• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 04-05-2010

Status
Không mở trả lời sau này.
IBM mua lại Cast Iron – hãng phần mềm điện toán đám mây

Thông tin từ IBM cho biết hãng đã đạt được điều khoản trong hợp đồng mua lại công ty phần mềm điện toán đám mây Cast Iron System. Chi tiết cuộc thỏa thuận vẫn không được tiết lộ.

ibm-600x316.jpg

Động thái này nhằm đẩy mạnh chuyên môn của hãng trong lĩnh vực điện toán đám mây, một công nghệ đang không ngừng phổ biến và có thể giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhờ hỗ khả năng truy cập trực tuyến vào các ứng dụng.

Tập đoàn IMB cho biết việc mua lại Cast Iron sẽ giúp cho khách hàng có thể tích hợp một cách đa dạng nhiều ứng dụng “đám mây” từ những nhà cung cấp như Salesforce.com Inc, Amazon.com Inc, NetSuite Inc, và SAP.

IBM đã chuyển hướng từ một hãng phần cứng sang tập trung vào lĩnh vực giải pháp phần mềm và dịch vụ trong vòng 10 năm qua. Tập đoàn hy vọng rằng thị trường điện điện toán đám mây toàn cầu sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là 28%, tương đương với con số 126 tỷ USD vào năm 2012 so với 47 tỷ USD vào năm 2008.

Theo Voz
 
Gigabyte hy vọng nhận được thêm đơn đặt hàng server từ Dell

.. cho nửa sau 2010, theo 1 số quan sát từ thị trường server. Hiện hãng sản xuất mainboard Đài Loan này đã kết thúc các hợp đồng về server với Dell cho nửa đầu năm nay. Gigabyte hy vọng sẽ sớm trở thành đơn vị sản xuất mainboard server lớn thứ 3 thế giới sau khi nhận thêm hợp đồng mới từ Dell.

Gigabyte-GA-7TEWH-Server-Board-535x600.jpg

Hãng này đang mong đợi doanh thu từ mảng server sẽ chiếm từ 20 ~ 30% tổng doanh thu của mình, so với mức 10 ~ 15% hiện tại. Trước đây, Gigabyte từng là đối tác sản xuất server cho Google, nhưng họ đã bị Quanta nẫng tay trên về sau.

Doanh thu hiện tại của Gigabyte như sau : 65% từ sản xuất mainboard; 10% từ card đồ hoạ; 10 ~ 15% từ server và thiết bị lưu trữ; phần còn lại là của các mảng như thiết bị mạng, laptop và thiết bị cầm tay.

Trong 2009, Gigabyte đã xuất đi được 18 triệu đơn vị mainboard và mong đợi sẽ xuất được hơn 17 triệu đơn vị trong năm nay. Con số laptop hãng này bán được trong 2009 là 300.000 và kỳ vọng của 2010 là 500.000 đơn vị.

Theo Voz
 
Các hãng sản xuất sẽ tăng giá pin lithium trong Q2 2010

213464bdf9d2dbaa4b_pin.jpg

Thị trường cung ứng pin sạc lithium (sử dụng trong các thiết bị điện tử) ở các nước Nhật Bản, Đài Loan đang có dấu hiệu cầu vượt cung, dẫn đến nhiều khả năng sẽ tăng giá trong vài tháng tới đây.

Theo đó, từ cuối năm 2009, các hãng sản xuất pin như Nippon Chemi-Con và Panasonic đã từng thông báo với đối tác rằng nhiều hãng cung ứng cell pin ở Đài Loan đã tăng giá mặt hàng này. Trước tình hình nhu cầu pin lithium tăng cao, các hãng cung cấp sản phẩm này ở Đài Loan đều có ý định sẽ tăng giá trong Q2 2010, trong đó có Gold Peak Industries (được nhiều qua thương hiệu pin GP Batteries).

Nếu các nhà cung cấp pin lithium không có giải pháp tăng sản lượng và đồng loạt tăng giá, có thể phần lớn sản phẩm điện tử dùng pin cũng sẽ bị đội giá trong thời điểm cuối năm 2010 này.

Theo Tinhte
 
Palm sắp ra mắt phiên bản WebOS mới

Sau khi về tay HP, tạm bỏ lại nỗi lo tài chính sau lưng thì Palm lại bắt tay vào công việc thường ngày của họ. Hôm qua 3/5, họ đã gởi email thông báo đến các đối tác về việc một phiên bản WebOS mới sắp sửa được ra mắt.

