• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 20-02-2010

Status
Không mở trả lời sau này.
Khủng hoảng tần số sẽ nổ ra vào năm 2013

Nhu cầu tần số cho các dịch vụ băng rộng không dây sẽ vượt quá khả năng cung cấp vào khoảng giữa năm 2013 và đẩy thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tần số.

ImageView.aspx

Peter Rysavy, một chuyên gia về công nghệ không dây, vừa trình bày công trình nghiên cứu của mình tại Hội nghị di động thế giới (Mobile World Congress - MWC) đang diễn ra tại Barcelona. Nghiên cứu này cho rằng đến khoảng giữa năm 2013, nhu cầu của về tần số phục vụ cho các dịch vụ băng rộng không dây sẽ vượt quá lượng tần số còn lại của thế giới. Theo lý giải của Peter Rysavy, trước kia các nhà mạng chỉ cần một đường truyền với dung lượng khoảng 12 kbps cho các dịch vụ thoại nhưng nhu cầu tối thiểu hiện nay phải là 1-2 Mbps để phục vụ cho các dịch vụ cao cấp như xem video độ phân giải cao (HD) trên YouTube.

Cũng theo công trình nghiên cứu do hãng sản xuất di động Research In Motion tài trợ này, các nhà mạng tại nhiều thành phố lớn trên thế giới đã sử dụng gần hết tần số 55-90 MHz trong khi chỉ có một số ít ỏi trong đó được sử dụng cho các dịch vụ dữ liệu. Hãng viễn thông di động AT&T (Mỹ) cũng cho biết họ đã sử dụng hết hơn 50% nguồn tài nguyên tần số trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng.

Bên cạnh việc thiếu hụt tần số, các nhà mạng sẽ còn phải đối mặt với yêu cầu cần phải xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng mạng (trạm phát sóng…) để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của các dịch vụ dữ liệu khi công nghệ radio mới như Long Term Evolution (LTE – 4G) được thương mại hóa phổ biến.

Các đại biểu tại MWC cũng nhất trí rằng các cơ quan quản lý tần số tại nhiều quốc gia đang chủ quan khi cho rằng chỉ cần cấp thêm tần số là sẽ giải quyết được vấn đề bởi tài nguyên tần số không phải là vô hạn.

ImageView.aspx


ImageView.aspx


Nhu cầu của các nhà mạng không ngừng gia tăng

Đã đến lúc các nhà phát triển ứng dụng di động, các nhà quản lý tần số và nhà mạng cần phải ngồi lại với nhau để tìm cách giải quyết vấn đề và đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu của người dùng và khả năng của hạ tầng mạng, nghiên cứu và báo cáo của Peter Rysavy kết luận.

Theo ICTNews
 
Thị trường DRAM 2010 sẽ tăng 40%

Thị trường bộ nhớ DRAM sẽ tăng hơn 40% trong năm nay nhờ giá tăng và nhu cầu máy tính cá nhân phục hồi, theo hãng nghiên cứu thị trường ISuppli.

ImageView.aspx


Ảnh minh họa.

Doanh thu thị trường DRAM sẽ đạt 31,9 tỷ USD trong năm 2010, tăng hơn 40% so với doanh thu 22,7 tỷ USD của năm ngoái, hãng phân tích Isuppli dự báo trong thông cáo phát đi ngày 19/2.

Năm nay sẽ là thời điểm ngành “DRAM sẽ có doanh thu và lợi nhuận ổn định khi các nhà cung cấp DRAM đã quản lý tốt sản lượng sản xuất”, Mike Howard, một chuyên gia phân tích của Isuppli cho hay.

Sản lượng cung cấp DRAM bị cắt giảm kết hợp với nhu cầu tăng do sự phục hồi của thị trường máy tính cá nhân đã giúp giá bộ nhớ DRAM tăng cao hơn, giúp các nhà sản xuất có lời.

Hynix Semiconductor Inc, nhà sản xuất bộ nhớ DRAM lớn thứ hai thế giới, tháng vừa qua thông báo đạt lợi nhuận theo quý lớn nhất trong vòng 3 năm qua. Elpida Memory Inc, nhà sản xuất DRAM lớn nhất Nhật Bản, vừa công bố có lợi nhuận trong quý IV của năm 2009 và là lần đầu tiên hãng này không thua lỗ trong 9 quý liên tiếp gần đây.

Theo ICTNews
 
Những quốc gia có Internet 1Gbps

Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ kết nối Internet tốc độ lên tới 1Gbps, gấp 30-100 lần tốc độ kết nối Internet ADSL trung bình hiện nay.

