• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 26-08-2008

Status
Không mở trả lời sau này.
TV Plasma 30 năm vẫn chạy tốt

Panasonic Viera TH-42PV80 nổi bật nhờ tuổi thọ màn hình tới 100.000 giờ, tương đương với 30 năm sử dụng liên tục. Ngoài ra, chiếc TV Plasma này còn được trang bị 3 cổng HDMI 1.3.

1.jpg

Panasonic Viera TH-42PV80 được trang bị tấm nền Plasma thuộc thế hệ thứ 11. Ảnh: Cnet.

Thông thường, khi ra mắt một mẫu TV mới, Panasonic sẽ tiến hành nâng cấp tấm nền màn hình và bộ xử lý hình ảnh tích hợp bên trong. Viera TH-42PV80 cũng không là ngoại lệ. Chiếc TV này được nhà sản xuất trang bị cho tấm nền thuộc thế hệ thứ 11, có độ tương phản cao hơn tới 50% so với thế hệ tấm nền thứ 10 (đạt 15.000:1) - tuy nhiên không cao hơn so với các dòng TV Plasma hiện tại.

Đồng thời có tuổi thọ cao hơn tới 67% (100.000 giờ).


Bên cạnh đó, tuổi thọ màn hình lên tới 100.000 giờ giúp người xem sử dụng liên tục TV này trong suốt 30 năm, nếu mỗi ngày dành ra 8 tiếng để xem.
Viera TH-42PV80 cũng được trang bị bộ vi xử lý hình ảnh V-Real 3 mới nhất của Panasonic.

Tính năng xem ảnh JPEG ngay trên TV, trước đây thường chỉ xuất hiện ở những dòng Viera cao cấp, thì nay cũng được trang bị cho TH-42PV80, model được xếp vào hàng trung cấp của Panasonic trong năm nay. Với đầu đọc thẻ nhớ SDHC tích hợp, người dùng có thể xem lại những bức ảnh lưu trong thẻ ngay trên màn hình lớn với tốc độ truy xuất dữ liệu cực nhanh. Đáng tiếc là chiếc TV này lại không hỗ trợ kết nối USB.

Một trong những cải tiến đáng nói đến nữa của Viera TH-42PV80 so với đời TV 2007 là số lượng cổng kết nối HDMI 1.3 đã được tăng lên con số 3, với khả năng hỗ trợ tín hiệu phim ảnh 1080p24. Nhờ đó, khi kết nối TV với đầu Blu-ray, những bộ phim độ phân giải cao sẽ không phải qua công đoạn chuyển đổi tín hiệu trước khi phát, giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng ảnh giả và bóng ma thường thấy ở những TV đời cũ.

Bên cạnh đó, với công nghệ đồng bộ hóa Viera Link, TH-42PV80 cũng cho phép người dùng kết nối dễ dàng TV với hệ thống âm thanh gia đình tương thích để quản lý bằng một điều khiển từ xa duy nhất.

2.jpg

Panasonic Viera TH-42PV80 có độ tương phản 15.000:1. Ảnh: Panasonicviera.

Dẫu vậy, chiếc TV Plasma Panasonic này vẫn còn mắc phải ít nhất là hai nhược điểm đáng chê trách.


Đầu tiên là việc không được tích hợp công nghệ hỗ trợ chuyển động với tốc độ quét hình 100Hz.

Đây quả là một nỗi thất vọng lớn, khi mà các dòng TV cao cấp của năm 2007 cũng như các đối thủ cùng tầm ra mắt trong năm 2008 đều được tích hợp công nghệ này.

Thêm vào đó, độ tương phản động chỉ dừng ở mức 15.000:1 cũng khiến cho Panasonic Viera TH-42PV80 bị mất điểm khi so sánh với hai đối thủ đến từ Hàn Quốc là Samsung PS42A450P1 và LG 42PG60UR, với thông số tương ứng là 30.000:1.

Đổi lại, với mức giá chưa đến 2.150 USD (tham khảo tại thị trường Singapore), Panasonic Viera TH-42PV80 hiện là một trong những dòng TV Plasma 42 inch tầm trung có giá bán thấp nhất trên thị trường.

