• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 31-03-2010

Status
Không mở trả lời sau này.
Thế giới lạ mắt và kỳ vĩ qua những bức ảnh trên cao

Chụp ảnh trên không là kỹ thuật không đơn giản vì nhiếp ảnh gia phải đối phó với nhiều khó khăn như thời tiết, thiết bị chuyển động...

T1.jpg


Đồng hoa tulip ở Lisse (Hà Lan). Ảnh: Samuel_Leo/Flickr.

T2.jpg


'Nghĩa địa thuyền' ở Kerhervy (Pháp). Ảnh: Yannarthusbertrand2.

T3.jpg


Thông điệp tình yêu. Ảnh: Yannarthusbertrand2.

T4.jpg


Học cưỡi ngựa ở Yvelines (Pháp). Ảnh: Yannarthusbertrand2.

T5.jpg


Nghỉ trên những kiện bông ở đảo Ivory. Ảnh: Yann Arthus-Bertrand/Boston.

T19.jpg


Thẳng hàng. Ảnh: Yannarthusbertrand2.

T15.jpg


Đồng hành. Ảnh: Aerial Photography/Flickr.

T8.jpg


Sự sống. Ảnh: Yann Arthus-Bertrand/Boston.

T16.jpg


Kỷ luật. Ảnh: Aerial Photography/Flickr.

T11.jpg


Bộ não. Ảnh: Sara Heinrichs/Flickr.

T18.jpg


Mùa thu rực rỡ. Ảnh: DenisGiles/Flickr.

T17.jpg


Cảng Beadnell (Anh). Ảnh: The K Team/Flickr.

T12.jpg


Bay trên trời thu. Ảnh: Kexi/Flickr.

T7.jpg


London về đêm. Ảnh: Jason Hawkes/Boston.

T10.jpg


Đảo cây cọ ở Dubai. Ảnh: Celetous143/Photobucket.

T13.jpg


Đồng olive ở Toscana (Italy). Ảnh: Winther-airphoto.

T14.jpg


Dòng sông. Ảnh: momoclax/1x.

T6.jpg


Mê cung. Ảnh: Yannarthusbertrand2.

T20.jpg


Khu vườn kiểu Pháp. Ảnh: Yannarthusbertrand2.

T21.jpg


Trung Quốc trên cao. Ảnh: NationalGeographic.

T22.jpg


Mexico. Ảnh: Imagenesaereasmexico.

T23.jpg


Núi lửa Sarychev nhìn từ không gian. Ảnh: NASA Goddard Photo and Video.

T24.jpg


Rong chơi. Ảnh: Yannarthusbertrand2.
Theo VnExpress
 
Những điều thú vị về tên gọi các hãng công nghệ

Các sản phẩm như vi xử lý của Intel, máy điện thoại của Apple, Motorola, hay các dịch vụ của Google… đã quá quen thuộc nhưng xuất xứ tên gọi của các hãng này vẫn còn nhiều điều bí mật.

t1.jpg

Apple: Vẫn còn nhiều tranh cãi quay thương hiệu và biểu tượng của hãng công nghệ hàng đầu này, nhưng giả thuyết được nhiều người tin tưởng nhất, lý do Steve Jobs, nhà sáng lập Apple chọn “quả táo” làm tên và biểu tượng cho thương hiệu của mình đơn giản bởi vì… ông rất thích ăn táo. Steve Jobs đã phải mất 3 tháng để quyết định tên thương hiệu của mình, và ông quyết định lấy tên Apple Computer Inc do những người bạn đồng sáng lập không nghĩ ra được cái tên nào hợp lý hơn. Ngoài ra, Steve Jobs cũng đã từng có một thời gian làm việc tại vườn táo.

t2.jpg

Logo đầu tiên của Apple, với hình ảnh Newton và trái táo

t3.jpg

Cisco: Là tên viết tắt của thành phố San Francisco, nơi sáng lập nên hãng công nghệ này. Ngoài ra, biểu tượng của CISCO cũng thể hiện hình ảnh cầu Cổng Vàng (Golden Gate) nổi tiếng ở San Francisco.

t4.jpg

Compaq: Được tạo thành từ COM, đại diện cho máy vi tính (Computer) và PAQ, dùng để chỉ các vật nhỏ và nguyên vẹn.

t5.jpg

Corel: Cái tên được bắt nguồn từ ý tưởng của nhà sáng lập, giáo sư Michael Cowplan, với ý nghĩa COwplan REsearch Laboratory (Phòng thí nghiệm nghiên cứu của Cowplan).

t6.jpg

Google: Ý nghĩa của Google bắt nguồn từ lời tự hào của các nhà sáng lập về khả năng thông tin khổng lồ mà công cụ này có thể tìm kiếm được. Ban đầu, Google có tên là ‘Googol’, từ mang ý nghĩa biểu thị cho số 1 và 100 số 0 ở phía sau. Tuy nhiên, sau khi sáng lập, Sergey Brin và Larry Page giới thiệu dự án của họ đến các nhà đầu tự, và tấm séc đầu tiên do các nhà đầu tư gửi đến đã ghi sai tên thương hiệu của họ thành ‘Google’, và 2 người đã quyết định đổi tên và chọn Google là tên cho thương hiệu của mình.

t7.jpg

Hotmail: Nhà sáng lập Jack Smith muốn xây dựng một sản phẩm để có thể truy cập email thông qua web ở mọi máy tính trên toàn thế giới. Khi Sabeer Bhatia mang đến một dự án kinh doanh về dịch vụ mail, Jack Smith đã thử tất cả các tên gọi có thể kết thúc bằng từ ‘mail’, và cuối cùng ông đã chọn tên Hotmail, bao gồm các ký tự html ở bên trong (HoTMaiL). html là ngôn ngữ lập trình dùng để xây dựng các website.

t8.jpg

HP (Hewlett Packard): 2 nhà đồng sáng lập, Bill Hewlett và Dave Packard đã phải… tung đồng xu để quyết định nên chọn tên thương hiệu của mình là Hewlett-Packard hay Packard-Hewlett.

t9.jpg

Intel: 2 nhà đồng sáng lập, Bob Noyce và Gordon Moore muốn đặt tên công ty của mình là “Moore Noyce”, nhưng tên này đã được đăng ký thương hiệu của một khách sạn khác. Do vậy, họ đã phải đổi tên thương hiệu của mình thành Intel, là sự kết hợp của INTegrated ELectronic.

t10.jpg

Microsoft: Được tạo ra bởi Bill Gates, nhằm để chỉ rõ rằng sản phẩm của hãng dùng để phục vụ cho máy tính cá nhân (MICROcomputer SOFTware). Tên ban đầu của hãng là Micro-Soft, tuy nhiên, sau đó ký tự “-“ đã được xóa bỏ và trở thành Microsoft.

t11.jpg

Motorola: Nhà sáng lập Paul Galvin đã nghĩ ra tên này khi công ty của ông nhận nhiệm vụ sản xuất radio cho oto.

t12.jpg

Oracle: Larry Ellison và Bob Oats từng tham gia một dự án của CIA. Mật danh của dự án này được gọi là Oracle, với mục đích xây dựng một hệ thống có thể trả lời mọi câu hỏi. Dự án được xây dựng để sử dụng mã SQL mới của IBM phát triển. Tuy dự án sau đó đã bị hủy bỏ nhưng Larry và Bob vẫn quyết định kết thúc công việc của mình và mang nó đến với thế giới, họ giữ tên Oracle cho tên công ty do mình cùng sáng lập.

t13.jpg

Sony: Có nguồn gốc từ một từ Latin, ‘Sonus’, có nghĩa là âm thanh, và ‘Sonny’ là một từ lóng của người Mỹ, dùng để ám chỉ những đứa trẻ lanh lợi, thông minh.

t14.jpg

SUN: Được sáng lập bởi 4 sinh viên từ đại học Stanford, SUN là từ viết tắt của Stanford University Network.

t15.jpg

Yahoo!: Vào tháng 1/1994, 2 sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Stanford, Jerry Yang và David Filo xây dựng website mang tên “David and Jerry’s Guide to the World Wide Web”. Sau đó, vào tháng 4/1994, họ quyết định đổi tên trang web của mình thành Yahoo!, là từ viết tắt của ‘Yet Another Hierachical Officious Oracle’, để ám chỉ hệ thống tìm kiếm thông minh có phân cấp. Một lý do nữa để 2 nhà đồng sáng lập quyết định lấy tên này bởi vì Yahoo là một từ được sáng tác bởi nhà văn Jonathan Swift, tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Gulliver Du Ký”, để ám chỉ người mạnh mẽ, thẳng thắn và hoang dã. 2 nhà đồng sáng lập đã quyết định lấy tên này để cho mọi người thấy rằng mình cũng là một “Yahoo”.

