• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Tin tức Old

Bạn sẽ chọn điện thoại nào?

  • 1. Sony Ericsson K800i

    Votes: 7 19.4%
  • 2. LG Chocolate KG800

    Votes: 1 2.8%
  • 3. Samsung D900

    Votes: 1 2.8%
  • 4. BlackBerry 8700

    Votes: 1 2.8%
  • 5. Sony Ericsson Z610i

    Votes: 0 0.0%
  • 6. Motorola SLVR L7

    Votes: 1 2.8%
  • 7. Motorola D&G RAZR V3i

    Votes: 2 5.6%
  • 8. Sony Ericsson W810i

    Votes: 1 2.8%
  • 9. BlackBerry Pearl 8100

    Votes: 0 0.0%
  • 10. Nokia E61

    Votes: 3 8.3%
  • 11. Nokia 5500 Sport

    Votes: 2 5.6%
  • 12. Mio A701

    Votes: 0 0.0%
  • 13. Nokia N91

    Votes: 2 5.6%
  • 14. Nokia N95

    Votes: 20 55.6%

  • Total voters
    36
  • Poll closed .
Status
Không mở trả lời sau này.
Dịch vụ Tra số điện thoại bằng nhắn tin của VDC

Nằm trong loạt các dịch vụ gia tăng trên mạng Internet và di động, Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC đã cung cấp dịch vụ SMS Danh bạ. Đây là dịch vụ giúp khách hàng sử dụng điện thoại di động tra Danh bạ điện thoại cố định toàn quốc của Bưu điện ở mọi lúc mọi nơi.

Thông tin chuẩn xác

SMS Danh bạ thật sự tiện lợi và hữu ích đối với những khách hàng có nhu cầu tra cứu các số điện thoại cố định của Bưu Điện trên toàn quốc. Các khách hàng đều nhận thấy dịch vụ thật sự hiệu quả, tiện ích và đặt biệt là có được thông tin chuẩn xác và nhanh chóng.

Ngoài tính năng tra cứu địa chỉ qua số điện thoại, dịch vụ còn cho phép khách hàng có thể tra mã vùng điện thoại trong nước theo tên vùng hoặc ngược lại.
Đây là dịch vụ cung cấp cho tất cả các mạng Vinaphone, Mobifone và Vietel không phân biệt thuê bao trả trước hay trả sau.

Sử dụng dễ dàng

Để sử dụng các dịch vụ SMS Danh bạ, nếu muốn tra mã vùng theo tên vùng hoặc ngược lại bạn hãy soan tin nhắn theo mẫu : DB X SDT hay DB Y SDT ( trong đó DB là tên dịch vụ, X: tên vùng, Y: mã vùng, SDT: số điện thoại) gửi đến số 8288.

Nếu bạn muốn tra danh bạ theo sô điện thoại thì soạn tin DB X SDT hay DB Y SDT (DB: tên dịch vụ, X: tên vùng, Y: mã vùng, SDT : số điện thoại), gửi đến 8288

Nếu lần đầu tiên sử dụng dịch vụ này bạn hãy soạn tin nhắn theo một trong hai cách DB hoặc DB ? rồi gửi đến số 8288 để nhận được hướng dẫn chi tiết
Dịch vụ có một hệ thống hỗ trợ tiếp nhận và giải đáp thắc mắc khiếu nại của khách hàng24/24 thông qua các số điện thoại hỗ trợ miễn phí 18001260 của VDC, 151 của Vinaphone và 145 của MobiFone

Muốn biết thêm thông tin chi tiết , bạn hãy truy cập vào trang web hỗ trợ dịch vụ http://danhba.vdc.com.vn/sms991

Tạp chí Xã hội Thông tin
 
Last edited by a moderator:
Lại thêm 1 "Điện thoại triệu đô"

Hãy quên đi những chức năng mới nhất và độ phân giải cao nhất khi lựa chọn một chiếc điện thoại di động. Yếu tố lấp lánh mới quyết định giá trị của nó. Ít nhất thì điều này cũng đúng với chiếc Diamond Cypto Smartphone. Chiếc điện thoại thông minh được khảm kim cương ở hai bên cạnh của mặt trước (khoảng 50 viên). Ngoài ra, sản phẩm còn được trang trí bằng bạch kim và rất nhiều đá quý khác.

