên một số dòng PSU thật sự cao cấp với công suất trên 750W. Đó là công nghệ chia sẻ dòng điện từ đường 12VDC thông qua mạch ổn áp để tạo ra 2 đường điện 3.3VDC và 5VDC, công nghệ này tôi đã có phân tích trong bài review PSU SilverStone 750W, nhưng có thể phân tích lại cho dễ hiểu hơn công nghệ này như sau:

- Trong các PSU bình thường biến áp công suất có 3 cuộn dây tạo ra 3 dòng điện và điện áp khác nhau (3.3V/5V/12V) với PSU sử dụng công nghệ này biến áp chỉ có 1 cuộn dây duy nhất tạo ra đường 12VDC nên nếu cùng công suất thì biến áp này sẽ nhỏ hơn nhiều giảm được lượng nhiệt tạo ra từ biến áp.

- Trong các PSU bình thường công suất các đường 3.3V/5V/12V bị giới hạn bởi biến áp do không thể tăng tiết diện dây lên trong khe biến áp biến áp có giới hạn, muốn tăng dòng điện cung cấp bắt buộc phải tăng kích thước biến áp hay tăng tần số kích thích biến áp lên. Trong PSU sử dụng công nghệ chia sẻ chỉ duy nhất đường 12V là bị giới hạn dòng điện bởi biến áp nhưng nó lại có công suất bằng với công suất tối đa mà biến áp có khả năng cung cấp, ví dụ: 1 biến áp bình thường có công suất tổng là 200W với công suất được chia trên từng đường như sau 50W/3.3V, 50W/5V,100W/12V. Thì trên PSU dùng công nghệ này chỉ có 1 đường 12V duy nhất với công suất là 200W bằng với công suất biến áp, vậy công suất của 2 đường còn lại như thế nào? – Hai đường này vẫn hiện diện nhưng dòng diện mà nó cung cấp cho thiết bị được lấy từ đường 12V xuống và dòng tối đa của 2 đường này sẽ được chính mạch ổn áp giới hạn. Nếu nói nhưng vậy thì xét trên cùng một phụ tải cần công suất thật bằng với công suất biến áp (50W/3.3V, 50W/5V,100W/12V) thì 2 công nghệ này hoàn toàn như nhau, PSU sẽ không thể cung cấp vượt quá giới hạn công suất của biến áp (200W). Vậy công nghệ chia sẽ có ưu điểm thế nào?

- Công nghệ chia sẽ khai thát hiệu quả công suất trên biến áp, nó có khả năng cung cấp một công suất linh động cho bất kỳ đường điện nào mà không cần gia tăng thêm công suất biến áp nhất là nó tối ưu công suất rất nhiều cho đường 12V cho các cấu hình máy mới hiện nay. Cũng ví dụ trên nếu nhu cầu của một cấu hình máy cần đường 12V có công suất là 150W, hai đường còn lại cần công suất thấp hơn 20W cho từng đường thì: PSU có công nghệ cũ sẽ không đáp ứng được do bị giới hạn công suất từ biến áp nhưng trên PSU có công nghệ chia sẽ nó sẽ vẫn hoạt động bình thường do công suất tải vẫn chưa vượt mức công suất cho phép của biến áp. Trên các cấu hình máy tính sử dụng năng lượng nhiều ở 2 đường 3.3V và 5V thì PSU có công nghệ mới vẫn linh hoạt hơn lúc này toàn bộ năng lượng đường 12V sẽ dồn qua 2 đường này. Thật sự mà nói trên các PSU dùng công nghệ mới này dòng giới hạn của các đường điện luôn lớn hơn 1/3 công suất biến áp, ví dụ: với 1 PSU 200W thì dòng giới hạn sẽ là 70W/3.3V + 70W/5V + 190W/12V = 330W. Do vậy có thể nó các PSU này ít kém máy hơn.

- Sự ổn định điện áp của PSU có công nghệ này cũng cao hơn loại bình thường. do nó hiệu chỉnh điện áp độc lập thông qua mạch ổn áp riêng từng đường, độ chính xác sẽ phụ thuộc nhiều vào độ nhậy và chất lượng mạch ổn áp. Trên PSU khác thì giá trị điện áp là giá trị trung bình mà mạch PWM có thể hiệu chỉnh được thông qua việc điều tiết điện áp duy nhất thông qua biến áp chung.

AMX450_23.jpg

Đối với một PSU không dùng quạt thì mạch bảo vệ vô cùng quan trọng, trong Calmer AmacroX không thể bỏ qua điều đó. Nó trang bị một hệ thống bảo vệ khá công phu nhất là việc bảo vệ quá nhiệt cho PSU, mạch bảo vệ này được chia ra làm 2: 1 có trên chính mạch PWM và PFC bảo vệ nhiệt cho tần công suất, 2 sử dụng IC PS223H chuyên dùng của hãng SITI bảo vệ quá dòng, quá áp và nhiệt độ cho phần DC Out, trong đó việc bảo vệ quá dòng cũng là trọng tâm của PSU này khi nó được trang bị tất cả các sensor đo dòng cho các đường điện.

AMX450_24.jpg
Chỉ với công suất 400W nhưng Calmer cung cấp cho người dùng một số lượng đầu cắm tương đối đầy đủ, như: PCI-E x1, HDD x6, SATA x4, FDD x2 và 2 đầu cấp nguồn chính cho mainboard 24pin (20+4) song song với đầu cho CPU ATX12V 4pin nhưng lại không có đầu EPS12V 8pin cho các hệ mainboard mới. Được coi như là một PSU có đẵng cấp trong việc thiết kế, AmacroX cũng không quên trang bị cho các cáp điện của mình lớp áo lưới rất bắt mắt, tôn thêm giá trị cho người sử dụng.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT DANH ĐỊNH

AMX450_25.jpg


KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

AMX400KQT.jpg

CÔNG SUẤT: Không có quạt làm mát nhưng AmacroX Calmer 560 vẫn dễ dàng đạt được công suất 400W đúng với danh định, không những vậy nó còn vượt lên ở mức 110% công suất khi đạt 440W. Dòng cung cấp từ đường 12VDC lên tới 22.5A tương đương 266W với công suất của 2 đường 3.3VDC/5VDC lúc này là 126W, với công nghệ chia sẽ thì đường 12V còn có thể cung cấp công suất cao hơn nữa khi nhu cầu tải của đường 3.3VDC/5VDC thấp hơn 126W nhưng trong điều kiện test thử thì bắt buộc kỹ thuật viên phải tuân theo quy chuẩn của chuẩn ATX ver2.2.

ĐIỆN ÁP:
Điện áp đường 12VDC có suy giảm nhẹ theo từng mức công suất tăng dần nhưng vẫn nằm trong mức cho phép +/-5% của chuẩn ATX, số đo trung bình là 11.92V với sai số -0.61%. Điện áp trên 2 đường còn lại nhờ có mạch ổn áp riêng nên độ trồi sụt không đáng kể, điện áp trung bình trên đường 3.3VDC là 3.29V (-0.3%), đường 5VDC là 5.04V (0.8%).

HIỆU SUẤT: Hiệu suất cao hình như là tiêu chuẩn chất lượng mà AmacroX muốn đem đến cho người dùng, không chỉ riêng dòng này mà dòng cấp thấp (FSP300-60SNN ) của nó cũng luôn có hiệu suất cao trên 80%. Với Calmer 560 hiệu suất trung bình là 87.64% và cao nhất là 91.59% khi ở 50% công suất.

NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ỒN:
Không có quạt nên nhiệt độ PSU Calmer cao tới 72.4 độ C (đo trực tiếp trên tản nhiệt) trong nhiệt độ phòng 23.8 độ C với nhiệt độ như vậy lời khuyên là đừng nên đụng vào vỏ PSU khi nó đang hoạt động. Không quạt nên độ ồn của PSU cũng bằng 0 nếu không có đèn báo nguồn hay PC đang hoạt động thì không thể biết PSU này đang hoạt động.

ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Mẫu PSU thiết kế đẹp, phụ kiện đi kèm có giá trị. Sử dụng các linh kiện cao cấp với thiết kế mạch tiên tiến, Calmer 560 có chất lượng và độ tin cậy cao có thể xếp vào danh sách các PSU chất lượng cao như PC Power&Cooling, SliverStone,…

Do là dòng PSU silent không dùng quạt nên nhiệt độ đã hạn chế không cho AmacroX sản xuất 1 PSU có công suất cao hơn, Calmer 560 dừng lại ở mức công suất khá khiêm tốn là 400W. Tuy nhiên ở mức công suất này không phải là giới hạn thật sự của Calmer nếu bạn dùng nó trên các cấu hình máy hiện nay, là nhờ một phần vào công nghệ chia sẽ đường 12V giúp Calmer 560 cung cấp đủ công suất cho đường 12V với nhu cầu của các thiết bị mới. Hiệu suất cao giúp tiết kiệm nhiều chi phí năng lượng hằng tháng.