Theo Phapluat
 
Những “án oan” trong cuộc chiến chống spam

Sau hơn 90 năm tồn tại,The Beaver – một trong những tạp chí lâu đời nhất Canada đã phải đổi tên bởi cái tên này đồng thời là một từ tiếng lóng tục tĩu và bị các bộ lọc thư rác (spam) ngăn chặn triệt để.

18230317442.jpg


Ảnh minh họa
The Beaver (Con hải ly – con vật đã có thời được coi là biểu tượng của đất nước Canada) là một tạp chí chuyên ngành dành cho những người kinh doanh mặt hàng da và lông hải ly trong ngành công nghiệp thời trang. Theo “tâm sự” của ông tổng biên tập tạp chí này, hầu hết trong số hơn 30.000 người ghé thăm trang web của họ mỗi tháng chỉ dừng lại ở đó chưa đến 10 giây bởi họ phát hiện ra rằng đó chỉ là một website rất bình thường chứ không chứa bất kỳ một nội dung khiêu dâm (vì đoán theo tên gọi) nào như họ lầm tưởng.

Nhưng The Beaver không phải là trường hợp duy nhất “chết oan” vì cái tên rất hợp pháp của mình. Hồi năm 2004, viện bảo tàng Horniman ở thủ đô London của Anh cũng phát hiện ra rằng toàn bộ email gửi đến bảo tàng đều bị các bộ lọc spam chặn đứng từ xa do cái tên Horniman trong sáng đã bị hiểu lầm thành một dạng biến thể của cụm từ " horny man " (người thích quan hệ tình dục).

Chưa hết, một website chuyên về kiến thức lịch sử cho trẻ em có tên là RomansInSussex (Sussex là tên một địa danh ở Anh) cũng đã từng có thời bị chặn chỉ vì có từ “sex” trong tên miền. Những email có chứa từ "socialist" (nhà hoạt động xã hội) cũng nhiều lần điêu đứng bởi các bộ lọc spam coi đó là một biến thể của từ "Cialis" – tên gọi một loại thuốc cường dương.

Deborah Morrison, ông chủ của tạp chí The Beaver phát biểu trước các phóng viên trong sự kiện đổi tên: “Trở lại những năm 1920, The Beaver là cái tên cực kỳ phù hợp và đáng tự hào nhưng đến nay, cùng với sự phát triển của Internet, cái tên này đã thực sự trở thành một vật cản quá lớn cho sự phát triển của tạp chí và không còn cách nào khác là chúng tôi phải đổi tên". Nhưng quyết định của The Beaver bây giờ vẫn còn là hơi muộn bởi năm 2001, trường đại học Beaver tại bang Pennsylvania (Mỹ) cũng đã phải đổi tên với lý do tương tự.

Trong giới CNTT, những vụ website hoặc email vô tội bị “chém” oan không phải là điều gì quá mới mẻ và người ta đã đặt cho hiện tượng này cái tên “Sự cố Scunthorpe” – lấy theo vụ toàn bộ người dân của thị trấn Scunthorpe (Anh) bị cấm đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ Internet AOL chỉ vì cái tên địa danh nơi họ đang sinh sống lại là một từ bị cấm trong danh sách đen của nhà mạng. Cùng với Scunthorpe, cư dân thị trấn Nam Yorkshire ở vùng Penistone cũng gặp rắc rối tương tự chỉ vì cái tên có chứa từ “Penis”.

“Trong thời buổi sơ khai của Internet, “Sự cố Scunthorpe” là có thể thông cảm được. Nhưng đến giờ này, khi người ta luôn miệng tự hào rằng thế giới Internet đã phát triển vượt bậc mà các bộ lọc spam vẫn không thể phân biệt đâu là nội dung sạch và đâu là nội dung bẩn thì không thể chấp nhận được”, một

Các chuyên gia về Web lại có cái nhìn đầy sự thông cảm khi cho rằng thế giới world wide web ngày nay đang “ngụp lặn trong rác rưởi” nên buộc các ISP phải mở rộng bộ lọc của mình và chấp nhận thảm cảnh “giết nhầm còn hơn bỏ sót”.

“Nếu đang làm việc trong lĩnh vực web bạn sẽ hiểu, cuộc chiến giữa giới spammer và các ISP là không hề cân sức bởi chúng (spammer) ngày càng tinh ranh và khôn khéo với nguồn ngân sách dồi dào như vô tận bởi lợi nhuận từ ngành kinh doanh thuốc tăng kích thước, thuốc cường dương, dược phẩm giả…”, Christian Kreibich – một chuyên gia của Viện khoa học máy tính quốc tế ở California (Mỹ) nói.

“Hãy thông cảm bởi nếu không có các bộ lọc, chúng ta sẽ bị tấn công bởi hơn 400 tỷ thư rác mỗi ngày”, đại diện của hãng Cisco nói.

Theo Phapluat
 
EVN chi 1.200 tỷ đồng cho ứng dụng CNTT hàng năm

Vào lúc cao điểm cần huy động tổng lực để xây dựng phần mềm theo chiến lược lãnh đạo đề ra, có lúc EVN huy động tới 50 nhân sự CNTT tại các chi nhánh tập trung về Hà Nội làm việc trong hàng năm trời.

4.jpg


Việc theo dõi sửa chữa công trình điện cũng được EVN ứng dụng phần mềm “cây nhà lá vườn”. Ảnh: T.H​

Phần mềm dùng chung: Lợi nhiều bề

Được biết đến là Tập đoàn kinh tế đa ngành với sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông, cơ khí điện lực, tài chính, ngân hàng, chứng khoán…, trong những năm qua, vấn đề phát triển và ứng dụng CNTT luôn được EVN đầu tư, nghiên cứu để bắt kịp xu hướng phát triển mới. Trao đổi với phóng viên, ông Phan Sỹ Nghĩa – Phó Giám đốc Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực cho biết, hiện nay 100% cán bộ, công nhân viên thuộc khối hành chính của Tập đoàn thường xuyên sử dụng máy tính trong công việc, 100% đơn vị đều có mạng LAN, kết nối Internet và kết nối mạng WAN tới cơ quan Tập đoàn, việc sử dụng e-mail, phần mềm dùng chung luôn đáp ứng hiệu quả công việc. Hiện nay, đội ngũ nhân lực phụ trách lĩnh vực CNTT của toàn Tập đoàn lên đến 1695 người, trong đó riêng đội ngũ “đóng” tại Trung tâm CNTT đặt ở Hà Nội là 300.

Bên cạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh ứng dụng CNTT, các hệ thống thông tin trong lĩnh vực tài chính, kế toán, quản lý vật tư, sản xuất kinh doanh điện, kinh doanh viễn thông đã được thực hiện đồng bộ tại tất cả các đơn vị thành viên EVN trên phạm vi cả nước. Hiện nay Tập đoàn đang sử dụng nhiều phần mềm dùng chung phục vụ công tác điều hành, quản lý nguồn lực, sản xuất, kinh doanh như phần mềm điều hành, quản lý và lưu trữ công văn tài liệu (EVN-Office), phần mềm kế toán, tài chính FMIS, phần mềm quản lý nguồn nhân lực, quản lý tài sản.

EVN hiện cũng đang ứng dụng phần mềm tiên tiến Quản lý hoạch định nguồn nhân lực (ERP), phần mềm quản lý dự toán sửa chữa lớn nhà máy điện, quản lý thị trường điện, công trình trọng điểm Điện – Viễn thông, thanh toán tiền điện qua ngân hàng… Trong số đó, nhiều phần mềm do chính Trung tâm CNTT của Tập đoàn xây dựng như Phần mềm Thông tin quản lý khách hàng (CMIS), Hệ thống thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng phục vụ thị trường phát điện…

Trao đổi thêm về hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm dùng chung, đại diện Trung tâm CNTT Tập đoàn EVN cho biết: “Với việc triển khai dùng chung phần mềm thống nhất từ cơ quan Tập đoàn tới các đơn vị chi nhánh (như phần mềm “Thông tin quản lý khách hàng” hiện đang được triển khai với quy mô trên 666 cơ sở, chi nhánh trên toàn quốc), ngoài việc giúp cho lãnh đạo Tập đoàn thuận lợi hơn trong quản lý nhân sự, tài chính kế toán, theo dõi tiến độ hiệu quả công việc…, còn giúp cho công tác thanh kiểm tra, kiểm toán hàng năm được dễ dàng hơn”.

41.jpg


Ảnh minh họa​

EVN triển khai hiệu quả: Vì sao?

Thực tế tại nhiều Tổng công ty, Tập đoàn trong nước thời gian qua cho thấy, với túi tiền “đại gia”, việc chi ngân sách hàng năm cho ứng dụng CNTT của các đơn vị không phải quá “chắt bóp” so với các doanh nghiệp nhỏ, thế nhưng khi triển khai ứng dụng phần mềm dùng chung lại không đạt hiệu quả như mong muốn do cách triển khai, khả năng ứng dụng không đồng đều tại các đơn vị trực thuộc. Vậy, việc triển khai ứng dụng tại Tập đoàn EVN thì sao?

