• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THÔNG TIN CHUNG CÔNG NGHỆ NĂM 2007

Status
Không mở trả lời sau này.
Thu hoạch trên dịch vụ nội dung

Chương trình “Deal or No Deal” lập kỉ lục về tỉ lệ tin nhắn bình chọn qua mạng SMS

Tổ chức nghiên cứu tiêu dùng về viễn thông và thị trường điện thoại lớn nhất thế giới - Telephia mới đây đưa ra bản báo cáo đầu tiên từ trước đến đến nay về mạng kinh doanh SMS. Theo số liệu được đưa ra, các nhà cung cấp điện thoại di động của Hoa Kỳ đạt doanh thu 237 triệu đôla (tương đương 32%) thu được từ dịch vụ nội dung.

Mạng kinh doanh SMS đưa ra các dịch vụ download như tải nhạc chuông, hay soạn tin nhắn để nhận lá bài tử vi...Doanh thu của riêng 2 dịch vụ này đạt 215 triệu đôla, chiếm 40% khối lượng doanh thu từ dịch vụ nội dung. Về dịch vụ gửi tin nhắn bình chọn hay dự thưởng tuy không đạt doanh thu bằng hai dịch vụ kể trên nhưng lại đạt tỉ lệ 47% khối lượng của cả mạng SMS.

Theo ông Kanishka Agarwal, phó chủ tịch truyền thông di động của Telephia cho biết: “Premium SMS chiếm 32% thị phần trên thị trường dịch vụ nội dung. Hơn thế, các nhà kinh doanh dịch vụ SMS đã đạt được vượt mức tiêu chuẩn về số lượng tin nhắn bình bầu, vượt trên cả chương trình dẫn đầu về tỉ lệ tin nhắn bình chọn “American Idol”. Họ đang đẩy mạnh hơn nữa thu hút khách hàng cho chiến dịch kinh doanh tin nhắn bình chọn và dự thưởng của mình.

Với chương trình “Deal or No Deal” của hãng truyền hình NBC, “cơn sốt” này đã đạt gần ½ số lượng và doanh thu cho tỉ lệ tin nhắn bình chọn của SMS trong quý một năm 2007.

Mobile Net
 
Kenya: Chuyển tiền bằng ĐTDĐ

Dán mắt vào chiếc điện thoại di động với tâm trạng vừa nghi ngờ vừa kinh ngạc, Paul Kangethe đọc đi đọc lại dòng tin nhắn anh vừa nhận được.

“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều này”, Kangethe nói về tin nhắn hướng dẫn anh vào một shop ĐTDĐ gần nhất để nhận khoản tiền mà người anh rể gửi cách đây chỉ ít phút.

Kangethe là một trong hơn 65.000 người đăng ký sử dụng M-Pesa, hệ thống chuyển tiền di động của Safaricom, nhà điều hành dịch vụ di động hàng đầu Kenya. Hệ thống này cho phép mọi người dùng ĐTDĐ để gửi và nhận tiền. Kenya là nước đầu tiên của châu Phi áp dụng công nghệ này.

“Trước đây, khi anh ấy gửi tiền cho tôi, anh ấy gửi qua bưu điện và phải mất 3 ngày mới nhận được”, Kangethe, 35 tuổi, nhớ lại.

Từ các dịch vụ hẹn hò đến chứng khoán, ĐTDĐ đang thay đổi bộ mặt của Kenya. Dịch vụ mới nhất này đang buộc các ngân hàng phải đánh giá lại hệ thống phân phối của họ đến với các cư dân vùng nông thôn xa xôi.

Hơn 60% người Kenya có các giao dịch với ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, nhưng theo số liệu của Financial Sector Deepening Kenya (FSDK), có 38% dân cư - chủ yếu sống ở vùng sâu vùng xa – không hề biết đến ngân hàng.

Tuy nhiên, hơn 50% dân số ở đây có ĐTDĐ, mang lại một phương tiện mới cho các dịch vụ ngân hàng và tài chính.

“Cung cấp dịch vụ mới, chúng tôi đã mang ngân hàng đến với những người “phi ngân hàng”, Les Bailllie, Giám đốc tài chính của Safaricom nói.

Người dùng M-Pesa có thể gửi số tiền lên đến 35.000 Shilling Kenya (tương đương 525 USD hay 390 euro) cho mỗi lần giao dịch và giữ 50.000 Shilling Kenya trong “tài khoản ảo” cho lần sử dụng tiếp theo.

Để dùng dịch vụ này, người gửi sẽ gửi quỹ vào một cửa hàng Safaricom để chuyển đổi số quỹ đó thành “số tiền di động”, được chuyển sang cho người nhận bằng tin nhắn. Sau đó, người nhận sẽ rút “số tiền di động” trên bằng tiền mặt tại một cửa hàng khác của Safaricom. Phí gửi và rút tiền là 170 shilling (2,55 USD).

Các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền truyền thống – như ngân hàng, Western Union hoặc tập đoàn bưu điện Kenya Postbank – ;luôn thu mức phí chuyển tiền là 10% số tiền gửi.

“Phần lớn người Kenya, khoảng 86%, gửi tiền qua bạn bè, gia đình hoặc các lái xe”, Caroline Pulver của FSDK, giải thích. Tuy nhiên, “phương thức gửi trên không an toàn lắm”, bà giải thích.

M-Pesa đã chứng tỏ dịch vụ của hãng không chỉ an toàn, nhanh và hiệu quả - người dùng luôn phải khai báo mã bí mật khi rút quỹ - mà còn đơn giản.

“Tôi thường gửi tiền qua ngân hàng, nhưng có quá nhiều thủ tục rất mất thời gian. Hơn nữa gia đình tôi phải đi một quãng đường xa để đến được ngân hàng. Còn ĐTDĐ thì có ở khắp mọi nơi”, Zackayo Masinga, một thương nhân nhỏ sống ở thủ đô Kenya, nói.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều bị M-Pesa chinh phục. Nhiều người vẫn nghi ngờ vào công nghệ đặc biệt tại những nơi có mức sống nghèo. Nhưng với hơn 1000 người mới đăng ký dịch vụ mỗi ngày, Safaricom tự tin để “dấn thân” với Vodafone, hãng sở hữu 35% thị trường viễn thông Kenya, để giới thiệu dịch vụ chuyển tiền quốc tế đến Vương quốc Anh.

“Bạn sẽ nhìn thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều của dịch vụ này tại những khu vực mới nổi”, Baillie nói, nêu bằng chứng về những dịch vụ tương tự đang được triển khai tại Philippine.

Nhưng các chuyên gia khẳng định những công nghệ sáng tạo này sẽ không chỉ nở rộ tại các nền kinh tế đang phát triển.

“Nó sẽ không dừng lại ở Kenya hay châu Phi, dịch vụ này sẽ mở rộng toàn thế giới”, Pulver của FSDK nói.

ICTNews
 
‘Dế’ của trẻ em làm hàng không Nhật lo lắng

Kỳ nghỉ hè đến làm các hãng hàng không dấy lên mối lo ngại trẻ em mang ĐTDĐ và các thiết bị kỹ thuật số lên máy bay.

Điện thoại di động, bộ máy chơi game và các thiết bị khác mang lên máy bay có thể làm nhiễu các hệ thống định vị hàng không. Các hãng hàng không đặc biệt quan ngại điện thoại di động của trẻ em, loại có chức năng ngăn ngừa tội phạm có thể tự động khởi động lại điện thoại.

