• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 18-12-2010

Status
Không mở trả lời sau này.
Trang mạng WikiLeaks ghi dấu ấn trong năm 2010

avatar.aspx


Trang mạng WikiLeaks. (Nguồn: Internet)​

Trong lịch sử Internet, nếu như năm 1999 là năm của Napster, thì năm 2010 được cho thuộc về WikiLeaks. Mạng chia sẻ file kỹ thuật số Napster đã làm thay đổi ngành âm nhạc và vấn đề bản quyền trong suốt một thập kỷ sau đó kể từ khi thành lập.

Lần này, WikiLeaks cũng tạo ra ảnh hưởng tương tự tới công tác bảo mật và tính minh bạch của các chính phủ.

WikiLeaks đang tạo điều kiện cho các chính phủ, các tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới tìm câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi hóc búa xung quanh chính sách của Mỹ, bí mật cá nhân, minh bạch, quyền lực và cả những nguy hiểm của mạng thông tin toàn cầu nữa.

WikiLeaks cho rằng hàng trăm nghìn văn bản mật của Mỹ về hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, cùng những thông tin trong nội bộ ngành ngoại giao Mỹ mà họ công bố đã phơi bày sự lạm dụng của quân đội Mỹ trên các chiến trường, cùng những mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài của các quan chức Mỹ với những gì họ nói ở hậu trường.

Những người phản đối thì cho rằng việc tiết lộ những văn bản này là phạm tội.

Ông Clay Shirky, một cây bút nổi tiếng của Mỹ về tác động của Internet tới xã hội và kinh tế, cho biết ông có những phản ứng trái ngược về WikiLeaks, nhưng kiên quyết phản đối tiến trình pháp lý nhằm đóng cửa trang mạng này.

Trên trang nhật ký điện tử của mình, ông Shirky viết: “Giống như rất nhiều người, tôi có những đánh giá trái ngược nhau về WikiLeaks. Công dân của các nền dân chủ cần được biết nhà nước nói gì và làm gì khi nhân danh họ và WikiLeaks đã cải thiện rất lớn khả năng này."

"Tuy nhiên xã hội loài người không chịu đựng được sự minh bạch trần trụi và người ta phải nhất trí với nhau rằng họ cần nói riêng với nhau những quan điểm mà khi ra công chúng họ sẽ phải nói khác đi. WikiLeaks đã phá vỡ khả năng ấy.”

Trong khi đó, người đồng sáng lập trang chủ về công nghệ và chính trị TechPresident.com, ông Andrew Rasiej lại coi WikiLeaks là khoảnh khắc Napster trong cuộc cách mạng công nghệ làm thay đổi quan hệ giữa nhân dân và chính phủ. Ông Rasiej cho rằng khi mọi chuyện đã lắng xuống, các chính phủ sẽ nhận ra rằng họ cần bảo vệ sự minh bạch và mở cửa và chỉ giữ bí mật một số ít những vấn đề cần thiết.

Tuy nhiên ông cũng lo ngại rằng các chính phủ có thể quá tay khi tìm cách sửa chữa tình trạng hiện nay và làm cho mọi việc trở nên tệ hại hơn.

Ngược lại, chuyên gia về an ninh mạng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, ông James Lewis lại cho rằng các biện pháp trấn áp như vậy sẽ chỉ càng làm cho WikiLeaks thêm nổi tiếng. Ông lưu ý rằng Napster tuy đã bị tòa án tuyên bố đóng cửa, nhưng nó vẫn sống và “đầu thai” vào muôn vàn trang chủ khác, ví dụ như The Pirate Bay.

Nhà phân tích truyền thông mạng Jeff Jarvis của báo Đức Welt am Sonntag cho rằng WikiLeaks và Internet đã chọc thủng khả năng bảo mật của các chính phủ.

Ông nói: “Cho dù họ có tiết lộ thêm tài liệu nào khác nữa không - mà tôi tin rằng họ sẽ công bố thêm - WikiLeaks cũng đã chứng tỏ rằng không có bí mật nào là an toàn. Trong kỷ nguyên Internet ngày nay, sức mạnh đang chuyển từ những người nắm giữ bí mật sang những người mở cửa. Đó là sự thật đang nổi lên trong thời đại chúng ta”./.