Nội dung bức email có thể được tóm gọn như sau:

- Sắp có WebOS phiên bản mới
- Trong tuần này, bạn (đối tác, nhà phát triển phần mềm) sẽ nhận được một email thông báo về bản SDK Release Candidate mới. Hãy chuẩn bị để thử nghiệm phần mềm của mình ngay bây giờ.
- Bạn sẽ có một tuần để thông báo lỗi của bản SDK RC này trước khi nó được gởi các hãng sản xuất, và có thêm từ 2-3 tuần nữa để kiểm tra độ tương thích của phần mềm, trước khi nó được phát hành chính thức.


Hi vọng sau khi sát nhập với HP, Palm sẽ có những bước tiến bộ khả quan.

213464bdf96c5c67bd_webos-update-dev.png


Nội dung bức email của Palm
Theo Tinhte
 
Thị phần IE lần đầu tiên xuống dưới 60%, tương lai khá ảm đạm

Những dự đoán trước đây về việc Microsoft sẽ mất dần thị phần trình duyệt web vào tay các hãng khác dường như đã đúng.

Những tháng gần đây, các bản trình duyệt Internet Explorer đã liên tục suy giảm thị phần, và đến cuối tháng 4 qua, theo thống kê thì thị phần trình duyệt của IE trên toàn thế giới chỉ còn 59,95% (giảm 0,69 điểm so với tháng trước). Đây là lần đầu tiên từ năm 1999 đến nay, thị phần IE rơi xuống dưới 60%.

97594bdf9d1f049f4_browser_market_share_summer09.png

Chi tiết hơn thì trong các bản IE còn lưu hành, IE8 và IE6 vẫn là hai phiên bản được tín nhiệm nhiều nhất với thị phần lần lượt là: 27,91% và 18,67%. Trong khi đó, Chrome là trình duyệt tăng trưởng cao nhất trong tất cả các trình duyệt với 6,73%, tăng 0,6 điểm so với tháng trước. Các trình duyệt còn lại vẫn giữ nguyên vị trí sau IE và có mức tăng trưởng rất ít:

- Firefox giữ 24,59% thị phần, tăng 0,07 điểm. Xấp xỉ mức cao nhất của họ trước đây là 24,72%.
- Safari giữ 4,72% thị phần, tăng 0,06 điểm.
- Opera giữ 2,30%, tăng 0,07 điểm.

Theo Tinhte
 
Công nghệ cảm biến xúc giác với chuột không dây Suma

Cambridge Consultant Ltd (công ty quốc tế chuyên tư vấn và phát triển công nghệ tại Cambridge, VQ Anh) vừa qua đã công bố giai đoạn phát triển tiếp theo của công nghệ cảm biến Suma cho phép chuyển đổi những tác động của người dùng lên bề mặt thành một hành động cá nhân trên máy tính hay thiết bị chơi game.

Công ty tiến đến thực tiễn bằng nguyên mẫu thử nghiệm chuột máy tính không dây Suma với khả năng định hướng 3 chiều bằng cách thu thập những hành động như siết, gõ nhẹ, gõ mạnh, v.v... từ tay người dùng và biến đổi mỗi hành động thành một phản ứng tương đương trên màn hình như quét, đảo chiều hoặc phóng to thu nhỏ.

attachment.php

Về tổng quát, hệ thống cảm biến Suma phiên dịch biến dạng 3 chiều của một vật thể bị nén thành một dạng chương trình nhận biết. Điều này có nghĩa một bộ điều khiển tích hợp có thể thu nhận hình thức nhập liệu từ mọi vị trí tay người dùng tác động đến phần vỏ và chuyển đổi chúng thành những mệnh lệnh mà không cần dùng đến những chiếc găng tay cồng kềnh hay một mạng lưới cảm biến dây dẫn rắc rối thường thấy.

Trở lại với tháng 11 năm 2009 khi lần đầu tiên công ty trình làng công nghệ Suma, nhà lãnh đạo mảng phát triển sản phẩm tiêu dùng của Cambridge Consultants - Duncan Smith phát biểu: "Bàn tay của chúng ta là một công cụ đặc biệt để điều khiển và giao tiếp. 1 trong 4 bản năng xuất hiện sớm nhất ở trẻ con chính là cầm nắm và 1/4 cơ vận động thần kinh vỏ não được dành cho các cơ bàn tay. Hiện tại thì những thiết bị nhập liệu trên máy tính và thiết bị chơi game vẫn chưa khai thác triệt để những khả năng này."

Thành công tại CES 2010

Từ những triển vọng khi công nghệ cảm biến Suma được trình diễn lần đầu tiên tại CES 2010, Cambridge Consultant đã cải tiến công nghệ ngoại vi cảm ứng chạm tương tác 3 chiều để chế tạo nguyên mẫu chuột không dây Suma. Công ty nhấn mạnh rằng nền tảng Suma hoàn toàn mới có thể được phát triển với mọi hình dáng, từ chuột đến cần điều khiển, tích hợp cảm biến biến dạng mô hình, tất cả chỉ trong 1 thiết bị và có thể điều chỉnh để phù hợp với từng ứng dụng khác nhau.