Điểm mạnh:
- Tuổi thọ màn hình cao (100.000 giờ)
- Ba cổng HDMI 1.3 hỗ trợ tín hiệu 1080p24
- Hỗ trợ xem ảnh JPEG

Điểm yếu:
- Không được tích hợp công nghệ quét hình 100Hz
- Độ tương phản chỉ 15.000:1
(theo SoHoa)
 
Canon trình làng EOS 50D

Hôm nay Canon đã chính thức trình làng mẫu máy ảnh số ống kính rời mới nhất của mình mang tên EOS 50D, với cảm biến 15 triệu điểm ảnh, được xem là phiên bản kế tiếp của chiếc 40D.

50D.let.jpg

Canon EOS 50D có vẻ bề ngoài khá giống với 40D. Ảnh: Letsgodigital.

Vẻ bề ngoài của Canon EOS 50D khá giống với bậc tiền bối 40D của mình, với thân máy làm từ hợp kim magie, nhưng thông số kỹ thuật bên trong đã được cải tiến nhiều. Ngoài cảm biến APS-C CMOS có độ phân giải lên tới 15,1 Megapixel, chiếc DSLR này còn được Canon trang bị cho bộ vi xử lý ảnh DIGIC IV đời mới nhất, có tốc độ xử lý nhanh hơn. Cùng với đó là màn hình LCD rộng tới 3 inch, độ phân giải 920.000 điểm ảnh, hỗ trợ tính năng ngắm ảnh sống Live View.

Máy có 3 chế độ lấy nét tự động, với khả năng lấy nét tại 9 điểm trong khung hình. Độ nhạy sáng của chiếc máy này dao động từ ISO 100 đến ISO 3200, nhưng có một chế độ chụp đặc biệt có thể tăng ISO lên mức 12800. Canon cũng trang bị cho 50D một cổng kết nối HDMI, cho phép người dùng xem lại ảnh trên màn hình độ phân giải cao một cách dễ dàng.

50D.engadget.jpg

Canon EOS 50D có màn hình LCD rộng 3 inch, hỗ trợ tính năng ngắm ảnh sống Live View. Ảnh: Engadget.

Trong chế độ chụp liên tiếp, Canon EOS 50D có thể chụp liền một lúc 90 bức ảnh JPEG với tốc độ 6,3 khung hình/giây. Máy cũng được trang bị một chế độ chụp tự động thông minh mang tên Creative Auto, có khả năng tự lấy nét và đo sáng, hỗ trợ rất tốt cho những người chụp chưa có nhiều kinh nghiệm chỉnh tay. EOS 50D tương thích với tất cả các loại ống kính EF và EF-S của Canon.

Theo dự kiến, Canon EOS 50D sẽ có mặt trên thị trường từ đầu tháng 10 với giá bán lẻ là 1.400 USD cho thân máy.
(theo SoHoa)
 
Canon EOS 1000D cho người dùng phổ thông

Canon EOS 1000D có ngoại hình khá giống 450D, nhưng sở hữu những thông số kỹ thuật không cao bằng, nhắm đến những người mới chuyển sang sử dụng máy ảnh số ống kính rời.

5.trustedreviews.jpg

Canon EOS 1000D là mẫu máy ảnh số ống kính rời dành cho người dùng phổ thông. Ảnh: Trustedreviews.

Giống như người anh 450D, Canon EOS 1000D cũng có hai lựa chọn về thiết kế ngoại hình, bao gồm một phiên bản màu đen hoàn toàn và một phiên bản được phối giữa hai tông màu đen và bạc. Máy được bán kèm với một ống kính EF-S 18 - 55 mm F3.5-5.6 IS. Mặc dù có thân hình giống hệt 450D, nhưng EOS 1000D chỉ nặng 450 gram, nhẹ hơn chút đỉnh so với người anh của mình.

Vỏ máy bằng nhựa trơn không chỉ làm lộ "thân phận" của chiếc DSLR giá rẻ, mà phần tay cầm của chiếc máy này cũng không mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng. Tuy nhiên, thiết kế của Canon EOS 1000D cũng vớt vát lại chút điểm cộng nhờ vào hệ thống phím điều khiển được bố trí rất hợp lý và thuận tiện, giúp cho người dùng chỉ cần một tay là có thể vận hành được máy.