AmacroX Calmer 560 thật sự là một PSU tài sắc vẹn toàn nhưng công suất thấp đã giới hạn lại rất nhiều thị phần của nó, 400W chỉ đáp ứng được các PC bình thường với các ứng dụng văn phòng hay thiết kế trong các cấu hình máy tính không có quá nhiều ổ cứng hay card màn hình cao cấp hiệu năng cao. Nhưng bù lại, độ ồn bằng 0 tuyệt đối của nó sẽ giúp nó chiếm vị trí quan trọng trong các văn phòng, xưởng thiết kế đồ họa cao cấp, nó đem lại cho người dùng một không gian tĩnh lặng cần thiết cho công việc nhiều áp lực hay cần sự tập trung cao.

Giá bán là một vấn đề lớn với Calmer, khi phải cần tới 285 USD thì bạn mới có khả năng sở hữu được PSU này, thời gian bảo hành 2 năm cho sản phầm.

ƯU:

- Công suất 400W.
- Độ ồn bằng 0 dB.
- Hiệu suất cao trên 84%.
- Công nghệ và chất lượng linh kiện tốt.
- Phụ kiện kèm theo giá trị.

KHUYẾT:
- Nóng.
- Giá quá cao so với công suất.

AmacroX AmacroX Calmer 560 đang được bán tại các cửa hàng trên toàn quốc thông qua nhà phân phối chính:

CÔNG TY CP KỸ THUẬT NAM KỲ - Số A14-K34 TRẦN THIỆN CHÁNH, P.12, Q.10, Tp. HCM - Điện thoại: (08) 9707075.
Cửa hàng PC Salon – Số 2A Lương Hữu Khánh Q1 Tp.HCM (đối diện café La Vang) – Điện thoại: (08) 2721833

Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Hãng AmacroX và nhà cung ứng sản phẩm AmacroX tại Việt Nam.

Chân thành cảm ơn các bạn độc giả đã quan tâm tới bài viết này.
 
PSU AmacroX Calmer 560 – Tĩnh lặng tuyệt đối

Đổ bộ vào Việt Nam không chỉ đem đến cho người dùng các bộ nguồn có chất lượng cao, công suất phù hợp mà AmacroX còn đem đến một số dòng PSU có công nghệ chế tạo tiên tiến và có nhiều tiện ích thật sự thiết thực cho người dùng. Phải kể đến là dòng Calmer – một dòng PSU hoạt động với độ ồn bằng 0 dB.

Trong nhịp sống tất bật hiện nay, ai làm việc trong môi trường có áp lực nhiều thường hay dẫn đến tình trạng stress, ngoài áp lực công việc tác động môi trường cũng dễ làm cho bạn bị căng thẳng trong các tác động đó thì thủ phạm còn có là tiếng ồn; bạn không thể tập trung vào công việc được khi xung quanh bạn có nhiều tiếng động không mong muốn. Một trong số đó phải kể tới tiến ồn phát ra từ chiếc máy tính bên cạnh bạn, đương nhiên bạn biết điều
đó và luôn làm mọi cách để chiếc PC câm tiếng bằng các biện pháp như thay thế tản nhiệt, chọn mua quạt làm mát có độ ồn thấp,…nhưng mọi thứ hình như trở nên vô vọng khi độ ồn lớn nhất sau mọi cố gắng của bạn lại phát ra từ chiếc quạt làm mát cho PSU.

Một PSU không quạt là niềm mơ ước của nhiều người và bây giờ bạn cũng có thể mua được chúng khi mà AmacroX sẽ tung ra dòng Calmer 560 không ồn với mức công suất danh định là 400W.

AMX400.jpg

Lấy màu đen và đỏ làm màu áo truyền thống cho riêng mình, khoát lên chiếc hộp rất lớn so với kích thước của một PSU là 2 sắc màu tương phản đó – tạo ra cảm giác chắc khỏe cho chiếc hộp. Bên trên một tay nắm kim loại màu trắng bạc nhô cao hứa hẹn nhiều bất ngờ bên trong chiếc vỏ cacton này.

AMX450_1.jpg
AMX450_2.jpg

Chiếc tay nắm đó thôi thúc bạn phải xé toan chiếc hộp giấy ra để tự mình là người đầu tiên khám phá các bí ẩn của AmacroX Calmer. Và trước mắt bạn hiện không phải là sản phẩm hằng trông đợi mà là một chiếc hộp khác…bằng nhôm bọc cao su với tay nắm to bảng phía trên, chiếc hộp này còn có khóa an toàn và ngàm cái tiện dụng thuận tiện cho việc bảo vệ “tài sản” bên trong. Mở nắp hộp này ra, bên trong là PSU Calmer 560 được bao bọc bởi lớp giảm chấn xung quanh thành hộp.

Không thể nói gì hơn, chiếc hộp đựng được coi như một món hời cho người mua Calmer 560, nó quá tiện dụng cho bạn không phải chỉ để đựng PSU mà còn có thể sử dụng như một két an toàn dùng đựng riêng các vật báu của bạn.

AMX450_3.jpg

Thôi săm soi chiếc hộp đựng quay trở lại với nhân vật chính – PSU bên trong được đi kèm với một số phụ kiện thông thường cần có cho PSU: dây nguồn, ốc, sách hướng dẫn sử dụng còn có 2 chìa khóa cho chiếc hộp nhôm.

AMX450_5.jpg
AMX450_4.jpg

AMX450_6.jpg

Hình thức bên ngoài Calmer 560 rất khác so với các PSU thường thấy, có chiều dài lên tới 160mm với trọng lượng toàn thân là 3Kg. Xung quanh PSU được bao bọc bằng các lớp lưới mắt cáo để lộ ra các thành phần linh kiện bên trong, phía trên là một tấm nhôm làm nhiệm vụ tản nhiệt cho PSU thay quạt. Tấm nhôm tản nhiệt này khá dầy, chạy suốt theo chiều dài PSU, bên trên tấm tản nhiệt được xẻ rãnh hình răng lượt giúp nó gia tăng được diện tích tiếp xúc với không khí nhiều hơn.

AMX450_26.jpg

Do có tính năng PFC (Active) nên PSU này không cần công tắt chọn nguồn điện phù hợp, phía sau đơn giản chỉ còn có 1 công tắt nguồn chính dạng nhấn/nhả có đèn báo nguồn và một ổ lấy điện.

AMX450_7.jpg

Phía trước đầu dây cáp điện đi ra được bao bọc an toàn bằng một vòng nhựa lớn chống được tác động của vỏ PSU vào dây cáp – nhưng với trọng lượng 3Kg thì bạn cũng sẽ không có đủ can đảm để nắm dây cáp mà xách bộ nguồn này lên đâu. Một phần tản nhiệt phía trong PSU được liên kết với vỏ bằng 2 ốc bên ngoài, giúp nó dẫn nhiệt ra ngoài nhanh hơn.

AMX450_8.jpg
AMX450_9.jpg

Với các PSU không dùng quạt làm mát thì sự “tồn tại” của nó phụ thuộc vào rất nhiều đến hệ thống tản nhiệt bằng việc đối lưu không khí tự nhiên xung quanh. Do vậy, AmacroX Calmer rất chú trọng đến vần đề tản nhiệt cho PSU này, toàn bộ PSU khối lượng tản nhiệt chiếm đa số diện tích bên trong và bên ngoài.
Hai phiến tản nhiệt bên trong, được gắn trực tiếp linh kiện lên đó có diện tích rất lớn và nó dẫn nhiệt lên tấm nhôm tản nhiệt bên ngoài với tiếp xúc trực tiếp thông qua 2 miếng lót cao su có tính năng dẫn nhiệt cao và cách điện. Tấm nhôm tản nhiệt bên ngoài có trọng lượng riêng lên tới 0.6Kg, được coi như thành phần tản nhiệt sống còn của PSU vì nó tiếp xúc trực tiếp với không khí, để tạo luồng đối lưu tốt hơn phiếm tản nhiệt này không đúc liền thành khối đồng nhất mà nó được khoét một số lỗ thông với bên trong PSU nhằm giúp khí nóng thoát ra dễ dàng.