Với nguồn vốn đầu tư thường xuyên cho lĩnh vực CNTT hàng năm luôn vào khoảng 1200 tỷ đồng, con số tuy ấn tượng thế nhưng đó không phải là vấn đề mấu chốt. Trao đổi thêm với phóng viên về kinh nghiệm triển khai ứng dụng phần mềm để đạt hiệu quả cao nhất, ông Phan Sỹ Nghĩa chia sẻ: “Với mỗi dự án xây dựng phần mềm, chúng tôi thường huy động tổng lực đội ngũ nhân viên các đơn vị thành viên trên cả nước cùng tham gia. Có những thời điểm, Tập đoàn thường huy động từ 30 đến 50 nhân sự CNTT của các đơn vị thành viên trên cả nước (mỗi đơn vị khoảng 2 - 3 người), thuê khách sạn cho anh em ở từ 4 - 5 tháng, có khi lên tới cả năm trời để làm việc tập trung ngay tại trụ sở Trung tâm CNTT ở Hà Nội.

Sở dĩ Tập đoàn EVN đưa ra cách thức thực hiện như vậy là nhằm mục đích: Khi các sản phẩm phần mềm được xây dựng hoàn tất, bắt đầu đi vào ứng dụng rộng rãi thì chính các thành viên đó khi trở về cơ sở sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn ứng dụng tốt nhất. Vì lẽ đó, trong những năm qua việc triển khai ứng dụng CNTT luôn đáp ứng được yêu cầu nhanh, hiệu quả do Ban lãnh đạo Tập đoàn đề ra”.

Với nguồn nhân lực CNTT có chất lượng, những năm qua EVN luôn chủ động được vấn đề xây dựng, phát triển ứng dụng CNTT để sử dụng cho toàn Tập đoàn.

Theo Phapluat
 
Những người nào sẽ mua iPad?

Nếu như có một loại máy tính nào thực sự gây chia rẽ và bất đồng ý kiến sâu sắc trong giới công nghệ, thì đó chính là Apple iPad.

ipad.jpg


Nguồn: PCW
Nếu bạn đã theo dõi các bản tin công nghệ thời gian gần đây, hẳn bạn sẽ thấy iPad đã "khiêu khích" số đông theo một cách mà rất hiếm đối thủ làm được. Một số người thề thốt nó sẽ "cách mạng hoá lĩnh vực điện toán", số khác lại bĩu môi "Chỉ là một sản phẩm họ Hứa" hay "iPod Touch phóng to" mà thôi.

Mặc dù vậy, vấn đề lớn nhất đặt ra lúc này, khi mà thời điểm ra lò chính thức của iPad đã cận kề, không phải là ai đúng, ai sai, mà là người nào sẽ thực sự bỏ tiền ra sắm iPad? Theo một số tờ báo, những chiếc iPad được đặt hàng từ trước sẽ bắt đầu xuất xưởng kể từ hôm nay, nhưng bài kiểm tra đích thực phải là vào Thứ Bảy tới, khi iPad chính thức xuất hiện trên các kệ hàng.

Theo một cuộc khảo sát mới đây của hãng nghiên cứu thị trường NPD, số đông đang ngóng đợi iPad chủ yếu là những tín đồ trung thành của Apple và khá rủng rỉnh về tài chính. Cụ thể, số người đang sở hữu sản phẩm của Apple tỏ ra quan tâm tới iPad nhiều hơn những người chưa từng chạm tới thiết bị của Quả táo tới 40%. Bên cạnh đó, những người có thu nhập trên 100.000 USD cũng để mắt tới iPad nhiều hơn. Cuối cùng, độ tuổi cũng là một yếu tố quyết định đến tình cảm của người dùng dành cho chiếc máy tính bảng đình đám này. Nhóm người trong độ tuổi 18-34 đã bày tỏ ham muốn sở hữu iPad mạnh mẽ nhất.

Nhưng liệu chỉ mình thương hiệu Apple có đủ để chinh phục khách hay không? NPD tin rằng có thể làm được, bởi lý do phổ biến nhất khi một khách hàng của Apple tỏ ra hứng thú với iPad chỉ đơn giản là vì họ "thích thương hiệu này".

Nhưng bất chấp sự thích thú dành cho iPad, nhiều người dùng Apple vẫn tỏ ra ngần ngại khi vung tiền sắm một chiếc máy. Chỉ có 9% số người dùng Apple hiện tại đang cân nhắc tới khả năng mua iPad trong vòng 6 tháng tới. Ở thái cực đối lập, có tới 60% không nghĩ rằng họ sẽ sở hữu iPad "trong tương lai gần".

Nguyên nhân phổ biến nhất được chỉ ra là vì iPad quá đắt và một chiếc notebook/netbook hoàn toàn có thể đảm đương các công năng của nó.

Tất nhiên, một nghiên cứu đơn lẻ chưa thể kết luận được gì nhiều. Một số chuyên gia khác lại nhận định sức cầu dành cho iPad đang ở mức cao chất ngất, với doanh số tiêu thụ trong năm 2010 có thể đạt đến 10 triệu máy. Một số báo cáo gần đây thậm chí còn gợi ý rằng lượng máy iPad dành cho đơn đặt hàng đã được bán hết sạch.

Liệu iPad có thể làm thay đổi thế giới chúng ta đang sống hay không, như cách mà iPod và iPhone đã từng làm trong quá khứ? Hay nó sẽ chỉ trở thành món đồ chơi bó hẹp trong giới hâm mộ Apple cuồng nhiệt mà thôi? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời câu hỏi đó một cách chính xác.

Theo Phapluat
 
Bắt đầu thanh tra bản quyền phần mềm các doanh nghiệp nhỏ

Công tác thanh tra bản quyền phần mềm bước sang năm thứ 7 và bắt đầu được thực hiện triệt để đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 100% vốn trong nước.

Theo ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, một tín hiệu tích cực có thể thấy rõ là rất nhiều doanh nghiệp liên doanh, các công ty Nhà nước lớn đã chấp hành tốt việc tuân thủ quyền tác giả phần mềm. Ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của cộng đồng doanh nghiệp đã cải thiện nhiều.

"Tuy vậy, đối với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng vi phạm tràn lan hơn do vẫn còn tâm lý ỷ lại cho rằng việc thanh tra chỉ thực hiện ở các doanh nghiệp lớn. Chúng tôi khẳng định rằng hoạt động thanh tra đã, đang và sẽ đựơc thực hiện một cách công bằng, toàn diện trên tất cả các loại hình doanh nghiệp”, ông Thành nói.

Ông Thành cho biết, ngày 25/3 vừa qua, Đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công An) đã tiến hành thanh tra doanh nghiệp nhỏ và vừa, 100% vốn trong nước đầu tiên là công ty Cổ phần Nam Hà Việt (NAHAVI) chuyên kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng sắt thép, có địa chỉ tại Khu công nghiệp Tân Bình, TP. HCM.

Đoàn Thanh tra liên ngành đã kiểm tra và phát hiện hầu hết các phần mềm cài đặt đều không có bản quyền. 50 phần mềm Microsoft Window XP Profesional 2002, 49 phần mềm Microsoft Office 2003 và rất nhiều các phần mềm khác như Lạc Việt MTD 2002, Adobe Photoshop CS, Adobe Acrobat Pro 7 được cài đặt bất hợp pháp trong 50 máy tính của NAHAVI.

Đoàn Thanh tra liên ngành đã yêu cầu công ty NAHAVI chất dứt hành vi vi phạm, dỡ bỏ toàn bộ các phần mềm không có bản quyền trong vòng 05 ngày và làm việc với các chủ sở hữu để hợp thức hóa các phần mềm vi phạm trên.

“Chiến dịch Thanh tra bản quyền phần mềm đã bước sang năm thứ 7 và chúng tôi sẽ ngày càng mở rộng các hình thức thanh tra triệt để hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới trên tất cả các lĩnh vực”, ông Thành cho biết thêm

Theo Phapluat
 
Sắp hết thời đọc báo mạng miễn phí

129515499.jpg


Sắp tới độc giả sẽ phải trả phí khi đọc phiên bản điện tử của tờ Times
Tập đoàn truyền thông News Corp. hồi cuối tuần trước thông báo sẽ bắt đầu thu phí đối với những người truy cập phiên bản báo mạng của tờ Times - một trong những tờ báo phổ biến nhất nước Anh, theo webiste của tờ này.

Ông trùm truyền thông người Mỹ Rupert Murdoch, chủ sở hữu của News Corp., vốn luôn cho rằng báo mạng cần phải thu phí, đã quyết định "thử thách" độ trung thành của hơn 20 triệu độc giả trực tuyến của tờ Times.