Đối với nguyên mẫu chuột không dây Suma, người dùng có thể tương tác với môi trường máy tính 3 chiều chẳng hạn như ứng dụng Google Street View một cách trực giác và tự nhiên nhất. Chứng minh bằng đoạn video dưới đây, thiết bị đang được bóp nén, gõ nhẹ và miết xung quanh để quét, đảo và phóng to thu nhỏ trong một khung cảnh 3 chiều.

[video=youtube;uUcB7V8l1rQ]http://www.youtube.com/watch?v=uUcB7V8l1rQ&feature=player_embedded[/video]​

Khả năng áp dụng

Với hình dáng hiện tại của Suma, công nghệ có nhiều cơ hội được sử dụng bởi các game thủ, các nhà thiết kế 3D, v.v... Tuy nhiên, tiềm năng thực sự của công nghệ Suma chính là những thiết bị ngoại vị trong tương lai. Những con chuột máy tính đã quá quen thuộc với chúng ta ngày nay là 1 ví dụ: Những nút click và nút cuộn sẽ trở thành quá khứ và thay vào đó là một thiết bị với bề mặt xử lý nhập liệu bằng xúc giác.

Được biết, Cambridge Consultants đã cho ra mắt phiên bản mới nhất của nền tảng Suma trước tiên tại hội nghị Front End of Innovation 2010 tại Boston, khai mạc hôm qua ngày 3 tháng 5.

Theo Tinhte
 
ASUSTek cho thấy netbook vẫn chiếm ưu thế so với các thiết bị giống iPad

Theo IDG News Service - nhà sản xuất Netbook tiên phong ASUSTek tin rằng sự phổ biến của dòng sản phẩm Netbook Eee sẽ tiếp tục thu hút người mua hơn là những thiết bị tương tự Apple iPad.

attachment.php

CEO của ASUSTek - Jerry Chen phát biểu trong cuộc hội nghị các nhà đầu tư quý thứ nhất tại Đài Loan vào thứ 6 vừa qua: "2 thiết bị phục vụ cho 2 mảng thị trường khác nhau. iPad tốt hơn với điện toán đám mây trong khi netbook lại tốt hơn với mảng máy tính cá nhân. Máy tính bảng là một thiết bị điện toán đám mây và nếu như không vì Apple thì thị trường này sẽ phát triển khá chậm."

Ông cũng cho biết thêm: Những ứng dụng trên nền web cho các thiết bị dạng bảng như iPad có xu hướng lưu trữ dữ liệu vào đám mây trong khi người dùng netbook lại lưu trữ các ứng dụng và dữ liệu trực tiếp vào máy. Qua đó ông tin rằng chỉ có 1 sự chồng chéo nho nhỏ về mặt chức năng giữa 2 dạng thiết bị này.

ASUSTek cũng dự định sẽ cho ra mắt máy tính bảng Eee Pad tại triển lãm điện tử Computex Đài Loan 2010 diễn ra vào ngày 1 đến ngày 5 tháng 6 tới. Được biết ASUS chỉ công bố 1 vài phiên bản và thế hệ đầu tiên của Eee Pad sẽ sử dụng phần mềm của Microsoft. Tuy nhiên, theo Shen, việc phát hành Eee Pad có thể bị trì hoãn nếu thị trường máy tính bảng không đủ độ nhiệt tình vào thời điểm này.

Doanh thu của ASUSTek tăng 73% (đạt 80,08 tỉ USD) tại Q1 so với con số 46,21 tỉ USD cùng kì năm ngoái. Trong khi đó, lãi ròng đạt 4,94 tỉ USD, gấp 10 lần con số 453,6 triệu USD năm trước.

Ở Q1 năm nay, ASUSTek đã bán ra 2,5 triệu máy tính xách tay và dự đoán lượng chuyển hàng sẽ tăng đều 10% trong Q2 và các quý tiếp theo. ASUSTek cũng đã xuất cảng 1,6 triệu máy tính Eee nhưng công ty cho biết lượng chuyển hàng của các netbook phổ biến sẽ tăng cao nhất là 5% ở Q2. Dự đoán trong năm nay, số máy tính xách tay và máy tính Eee xuất ra sẽ là 18 triệu máy, tăng 50% so với năm ngoái và tốt hơn mục tiêu đề ra là 16 triệu máy.