ImageView.aspx


Hàn Quốc thông báo đầu tư 25 tỷ USD để đưa Internet tốc độ 1Gbps tới các hộ đình vào năm 2012.

Với tốc độ 1Gbps, bạn có thể tải bộ phim 120 phút trong vòng 12 giây.

Ở Mỹ: Google vừa thông báo kế hoạch xây dựng thử nghiệm mạng Internet siêu tốc 1Gbps kết nối từ 50.000 đến 200.000 hộ gia đình. Kế hoạch trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của Google được chính phủ Mỹ ủng hộ với hy vọng đưa hạ tầng mạng của nước này sánh ngang với các quốc gia châu Á có hệ thống mạng phát triển như Nhật và Hàn Quốc.

Hồng Kông: Mạng băng rộng của Hồng Kông hiện cung cấp dịch vụ cáp quang FTTH/FTTB tốc độ 1 Gbps tới gần 800.000 hộ gia đình với giá 215 USD mỗi tháng.

Hàn Quốc: Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch đầu tư 25 tỷ USD trong 5 năm tới để đưa kết nối cáp quang 1 Gbps tới tất cả các hộ gia đình ở quốc gia Đông Á này. Theo kế hoạch này, bắt đầu từ năm 2012, các hộ gia đình Hàn Quốc đã có thể sử dụng dịch vụ Internet siêu tốc 1Gbps.

Thành phố Cologne (Đức): Netcologne, nhà cung cấp dịch vụ mạng ở Đức, tuyên bố sẽ ra mắt dịch vụ Internet 1 Gbps ở thành phố Cologne trong năm nay. Gần 70.000 hộ gia đình ở Cologne hiện đang dùng dịch vụ Internet băng rộng của Netcologne.

Thủ đô Canberra (Úc): TransACT, nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Úc, đang xây dựng mạng Internet tốc độ lên tới 1 Gbps cung cấp cho các hộ gia đình ở thủ đô của nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ: Nhà cung cấp dịch vụ cáp Zon Multimedia của Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã cung cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ 1 Gbps cho các hộ gia đình ở quốc gia này với giá 250 euro (342 USD) mỗi tháng.

Amsterdam: ba nhà cung cấp GlasvezelNet Amsterdam (GNA), BBNed và InterNLnet đã thử nghiệm dịch vụ cáp quang tốc độ 1Gbps tới 100.000 hộ gia đình tại các quận Osdorp, Zeeburg và Oost/Watergraafsmeer ở thủ đô Amsterdam của Hà Lan. Reggefiber, nhà cung cấp dịch vụ mạng khác của Hà Lan, cũng đang nâng cấp hạ tầng mạng để cung cấp dịch vụ tốc độ 1 Gbps trong năm 2010. Reggefiber hiện cung cấp dịch vụ ở 40 thành phố tại Hà Lan và có khoảng nửa triệu hộ gia đình là khách hàng.

Ở Nhật: Hai nhà mạng NTT và KDDI đã cung cấp dịch vụ Internet 1 Gbps tới các chung cư cao tầng từ năm 2008.

Thụy Điển đã cung cấp dịch vụ Internet 1Gbps từ năm 2007. Còn quốc gia Đông Nam Á Singapore cũng đang xây dựng mạng 1Gbps dự kiến sẽ bắt đầu ra mắt vào năm 2012.

Theo ICTNews
 
Internet sẽ làm bạn thông minh hơn

Một khảo sát online với 895 người dùng Web phát hiện hơn ¾ tin rằng Internet sẽ giúp con người thông minh hơn trong 10 năm tới.

ImageView.aspx

Khảo sát do trung tâm Internet thuộc đại học Elon ở Nam Carolina (Mỹ) và dự án Pew Internet và American Life tiến hành và công bố hôm qua (thứ Sáu). Hầu hết người được thăm dò nói Internet sẽ cải thiện kỹ năng viết và đọc vào năm 2020.

"Có ba trong số 4 chuyên gia nói việc sử dụng Internet của chúng ta đã cải thiện kỹ năng đọc và viết và gia tăng trí thông minh; 2/3 nói việc sử dụng Internet đã cải thiện kỹ năng đọc, viết và biểu hiện kiến thức”, Janna Anderson, đồng tác giả kiêm giám đốc hình ảnh của trung tâm Internet nói.

Song 21% nói Internet có tác động ngược lại và thậm chí làm giảm chỉ số thông minh IQ của một số người sử dụng Internet quá nhiều.