dttrieudoqq.jpg


Được sản xuất bởi một công ty không phải ở Nga – giống như Gresso với những chiếc điện thoại di động làm bằng gỗ quý của châu Phi hay bằng vàng ròng – chiếc - Diamond Crypto Smartphone được “trang điểm” bởi một công ty đá quý của Áo tên là Peter Alossion. Và chiếc điện thoại này cũng có tương đối nhiều chức năng, bao gồm Windows CE, email, internet, JAVA, MP3, đàm thoại video, và bộ Office viewer.

Bởi vì những viên kim cương, chiếc điện thoại này còn đắt hơn chiếc Black Diamond của nghệ nhân Jaren Goh. Diamond Crypto Smartphone có giá 150 triệu Yên Nhật (khoảng 1,3 triệu USD).

Theo Mobile Magazine
 
Cái này thà dùng Kobe for S60 và MyDirectory for PPC cho nhanh,có sẵn data ở máy muốn tra số nào cũng đc,mà nhanh ko fai SMS,hehheheh......................
 
Tra số điện thoại bằng nhắn tin

cái vụ này được đấy, nhưng tốn tiền sms lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thì cái này dùng cho nhưng máy ko thể cài đc KOBE và cả những máy..... ko thích cài....hihi....
Nó phục vụ cho toàn bộ những ng sử dụng ĐTDĐ và cả những ng ko thẻ sd công nghệ cao.Vì nó. đơn gian, dể sử dụng (nên cũng phải thu phí)...... Ngoài ra nó có khả năng update kịp thời và nhanh chóng.
 
ĐTDĐ đắt nhất thế giới năm 2006

Một trong những điện thoại đắt nhất thế giới năm nay là chiếc máy gắn kim cương, thân máy bằng gỗ Madgascar Ebony và mạ vàng 25 carat, trị giá 1,3 triệu USD. Tiếp theo đó là GoldVish của nhà thiết kế Emmanuel Gueit, điện thoại được gắn 120 viên kim cương.

dt1.jpg

Vertu Signature. Ảnh: Luxist.

Vertu Signature được mệnh danh là điện thoại đắt nhất thế giới từ năm 2002 nhưng cho đến nay, sau 4 năm, nó là một trong những sản quý tộc. Vertu Signature có 4 phiên bản, trong đó có một bản làm bằng vàng trắng 18 carat, một model bằng vàng 18 carat và hai model bằng thép không gỉ. Giá của những máy này dao động từ 10.000 – 20.000 USD, tùy phiên bản.

dt2.jpg

Black Diamond.

Black Diamond được mệnh danh là sản phẩm mang tính nghệ thuật nhất trong loạt điện thoại tỷ phú này. Vốn được Sony Ericsson thiết kế, nhưng chỉ 5 trong số những model đó được công ty VIPN của Thụy Sỹ gắn kim cương lên lưng máy. Black Diamond chạy hệ điều hành Windows Mobile 5.0, bộ xử lý CPU Intel Xscale 400 MHz, máy ảnh số 4 “chấm”, màn hình cảm ứng rộng 2 inch, hỗ trợ Wi-Fi . Giá tham khảo 300.000 USD (bản màu đen) và 1.500 USD (bản màu trắng).

dt3.jpg

Vertu Signature, phiên bản kim cương Boucheron. Ảnh: Luxist.

Lại một sản phẩm nữa từ Vertu, nhưng không giống như những model cùng hãng, Vertu Signature Diamond được làm từ vàng trắng, platinum và những hạt kim cương nhỏ 0,25 carat. Phiên bản đặc biệt do nhà thiết kế Boucheron sáng tạo chỉ được bán riêng tại Ấn Độ gồm 700 viên kim cương màu trắng, hồng, xanh. Được biết việc gắn kim cương lên điện thoại phải làm thủ công và những người thợ phải mất một tuần mới gắn được 700 viên kim cương lên một máy. Tổng cộng, lượng kim cương trên một Vertu Diamond là 4,2 carat. Giá bán một máy lên đến 350.000 USD.

dt4.jpg

Gold Vish, phiên bản bằng vàng trắng và kim cương. Ảnh: Goldvish.