Bên cạnh đó, CEO Shen cũng cho biết những vấn đề về cấu thành cung ứng sản phẩm đã khiến công ty phải đau đầu. Giá thành của một số thiết bị cấu thành đã tăng đột biến và chỉ được cung cấp hạn hẹp trong thị trường. Cụ thể là giá của DRAM tăng tác động không nhỏ đến công việc kinh doanh của ASUSTek vào thời gian tới. Trong khi đó, sự thiếu hụt nguồn cung cấp chip nhớ và màn hình LCD cũng là một vấn đề rất nan giải. ASUSTek dự định sẽ tiến hành kí kết hợp đồng để đảm bảo một nguồn cung cấp DRAM ổn định thay vì tìm nguồn cung ứng từ thị trường giao ngay (Spot market).

Theo Tinhte
 
nPower® PEG - Thiết bị sạc dự phòng cơ học cực kỳ đơn giản

attachment.php

nPower® PEG có cơ chế hoạt động khá quen thuộc đó là chuyển hóa các cử động của cơ thể tạo thành năng lượng điện (cảm ứng điện từ). Trong khi các thiết bị tương tự khác cần phải có thêm bộ phận tay quay, tay nắm... để người dùng tác động lực và tạo ra năng lượng thì nPower PEG chỉ gồm có một thân máy dài 9 inch cũng có thể tạo ra năng lượng mà không cần bạn phải thao tác trực tiếp.

Thật đơn giản, bạn chỉ kết nối PEG với điện thoại hay máy nghe nhạc và đặt PEG nằm thẳng đứng trong túi xách hoặc balô trong lúc đi lại, thiết bị này sẽ tự động tạo ra nguồn năng lượng và sạc cho các thiết bị điện tử đó. Trung bình mỗi một giờ đi bộ, PEG có thể cung cấp đến 80% lượng pin mà một thiết bị điện tử cần. Hệ thống điều chỉnh năng lượng bên trong sẽ tối đa hóa nguồn năng lượng được tạo ra trong khi bạn di chuyển. PEG được trang bị pin polyme dạng lithium nên có thể dùng sạc lại nhiều lần. Kết nối USB 2.0 của PEG tương thích với hơn 90% các loại thiết bị điện tử cầm tay hiện nay.

[video=youtube;ao-xUUQPsnE]http://www.youtube.com/watch?v=ao-xUUQPsnE&feature=player_embedded[/video]​

Thiết bị nPower® PEG có chiều dài 9 inch (khoảng 23 cm), nặng 255g và có giá 150 USD. Bạn có thể đặt mua tại đây. 1000 sản phẩm đầu tiên sẽ được khắc dòng chữ "First Mover" tượng trưng cho phiên bản đầu tiên.

Theo Tinhte
 
Bức thư Steve Jobs nói về Flash

Flash là một vấn đề nhức nhối trên tất cả các thiết bị của Apple. Nó gây nên lỗi ở Mac, không được hỗ trợ trên iPhone, iPad. Chúng ta đã chỉ trích Apple khá nhiều về việc này và giờ đây, Steve Jobs đã chính thức lên tiếng về nó qua một bức thư khá dài. Tất nhiên, do là do Steve Jobs viết nên nó có 1 số hàm ý bào chữa cho quan điểm của Apple. Xin lưu ý bài này được dịch nguyên nghĩa của lá thư do Steve Jobs viết, các bạn có thể tham khảo bản Tiếng Anh tại đây.

34bdd4781ea77a_1e3583f8c3cdc6fb.jpg

Apple đã có một mối quan hệ rất lâu dài với Adobe, chúng tôi thậm chí đã gặp những người sáng lập công ty này ngay từ khi họ còn khởi nguồn từ một ga ra xe. Chúng tôi đồng thời là khách hàng lớn đầu tiên của họ, sử dụng ngôn ngữ Postscript của Adobe cho máy in Laserwriter. Apple đã đầu tư khoảng 20% giá trị thị trường của Adobe trong hàng năm trời, chúng tôi làm việc với nhau rất nhiều để dẫn đầu thị trường xuất bản và đã có nhiều ký ức tốt về phía bên kia. Kể từ kỷ nguyên vàng đó, cả 2 công ty đều đã phát triển rất nhanh theo nhiều hướng khác nhau. Apple gần như chết đi sống lại trong khi Adobe bắt đầu thâm nhập thị trường doanh nghiệp với những sản phẩm Acrobat của họ. Ngày nay, cả 2 công ty đều đang làm việc cùng với nhau để phục vụ hàng triệu khách hàng cần tính sáng tạo, những người dùng Mac mua khoảng 1 nửa gói sản phẩm Adobe Creative Suite.