“Vẫn có nhiều người chỉ trích tác động của Google, Wikipedia và các công cụ trực tuyến khác”, bà Anderson nói.

Khảo sát trực tuyến này thu thập ý kiến từ các nhà khoa học, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà tư vấn, nhà văn và các nhà phát triển công nghệ cùng với những người sử dụng Internet được các tác giả nghiên cứu theo dõi. Trong số 895 người được khảo sát thì có 371 người được xem là “chuyên gia”.

Nghiên cứu này được xuất phát từ một bài báo đăng trên tạp chí Atlantic Monthly của tác giả Nicholas Carr hồi năm 2008 có tựa đề: Có phải Google đang làm chúng ta ngu ngốc đi?

Khảo sát cũng phát hiện 42% chuyên gia tin rằng hoạt động nặc danh trên mạng sẽ bị ‘hạn chế đáng kể” vào năm 2020 nhờ các hệ thống nhận diện và an ninh thắt chặt hơn, trong khi 55% nghĩ hoạt động duyệt Internet nặc danh vẫn đáng kể trong 10 năm tới.

Theo ICTNews
 
Crestron sẽ có phiên bản phần mềm tương thích iPad

500x_crestappipad.jpg

Với đại đa số người dùng Việt Nam thì Crestron là một cái tên có thể không quen thuộc, thế nhưng đây lại là một hãng có tiếng trong lĩnh vực hệ thống tự động hóa cho ngôi nhà của bạn. Vừa qua, hãng này cũng đang nhanh tay chuẩn bị một phiên bản phần mềm điều khiển mới tương thích với sản phẩm “tai tiếng” là Apple iPad.

Cũng tương tự như phiên bản trên người anh em iPhone, iPad giờ đây cũng có khả năng truy cập điều khiển hệ thống tự động trong nhà của Crestron thông qua kết nối Wi-Fi, 3G hay Edge. Với sự hiện diện của Crestron, Apple iPad giờ đây ngoài chức năng đọc sách diện tử, nghe nhạc xem phim các thể loại thì còn có thể kiêm vai trò “nhạc trưởng” điều khiển hệ thống tự động trong nhà (đèn đóm, nhiệt độ máy điều hòa, nghe nhạc xem phim, kéo màn cửa…).

Tuy vậy, với việc iPad vẫn còn bị giới hạn khả năng chạy đa nhiệm (multi-task) thì sự hiện diện của phần mềm từ Crestron cũng chưa đủ biến chiếc tablet này thành trung tâm giải trí cho căn nhà số của bạn, còn phải chờ đợi bàn tay của các nhóm chuyên jailbreak mà thôi.

Theo Voz
 
Radeon HD 5830 và HD 5870 Eyefinity 6 sẽ lên kệ vào tháng 3/2010?

radeonhd5830-sg.jpg

Theo những tin đồn mới nhất đến từ AMD (lại tin đồn..!), ATI Radeon HD 5830 sẽ chính thức được phát hành vào ngày 25 tháng 2 tới, ngay trước ngày khai mạc Triển lãm Công nghệ thông tin và Thiết bị điện tử CeBIT 2010. Ngoài ra, ATI Radeon HD 5870 Eyefinity 6 với công nghệ ATI Eyefinity hỗ trợ hiển thị một lúc 6 màn hình cũng sẽ có mặt trên thị trường vào 11/3/2010.

Nếu những tin đồn trên trở thành hiện thực, HD 5830 và HD 5870 Eyefinity 6 sẽ được ra mắt cùng thời điểm với NVIDIA GTX 480 và GTX 470, sản phẩm DirectX 11 đầu tiên của NVIDIA dựa trên kiến trúc CUDA, với tên mã Fermi.

AMD Radeon HD 5870 Eyefinity 6 được trang bị bộ nhớ VRAM 2GB GDDR5, sử dụng 6 đầu xuất tín hiệu mini DisplayPort thay cho cổng DVI, HDMI và DisplayPort truyền thống. Trong khi đó, Radeon HD 5830 được trang bị 1.280 stream processor, GPU @ 750MHz và bộ nhớ 1GB GDDR5 @ 4000MHz.

amd_ati-radeon-hd-5870-1-thumb-450x333.jpg


amd_ati-radeon-hd-5870-2-thumb-450x301.jpg

Hiện tại chưa có thông tin chính thức về giá thành sản phẩm.