Vào tháng Ba năm ngoái, NTT DoCoMo đã giới thiệu điện thoại Kids Keitai - điện thoại di động dành cho trẻ em gắn bên trong hệ thống định vị toàn cầu cho phép thiết bị cầm tay gửi e-mail hoặc truyền tín hiệu nhắc nhở phụ huynh vị trí của con cái mình ở đâu.

Khoảng 390.000 sản phẩm này đã được bán ra thị trường tính đến tháng Tư năm nay. Hãng di động KDDI cũng đã giới thiệu các mẫu điện thoại tương tự cùng chức năng như điện thoại của NTT DoCoMo

Với số hành khách trẻ dự tính sẽ tăng trong suốt kỳ nghỉ hè, các hãng hàng không đang lên kế hoạch với một loạt các giải pháp khác nhau để cảnh báo hành khách sử dụng những thiết bị như thế. Mặc dù chức năng ngăn ngừa tội phạm trong điện thoại di động của trẻ em có thể ngưng hoạt động bằng việc cài đặt mã số nhưng nhiều hành khách lên máy bay tắt điện thoại mà quên không làm như vậy. Điều đó có nghĩa, điện thoại di động có thể khởi động lại máy trong suốt chuyến bay.

Hãng hàng không All Nippon Airways (ANA)đã kêu gọi hành khách tắt chức năng này và từ tháng Bảy năm ngoái đã treo các áp phích hướng dẫn hành khách tắt máy như thế nào là an toàn cho chuyến bay. Song nhiều hành khách đã quên mã số của họ nên không thể tắt điện thoại ngay tại cửa lên máy bay.

Do đó, ANA và Japan Airlines đã phải tổ chức các cuộc đàm phán với các công ty điện thoại về vấn đề này và hiện nay, trên máy bay có các công cụ cho phép tháo rời pin điện thoại, vì vậy điện thoại di động tắt mà không cần phải nhớ mã số.

ANA nói điện thoại di động chưa gây ra sự cố nghiêm trọng nào cho đến nay song một quan chức của hãng nói nếu hành khách không biết tắt điện thoại như thế nào thì nên hỏi nhân viên hoặc chú ý hướng dẫn trên chuyến bay.

Máy chơi game mới nhất như Nintendo DS và PlayStation của Sony cũng là những nguồn tiềm ẩn gây rắc rối cho các hãng hàng không vì chúng được trang bị với các thiết bị truyền thông không dây để chơi game trực tuyến.

ICTNews
 
Thông tin Mobile cập nhật 12/06/07

Hôm nay 12/06/2007 những tin tức mới về mobile sẽ được cập nhật nóng hổi tại chủ đề này,anh em bớt chút thời gian để cùng nhau chia sẻ thông tin,làm giàu tri thức:D

WWDC 2007: Vén màn bí mật

Một trong những sự kiện được trông đợi nhất của năm cũng đã chính thức được bắt đầu. WWDC 2007 là cơ hội để cho Apple vén tấm màn bí mật xung quanh những sản phẩm của hãng, đặc biệt là chiếc iPhone nổi tiếng.

Các nhà phát triển phần mềm bên thứ 3 có thể tạo ra những ứng dụng web 2.0 được sử dụng trên dòng điện thoại di động iPhone sắp ra mắt của Apple.

Đó là lời khẳng định của Steve Jobs vào ngày hôm qua, 11/6, trong bài phát biểu quen thuộc mở màn Hội thảo các nhà phát triển toàn cầu WWDC của vị Giám đốc điều hành này.

14-3.jpg

Jobs khẳng định rằng các nhà phát triển có thể tạo ra những ứng dụng từ việc thực hiện các cuộc gọi, gửi e-mail hay một số tính năng khác.

iPhone là sự kết hợp của một chiếc điện thoại di động, trình duyệt web và một chiếc máy nghe nhạc kỹ thuật số, xem video. iPhone sẽ chính thức được phát hành vào ngày 29/6 tới đây.

Các nhà phát triển sẽ tạo ra các ứng dụng cho iPhone bằng cách sử dụng các công cụ lập trình web 2.0 như Ajax (Asynchronous JavaScript và XML), hoặc khai thác sức mạnh của trình duyệt web Safari được tích hợp trong iPhone. Và dĩ nhiên, những ứng dụng này không phải cần đến một bộ phần mềm đặc biệt nào để có thể thực thi.

15-2.jpg

Thông báo này là những lời cuối cùng trong bài phát biểu kéo dài 90 phút của Steve Jobs tại WWDC. Steve Jobs dành phần lớn thời gian để nói về hệ điều hành OS X mới, phiên bản 10.5 hay còn được biết tới với tên mã là Leopard. Jobs đã nêu bật 10 trong số 300 tính năng mới của Leopard. Hệ điều hành này dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 10 tới đây với giá bán lẻ là 129 USD.

Bên cạnh đó, Apple cũng đã nâng cấp trình duyệt web Safari 3.0 cho phép trình duyệt này có thể chạy trên Windows Vista và Windows XP. Trong ngày hôm qua, Apple đã phát hành bản beta của Safaricho Mac OS X và Windows.

16-2.jpg

Động thái này chính là bài học mà Apple rút ra được từ việc đưa cửa hàng âm nhạc trực tuyến iTunes lên Windows. Safari hiện chiếm 5% thị phần trình duyệt web, trong khi đó, Windows thống trị với 78% thị phần và trình duyệt nguồn mở Firefox cũng có tới 15%. Với việc cho phép Safari chạy trên Windows, Jobs hy vọng có thể mở rộng thị phần của trình duyệt này.

Đã có không ít tiếng trầm trồ thán phục lẫn ngạc nhiên xuất hiện giữa 5.000 khán giả ngồi nghe như nuốt lấy từng lời của Steve Jobs khi ông trình diễn những tính năng mới của hệ điều hành Leopard. Có lẽ gây ấn tượng nhất là Stacks. Để giảm sự lộn xộn trên desktop, Stacks có thể "giấu" các biểu tượng ứng dụng đằng sau những biểu tượng chính ở góc dưới màn hình. Kích chuột vào một trong những biểu tượng này, thông tin về ứng dụng này sẽ được hiện ra.

Jobs cho biết Leopard sẽ chạy các ứng dụng 32 bit và 64 bit đồng thời.

Ông cũng đã trình diễn một tính năng mới của Leopard có tên "Core Flow". Tính năng này cho phép hình ảnh của các file có thể trượt nhanh qua màn hình, cho phép người dùng lựa chọn hình ảnh mà họ muốn, kích chuột và mở file này trong chế độ toàn màn hình.

17-3.jpg

Core Flow - một tính năng duyệt file nổi tiếng trên iTunes

Tháng 4 vừa qua, Apple đã công bố sẽ hoãn phát hành hệ điều hành Leopard cho tới tháng 10 để hãng có thể tập trung hơn vào việc phát triển và cho ra mắt iPhone.

- Thông tin dành cho game thủ: EA sẽ trở lại với Mac. Bing Gordon, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc sáng tạo EA, cho biết bắt đầu từ tháng 7 tới đây, EA sẽ cho ra mắt 4 tựa game chạy trên hệ điều hành OS X. Đó là Command and Conquer 3, Battlefield 2142, Need for Speed Carbon và Harry Potter and the Order of the Phoenix.