Danh hiệu á quân thuộc về Gold Vish của công ty cùng tên đến từ Thụy Sĩ. Điện thoại do nhà thiết kế Emmanuel Gueit thiết kế và khảm 120 viên kim cương VVS-1. Sau lưng máy là da thuộc màu đen trông khỏe khoắn. Điện thoại chỉ có những tính năng cơ bản và không hỗ trợ Wi-Fi.

dt5.jpg

Diamond Crypto. Ảnh: 2dayblog.

Điện thoại đắt tiền nhất năm nay là Diamond Crypto với giá 1,3 triệu USD. Toàn bộ thân máy làm bằng platinum, trừ logo và các phím đa phương tiện bằng vàng 18 carat. Hai bên sườn lại là gỗ Madagascar Ebony với 25 viên kim cương màu đen và màu trắng chất lượng VVS 1. Diamond Crypto là điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Motorola 266 MHz, trong đó có phần mềm xử lý văn bản như word, excel, phần mềm nghe nhạc số. Màn hình của máy rộng 2,2 inch.

Thanh Vân (theo Gadgets)
 
Sprint hợp nhất với Nextel để cung cấp dịch vụ mới

Cuối cùng thì Sprint và Nextel cũng đi cùng một con đường đến tương lai. Các hãng khổng lồ này đang giúp bạn tìm con đường trung gian giữa không dây và có dây bằng việc phát động chiến dịch tích hợp mạng Sprint Wireless. Sản phẩm mới này hợp nhất giữa điện thoại di động và điện thoại cố định trong văn phòng của bạn.

sssss.jpg

Nếu bạn đang sử dụng điện thoại cố định mạng Sprint (trong công việc), bạn đã biết đến "chức năng và các đặc điểm dựa vào PBX” của hãng này. Giờ đây, bạn có thể mang những lợi ích này vào chiếc điện thoại di động của bạn, để có được “giá trị phụ thêm và các khả năng mới."

Mọi thứ được tích hợp hoàn toàn. Bạn sẽ có một số điện thoại cốt để cho cả điện thoại di động và điện thoại cố định của bạn cùng rùng đổ chuông một lúc khi có cuộc gọi đến. Ngoài ra, khi bạn gọi từ điện thoại di động của mình, bạn sẽ không phải kết nối qua hệ thống mạng điện thoại nội bộ của bộ phận tiếp tân mà kết nối trực tiếp đến các đồng nghiệp của bạn: chỉ cần dung bốn số để kết nối nhánh phụ giống như bạn sử dụng điện thoại bàn. Bạn cũng không phải lo lắng về việc nhiều voicemail đến cùng một lúc bởi vì đã có một inbox hội tụ đơn đủ lớn để tiếp nhận chúng.

Việc tích hợp trên mạng Sprint Wireless hiện đã sẵn có dành cho các khách hàng đang sử dụng điện thoại bàn có PBX của Avaya. Các giải pháp tương tự sẽ được mang đến với các nhà cung cấp PBX khác vào đầu năm 2007.


Theo Mobile Magazine
 
Đón Giáng sinh với "bộ sưu tập" SMS của Dalink

Một năm đã sắp sửa trôi qua, và lời chúc Giáng sinh an lành với một bữa tiệc Noel đặc biệt. Dalink sẽ giúp bạn thêm gia vị cho bữa tiệc đặc biệt này với ba dịch vụ độc đáo: 1- Dịch vụ nhạc chuông và hình nền dành riêng cho Giáng sinh, 2- Tự tạo thiệp và lời chúc mừng nhân dịp Noel, 3- Những trò đùa và câu chuyện dí dỏm mang lại nụ cười Giáng sinh.

images1186913_giangsinh.jpg


Bạn có thể tham khảo các mẫu nhạc chuông, hình nền, lời chúc Giáng sinh khác tại đây
Điểm nhấn và sức thu hút lớn nhất của dịch vụ này chính là sự phối hợp của ba dịch vụ cho Mobile khiến chiếc Mobile của bạn được trang hoàng màu sắc Giáng sinh rực rỡ hơn bao giờ hết.

