• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 30-07-2011

Status
Không mở trả lời sau này.
Samsung vươn lên mạnh mẽ ở lĩnh vực smartphone

avatar.aspx


Mẫu smartphone Galaxy S i9000. (Nguồn: Internet)


Thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện thoại thông minh Android và dòng máy Galaxy đã mang lại cho Samsung vị trí thứ 2 trong số các nhà sản xuất điện thoại lớn nhất toàn cầu.

Theo thông tin mới đây của Bloomberg, Samsung đã bán được khoảng từ 18 triệu tới 21 triệu điện thoại thông minh (smartphone) trong quý 2 năm nay. Nếu quả thực đạt được con số ước đoán cao nhất, "gã khổng lồ" Hàn Quốc thậm chí còn vượt lên giành vị trí thứ nhất so với cả Nokia (16,7 triệu chiếc) và iPhone (20,3 triệu chiếc).

Neil Mawston, chuyên gia phân tích của Strategy Analytics nói: ”Apple, Samsung và Nokia đang trong một cuộc đua tam mã vô cùng sít sao. Các điện thoại chạy hệ điều hành Android của Samsung bán rất tốt trên khắp thế giới. Vào cuối năm, khả năng lượng bán ra điện thoại thông minh của Apple và Samsung sẽ tương đương nhau”.

Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là một chiến thắng rõ rệt của Samsung trước Apple, khi mà chiếc iPhone 4 của Apple đang dần bão hòa cộng thêm việc kinh doanh mặt hàng này cũng bị ảnh hưởng đôi chút với đủ loại tin đồn về iPhone 5 sắp ra mắt. Tuy vậy, có vẻ như Samsung vẫn đang theo đúng mục tiêu đề ra là sẽ tăng gấp đôi số lượng điện thoại thông minh bán ra trong năm 2011.

Nhu cầu về điện thoại Android tăng vọt hơn bao giờ hết đã tạo điều kiện cho Samsung rất nhiều trong việc đạt mục tiêu này. Tính trên tất cả các dòng điện thoại bán ra, sự sụt giảm doanh số của mảng điện thoại cơ bản khiến cho Samsung chỉ có thể đạt tới 20% thị phần so với 26% của Nokia.

Báo cáo cũng vẽ ra một tương lai ảm đạm dành cho Nokia, công ty này lỗ 692 triệu USD (~14.220,6 tỷ VNĐ) trong quý 2 năm 2011. Doanh số mảng di dộng của Nokia giảm 20% sự ảm đạm của thị trường điện thoại di động dòng cơ bản.

Trong quý 2 này, doanh số điện thoại thông minh của Nokia bán ra giảm 32% từ 25,2 triệu chiếc xuống còn 16,7 triệu chiếc.

Trước đó, vào tháng 2/2011, Nokia đã tuyên bố ngừng sử dụng hệ điều hành Symbian trong các dòng điện thoại di động mới của mình nhưng vẫn chưa tung ra được bất kỳ mẫu máy nào sử dụng Windows Phone 7 (WP7). Có vẻ như WP7 là niềm hy vọng lớn nhất của Nokia trong việc cạnh tranh với sự tăng trưởng như vũ bão của các hệ điều hành iOS và Android. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có bất kỳ một thông tin cụ thể nào về việc Nokia Windows Phone xuất xưởng./.

Theo Vietnam+
 
Malaysia dẫn đầu Đông Nam Á về dùng mạng xã hội

avatar.aspx


rang mạng xã hội Friendster được một công ty Malaysia mua lại. (Nguồn: bugits.com)


Tốc độ phát triển nhanh của mạng xã hội ở Malaysia, một quốc gia mà hầu hết dân chúng đều sử dụng Internet, sẽ khiến các nhà quản lý nghĩ tới sự cần thiết phải xây dựng các bức tường ngăn giữa các mạng lưới hiện nay.

Theo một nghiên cứu về chỉ số mạng 2011 do Synovate, một ty nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới tiến hành, các bức tường này sẽ được xây dựng để kiểm soát việc trao đổi thông tin và đảm bảo những cuộc trò chuyện vẫn thú vị và hấp dẫn.

