• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 23-04-2012

Status
Không mở trả lời sau này.
iPad là 'vua' hủy hoại môi trường

Theo một báo cáo mới đây, để sản xuất ra một chiếc iPad nặng 650 gram, các công nhân của Trung Quốc đã thải vào môi trường một lượng khí nhà kính gấp 285 lần cân nặng của nó.

ipad-10.jpg

Sở hữu thiết kế mỏng, nhẹ và có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực, ẩn giấu bên trong chiếc iPad lại là một cấu trúc vô cùng phức tạp. Nhôm, kính là những vật liệu dễ thấy nhất trên những chiếc iPad, cùng với đó là một số kim loại nặng và rất nhiều hóa chất độc hại khác là những nguyên liệu chính để tạo ra iPad.

Một báo cáo mới đây đã chỉ ra rằng, để sản xuất ra một chiếc iPad, người ta đã phải tạo ra một lượng khí nhà kính gấp 285 lần cân nặng của chính nó, từ công đoạn sản xuất linh kiện cho đến khi lắp ráp sản phẩm hoàn thiện.

Đó là một trong số những lý do mà Apple chọn Trung Quốc - đất nước được xem là công xưởng của cả thế giới - làm nơi sản xuất những chiếc iPad mới. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc sở hữu lượng nhân công giá rẻ cũng là một ưu điểm khiến “táo khuyết” cùng hàng loạt các nhà sản xuất lớn khác đặt hàng dài hạn các công ty Trung Quốc gia công sản phẩm của mình.

Mức lương tối thiểu tại Honhai Electronics (Foxconn) vào tháng 10/2010 là 138 USD/tháng, trong khi con số tương ứng tại Mỹ là 1.160 USD/tháng. Đó là những con số biết nói, lý giải tại sao CEO Tim Cook quyết định loại bỏ toàn bộ dây chuyền sản xuất của Apple và chuyển sang đặt hàng đối tác đến từ Trung Quốc khi ông mới về Apple.

Tuy nhiên, có một lý do khác mà Apple cùng nhiều công ty khác chọn Trung Quốc làm nơi sản xuất những thiết bị điện tử của mình. Quá trình sản xuất iPad, cũng như nhiều thiết bị khác, đều cần một lượng lớn các nguyên tố được gọi là đất hiếm (rare earth).

xlarge.jpg


Trữ lượng đất hiếm tại Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến Apple quyết định chọn nước này làm nơi sản xuất và gia công những chiếc iPad.

Giáo sư Tim Coombs của trường đại học Cambridge cho biết, nhiều khả năng loại pin lithium-ion của iPad được làm từ Lathanum, một trong 17 nguyên tố được liệt vào danh mục đất hiếm, trong khi loại kết nối từ của nó (và cả smartcover) có thể được sản sinh ra từ loại hợp kim Neodymium.

Không phải ở đâu người ta cũng có thể tìm thấy những loại vật liệu nói trên. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một trong những đất nước có lượng đất hiếm dồi dào nhất thế giới. Hiện nước này đang quản lý khoảng 95-97% lượng đất hiếm xuất khẩu ra toàn thế giới, và đang có ý định hạn chế xuất khẩu loại sản phẩm này ra bên ngoài biên giới đất nước.

Do đó, ngoài việc sản xuất sản phẩm trong nội địa Trung Quốc, cách duy nhất để Apple giải quyết vấn đề phụ thuộc vào nguồn cung vật liệu là giảm bớt lượng sản phẩm tiêu thụ, và đó tất nhiên là cách mà không ai mong muốn.

Theo Infonet
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top