• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 13-01-2011

Status
Không mở trả lời sau này.
Mạng xã hội địa điểm: "Cuộc đua" mới

Chỉ trong khoảng một tháng chuyển giao giữa năm 2010 và 2011, ở Việt Nam đã có tới 3 mạng xã hội địa điểm ra mắt. Có vẻ cuộc đua mới trên thị trường này đã bắt đầu…

img-1294901500-1.jpg

Từ nhu cầu định vị đến sự kết nối

Trên thế giới, mô hình mạng xã hội dựa trên địa điểm (location based social networking) không mới. Foursquare có thể xem là hình mẫu thành công đầu tiên của hình thức mạng xã hội này. Dennis Crowley và Naveen Selvadurai phát triển Foursquare từ năm 2009, đến năm 2010, sản phẩm này đã có sự phát triển ngoạn mục.

Ý tưởng về mạng xã hội dựa trên địa điểm manh nha khi điện thoại thông minh với hệ thống định vị ra đời. Ban đầu, hệ thống định vị giúp người dùng xác định được vị trí của họ và tìm đường trên bản đồ, hiểu nôm na là tích hợp một bản đồ vào điện thoại di động. Nhưng nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở đó. Với mạng xã hội địa điểm, người dùng sau khi đăng nhập ngoài việc tìm kiếm thông tin về địa điểm, có thể tạo ra một mạng kết nối với các người dùng khác thông qua việc họ hiển thị đăng nhập và chia sẻ với nhau các địa điểm mình quan tâm.

Người dùng Foursquare “check-in” tức là vào các đại lộ trên Foursquare bằng cách sử dụng tin nhắn SMS, website di động hoặc một ứng dụng di động đặc thù. Sau đó họ được thưởng điểm và đôi khi là “phù hiệu”. Người dùng có thể chọn đăng điểm mình check-in qua tài khoản của mình trên Twitter, Facebook hoặc cả hai. Trong phiên bản Foursquare 1.3 dành cho iPhone, Foursquare bắt đầu đẩy thông báo của các cập nhật của bạn bè mà họ gọi là “Ping”.

Trang công nghệ out-smarts đánh giá những mạng xã hội dựa trên địa điểm hàng đầu trên thế giới hiện nay là: Foursquare, Facebook Places, Loopt, Gowalla và Yelp.

Cuộc đua bắt đầu

Ở Việt Nam, mạng xã hội bản đồ được nhắc đến lần đầu tiên khoảng đầu năm 2009, khi ứng dụng KunKun của hai sinh viên khoa Công nghệ thông tin, đại học Bách Khoa TP.HCM giành giải nhất cuộc thi Mùa hè sáng tạo (tháng 3/2009).

So với mạng xã hội bản đồ kunkun.vn mới ra mắt của Viettel, ý tưởng có vẻ khá giống nhau. Mặc dù ra mắt vào thời điểm khá nhạy cảm và được “đồn” là mạng xã hội thay thế Facebook, nhưng đến nay, KunKun dường như chưa có sự vận động.

img-1294901500-2.jpg


Giao diện trang đăng nhập của kunkun.vn
Mạng xã hội bản đồ này dựa trên những chia sẻ từ cá nhân và bạn bè, bên cạnh đó những gợi ý dành cho người dùng (gợi ý kết bạn, gợi ý địa điểm…) chưa được triển khai nên khiến cho những người mới vào cảm giác bị… cô lập. Ngoài việc xem bản đồ và thêm địa điểm của cá nhân, người dùng của kunkun chưa có sự kết nối với nhau. Có vẻ ở giai đoạn này, Viettel mới chỉ đưa ra KunKun.vn để “xí phần” trên thị trường cung cấp dịch vụ mạng xã hội dựa trên địa điểm.

Được truyền thông khá rầm rộ từ trước khi ra mắt, ngày 11/1, Yoo! xuất hiện trên thị trường với một số tính năng định vị được nhấn mạnh. Người dùng đăng nhập Yoo! có thể nhận được các gợi ý về những thành viên khác ở gần địa điểm của mình, tuy thế, chức năng cập nhật vị trí tự động có vẻ chưa hoạt động ổn định, người dùng cập nhật địa điểm thủ công thì sẽ nhận được nhiều hơn các gợi ý về các thành viên ở gần và địa điểm ở gần. Đây là sản phẩm do Công ty Cổ phần Công nghệ trẻ (NES) phát triển.

img-1294901500-3.jpg


Các thông tin chia sẻ địa điểm được “phơi” trên trang chủ của goLocation.
Chưa chính thức ra mắt nhưng goLocation, một phân hệ nằm trong mạng xã hội go.vn có vẻ như sẽ khắc phục được những giới hạn của hai mạng xã hội kể trên. Sự hình thành của goLocation có thể so sánh như sự ra đời của một hành tinh trong dải ngân hà, nó cũng cho thấy những tham vọng của “người khổng lồ” go.vn. Không chỉ dừng ở việc phát triển một mạng xã hội, Mạng Việt Nam go.vn thai nghén trong nó những mạng xã hội đặc thù mà goLocation là một.