1. Nhạc chuông giáng sinh

Nhạc giáng sinh được ghép thành liên khúc (nhạc mono). Bạn không cần phải kết nối GPRS mà chỉ việc nhắn tin tải ngay về máy. Với kiểu nhạc liên khúc, bạn chỉ cần tải một lần nhưng sẽ nhận được giai điệu của nhiều bài hát giáng sinh trong một lúc.


Tiếng huýt sáo:Yesterday once more 9530933

Điều ngọt ngào nhất 9520934

Robinhood 9520939

Mặc kệ người ta nói 9520935

Người ra đi vì đâu 9520942


Nhạc giáng sinh nổi bật nhất năm nay là 12 Con giáp giáng sinh. Tiếng cún sủa, tiếng dê be, tiếng gà trống, tiếng rắn phì, tiếng hổ gầm…, tất cả đều theo điệu nhạc Jingle Bell. Món ăn nóng hổi nhất mời các bạn thưởng thức.


12 con giáp giáng sinh: Tý 9520922

Sửu 9521130

Dần 9520923

Mão 9520924

Thìn 9520925

Tỵ 9520926

Ngọ 9520927

Mùi 9520928

Thân 9520929

Dậu 9520930

Tuất 9520931

Hợi 9521131

Để nhận các nhạc chuông độc đáo trên, bạn chỉ cần soạn cú pháp: DA MãSố rồi gửi đến 998, hoặc lựa chọn các mẫu nhạc chuông Giáng sinh khác theo sở thích tại đây.


2. Hình ảnh Giáng sinh:

Những logo mạng với hình Ông già tuyết nướng tuần lộc hoặc Đôi tình nhân há miệng chờ tuyết rơi... Cú pháp: DA MãSố rồi gửi đến 998. Bạn có thể tham khảo thêm các hình ảnh Giáng sinh mình yêu thích ở đây.

3. Tự tạo thiệp giáng sinh Mobile Greetings

Công nghệ máy tính và Internet này nay đã cho phép bạn có thể tự tạo thiệp chúc Giáng sinh của riêng mình bằng việc soạn tin nhắn theo Cú pháp: GP Mãhìnhđộng Mãfont Nộidung SĐTNgườinhận rồi gửi đến 998. Để lựa chọn cácloại hình động, font chữ khác nhau, bạn có thể tham khảo tại đây.

4. Gửi lời chúc giáng sinh ngẫu nhiên

Nếu bạn nhất thời chưa kịp chuẩn bị một lời chúc Giáng sinh của riêng mình, Dalink sẽ giúp bạn gửi những lời chúc đẹp và độc đáo "không giống ai", không bị trùng lặp theo kiểu gửi chuyển tiếp SMS từ người này sang người khác.

Nếu muốn soạn lời chúc bằng tiếng Anh, bạn chọn Cú pháp DEAR noel E rồi gửi đến 998. Còn nếu muốn lời chúc bằng tiếng Việt, bạn soạn cú pháp DEAR noel V rồi gửi đến 998.

5. Những trò đùa vui đêm Giáng sinh:

Hãy thử trêu chọc những người bạn thân của bạn một chút bằng những tin nhắn SMS "quái chiêu" gây bất ngờ. Để nhận những mẫu tin nhắn này và kiểm tra "hiệu ứng" trước khi gửi cho bạn bè mình, bạn hãy soạn cú pháp GL rồi gửi đến 998.

L.A
 
2006: Mạng di động nào được ưa chuộng nhất tại Việt Nam?

Giải thưởng mạng và hãng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2006 mang tên VietNam Mobile Awards do tạp chí duy nhất về điện thoại di động eChipMobile đang đến giai đoạn nước rút.

Theo giới chuyên môn đánh giá, năm nay, cục diện có phần "gay cấn" hơn do bên cạnh sự có mặt của các "đại gia" GSM còn có sự bứt phá khá ấn tượng của các nhà cung cấp dịch vụ di động CDMA.

images1186593_7.jpg


Ông Nguyễn Anh Tuấn - TBT eChipMobile (bên trái) trao giải thưởng cho mạng điện thoại tốt nhất năm 2005 cho đại diện MobiFone.