AMX450_10.jpg

Bên trong, 2 phiến tản nhiệt chính là 2 khối nhôm đồ sộ chiếm hầu hết khoảng trống bên trong PSU, để không gây cảng trở cho không khí nóng thoát ra các phiến tản nhiệt này được khoét nhiều lỗ nhỏ phía trên.

AMX450_14.jpg
AMX450_13.jpg

Không giống như các PSU dùng tản nhiệt bằng quạt thông thường, trong Calmer toàn bộ các linh kiện tỏa nhiều nhiệt đều được “dán” dính vào phiếm tản nhiệt gần nó nhất như biến áp chính, các cuộn dây, biến áp PFC,…
 
Re: X3210 vs E8400: đâu là sự lựa chọn tối ưu?

2.2.1/ Gaming - X3210@3,6Ghz vs X3210@2,13Ghz

Kết quả 3DMark06 và 3DMark Vantage không có gì đáng ngạc nhiên khi X3210 OC có CPU Score hơn xa mức DF.

Đối với game Crysis, X3210 OC hơn DF trung bình là 25,6%. Ở mức 1920x1200 - No AA - Very High Quality, chênh lệch rất nhỏ : 12.19 %.

Ta thấy cách biệt điểm số ở Company of Heroes lần này vẫn phản ánh khá đúng những gì đã test được ở E8400 trước : khi bật khử răng cưa, cách biệt giữa OC và DF rút ngắn rất nhiều so với khi chưa bật.

WIC: mức % chênh lệch khung hình của X3210 khi OC so với DF cũng càng lúc càng giảm giống như bài test ở E8400 lúc trước.

Tính trung bình ra, X3210@3,6Ghz > X3210@2,13Ghz: 19.24%.

x336213game.png
2.2.2/ Applications - X3210@3,6Ghz vs X3210@2,13Ghz

x336213app.png
2.3/ Kết luận chung

Có thể thấy cả 2 CPU được thử nghiệm khi còn ở độ phân giải và hiệu ứng thấp thì nếu oc lên sẽ tăng được kha khá hiệu năng, nhưng dường như càng lên cao thì cả mức xung không còn tác động nhiều đến hiệu năng của game. Cách biệt giữa OC và không OC khi chọn setting cao nhất ở độ phân giải 1920x1080 ở các game chỉ dao động từ 5-10%.

Như vậy, không những không bị ảnh hưởng bởi số nhân, xem ra mức xung cũng còn là vấn đề trong quan trọng trong game khi khoảng cách giữa chạy OC và DF rất nhỏ và ngày càng thu hẹp khi lên độ phân giải càng cao.

Ở đây, tôi không có ý nói mức xung CPU không còn ảnh hưởng đến hiệu năng game, mà chỉ muốn đề cập rằng vai trò của CPU vẫn còn, nhưng, xin nhấn mạnh rằng, ngày càng mờ nhạt dần. Tại sao vậy ? Có lẽ CPU hiện giờ đã đủ cho game, game chỉ cần cần Cpu tới một mức nào đó chứ không còn ngốn bộ vi xử lý quá nhiều như các ứng dụng encode hay render trên nữa.

“Nếu bạn muốn chơi được nhiều game, hãy đầu tư cho dung lượng ram và card đồ họa, CPU chỉ cần vừa đủ, là được”
Bài viết được thực hiện bởi:
_tranngocminh
_pvthanh100.
Tài trợ sản phẩm: Công ty tin học Mai Hoàng ( VGA MSI, RAM Adata, PSU Corsair).
 
Re: X3210 vs E8400: đâu là sự lựa chọn tối ưu?

1.2/ Applications

Bắt đầu với các chương trình benchmark hiệu năng hệ thống đã trở nên quen thuộc là PCMark Vantage, PCMark05, Everest và Sisoft. Dễ dàng nhận thấy E8400 nhỉnh hơn X3210 trong các phép thử liên quan đến Memory nhưng lại thua hoàn toàn trong các phép thử liên quan đến CPU.


X3210@2.13Ghz vs E8400@3.0Ghz (DF)

x3e81app1.png


X3210@3.6Ghz vs E8400@4.3Ghz (OC)

x3e82app1.png
1.2/ Applications (cont)

Tiếp tục thử nghiệm với các ứng dụng thông dụng hiện nay, X3210 tiếp tục khẳng định ưu thế vượt trội của mình.

Và một điều dễ thấy nữa là, sau khi OC, khả năng của CPU X3210 càng tăng lên, khi cách biệt trung bình của nó so với E8400 từ 11.13% lên đến 21.13.%.

X3210@2.13Ghz vs E8400@3.0Ghz (DF)

x3e81app2.png


X3210@3.6Ghz vs E8400@4.3Ghz (OC)

x3e82app2.png

2/ Tốc độ của CPU (xung nhân) ảnh hưởng đến game ra sao?

Để trả lời cho câu hỏi này, tôi so sánh trực tiếp kết quả của E8400 và X3210 khi DF và OC.

2.1.1/ Gaming - E8400@4,3Ghz vs E8400@3,0Ghz

Trong 3DMark06 và 3DMark Vantage, điểm số của E8400 khi OC được đẩy lên rất cao so với DF. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi điểm số CPU trong 2 chương trình của Futuremark này không những bị ảnh hưởng rất lớn bởi số core mà còn bởi cả xung của nhân.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả trong các chương trình benchmark.

Vậy tác dụng của xung nhân đối với hiệu năng game thế nào?

Ở Crysis, có thể để ý thấy độ chênh lệch giữa OC và DF giảm dần theo mức tăng của setting. Ở 1680x1050, từ Medium lên High chênh lệch lần lượt là 22.73% và 20.66%, lên Very High chỉ có 9.32%. Tương tự ở 1920x1200, từ 22.98% xuống 10.52%, và chỉ còn mức chênh lệch rất thấp là 3.99% khi lên Very High. Cách biệt trung bình 4.3Ghz vs 3.0Ghz ở game này là 15.03%.

Có thể nhận thấy Company of Heroes là 1 game ít cần đến số xung lớn : Lúc này E8400 OC và DF có chỉ số cách biệt trung bình là 9.6%. Ở bất kỳ res và setting nào, khi bật AA lên thì, cách biệt % khung hình đều bớt đi (chỉ trừ 1920x1200 Ultra Quality, 16xAA lại có cách biệt khung hình cao hơn No AA)

Bước sang game WIC. ở 1680x1050 - 2x AA - 2x AF - High Quality, E8400@4.3Ghz hơn 3.0 được 20.63% khung hình. Khi đẩy setting lên cao nhất, 1920x1200 - 4x AA - 4x AF - Very High Quality, E8400@4.3 chỉ còn hơn 10.53% khung hình.

Như vậy, về game, tính trung bình ra, E8400@4,3Ghz > E8400@3Ghz: 14,43%.

e844330game.png


2.1.2/ Applications - E8400@4,3Ghz vs E8400@3,0Ghz

e844330app.png
 
Chỉnh sửa cuối:
X3210 vs E8400: đâu là sự lựa chọn tối ưu?

Gần đây đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh câu hỏi : 4 nhân hay 2 nhân cho chơi game, cũng như cho ứng dụng thông thường? Hy vọng bài review sẽ một phần nào đó giúp cho chúng ta làm sáng tỏ được câu hỏi này. Hãy cùng chúng tôi xem qua các kết quả benchmark trên nhiều game DX10 và ứng dụng thông dụng hiện nay để xác định được nên chọn 4 nhân hay 2 nhân cho nhu cầu của bạn.


1/ CPU nào đáng dùng trong tầm giá 200$ : X3210 hay E8400?

Ở tầm giá trên dưới 200$, rất nhiều người hiện nay băn khoăn giữa X3210 và E8400. Chúng tôi tiến hành so sánh giữa 2 CPU ở hai mức Default (DF) và OverClock (OC).

Cụ thể với E8400 là 3Ghz (333x9) cho DF và 4,3Ghz (480x9) cho OC và với X3210 là 2,13Ghz (266x8) cho DF và 3,6Ghz (450x8) cho OC.

Điều đầu tiên mà các bạn có thể nhận thấy ngay đó là E8400 đã được OC đến 44% so với DF và X3210 là 69%. Có thể nói đây là tốc độ gần như tối đa mà các CPU tương ứng có thể hoạt động bình thường, vượt qua được phép thử gắt gao nhất khi OC là Small FFTs - stress CPU liên tục 6h trong điều kiện sử dụng tản nhiệt khí và nhiệt độ môi trường ~ 30*C.