Cuộc nghiên cứu liên tiếp thứ hai trong năm 2011 về Những xu hướng Internet, phát triển kỹ thuật số và các hoạt động trực tuyến ở Malaysia là cuộc nghiên cứu về truyền thông Internet đầu tiên đối với những người sử dụng Internet ở thành phố tại một số nước được lựa chọn trong khắp khu vực Đông Nam Á.

Việc đông đảo người dân Malaysia ham thích sử dụng mạng xã hội có thể sẽ thúc đẩy việc hòa nhập xã hội một cách có chọn lựa kỹ, chẳng hạn như hạn chế thông tin cá nhân, nghiêm ngặt trong việc thiết lập trang cá nhân và thận trọng trong việc lựa chọn địa chỉ để kết nối.

Cuộc nghiên cứu trên cho thấy Malaysia dẫn đầu trong việc sử dụng mạng xã hội ở Đông Nam Á, chiếm tới 90% người sử dụng Internet ở nước này và tăng 29% so với năm 2010.

Tuy nhiên, con số những người sử dụng email (87%) và messenger (58%) cũng có chiều hướng gia tăng so với năm ngoái. Người Malaysia còn dẫn đầu về tỷ lệ tìm kiếm online (89%) và sử dụng các cổng thông tin online (80%).

Ngoài ra, việc thuận tiện trong thanh toán online cũng là một môi trường mầu mỡ giúp thương mại điện tử phát triển nhanh ở Malaysia./.

Theo Vietnam+
 
Asus giới thiệu 2 siêu phẩm tại Asus Expo 2011

Triển lãm Asus Expo lần thứ 3 có 12 khu vực giới thiệu các sản phẩm – thành tựu công nghệ của Asus. Công ty Asus Việt Nam dự báo sẽ thu hút khoảng 10.000 khách tham quan.

n53-r-right-back-crop.jpg


Sản phẩm N43SL do Asus phối hợp cùng ca sĩ Châu Kiệt Luân thiết kế.

Lần triển lãm này, Asus có 2 điểm nhấn. Thứ nhất là phiên bản đặc biệt - Máy tính xách tay N43SL do Asus phối hợp với ca sĩ Châu Kiệt Luân (Đài Loan) thiết kế. Asus N43SL có kiểu thiết kế hoa văn đặc biệt và kèm theo chữ ký thư pháp của ca sĩ Châu Kiệt Luân (tên tiếng Anh là Jay Chou). Phím J trên bàn phím cũng được thiết kế cho giống với chữ ký tắt (chữ J) của Châu Kiệt Luân. Sản phẩm này sẽ được bán tại Việt Nam trong tháng 8/2011 với số lượng giới hạn và có giá bán dự kiến là 899 USD.

g53sw-front-crop2-1.jpg


Máy tính xách tay G53SX có tính năng xem phim 3D không dùng kính.

Điểm nhấn thứ hai, ASUS trình làng chiếc máy tính xách tay ROG G53SX dành cho các Pro-gamer với tính năng xem phim 3D mà không cần mang kính 3D. Sản phẩm này sẽ được đưa vào thị trường Việt Nam vào khoảng quý 4/2011. Trước đây, Asus có giới thiệu một số máy tính xách tay dành cho gamer có thể xem phim 3D nhưng người xem phải cần sử dụng kính 3D.

Khách tham quan Asus Expo 2011 sẽ được nhìn thấy các bo mạch chủ, card đồ hoạ, máy tính xách tay, máy tính bảng… đời mới của Asus. Bên cạnh đó, còn có những khu vực riêng biệt để khách tham quan trải nghiệm công nghệ âm thanh Sonic Master trên dòng sản phẩm N-series; chơi game tương tác trên laptop cùng với sản phẩm Xtion Pro Live (trang bị cảm biến chuyển động cơ thể)…

Bên cạnh chiếc máy tính bảng EeePad Transformer đã được bán tại Việt Nam; ở Asus Expo 2011 sẽ có sự xuất hiện của sản phẩm EeePad Slider. Chiếc máy tính bảng gọn nhẹ, linh hoạt sẽ được bán tại nước Anh vào tháng 8/2011 và cũng sẽ có mặt tại Việt Nam trong quý 3/2011.