- Nam diễn viên hài John Hodgman - người vào vai PC trong series quảng cáo của Apple - đã xuất hiện trong một video mở màn cho WWDC với hình ảnh quen thuộc của Steve Jobs: chiếc quần bò đơn giản, chiếc áo pull đen cao cổ và một đôi kính.

18-3.jpg


Scott Forstall - Phó chủ tịch phụ trách phần mềm iPhone - đang trình diễn cách các ứng dụng chạy bên trong trình duyệt Safari

19-3.jpg


Tốc độ tải của Safari đã tăng gấp đôi

20-3.jpg


Mỗi người tham gia WWDC đều được tặng một bản beta của Leopard​

Q (24H.COM.VN)
 
Blank - Một concept phone mới

Với cái tên rất khác lạ, Blank (theo tiếng Anh có nghĩa là trống không), model concept phone này chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm của người sử dụng yêu thích những thiết bị high-tech.

Blank được sản xuất bởi Chris Kujawski. Điểm đặc biệt của nó là toàn bộ thân trước máy được trang bị màn hình OLED. Tương tự như iPhone và LG Prada, màn tinh thể lỏng LCD này khác biệt ở chỗ toàn bộ phần bàn phím thay vì những phím bấm thông thường sẽ được cảm ứng hóa.

Theo nhà thiết kế, việc sử dụng màn cảm ứng Organic Light Emitting Diode (OLED) của BLANK phải dựa vào nguyên tắc: thiết bị mà bạn đang cầm trên tay phản ánh chính xác cá tính của bạn cũng như bộ trang phục mà bạn đang mặc, chiếc xe mà bạn đang đi và âm nhạc mà bạn ưa thích. Chính vì thế mà mặc dù giành được sự quan tâm của người sử dụng, nhưng không phải ai cũng có thể là chủ sở hữu tuyệt vời của Blank.

21-3.jpg

22-2.jpg

Với “bàn phím” cảm ứng được gói gọn trên mặt trước của thân máy, bạn có thể tự do thể hiện những con số mà mình muốn chỉ bằng thao tác download số nhanh chóng và hiện đại. Thậm chí, bạn cũng có thể tạo skin cho màn cảm ứng này để trông nó “đời thường” hơn.

A.T (24H.COM.VN)
 
Bất ngờ với Panasonic P904i

Chỉ bằng việc làm nghiêng thiết bị theo phương nhất định, những ứng dụng được cài đặt trước sẽ tự động hiện ra.

Hãng NTT DoCoMo vừa cho ra mắt ĐTDĐ Panasonic P904i mới tại Nhật Bản với vẻ đẹp nhẹ nhàng. Panasonic P904i là có kiểu dáng trang nhã, thanh thoát với màn hình WQVGA 2,8 inch độ phân giải (240×400px) với tỷ lệ độ tương phản 1000:1.

Như mọi ĐTDĐ kỹ thuật cao, P904i có máy ảnh 3.2MP, quá tuyệt để bạn chụp những tấm hình chất lượng cao. Ngoài ra, còn một camera phụ nữa, khe cắm thẻ microSD, nghe nhạc WMA, màn hình OLED thứ hai 0,8 inch. P904i có kích thước 102×49×17.9mm, nặng 115g và có tích hợp Bluetooth.

Điều thú vị nhất về Panasonic P904i là chuyển động cảm ứng (motion-sensitive) của máy. Chỉ bằng việc làm nghiêng thiết bị theo phương nhất định, những ứng dụng được cài đặt trước sẽ tự động hiện ra. Hơn nữa, bạn có thể xem menu và những ứng dụng khác bằng việc vẫy ngón tay trước camera.

23-2.jpg

24-2.jpg

Nghiêng máy - Lắc nhẹ máy - Khua nhẹ ngón tay trước màn hình
Với P904i bạn có thể nói chuyện liên tục 170 phút và thời gian chờ của pin là 630h. P904i có rất nhiều màu, màu bạch kim, xanh đen, hồng, xám nhạt. Hiện nay, Panasonic P904i chỉ có bán taị thị trường Nhật, điều này sẽ làm nhiều người tiếc ngẩn ngơ vì bị hạn chế cơ hội được dùng sản phẩm độc đáo này.

Hồng Diệp
 
Những hình ảnh về Nokia Luna

Những hình ảnh về Nokia Luna

Nokia 8600 mang tên Luna "mượn" một vài nét thiết kế của phiên bản 8800 đã có mặt trên thị trường. Điện thoại có tấm kính màu khói che các phím bấm chứ không phải là tấm kim loại.


n1.jpg


n2.jpg


n3.jpg


n4.jpg


L.C
 
Chạy đua cung cấp dịch vụ viễn thông tại khu đô thị mới

Các mạng điện thoại cố định của EVN, Viettel, VNPT đều muốn giành thị phần tại khu đô thị mới, nhà chung cư cao tầng ở Hà Nội.

Cuộc chiến không khoan nhượng

Không như trước, các chủ đầu tư xây dựng các toà nhà thường phải đến “nhờ” các nhà cung cấp dịch vụ xây dựng mạng viễn thông trong chung cư, khu đô thị mới. Hiện nay, việc xây dựng này đã trở thành cuộc chạy đua giữa VNPT, Viettel, EVN.

Theo một nhân viên phát triển dịch vụ viễn thông, chuyên đi đàm phán, ký kết với các công ty xây dựng, để chen chân vào các khu đô thị mới, nhà cao tầng, các mạng phải chi tiền “lót tay” một lần và “hoa hồng” doanh thu tháng cho các chủ xây dựng. Nhiều công ty đòi mức hoa hồng là 10% trên số doanh thu dịch vụ viễn thông của tháng đó trong toà nhà. Ngoài ra, trước khi được ký hợp đồng, viễn thông buộc phải có những khoản tiền gọi là chi “quan hệ” nhất định.

Công nhân Công ty Điện thoại Hà Nội kiểm tra đầu dây thuê bao tủ phân cáp. Ảnh: Đức Anh
Cho đến bây giờ, Bưu điện Hà Nội (BĐHN) vẫn còn cảm thấy “đau” khi bị “thua” Viettel trong việc giành quyền cung cấp dịch vụ tại khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính. Theo ông Bùi Văn Lực, Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh BĐHN, lúc đó khách hàng yêu cầu được sử dụng lại số điện thoại cũ, nhân viên BĐHN đến lắp đặt nhưng không được Viettel đồng ý.

Khi BĐHN yêu cầu được sử dụng chung cơ sở hạ tầng tại đây, Viettel cũng đặt “yêu sách” ngược lại: tất cả các khu chung cư, đô thị mới ở HN, BĐHN đều phải “mở cửa” cho Viettel. Tất nhiên là BĐHN không chấp nhận yêu cầu này.

Sau đó, BĐHN lắp đặt các cột sóng của CityPhone, bắn vào các toà nhà, nhưng hiệu quả của việc này không cao. Tính đến hết quý I/2007, BĐHN đã đầu tư hơn 70 tỷ đồng cho mạng viễn thông tại hơn 100 khu chung cư cao tầng, khu đô thị mới. Hiện tại đã phát triển được 15.000 thuê bao. Tuy chỉ chiếm gần 2% trong tổng số thuê bao trên toàn TP.HN (TP.HN hiện có 900.000 thuê bao), nhưng doanh thu lại hứa hẹn rất nhiều. Vì doanh thu bình quân mỗi thuê bao tại đây cao hơn từ 1,5 đến 2 lần bình quân chung. Điều này cũng lý giải vì sao EVN, Viettel và VNPT đều coi khu đô thị mới, chung cư cao tầng là “khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược”.