Theo Voz
 
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc tấn công Google

ImageView.aspx

Các chuyên gia, nhà giáo dục phủ nhận sự liên quan của các sinh viên Trung Quốc như truyền thông phương Tây đưa tin.

Các chuyên gia quân sự và quan chức giáo dục cấp cao Trung Quốc hôm qua đã phủ nhận thông tin điều tra mà báo chí phương Tây đưa tin rằng các vụ tấn công mạng vào người khổng lồ tìm kiếm Google có thể có liên quan đến các trường học và quân đội Trung Quốc.

Trong bài viết đăng hôm thứ Năm, báo Mỹ The New York Times (NYT) đã viết hai trường học Trung Quốc là trường Lanxiang Vocational School đóng tại Jinan (tỉnh Shandong) và đại học Shanghai Jiaotong University (Thượng Hải) liên quan đến các vụ tấn công Google và các doanh nghiệp Mỹ khác.

Bài báo này cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa quân đội Trung Quốc và Baidu, công cụ tìm kiếm Trung Quốc và là đối thủ cạnh tranh chính của Google tại Trung Quốc.

Google đã Google làm cho mối quan hệ Trung – Mỹ thêm căng thẳng khi hôm 12/1 đã tuyên bố có thể rút toàn bộ hoạt động ở nước này sau một loạt vụ tấn công phức tạp và có chủ đích vào dịch vụ Gmail của họ hồi giữa tháng 12 năm ngoái và cáo buộc nguồn gốc tấn công xuất phát từ Trung Quốc.

Pan Zheng, một chuyên gia cao cấp về chiến lược Mỹ ở đại học quân sự quốc gia (NDU) nói các vụ tấn công Google “chẳng có gì liên quan đến quân đội và chính phủ Trung Quốc”.

Ông Pan nói cáo buộc của Google là vô căn cứ, “Giả thiết địa điểm tấn công được xác nhận là ở trong Trung Quốc thì nó không giống kết luận các vụ tấn công được Trung Quốc ủng hộ”.

Bài báo đăng trên NYT cũng viết các phát hiện của cuộc điều tra dấy lên nhiều câu hỏi, gồm khả năng rằng một số vụ tấn công đến từ Trung Quốc nhưng “không nhất thiết từ chính phủ Trung Quốc hoặc từ các nguồn gốc Trung Quốc”.

Trung tướng Luo Yuan, học viện khoa học quân sự, nói các cáo buộc các vụ tấn công liên quan đến chính phủ và quân đội Trung Quốc là vô trách nhiệm.

"Trung Quốc đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại là phản đối các vụ tấn công dưới bất kỳ hình thức nào và những hoạt động như vậy là bị pháp luật nghiêm cấm. Quân đội Trung Quốc sẽ không chống lại quy định của pháp luật”, ông nói. “Người ta có thể dễ dàng lợi dụng một địa điểm, sử dụng nó để cải trang và phân tán tập trung vào nơi khác để nhắm vào mục tiêu trực tiếp”.

Một giáo sư hàng đầu từ trường kỹ thuật an ninh mạng ở đại học Shanghai Jiaotong University nói với báo NYT trong một cuộc phỏng vấn điện thoại rằng các phát hiện không phải là ngạc nhiên vì các sinh viên tấn công vào các website nước ngoài là bình thường. Song vị giáo sư giấu tên này cũng nói những “hành động sai trái” như vậy không phải là có động cơ độc hại mà chỉ đơn giản là các sinh viên thử nghiệm khả năng Internet của họ. Địa chỉ IP của trường đại học cũng có thể bị bên thứ ba giành quyền kiểm soát – một điều cũng thường xảy ra.

Người phát ngôn của trường Lanxiang Vocational School cũng phủ nhận các cáo buộc trường mình có liên quan đến quân đội Trung Quốc.

"Suy đoán như vậy thật lố bịch”, bà Zhou nói. “Trường chúng tôi không có bất kỳ mối liên quan nào đến quân đội. Tôi đã nhận được nhiều cuộc gọi hôm nay (thứ Sáu) hỏi tôi về một số vụ tấn công Google và tôi nghĩ thật là kỳ quặc vì chúng tôi chỉ là một trường địa phương đào tạo nghề các học sinh cấp trung học và liên quan đến nó”.

Trường này chỉ cung cấp các khóa đào tạo máy tính cơ bản như thiết kế ảnh. “Chúng tôi không có bất kỳ hợp đồng hoặc thỏa thuận gì với quân đội”, bà Zhou nói.

Theo ICTNews
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top