3.dpre.jpg

Mặt trước của 1000D giống hệt 450D, nhưng cách bố trí phím điều khiển ở mặt sau hợp lý và thuận tiện hơn. Ảnh: Dpreview.

Về tính năng, một trong những ưu điểm nổi trội nhất của Canon EOS 1000D là được trang bị chế độ My Menu giống như ở những model cao cấp. Nhờ đó, người dùng có thể tự lập cho mình một danh mục truy xuất nhanh tới các tính năng thường dùng như Format hay Live View. Tuy nhiên, giống như ở 450D, các menu của 1000D đôi khi không đồng nhất và hay mắc phải những lỗi ngớ ngẩn. Điển hình như việc, bạn có thể chỉnh độ nhạy sáng (ISO) bằng cả hai cách là xoay bánh xe hoặc thông qua các phím định hướng, nhưng nếu muốn đo sáng thì chỉ có cách duy nhất là sử dụng hệ thống phím định hướng.

Ngoài ra, nếu trên màn hình hiện lên hai cột lựa chọn, và bạn đang muốn chọn một chỉ mục ở cột thứ hai (bên tay phải), thì bạn buộc phải kéo con trỏ xuống lần lượt qua hết các chỉ mục ở cột thứ nhất rồi mới có thể nhảy sang cột thứ hai, chứ không thể nhảy qua lại giữa hai cột. Tuy nhiên, phức tạp nhất phải kể đến những điểm lấy nét (AF indicator) hiện lên trong kính ngắm sau khi máy lấy nét xong. Những điểm màu đỏ li ti này chỉ hiện lên trong giây lát sau khi máy bắt được nét rồi biến mất. Chúng vừa nhỏ, vừa xuất hiện ngắn ngủi nên người dùng rất khó chọn điểm để phơi sáng.

5.dpre.jpg

Người dùng có thể dễ dàng sử dụng 1000D bằng một tay. Ảnh: Dpreview.

Các thông số kỹ thuật của Canon EOS 1000D không có gì nổi bật khi so với mặt bằng chung của những chiếc DSLR phổ thông hiện nay. Máy được trang bị cảm biến CMOS, kích cỡ APS-C, độ phân giải 10 Megapixel cùng hệ thống lấy nét 7 điểm cho phép người dùng tự lựa chọn. So với hệ thống lấy nét tại 3 khu vực của Nikon D60 thì EOS 1000D nhỉnh hơn, nhưng lại không bằng khi sánh với các hệ thống lấy nét tại 9 điểm và 11 điểm của Sony Alpha A200 và Pentax K200D.

Ngoài ra, chiếc máy ảnh của Canon cũng sử dụng thẻ nhớ chuẩn SDHC phổ biến, thay vì thẻ CompactFlash như ở những đời máy trước.

Giống 450D, 1000D cũng được Canon ứng dụng công nghệ tự động tối ưu hóa ánh sáng (Auto Lighting Optimizer), có thể tự động điều chỉnh độ tương phản và độ sáng trong những điều kiện chụp không lý tưởng. Tuy nhiên, so với các đối thủ Sony, Pentax hay Olympus, chiếc camera này của Canon thiếu một số tính năng tiên tiến như hệ thống ổn định ảnh tích hợp trên máy hay thiết bị quản lý đèn flash không dây. Độ nhạy sáng tối đa của 1000D cũng chỉ dừng ở mức ISO 1600, trong khi nhiều model khác có ISO lên tới 3200. Tính năng ngắm ảnh sống qua màn hình (Live View) cũng không thật sự hữu ích, khi mà tốc độ chụp của máy trong chế độ này không cao, đồng thời màn hình cũng không thể lật xoay các góc.

1.cnet.jpg

Tốc độ hoạt động của Canon EOS 1000D tỏ ra vượt trội so với các đối thủ cùng tầm. Ảnh: Cnet.

Trong quá trình thử nghiệm, 1000D tỏ ra vượt trội hơn tất cả các đối thủ cùng tầm, ngoại trừ Nikon D60, về tốc độ chụp.