Hệ thống được sử dụng để thử nghiệm bao gồm:

  • MAINBOARD: ASUS P5E
  • CPU: Intel® Xeon® X3210 - Intel® Core™2 Duo E8400
  • COOLING: Thermarlright Ultra 120 Extreme
  • MEMORY: 2x2GB Adata G series 800
  • VGA: MSI N9800GX2 (175.16)
  • HDD: Seagate 320GB Sata II
  • PSU: Corsair HX620W
  • MONITOR: Acer P241W
  • OS: Windows Vista Ultimate SP1




1.1/ Gaming

Mối quan tâm hàng đầu của người dùng máy tính hiện nay là khả năng chơi được các game mới và chạy các ứng dụng nặng. Nói đến “game mới” ở đây, chúng ta sẽ cùng test trên 3 game DX10 ngốn phần cứng khủng khiếp nhất hiện nay : Crysis, Company of HeroesWorld In Conflict.

1.1.1/ CRYSIS (1.2.1)

Crysis hiện đang là một game được gán biệt danh “sát thủ phần cứng” bên cạnh chương trình benchmark 3DMark Vantage. Chính vì lý do đó cho nên dù rằng gameplay vẫn chưa hấp dẫn được đông đảo người chơi cho lắm, người ta vẫn dùng Crysis như một công cụ hàng đầu để dánh giá các tác vụ liên quan đến đồ họa. Ở đây, chũng tôi sử dụng chương trình Crysis Benchmark Tool 1.0.0.5 để làm công cụ benchmark với timedemo Assault Habor.

Qua biểu đồ bên dưới chúng ta có thể thấy rằng ở mức xung DF thì X3210 thua E8400 đến 19.08% nhưng khi OC đến ngưỡng của mỗi CPU, khoảng cách rút ngắn chỉ còn 4.04%. Quả là khá ấn tượng!


X3210@2.13Ghz vs E8400@3.0Ghz (DF)

x3e81crysis.png


X3210@3.6Ghz vs E8400@4.3Ghz (OC)

x3e82crysis.png


1.1.2/ COMPANY OF HEROES (1.71)

Lấy bối cảnh thế chiến thứ 2, COH là game khá đình đám với khá nhiều giải giành cho Game của năm và Game Chiến thuật của năm từ PC Gamer, Computer Games Magazine, GameSpy: PC Game of 2006, GameSpot, IGN…. Không chỉ có cốt truyện hay, gameplay hấp dẫn, COH còn là game có đồ họa đẹp với yêu cầu cấu hình khá mạnh.

Thực hiện benchmark với công cụ được tích hợp sẵn trong game và kết quả thu được lại 1 lần nữa khẳng định ưu thế của E8400: ở mức xung mặc định, E8400 hơn X3210 trung bình 7.5% nhưng sau khi OC lên khoảng cách này chỉ còn 7.28%.


X3210@2.13Ghz vs E8400@3.0Ghz (DF)

x3e81coh.png


X3210@3.6Ghz vs E8400@4.3Ghz (OC)

x3e82coh.png


1.1.3/ WORLD IN CONFLICT (1.0.0.8)

Cũng là 1 game chiến thuật thời gian thực, WIC lấy bối cảnh Liên Bang Xô Viết những năm 89-90 vào thời điểm sắp tan rã. Được bầu chọn là Game chiến thuật hay nhất 2007 bởi IGN, GameSpot, GameTrailers. WIC nổi tiếng ở mức độ hoành tráng với bản đồ rộng lớn cùng số lượng đơn vị đánh khá đồ sộ. Ngoài ra, hiệu ứng trong game cũng cực kỳ đẹp mắt, buộc người chơi phải đánh đổi bằng cấu hình phần cứng cao.

Thực hiện benchmark tương tự như cách đã làm với game COH, sử dụng công cụ được tích hợp sẵn trong game, kết quả lại 1 lần nữa nghiêng về E8400. Cụ thể, qua biểu đồ, có thể thấy E8400 hơn X3210 ở DF và OC tính trung bình lần lượt là 7.77%7.75%, một khác biệt không đáng kể.


X3210@2.13Ghz vs E8400@3.0Ghz (DF)

x3e81wic.png


X3210@3.6Ghz vs E8400@4.3Ghz (OC)

x3e82wic.png

1.1.4/ Kết luận cho phần so sánh hiệu năng trong game giữa X3210 và E8400

E8400 chỉ thực sự có cách biệt lớn so với X3210 ở Crysis khi không OC . Còn lại, cách biệt khi chạy DF dao động ở quanh con số 10% và khi OC lên thì cách biệt rút ngắn lại còn rất ít. Thử làm một phép trung bình cộng cho cả 3 game, thì E8400@3.0Ghz hơn X3210@2.13Ghz 11.45% trong khi E8400@4.3Ghz chỉ còn hơn X3210@3.6Ghz có 6.36%. Vậy là, nếu biết OC, người dùng sẽ có được một X3210 có cách biệt hiệu năng trong gaming không còn đáng kể so với CPU cùng tầm giá là E8400.

E8400 nhỉnh hơn X3210 ở hiệu năng chơi game là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi hầu hết các game hiện nay chỉ dùng được tối đa 2 nhân của CPU. Nói cách khác, khi chạy các game hiện giờ (ngoại trừ Unreal Tournament 3 và Lost Planet là 2 game tận dụng được nhiều hơn 2 nhân), nếu game đó sử dụng CPU nhiều thì cùng lắm chỉ có 2 core của full load cho dù nó có 3, 4, 6 hay thậm chí 8 core đi chăng nữa. Lúc này, xung nhân và kiến trúc CPU mới là điều quyết định!
 
Re: Mobo JW-X48D2-EXTREME - Sản phẩm đỉnh cao đến từ J&W

Phần V: Motherboard Performance.

Để đánh giá hiệu năng của Mainboard JW-X48D2-EXTREME, do thiếu main X38 nên tôi quyết định so sánh mobo này với mainboard Asus P5K-E/WiFi sử dụng chipset P35

Cấu hình thử nghiệm:

Motherboard JW-X48D2-EXTREME VS Asus P5K-E/WiFi
CPU Intel Core2duo E8500 3,16GHz
2x1GB DDR2 Patriot PC2 6400
HDD WD Raptor 36GB
PSU Zippy 850W
CPU Cooler Thermalright Ultra 90



Sau đây là kết quả thử nghiệm:

FutureMark

3dmark.jpg

PCMark05

pcmark05.jpg

Everest test

everest.jpg

Cinebench R10 Rendering

cinebench.jpg

Winrar 3.71 và FFMpeg Encoder

Winrar nén 1 Folder chứa 1000 files ảnh với tổng dung lượng là 936MB
FFMpeg Encoder test 1 files Video MP4 có dung lượng 10MB

winrar.jpg

** Nhận xét: xem lướt qua các kết quả trên, mọi người có thể nhận thấy rõ sự khác biệt về hiệu năng của cả hai hệ thống sử dụng Chipsets X48 và P35 khi chạy DF và Overclock.

- Trong 3DMark thì Chipset X48 tỏ ra nhỉnh hơn so với Chipset P35 ngoại trừ điểm 3DMark05 khi chạy Overclock, Asus P5K-E/WiFi đạt 21295 điểm so với 20635 của X48.

- Trong thử nghiệm với PCMark05, X48 tỏ ra nhỉnh hơn ở điểm toàn hệ thống, CPU và Memory khi chạy default. P35 chỉ chiến thắng ở điểm CPU và Memory khi chạy Overclock. Một điểm đặc biệt là điểm Đồ Họa của hệ thống sử dụng X48 vượt khá xa so với hệ thống sử dụng P35. Rõ ràng Chipsets X48 tận dụng sức mạnh đồ họa của VGA tốt hơn so với P35.

- Trong một thử nghiệm khác như Render 3D với Cinebench R10, khi chạy DF thì X48 tỏ ra nhỉnh hơn, nhưng khi chạy Overclock thì X48 lại thua P35. Đó là do các Mobo của Asus luôn tận dụng được sức mạnh CPU tốt hơn khi Overclock.Điều này càng thấy rõ khi thử nghiệm Winrar 3.71 và FFMpeg Encoder cũng cho kết quả tương tự. Theo Intel thì Chipsets X48 được tối ưu cho CPU Quadcore chứ không phải Dualcore, vì thế nên việc so sánh hơn kém nhau trên nền Dualcore chỉ có tính tương đối, không thể căn cứ vào đó mà xác định X48 thua P35 được.