Ông Jeff Lo, Tổng giám đốc Asus Việt Nam cho biết: “Sẽ có hơn 100 sản phẩm bao gồm máy tính xách tay, netbook, máy tính bảng… được trình diễn tại triển lãm Asus Expo 2011. Chúng tôi cũng thực hiện cương trình khuyến mãi giảm giá cho khách hàng mua sản phẩm tại triển lãm với tổng giá trị 3 triệu đồng”.

Triển lãm công nghệ Asus Expo 2011 sẽ được tổ chức tại Nhà thi đấu Nguyễn Du (TP.HCM) vào ngày 31/7/2011; tại Hà Nội, Asus Expo sẽ được tổ chức ở khách sạn Grand Plaza vào ngày 6/8/2011.

Theo Pcworld
 
Facebook thưởng các nhà nghiên cứu phát hiện lỗi bảo mật

Facebook sẽ trả tiền cho các nhà nghiên cứu bảo mật để tìm ra vấn đề với website của mình - chỉ cần họ báo cáo vấn đề đó cho nhóm bảo mật của Facebook trước tiên.

Facebook “theo chân” Google và Mozilla tung ra chương trình "Web Bug Bounty" (thưởng tiền cho lỗi web được phát hiện). Đối với các lỗi liên quan tới bảo mật (ví dụ như lỗ hổng kịch bản liên trang - XSS) thì công ty sẽ trả 500 USD. Nếu chúng là những lỗ hổng thực sự nghiêm trọng thì Facebook sẽ trả nhiều hơn, mặc dù các lãnh đạo công ty không nói cụ thể là bao nhiêu.

Hôm thứ Sáu 29/7/2011, Facebook đã tung ra một cổng thông tin mới (WhiteHat hacking), nơi các nhà nghiên cứu có thể đăng ký tham gia chương trình và báo cáo lỗi cho Facebook.

Nhiều hacker công khai các lỗ hổng phần mềm, website mà họ tìm thấy để gây thanh thế. Tìm ra lỗi quan trọng trên một website được sử dụng rộng rãi như Facebook có thể giúp làm cho sự nghiệp của hacker rộng mở hơn, và thông báo cho báo chí về vấn đề có thể làm cho hacker trở nên nổi tiếng.

ttg-facebooktracongphathienloi-1.jpg

Nhưng nói về lỗ hổng trước khi Facebook có cơ hội để vá nó có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng Facebook. Trong những năm gần đây, nhiều công ty khác (chẳng hạn như Google) đã bắt đầu các chương trình thưởng tiền cho lỗi phát hiện để khuyến khích các hacker giữ im lặng về những vấn đề mà họ tìm thấy cho đến khi chúng được vá.

Nhóm bảo mật của Facebook đã tham gia vào rất nhiều cuộc đối thoại giữa các nhà nghiên cứu bảo mật và lập trình viên của mình. Facebook cho biết, mỗi tuần hacker có từ 30 - 50 lần liên hệ với Công ty, tức là trung bình 3 giờ lại có 1 lỗi mới được báo cáo. Đa phần là các lỗ hổng XSS hoặc CSRF (cross-site request forgery). Theo lãnh đạo công ty, việc giữ mối quan hệ tốt với cộng đồng hacker là rất quan trọng.

Theo Pcworld
 
Verizon và Hewlett-Packard đưa ra một chiếc MTXT sẵn sàng băng thông rộng không dây với giá 600 USD.

Verizon đã trang bị dịch vụ băng thông rộng không dây LTE 4G của mình cho chiếc MTXT do Hewlett-Packard sản xuất. Hôm thứ Năm 28/7/2011, Verizon đã đưa ra bán chiếc MTXT HP Pavilion dm1-3010nr có màn hình 11,6-inch, tích hợp anten 4G, giá 600 USD.