Lợi thế của mạng xã hội này chính từ các mạng xã hội liên kết với nó trong tổng thể Mạng Việt Nam. Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng cộng đồng của goLocation đã được hình thành cùng với thời điểm Mạng Việt Nam ra đời từ gần một năm trước. Tận dụng thế mạnh của 2.5 triệu người dùng hiện có và đang tăng lên với tốc độ chóng mặt từng ngày, tập khách hàng tiềm năng với 60 triệu tài khoản của toàn hệ thống VTC và tập người dùng là những học sinh tham dự thi Olympic Tiếng Anh trên Internet (IOE) trải dài khắp đất nước, goLocation có những ưu thế về địa điểm và cộng đồng mà một mạng xã hội mới ra đời luôn ao ước.

Các học sinh tham gia mạng giáo dục goEdu có thể chia sẻ về vị trí ngôi trường của mình, giới thiệu những địa danh của quê hương mình với bạn bè. Người dùng của go không chỉ chia sẻ các địa điểm với nhau mà ở mỗi địa điểm đều có hình ảnh gắn liền với nội dung chia sẻ đó. Bước đầu, sự kết hợp giữa Mạng xã hội dựa trên địa điểm với Bản đồ ảnh của goPhotos mang đến nét độc đáo mới mẻ cho Mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, các gợi ý địa điểm được “phơi” trên trang chủ khiến người dùng dễ dàng tìm kiếm được nội dung mà mình quan tâm. Xét ra, Mạng xã hội địa điểm của go.vn đang có rất nhiều ưu thế so với hai đối thủ còn lại…

Từ những trải nghiệm trên web, cả ba mạng xã hội dựa trên địa điểm này đều hướng tới tập người dùng trên mobile, và đây sẽ thực sự là một thách thức hấp dẫn với các nhà cung cấp dịch vụ. Với kunkun, Yoo! hay goLocation, con đường vẫn còn rất dài ở phía trước. Muốn phát triển, mỗi nhà cung cấp phải đưa ra những chiến lược chinh phục thị trường của riêng mình. Sự ra đời của các mạng xã hội này cũng là một dấu hiệu đáng mừng bởi ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo ngày càng được xóa nhòa. Sự phát triển công nghệ đang dần đáp ứng được nhu cầu kết nối của con người.

Theo TTCN
 
Giá máy tính Acer, Dell và HP sẽ tăng?

vnm_2011_318898.jpg

Gã khổng lồ về sản xuất máy tính xách tay theo hợp đồng - Compal Electronics cho biết, hãng sẽ tăng giá các bộ phận máy tính trong năm nay nhằm chống đỡ sự sụt giảm về lợi nhuận. Động thái này sẽ ảnh hưởng nhiều nhất tới các nhà chế tạo máy tính Acer, Dell và HP.

Năm ngoái, công ty Đài Loan này sản xuất 48 triệu laptop và chuyên cung cấp cho các hãng lớn như Acer, Dell và HP. Hãng cho biết sẽ tăng giá dần dần các bộ phận vỏ, bo mạch in, các bộ phận máy tính trong năm 2011.

Theo Compal, động thái này của hãng cũng phản ánh sự tăng cao của giá dầu và đồng tiền Đài Loan kể từ cuối năm 2010. Điều này sẽ buộc ba hãng sản xuất laptop chính phải chấp thuận. Tuy nhiên, Acer, Dell và HP chưa có dấu hiện gì về việc tăng giá laptop.

Compal cho biết, hãng đang cố gắng cải thiện lợi nhuận nhưng không thể đoán được các khách hàng của hãng có thực hiện đẩy giá lên hay không. Compal là một trong nhiều công ty Đài Loan chế tạo theo thiết kế gốc cho các hãng bán laptop và máy tính nổi tiếng trên thế giới. Apple cũng đã đặt hàng Compal để lắp ráp dòng máy tính bảng iPad mới.

Không chỉ có Compal mà các nhà sản xuất máy tính Đài Loan khác cũng sẵn sàng chuẩn bị tăng giá. Một lý do khác của sự tăng giá này còn do mức lương tối thiểu ở Trung Quốc được điều chỉnh tăng lên. Mức lương tối thiểu ở vùng ven biển Trung Quốc tăng từ 25 - 30% trong quý 3/2010. Do đó, các nhà phân tích dự đoán rằng, giá máy tính trong năm nay sẽ tăng từ 10-15%.

Theo VnMedia
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top