Tôi muốn nêu ra những suy nghĩ của mình về Adobe Flash để khách hàng và những kẻ chỉ trích có thể hiểu rõ tại sao Apple lại không cho phép Flash chạy trên iPhone, iPod và iPad. Người ta đã cho rằng chúng tôi muốn bảo vệ miếng bánh của mình, muốn giữ cho App Store tránh xa khỏi các phần mềm trên nền Flash. Nhưng đó không phải là sự thật, chúng tôi đã gặp các vấn đề về mặt kỹ thuật khi cố gắng mang Flash lên. Adobe cho rằng iPhone OS là 1 hệ thống đóng còn Flash lại mở cho tất cả mọi người. Sự thật hoàn toàn ngược lại, hãy để tôi giải thích về điều đó.

Đầu tiên, chuẩn mở:

Adobe Flash 100% thuộc quyền sở hữu của Adobe và chỉ do công ty này cung cấp. Họ có quyền quyết định đến tương lai của chuẩn này, giá cả, nâng cấp.... Khi một sản phẩm nào đó của Adobe được đông đảo công chúng biết đến, nó không đồng nghĩa với việc đó là chuẩn mở. Nhất là khi những sản phẩm này được kiểm soát hoàn toàn và chỉ được giới thiệu bởi một mình Adobe. Dù bằng bất cứ cách định nghĩa nào, Flash là 1 hệ thống đóng hòan toàn.

Apple cũng có rất nhiều sản phẩm được đăng ký bản quyền, nhưng trong khi những hệ điều hành như iPhone, iPad... nên là độc quyền, chúng tôi vô cùng tin tưởng rằng tất cả các tiêu chuẩn nền web phải được mở. Thay vì chọn Flash, Apple đã sử dụng toàn bộ các chuẩn mở như HTML5, CSS và JavaScript. Tất cả các thiết bị di động của Apple đều phải được bán ra với khả năng hoạt động ở tốc độ cao và tiêu thụ điện năng thấp, do đó chuẩn mở là 1 lựa chọn hợp lý vì nó có đủ những tính chất này. HTML5, chuẩn web mới được giới thiệu bởi Google, Apple và nhiều công ty khác cho phép các nhà phát triển web tạo ra những hiệu ứng đồ họa nâng cao, các hiệu ứng hình ảnh, hoạt họa.. mà phụ thuộc vào các plug-in từ bên thứ ba như Flash. HTML5 hoàn toàn mở và được điều khiển bởi 1 hội đồng chứ không phải 1 công ty nào hết. Tất nhiên, Apple cũng là 1 thành viên trong hội đồng đó.

Chúng tôi cũng đã từng tạo nên những tiêu chuẩn mở cho web, chẳng hạn như việc giới thiệu WebKit. Webkit là 1 engine dựng hình mở trên nền HTML5, nó đang được sử dụng trong trình duyệt Safari trên tất cả các thiết bị của Apple. WebKit được chấp nhận rộng rãi bởi rất nhiều công ty, Google sử dụng nó trong trình duyệt của Android, Palm dùng nó, Nokia dùng nó và ngay cả RIM cũng thông báo sẽ sử dụng WebKit trong thời gian tới. Hầu như tất cả các trình duyệt web di động trừ các nền tảng đến từ Microsoft đều dựa trên nền WebKit. Bằng cách mở WebKit cho tất cả mọi người, Apple đã tạo nên một tiêu chuẩn mới cho các trình duyệt web di động.

Thứ 2, một trải nghiệm web hoàn chỉnh:

Adobe luôn lặp đi lặp lại rằng các thiết bị di động của Apple không có khả năng trải nghiệm web hoàn chỉnh bởi vì 75% video trên web được lưu trữ dưới dạng Flash. Nhưng có 1 điều họ không hề nói, đó chính là hầu hết chúng đều tồn tại dưới các định dạng khác hiện đại hơn, chẳng hạn như H.264. Và tất nhiên các định dạng này đều có thể xem được trên iPhone, iPod hay iPad. Youtube, trang web chứa hơn 40% lưu lượng video trực tuyến toàn cầu đã tồn tại trên iPhone ngay từ phiên bản đầu tiên dưới dạng 1 chương trình riêng lẻ. Đó là còn chưa kể đến iPad đang cung cấp cho người dùng trải nghiệm Youtube tuyệt với nhất mà chúng ta từng thấy. Tất nhiên, ngoài Youtube thì các thiết bị Apple còn hỗ trợ Vimeo, Netflix, Facebook, ABC, CBS, CNN, MSNBC, Fox News, ESPN, NPR, Time, The New York Times, The Wall Street Journal, Sports Illustrated, People, National Geographic, và rất nhiều, rất nhiều thứ khác. Có lẽ những thiết bị của chúng tôi không “đói khát” video như Adobe lầm tưởng.