Theo thống kê, hiện tại Viettel đã cung cấp tại 27 khu chung cư, nhà cao tầng, với khoảng 20.000 thuê bao. Viettel cũng đã ký hợp đồng với 26 nhà chung cư, khu đô thị mới, tiếp tục lắp đặt thiết bị. Ông Lê Hữu Hiền, Phó Giám đốc phát triển mạng lưới Viettel Telecom cho biết: “Viettel Telecom luôn coi khách hàng tại khu vực này là khách hàng tiềm năng, không phải vì doanh thu, mà đây là những khu vực mới, chưa có nhà cung cấp nên dễ hơn”.

EVN thực hiện chính sách “mạnh tay” hơn, khi tiếp cận các khu văn phòng đắt tiền tại nội thành HN và cũng có chiến lược “độc” hơn với thế mạnh là “độc quyền” nguồn điện. Thường khi xây dựng cơ sở hạ tầng điện lực trong các toà nhà, EVN “gài” luôn vào hệ thống cáp viễn thông, và bắt buộc nhà đầu tư xây dựng phải sử dụng. Mặt khác, EVN còn “biếu” hẳn cả một trạm biến áp (trị giá mỗi trạm biến áp hàng tỷ đồng) cho khu chung cư, khu đô thị mới. Tất nhiên, nhà đầu tư phải sử dụng các dịch vụ viễn thông do EVN cung cấp. “Độc chiêu” này của EVN buộc BĐHN và Viettel đứng “chầu rìa” nhiều nơi.

Quyết không chịu thua, Viettel tiếp cận nhà đầu tư và thoả thuận sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận hàng tháng trên cơ sở doanh thu thực của khu chung cư, đô thị mới đó. Thêm vào đó, Viettel cùng mở rộng cửa khi cho nhân viên quản lý khu đô thị, chung cư là nhân viên chăm sóc khách hàng tại đây. Nhờ vậy, Viettel lấy lại thị phần tại đây. Nhưng khốn nỗi, khi tiếp cận được nhà đầu tư, EVN lại không cung cấp điện cho hệ thống tổng đài! Vì vậy, theo Viettel, phải “chơi thân” với anh điện lực thì mới ăn thua.

Bỏ ngỏ quyền lợi khách hàng?


Thường trong các đợt khuyến mãi, khách hàng đến với BĐHN nhiều hơn. Nhưng khi họ mong muốn được lắp đặt các dịch vụ điện thoại cố định, fax, Internet… lại đều bị từ chối.

Khách hàng bức xúc, phản ánh lên lãnh đạo BĐHN, lãnh đạo cho kiểm tra, thì tất cả những khách hàng đó đều ở những khu chung cư mới như Trung Hoà, Nhân Chính, Nam Trung Yên, Mỹ Đình 1… Viettel, EVN đã “đặt” chỗ trước hệ thống hạ tầng.

Chị Hà ở toà nhà M3 Nguyễn Chí Thanh cho biết, “tôi chuyển nhà đến đây, rất muốn dùng mạng cố định của BĐHN vì đã quen thuộc từ lâu, nhưng không được. Theo chủ quản lý toà nhà này thì hệ thống mạng đã được Viettel lắp đặt từ trước…”

Ông Thuần ở khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính cũng nói: “Tôi nghe tin BĐHN khuyến mại Internet, ra đại lý để đăng ký thì họ từ chối. Vì theo họ, ở đó, BĐHN không thể lắp đặt được…”. Tại toà tháp đôi Vincom, trước đây là nơi EVN “độc diễn”, một nhân viên làm việc cho công ty nước ngoài bức xúc: “Văn phòng Công ty chuyển đến đây, muốn chuyển điện thoại lấy số cũ không được, vì họ nói ở đây chỉ sử dụng mạng của EVN. Mạng lại “bập bõm” lúc được lúc không. Sau đó chúng tôi phải kêu lên Ban quản lý toà nhà, họ mới yêu cầu BĐHN đến triển khai dịch vụ…”.

Những ý kiến nêu trên của khách hàng cho thấy, quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông tại các khu chung cư, khu đô thị mới, toà nhà văn phòng... vẫn chưa được bảo đảm. Việc các doanh nghiệp cạnh tranh cung cấp dịch vụ là điều bình thường. Nhưng vì cạnh tranh mà động đến quyền lợi khách hàng là điều cần tránh đặc biệt là quyền được lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ.

Vì vậy, hơn lúc nào hết, yêu cầu sử dụng chung cơ sở hạ tầng để bảo đảm quyền lựa chọn của khách hàng tại các khu đô thị chung cư mới cần được đặt ra một cách nghiêm túc, đòi hỏi cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước phải nhanh chóng ngồi lại với nhau.

ICTNews
 
iPhone thay đổi so với thiết kế ban đầu

Theo phiên bản mới giới thiệu cho các hãng viễn thông tại Mỹ, iPhone sẽ có những nét khác so với mẫu mà ông Steve Jobs, Giám đốc điều hành của Apple, mang tới hội nghị Mac World Expo đầu năm nay.

25-2.jpg

iPhone vẫn giữ nguyên màn hình lớn. Ảnh: Mobilewhack.

Những nét cơ bản nhất của iPhone vẫn được giữ nguyên như màn hình cảm ứng chiếm toàn bộ diện tích bề mặt. Thân máy lớn nhưng mỏng. Tuy nhiên, một số chi tiết phụ bên sườn bị thay đổi đôi chút, giao diện người dùng cũng không giống như đã quảng cáo.

Trước hết, phím kích hoạt nhanh Bluetooth bị chuyển từ sườn trái sang sườn phải và đặt ở ngay gần đỉnh máy. Phím Home cũng không nằm ở vị trí cũ, Nút duyệt Web thì bị chuyển thành Safari.

Font chữ không lớn và đậm như cũ. Màn hình cuộc gọi tới thì có cả status mạng Wi-Fi. Trong giao diện nghe nhạc iPod, các icon bị thay đổi. Bên cạnh đó, trong chế độ chụp hình, màu nền chuyển từ xám sang xanh đậm. Thêm nữa, các bức hình lưu trong bộ nhớ được đánh số thứ tự bên cạnh tên ảnh, nhưng khi mở bức ảnh đó ra thì số thứ tự không hiện lên nữa. Về tính năng giải trí, iPhone có thêm podcast.

26-3.jpg

Giao diện các ứng dụng trên iPhone. Ảnh: Silverspider.

Khi xem tin nhắn, người dùng chỉ xem được dòng chữ đầu tiên. Còn khi duyệt e-mail, tên người gửi đưa lên đầu tiên, rồi tới ngày sau đó mới là nội dung. Trên thanh bar, mail mới sẽ hiện lên cùng thời gian, mũi tên và số lượng tin nhắn nhận được trong hòm thư cũng không ở vị trí cũ. Những tin nhắn chưa được đọc thì đánh dấu bằng mũi tên quay ngược lại.

Kho nhạc chuông cũng có một vài giai điệu mới.