Trước nay tờ Times và tờ báo chị em là Sunday Times có chung website Timesonline.co.uk nhưng kể từ tháng 5 năm nay, website này sẽ tách thành hai website riêng biệt cho mỗi tờ báo và sẽ bắt đầu thu phí từ tháng 6. Mức phí dự kiến mà Times đưa ra khoảng 1 bảng Anh/ngày (tương đương với giá bán của tờ báo in) hay 2 bảng Anh/tuần đối với những người đăng ký thuê bao cả 2 website. Những độc giả đặt báo in dài hạn sẽ được quyền truy cập phiên bản điện tử miễn phí. Mức phí cho độc giả quốc tế là 2 USD/ngày và 4 USD/tuần.

"Đây là một thời khắc quan trọng đối với báo chí", Giám đốc chi nhánh News Corp. tại Anh Rebekah Brooks nói. Tổng biên tập của Times James Harding cũng nói nếu không thu phí thì dù lượng độc giả trực tuyến có tăng gấp đôi trong vòng 2 năm tới, doanh thu quảng cáo - vốn đã sụt giảm vì suy thoái kinh tế - cũng không đủ để duy trì chất lượng của tờ báo. Bà Brooks cũng cho hay sắp tới những tờ báo Anh thuộc sở hữu của News Corp. như The Sun và The News of the World cũng sẽ thu phí báo mạng.

Tuy nhiên không phải ai cũng đón chào tin này. Tờ Telegraph dẫn lời chuyên gia kinh tế Claire Enders nhận định ông Murdoch đang "sống trong mơ" nếu tin rằng độc giả sẽ trả tiền để đọc báo mạng. "Sẽ mất hàng năm trời mới thu hút được khoảng 100.000 người đăng ký và doanh thu quảng cáo sẽ càng sụt giảm", bà Enders dự đoán.

Một số tờ báo khác như The Financial Times (Anh) hay tờ Wall Street Journal (Mỹ) cũng thu phí báo mạng nhưng đây là những báo chuyên ngành về kinh tế, tài chính, theo Reuters. Tờ New York Times của Mỹ hồi đầu năm nay cũng thông báo sẽ bắt đầu tiến hành thu phí từ năm tới.

Theo Thanhnien
 
20 năm tù vì đánh cắp thông tin thẻ tín dụng

ImageView.aspx


Albert Gonzalez - Ảnh: Internet
Tòa án liên bang Mỹ vừa kết án 20 năm tù đối với tin tặc Albert Gonzalez vì đã thực hiện một trong những vụ trộm thông tin thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ lớn nhất từ trước đến nay.

Thẩm phán liên bang Douglas Woodlock đã quyết định kết án Gonzalez 20 năm và một ngày ngồi tù. Ông cho biết rằng bản án này là một thông điệp răn đe đối với các loại tội phạm công nghệ có hình thức hoạt động tương tự. Bị giam ở độ tuổi 28, Albert Gonzalez sẽ phải gặm nhấm sai lầm của mình cho đến năm 48 tuổi.

Đây là vụ trộm quy mô nhắm đến nhiều hệ thống lưu trữ thông tin thanh toán và thẻ tín dụng trên phạm vi rộng tại các tiểu bang như Maine, Dallas cho đến New Jersey (Mỹ), làm ảnh hưởng đến một hệ thống các nhà bán lẻ lớn của nước này bao gồm TJX Cos., BJ's Wholesale Club, Barnes & Noble, OfficeMax, và nhà hàng Dave & Buster's.

Các công tố viên nói rằng đã có hàng chục triệu thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card) bị đánh cắp. Tổng thiệt hại mà các công ty, ngân hàng hay nhà cung cấp hợp đồng bảo hiểm phải hứng chịu lên đến 200 triệu USD (tương đương 3900 tỷ đồng).

Bên cạnh bản án của mình, Gonzalez cũng bị phạt 25.000 USD và sẽ được quản chế trong vòng 3 năm kể từ sau khi ra tù. Các công tố viên yêu cầu hình thức xử phạt Gonzalez sẽ phải là 25 năm, trong khi đó luật sư bào chữa của Gonzalez, Martin Weinberg cho rằng thân chủ của mình sẽ chỉ có thể nhận án tù 15 năm mà thôi. Gonzalez cũng sẽ phải đối mặt với một phiên điều trần diễn ra vào tháng Sáu tới về việc bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra.

Cùng với Gonzalez còn có 2 bị cáo nước ngoài khác được đặt tên là “Hacker 1” và “Hacker 2”, hình thức của 3 tên này là sử dụng máy tính xách tay của mình để tận dụng các lỗ hổng Internet không dây với mục đích cài đặt chương trình có tên “sniffer” để thu thập thông tin thẻ tín dụng và mã só thẻ ghi nợ nhằm thu lợi bất chính cũng như bán các thông tin đó ra nước ngoài.

Các công tố viên phát hiện Gonzalez cùng 10 người khác đến từ Mỹ, Đông Âu, và Trung Quốc đột nhập vào hệ thống bán lẻ thanh toán bằng thẻ tín dụng của Wardriving.

Theo các nhà chức trách, Gonzalez đã tích lũy được 2,8 triệu USD để mua một chung cư tại Miami, chiếc BMW 330i đời 2006, 3 chiếc đồng hồ Rolex và một viên kim cương Tiffany dành cho bạn gái của mình.

Lần đầu tiên Gonzalez bị bắt là vào năm 2003 nhưng hắn không bị kết án vì là người đã cung cấp thông tin, giúp đỡ cho Sở Mật vụ trong việc truy tìm các tin tặc khác.

Sniffer là dạng phần mềm bắt gói dữ liệu ra/vào cổng mạng. Sniffer thường được tin tặc sử dụng để đánh cắp thông tin tại các mạng công cộng như nhà ga, sân bay, cà phê Internet... những nơi có hệ thống mạng không được mã hóa và bảo vệ kỹ lưỡng.

Theo Tuoitre
 
Loạt sản phẩm nổi tiếng của Apple lại bị kiện

small_264019.jpg

Nhà chế tạo chip Đài Loan - Elan Microelectronics sẽ kiện Apple vì đã sử dụng công nghệ đa cảm ứng trên nhiều sản phẩm của hãng gồm iPhone, iPod Touch và iPad sắp tới.

Hôm qua (30/3), Elan Microelectronics đã đệ đơn khiếu nại lên Ủy ban thương mại Quốc tế vì cho rằng, Apple đã vi phạm một bằng sáng chế của Elan. Bằng sáng chế này liên quan tới các thiết bị cảm ứng có khả năng phát hiện đồng thời tác động của hai hay nhiều ngón tay.

Elan khẳng định, các sản phẩm iPhone, iPod Touch, MacBook, Magic Mouse và kể cả iPad sắp được bán ra thị trường đều vi phạm bản quyền sáng chế mang số hiệu 5.825.352 của Elan. Elan đã yêu cầu ITC cấm nhập khẩu tất cả 5 loại thiết bị vi phạm trên vào thị trường Mỹ.

Elan cho biết, hãng đang tìm kiếm chứng cứ thuyết phục vì công nghệ của hãng phục vụ cho việc phát hiện sự tương tác nhiều điểm và bất cứ ứng dụng nào hỗ trợ cảm ứng đa điểm đều có liên quan.

Trước đây, nhà chế tạo chip này đã từng bảo vệ thành công cùng bản quyền đó. Năm 2008, hãng đã kiện Synaptics ra tòa án Quận ở Mỹ và nhiều sản phẩm của Synaptics sử dụng công nghệ cảm ứng đã bị phát hiện vi phạm bản quyền của Elan. Cuối cùng, vụ việc đã được giải quyết bằng một hợp đồng bản quyền ký kết giữa hai bên.

Tuy nhiên, điều trớ trêu với Apple là hãng đã kiện một số nhà chế tạo ĐTDĐ với những lý do tương tự liên quan tới các bản quyền đa cảm ứng. Apple đã kiện HTC và gửi đơn khiếu nại lên ITC khi cho rằng, HTC đã vi phạm 20 bản quyền liên quan tới các phần mềm và giao diện đồ họa của iPhone.

Hiện, Apple vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc này.

Theo VnMedia
 
iPad tạo làn sóng “ăn theo” tại Trung Quốc

Sự xuất hiện máy tính iPad của Apple đã tạo ra "cơn sốt" máy tính bảng tại đất nước đông dân nhất thế giới. Rất nhiều công ty của Trung Quốc lên kế hoạch “ăn theo”, sản xuất những tablet tương tự như iPad.

iPad-clone2.jpg


iPad nhái sử dụng hệ điều hành Android
Một số nhà sản xuất Trung Quốc đã chào bán máy tính dạng bảng màn hình cảm ứng dù đến ngày 3/4, iPad mới được tung ra thị trường. “Cơn sốt” iPad cũng đã thúc giục nhiều công ty khác lên kế hoạch “trình làng” các sản phẩm của mình trong vài tháng tới.