Theo Vietnam+
 
10 người bỏ học nhưng thành đạt trong công nghệ

Mark Zuckerberg, nhân vật của năm 2010 do Time bình chọn, chỉ thiếu một thứ duy nhất trong sơ yếu lý lịch: bằng đại học.

Sau khi hình thành ý tưởng xây dựng mạng xã hội, Mark Zuckerberg đã rời trường đại học danh tiếng Harvard để tập trung toàn thời gian cho Facebook. Đến thời điểm này, có thể gọi đó là quyết định không tồi.

Mark Zuckerberg không phải trường hợp hiếm gặp. Trong lĩnh vực công nghệ, nhiều người đã bỏ học để theo đuổi ý tưởng của mình và rất thành công. Tuy nhiên, điều đáng tiếc trong danh sách 10 cao thủ công nghệ bỏ học nhưng thành đạt không có một bóng hồng nào.

Bill Gates

1909325295z1.jpg

Bill Gates đã rời trường Harvard vào năm 1975 để gây dựng Microsoft cùng với Paul Allen. Sau thành công với Microsoft, người sáng lập Microsoft đã được Harvard trao bằng tiến sĩ danh dự vào năm 2007.

Paul Allen

z2.jpg

Allen theo học đại học Washington được hai năm sau đó bỏ học để cùng Bill Gates thành lập Microsoft.

James Cameron

z3.jpg

Đạo diễn bộ phim Avatar là một cao thủ về công nghệ và chỉ theo học vật lý, tiếng Anh được hai năm tại trường đại học cộng đồng ở bang California (Mỹ).

Sean Parker

z4.jpg

Sean Parker cũng bỏ dở đại học để gây dựng web chia sẻ nhạc đình đám Napster cùng với Shawn Fanning.

John Glenn

z5.jpg

John Glenn (nhà chính trị và cũng là nhà du hành vũ trụ) đã từng theo học vật lý tại đại học Muskingum nhưng bỏ học sau cuộc tấn công Chân châu cảng (Pearl Harbor).

Julian Assange

z6.jpg

Ông trùm của website Wikileaks đang nổi đình nổi đám trên mạng Internet đã theo học toán và vật lý tại đại học Melbourne nhưng bỏ học không lấy bằng.

Steve Jobs

z7.jpg

Giám đốc điều hành của Apple cũng chỉ học tại đại học Reed một học kỳ nhưng luôn ca tụng thời gian học tại trường này đã giúp ông có kiến thức tốt về thiết kế.

Evan Williams

z8.jpg

Evan Williams, đồng sáng lập dịch vụ tiểu blog Twitter, chỉ học một năm tại đại học Nebraska bởi ông "cảm thấy đại học là phí thời gian".

Biz Stone

z9.jpg

Biz Stone, đồng sáng lập của Twitter cùng với Evan Williams, cũng bỏ dở chuyên ngành tiếng Anh tại đại học Northeastern. "Tôi chỉ nghĩ mình phải lên đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông", ông nói. "Không ai từng nói với tôi rằng tôi không nhất thiết phải làm như vậy".

Buckminster Fuller

z10.jpg

Ông tổ của kiến trúc mái vòm đã hai lần bị đuổi khỏi trường Harvard. Nhiều năm sau, Buckminster Fuller cũng kiếm được tấm bằng tại đại học Bates.

Theo Phapluat
 
Việt Nam nằm trong 10 nước có nguy cơ cao

vietnamnet-bi-tan-cong.jpg


Hacker tấn công báo điện tử VietNamNet, thay đổi giao diện và công khai mã nguồn cùng nhiều thông tin “nhạy cảm” khác - Ảnh: CTV
Việt Nam thuộc top 10 nước có nguy cơ cao về mất an toàn thông tin mạng với nhiều cuộc tấn công qua mạng và phát tán thư rác. Tổng Thư ký Hiệp hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA) Trần Anh Minh cảnh báo tại buổi giao lưu trực tuyến Thế giới ảo, nguy hiểm thật, sáng 17-12 tại TPHCM.