- Nhìn chung, Chipset X48 phần nào đã thể hiện được sức mạnh của mình trước đàn anh P35 khi chiến thắng trong hầu hết các thử nghiệm chạy DF. Hy vọng kết quả test với CPU Quadcore sẽ khác đi rất nhiều.



Phần VI: Game’s Performance.


Với Chipsets X48 mới, Intel hy vọng hiệu năng sẽ cao hơn so với các nền tảng chipsets trước đó của mình. Về mặt hiệu năng, rõ ràng theo các kết quả thử nghiệm ở trên, Chipset X48 có khả năng tận dụng đồ họa tốt hơn rất nhiều so với P35. Nào chúng ta hãy xem kết quả thử nghiệm Game's Performance của X48 như thế nào nhé!

Để so sánh sức mạnh của nền tảng Chipsets Intel X48 này so với nền tảng Chipsets P35, tôi dùng các Games Crysis 1.2 Patch, Call Of Duty 4, Half-Life 2, NFS Carbon, Prey để đánh giá hiệu năng Game’s Performance.

Sau đây là kết quả thử nghiệm:​


games.jpg

Lần này, có vẻ như khả năng tận dụng sức mạnh Đồ Họa của Chipsets X48 đã được phát huy khi X48 chiến thắng trong đa số các Game ở chế độ Overclock mắc dù khoảng cách rất sít sao. Ngoại trừ Game Half-Life 2, Chipset P35 một lần nữa vượt lên chứng tỏ sức mạnh của mình.

** Nhận xét: Mặc dù cấu hình sử dụng Chipset X48 chiến thắng trong hầu hết các thử nghiệm nhưng với khoảng cách không nhiều. Có lẽ J&W vẫn chưa tìm được cách tối ưu nền tảng Chipset mới như Asus đã làm được, các Mobo của Asus có điểm CPU rất cao, hầu như trong cùng một dòng Chipset thì Mobo Asus vẫn cho hiệu nặng CPU cao nhất.



Phần VII: Kết Luận:


Có thể nói việc J&W lần đầu tiên ra mắt sản phẩm Motherboard JW-X48D2-EXTREME là một bước tiến hết sức quan trọng trên thị trường IT. Sự thay đổi đáng kinh ngạc sẽ phần nào tạo cho người dùng sự tin tưởng vào những sản phẩm do J&W tạo ra.

Hiệu năng của JW-X48D2-EXTREME tuy không thật sự nổi trội so với các Mobo sử dụng các chipset đàn anh trước đây, nhưng sức mạnh về Đồ Họa mà nó mang lại là một điểm tựa rất lớn giúp các Game thủ chuyên nghiệp xây dựng cho mình một cỗ máy chơi Games chuyên nghiệp, hiệu quả nhất.


Sản phẩm này mọi người có thể mua tại:
CTY TNHH TM&DV Máy Tính Nhiệt Đới (ThienLoi PC)
Địa chỉ: 33 Thạch Thị Thanh, P.Tân Định, Q.1 TP.HCM

(Bài viết còn có phần chưa hoàn thiện, mong mọi người thông cảm )

Xin chân thành cảm ơn Silicom đã giúp tôi hoàn thành bài viết này.
 
Re: Mobo JW-X48D2-EXTREME - Sản phẩm đỉnh cao đến từ J&W



Phần III: Bios Options.


Hiện nay, AMI Bios được sử dụng khá phổ biến trên các mobo của Asus và J&W, JW-X48D2-EXTREME cũng không là ngoại lệ. Chúng ta hãy điểm qua Bios này một chút.

BIOS SETUP UTILITY

main.jpg

ADVANCED SETTINGS

advsettings.jpg

CPU CONFIGURATION

cpuconfig.jpg

ADVANCED CHIPSETS

advchipset.jpg

ONBOARD DEVICE CONFIGURATION

onboardconfig.jpg

OVERCLOCKING OPTIONS
(trong hình là các thông số cao nhất Bios cho phép sử dụng)

overclockopts.jpg

DRAM TIMMINGS CONTROL

dramtimming.jpg

VOLTE CONTROL
(trong hình là các thông số cao nhất Bios cho phép sử dụng)

volteopts.jpg


Một số hình ảnh bios có liên quan, mọi người có thể tham khảo dưới đây:

Link: http://s161.photobucket.com/albums/t...rderman/JWX48/


** Nhận xét: Nhìn chung bios của JW-X48D2-EXTREME rất dễ sử dụng, riêng phần Overclocking cho chích volte khá cao và khá nhiều tùy chỉnh (một điểm khác biệt rất lớn so với các dòng mainboard của J&W trước đây).


Phần IV: OVERCLOCKING.


J&W thật sự muốn khẳng định đẳng cấp của mình với sự ra đời của dòng mainboard cao cấp JW-X48D2-EXTREME. Các Pro Overclocker chính là nguồn cảm hứng để J&W tạo nên con “chiến mã” này. Nào chúng ta hãy xem sản phẩm cao cấp nhất hiện nay của J&W thể hiện đẳng cấp của mình như thế nào nhé.

Cấu hình thử nghiệm:

Motherboard JW-X48D2-EXTREME
CPU Intel Core2duo E8500 3,16GHz
2x1GB DDR2 Patriot PC6400
HDD WD Raptor 36GB
PSU Zippy 850W
CPU Cooler Thermalright Ultra 90



Sau một thời gian ngắn tìm hiểu về Bios của mobo này, tôi thấy khả năng Overclock E8500 @ 4GHz khá dễ dàng với mức FSB 421MHz / Vcore 1,4V. Test Orthos một tí để lấy kết wả.

orthos4ghz.jpg

Tôi chích Vcore là 1,4V sau khi đo thử thì Vdrop của main này khá ít. chỉ khoảng 0,01V

(đang up hình)

Để tìm giới hạn của mobo này với Intel Core2duo E8500, tôi hạ HSN của CPU xuống mức thấp nhất (x6) và giới hạn cuối cùng mà tôi đạt được đó là FSB 575MHz. Một con số không thật ấn tượng, một phần là do các CPU 45nn khá kén các dòng chipset mới từ P31 trở lên (FSB CPU 45nn OC trên chipsets P965 rất cao).


** Nhận xét: Mặc dù khả năng Overclock CPU 45nn không thật ấn tượng nhưng việc Overlock khá dễ dàng làm tôi rất hài lòng với mobo này, không cần tùy chỉnh nhiều mà JW-X48D2-EXTREME vẫn có thể nâng FSB lên con số 500MHz mà không cần phải tìm hiểu lâu.
 
Mobo JW-X48D2-EXTREME - Sản phẩm đỉnh cao đến từ J&W

Phần I: Giới Thiệu.


Trong thời gian gần đây, mọi người đã được biết đến khá nhiều các bài review trên mạng về những motherboard sử dụng Series Chipsets X48 mới nhất của Intel. Trong bài viết này, tôi xin trân trọng giới thiệu đến với các bạn một sản phẩm mainboard cao cấp đến từ một trong những nhà sản xuất motherboard hàng đầu thế giới J&W

JW-X48D2-EXTREME​


jwx48_01.jpg



Phần II: Motherboard JW-X48D2-EXTREME.


Khác với trước đây, lần này J&W đã tỏ ra rất quan tâm đến thiết kế bên ngoài cho các sản phẩm cao cấp của mình nhằm mục đích khẳng định thương hiệu vốn mới chỉ gia nhập vào thị trường Việt Nam chưa đầy 1 năm.