Một trong những vấn đề khác mà Adobe buộc tội Apple là chúng tôi không thể chơi các game Flash trên thiết bị của mình. Điều này hoàn toán đúng nhưng ai mà cần đến chúng khi mà đã có hơn 50.000 game và ứng dụng giải trí trên App Store, rất nhiều trong số đó là miễn phí. Có nhiều game và ứng dụng giải trí trên iPhone, iPod touch và iPad hơn bất cứ thiết bị di động nào trên thế giới.

Thứ 3, sự ổn định, bảo mật và hiệu năng:

Symactec đã thông báo Flash là một trong những hệ thống bảo mất kém nhất của năm 2009. Chúng tôi cũng biết Flash là 1 trong những nguyên nhân chính làm cho các hệ thống Mac gặp vấn đề. Apple đã làm việc với Adobe rất nhiều để sửa chữa những vấn đề này nhưng chúng vẫn còn tồn tại bao nhiêu năm qua. Chúng tôi không muốn hy sinh tính ổn định và bảo mật của iPhone, iPod và iPad để đổi lấy Flash.

Mặt khác, Flash không có hiệu năng tốt lắm trên các thiết bị di động. Chúng tôi đã hỏi Adobe liệu họ có thể cho mình thấy Flash hoạt động ra sao trên các thiết bị di động, bất cứ một thiết bị nào trong hàng năm trời nhưng câu trả lời vẫn không có. Adobe cho biết Flash sẽ xuất hiện trên điện thoại thông minh vào đầu 2009 nhưng rồi thời điểm đó đã trôi qua, cuối năm tới, rồi giờ là nữa đầu 2010 rồi, chúng ta sắp bước đến nửa cuối 2010 nhưng thiết bị đó ở đâu Adobe? Chúng tôi thành thật nghĩ nó sẽ được ra đời 1 ngày nào đó nhưng cũng rất tự hào vì mình không tham gia chung trong kế hoạch này. Ai biết hiệu năng của nó sẽ thế nào chứ.

Thứ 4, thời lượng pin:

Để có thể đạt được thời lượng sử dụng pin cao khi xem video, các thiết bị di động buộc phải hỗ trợ giải mã video từ phần cứng bởi vì sử dụng phần mềm sẽ yêu cầu quá nhiều hiệu năng của thiết bị. Rất nhiều con chip trong các thiết bị di động hiện đại đều chứa bộ mã hóa H.264, một tiêu chuẩn của ngành công nghiệp điện ảnh được sử dụng trong tất cả các đầu đĩa Bluray, DVD. Tiêu chuẩn này được dùng bởi Apple, Google (YouTube), Video, Netflix và nhiều, nhiều công ty khác nữa.

Mặc dù Flash đã hỗ trợ H.264 trong thời gian gần đây nhưng hầu hết các website Flash đều sử dụng bộ giải mã cũ hơn và không được tích hợp vào các con chip di động. Điều này đồng nghĩa với việc chúng phải được giải nến bằng phần mềm. Điểm khác biệt giữa 2 phương thức này rất dễ nhận thấy, khi xem phim định dạng H.264 trên iPhone, pin của bạn có thể tồn tại 10 tiếng nhưng khi video đó được giải mã bằng phần mềm, thời gian đó chỉ còn 5 tiếng thôi.

Khi một website tái mã hóa những video của mình sử dụng H.264, họ có thể cho phép người dùng sử dụng mà không cần phải dùng Flash nữa. Những video này chơi 1 cách hoàn hảo trên các trình duyệt Safari, Chrome... mà không cần bất cứ 1 plug-in bên ngoài nào, nó cũng thật hoàn hảo trên iPhone, iPod hay iPad.

Thứ năm, cảm ứng:

Flash được thiết kế cho máy tính, sử dụng chuột chứ không phải màn hình cảm ứng và những ngón tay. Chẳng hạn như rất nhiều website trên nền Flash sử dụng “rollover”, khi chạm vào 1 biểu tượng nào đó, một menu pop-up sẽ hiện lên để bạn lựa chọn. Nhưng giao diện đa điểm của Apple không sử dụng chuột và cũng chẳng thể dùng “rollover”. Do vậy, hầu hết các website đều phải viết lại nếu chúng dựa trên nền Flash. Nhưng tại sao các nhà phát triển lại phải viết lại một trang Flash khác trong khi họ có thể sử dụng các công nghệ hiện đại như HTML5, CSS hay JavaScript?

Thậm chí nếu iPhones, iPods và iPads chạy Flash, nó cũng sẽ không giải quyết được gì, hầu hết các website Flash đều phải được viết lại để hỗ trợ các thiết bị dùng màn hình cảm ứng.