Tuy nhiên, Apple cho rằng những thay đổi nhỏ này không hề ảnh hưởng tới dự tính bán được 3 triệu bản trong ngày đầu ra mắt. Các chuyên gia thì cho rằng 3 triệu bản iPhone quả là một con số “hồ đồ” vì ngay cả máy chơi game nổi tiếng như Nintendo, Sony hay Xbox của Microsoft cũng chỉ bán được một nửa con số trên.

Đức Thanh (theo Mobilemag)
 
Thông tin mobile ngày 13/6/07

Tất cả các thông tin và sản phẩm mới về mobile sẽ đc cập nhật tại đây.


Viettel đã phủ sóng GPRS toàn quốc​

Từ ngày 25/5/2007, Viettel Mobile là mạng di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ GPRS trên toàn quốc tại tất cả các khu vực có sóng di động của mình - đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng.

Khác với các doanh nghiệp khác chủ yếu tập trung cung cấp dịch vụ ở các thành phố lớn và nhắm đến khách hàng có thu nhập cao, Viettel Mobile là doanh nghiệp đi đầu trong việc phổ cập các dịch vụ tương đối cao cấp tới mọi tầng lớp dân cư, dù họ ở thành phố hay nông thôn, miền núi với nhiều gói cước phù hợp với thu nhập của từng đối tượng khách hàng.

Đồng thời với việc cung cấp GPRS trên toàn quốc, Viettel Mobile cũng thực hiện việc giảm 25% mức cước sử dụng gói GPRS1, giảm 50% mức cước sử dụng gói GPRS2 đồng thời giới thiệu thêm gói cước GPRS3, cho phép khách hàng trả sau của Viettel Mobile sử dụng dịch vụ GPRS không hạn chế, với mức phí trọn gói là 200.000 đồng/tháng (thấp hơn gói tương tự của các nhà cung cấp dịch vụ khác tới hơn 30%). Gói cước GPRS3 này rất phù hợp với các doanh nhân, những người thường xuyên sử dụng di động như một công cụ để truy cập và kết nối internet ở mọi nơi. Riêng với dịch vụ MMS, Viettel Mobile cũng giảm tới 50% cước (chỉ còn 500 đồng/tin) và miễn phí toàn bộ cước dịch vụ này cho đến ngày 15/8/2007.

Tính đến nay, Viettel Mobile đã có trên 3500 trạm phát sóng - là mạng di động có mạng lưới và vùng phủ lớn nhất; trên 12 triệu thuê bao đăng ký trở thành mạng có tổng số thuê bao lớn nhất tại Việt Nam


Theo viettelmobile.
 
Last edited by a moderator:
Nokia kiện Qualcomm vi phạm bản quyền

Ngày 11/6, nhà cung cấp thiết bị viễn thông và di động Nokia tại Phần Lan tuyên bố khởi kiện tập đoàn Qualcomn ra tòa án liên bang Mỹ. Nokia cáo buộc Qualcomn đã sản xuất con chip dựa trên việc sử dụng các bằng sáng chế ứng dụng di động của Nokia, đặc biệt là ứng dụng con chíp cho sản xuất TV và điện thoại di động.

45-3.jpg

Tòa án bang Texas sẽ thụ lý vụ kiện tụng này. Nokia đã đưa ra toà án Texas các chứng nhận bản quyền tác giả về 6 bằng sáng chế ứng dụng công nghệ của mình có liên quan đến vụ việc.

Phía Nokia khẳng định, Qualcomm đã sử dụng bất hợp pháp hệ thống MediaFLO của họ về một khuôn dạng phần mềm và kỹ thuật phụ bên trong các chương trình truyền hình trên di động.

Ngoài ra, Nokia còn cho rằng Qualcomn đã “cố tình” vi phạm bản quyền ứng dụng BREW được sử dụng cho các chương trình cài đặt game trên điện thoại di động, cáo buộc Qualcomn đã dùng các bằng sáng chế tương ứng của họ trong suốt hai năm qua để thu lợi kinh doanh.

Trong một cuộc họp báo chính thức, nhà phân phối di động hàng đầu thế giới Nokia đã đưa ra lời yêu cầu “Qualcomn phải bồi thường thiệt hại cho những vi phạm của mình” đối với hãng Nokia, đồng thời phải thi hành lệnh của tòa án bang Texas không tiếp tục sử dụng các bằng sáng chế của Nokia.

Người đại diện cho Nokia tại Phần Lan nói: “Chúng tôi nghĩ rằng để phát triển hệ thống Media FLO hay làm cho BREW hoạt động tốt, Qualcomn cần phải truy nhập và sử dụng các bằng sáng chế tương tự như những phát minh của Nokia, nhưng họ phải giả tiền để mua nó chứ không phải là dùng bất hợp pháp”.

Cách đây hai năm, hai nhà cung cấp di động này cũng đã có những “đụng độ pháp lý nảy lửa với nhau” về việc ứng dụng công nghệ di động CDMA tiêu chuẩn. Cả Nokia và Qualcomn đều khẳng định mình là nhà phát minh công nghệ này mặc dù nó đã được ứng dụng từ lâu.

Theo nhận định của UMTS, công nghệ CDMA đóng vai trò quan trọng như tiêu chuẩn của điện thoại di động trong thập kỷ 90 (kỹ thuật điện thoại thế hệ thứ hai – 2G) và được sử dụng như một cơ sở để phát triển kỹ thuật điện thoại 3G. Chính vì lý do này mà cả Nokia và Qualcomn mới có những “tranh chấp” sở hữu công nghệ CDMA.

Ủy ban thương mại quốc tế (International Trade Commission) của Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo với Qualcomm vào tuần trước bằng việc ra lệnh cấm trên toàn nước Mỹ các mô hình điện thoại di động mới có trang bị với con chip của Nokia.

Phương Thúy (theo TV5monde, PDAfrance)
 
Các đại gia viễn thông tham dự Vietnam Comm 2007

Từ ngày 19 đến 22/9, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Triển lãm và Hội nghị Truyền thông Quốc tế 2007 (Vietnam Comm 07). Đây là sự kiện CNTT - viễn thông mang tầm cỡ quốc tế được tổ chức hàng năm tại Việt Nam.

46-3.jpg

Đại diện hãng France Telecom trả lời báo giới tại buổi họp báo về Vietnam Comm 07 diễn ra chiều 12/6.

Dự kiến sẽ có 150 tập đoàn, doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự Vietnam Comm 07 trên tổng diện tích lên tới 6.000 m2.

Triển lãm có sự tham gia của các công ty hàng đầu, trong nước có VNPT, Saigon Postel, Viettel, EVN Telecom... và các công ty nước ngoài là SK Telecom, France Telecom, NTT DoCoMo, UT Starcom, ZTE, Cisco, Nokia, Siemens.

Bên cạnh đó còn có các khu trưng bày quốc gia, như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó nhiều doanh nghiệp lần đầu đến với thị trường Việt Nam.

Theo Ban tổ chức, Vietnam Comm 07 là cơ hội để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đồng thời là cầu nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

Ngoài ra, Vietnam Comm 07 cũng sẽ tập trung những vấn đề nóng nhất đang được quan tâm của ngành CNTT và truyền thông của Việt Nam như cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực thông tin di động, điện thoại di động và các phương tiện truyền thông di động...

