• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 26-01-2010

Status
Không mở trả lời sau này.
Phần Lan giúp VN đổi mới khoa học và công nghệ

Đại diện Bộ Ngoại giao Phần Lan bày tỏ sẵn sàng chia sẻ bài học thành công của mình và đồng thời giúp Việt Nam khuyến khích đổi mới sáng tạo trong cộng đồng nghiên cứu và cộng đồng các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý khoa học và công nghệ.

Phần Lan sẵn sàng giúp đội ngũ quản lý của các bộ, các trường, các sở và các doanh nghiệp; xây dựng một diễn đàn đổi mới sáng tạo mở, nơi gặp gỡ đối thoại giữa các nhà làm chính sách với các trường, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo; kết nối cộng đồng nghiên cứu với cộng đồng ứng dụng công nghệ của Việt Nam và Phần Lan.

Trong khuôn khổ thực hiện Hiệp định song phương về Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo (Inovation Partnership Programme - IPP) giữa Chính phủ hai nước, từ ngày 16-25/1, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cử một đoàn cán bộ do Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ làm trưởng đoàn, sang làm việc tại Phần Lan với mục tiêu chính là học tập kinh nghiệm triển khai và thúc đẩy các hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ.

Trong thời gian nói trên, đoàn cán bộ của Việt Nam đã có các buổi làm việc và trao đổi với gần 20 đơn vị có liên quan ở Phần Lan, trong đó có Ủy ban về thông tin cộng đồng Bộ Giáo dục; Vụ chính sách Bộ Ngoại giao; dự hội thảo về chủ đề đưa thông tin khoa học công nghệ vào cộng đồng tại Đại học Tổng hợp Helsinki; làm việc với Viện Hàn lâm Phần Lan về kinh nghiệm làm truyền thông khoa học công nghệ…

Thông qua các buổi làm việc, đoàn cán bộ Việt Nam đã được các bạn Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về mục tiêu và những cách thức đa dạng trong việc thúc đẩy truyền thông khoa học và công nghệ.

Dự án IPP bắt đầu từ tháng 8/2009 và kéo dài đến năm 2012. Đây là một dự án được phía Phần Lan đánh giá là mới và tiên phong trong chính sách hợp tác phát triển, trong đó Phần Lan xem khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo là trung tâm cho sự phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Dự án khi đi vào thực hiện cũng chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ, có hiệu quả giữa hai nước Việt Nam và Phần Lan./.

Theo Vietnam+
 
Panasonic xây dựng tòa nhà sinh thái ước mơ

avatar.aspx

Tokyo Bay ở khu đô thị lớn nhất Trái Đất có thể là địa điểm để xây dựng ngôi nhà ước mơ của các nhà môi trường học.

Tại đây, trên các mái nhà là những tấm hấp thu năng lượng Mặt Trời và một pin nhiên liệu ở sân sau có nhiệm vụ cung cấp điện cho căn nhà, trong khi một pin lithium-ion tích trữ lượng điện dư thừa cùng những ống dẫn nước nóng có công năng sưởi sàn nhà và tiết kiệm năng lượng.

Tuy vậy, đây chỉ là những giải pháp công nghệ cao “chưa thấm vào đâu” để giúp mang lại tiện ích cho ngôi nhà sinh thái trên trong quá trình hướng tới một căn nhà của tương lai có lượng khí thải cácbon thấp.

Công ty Panasonic của Nhật Bản là nhà sản xuất “Ngôi nhà sinh thái” này đã trang bị cho nó những thiết bị thông minh và siêu hiệu quả hứa hẹn tiết kiệm năng lượng mọi lúc, mọi nơi đồng thời vẫn đảm bảo một cuộc sống tiện nghi cho những người sở hữu căn nhà đó.

Chủ tịch Panasonic, Fumio Ohtsubo, cho biết những thiết bị cảm biến nhận dạng, nhiệt độ và ánh sáng sẽ điều chỉnh nhiệt độ ở từng khu vực trong nhà khi con người di chuyển từ phòng này sang phòng khác.

Ví dụ, nếu con người di chuyển từ phòng khách tới nhà bếp, đèn sẽ bật trong khi ở phòng khách toàn bộ máy lạnh, máy thu hình, đèn sẽ tự động tắt.

Không chỉ có thế, những thiết bị khác như máy giặt cũng đủ thông minh, như giặt trong chế độ tiết kiệm 50% lượng nước tiêu thụ chỉ bằng việc nghiêng thùng giặt, hay tủ lạnh ghi nhớ thói quen của người sử dụng để chuyển sang chế độ nghỉ theo lịch sinh hoạt của họ.

Theo khảo sát của nhật báo Nikkei, nhờ những sáng kiến trên, Panasonic đã trở thành nhà sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường nhất Nhật Bản, trên cả các đối thủ khác như Sharp, Mitsubishi Electric và NEC.

Những doanh nghiệp khổng lồ của Nhật Bản, từ các nhà sản xuất thiết bị điện tử đến các hãng ôtô lớn, đang ngày càng hướng tới công nghệ thân thiện với môi trường-tiết kiệm năng lượng khi họ đang tìm cách thoát khỏi cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Xe lai Prius của Toyota chính là mẫu xe nội địa sử dụng năng lượng kết hợp bán chạy nhất kể từ mùa xuân năm 2009, và đứng thứ 2 là mẫu xe lai Insight của Honda. Trong khi đó, Mitsubishi Motors đặt cược vào các dòng ôtô điện và thúc đẩy phát triển “con bài” ôtô cỡ nhỏ i-MiEV không có khí thải.

Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích Japan Inc phát triển công nghệ xanh để thoát khỏi tình trạng thua lỗ trong bối cảnh đang nỗ lực theo đuổi các mục tiêu biến đổi khí hậu đầy tham vọng cùng với sự phục hồi kinh tế.

Các khoản hỗ trợ của nhà nước đã góp phần thúc đẩy doanh số bán xe lai, trong khi một chương trình sinh thái vừa được mở rộng trong một gói kích thích kinh tế mới khuyến khích người tiêu dùng mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng như các thiết bị của ngôi nhà thông minh do Panasonic sản xuất.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng đang thực hiện một chương trình tham vọng để lắp đặt các tấm hấp thu năng lượng Mặt Trời tại các công sở và phát triển các nguồn năng lượng tái sinh khác, đông thời cam kết cắt giảm khí thải.

Nhu cầu năng lượng của xã hội công nghệ cao của Nhật Bản đang tăng mạnh bởi các thiết bị gia đình như máy thu hình, máy tính, các thiết bị di động trong khi máy điều hòa không khí thường được sử dụng như lò sưởi ở các căn nhà thuộc vùng sâu vùng xa./.

Theo Vietnam+
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top