Thứ 6, lý do quan trọng nhất.

Bên cạnh sự thật về việc Flash là đóng và độc quyền bởi Adobe, có nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật và không hỗ trợ các thiết bị cảm ứng thì có 1 lý do quan trọng hơn mà chúng tôi sẽ không cho phép Flash trên các thiết bị di động của mình. Chúng tôi đã thảo luận về mặt trái khi sử dụng Flash để chơi video và các nội dung tương tác trên iPhone, iPod và iPad nhưng Adobe còn muốn các lập trình viên khác xây dựng các ứng dụng trên nền Flash đẻ sử dụng trên các thiết bị của chúng tôi.

Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm “đau thương” về việc này, việc phát triển dựa trên nền tảng của một bên thứ 3 sẽ làm cho các nhà phát triển phụ thuộc vào họ và không tận dụng được những cập nhật mới nhất của Apple. Chẳng hạn như khi chúng tôi đưa ra 1 tính năng mới, các nhà phát triển phải chờ Adobe cung cấp nó cho Flash thì họ mới có thể tận dụng được. Ai mà biết bao giờ họ mới làm việc đó chứ? Chúng tôi không chấp nhận kiểu may rủi như vậy.

Điều này càng trở nên tệ hại hơn khi các nền tảng bên thứ 3 này có thể hoạt động trên nhiều hệ máy khác nhau. Các công ty chủ quản có thể sẽ không thèm bổ sung thêm tính năng mới từ 1 nền tảng duy nhất cho đến khi nó xuất hiện trên tất cả các hệ máy. Chính vì vậy mà giới lập trình viên bị giới hạn rất nhiều, chúng tôi không thể chấp nhận việc những thành quả sáng tạo của mình không được sử dụng chỉ bởi vì chúng không xuất hiện trên các hệ máy khác.

Bởi vì Flash là 1 công cụ phát triển trên nhiều nền tảng khác nhau nên mục tiêu của Adobe không phải để giúp các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng iPhone, iPod, iPad tốt nhất. Họ chỉ muốn giúp các nhà phát triển tạo ra phần mềm trên nhiều nền tảng khác nhau. Bên cạnh đó, Adobe từ lâu đã được biết đến trong việc hỗ trợ chậm chạp các nền tảng của Apple. Một ví dụ điển hình là cho dù Mac OS X đã được bán ra gần 10 năm nhưng mãi đến cách đây 2 tuần, họ mới hỗ trợ nó đầy đủ nó với Cocoa khi CS5 ra đời. Adobe là đối tác lớn cuối cùng hỗ trợ Mac OS X đầy đủ.

Những động thái của chúng tôi rất dễ hiểu, chúng tôi muốn cung cấp những nền tảng cao cấp và sáng tạo nhất cho lập trình viên của mình, và muốn quản lý thật chặt nền tảng đó để bảo đảm họ có thể tạo ra những ứng dụng tuyệt vời nhất mà thế giới từng biết đến. Chúng tôi muốn tiệp tục nâng cấp nền tảng của mình để lập trình viên có thể tạo ra những ứng dụng tuyệt vời, mạnh mẽ, dễ dùng và hấp dẫn hơn. Tất cả mọi người đều thắng trong việc này, chúng tôi bán được nhiều thiết bị hơn vì có được những ứng dụng tốt nhất, lập trình viên có thể đưa phần mềm của mình đến nhiều khách hàng hơn trong khi khách hàng lại cảm thấy hạnh phúc bởi họ có thể lựa chọn tùy ý phần mềm mình dùng trong một chợ ứng dụng lớn nhất hiện tại.

Kết luận:

Flash được tạo ra trong kỷ nguyên của máy tính: máy tính và chuột. Nó là một thương vụ thành công của Adobe và chúng tôi hiểu tạo sao họ lại muốn đưa nó lên các nền tảng khác ngoài PC. Nhưng khi mà kỷ nguyên di động tới, nó yêu cầu những thiết bị sử dụng ít năng lượng hơn, giao diện cảm ứng và chuyển web mở, những thứ mà Flash không thể cung cấp.

Những nội dung mà các nhà phát triển của chúng tôi mang lên các thiết bị di động Apple đủ sức để kết luận Flash không còn cần thiết trong việc xem video hay chứa đựng bất cứ nội dung web nào cả. Và 200.000 ngàn ứng dụng trên App Store chúng minh Flash không cần thiết cho 10.000 lập trình viên tao ra những ứng dung hay và thú vị, kể cả game.