Đại diện của Ban tổ chức, ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Thông tin Bưu điện, VNPT, cho biết: “Dịch vụ viễn thông, IPTV, vô tuyến băng thông rộng, tích hợp dịch vụ CNTT, viễn thông sẽ được trình diễn. Chương trình hội nghị 2 ngày sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến lĩnh vực vô tuyến, CNTT; Mạng Thế hệ mới NGN; Các dịch vụ IPTV; các giải pháp B2B/B2C và G2B/G2C; thương mại điện tử, thương mại di động, công nghệ IP...”

Việt Nam hiện là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp CNTT - viễn thông. Trong những năm qua, ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao, khoảng 30% năm. Đến nay, Việt Nam có 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gồm VNPT, Viettel, Saigon Postel, EVN Telecom và Hanoi Telecom với khoảng 30 triệu thuê bao điện thoại. Trong đó, riêng VNPT đã có trên 20 triệu thuê bao.

Việt Nam có dân số trên 82 triệu, trong đó hơn 34% đang sử dụng các dịch vụ viễn thông và CNTT, mật độ thuê bao Internet đạt trên 12 triệu thuê bao/100 dân. Theo Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông và internet sẽ đạt khoảng 3,5 tỷ USD vào năm 2010. Như vậy, “đất” dành cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vẫn còn nhiều.

Thùy Linh
 
Nguy cơ rớt hạng của Motorola

Motorola hiện đang là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới nhưng vị trí này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những đối thủ tiềm năng hơn trong đó có Samsung.

Motorola giành được vị trí thứ hai này sau khi tung ra dòng máy RAZR (tính đến nay, hãng đã bán được hơn 50 triệu model này trên thị trường toàn cầu). Nhưng điều đáng buồn là thời hoàng kim của RAZR đã nhạt nhòa mà Motorola vẫn chưa thể sáng tạo thêm những mẫu máy mới để khẳng định và giữ vững ngôi vị của mình.

Trong năm 2006, Motorola đã để mất hơn 7% thị phần toàn cầu (từ 22% xuống còn 15.3%) vì những vấn đề trong khâu sản phẩm. Tồi tệ hơn, khi chính hãng này phải đối mặt với một chuỗi những khó khăn trong khâu quản lý - một trong những nguyên nhân chính khiến ngôi vị số 2 của hãng có nguy cơ bị chiếm đoạt trên thị trường viễn thông thế giới.

47-3.jpg

Một trong những phiên bản RAZR hoàng kim của Motorola

Cơ hội mất đi ngôi vị này càng lớn khi Motorola tỏ ra thất vọng trong cuộc chiến giành quán quân với Nokia mặc dù con đường đến với đỉnh cao này còn rất dài và nhiều chông gai. Nếu như không có thêm bất cứ một mẫu máy đột phá nào, giống như RAZR, Motorola càng có ít khả năng biến giấc mơ và tham vọng của mình thành sự thật.

Bên cạnh đó, Motorola còn phải đối mặt với sự tụt dốc đáng kể về lợi nhuận trong quý I năm 2007 khi hãng quyết định cắt giảm giá của RAZR nhằm tăng doanh số bán ra của model này. Một nhà phân tích của hãng phát biểu: "Doanh số bán ra của chúng tôi phản ánh một thực tế nhu cầu cho những mẫu máy cao cấp của hãng đã giảm nhanh chóng nhưng không hề ảnh hưởng gì đến dòng sản phẩm cấp thấp vì cuộc chiến giá cả".

Nhưng suy cho cùng để có thể giữ được ngôi vị nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai thế giới vốn đang rất lung lay này, Motorola cần cho ra đời những mẫu máy concept phone như các hãng khác đang làm và một kế hoạch tái cơ cấu dài hạn hoàn hảo.

48-3.jpg

Anh Tuấn (24H.COM.VN)
 
Chỉnh sửa cuối:
LG-KU250 ra mắt

LG-KU250 vừa được hiệp hội GSM trao giải thưởng với danh hiệu “3G cho mọi người”. Giải thưởng giành cho thiết bị có khả năng mang đến cho đa số người dùng các dịch vụ đa phương tiện của 3G và khả năng truy cập internet qua điện thoại di động

Trong tháng này, LG KU250 sẽ chính thức ra mắt tới đông đảo người tiêu dùng.

LG-KU250 có kích thước nhỏ nhắn tới mức không ngờ, máy có chỉ số 110.9 x 46.7 x 15.6 mm và nặng 73 g đem lại sự thoải mái và thuận tiện khi cầm. Với thiết kế này, thật may là LG-KU250 không bị đánh trượt trong cuộc đua giành giải thưởng đó. Điểm hạn chế của mẫu điện thoại này là "ngoại hình" có vẻ cổ điển, đơn giản nếu không muốn nói là hơi ảm đạm mặc dù máy được trang bị những tính năng rất hiện đại.

LG-KU250 có màn hình màu 1,7 inch, nhỏ hơn nhiều so với những máy mới nhất hiện nay. Hơn nữa camera của máy chỉ có 1,3 megapixel cho chất lượng ảnh kém hơn mức trung bình so với những điện thoại khác. Máy có hỗ trợ máy nghe nhạc MP3 và bộ nhớ trong 10MB, cùng với khe cắm thẻ microSD.

50-3.jpg

Không có nhiều chức năng thực sự ấn tượng, nhưng hiệp hội GSM vẫn đáng giá cao giá trị của LG-KU250 vì lý do duy nhất: ĐTDĐ này có thể hỗ trợ tốt các dịch vụ 3G như quay số bằng khẩu lệnh, video clip, truy cập internet và tải nhạc tốc độ nhanh. Hơn nữa, họ tin rằng mẫu điện thoại chạy bằng chip của Qualcomm này sẽ có những ảnh hưởng lơn lao đến nền công nghiệp bởi những tính năng ưu việt của có.

Ông Craig Ehrlich – chủ tịch hiệp hội GSM phát biểu: “Một thiết bị đa phương tiện hỗ trợ 3G với giá thành thấp như LG-KU250 chắc chắn sẽ làm cả thế giới quan tâm đến dịch vụ 3G.”

LG-KU250 đã có trên thị trường châu Âu, châu Á, Trung Á, và châu Phi từ thời điểm này. Máy có thể được bán với giá bán buôn, sẽ rẻ hơn 30% so với giá bình thường.

Hồng Diệp
 
Mẫu "dế" Người đẹp năng động

GetThumbNail.aspx


GetThumbNail.aspx

Panasonic giới thiệu chiếc di động cao cấp P904i đi cùng khẩu hiệu "Người đẹp năng động" (Dramatic Beauty).

Panasonic P904i có thiết kế thu hút người sử dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên với màn hình hiển thị bên trong 2.8 inch WQVGA (240x400 pixel) và một màn hình OLED ngoài 0.8 inch. P904i đạt độ tương phản màu sắc cao nhất hiện nay với tỷ lệ tương phản là 1000:1.

Máy tích hợp camera 3.2 MP, các hiệu ứng chơi nhạc thông thường, kết nối Bluetooth, và có thể mở rộng lượng lưu trữ với thẻ nhớ ngoài microSD.

Panasonic P904i có kích thước 102x49x17.9mm và nặng 115g. Theo nhà sản xuất, P904i có thời lượng pin đàm thoại liên tục là 170 phút và ở chế độ chờ là 630 giờ.

Máy có sẵn 4 màu cho sự lựa chọn của bạn: bạc, hồng, đen và ánh vàng.

P904i sẽ do hãng viễn thông hàng đầu Nhật Bản NTT DoCoMo phân phối. Hiện chưa có thông tin chính thức về giá và ngày xuất hiện trên thị trường của sản phẩm.