Fuzhou Rockchip Electronics - công ty thiết kế chip có trụ sở ở tỉnh Fujian, Trung Quốc, là “tác nhân” kích thích làn sóng máy tính bảng tại Trung Quốc. Một trong những sản phẩm của Fuzhou Rockchip là gói phần cứng và phần mềm có thể giúp khách hàng thiết kế các thiết bị cầm tay chạy hệ điều hành Android của Google, đã được quan tâm chu đáo sau khi Apple hé lộ về iPad - Miao Lifeng, một nhân viên marketing của Rockchi, cho hay.

Những chiếc máy tính bảng Android chạy trên gói phần mềm và phần cứng của Rockchip, trong đó có bộ vi xử lý Arm, có giá bán lẻ chưa đến 199 USD, không bao gồm chức năng kết nối 3G - rẻ hơn một nửa so với iPad.

Một vài tablet có xuất xứ từ Trung Quốc đã được bán trên thị trường. Ở các trung tâm điện máy ở nước này xuất hiện nhan nhản máy tính bảng với màn hình từ 4-10 inch, nhưng hầu hết những sản phẩm này đều rất thô sơ, chỉ giống như một máy định vị GPS. Tại một trung tâm điện máy ở Shenzhen, các cửa hàng bán lẻ đang bày bán 2 tablet, trong đó có một mẫu sử dụng bút điện tử stylus, chỉ mỏng tầm 2.54 cm và thách bán với giá 320 USD. Một mẫu có tên gọi là “eSuper” còn mẫu khác có tên “FSL” và sử dụng hệ điều hành Windows XP “lậu”.

Một số công ty khác tuyên bố sẽ bán tablet, như Hanvon Technology - sản xuất sách điện tử e-reader, và Huawei Technologies - nổi tiếng với thiết bị mạng.

Trong khi đó, công ty Shenzhen Great Loong Brother Industrial đã “mạnh tay” chào bán phiên bản “nhái” iPad từ hồi tháng 1/2010 - 3 tháng trước khi sản phẩm chính hãng được tung ra thị trường. Công ty này thậm chí còn tuyên bố không loại trừ khả năng sẽ kiện iPad ăn cắp bản quyền dù trước đó có thú nhận tablet của mình bắt chước iPad.

Shenzhen KRT Technology, một công ty sản xuất phần cứng khác, cũng trình diễn một số máy tính bảng trên website của mình. Công ty này quảng cáo trong các sản phẩm này có 1 mẫu sử dụng màn hình cảm ứng đa chạm, cho phép người dùng điều khiển màn hình bằng 2 ngón tay cùng một lúc.

Nhật báo Shenzhen Economic Daily của Trung Quốc trích lời các quan chức nước này cho hay đã có 3 công ty “ăn theo” iPad, trong đó có 1 máy tính bảng Android.

Apple sẽ bắt đầu bán iPad vào ngày thứ 7 tới - 3/4, nhưng hãng này không cho biết có bán máy tính này tại Trung Quốc hay không. Hãng viễn thông China Mobile cho hay rất quan tâm đến việc phân phối iPad tại nước của mình.

"Ngắm" iPad nhái chạy phần mềm Android:

iPad-clone1.jpg


iPad-clone3.jpg


iPad-clone4.jpg

Theo Dân trí
 
10 camera đắt hàng tháng 3/2010

Thị trường máy ảnh số trong tháng qua không có nhiều thay đổi, 3 sản phẩm hút khách nhất vẫn là Panasonic Lumix DMC-LX3, Canon PowerShot S90 và G11.

Tính từ đầu năm 2010 đến nay đã có hơn 100 máy ảnh mới được tung ra thị trường, trong đó phần lớn là máy ảnh du lịch point-and-shoot. Mặc dù giá cả phải chăng góp một phần đáng kể kích thích doanh số nhưng tính năng mới là điều quan trọng nhất hấp dẫn người dùng. Sau đây là 10 máy ảnh bán chạy nhất trong tháng 3.

1. Panasonic Lumix DMC-LX3

Pana-LX3a.jpg

Mặc dù là máy ảnh du lịch, Lumix DMC-LX3 được trang bị cảm biến ảnh có tỷ lệ 16:9, so với các dòng máy thông thường là 4:3. Chất lượng ảnh chụp rất ấn tượng. Máy vẫn có thể chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu mà không cần phải giảm tốc độ màn trập hay sử dụng đèn flash vì máy có ống kính có góc rộng 24 mm và ống kính này có độ mở tối đa f2.0 và bắt sáng hơn là những ống kính chỉ mở f2,8.

2. Canon PowerShot S90

Canon-s90b.jpg

Canon PowerShot S90 thiết kế nhỏ gọn và được trang bị bộ cảm biến Digic 4 với độ phân giải 10 megapixel. Máy cũng có khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu giống như “đàn anh” Canon Powershot G11.

Giá bán khoảng 13 triệu đồng.

3. Canon PowerShot G11

Canon-G11-a.jpg

Màn hình LCD có thể xoay, lật cho nhiều góc chụp, thiết kế chắc chắn, chất lượng ảnh ấn tượng là những thế mạnh của PowerShot G11. Máy được trang bị camera 10 megapixel, có ống ngắm quang học, và cảm biến ảnh có thể chụp trong các điều kiện ánh sáng yếu.

Đáng tiếc, bánh xe cuộn đôi khi khó sử dụng, máy không thể quay video độ nét cao HD. Và, thiết kế máy cồng kềnh không hấp dẫn với những người thích sự nhỏ gọn.

Giá bán tham khảo: 9,5 triệu đồng.

4. Sony Cyber-shot DSC-TX1

sony-TX1.jpg

Thực sự thời trang, series Sony Cyber-shot T vẫn là một trong những dòng máy ảnh được lựa chọn nhiều nhất. TX1 cũng sở hữu màn hình cảm ứng 3 inch giống T90 nhưng máy được trang bị cảm biến đời mới Exmor R với độ phân giải lên tới 10,2 megapixel.

Giá bán: khoảng 6,3 triệu đồng.

5. Panasonic Lumix DMC-FX65

Pana-FX65.jpg

FX là dòng máy ảnh du lịch “chủ chốt” dành cho người dùng cá nhân của Panasonic. Phiên bản mới nhất Lumix DMC-FX65 tích hợp nhiều công nghệ mới được giới công nghệ đánh giá cao. FX65 được trang bị cảm biến 12 megapixel, được trang bị ống kính Leica DC Vario-Elmarit tiên tiến, hệ thống chống rung tăng cường khả năng ổn định hình ảnh...

Giá bán: khoảng 5,2 triệu đồng.

6. Fujifilm FinePix F200EXR

Fujji-F200EXR.jpg

FinePix F200EXR là máy ảnh số đầu tiên của Fujifilm sử dụng cảm biến ảnh SuperCCD EXR thế hệ mới và có độ phân giải 12 megapixel.

Fujifilm F200EXR có màn hình lớn 3 inch, sử dụng ống kính có dải tiêu cự 28-140mm f/3.3-5.1, chế độ chụp liên tiếp đa dạng, chế độ chụp ảnh kép thông thường cà có flash, 17 chế độ tự thiết lập SCN. Tính năng xem ảnh nhanh, có thể hiển thị 100 bức ảnh trên LCD. Máy có chế độ quay phim VGA 30 fps, bộ nhớ trong 48 MB cùng 2 khe cắm thẻ nhớ xD và SD/SDHC.

Giá bán: khoảng 5,8 triệu đồng.

7. Panasonic Lumix DMC-TZ7

DMC-TZ7.jpg

Lumix DMC-TZ7 là chiếc máy ảnh siêu zoom nhỏ nhất thế giới tiếp nối phiên bản TZ15 rất thành công của Panasonic.

Với gam màu đỏ thời trang, DMC-TZ7 rất được phái đẹp đánh giá cao. Máy được trang bị zoom quang 12x, ống kính góc rộng 25mm và khả năng ghi phim nén AVCHD.

Giá bán: khoảng 5,8 triệu đồng.

8. OlympusMju Tough-8010

Olympus-8010.jpg

Thuộc dòng máy Touch “nồi đồng cối đá” nổi tiếng, Mju Tough-8010 với cảm biến 14 megapixel có khả năng vận hành tốt, chụp ảnh sắc nét và có thể quay phim HD. Máy được trang bị zoom 5x, hệ thống ổn định ảnh kép (Dual Image Stabilisation). Mju Tough-8010 có bộ nhớ trong 2GB và hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ Secure Digital, Secure Digital HC.

9. Samsung ST550

SS-ST550.jpg

Là chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới được trang bị hai màn hình LCD, giúp người dùng dễ dàng chụp ảnh chân dung và có thể sáng tạo thêm nhiều góc chụp lạ mắt. ST550 có kiểu dáng hơi cổ nhưng khả năng vận hành ấn tượng.

Đáng tiếc, thời lượng pin kém và màn hình LCD mặt trước đôi khi không được nhạy.

Giá bán: khoảng 6,3 triệu đồng.