Ngày 28/11/2006 – Tạp chí eChip Mobile chính thức khởi động Vietnam Mobile Awards 2006 – Giải thưởng thường niên trao giải cho Mạng và Hãng điện thoại di động được ưa chuộng nhất năm 2006. Giải thưởng dành cho mạng điện thoại di động Được đặc biệt chú ý bởi "Cộng đồng người dùng mobile Việt Nam sẽ có cơ hội tự "chấm điểm" và thể hiện “quyền bỏ phiếu” của mình đối với chất lượng dịch vụ mạng cũng như thiết bị ĐTDĐ cầm tay của các nhà cung cấp, thông qua hai hình thức bình chọn qua báo in và qua mạng Internet.

Nhà báo Hoàng Ly (theo dõi mảng công nghệ và viễn thông - Báo Thanh Niên) cho biết, đối với người dùng, giải thưởng VietNam Mobile Awards 2006 sẽ là một cơ sở căn cứ để họ lựa chọn mạng di động, lựa chọn thiết bị đầu cuối khi mua sim hoặc thiết bị di động.

"Lựa chọn của bạn đọc eChipMobile có thể nói là sự lựa chọn chính xác, bởi những nguời thường xuyên đọc ấn phẩm chuyên về điện thoại di động duy nhất tại Việt Nam cũng là những người yêu thích điện thoại di động và có những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực này."

Nhà báo Hoàng Ly nói thêm: "Sự lựa chọn của những người am hiểu về điện thoại di động tất nhiên sẽ là một căn cứ quan trọng để những người khác đưa ra quyết định sử dụng một mạng điện thoại hoặc mua một thiết bị đầu cuối. Điều này sẽ tạo ra một sức ép lớn đối với Ban tổ chức, khi chọn ra các mẫu ngẫu nhiên có tính chất đại diện cho người tiêu dùng trên toàn quốc khi bình chọn cho giải thưởng."

Được tổ chức thường niên vào dịp cuối năm, VietNam Mobile Awards đã thực sự trở thành một giải thưởng uy tín và được nhiều người dùng trông đợi. Anh Bùi Từ Trung, (Số nhà 19 ngõ 36 Phương Liệt - Thanh Xuân) là thuê bao của mạng Viettel cho biết, đây là dịp anh và nhiều bạn bè trông đợi để nhìn nhận sâu hơn về chất lượng các mạng di động: "Cả năm chỉ thấy các thông tin quảng cáo, khuyến mãi, người dùng cũng cần có cơ hội lên tiếng để đánh giá lại chất lượng nhà cung cấp dịch vụ chứ?" - Anh Trung nói.

Ông Dương Văn Tính - Phó tổng Giám đốc công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) thì nhận định, VietNam Mobile Awards không chỉ là cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông và thiết bị tự "soi" lại mình. "Tôi đánh giá đây là một giải thưởng uy tín và thu hút nhiều sự quan tâm của giới truyền thông, khách hàng".

Ông Tính nhận xét thêm rằng VietNam Mobile Awards là giải thưởng được các nhà cung cấp di động tại Việt Nam hướng đến, đánh giá của người dùng chắc chắn sẽ khách quan, và trong khi các nhà cung cấp luôn muốn cố gắng để làm vừa lòng khách hàng, thì "điều đó chắc chắn sẽ mang lại thêm quyền lợi cho người dùng" - Ông Tính khẳng định.

Trong cuộc nói chuyện với PV VietNamNet, ông Tính đặt khá nhiều hy vọng vào việc Viettel sẽ giành giải cho mạng điện thoại được ưa chuộng nhất năm nay. Ông cho rằng Viettel có thế mạnh về giá cước cũng như những nỗ lực được nhiều người biết đến trong việc nâng cấp hệ thống, mở rộng công nghệ và tăng kết nối thời gian qua.

Khá nhiều ý kiến trong số các chuyên gia thì nghiêng về MobiFone - Mạng điện thoại di động được bạn đọc bình chọn là mạng tốt nhất trong giải Mobile Awards 2005. Anh Lê Tân, biên tập viên truyền hình chương trình Văn hoá Mobile, đài truyền hình kỹ thuật số VTC cho rằng, chính danh hiệu "nhà cung cấp dịch vụ di động tốt nhất" mà MobiFone dành được năm 2006 sẽ là một thế mạnh chứng tỏ MobiFone rất "được lòng" người dùng.