Dưới đây là một vài hình ảnh về chiếc di động này:


GetThumbNail.aspx


GetThumbNail.aspx

ICTNews
 
Olympic Bắc Kinh 2008 cùng Samsung

Samsung đang chuẩn bị cho cuộc chạy đua Olympic tại Bắc Kinh năm sau với dự tính ra mắt 3 mẫu điện thoại đặc biệt.

"Samsung đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp, phân phối các dịch vụ viễn thông không dây cho thế vận hội Olympic sẽ diễn ra tại Bắc Kinh", Geesung Choi, lãnh đạo cấp cao của bộ phận kinh doanh mạng viễn thông công ty điện tử Samsung nói.

3 chiếc di động mà Samsung sẽ mang đến cho Olympic là Samsung E848, P318, U308.

ImageView.aspx


3 mẫu điện thoại đặc biệt được thiết kế phục vụ cho Olympic Bắc Kinh 2008 của Samsung​

Theo Samsung, những chiếc điện thoại này sẽ có những thiết kế rất độc đáo với công nghệ tiên tiến nhất.

E848 dày 10.6 mm, tích hợp camera 2MP và U318 dày 9 mm, là phiên bản của chiếc Samsung U300 đã ra mắt trước đây. Các mẫu điện thoại di động này sẽ được cài đặt nhạc chuông bài hát chính thức của Olympic và logo biểu tượng.

Yuan Bin, Trưởng phòng Marketing, Ủy ban tổ chức Olympic lần thứ 29 tại Bắc Kinh nói: "Samsung là một trong những đối tác của chúng tôi trong việc tổ chức phục vụ cho Olympic 2008. Samsung cũng đã có kinh nghiệm trong những sự kiện quan trọng như vậy. Chúng tôi tin rằng, Samsung sẽ góp phần tạo nên thành công cho thế vận hội Olympic sắp tới".

ICTNews
 
12 dạng điện thoại di động giả ở Bắc Kinh

Trung Quốc sẽ tiến hành đợt kiểm tra tất cả các thị trường di động ở Bắc Kinh, đặc biệt chú ý đến 12 mẫu điện thoại giả.

12 mẫu điện thoại giả là SnogErisscon W958c, SunyElicssonCECTi658, SunyElicssomP999, SunyElicssonW810i, ScnyEriossonZTC5680, NOKIA6030, NOKIA6630, NOKIA6681, NOKIA8800, NOKIAN70, NOKIAN-Gage, and NOKIAVERTU. Ngoài cái tên na ná, các điện thoại này trông cũng rất giống các sản phẩm thật của Nokia và Sony Ericsson.

Những người bán điện thoại giả hiệu này cũng sẽ bị phạt một khi bị phát hiện. Cơ quan chức năng đã lập một đường dây nóng 12315 để nhận phản ánh của người tiêu dùng nếu họ thấy bất kỳ ở đâu bán chiếc điện thoại di động giả.

ICTNews
 
Điện thoại vô tuyến cố định: Đe doạ băng rộng?

Nhiều ý kiến cho rằng phát triển mạng vô tuyến cố định không dây sẽ giải quyết được bài toán đưa dịch vụ viễn thông đến với hơn 80 triệu dân.

Hữu tuyến trầm lắng, vô tuyến lên ngôi

Mặc dù Viettel đã triển khai dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến tại 64 tỉnh, thành nhưng mới chỉ ở các trung tâm lớn, vì vậy cho đến thời điểm này, VNPT gần như vẫn “độc quyền” trong việc cung cấp dịch vụ này. FPT dự kiến đưa ra dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến trong tháng 6 vừa qua nhưng cũng phải lỗi hẹn với thị trường, còn SPT nhiều năm qua vẫn chỉ loanh quanh tại TP. Hồ Chí Minh và một vài thành phố lớn. Như vậy, việc triển khai mạng điện thoại cố định hữu tuyến vẫn rất trầm lắng. Đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm đã khiến nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định chuyển sang sử dụng hạ tầng của mạng di động để cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định không dây.

Hiện tại mới chỉ có EVN Telecom đang cung cấp dịch vụ điện thoại cố định không dây E-Com. Thế nhưng tháng 8/2007 VNPT sẽ chính thức cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định GPhone cho thị trường và Viettel cũng đang chuẩn bị cho việc cung cấp dịch vụ này. Như vậy, 3 nhà khai thác có “máu mặt” nhất trên thị trường viễn thông đã vào cuộc chạy đua cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định không dây. Thế nhưng, giới phân tích cho rằng chạy đua phát triển dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định mà “bỏ quên” dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến sẽ ẩn chứa nguy cơ đối với mạng băng rộng trong tương lai.

Đe doạ hay làm nền cho băng rộng?

Ông Bùi Thiện Minh, Phó Tổng giám đốc VNPT phân tích, trong tình hình giá cả thiết bị, nhân công, lắp đặt, khai thác hiện nay, việc triển khai công nghệ Wireless Local Loop (WLL) phát triển thuê bao điện thoại vô tuyến cố định sẽ nhanh chóng đạt hiệu quả kinh doanh.

Thế nhưng, mạng nền thông tin tương lai sẽ là mạng truy nhập hữu tuyến (qua cáp quang, cáp đồng) vì chỉ có truy nhập loại này mới đảm bảo băng thông rộng (từ 10 Mbit/s - 100 Mbit/s) cho hàng triệu người dùng và cho các dịch vụ mạng. Ông Minh cho rằng, nếu Việt Nam muốn có hạ tầng CNTT mạnh thì cần có tiềm lực vốn tập trung khoảng vài tỷ USD từ nay đến năm 2010. Như vậy, song song với việc phát triển dịch vụ di động để tăng nhanh mật độ điện thoại, cần phải xây dựng hạ tầng băng thông rộng quốc gia đồng bộ, hiện đại.

Tuy nhiên, theo Viettel, việc phát triển mạng vô tuyến cố định không dây sẽ giải quyết được bài toán nhanh chóng đưa dịch vụ viễn thông đến với hơn 80 triệu dân vì đây là phương thức hiệu quả và nhanh nhất.

Với phương thức này, có thể trong một vài năm tới hầu hết người dân của Việt Nam sẽ được sử dụng dịch vụ viễn thông. Trong khi đó, mạng băng rộng cũng sẽ được Viettel xây dựng nhưng chậm hơn một chút vì nhu cầu sử dụng băng rộng ở nông thôn chưa nhiều. “Việc phát triển mạng điện thoại vô tuyến cố định và mạng điện thoại cố định hữu tuyến làm nền tảng cho mang băng rộng giống như việc sử dụng xe đạp rồi tiến lên xe máy và đến một lúc nào đó là ô tô. Hiện nhu cầu thiết yếu và điều kiện thực tế để làm sao cho người dân sử dụng dịch vụ, nhưng trong tương lai sẽ phát triển băng rộng”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel nói.

Phía EVN Telecom khẳng định, việc cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định đang là phương thức hữu hiệu vì có chi phí đầu tư thấp hơn rất nhiều so với việc phát triển mạng điện thoại cố định hữu tuyến. Vì vậy, đây sẽ tiếp tục là dịch vụ chính là EVN Telecom dồn sức phát triển.

Hoàng Quân
 
Hàn Quốc: Cước ĐTDĐ sẽ giảm?

