• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 12-04-2010

Status
Không mở trả lời sau này.
6 thiết bị thay đổi cả thế giới

Máy ảnh du lịch, sóng radio hay điện thoại thông minh (smartphone)... là những thiết bị đã làm nên lịch sử, thay đổi cách thức giao tiếp và tiếp cận thông tin của con người trên toàn thế giới.

Sau đây là 6 thiết bị thay đổi cả thế giới:

6. Máy ảnh du lịch

camera-12042010.jpg

Năm 1888, nhà phát minh George Eastman đưa nhiếp ảnh đến với cộng đồng bằng chiếc máy ảnh du lịch Kodak. Lần đầu tiên, người dùng cá nhân có thể ghi lại thực tế bằng những tấm ảnh - có ý nghĩa bằng vạn lời nói. Với sự phát triển của ngành công nghiệp máy ảnh 100 năm sau, người dùng giờ đây có thể chụp ảnh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Và ngày nay, hầu hết điện thoại di động đều được trang bị camera; máy quay phim giá rẻ, như Flip, cũng có thể ghi lại những bức hình bằng các đoạn video.

5. Radio

Guglielmo Marconi, người phát minh ra máy điện báo radio năm 1901, đã đặt nền móng cho cách thức giao tiếp không dây giữa con người với con người. Tuy nhiên, đến những năm 1920, các kênh phát thanh âm nhạc và tin tức mới bùng nổ, mở ra một trào lưu mới của lĩnh vực thông tin đại chúng. Và giờ đây, radio đã đi vào cuộc sống của người dân mỗi ngày. Sóng radio đã mở ra nhiều kênh kết nối trên mạng không dây, từ di động đến Wi-Fi.

4. TV

Gần 20 năm sau khi radio “rung chuyển” thị trường giải trí, sóng truyền hình lại tạo ra một “cơn địa chấn” khác vào những năm 1930 và 1940. Truyền hình đã thay đổi mọi thứ từ cách mọi người lấy thông tin đến cách quảng cáo từng sản phẩm và dịch vụ của mình.

Mặc dù bị đả kích là “thủ phạm” gây ra hiện tượng xa rời cuộc sống tập thể đến nạn bảo lực xã hội, TV vẫn không bao giờ biến mất. Năm ngoái, một khảo sát ước tính trung bình người Mỹ xem TV hơn 5 tiếng mỗi ngày. Hiệp hội thiết bị điện tử tiêu dùng (CEA) gần đây cũng ghi nhận số hộ gia đình sở hữu TV độ nét cao (HD) tại Mỹ đã gấp đôi trong 2 năm qua.

3. PC

Gadget-world-3.jpg

Thuở sơ khai, máy tính “to lớn” như một căn phòng và giá bán cũng nằm ở mức cao chót vót. Máy tính gia đình xuất hiện từ những năm 1970 nhưng đến năm 1981, thị trường này mới thực sự khởi sắc với dòng máy tính của IBM, giá bán ít nhất là 1.600 USD.

Kể từ đó, PC ngày càng nhỏ và mạnh mẽ hơn. Máy tính đã mở đường cho trào lưu máy tính xách tay, netbook, smartbook và điện thoại thông minh (smartphone) cùng nhiều công nghệ điện toán khác. Đến năm 2007, 75% hộ gia đình tại Mỹ có kết nối Internet băng thông rộng, và cả nước sử dụng hơn 230 triệu PC.

2. Điện thoại thông minh (Smartphone)

93eGadget-world-4.jpg

Tiếp tục xu hướng nhỏ gọn và di động, điện thoại thông minh (smartphone) cho phép người dùng lướt web, gửi e-mail và chạy các ứng dụng. Cũng giống như máy tính, IBM là hãng đi tiên phong trên thế giới với smartphone đầu tiên mang tên “Simon” năm 1993. Chiếc điện thoại thông minh này nặng hơn 0,5kg và có bàn phím keyboard cảm ứng, có thể gửi e-mail, fax cùng các chức năng, như lịch và danh bạ điện thoại. Simon được bán với giá 900 USD.

Smartphone ngày càng nhỏ hơn và rẻ hơn trong suốt những năm 90. Sau đó, đến thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, thị trường được đón nhận điện thoại Treo, BlackBerry và iPhone.

Khảo sát của Pew Internet & American Life Project nhận thấy, gần 1/5 người dân Mỹ sử dụng Internet trên các thiết bị cầm tay, như smartphone hay laptop.

Sự tiện dụng sẽ khiến điện thoại di động truyền thống trở nên lỗi thời. Theo công ty phân tích thị trường Pyramid Research, đến năm 2014, 60% điện thoại bán tại Mỹ sẽ là smartphone.

1. Sách điện tử

Gadget-world-5.jpg

Sách điện tử (e-reader) chất chứa một tiềm năng có thể thay đổi cách con người tiếp thu thông tin truyền thông - Dan Schechter, Phó chủ tịch bộ phận truyền thông và giải trí của công ty cố vấn L.E.K, nhận định.