"Với đại đa số người dùng, giá thành không phải yếu tố tiên quyết, quan trọng là kết hợp hài hoà giữa giá thành với chất lượng mạng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng. MobiFone có chất lượng mạng rất ổn định trong năm qua, nhiều người dùng cho biết đặc biệt thích thú với việc mạng này đưa ra dịch vụ nâng cấp dung lượng sim mà vẫn giữ được danh sách địa chỉ từ sim cũ..."

Cùng quan điểm như trên, nhà báo Hoàng Ly đưa ra nhận định: "Giải thưởng VietNam Mobile Award 2006 có lẽ chỉ thuộc về một trong hai nhà mạng MobiFone hoặc Viettel, nhưng có lẽ MobiFone có ưu thế hơn."

"Tôi thì lại cho rằng, giải thưởng mạng điện thoại được ưa chuộng nhất 2006 do eChipMobile tổ chức rất có thể sẽ là Viettel Mobile" - Anh Lê Hoàng - Giám đốc kỹ thuật công ty HaNoi ITC bình luận: "Viettel nằm trong top 20 nhà cung cấp dịch vụ di động có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên thế giới trong năm qua, nhưng tôi không đánh giá điều đó cao bằng việc mạng điện thoại này có chiến lược tiếp cận và thoả mãn khách hàng một cách hết sức linh hoạt."

Anh Nguyễn Minh Thảo - Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến và phát triển công nghệ cao CNC, đồng thời là admin cộng đồng phát triển 3G Việt Nam (http://3gvietnam.org) thì lại đặt rất nhiều hy vọng vào các mạng CDMA: "Tôi thực sự ấn tượng về sự xuất hiện của nhà cung cấp dịch vụ CDMA vừa mới tham gia làng công nghệ là HT Mobile, đây là mạng di động triển khai các công nghệ mới một cách đồng bộ, chuyên nghiệp, có sự đầu tư lớn từ nước ngoài, đặc biệt, phong cách tiếp cận của HT Mobile rất hợp với giới trẻ. Nếu có giải thưởng cho mạng điện thoại ấn tượng và tiềm năng thì có lẽ HT Mobile chắc chắn xứng đáng...".

"Mạng di động với những gói cước và và dịch vụ gây ấn tượng trong năm theo tôi thuộc về S-Fone với Forever, Forever Couple và dịch vụ Excite (xem truyền hình trực tuyến bằng điện thoại di động)" - Nhà báo Hoàng Ly đưa ra quan điểm của mình!

Nhiều người dùng và chuyên gia khi được hỏi, lại đặt hy vọng vào VinaPhone, bằng việc cho rằng đây là mạng điện thoại "đại gia" trong làng GSM, với số lượng thuê bao trả sau lớn và trung thành đã gắn bó từ lâu.

Riêng về giải thưởng dành cho Hãng điện thoại di động và thiết bị cầm tay được ưa chuộng nhất trong năm, hầu như tất cả các chuyên gia và người dùng đều cho rằng tại Việt Nam, Nokia vẫn là số một! Một người nói: "Nokia gần như chắc chắn sẽ đoạt giải thiết bị đầu cuối được người dùng ưa chuộng nhất trong năm bởi các nghiên cứu thị trường của các hãng nghiên cứu hàng đầu thế giới đang có mặt tại Việt Nam đều chỉ rõ điều đó!".

Còn bạn? Lựa chọn cuối cùng thuộc về người dùng, hãy "bỏ phiếu chấm điểm" cho mạng và hãng điện thoại bạn yêu thích nhất năm 2006 bằng cách cắt các phiếu bình chọn từ tạp chí eChipMobile gửi về địa chỉ toà soạn, hoặc tham gia bình chọn trực tuyến tại Báo điện tử VietnamNet: http://vietnamnet.vn, Mạng Thông tin trực tuyến Ô tô – Xe máy: www.autonet.com.vn, hoặc website chính thức của chương trình: www.echipmobile.vn... Kết quả giải thưởng Vietnam Mobile Awards sẽ được công bố vào ngày 9/1/2007.