Các nhà hoạt động, chính trị gia và các công dân Hàn thề sẽ bằng mọi cách buộc 3 nhà điều hành SK Telecom, KTF và LG Telecom giảm cước ĐTDĐ.

Đáp lại, ba “nhà di động” Hàn Quốc thẳng thừng phản đổi và viện thêm rằng cước di động của Hàn tương đối thấp so với các nước khác.

"Cứ nhìn vào lợi nhuận, sẽ thấy họ tính cước cao đến đâu"

Tháng trước, Seoul YMCA - tổ chức người tiêu dùng Hàn Quốc, chuyên bảo vệ quyền lợi của người dùng dịch vụ viễn thông – đã tổ chức buổi họp báo ngay tại trụ sở và với sự có mặt của 3 nhà cung cấp dịch vụ di động, nhằm trả lời câu hỏi của khách hàng về mức cước “không công bằng”.

Những vấn đề được thảo luận là mức cước cơ bản, phí thuê bao và cước tin nhắn cùng các dịch vụ nhận dạng người gọi (CID). Seoul YMCA cho rằng mức cước cao hơn nhiều so với sức mà các hộ gia đình ở Hàn có thể gánh nổi hàng tháng.

“Các gia đình Hàn chi khoảng 7% thu nhập của họ vào các dịch vụ viễn thông, cao hơn 3,5% so với mức trung bình của các nước thành viên trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)”, Kim Hee-kyung, người dẫn đầu chiến dịch tại Seoul YMCA.

Bà Kim còn nêu ý kiến phí CID và phí thuê bao nên được miễn phí, còn cước cơ bản và phí tin nhắn phải giảm một nửa.

“Cứ nhìn vào lợi nhuận cao vọt của các hãng di động, sẽ thấy họ đã tính cước quá cao như thế nào”, bà Kim nói.

Cả SK Telecom, KTF và LG Telecom đều ghi được tỷ suất lợi nhuận tác nghiệp khoảng 15% trong năm 2006, cao hơn nhiều so với mức trung bình 5,2% của mọi doanh nghiệp trong nước.

Thực tế, cước ĐTDĐ của Hàn không hề giảm kể từ năm 2004. Giá tin nhắn thì vẫn giữ nguyên trong 8 năm qua.

“SK Telecom, KTF và LG Telecom đã thu lợi nhuận đủ lớn để chi trả cho các khoản đầu tư của họ”, Chun Eung-hwi, nhà hoạt động của tổ chức Green Consumer Network. “Đã đến lúc chính phủ phải can thiệp”.

Các hãng di động kịch liệt phản đối

Có thể hiểu được tình huống của những người phải chi hơn 100 USD/tháng 'nuôi' ĐTDĐ. Tuy nhiên, các hãng di động lại kịch liệt phản đối.

Số Tin
 
Vụ mất số điện thoại kỳ lạ của Viettel

Lúc 15h ngày 11/6, tại văn phòng Chi nhánh Viettel ở Gia Lai, anh Quản Văn Trân (công tác ở Tỉnh đội Gia Lai) có buổi làm việc với bà Trần Thị Hồng Gấm (PGĐ Chi nhánh Viettel Gia Lai) xung quanh việc ông bị một đối tượng ở Nghệ An chiếm đoạt số máy 0978689789.

Mất số máy một cách kỳ lạ

Khoảng 9h sáng 7.6, ông Trân tính lấy máy ra dùng thì màn hình điện thoại hiện chữ: “Lắp thẻ sim vào”. Kiểm tra máy và sim, thấy không hề bị hư hỏng, trầy xước. Mang sim này lắp sang máy khác, màn hình vẫn xuất hiện lỗi tương tự.

Đến chiều cùng ngày, sim lại hiện chữ “Thẻ sim này chưa sử dụng”. Ông đến Chi nhánh Tổng Cty Viettel tại Gia Lai hỏi rõ cơ sự, nhưng nhân viên ở đây cũng không giải thích được hiện tượng này, họ tiếp nhận đơn và hẹn đến ngày 11/7/2007 sẽ hồi âm.

Ông Trân dùng một máy khác gọi đến số 0978689789 thì có tiếng người trả lời ! (trong khi ông đã dùng số này từ tháng 3.2007 và vẫn thanh toán đầy đủ cước phí).

Phản hồi về sự cố này, cán bộ Viettel nói rằng đã có một người ở Nghệ An sử dụng số sim này (không phải ông Trân - PV), họ biết tên tuổi nhưng vì bí mật khách hàng nên không trả lời báo chí...

Viettel mời công an vào cuộc

Trong buổi tiếp xúc với ông Trân chiều qua 11/5, bà Gấm khẳng định: Viettel đã xác minh chính xác đây là số của ông Trân.

Tuy nhiên bà Gấm cũng khẳng định, khi đối tượng nói trên yêu cầu thay sim, nhân viên Viettel ở Nghệ An đã làm đúng quy trình đối với số máy 0978689789, đó là: Yêu cầu đối tượng chứng minh 5 cuộc gọi liền kề từ số máy này và photocopy số chứng minh nhân dân người yêu cầu thay sim. Thế nên lúc 7h57 phút ngày 7.6.2007, Viettel Nghệ An đã hoàn thành thủ tục thay sim mới cho đối tượng này.

Khoảng vài giờ sau, đối tượng nọ đã lên đăng ký chuyển thành thuê bao trả sau đối với số máy 0978689789.

Tuy cho biết như vậy, nhưng đến chiều qua bà Gấm vẫn kiên quyết từ chối cung cấp danh tính đối tượng đã chiếm dụng số máy và cho biết đang yêu cầu công an vào cuộc làm rõ.

Song song đó, chiều 11.6 Viettel Gia Lai đã yêu cầu Viettel Nghệ An hủy dịch vụ gọi đi gọi đến số máy này (trên thực tế từ 2 ngày nay số 0978689789 luôn ngoài vùng phục vụ).

Còn ông Trân cũng chỉ yêu cầu bồi thường gần 100.000 đồng trong tài khoản vốn có của mình và trả lại đúng số thuê bao.

Lỗ hổng lớn?

Với cách lý giải của Viettel thì hiện nay có một lỗ hổng lớn đối với thuê bao trả trước là: Chỉ cần biết được trên 5 số máy gọi đi gần đây của thuê bao bất kỳ, cùng với 1 bảng photo giấy chứng minh là có thể chiếm dụng toàn bộ tài khoản từ số máy mình muốn chiếm đoạt.

Bởi vì các mạng di động không lưu giữ dữ liệu đối với các thuê bao trả trước, nên cũng không có cơ sở kiểm tra đâu thật đâu giả đối với chủ sử dụng và tình trạng số thuê bao trong lúc đổi sim.

Một điều không bình thường nữa là không rõ vì sao đối tượng ở Nghệ An “ăn cắp” số và toàn bộ tài khoản của anh Trân song sau đó lại chuyển sang trả sau, nghĩa là cung cấp toàn bộ địa chỉ, danh tính của mình cho cơ quan chức năng (?)

Đối tượng nọ có thực sự chiếm đoạt hay do lỗi của Viettel, câu trả lời còn chờ cơ quan chức năng.

Song một điều cần lưu ý đối với các thuê bao trả trước qua sự cố này là cảnh giác, tự bảo vệ mình bằng cách không cho người khác biết những số máy mình thường liên lạc và vừa liên lạc.

Theo Tiền phong
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top