Với băng thông rộng 4G tích hợp của Verizon, bạn có thể lướt web trên dm1-3010nr với tốc độ nhanh hơn 3G tối đa 10 lần ở bất cứ nơi nào bạn có thể truy cập mạng LTE 4G của Verizon.

ImageResizer.jpg

dm1-3010nr được Verizon bán trực tiếp với giá 600 USD không hợp đồng. Với mức giá này, bạn nhận được một chiếc MTXT “hạng nhẹ” (nếu gọi là netbook cũng được) với bộ xử lý AMD Fusion, ổ cứng 320GB (7200rpm), 2GB RAM và chip băng thông rộng tích hợp. Bạn trả tiền cho dịch vụ 4G (hay 3G, nếu 4G không có sẵn) hàng tháng: 50 USD cho 5GB hoặc 80 USD cho 10GB.

Tuy nhiên ngay lúc này, bạn có thể mua dm1 trực tiếp từ HP với các đặc tả kỹ thuật tương tự (ngoại trừ RAM tăng lên 3GB theo chương trình khuyến mãi hiện tại) với giá 420 USD. Như vậy giá chênh nhau 180 USD. Nếu bạn mua thêm phiên bản HSPA+ của HP, giá sẽ đội lên 75 USD nữa. Tổng cộng giá 495 USD vẫn ít hơn nhiều so với phiên bản của Verizon.

Theo Pcworld
 
Trào lưu lỗi kỹ thuật trên các sản phẩm công nghệ mới?

Ngày càng có quá nhiều sản phẩm công nghệ mới ra mắt mà chưa hề được trang bị tính năng đủ tốt để có thể hấp dẫn với số đông người tiêu dùng...

Đó là điều mà tác giả Harry McCraken, chuyên gia viết bài giới thiệu về các sản phẩm công nghệ mới ra mắt trong hơn 20 năm trên tờ Time, đề cập tới trong bài viết của mình về các sản phẩm công nghệ mới ra mắt trong thời gian gần đây.

Harry McCraken viết:

Khi Steve Jobs hào hứng với một sản phẩm mới nào đó của Apple, bạn có thể nhận thấy rằng, ông ấy thường bắt đầu với câu “Nó đã hoạt động”. Bầt cứ ai từng thử dịch vụ Mobile Me của Apple trong những tháng qua ngay lập tức sẽ theo dõi những bản mới ra của dịch vụ này và biết rằng trên thực tế, nó cũng không được như những lời hứa hẹn của Steve.

Mặc dù vậy, ít nhất là Apple cũng đã cố gắng để tạo ra một thứ có thể hoạt động được.

Tôi đã viết bài về các sản phẩm công nghệ trong 20 năm qua. Càng ngày càng có quá nhiều sản phẩm công nghệ mới ra mắt mà chưa hề được trang bị tính năng đủ tốt để có thể hấp dẫn với số đông người tiêu dùng. Thậm chí, đôi khi chúng là những sản phẩm rất khó hiểu, mà chính tôi cũng không làm sao để khiến nó làm việc được.

Và khi phải gọi đến sự giúp đỡ của nhà sản xuất, tất nhiên, họ rất ý thức được vấn đề mà tôi gặp phải.

rims-playbook1.jpg


Các sản phẩm ra đời chớp nhoáng và không mấy hoàn thiện?

Vậy điều gì đang diễn ra ở đây? Có thể kể ra 3 lý do chính như sau:


1. Văn hóa dùng thử

Trước đây, các sản phẩm được dán nhãn “beta” (bản dùng thử) luôn phải trải qua một thời gian chạy thử nghiệm. Chúng chỉ là các sản phẩm còn đang được phát triển, và không một nhà sản xuất nào mong muốn chia sẻ hay công khai chúng trước cộng đồng.

Thế nhưng, thời đại Internet đã thay đổi điều đó, khi mà việc phát tán thông tin đến hàng triệu người nhanh hơn bao giờ hết.