Thế Phong
 
Điện thoại SKY IM-U160 của Pantech

Như bạn có thể nhìn thấy trong ảnh, màn hình LCD QVGA rộng 2.6 inch. Vì thế, tỉ lệ co là 15:9, phù hợp hơn tỉ lệ 4:3 của phần lớn các loại điện thoại khác. Các đặc điểm khác bao gồm camera 2 Megapixel với tiêu cự tự động và chức năng PictBridge. Sản phẩm có bộ nhớ khoảng 184MB, cùng với thẻ nhớ Micro SD. Đây là lựa chọn tất yếu dành cho những người thích nghe nhạc MP3.

sky.jpg

Pantech vừa công bố về chiếc điện thoại di động IM-U160, kết hợp giữa điện thoại và truyền hình.

Một đặc điểm tuyệt vời được tìm thấy trong chiếc điện thoại nắp trượt này đó là bàn phím cảm ứng trên phần trượt phía trên. Bàn phím cảm ứng này rung khi bề mặt của nó bị chạm vào.

Hãy tìm kiếm chiếc điện thoại DMB này tại thị trường Hàn Quốc trong một tương lai gần. Hiện chưa có thông tin về giá cả. Sản phẩm sẽ được phát hành với nhãn hiệu SKY của Pantech.

Theo Mobile Whack
 
Trung Quốc: Áp dụng hệ thống thanh toán cước ĐTDĐ mới

Dự kiến trong tháng giêng đầu năm tới, Trung Quốc sẽ cho áp dụng hệ thống thanh toán cước ĐTDĐ mới cho phép người dùng có thể lựa chọn nhiều dịch vụ rẻ tiền hơn.

small_82853.jpg

Vừa phóng xe, vừa sử dụng ĐTDĐ trên đường phố Thượng Hải Ảnh: AFP

Thông tin trên được trích đăng trên tờ Bưu điện buổi sáng South China ngày 17/12 từ một nguồn tin không được tiết lộ trong Bộ Công nghiệp Thông tin Trung Quốc (MII). Theo đó, hệ thống thanh toán di động mới sẽ chỉ tính cước người thực hiện cuộc gọi, mà không trừ tiền vào tài khoản người nghe như quy định trước đây.

Quyết định mới của MII được xem là sẽ mang lại lợi ích cho hơn 450 triệu người sử dụng di động tại Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, những chi tiết liên quan tới chính sách tính cước mới hiện vẫn được cơ quan quản lý và nhà cung cấp di động Trung Quốc giữ kín.

Hiện vẫn chưa rõ liệu hai nhà cung cấp dịch vụ di động chính của Trung Quốc - China Mobile và China Unicom, sẽ triển khai chính sách trên ngay từ đầu tháng tới, hay chia ra nhiều giai đoạn thực hiện khác nhau.

Động thái mới của Trung Quốc sẽ đưa nước này vào cùng danh sách với phần lớn các nước đang thực hiện chính sách trừ tài khoản một chiều (chỉ tính cho người gọi). Trong khi đó, Mỹ, Hồng Kông và Canada vẫn tính tiền theo mô hình hai chiều (tính tiền cả người nhận cuộc gọi).

Mô hình thanh toán cước ĐTDĐ mới tại Trung Quốc cũng được xem sẽ là tác nhân đè bẹp ngành cung cấp dịch vụ điện thoại cố định vốn đang chịu nhiều sức ép về doanh thu tại quốc gia này.

VH - (AFP)
 
Ericsson đầu tư 80 triệu USD vào viễn thông Việt Nam

Trong khoảng hai tháng (8/10/2006), Ericsson đã đầu tư hơn 80 triệu USD vào hệ tầng viễn thông Việt Nam thông qua các thoả thuận ký kết với Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT), VMS, VinaPhone, Viettel và SPT.

Theo ông Eddie Ahman, Tổng giám đốc Ericsson tại Việt Nam: “Vì số lượng thuê bao mạng di động và cố định của Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh nên các nhà khai thác mạng đang nỗ lực mở rộng mạng lưới cả về vùng phủ sóng, công suất mạng, cũng như tăng cường các dịch vụ”.