Theo khảo sát gần đây của L.E.K, gần 50% người dùng đã mua sách điện tử cho hay đã đọc nhiều báo, sách, và tạp chí hơn so với trước đây. E-reader cũng mở ra nhiều cơ hội tương tác hơn cho người đọc. Ví dụ, tạp chí thời trang được nhúng với các trang web của các nhà thiết kế, hay người đọc sẽ được mua sách giảm giá nếu chấp nhận nhận quảng cáo ở bên mép màn hình.

Và, hiện cả thế giới đang chờ đợi xem chiếc máy tính bảng iPad của Apple có mở ra một kỷ nguyên mới của điện toán cầm tay. iPad đã ít nhiều tác động đến thị trường e-book. Tuần trước đã nổ ra một cuộc tranh chấp về giá bán e-book giữa Amazon và nhà phát hành Macmillan. Nếu cho phép các nhà phát hành tự do ấn định giá thì iPad sẽ không làm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp phát hành giống như chiếc máy nghe nhạc iPod đã gây ra với ngành công nghiệp giải trí.

Hiện mới chỉ khoảng 10% người dùng sử dụng e-reader nhưng theo L.E.K, thiết bị này sẽ sớm khởi sắc. Hãng Forrester Research dự đoán sẽ có khoảng 10 triệu e-reader được bán ra thị trường vào cuối năm nay.

Thị trường e-reader mới chỉ đón nhận những thế hệ đầu tiên nên chắc chắn chúng ta sẽ được tiếp cận với nhiều sản phẩm tương tự

Theo Dân trí
 
Palm đang tự rao bán mình: Ai sẽ mua?

Theo hãng tin kinh tế Bloomberg, hãng sản xuất di động danh tiếng một thời của nước Mỹ, Palm Inc. đang làm việc với các nhà kiểm toán và môi giới tài chính lớn như Goldman Sachs và Frank Quattrone Qatalyst Partners để tìm kiếm một lời đề nghị mua lại công ty này. Đây là thông tin được 3 nhân vật thân cận với thương vụ tiết lộ.

img-1271081763-1.jpg

Cũng theo nguồn tin của 3 nhân vật này, đã có 3 ứng cử viên sáng giá là hãng công nghệ HTC (Đài Loan), hãng sản xuất máy tính lớn nhất Trung Quốc Lenovo và hãng máy tính Mĩ, Dell bày tỏ ý muốn thâu tóm Palm nhằm gia tăng sức mạnh cho cuộc chơi trên thị trường di động của họ sắp tới.

Hồi tuần trước, sau khi có tin Lenovo sẽ mua lại Palm, giá cổ phiếu của hãng smartphone này đã tăng tới 32%. Tuy nhiên, ngay trong năm nay, giá cổ phiếu của hãng đã giảm tới 60% do thị trường thất vọng bởi doanh số bán ra kém cỏi của các mẫu Pre và Pixi.

Hiện, giá trị thị trường của Palm vào khoảng 870 triệu USD và việc mua lại Palm sẽ giúp cho các “chủ mới” có thể tiếp cận một cách rất nhanh thị trường di động Bắc Mĩ, nơi Apple và RIM đang “hốt bạc” bằng các dòng máy iPhone và RIM. Mua lại Palm còn được cho là biện pháp tốt nhất để cạnh tranh được với nền tảng Android của Google bởi Palm vẫn đang sở hữu rất nhiều bản quyền công nghệ trong lĩnh vực di động như phần cứng, phần mềm hay công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Lynn Fox, người phát ngôn của Palm đã từ chối đưa ra bình luận về thông tin mà Bloomberg đưa ra. Đại diện của Sally Palmer và Goldman Sach cũng chưa thấy có phản ứng gì trong khi Wong Wai Ming – Giám đốc tài chính của Lenovo và Chen Hui-Ming – giám đốc tài chính của HTC lại không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận tin này.

Thông tin này đã giúp cho giá cổ phiếu của Palm tăng thêm 51 cent (11%) trên sàn Nasdaq.

Sau đó, lại xuất hiện thêm thông tin cho rằng cả Huawei và ZTE – hai hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc cũng đã nhảy vào cuộc đua mua lại Palm với HTC và Lenovo.

Lu Chia-lin, một nhà phân tích thị trường công nghệ của tập đoàn Macquarie Group ở Đài Bắc (Đài Loan) cho rằng chính các công ty của Trung Quốc mới là những khách hàng tiềm năng nhất trong vụ mua lại Palm này bởi họ đang rất cần mở rộng thị trường quốc tế.

Ross Gan, người phát ngôn của Huawei cho biết, công ty này “luôn để ngỏ cơ hội” đối với Palm nhưng vẫn từ chối bình luận về thông tin cho rằng Huawei đang xúc tiến đàm phán để thâu tóm “người hùng smartphone” một thời của nước Mĩ.