10. Fujifilm FinePix F70EXR

FinePix-F70EXR.jpg

EXR F70 Fujifilm được trang bị cảm biến Super CCD EXR và có hai chế độ chụp ảnh Pro Low-Light và Pro Focus rất hiệu quả, cho chất lượng ảnh ấn tượng, thậm chí khi chụp trong các điều kiện ánh sáng yếu.

Tuy nhiên, thiết kế của máy không được đẹp, tính năng không mạnh mẽ bằng các đối thủ.

Giá bán: khoảng 5,3 triệu đồng.

Theo Dân trí
 
FPT Telecom nâng cấp dịch vụ FTTH

Nhằm đảm bảo quyền lợi khách hàng, bắt đầu từ tháng 4/2010, FPT Telecom sẽ nâng cấp băng thông tất cả các gói dịch vụ FTTH cho các khách hàng doanh nghiệp trên toàn quốc.

fttx_1.jpg

Với việc nâng cấp băng thông từ 30 Mbps đến 65 Mbps và cam kết quốc tế từ 640 Kbps đến 1,5 Mbps, các ứng dụng cao cấp trên Internet như: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (Truyền hình tương tác), VoD (Xem phim theo yêu cầu), Video Conference (Hội nghị truyền hình), IP Camera… được đáp ứng đầy đủ và hiệu quả, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, công ty sẽ nâng cấp băng thông miễn phí cho các khách hàng cũ và mới.

Bà Huỳnh Thị Cao Thi, Phó Tổng Giám đốc FPT Telecom Miền Nam, cho biết: “Với việc nâng cấp băng thông miễn phí cho các khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng FTTH lần này, FPT mong muốn mang đến những sản phẩm dịch vụ tốt nhất cũng như đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu sử dụng của khách hàng. Với các khách hàng mới, FPT Telecom đưa ra nhiều lựa chọn hơn bằng những chương trình khuyến mại hấp dẫn”.

Theo Thongtincongnghe
 
Gapit bắt tay MaroMedia

Công ty CP truyền thông Gapit vừa chính thức đầu tư chiến lược vào Công ty CP MaroADS thông qua thương hiệu MaroMedia. Sự kiện mở ra một xu thế mới trong lĩnh vực Online Marketing hợp tác với Mobile Marketing.

anh_1.jpg

MaroMedia chuyên cung cấp các giải pháp marketing trực tuyến chuyên nghiệp như hệ thống tiếp thị bằng thư điện tử (Emailing), Hệ thống khuyến mãi điện tử (Evoucher), Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization), Thiết kế và phát triển website cũng như tư vấn và triển khai các chiến dịch, chiến lược marketing trực tuyến hỗn hợp.

Được thành lập từ tháng 9-2008 và nhận được đầu tư từ Gapit sẽ giúp MaroMedia cung cấp các hệ thống, giải pháp chuyên nghiệp và ổn định hơn. Dịch vụ của MaroMedia đã được cung cấp tới các khách hàng như Coca-Cola, S-Fone, VienThongA, Thegioididong, ILA, Pizza Hut, FPT Online...

Ông John Shirley, CEO của Gapit cho biết: “Với đầu tư này, Gapit thực hiện cam kết của mình với sự phát triển hệ sinh thái truyền thông số của Việt Nam, thông qua việc hợp tác với các công ty chuyên phát triển công nghệ số hữu dụng. Chúng tôi đặc biệt ấn tượng với MaroMedia khi thấy họ xây dựng thành công đội ngũ đầu tiên phát triển phần mềm và ứng dụng tuyệt vời cho ngành số tại Việt Nam. Tôi tin rằng đầu tư này sẽ góp phần đưa MaroMedia phát triển thành công ty hàng đầu về truyền thông số, trong đó chúng tôi là cổ đông chính.”

Theo các chuyên gia marketing, truyền thông số là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong ngành marketing với tốc độ 30%-40% một năm. Đây là một kênh marketing hiệu quả. MaroMedia cung cấp các giải pháp thông minh dễ sử dụng giúp nhân viên làm marketing có thể ứng dụng và tương tác trực tiếp với khách hàng mục tiêu của họ, sử dụng các công cụ phân tích hữu ích để đánh giá các quảng cáo của mình qua mục tiêu bán hàng đặt ra. Nhân viên làm marketing có thể thấy rõ vốn đầu tư quay vòng mà các phương tiện truyền thông khác không thể có.

Ông Thái Duy Hưng, giám đốc MaroMedia cho biết: “Việc Gapit đầu tư vào MaroMedia sẽ tạo nên một “cặp đôi hoàn hảo”, kết hợp các giải pháp online và mobile, cung cấp cho thị trường các giải pháp Digital marketing toàn diện và hiệu quả nhất”.

Ông Dương Hoan Tuyên, phó chủ nhiệm thường trực câu lạc bộ Doanh nhân 20-30 đánh giá: “Đầu tư của Gapit có thể giúp họ vươn tới tầm nhìn phát triển các dịch vụ di động và internet hữu ích, giá cả hợp lý và mang tính giải trí cao cho khách hàng ở mọi cộng đồng. MaroMedia tạo ra công cụ mới và đem lại khách hàng mới cho Gapit. Marketing số đang ngày càng phổ biến hơn, vì vậy, việc đầu tư này sẽ đem lại phát triển tốt cho Gapit”.

Theo Thongtincongnghe
 
Các mẫu laptop mới dòng T và dòng W của Lenovo

Bên cạnh các dòng sản phẩm quen thuộc trên thị trường của Lenovo như ThinkPad X100E 11,6 inch và 13 - 15 inch, dòng ThinkPad Edge, Lenovo vừa thông báo ra mắt các sản phẩm mới dòng T và dòng W của ThinkPad để thay thế các dòng máy dòng cũ.

img-1269972731-1.jpg

Cụ thể như sau:

ThinkPad T410 (hình trên, thay thế cho T400)

Kiểu dáng đẹp, thiết kế mới, lấy cảm hứng từ T400s.
Màn hình 14,1-inch với độ phân giải tùy chọn là 1280 x 800 và 1440 x 900 (giống như T400)
Trọng lượng: 2,2 kg với pin 6-cell.
Pin: 6-cell hoặc 9-cell.
Thời lượng pin: 22 giờ với pin 9-cell.
Ram: Lên đến 8 GB.
Giá: Thấp nhất là 999 USD.

ThinkPad T410s (thay thế T400s)

Sẵn sàng với đồ họa Nvidia NVS3100M switchable (512 MB VRAM).
Các T400s có chip đồ họa có trách nhiệm xử lý tất cả các hình ảnh được gửi đến máy tính của bạn.
Gần giống thiết kế để T400s, nặng 1,8 kg và dày 2,1 cm.
Màn hình 14,1-inch với độ phân giải 1440 x 900.
Giá: thấp nhất là 1 399 USD.

ThinkPad T510 (thay thế cho T500)

Kiểu dáng đẹp thiết kế mới, lấy cảm hứng từ T400s.
Trọng lượng: thấp nhất là 2,6 kg (tùy cấu hình máy).
Tỉ lệ các cạnh màn hình 16:9 với độ phân giải tùy chọn là 1366 × 768, 1600 x 900, hoặc 1920 x 1080.
Pin: 6-cell hoặc 9-cell.
Thời lượng pin: 22 giờ với pin 9-cell.
Giá: thấp nhất là 999 USD.

ThinkPad W510 (thay thế cho W500)

Trọng lượng: thấp nhất là 2,6 kg (tùy cấu hình máy).
Ram: Lên đến 16 GB.
SSD: Lên đến 256 GB.
Tỉ lệ các cạnh màn hình 16:10 với độ phân giải là 1280 x 800 hoặc 1440 x 900.
Tùy chọn cổng USB 3.0.
X-Rite chỉnh màu.
Giá: thấp nhất là 1 599 USD.

Theo Thongtincongnghe
 
Những bí mật bị che đậy trong công nghệ (phần 1)

ImageView.aspx

Dùng di động không ảnh hưởng đến máy bay, dùng hộp mực nạp lại hoặc tái chế tiết kiệm... là một trong vô số những bí mật thường bị che đậy trong lĩnh vực công nghệ.

Điện thoại di động có thể làm máy bay rơi

Ủy ban truyền thông liên bang (FCC) và Cục hàng không liên bang (FAA) Mỹ đã khuyến nghị các hãng hàng không không nên cho phép hành khách sử dụng di động trên các chuyến bay thương mại. FAA lo ngại tín hiệu vô tuyến phát ra từ di động sử dụng tần số 800 Mhz có thể can nhiễu hệ thống dẫn đường của máy bay, đặc biệt là hệ thống định vị vệ tinh GPS. Tuy vậy, đến nay chưa có vụ tai nạn máy bay nào xuất phát từ lý do bị di động gây can nhiễu hệ thống định vị.