Chỉ mất chưa tới 0,2 giây kể từ khi khởi động, máy đã chụp xong bức hình đầu tiên. Trong điều kiện chụp lý tưởng, tốc độ trung bình của máy là 0,4 giây một ảnh, còn trong điều kiện thiếu sáng, tốc độ chụp giảm xuống mức 0,8 giây một ảnh, chậm hơn Nikon D60 chút ít nhưng lại nhanh hơn cả "đàn anh" 450D.

Tốc độ chụp trung bình đối với những bức ảnh RAW là 0,7 giây một ảnh. Khi dùng đèn flash, thời gian chờ giữa hai lần chụp cũng chỉ là 0,8 giây, ngang với D60 và thuộc loại nhanh nhất trong số những máy ảnh cùng tầm. Tốc độ chụp liên tiếp của Canon EOS 1000D cũng chỉ thua mỗi Pentax K200D, nhưng trong khi sản phẩm của Pentax chỉ có thể chụp liên tiếp 5 bức ảnh trong một lần bấm máy, thì số lượng ảnh mà 1000D thu được lên tới 85 bức.

2.cnet.jpg

Chất lượng ảnh chụp ở ISO cao khá tốt. Ảnh: Cnet.

Chất lượng ảnh cũng là một ưu điểm nổi trội nữa của Canon EOS 1000D khi so với các đối thủ, đặc biệt là những bức ảnh chụp ở ISO cao.


Nhìn chung, màu sắc và ánh sáng được tái hiện chuẩn xác, với dải tương phản rộng và độ sắc nét cao. Điều đó vô tình làm dấy lên hai câu hỏi. Một là, với chất lượng ảnh như vậy, liệu ta có cần thiết phải chi thêm tiền để mua 450D hay không? Hai là, Canon EOS 1000D đã là nhà vô địch tuyệt đối trong phân khúc máy ảnh DSLR dưới 700 USD chưa?

Với câu hỏi thứ nhất, câu trả lời là bạn chỉ nên chi thêm tiền để mua 450D nếu có nhu cầu cắt cúp nhiều, hoặc muốn có tính năng đo sáng điểm và màn hình cỡ lớn hơn. Bằng không, 1000D đã là một sự lựa chọn lý tưởng rồi.

Với câu hỏi thứ hai, nếu bạn đề cao chất lượng ảnh và tốc độ chụp, đặc biệt trong điều kiện thiếu sáng, thì Canon EOS 1000D chính là số một, nhưng Pentax K200D mới là một sự đầu tư khôn ngoan nếu bạn "cân đo đong đếm" số tiền bỏ ra với những gì thu được.

Điểm mạnh: Tốc độ hoạt động và chất lượng ảnh vượt trội so với những đối thủ cùng tầm.

Điểm yếu: ISO tối đa chỉ 1600, không hỗ trợ đo sáng điểm, việc lấy nét khá rắc rối.

Xem bảng thông số kỹ thuật Canon EOS 1000D tại đây.
(theo SoHoa)
 
'Bộ tứ' mới của Casio

Casio tiếp tục trung thành với con đường mà mình đã chọn là sản xuất những mẫu máy ảnh ngày càng mỏng hơn, nhẹ hơn, khi tung ra thị trường 4 model mới mang tên Z300, Z250, Z85 và Z19, với thân hình mỏng sành điệu.

Z300.jpg

Casio Exilim EX-Z300 có khả năng quay video độ phân giải cao. Ảnh: Letsgodigital.

Casio Exilim EX-Z300
được trang bị cảm biến có độ phân giải 10 Megapixel, màn hình LCD rộng 3 inch và ống kính góc rộng 28 mm, zoom quang 4x, có khả năng quay video định dạng H.264 độ phân giải 720p (1.280 x 720 pixel).

Ngoài những tính năng chụp tự động tiên tiến, chiếc camera này còn cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh ngay trên máy. Với thân hình mỏng manh, thời trang cùng ba lựa chọn về màu sắc là đen, bạc và vàng, Casio Exilim EX-Z300 được đề xuất mức giá bán lẻ 300 USD.

Z250.jpg

Z250 có ống kính góc rộng 28mm và màn hình LCD 3 inch giống như của Z300. Ảnh: Letsgodigital.