Những chuẩn mở mới được tạo ra trong kỷ nguyên di động, như là HTML5 sẽ là kẻ chiến thắng trên cả địa hạt di động và máy tính. Có thể Adobe nên tập trung hơn vào việc tạo ra những công cụ hỗ trợ HTML5 tốt hơn trong tương lại thay vì cứ đổ lỗi cho Apple vì chúng tôi đã bỏ quá khứ lại sau lưng!

Steve Jobs.
Tháng 4/2010.

Theo Tinhte
 
Microsoft và Adobe phản hồi về bức thư của Steve Jobs

Sau khi đọc bức thư của Steve Jobs, hẳn bạn sẽ nóng lòng muốn biết Adobe làm gì để "đáp trả" lại những lý lẽ của Apple. Không dài dòng, không diễn giải, CEO của Adobe là ông Shantanu Narayen đi thẳng vào việc chỉ trích Apple. Trong khi đó Dean Hachamovitch, trưởng bộ phận IE của Microsoft lại đồng quan điểm với Steve Jobs, khẳng định HTML5 là tương lai của Web.

34bdfc3fc90244_MK-AY364_ADOBE_G_20090915171301.jpg


Shantanu Narayen, CEO của Adobe và Dean Hachamovitch, trưởng bộ phận IE của MS
Theo lời Narayen, Flash là không hề đóng như Apple nói, nó có các thông số mở (open specification), những lời nói của Apple chỉ để làm rối trí mọi người chứ không có ý nghĩa thực tiễn lớn. Ông này còn nói thêm những giới hạn của Apple làm các nhà phát triển phần mềm khó chịu, những thông tin về việc Flash làm tốn pin là hoàn toàn sai. Đặc biệt hơn, việc các hệ thống Mac OS X bị crash khi dùng Flash là lỗi của Apple chứ không phải là do Adobe. Cuối cùng, Narayen cho biết Adobe luốn cố gắng làm cho các lập trình viên phát triển các công cụ đa nền tảng dễ dàng hơn.

Về phần Microsoft, trưởng bộ phận Internet Explorer của hãng này là ông Dean Hachamovitch cho biết HTML5 là tương lai của web. Với HTML5, trình duyệt web sẽ có thể chơi đa phương tiện mà không cần bất cứ 1 plug in bên ngoài nào hết, đồng thời sẽ được hỗ trợ xử lý trực tiếp từ phần cứng. Đại diện Microsoft cũng cho biết họ đồng ý với Apple về việc Flash thiếu vắng tính ổn định, bảo mật và hiệu năng chưa cao. Tuy vậy, ông Hachamovitch cũng cho biết Flash vẫn còn cần thiết vì người dùng khó có thể sử dụng các nội dung đầy đủ mà không cần dùng đến nó, Flash vẫn đảm bảo cho người dùng một trải nghiệm web tốt trong thời điểm hiện tại.

Cũng liên quan đến HTML5, Microsoft cho biết họ sẽ tiếp tục ủng hộ định dạng video H.264. Được biết đây cũng là định dạng mà Apple ủng hộ. Tuy nhiên, việc Apple ủng hộ H.264 lại phản lại lời nói của Steve Jobs trong bài viết về Adobe Flash vì nó là chuẩn thuộc sở hữu của MPEG. Nếu muốn làm đúng, Apple phải ủng hộ Ogg Theora do đây mới là chuẩn video mở thật sự. Bên cạnh đó, chê bai Flash nhưng Microsoft cũng không nhắc gì đến nền tảng Silverlight của chính mình. Nền tảng này cũng đòi hỏi người dùng cài thêm add-on vào như Flash chứ không được như HTML5.

Theo Tinhte
 
Atom Cendar Trail vẫn sử dụng bo mạch cũ của Pine Trail

213464bcf1ca7cae39_atom.jpg

Cendar Trail - Atom đời thứ 3 của Intel ngoài việc được nâng cấp, thay đổi kiến trúc cho CPU thì nền tảng này vẫn sử dụng chipset bo mạch chủ cũ như hai đời Atom trước đây. Theo đó, các BXL Cendar View cho Netbook vẫn chạy trên chipset Tigerpoint cũ - hay còn gọi là NM10 (từng được sử dụng trên Pine Trail), và Tigerpoint chính là kết hợp của chipset 945GSE/ICH7 trên nền tảng Atom đầu tiên.

Chipset Tigerpoint/NM10 có kích thước 17 x 17mm, hỗ trợ 8 cổng USB 2.0, cổng PCIe x4, card mạng Intel 82552V Ethernet PHY, và 2 cổng Sata 3Gb/s. Như vậy là các Netbook Cendar Trail sẽ không có kết nối USB 3.0 cũng như Sata 6Gb/s.

Nền Cendar Trail sẽ được Intel giới thiệu trong nửa cuối năm 2011.

Theo Tinhte
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top