ImageView.aspx

Còn FCC lo ngại các mạng di động trên mặt đất có thể bị trục trặc bởi các điện thoại di động trên máy bay. Khi máy bay bay qua trạm thu phát sóng di động trên mặt đất, FCC tin rằng, trạm thu phát sóng đó sẽ dò sóng của tất cả di động đang hoạt động bên trong máy bay để đưa chúng hoạt động trên mạng. Vào thời gian trạm thu phát sóng dò và kết nối với các di động trên máy bay thì máy bay đã bay vào phạm vi của trạm thu phát sóng khác. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các mạng di động trên mặt đất.

Nhưng một số chuyên gia tin rằng những lo ngại trên là lỗi thời. Ken Biba, giám đốc công nghệ của hãng thiết kế và tư vấn về di động Novarum cho rằng các di động hiện nay sử dụng tần số thấp, còn các trạm thu phát sóng di động có các ăng ten được thiết kế để phủ sóng trên bề mặt trái đất, chứ không phải lên bầu trời như FCC lo ngại.

Mực in – một tiền gà ba tiền thóc

ImageView.aspx

Nếu có một doanh nghiệp nào đó sống bằng các chiến thuật reo rắc lo sợ cho khách hàng thì đó chính là các nhà sản xuất máy và mực in. Nếu bạn dùng hộp mực tái chế hoặc hộp mực nạp lại, các nhà sản xuất máy in sẽ cảnh báo ngay là bạn vi phạm chính sách bảo hành, rằng bạn đang làm máy in có nguy cơ bị hỏng hoặc có thể ảnh hưởng đến chất lượng in.

“Điều đó thật là vớ vẩn”, Bill McKenney, giám đốc điều hành của InkTec Zone, hãng chuyên bán thiết bị đổ mực cho các hãng bán lẻ như Wal-Mart nói vậy.

“Bạn sẽ không vi phạm chính sách bảo hành và cũng không làm ảnh hưởng đến máy tính”, McKenney nói. "Chỉ có đổ mực tồi mới làm rớt mực vào máy in, còn không sẽ chẳng sao cả. Và làm như vậy bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá, không có lý do gì để không làm."

Trong thực tế, thử nghiệm của tạp chí PC World (Mỹ) cho thấy các hộp mực tái chế, nạp lại hay do công ty thứ ba sản xuất (không phải là hàng chính hãng như HP hay Canon) vẫn có thể sử dụng an toàn với máy in. Trong khi đó, mua hộp mức tái chế có thể tiết kiệm khoảng 10-20% so với mua hộp mức mới của chính hãng. Còn nạp lại mực có thể tiết kiệm tới 50%. Tuy nhiên, hạn chế của hộp mực tái chế và hộp mực nạp lại là chất lượng in không bền như hộp mực mới. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên nạp lại mực từ 3-8 lần, sau đó nên mua hộp mực mới.

Duyệt web bằng cửa sổ 'Private' hay 'Incognito'

Hầu hết các trình duyệt web hiện đại đều tuyên bố bổ sung khả năng lướt web bằng các chế độ "private" hay "incognito" (giả trang, nặc danh) với “lời hứa” với người dùng rằng khi họ duyệt web bằng các chế độ đó, trình duyệt và các trang web sẽ không lưu lại bất cứ dấu vết gì để đảm bảo sự riêng tư của người dùng.

ImageView.aspx

Nhưng trên thực tế, cho dù bạn dùng chế độ gì thì “bí mật” vẫn là 2 từ xa xỉ bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ ghi lại địa chỉ IP của bạn ngay ở lần đăng nhập đầu tiên. Kể từ đó, cho dù bạn lang thang đến đâu trên Internet, nếu muốn người ta vẫn có thể kiểm tra lại và phát hiện ra. Thông thường, các ISP sẽ có nghĩa vụ phải lưu lại lịch sử duyệt web của người dùng trong thời hạn ít nhất là 2 năm nhưng họ lưu lại những gì, trong bao nhiêu lâu và sau đó chuyển giao cho ai… cũng chỉ có chính họ biết. Chính vì thế, khi duyệt web bằng các chế độ nặc danh cũng chỉ giúp cho bạn yên tâm “về mặt tâm lý” và che mắt được những người không thông thạo nhiều về công nghệ và Internet.

Nếu bạn muốn xóa sạch những dấu vết của mình trên mạng, cách tốt nhất là sử dụng dịch vụ proxy để che giấu địa chỉ IP của bạn.

Đừng tin vào "thỏa thuận với người dùng cuối"

Việc đánh dấu “đồng ý” vào những bản thỏa thuận với người dùng cuối (end user license agreement - EULA) là một thao tác khá quen thuộc với người dùng Internet hoặc máy tính ngày nay. Trước khi cài đặt một phần mềm, khi đăng ký sử dụng một dịch vụ web… bạn đều bị yêu cầu phải chấp thuận với những điều khoản thỏa thuận với người dùng cuối. Nhưng những điều khoản này có tác dụng đến đâu?

“Rõ ràng là bạn đã bị ràng buộc về mặt pháp lý khi đồng ý với EULA nhưng nghĩa vụ pháp lý của bạn lại phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn đang sống ở đâu”, Jonathan Ezor, Giám đốc Viện Kinh doanh, Luật pháp và Công nghệ ở Long Island (Mỹ) nói, “EULA là một dạng hợp đồng và nó phải tuân thủ theo các quy định về pháp luật của từng bang hay từng quốc gia về cách thức thực hiện hợp đồng”. Ví dụ, các bang New Jersey và Pennsylvania sẽ có những quy định hoàn toàn khác về việc công nhận tính hợp pháp của EULA so với các bang Louisiana, Mississippi, Texas.

Nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất. “Các công ty đưa ra EULA thường không bao giờ cho bạn biết rằng nếu muốn họ có thể sửa đổi hay xóa bỏ nó bất kỳ lúc nào mà bạn không hề biết nên nếu có chuyện gì xảy ra, gần như chắc chắn bạn sẽ là người bị động và yếu thế”, Jonathan Ezor kết luận.

Còn tiếp...

Theo ICTNews
 
CMC đầu tư chiến lược vào NetNam

ImageView.aspx

Sáng nay, ngày 31/3, Tập đoàn Công nghệ CMC đã chính thức công bố trở thành cổ đông chiến lược duy nhất của Công ty NetNam, nắm giữ tới 43,8% cổ phần.

Phát biểu tại buổi lễ công bố chính thức, ông Hà Thế Minh, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết việc trở thành cổ đông lớn của Netnam thực chất là sự liên kết giữa hai công ty về hạ tầng, dịch vụ, giải pháp, nhân lực trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet.

Công ty Dịch vụ Viễn thông CMC (CMC Telecom) và công ty Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC TI) sẽ là 2 đơn vị thuộc tập đoàn CMC kết nối rất chặt chẽ với NetNam để khai thác thị trường viễn thông, Internet.

Với sự hợp tác góp vốn từ CMC, Netnam đặt mục tiêu mở rộng thị trường tới 5-10 tỉnh/thành và trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet dẫn đầu về dịch vụ Internet và giải pháp mạng vào năm 2012.

CMC và Netnam cho biết sắp tới sẽ ký kết các thỏa thuận hợp tác chi tiết trong việc triển khai phương án kinh doanh, phối hợp khai thác hạ tầng và các dịch vụ viễn thông.

Theo ICTnews
 
Đăng nhập tài khoản Facebook trên Yahoo Mail

avatar.aspx


Người dùng có thể đăng nhập tài khoản Facebook ngay tại Yahoo Mail. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Bắt đầu từ tối 29/3, người dùng Yahoo Mail ở một số thị trường nhất định đã có thể cập nhật trạng thái của họ trên Facebook từ hòm thư Yahoo Mail.

Theo đó, người dùng có thể đăng nhập tài khoản Facebook của họ ngay tại Yahoo Mail và cũng sẽ có thể xem các profile của bạn bè trên Facebook khi nhận được email từ những người bạn đã kết nối hai tài khoản với nhau.

Đây chỉ là một sự bổ sung nhỏ nhưng thú vị đối với Yahoo Mail, dịch vụ email được hãng nghiên cứu thị trường Internet comScore thông báo là có nhiều người sử dụng nhất trên thế giới.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Yahoo đang tiếp tục tăng cường chức năng xã hội cho các dịch vụ của trang web này và coi phương tiện xã hội là một ưu tiên phát triển trong năm 2010.

Yahoo cũng đã hứa hẹn sẽ đưa ra các tính năng mới trong năm nay, và nếu điều này xảy ra với cả những tài sản khác của mình, trang web này có tiềm năng trở thành một cổng xã hội./.

Theo Vietnam+
 
Acer và Asus phát triển máy cạnh tranh với iPad

avatar.aspx


Máy tính bảng iPad củ Apple. (Nguồn: nzherald.co.nz)
Hai hãng máy tính nổi tiếng của Đài Loan là Acer và Asus đang phát triển các máy tính bảng để cạnh tranh với sản phẩm cùng loại mang tên iPad của Apple, đồng thời có kế hoạch công bố những thiết bị này tại triển lãm sẽ diễn ra vào tháng Sáu tới.