Chính vì thế, vỏ ngoài của JW-X48D2-EXTREME được khoác lên một màu đen nhung pha lẫn sắc đỏ trông rất chuyên nghiệp. Nổi bật trên 2 mặt lớn của vỏ hộp là biểu tượng logo “X4” đầy ý nghĩa. Thiết kế hộp khá to và có tay nắm để dễ dàng thuận tiện hơn trong việc di chuyển chỉ bằng 1 tay.

jwx48_03.jpg

Mặt chứa Logo X4 khoanh tròn được tạo thành một cái nắp đậy. Khi mở cái nắp hộp này ra, mọi người có thể nhìn thấy được đầy đủ thông tin chi tiết và cả Mainboard nữa. Thiết kế như vầy khá thuận tiện cho các nhà bán lẻ khi họ đem chưng bày sản phẩm.

jwx48_04.jpg

Các phụ kiện đi kèm được đựng trong một cái hộp màu đen mang tên TOOLKIT, tuy phụ kiện không thật sự đặc biệt nhưng về số lượng thì không tồi chút nào!

jwx48_05.jpg


jwx48_06.jpg


jwx48_07.jpg


Bắt đầu quan sát tới nhân vật chính xem nào. Mainboard JW-X48D2-EXTREME được đựng trong một cái hộp bằng nhựa trong suốt khá chắc chắn giống như các main cao cấp của Asus.

jwx48_08.jpg


Quan sát toàn cảnh mainboard, mọi người có thể thấy được sự thay đổi đáng kinh ngạc đến từ các Heatpipe tản nhiệt hầm hố cho Chipsets và Mosfet. Đây chính là thay đổi bên ngoài lớn nhất của J&W, họ đã trang bị cho sản phẩm con cưng của mình một bộ Heatpipe trông rất đồ sộ và thiết kế độc đáo. Thiết kế Heatpipe theo kiểu CiruPipe vòng tròn giống các dòng Mobo cao cấp của MSI cho hiệu năng tản nhiệt cao hơn.

jwx48_09.jpg

Toàn main đều sử dụng 100% tụ rắn chất lượng cao. Xung quanh khu vực CPU có 6 Phrase Power và Mosfet Digital giúp giảm Vdrop đáng kể. Việc bố trí nguồn 8-pin bị heatpipe của Mosfet che phủ gây nhiều khó khăn khi gắn dây nguồn 8-pin vào.

jwx48_10.jpg

JW-X48D2-EXTREME được trang bị 4 khe Ram DDR2 support 667/800/1066/1200 MHz (OC) với tổng dung lượng tối đa 8GB

jwx48_12.jpg

2 PCIe x16 2.0 support ATI CrossfireX, 3PCI x1, 2 PCI thường.

jwx48_13.jpg

Một điểm khá đặc biệt, mobo này sử dụng tới 2 Chip PLL điều khiển xung. Trong đó chip PLL bên trái trong hình dưới điều khiển xung CPU, còn chip PLL kia thì không xác định được là điều khiển cái gì. Hiện tại chưa có chương trình nào có thể điều khiển được mấy họ ICS mới ra này.

jwx48_14.jpg

JW-X48D2-EXTREME tích hợp chip Sound Realtek ALC888 và 2 chip Lan Marvell, chip JMiron SATA và ATA.

jwx48_15.jpg

Hỗ trợ 6 cổng USB trên main.

jwx48_16.jpg

Back panel nổi bật với Dual Lan Gigabit, 2 port eSATA, 6xUSB, 1 iEEE 1394, ... không có cổng mouse PS2 và một nút nhấn clear Bios khá thuận tiện cho các OCer thích vọc nhiều.

jwx48_17.jpg


Sau đây là thông số kỹ thuật của JW-X48D2-EXTREME.

specs.jpg


** Nhận xét:

- Tuy có một dàn heatsink đồ sộ và rất đẹp mắt nhưng do việc thiết kế dàn Heatsink quá cao khiến việc gắn một số loại CPU Cooler như Thermalright Ultima-90 / True 120 eXtreme ... là điều không thể thực hiện được.

- 100% tụ rắn được sử dụng giúp đảm bảo sự ổn định cho main khi Overclock.

- Ram DDR2 được sử dụng khiến giá thành của main giảm khá nhiều so với khi dùng DDR3.

- Main hỗ trợ khá nhiều cổng cao cấp như e-SATA, Dual Lan, iEEE 1394, SPIF. Có tới 3 nút nhấn Power/Reset/Clear CMos rất thuận tiện cho việc thử nghiệm, test máy.
 
Re: PSU HuntKey TITAN 650 – Một góc nhìn mới



HK650TT14.jpg


HK650TT15.jpg
HK650TT16.jpg

Mạch Active PFC có diode cầu nắn điện được gắn tản nhiệt riêng bằng đồng thau, giúp diode hoạt động ổn định hơn khi phải gánh dòng tải lớn mà không lo nhiệt độ sẽ phá hủy nó. Cuộn dây (biến
áp) PFC được quấn giống như mạch EMI nhưng với 1 cuộn dây duy nhất có kích thước lớn hơn nhiều lần, như vậy mới nó mới có thể chịu được toàn bộ công suất của PSU khi hoạt động 100%. Mạch A.PFC trong PSU thật sự nó là một mạch tiền ổn áp cho toàn bộ bộ nguồn, điện áp cần cung cấp cho một mạch công suất thường nằm trong khoảng từ 300VDC đến 420VDC và nó cần có một sự ồn định nhất định không quá 5% giá trị chuẩn, nếu một PSU không có mạch PFC thì khi hoạt động trong dải điện áp 110~220VAC thì điện áp cung cấp cho tầng công suất sẽ là từ 170VDC~350VDC, sự thay đổi này quá lớn nên các PSU này bắt buộc phải sử dụng công tắt chuyển đổi điện áp đầu vào phù hợp với điện áp lưới.

Tụ lọc chính trong HuntKey được sử dụng với 2 tụ ghép song song cho giá trị dung lượng tương đương 500uF/400VDC với dung lượng tụ lớn sẽ giúp mạch PFC bù lại điện áp sụt giảm nhanh chóng khi có dòng tải lớn, ngoài ra nó còn giúp PSU duy trì hoạt động tiếp tục khi bị mất điện trong vòng 16ms với mức tải là 100%, điều này rất có lợi cho những ai đang sử dụng UPS cho hệ thống của mình.

HK650TT17.jpg

Tận dụng ưu thế tối đa của linh kiện tích hợp nên cấu tạo của mạch +5VSB rất đơn giản chỉ có IC TNY278PN cùng biến áp và vài linh kiện lẻ là đã có một mạch +5VSB hoàn chỉnh cho dòng điện cung cấp lên tới 3A. Khi có ít đi linh kiện rời bên ngoài thì mạch này có độ ổn định và tin cậy cao hơn các mạch dùng Mosfet với mạch kích rời.

HK650TT18.jpg


HK650TT20.jpg
HK650TT19.jpg

Sau một thời gian vắng bóng khá lâu công nghệ tạm gọi là 3 biến áp thẳng hàng với IC PWM nằm bên phần DC Out lại đang được khá nhiều hãng có tên tuổi dùng lại như FSP, CoolerMaster, AmacroX,…ưu điểm của công nghệ này là sẽ tạo ra các PSU có giá cạnh tranh hơn do mạch ít linh kiện và giá linh kiện cũng rẻ hơn rất nhiều.

Phần công suất sử dụng Transistor High Speed Switching 2SC3320 có dòng chịu đựng tối đa lên đến 15A, ngược lại với tầng công suất chính thì tầng PFC được ưu đãi hơn với cặp Mosfet 20N60C3 chịu được dòng tải khá lớn là 45A.

HK650TT22.jpg
HK650TT21.jpg

PSU Hunkey TITAN 650 có công suất cao với các đường điện cung cấp dòng liên tục khá cao như tổng dòng đường 12V có thể lên tới 71A hay 41A trong chế độ hoạt động liên tục. Để đảm đương được tất cả dòng tải này, HuntKey trang bị cho TITAN 650 toàn bộ các diode chính bằng loại diode có dòng tải 40A một “con”, giúp cho phần nắn điện (chỉnh lưu) này hoạt động mát và giảm thiểu rủi ro chết do quá dòng.

HK650TT23.jpg

Dòng điện DC chưa thể sử dụng được ngay vì nó còn chứa trong đó nhiều gợn nhiễu bất lợi phát sinh trong quá trình chuyển đổi năng lượng từ AC qua DC. Mạch lọc tại đầu ra cuối cùng này sẽ quyết định chất lượng dòng điện cung cấp cho thiết bị do vậy trong PSU này ta thấy nó cũng có các cuộn lọc với kích thước cuộn dây lớn cùng với tụ lọc có chất lượng tốt của hãng TEAPO.

HK650TT24.jpg
HK650TT25.jpg

Mạch bảo vệ và mạch điều khiển quạt (smart fan) được tích hợp chung trên một module, không dùng IC bảo vệ chuyên dùng của SITI hay Weltrend mà được thay thế bằng 3 IC khuyết đại tuyến tính AS339P. Ưu điểm cho TITAN 650 linh hoạt hơn trong việc mở rộng nhiều kênh, tích hợp thêm nhiều tính năng bảo vệ hơn nhưng nhược điểm của nó là phải sử dụng nhiều linh kiện rời bên ngoài.
Nhờ vậy, HuntKey đem đến cho người dùng một số tính năng bảo vệ như: Quá dòng trên từng đường điện, Quá áp hay thấp áp bảo vệ thiết bị khi PSU bị tăng điện áp quá mức, Quá tải cho toàn bộ PSU, Quá nhiệt đi kèm với mạch smart fan, Chạm tải PSU tự ngưng hoạt động để bảo vệ an toàn cho PSU,…Thật sự thì các tính năng bảo vệ này luôn hoạt động ẩn mặt, chỉ có tính năng điều khiển quạt thông minh theo nhiệt độ thì người dùng mới có cảm nhận được thông qua tốc độ quạt làm mát, còn lại các tính năng khác chỉ hoạt động khi có bất cứ hiện tượng nào bất thường xẩy ra cho PSU như đã nêu bên trên.