Và sau đó, Google lại nâng đỡ các bản thử nghiệm phần lớn là vô nghĩa nói trên bằng cách ứng dụng vô kỳ hạn chúng với các dịch vụ phổ biến cho đông đảo người dùng (như Gmail). Dù sau đó, Google cũng từng quay lưng lại với các trò quảng cáo lừa bịp dùng thử, trong nhiều lý do khi nhận ra rằng những khách hàng lớn không mấy hứng thú với các sản phẩm được cho là chưa hoàn thiện.

Một thế giới trong đó bất cứ thứ gì đều có thể là bản thử cũng có nghĩa thế giới đó không nhất thiết phải có những sản phẩm hoàn thiện. Điều này cũng được thôi, nếu như bạn nói đến các phần mềm miễn phí. Tuy nhiên, triết lý này đang thủ tiêu trên các phần cứng mà người dùng đã phải bỏ ra số tiền hàng trăm USD. Thậm chí, nếu các công ty không gọi phần cứng là bản dùng thử, trong thâm tâm họ hoàn toàn có thể nghĩ như thế.

Một ví dụ đáng giá là trường hợp máy tính bảng Xoom do Motorola sản xuất, ra mắt hồi tháng 2/2011. Với 3 trong số hàng loạt các tính năng được đánh giá cao của sản phẩm này: hỗ trợ 4G, Flash, và khe cắm thẻ MicroSD slot. Bây giờ thì một vài người dùng đang có trong tay bản cập nhật hơn, những người khác thì không, và tất nhiên, ai cũng chờ sẽ có bản nâng cấp cho 4G. Dường như chỉ là một bản dùng thử mà thôi.

Điều kỳ quặc là, các sản phẩm dùng thử của Google dường như được trau chuốt hơn nhiều so với các sản phẩm mà một số công ty khác tuyên bố là đã hoàn thiện. Chẳng hạn với loạt Samsung Series 5 - máy tính bảng Chromebook chạy hệ điều hành Chrome OS của Google - thì nó vẫn có những vấn đề và yêu cầu phải reboot lại. Lại vẫn là một bản beta!

2. Dễ nâng cấp

Ngày nay, rất nhiều thiếu sót trên chức năng của phần cứng ở sản phẩm được hoàn thiện thông qua firmware. Thực tế là khi các công ty có thể sửa những lỗi bug của phần cứng bằng cách cho ra các bản phần mềm cập nhật hóa ra lại là một ma lực hậu thuẫn cho việc xuất xưởng ra các sản phẩm chưa hoàn thiện. Nó chẳng khác nào giống như là kiểu khuyến khích tồi của một vài giảng viên đại học khi cho phép sinh viên của mình thay đổi đáp án bài kiểm tra sau khi đã nộp bài.

Tôi nhớ là đã từng đọc được một email rò rỉ tiết lộ rằng, Jon Rubinstein - người phụ trách WebOS của HP đã gửi thư cho nhân viên của mình sau khi công ty này cho mắt sản phẩm máy tính bảng TouchPad vốn không mấy hấp dẫn với công chúng. Trong thư, ông này nói rằng một số những lời phàn nàn nói trên là sự thật, và những lỗi đó sẽ nhanh chóng được sửa trong bản cập nhật hơn của phần mềm cho TouchPad và kho ứng dụng của nó. Tuy nhiên, bản thân ông cũng đã gần như không dám chắc về khả năng HP có thể tiếp tục nghiên cứu về HP sau khi người ta đã mua nó với tình trạng đầy lỗi ban đầu hay không.

3. Chạy đua với đối thủ

Trở lại thời điểm hồi tháng 2. Còn nhớ, khi đó Ford có cho ra mắt phiên bản Focus hatchback 2012. Nhưng lúc ấy, mẫu xe này còn chưa từng đến tay các đại lý phân phối. Và thậm chí, thời điểm xuất xưởng của nó còn xa xôi đến nỗi ngay cả nhà sản xuất là Ford cũng không thể trả lời được với báo giới rằng khi nào xe sẽ chính thức được chào bán trên thị trường.

Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường cũng khiến cho rất khó để có thể hình dung ra về một sản phẩm kiểu như vậy. Từ khâu phát triển sản phẩm, đến phân phối và tiếp thị chúng đang theo một tốc độ phát triển nhay nhạy mà không cho phép sai sót.

Thế nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Chẳng hạn như RIM. RIM xuất xưởng chiếc máy tính bảng BlackBerry PlayBook của họ vào tháng 4/2011. Ngay lập tức, trên thị trường tràn ngập những quảng cáo tung hô rằng đây là loại MTB ở đẳng cấp chuyên nghiệp đầu tiên với hố trợ Adobe Flash. Nhưng về cơ bản thì Playbook cũng chẳng có gì đáng nói ngoài tính năng hỗ trợ Flash. Có vẻ như chiến dịch marketing cho loại MTB này đã được chuẩn bị rất kỹ, nhưng bản thân nó thì chưa được làm đến nơi đến chốn như kỳ vọng.

Giống như PlayBook, gần như mọi sản phẩm MTB được sản xuất ra trong thời gian vừa qua đều là để với tới thị trường MTB, giống như là một thôi thúc cấp bách theo tiếng gọi của Apple iPad mà thôi. Không có sản phẩm MTB nào thực sự bùng bổ về doanh số trên thị trường. Nếu như một đối thủ thật sự của iPad xuất hiện, chắc chắn nó sẽ không thể ra mắt vội vã theo cái cách như hiện tại của các hãng sản xuất...

Quay trở lại với Apple. Thường thì Apple luôn cho ra các sản phẩm mà không bao giờ đáp ứng đầy đủ mọi tính năng mà người dùng mong muốn. Nhưng thậm chí, kể cả khi nó không hoạt động theo cách đó thì vẫn đầy hấp dẫn một cách rất bí ẩn. Khó có thể nói trước về những bất ngờ mà ngành công nghệ này mang lại!

Theo Pcworld
 
Người dùng IE có IQ thấp hơn người dùng trình duyệt khác

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người sử dụng trình duyệt Internet Exporer (IE) của Microsoft có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn so với những người sử dụng các trình duyệt khác.

img-1311955657-1.png

Ngiên cứu có tiêu đề "IQ và việc sử dụng trình duyệt" được thực hiện bởi công ty AptiQuant (một công ty tư vấn) của Canada với 101.326 người (trên 16 tuổi). Sau khi kiểm tra chỉ số IQ (trực tuyến) của từng người, kết quả được phân loại thành các nhóm dựa trên trình duyệt mà họ sử dụng.

img-1311955657-2.jpg


Chỉ số IQ trung bình tương ứng với các trình duyệt

Người sử dụng IE6 có chỉ số IQ trung bình là 80, chỉ số này với người sử dụng Firefox và Chrome là 110. Cao nhất là những người sử dụng Opera và Camino với chỉ số IQ là hơn 120. So với năm 2006, chỉ số IQ trung bình của những người sử dụng IE6 đã giảm đi đáng kể. Ở những phiên bản mới như IE8 và IE9, kết quả có tốt hơn nhưng vẫn còn kém nhiều so với các trình duyệt khác.

IE6 từ lâu đã là cái gai trong mắt các nhà phát triển, nhiều người ghét vì nó không tuân thủ các tiêu chuẩn Web còn người dùng thì phải vật lộn với nhiều lỗ hổng trong bảo mật của nó. Nghiên cứu này không nhằm đánh giá bất cứ một trình duyệt nào cũng như những người sử dụng chúng mà nói lên vấn đề không chịu nâng cấp lên phiên bản mới của một phần mềm nào đó.

img-1311955657-3.jpg

Và đây là một biểu đồ khác cho thất tỉ lệ phần trăm số người sử dụng tương ứng với các nhóm chỉ số IQ trung bình. Ví như với Firefox (đường màu xanh) có tỉ lệ người dùng rất thấp ở nhóm IQ thấp (bên trái), nhưng có tỉ lệ cao nhất ở mức trung bình (ở giữa) và cao (bên phải)

img-1311955657-4.jpg


Phần trăm số người sử dụng tương ứng với từng nhóm IQ

Nghiên cứu kết luận: "Những người có chỉ số IQ ở mức thấp thường có xu hướng chống lại việc thay đổi/nâng cấp trình duyệt". Như vậy những người có chỉ số IQ cao hơn thường muốn thử nghiệm, lựa chọn một phiên bản phần mềm khác hay các biến thể của chúng (những người sử dụng IE với plugin Chrome Frame có chỉ số IQ khá là cao) hay biết lắng nghe các gợi ý nâng cấp cũng như những lời khuyên về bảo mật.