Ông Li Chang, quan chức điều hành thuộc Hiệp hội Máy tính Đài Bắc ngày 30/3 cho biết Acer - nhà sản xuất máy tính lớn thứ ba thế giới, và Asus là hai trong số các công ty máy tính của Đài Loan đang phát triển hay lắp ráp đến 10 máy tính bảng cho các thị trường nước ngoài.

Hai hãng này dự kiến sẽ trình làng các máy tính bảng của họ tại triển lãm Computex sẽ diễn ra từ ngày 1-5/6 tới tại Đài Bắc.

Theo Nhật báo Kinh tế (Đài Loan), Acer và Asus sẽ tung ra các sản phẩm của họ trong quý ba năm nay với giá bán thấp hơn 400 USD.

Trong khi đó, chiếc máy tính bảng iPad của Apple sẽ được bày bán trên các cửa hàng của Mỹ vào ngày 3/4 tới và tại các thị trường nước ngoài vào cuối tháng Tư.

Các iPad kết nối wifi sẽ có giá lần lượt là 499,599 hay 699 USD tùy thuộc vào dung lượng bộ nhớ./.

Theo Vietnam+
 
Cơ hội cho người khiếm thị sử dụng máy vi tính

avatar.aspx


Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet).
Công nghệ mới có thể hiển thị chữ nổi Braille trên màn hình máy vi tính đã mở ra cơ hội sử dụng máy vi tính cho người khiếm thị trong thế kỷ 21.

Các nhà khoa học tại Đại học bang Bắc Carolina đã phát triển công nghệ hiển thị trực tuyến trên màn hình máy vi tính các chữ, số và hình ảnh của hệ chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị.

Chìa khóa cho việc hiển thị chữ nổi này là cơ chế đóng mở và thủy lực.

Màn hình hiển thị chữ Braille có cấu tạo đặc biệt nhờ hàng nghìn điểm nhỏ có thể nổi lên để tạo thành các chữ cái và con số của hệ chữ dành cho người khiếm thị.

Mỗi điểm là những hộp nhỏ xíu được chế tạo bằng các vật liệu biến hình đặc biệt và chứa đầy một loại dung dịch. Khi máy tính được nạp điện, các cạnh của những hộp này uốn cong và đẩy dung dịch lên phía trên tạo ra những bướu tương ứng với chữ nổi Braille trên bề mặt, giúp người khiếm thị có thể đọc được bằng xúc giác.

Phát minh này đã được công bố tại Hội nghị quốc tế về các thiết bị và máy khởi động polimer kích hoạt điện tử ở San Diego, Mỹ đầu tháng Ba vừa qua./.

Theo Vietnam+
 
Con đường chông gai của 4G

4G(1).jpg

Bất chấp những lời tuyên bố hùng hồn của các nhà cung cấp dịch vụ di động, thế hệ tiếp theo của công nghệ di động - còn gọi là công nghệ 4G - sẽ không nhanh hơn công nghệ 3G hiện nay bao nhiêu, ít nhất là trong thời gian ban đầu...

Theo các chuyên gia và nhà cung cấp dịch vụ di động, mức chi phí đầu tư lớn, nhu cầu dữ liệu tăng vọt của người tiêu dùng và cơn ác mộng của việc thiết lập hàng chục ngàn trạm gốc sẽ là những rào cản khiến công nghệ 4G khó đạt được tốc độ như đã hứa hẹn trong những năm đầu.

Chi phí đầu tư lớn

Con đường phát triển của mạng 4G được dự báo sẽ gặp không ít chông gai. Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), những mạng 4G thực sự phải cung cấp kết nối có tốc độ ít nhất là 100 MB/giây, tức nhanh hơn 50 lần so với tốc độ của mạng 3G hiện nay. Tốc độ nhanh hơn có thể tốt hơn, nhưng con đường đi đến đó được dự báo sẽ gặp không ít chông gai.

Nhà phân tích Akshay Sharma của công ty Gartner cho biết để triển khai trọn vẹn một mạng 4G, một số nhà cung cấp dịch vụ di động sẽ phải lắp đặt khoảng 10.000 trạm gốc. Chi phí cho mỗi trạm gốc như thế có thể lên đến hàng trăm ngàn Đô la Mỹ.

Verizon Wireless và AT&T, hai nhà cung cấp dịch vụ di động lớn nhất của Mỹ, đã thông báo kế hoạch triển khai mạng 4G dựa trên công nghệ Long Term Evolution (LTE) trong hai năm tới.

Verizon cho biết sẽ triển khai mạng 4G tại 25-30 thị trường trong năm nay, phục vụ cho khoảng 100 triệu người. Trong khi đó, AT&T dự kiến tung ra mạng 4G trong năm 2011. Riêng Sprint Nextel, nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ ba ở Mỹ, tuyên bố đã có một mạng 4G dựa trên công nghệ WiMAX dù rằng đây thực ra chỉ là phiên bản công nghệ 3G được cải tiến.

Dù vậy, với hơn 50 nhà cung cấp dịch vụ di động trên thế giới cam kết đi theo công nghệ LTE, một số nhà phân tích dự báo rằng Sprint có thể sẽ bắt đầu xây dựng mạng LTE trong tương lai gần.

Theo nghiên cứu của công ty Aircom International, việc xây dựng các mạng LTE ở Mỹ sẽ tiêu tốn khoảng 8 tỷ Đô la trong 3-5 năm tới, đồng thời làm tăng chi phí hoạt động của các nhà cung cấp lên thêm 30%.

Với những tốn kém như thế, nhiều chuyên gia cho rằng mạng 3G, hoặc thậm chí là 2G, vẫn còn được sử dụng nhiều trong thời gian tới. Các nhà cung cấp dịch vụ đã chi hàng tỷ Đô la để xây dựng mạng 3G và vẫn đang nỗ lực cân bằng giữa việc tìm kiếm lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu không ngừng gia tăng của khách hàng về dữ liệu.

Người phát ngôn của AT&T Mark Siegel cho biết: “Sẽ mất vài năm để xây dựng mạng 4G. Vì thế, chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư vào mạng 3G”.

Nỗi lo về tốc độ

Kim Perdikou, tổng quản lý nhóm sản phẩm hạ tầng của công ty Juniper, nhận định: “Việc chuyển từ 3G sang 4G không đơn thuần giống như động tác bật công tắc. Trong năm năm tới, lưu lượng dữ liệu của mạng 3G vẫn sẽ nhiều hơn mạng 4G”.

Điều này có nghĩa là những thiết bị 4G đầu tiên sẽ cần có khả năng kết nối với mạng 2G và 3G phòng khi mạng 4G chưa được triển khai.

Chưa hết, khi mạng 4G vận hành trọn vẹn, thì hiệu suất của nó có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng đến chóng mặt của nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu. AT&T chứng kiến sự gia tăng đến 5.000% về lưu lượng dữ liệu kể từ khi họ bán điện thoại iPhone.

Người phát ngôn của Verizon cho biết mạng LTE của họ có thể sẽ đạt được tốc độ 5-12 MB/giây. Dù vậy, Verizon cũng cho biết thêm rằng tốc độ bình quân thực tế của mạng này chỉ có thể được đo một cách chính xác một khi nó đi vào hoạt động.

Với chi phí khổng lồ, những câu hỏi về tốc độ và thách thức trong việc duy trì cùng một lúc nhiều mạng của các nhà cung cấp dịch vụ di động, có vẻ như 4G không phải là một sự đầu tư đáng giá, ít nhất là trong thời gian gần. Dan Hays, một chuyên gia của công ty PRTM, nhận định: “Câu hỏi được đặt ra là liệu những lợi ích mà LTE mang lại có đáng để đầu tư cho nó hay không”.

Một cuộc khảo sát gần đây của công ty phần mềm di động Innopath đối với 200 nhà cung cấp dịch vụ di động toàn cầu cho thấy họ không thực sự lạc quan cho lắm trước viễn cảnh của 4G. Những công ty này cho rằng hoạt động lướt web, sử dụng e-mail, tin nhắn tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng của họ trong năm năm tới. Những dịch vụ này đang được phân phối một cách tốt đẹp ở tốc độ của mạng 3G.

Dù vậy, cũng theo cuộc khảo sát, nhiều nhà cung cấp dịch vụ dự báo về một tỷ lệ sinh lợi lớn từ việc đầu tư vào mạng 4G nếu mạng này đạt được tốc độ cao như hứa hẹn.

Brian Higgins, trưởng phòng thí nghiệm về LTE của Verizon, nhận định: “Chúng tôi đang thúc đẩy LTE vì biết rõ điều gì đang tới trong một tương lai không xa. Video, game và bất kỳ dịch vụ gì đòi hỏi nhiều băng thông rộng sẽ phải cần đến một kết nối thực sự nhanh và ổn định”.

Theo eChip
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top