HK650TT26.jpg

Một số chi tiết tuy nhỏ nhưng cũng rất có giá trị để đánh giá một PSU đã thật sự tốt chưa. Trên các PSU chất lượng kém các đầu dây cáp khi hàn vào mạch chỉ đơn giản là các đầu dây bình thường không hơn không kém, các PSU có chất lượng tốt hơn như TITAN 650 các đầu dây này được bấm chung lại với nhau, đầu bấm này lại có ngàm bấu vào mạch in khi được cắm vào lỗ chân hàn trên mạch trước khi được hàn chắc chắn bằng thiết hàn – việc này giúp cho các đầu dây bán chắc chắn trên mạch, chống lại được hiện tượng rạn chân hàn qua một thời gian sử dụng dài dưới nhiệt độ cao và dòng tải lớn.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT DANH ĐỊNH CỦA TITAN 650


HK650TT27.jpg

PSU HuntKey TITAN 650 (HK650-52EP) sản xuất phù hợp với 2 tiêu chuẩn ATX ver 2.2 và EPS ver 2.91. Tính năng A.PFC cho phép PSU hoạt động tốt với điện áp 110.220VAC với sự thay đổi điện áp trong dải từ 90~264VAC. Cung cấp cho phụ tải tới 4 đường +12VDC với công suất tối đa của mỗi đường là 18A, tổng công suất hiệu dụng là 41A tương đương 492W. Đường +5VDC vẫn còn được duy trì với mức công suất khá cao lên tới 30A và đường +3.3VDC cũng có một công suất tương đương là 24A, tổng công suất hiệu dụng của 2 đường này tối đa có thể khai thát được là 140W. Đường +5VSB tuy ít được người dùng chú ý nhưng TITAN 650 cũng hào phóng cung cấp tới 3A cho riêng đường này. Tất cả công suất đó đã cho TITAN 650 một nguồn năng lượng mạnh mẽ tới 650W.

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM​


HK650TTKQT.jpg

CÔNG SUẤT: Khi mức công suất của 2 đường +3.3V/+5V đạt mức công suất danh định là 140W thì PSU HuntKey TITAN 650 đạt công suất danh định là 650W với đường +12VDC có công suất lên tới 506W (42A) vượt hơn danh định 1A. Ở mức 100% công suất danh định bộ nguồn vẫn hoạt động ổn định, không những vậy nó còn có thể hoạt động tốt ở mức 110% công suất tức là tương đương với 720W, tại mức này dòng điện tại đường +12VDC lên tới 44.5A (541W), công suất 2 đường +3.3V/+5V cũng tăng tương ứng lên mức 166W. Công suất của nguồn cấp trước +5VSB cũng đạt mức 13.27W.

ĐIỆN ÁP: TITAN 650 ổ định điện áp đường +12VDC rất khá, điện áp trung bình luôn dược duy trì ở mức trung bình là 12.21V với sai số 1.8% so với điện áp chuẩn, năng lượng bù trừ cho đường +12VDC vẫn còn đủ khả năng hiệu chỉnh lên lại 12.16V khi gia tăng công suất lên mức 110%. 2 đường điện áp còn lại suy giảm nhẹ theo mức gia tăng của phụ tải, điện áp trung bình trên 2 đường này là 3.3V (0%) và 4.93V (-1.13%).

HIỆU SUẤT: Hiệu suất thấp nhất của TITAN là 77% khi ở mức công suất full load đã giúp nó đạt tiêu chuẩn ATX ver 2.2 và được coi là hiệu suất khuyên dùng (Recommended Minimum Efficiency) với chuẩn này. Nhưng với hiệu suất này nó chưa chính thức bước chân vào được “gia đình” 80Plus, ở các mức công suất thấp hơn 70% công suất danh định hiệu suất luôn duy trình trên 80%.

NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ỒN: Nhờ các phiếm tản nhiệt có diện tích lớn, quạt làm mát hiệu quả nên cả hệ thống tản nhiệt này đã giúp cho TITAN 650 có được một nhiệt độ hoạt động khá thấp so với mức công suất của nó, nhiệt độ chênh lệch so với nhiệt độ phòng thử chỉ ở mức 8.2 độ C, khi ở mức công suất cao nhất là 720W nhiệt độ cũng chỉ gia tăng được thêm 0.9 độ C. PSU hoạt động khá êm nhờ mạch điều khiển quạt hoạt động hiệu quả, kể cả khi ở mức tải nặng nền nhất độ ồn do quạt tạo ra vẫn dễ chấp nhận được.

HK650TT.jpg

ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Sau nhiều năm thăng trầm với thị trường nguồn công suất thật tại Việt Nam, PSU TITAN 650 qua các thử nghiệm cho ra một kết quả rất khả quan cho HuntKey với thị trường “khó tính” này. HuntKey đã chú trọng nhiều tới giá trị sử dụng cho người dùng, dòng TITAN có thiết kế đẹp, sử dụng linh kiện có chất lượng tốt, thiết kế mạch hợp lý đã tạo ra một sản phẩm có giá thành dễ chấp nhận được.

Với mức công suất thật đạt được là 650W cùng với một hệ số công suất an toàn cho người dùng lên tới 10%, trong đó phải kể đến đường +12VDC có dòng tải lên tới 42A, bộ nguồn này hầu như đã đáp ứng được hết các nhu cầu về năng lượng của các hệ thống máy tính hiện nay, kể cả các cấu hình máy tính cho các game thủ tầm trung với hệ thống đồ họa kép có các chip GPU dưới 8800 GTS. Tính năng bảo vệ đầy đủ giúp cho việc khai thác PSU TITAN 650 được an toàn và hiệu quả hơn, bạn không còn lo bộ nguồn bị quá tải hay quá nóng – cứ sử dụng, cứ nâng cấp hệ thống cho đến khi PSU này “kiệt sức”…thì thay bằng một TITAN khá có công suất lớn hơn.

Chất lượng điện áp duy trì thuộc loại tốt với đường 12V luôn duy trì ở trên mức chuẩn với sai số nhỏ hơn 2.83%. Hiệu suất, tuy chưa phải là một PSU có hiệu suất cao nhưng TITAN vẫn có một hiệu suất phù hợp với nhu cầu sử dụng cá nhân, thực tế cho thấy các máy tính cá nhân này luôn được tính toán với các thành phần linh kiện chỉ chiếm khoảng 80% công suất PSU một các liên tục nên việc tổn hao năng lượng chưa phải là một vấn đề nghiệm trọng với PSU này.

Giá bán hiện nay là 110 USD cho 1 PSU HuntKey TITAN 650, giá này khá cạnh tranh so với một số PSU có công suất và chất lượng tương đương, cùng với thời gian bảo hành lên tới 2 năm tạo sự an tâm hơn cho người dùng lâu dài.

ƯU:
- Công suất 650W.

- Hệ số công suất an toàn 10%.

- Thiết kế mẫu mã đẹp.

- Nhiệt độ hoạt động thấp.

- Hỗ trợ SLI và CrossFire với 2 đầu PCI-E 6pin.

KHUYẾT:
- Hiệu suất chỉ đạt 77% khi ở full load.

PSU HuntKey đang được bán tại các cửa hàng trên toàn quốc và được phân phối chính thức bởi:
- Công ty TNHH Kỹ thuật Tin học Nam Thành (SOHACO-NTC) - Số 52 Phố Vọng, Đống Đa, Hà Nội
- Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mai SOHACO (SOHACO-HB) - Số 8 đường Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Tp.HCM.

Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Hãng HuntKey và nhà cung ứng sản phẩm HuntKey tại Việt Nam.
 