Trong khi đó, model mang tên Z250 được trang bị cảm biến có độ phân giải 9,1 Megapixel, màn hình LCD rộng 3 inch và ống kính góc rộng 28 mm, zoom quang 4x cùng công nghệ ổn định ảnh giống như ở Z300, nhưng chiếc máy này không có khả năng quay video độ phân giải cao. Z250 cũng được trang bị tính năng Auto Best Shot, có thể tự động lựa chọn các thông số phù hợp nhất với khung cảnh để chụp.

Máy có 6 lựa chọn về màu vỏ là đen, bạc, vàng, hồng, đỏ và xanh, sẽ được bán với giá 250 USD.

Z85.jpg

Z85 có vỏ máy được làm từ kim loại mài sành điệu. Ảnh: Letsgodigital.

Casio Exilim EX-Z85 được trang bị cảm biến 9,1 Megapixel, ống kính zoom quang 3x, màn hình LCD 2,6 inch và nhiều tính năng tự động, cho phép người dùng dễ dàng chụp ảnh và quay phim.

Bên cạnh đó, thiết kế của chiếc máy này cũng rất thu hút, vởi vỏ máy bằng kim loại mài sành điệu và 6 lựa chọn về màu sắc, bao gồm hồng, xanh, đen, nâu, bạc và cam. Casio Exilim EX-Z85 sẽ có giá bán lẻ là 180 USD.

Z19.jpg

Casio Exilim EX-Z19 có 5 lựa chọn về màu vỏ. Ảnh: Casio.

Cuối cùng là model mang tên Exilim EX-Z19, được trang bị cảm biến 9,3 Megapixel, ống kính zoom quang 3x và màn hình LCD 2,6 inch. Máy được trang bị một tính năng mang tên Auto Shutter, có khả năng tự động chụp khi phát hiện có người cười hoặc khi máy rung ít nhất.

Casion Exilim EX-Z19 có 5 lựa chọn về màu vỏ là hồng đậm, hồng nhạt, xanh lá, bạc và đen. Hiện mới chỉ có giá bán dự kiến của chiếc máy này tại thị trường Anh, là 130 bảng (tương đương 260 USD). Cả 4 mẫu máy này đều sẽ có mặt trên thị trường từ tháng 10.
Theo SoHoa
 
Canon bán được 100 triệu máy ảnh du lịch

Canon công bố đã bán được chiếc máy ảnh du lịch thứ 100 triệu kể từ khi ra mắt model đầu tiên mang tên PowerShot 600 vào năm 1996.

1.engadget.jpg

Sau 12 năm kể từ khi ra mắt mẫu máy ảnh du lịch đầu tiên, Canon đã bán được sản phẩm thứ 100 triệu. Ảnh: Engadget.

Tổng cộng, từ năm 1996 đến tháng 8/2008, thời điểm chiếc máy ảnh du lịch thứ 100 triệu được bán ra, Canon đã tung ra thị trường cả thảy 106 model khác nhau. Trong suốt chặng đường 12 năm qua, một trong những cột mốc đáng chú ý nhất là sự ra đời của dòng IXUS năm 2000, đánh dấu bước chuyển hướng của Canon sang thị trường đại chúng, nhắm đến các khách hàng phổ thông.

Năm 2003, chiếc PowerShot A70 trở thành model bán chạy nhất thế giới nhờ khả năng vận hành dễ dàng và giá bán hấp dẫn. Đây cũng là năm ra đời của dòng IXUS i sành điệu dành cho nữ giới.
Năm 2007, Canon ra mắt hai mẫu máy rất đáng chú ý là PowerShot G7 - model 10 "chấm" được trang bị nhiều tính năng cao cấp - và PowerShot S5 IS - được đánh giá là một trong những máy ảnh du lịch có ống kính zoom quang 12x tốt nhất trên thị trường.

Để kỷ niệm cột mốc đáng nhớ 100 triệu máy ảnh du lịch đã được bán ra, Canon cho biết sẽ tung ra thị trường một model mới với màu sắc hết sức độc đáo trong thời gian tới, tuy nhiên không nói rõ là khi nào và đó là model gì.
Theo SoHoa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top