Multi
New Member
VOD/MOD và Mobile Internet của S-Fone: Kích hoạt cuộc cạnh tranh mới?
Khi Hanoi Telecom (dùng công nghệ CDMA 2000 1x EV-DO) tuyên bố sẽ cung cấp dịch vụ vào tháng 12 này, đồng thời S-Fone cũng đưa ra loạt dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên công nghệ CDMA 2000 1x EV-DO, vừa nâng cấp từ CDMA 2000 1x. Người dùng liệu có được hưởng lợi từ các dịch vụ này và nó có khả năng kích hoạt một cuộc cạnh tranh mới như cuộc cạnh tranh về giá cước mà S-Fone khởi xướng khi mạng này bắt đầu thương mại hóa dịch vụ ĐTDĐ CDMA đầu tiên tại Việt Nam?
2000 1x EV-DO niềm hy vọng
Nhiều người nghĩ rằng CDMA tại Việt Nam đã bị "thổi phồng", nguyên nhân là do các nhà khai thác dịch vụ ĐTDĐ CDMA trong một thời gian dài đã không cung cấp được dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) tiên tiến nào đáng kể dựa trên lợi thế về đường truyền của công nghệ CDMA so với GSM. Nhưng cũng cần phải hiểu rằng bản thân công nghệ không có lỗi, vấn đề nằm ở phía nhà khai thác, vì nhiều lý do khác nhau họ đã chưa triển khai được các dịch vụ GTGT như người dùng mong muốn.
S-Fone, nhà khai thác CDMA đầu tiên tại Việt Nam, trong 3 năm qua chỉ khai thác dịch vụ dựa trên CDMA 2000 1x, công nghệ khá cũ của hệ CDMA. Trong khi đó, muốn triển khai các dịch vụ cao cấp như thoại video, Internet di động, ti-vi trực tuyến, v.v... đòi hỏi phải có đường truyền đủ lớn cho dữ liệu (chứ không đơn thuần là thoại). EVN Telecom (một nhà khai thác CDMA khác) cũng sử dụng CDMA 2000 1x vẫn còn loay hoay với rất nhiều vấn đề khiến thậm chí kể cả thoại cũng chưa thể khai thác dưới hình thức liên tỉnh được; dich vụ Internet di động cũng mới chỉ được cung cấp nội vùng. Đại diện cuối cùng của CDMA là Hanoi Telecom, công bố tháng 12 này sẽ cung cấp dịch vụ và hệ thống của họ chạy ngay trên nền CDMA 2000 1x EV-DO nhưng dịch vụ GTGT của họ vẫn còn là dấu hỏi. Tuy nhiên, kế hoạch khai thác dịch vụ CDMA 2000 1x EV-DO trên toàn quốc của Hanoi Telecom đã làm cho nhiều "đàn anh" lên cơn sốt. Liệu Hanoi Telecom có khả năng làm CDMA "rạng rỡ" tại Việt Nam hay không thì còn phải chờ đến khi nhà khai thác này thương mại hóa dịch vụ của họ.
Về công nghệ, nhiều chuyên gia cho rằng, rất có thể EV-DO (Evolution - Data Optimized - phát triển, tối ưu hóa dữ liệu) sẽ là cứu cánh cho các nhà khai thác sử dụng nền tảng CDMA. CDMA 2000 1x EV-DO là tiêu chuẩn truyền dữ liệu băng rộng vô tuyến cho các thiết bị không dây, cho phép tốc độ truyền dữ liệu lên đến 2,4 Mbps (CDMA 2000 1x tốc độ cao nhất cũng chỉ 307Kbps), cho phép triển khai một loạt dịch vụ GTGT liên quan đến dữ liệu đòi hỏi đường truyền tốc độ cao. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh so với GSM (đang chiếm ưu thế tuyệt đối tại Việt Nam); CDMA 2000 1x EV-DO có tốc độ nhanh gấp 46 lần so với GPRS của GSM mà Vinaphone, Mobifone và Viettel Mobile đang sử dụng.
Cũng cần nói thêm, CDMA 2000 1x EV-DO đã được triển khai tại Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... với những tiện ích phục vụ đời sống hàng ngày như: xem ti vi trên ĐTDĐ, rút tiền từ máy ATM, thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ, định vị GPS, mua hàng từ máy bán hàng tự động, kết nối Internet...