PSU HuntKey TITAN 650
Một góc nhìn mới​


Tập đoàn HuntKey là một thương hiệu lớn tại Trung Quốc trong việc cung cấp các giải pháp năng lượng cho các hệ thống PC hay Server, nguồn điện cho TV, nguồn điện cho hệ thống viễn thông, adaptor, các bộ sạc điện và gia công các nguồn điện sử dụng vào các mục đích khác của khách hàng. Khả năng sản xuất của hãng được thể hiện qua việc HuntKey có thể thiết kế và sản xuất được các hệ thống nguồn điện có công suất từ 1W cho đến 250KW có chất lượng
tốt với giá cạnh tranh nhất. Nhờ vậy doanh số của hãng chỉ riêng tại thị trường Trung Quốc chiến vị trí số 1 với 46.14% thị phần trong năm 2007 (nguồn http://zdc.zol.com.cn/49/498899.html). Mức độ phong phú của sản phẩm làm ra từ HuntKey cũng không phải là con số nhỏ, chỉ riêng PSU dành cho PC đã lên tới hơn 46 mẫu khác nhau bao trùm lên các dòng chính như V-Power, TITAN, DH Power, Green Star,…cũng đã chứng minh phần nào năng lực của hãng này.

Tại thị trường Việt Nam, HuntKey không phải là một thương hiệu mới nó có đã có mặt từ năm 2003 và rất được ưa chuộng tại thị trường miền Bắc, tuy nhiên với các năm gần đây thương hiệu này bị phai màu trong lòng người tiêu dùng bởi chất lượng được đánh giá chưa cao so với các “đàn em” mới xuất hiện gần đây. Công bằng mà nói chính HuntKey cũng là “nạn nhân” bởi lòng tham của một số doanh nghiệp phân phối sản phẩm này trước đây bằng việc bán ra các PSU bị khai gian công suất bán với giá rẻ đáp ứng được tâm lý người tiêu dùng còn thiếu nhiều kiến thức về sản phẩm khó đo lường này. Có thể tham khảo thêm về thông tin các sản phẩm HuntKey chính hãng tại www.huntkey.com.vn để không mua phải hàng nhái kém chất lượng.

Năm 2007, thông qua nhà phân phối chính thức là Công ty TNHH Kỹ thuật Tin học Nam Thành (SOHACO-NTC) tại miền bắc và chi nhánh tập đoàn SOHACO tại miền nam (SOHACO-HB) thương hiệu HuntKey coi như được làm lại từ đầu với các cam kết đem lại cho người dùng các sản phẩm HuntKey đúng công suất thật, đúng với giá trị mà người dùng tiêu dùng bỏ ra nhằm khẳng định một tên tuổi lớn đến từ Trung Quốc. Để chứng minh cho điều này, hôm nay HuntKey giới thiệu tới các bạn dòng PSU TITAN với công suất 650W (HK650-52PEP), là một sản phẩm cao cấp với nhiều tính năng ưu việc cũng như hình thức được đầu tư một cách nghiêm túc hơn. PSU TITAN 650 sẽ giúp người dùng khó tính Việt Nam có được một góc nhìn mới cho thương hiệu HuntKey.

HK650TT1.jpg

Thiết kế hộp đựng sản phẩm đẹp và bắt mắt với dòng chữ TITAN nổi bật nhờ màu vàng lửa trên nền đen, bên trên chiếc hộp có tay xách khá tiện lợi cho người mua khi vận chuyển. Ngoài bộ nguồn ra bên trong đi kèm phụ kiện là sách hướng dẫn và dây cáp điện.

HK650TT2.jpg

HK650TT3.jpg

So với các dòng sản phẩm của Huntkey thì dòng TITAN có thiết kế mẫu mã tốt nhất, vỏ PSU làm bằng kim loại xi niken rất bóng và dưới ánh sáng mạnh hơi ửng lên màu nâu đỏ. Làm mát cho PSU bằng 1 quạt có kích thước 120mm, thổi gió nóng ra phía sau PSU qua một lớp lưới mắt cáo có hình ô vuông nhỏ. Không có công tắt chọn điện áp lưới phù hợp vì TITAN 650 đã được trang bị một tính năng điều chỉnh điện áp vào tự động đó là tính năng Active PFC.

HK650TT4.jpg

Lưới quạt có màu tương phản với vỏ PSU – màu trắng sáng – một phần lưới được cách điệu bằng các đường cong gợi cảm phần nào làm giảm đi sự nhàm chán thường thấy trên bộ phận này. Ngay chính giữa lưới nổi bật lên là hình logo HuntKey in nổi trên một vòng kim loại màu bạc làm cho TITAN 650 thêm phần giá trị.

HK650TT5.jpg

Phía trước, vỏ PSU không hoàn toàn kín mà nó được khoét thêm các rãnh nhỏ giúp việc làm mát cho các linh kiện được hiệu quả hơn khi khối không khí nóng trong kẹt này được thoát ra một các dễ dàng. Dây cáp điện không được bọc lưới tất cả nên việc cần có thêm một vòng đệm tại vỏ PSU rất cần thiết, giúp cho bó cáp này an toàn hơn, không bị phần vỏ làm trầy xước.

HK650TT6.jpg
HK650TT7.jpg

Có thể nói đây chưa phải là một PSU đỉnh của HuntKey, tuy rằng có rất nhiều chi tiết thiết kế khá tiến bộ nhưng còn một vài điểm chưa thật sự làm hài lòng người viết như chỉ có cáp chính 24pin mới được bọc dây lưới còn lại là để trần. Bù lại, khi cầm bó cáp này trên tay ta có cảm giác chắc tay hơn do HuntKey lại khá chú trọng đến chất lượng truyền dẫn điện nên nó trang bị hầu hết các đường điện chính bằng loại cáp có tiết diện lớn 16 AWG.

HK650TT9.jpg

HK650TT8.jpg

Bên trong, che khuất hết tầm nhìn của bản mạch và linh kiện là các phiến tản nhiệt bao phủ bên trên chiếm diện tích khá lớn nhằm tận dụng tối đa “sức gió” từ quạt thổi xuống. Các thành phần không thể gắn tản nhiệt được như tụ, cuộn lọc và biến áp được để lộ ra giúp nó tự làm mát tốt hơn. Diện tích bo mạch PSU cũng không nhỏ, nó kéo dài gần như đụng vào lớp lưới phía sau.

HK650TT10.jpg

Quạt làm mát được coi là một yếu tố quan trọng trong các PSU có chất lượng và công suất cao, nó giúp các linh kiện đủ mát để làm việc với cường độ cao như lại không quá ồn làm người dùng khó chịu, nên việc chọn một quạt làm mát đủ tin cậy cho PSU thường được các hãng này rất quan tâm và mỗi thương hiệu nguồn lại chọn cho mình một nhà cung cấp quạt uy tín riêng. HuntKey TITAN 650 chọn XINRUILIAN (China) làm đối tác cung cấp quạt cho mình, với 14 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất quạt và tản nhiệt CPU.
XINRUILIAN đem đến cho PSU HuntKey một sức mạnh làm mát có công suất 2.76W, có tốc độ có thể đạt tới 2000 RPM với lưu lượng gió lên tới 76.9 CFM, độ ồn tối đa 38 dBA. Để tăng độ bền cho quạt và giảm đi việc bảo trì sao một thời gian sử dụng, quạt được trang bị bạc đạn (vòng bi) với trục bằng thép không rỉ.

HK650TT11.jpg

HK650TT12.jpg

Lại nói về tản nhiệt – một thành phần tất yếu quyết định sự sống của PSU. Tản nhiệt trong PSU HuntKey không phải là một khối đồng nhất mà nó bao gồm nhiều phiến tản nhiệt ghép lại việc này giúp HuntKey linh động hơn trong việc thiết kế và sản xuất, nếu PSU có nhiệt độ quá cao thì chỉ việc ghép thêm các phần tản nhiệt khác vào phiến tản nhiệt chính hoặc ngược lại tháo bớt ra nếu PSU đã quá mát. Hiệu quả tản nhiệt có thể rất tốt trong PSU này nhưng nó làm mất đi tính thẩm mỹ cần có nếu bạn là người quan tâm tuy nhiên người mua lại thường quan tâm nhiều hơn đến vẻ bề ngoài của PSU vì nó là cái được thể hiện ra ngoài và dễ dàng thấy được hơn là cái “đẹp” bên trong PSU.

Bản mạch được sử dụng là loại 2 mặt và được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn RoHS, do vậy TITAN 650 là một sản phẩm thân thiện với môi trường và người dùng.

HK650TT13.jpg

Mạch lọc chống nhiễu với cuộn dây có tiết diện lớn được quấn trên một lõi ferrite có độ từ cảm cao nhằm phản ứng nhanh nhậy với các xung nhiễu có tần số cao.
 
Back
Top