Theo Thongtincongnghe
 
Đức là nước châu Âu đầu tiên đấu giá giấy phép 4G

img-1271083768-1-236x157.jpg


Ảnh: AFP.
Hôm nay (12/4), tại Đức đã bắt đầu diễn ra cuộc đấu giá giấy phép sử dụng băng tần 4G. Công nghệ 4G có tốc độ nhanh gấp 10 lần 3G và Đức là nước đầu tiên đấu giá giấy phép này, mặc dù ở một số nước khác đã triển khai mạng 4G thương mại hoá.

Cách đây 10 năm, tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Đức, đã xảy ra cuộc khủng hoảng viễn thông. Rất nhiều công ty đã đổ tiền vào giấy phép cho băng tần 3G nhưng đã không thu được lợi nhuận đáng kể. Tại Đức, năm 2000, cuộc đấu giá băng tần 3G đã mang về 50 tỉ euro (khoảng 68 tỉ đô la Mĩ).

Lần đấu giá băng tần 4G này, chính phủ không hi vọng lập lại “kỉ lục” trên. Tuy nhiên, nhu cầu băng rộng di động hiện nay đang tăng nhanh và vượt qua cung. Các nhà phân tích ước đoán giấy phép 4G có thể mang lại khoảng 5 - 10 tỉ euro về cho chính phủ.

Đức là thị trường di động lớn nhất châu Âu về số thuê bao. Sẽ có 4 nhà mạng tham gia vào cuộc đấu giá là T-Mobile Deutschland, Vodafone D2, Royal KPN E-Plus và Telefonica O2 Germany.

Theo Thongtincongnghe
 
Thị phần Android tăng mạnh, đuổi bắt iPhone

android.gif

Sau Đại hội thế giới di động (MWC 2010) tại Barcelona thi phần của Android đã tăng lên nhanh chóng và dự kiến sẽ sớm bằng và vượt qua thị phần Windows Mobile của Microsoft.

Chỉ tính riêng ba tháng vừa qua Android đã tăng trưởng vượt bậc ở thị trường Mĩ. Theo số liệu của công ty phân tích thị trường comScore thì số thiết bị chạy Adroid trên thị trường đã tăng được 5,2 điểm phần trăm lên 9% trong thời gian vừa qua.

Nếu cứ giữ nguyên tốc độ tăng trưởng này không lâu nữa Android sẽ đuổi kịp Windows Mobile, hệ điều hành đang chiếm 15,11% thị phần và sẽ bỏ xa Palm, hệ điều hành chỉ chiếm có 5,4% hiện nay. Tính riêng tại thị trường Mĩ lúc này RIM BlackBerry vẫn đang dẫn đầu với 42,1% thị phần, xếp thứ hai là iPhone với 25,4%.

us-smartphone-platform.png

Giới lập trình cũng đã bắt nhịp rất nhanh kể từ khi Google tung ra Android. Riêng trong tháng 1 năm 2010 đã có 4458 ứng dụng mới được viết cho Android, tháng 2 con số này là 5532, tháng 3 là 9931 và tổng cộng tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 30 nghìn ứng dụng được viết cho nền Android. Tuy nhiên con số này còn cách khá xa so với số ứng dụng được viết cho iPhone: hơn 160 nghìn ứng dụng. Tuy nhiên với mức độ phổ biến ngày càng được nhân rộng và với tốc độ phát triển 5%/tháng thì chẳng mấy chốc Android sẽ đuổi kịp các đại gia khác.

Theo Thongtincongnghe
 
Asus giới thiệu Eee Box EB1007

Asus đã thêm nettop Eee Box EB1007 vào danh mục các sản phẩm của mình. Thoạt nhìn, có vẻ như Eee Box EB1007 cũng giống với các đàn anh thuộc họ Eee của mình đã được giới thiệu trong vòng 2 năm nay. Nhưng bên trong chiếc máy để bàn siêu nhỏ này là bộ xử lý mới Intel Atom Pine Trail, và đó chính là sự khác biệt.

img-1271081255-1.jpg

EB1007 có bộ xử lí lõi đơn Intel Atom D410 1,66 GHz, bộ nhớ RAM 1 GB DDR2 800 MHz, một ổ cứng 2,5 inch 160 GB, kết nối Wi-Fi 802.11b/g/n, 6 cổng USB, một đầu đọc thẻ SDHC, S/PDIF và cổng D-sub, cùng với một cổng eSATA.

Với kích thước 22,4 x 17,8 x 2,8 (cm), chiếc nettop này có trọng lượng chưa đến 1,2 kg. Các tuỳ chọn bao gồm: bàn phím, chuột, chân đế, và bộ VESA Mount cho nettop để gắn sau màn hình hoặc TV của bạn.

Chưa có thông tin gì về giá bán của sản phẩm này.

Một số hình ảnh về Eee Box EB1007

img-1271081255-2.jpg


img-1271081255-3.jpg


img-1271081255-4.jpg


img-1271081255-5.jpg

Theo Thongtincongnghe
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top