Thông báo khuyên người dùng IE6 nên nâng cấp trình duyệt của họ

Hồi tháng 3, Microsoft bắt đầu một chiến dịch nhằm khuyên người dùng ngừng sử dụng IE6. Và nghiên cứu này cho thấy thực tế rằng có nhiều người sử dụng IE6 có chỉ IQ thấp hơn mức trung bình - một điều khá quan trọng mà Microsoft cần biết để loại bỏ phiền toái do phiên bản trình duyệt cũ kĩ này gây ra. Thêm vào đó, nghiên cứu của AptiQuant sẽ giúp các công ty IT trên thế giới có thể có một cái nhìn mới về thời gian và tiền bạc mà họ bỏ ra để hỗ trợ các trình duyệt cũ.

img-1311955657-6.jpg


Thị phần của IE6 tháng 6 năm 2011

Có lẽ Microsoft cần có những biện pháp mạnh tay hơn để "kết thúc" IE6, nhất là với những nước còn "ngoan cố" như Trung Quốc chẳng hạn (IE6 có thị phần là 33,8% theo số liệu thống kê tháng 6 năm 2011). Còn chúng ta, hãy tiếp tục theo dõi tại ie6countdown.

Theo Thongtincongnghe
 
Diễn biến mới vụ LulzSec: cảnh sát đã bắt nhầm người

Ngay sau khi giới chức Anh tuyên bố đã tóm được Topiary, người được xem là phát ngôn viên của cả LulzSec lẫn Anonymous, đã có nhiều nguồn tin khẳng định cảnh sát đã bắt nhầm người. Vậy thực hư ra sao?

img-1311986986-1.jpg


Nhân vật được cho là Topiary “chính hiệu” đã vô tình lộ mặt thật trên Youtube? - Ảnh minh họa: The New York Times

Nhiều tin tặc cũng như chuyên gia bảo mật, vốn đã và đang tham gia chiến dịch truy quét LulzSec từ những ngày đầu, vừa lên tiếng khẳng định ngoại trừ nickname “Topiary” được sử dụng trên Internet, giữa đối tượng mà cảnh sát Anh vừa bắt giữ với phát ngôn viên của LulzSec và Anonymous không có điểm gì chung. Nói ngắn gọn có vẻ như cảnh sát Anh đã bắt nhầm người vô tội?

Web Ninjas, tổ chức tin tặc chống LulzSec tại trang web LulzSec Exposed, đã đăng tải nhiều chứng cứ cho thấy Topiary thật sự là một thanh niên 23 tuổi từ Thụy Điển, chứ không phải đối tượng 19 tuổi người Scotland như cảnh sát Anh đã tuyên bố. Cũng cần nói thêm, trong giới hacker tồn tại thuật ngữ “dox” chỉ hành vi tìm và công bố danh tính thật sự của một người, dựa theo những dấu vết người đó để lại trên mạng, và nhiều thành viên LulzSec đã bị dox từ cách đây nhiều tháng.

The Jester, hacker đã rất tích cực truy lùng dấu vết của thành viên LulzSec và Anonymous, đã đăng tải một đoạn chat log giữa Topiary và một hacker không rõ danh tính khác. Trong nội dung bên dưới Topiary thừa nhận việc đánh cắp danh tính online của một người sống ở miền Bắc nước Anh, cũng là nơi cảnh sát Anh đã bắt được đối tượng tình nghi của họ.

Theo Thongtincongnghe
 
Chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top