Khi Hanoi Telecom (dùng công nghệ CDMA 2000 1x EV-DO) tuyên bố sẽ cung cấp dịch vụ vào tháng 12 này, đồng thời S-Fone cũng đưa ra loạt dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên công nghệ CDMA 2000 1x EV-DO, vừa nâng cấp từ CDMA 2000 1x. Người dùng liệu có được hưởng lợi từ các dịch vụ này và nó có khả năng kích hoạt một cuộc cạnh tranh mới như cuộc cạnh tranh về giá cước mà S-Fone khởi xướng khi mạng này bắt đầu thương mại hóa dịch vụ ĐTDĐ CDMA đầu tiên tại Việt Nam?
2000 1x EV-DO niềm hy vọng
Nhiều người nghĩ rằng CDMA tại Việt Nam đã bị "thổi phồng", nguyên nhân là do các nhà khai thác dịch vụ ĐTDĐ CDMA trong một thời gian dài đã không cung cấp được dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) tiên tiến nào đáng kể dựa trên lợi thế về đường truyền của công nghệ CDMA so với GSM. Nhưng cũng cần phải hiểu rằng bản thân công nghệ không có lỗi, vấn đề nằm ở phía nhà khai thác, vì nhiều lý do khác nhau họ đã chưa triển khai được các dịch vụ GTGT như người dùng mong muốn.
S-Fone, nhà khai thác CDMA đầu tiên tại Việt Nam, trong 3 năm qua chỉ khai thác dịch vụ dựa trên CDMA 2000 1x, công nghệ khá cũ của hệ CDMA. Trong khi đó, muốn triển khai các dịch vụ cao cấp như thoại video, Internet di động, ti-vi trực tuyến, v.v... đòi hỏi phải có đường truyền đủ lớn cho dữ liệu (chứ không đơn thuần là thoại). EVN Telecom (một nhà khai thác CDMA khác) cũng sử dụng CDMA 2000 1x vẫn còn loay hoay với rất nhiều vấn đề khiến thậm chí kể cả thoại cũng chưa thể khai thác dưới hình thức liên tỉnh được; dich vụ Internet di động cũng mới chỉ được cung cấp nội vùng. Đại diện cuối cùng của CDMA là Hanoi Telecom, công bố tháng 12 này sẽ cung cấp dịch vụ và hệ thống của họ chạy ngay trên nền CDMA 2000 1x EV-DO nhưng dịch vụ GTGT của họ vẫn còn là dấu hỏi. Tuy nhiên, kế hoạch khai thác dịch vụ CDMA 2000 1x EV-DO trên toàn quốc của Hanoi Telecom đã làm cho nhiều "đàn anh" lên cơn sốt. Liệu Hanoi Telecom có khả năng làm CDMA "rạng rỡ" tại Việt Nam hay không thì còn phải chờ đến khi nhà khai thác này thương mại hóa dịch vụ của họ.
Về công nghệ, nhiều chuyên gia cho rằng, rất có thể EV-DO (Evolution - Data Optimized - phát triển, tối ưu hóa dữ liệu) sẽ là cứu cánh cho các nhà khai thác sử dụng nền tảng CDMA. CDMA 2000 1x EV-DO là tiêu chuẩn truyền dữ liệu băng rộng vô tuyến cho các thiết bị không dây, cho phép tốc độ truyền dữ liệu lên đến 2,4 Mbps (CDMA 2000 1x tốc độ cao nhất cũng chỉ 307Kbps), cho phép triển khai một loạt dịch vụ GTGT liên quan đến dữ liệu đòi hỏi đường truyền tốc độ cao. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh so với GSM (đang chiếm ưu thế tuyệt đối tại Việt Nam); CDMA 2000 1x EV-DO có tốc độ nhanh gấp 46 lần so với GPRS của GSM mà Vinaphone, Mobifone và Viettel Mobile đang sử dụng.
Cũng cần nói thêm, CDMA 2000 1x EV-DO đã được triển khai tại Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc... với những tiện ích phục vụ đời sống hàng ngày như: xem ti vi trên ĐTDĐ, rút tiền từ máy ATM, thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ, định vị GPS, mua hàng từ máy bán hàng tự động, kết nối Internet...