Nạn nhân mới nhất là báo điện tử VietNamNet, bị hacker tấn công, lấy mất dữ liệu, chiếm quyền xuất bản. Theo ông Trần Anh Minh, đây là sự kiện nổi bật về an toàn thông tin (ATTT) liên quan tới nhiều yếu tố như: con người, tổ chức, công nghệ…

Theo ông Minh, các website của VN có quá nhiều lỗ hổng trong khi đầu tư về con người, kỹ thuật, bảo mật chưa được quan tâm đúng mức. Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm ATTT được thiết kế cho nhiều đối tượng.

Để có thể lựa chọn giải pháp, sản phẩm phù hợp, các tổ chức cá nhân cần đánh giá rủi ro hệ thống như: công nghệ, tổ chức, nhân sự và tài nguyên thông tin thiết yếu… Một doanh nghiệp có thể bảo vệ được hệ thống CNTT của mình khi có chính sách ATTT phù hợp để bảo vệ, “vá” lỗ hổng của hệ thống.

Khó xử lý

Theo LS Nguyễn Văn Hậu, Trưởng ban Tuyên truyền Hội Luật gia TPHCM, công tác đấu tranh với loại tội phạm mới này gặp rất nhiều khó khăn trong thu thập chứng cứ. Kẻ phạm tội và người bị hại không tiếp xúc trực tiếp mà chỉ thông qua mạng internet.

Do vậy, không xác định được người bị hại cụ thể hoặc địa chỉ của người bị hại. Thủ phạm thường sử dụng internet với thủ đoạn rất tinh vi nên phạm vi lan tỏa nhanh, số người bị hại rất nhiều và sống ở nhiều nước khác nhau.

Mặt khác, Bộ luật Tố tụng hình sự chưa công nhận dữ liệu điện tử được lưu trong máy tính cá nhân, điện thoại di động, USB, thẻ nhớ, hộp thư điện tử, máy chủ hệ thống, hoặc mạng internet đặt ở nước ngoài… là chứng cứ pháp lý. Để phòng chống loại tội phạm này, cơ quan quản lý nhà nước về CNTT cần hoàn thiện khung pháp lý.

Theo Thanhnien
 
Mỹ trấn áp nội gián công nghệ

Steve%20Jobs.jpg


Thông tin về iPad đã bị rò rỉ trước khi Steve Jobs mang ra trình làng - Ảnh: Reuters
Nhà chức trách Mỹ thông báo họ đã bắt giữ năm nghi can về tội cung cấp thông tin mật của các công ty, bao gồm cả Apple, trong cuộc điều tra rộng lớn về giao dịch nội gián làm rúng động thung lũng Sillicon và phố Wall, theo AFP.

Theo tiết lộ của một luật sư ở New York thì James Fleishman, một lãnh đạo thuộc công ty Primary Global Research, là một trong bốn người bị bắt hôm 16.12, vì “âm mưu cung cấp thông tin mật” cho các thân chủ, trong đó có những quỹ đầu tư.

Trong khi đó, Mark Longoria, Walter Shimoon và Manosha Karunatilaka cũng bị bắt vì cung cấp thông tin nội bộ cho công ty của Fleishman.

Theo cáo trạng, kể từ tháng 10.2009, Shimoon, nhân viên của công ty Flextronics, đã cung cấp cho Fleishman thông tin mật về hai công ty khách hàng của Flextronics, bao gồm các dự báo bán hàng và tính năng mới trong chiếc điện thoại iPhone của hãng Apple.

Theo nhà chức trách Mỹ, Shimoon cũng tiết lộ thông tin về iPod cũng như dự án sản xuất iPad mà Apple chia sẻ với Flextronics.

Longoria được cho là đã cung cấp thông tin về công ty sản xuất vi mạch Advanced Micro Devices, nơi nghi can này làm việc. Tương tự, Karunatilaka bị nghi ngờ đã tuồn thông tin nội bộ của công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing.

Người thứ năm là cựu nhân viên của hãng Dell, Daniel Devore. Người này đã thừa nhận việc cung cấp thông tin về Dell và các khách hàng cho Primary Global Research hôm 10.12.

Theo Thanhnien
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top