Ericsson sẽ thực hiện mở rộng và nâng cấp hệ thống AXE cho VNPT, cung cấp các trạm EAR, STM1, CCS7 và mở rộng đường E1 tại 16 tỉnh và thành phố, tạo nền tảng cho VNPT triển khai các dịch vụ NGN và băng rộng. Cũng trong lĩnh vực mạng cố định, Ericsson sẽ thực hiện mở rộng hệ thống mạng truy cập của SPT.

Ericsson đã k‎ý hợp đồng với cả 3 nhà khai thác mạng di động GSM của Việt Nam. Các nhà khai thác này hiện đang cung cấp dịch vụ cho hơn 90% thuê bao di động Việt Nam. Ericsson sẽ thực hiện các dự án trọn gói cung cấp các nút mạng mới cho VMS và VinaPhone đồng thời thực hiện việc triển khai và lắp đặt.

Với Viettel, Ericsson sẽ mở rộng mạng GSM, cung cấp mạng lõi vô tuyến GPRS và các dịch vụ triển khai và quản l‎ý dự án.

L.Quang
 
Hàn Quốc: Chuẩn bị ra mắt dịch vụ di động siêu tốc UWB

Hãng khai thác dịch vụ di động và băng rộng không dây Hàn Quốc - SK Telecom dự kiến sẽ là nhà cung cấp dịch vụ di động dựa trên nền tảng UWB (Ultra Wideband) đầu tiên của thế giới vào khoảng đầu năm 2008.

small_82869.JPG


Dự kiến vào giữa năm tới, các mẫu ĐTDĐ UWB đầu tiên sẽ được SK Telecom hoàn tất. Các mẫu sản phẩm thương mại và dịch vụ triển khai công nghệ UWB sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008.

SK Telecom sẽ được sự hậu thuẫn của hãng chế tạo IC Staccato Communications có trụ sở tại Mỹ. Ông Mark Bowles, sáng lập Staccato, cho biết các mẫu ĐTDĐ UWB sẽ được sản xuất bởi một nhà sản xuất ĐTDĐ lớn nhất thế giới.

Cũng theo Mark Bowles, nhờ tận dụng nền tảng radio WiMedia UWB mà các mẫu điện thoại mới của SK Telecom có thể hỗ trợ cả công nghệ USB không dây, WiNet và một số giao thức mới đang được phát triển.

Mark Bowles từ chối tiết lộ tên của hãng sản xuất thiết bị di động UWB, và cũng từ chối bình luận về khả năng Staccato sẽ phát triển những dự án tương tự tại một số nơi trên thế giới, trong đó không loại trừ cả Đài Loan.
(VnMedia)
 
Saigon Postel sẽ cung cấp mạng viễn thông trong nước và quốc tế!

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn - Saigon Postel đã đệ trình lên Bộ Bưu chính Viễn thông kế hoạch xin cấp phép được cung cấp hạ tầng viễn thông trong nước và quốc tế. Dự kiến, kế hoạch sẽ được lãnh đạo Bộ thông qua trong tháng này.

small_82814.jpg


Hiện nay Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn - Saigon Postel đã cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ điện thoại VoIP trong nước và quốc tế "Gọi 177", dịch vụ điện thoại cố định nội hạt ở tất cả các tỉnh, thành. Nếu được Bộ chấp nhận, Saigon Postel sẽ được cung cấp cả mạng hạ tầng viễn thông trong nước và quốc tế.

Với mảng viễn thông trong nước, hiện ngoài dịch vụ điện thoại viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP "gọi 177" và cố định nội hạt đã cung cấp, Saigon Postel sẽ được triển khai thêm dịch vụ điện thoại đường dài PSTN ở 64/64 tỉnh, thành và dịch vụ thuê kênh trong nước.
Nếu mạng hạ tầng viễn thông quốc tế nếu được cấp phép, Saigon Postel sẽ cung cấp dịch vụ kênh quốc tế và điện thoại IDD.

Cho tới thời điểm này, mới chỉ có ba doanh nghiệp viễn thông đã được thiết lập hạ tầng mạng viễn thông trong nước và quốc tế đó là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom); Tổng công ty Công ty Viễn thông quân đội (Viettel).

Được biết, ngày 14/12 vừa qua, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) cũng đã được Bộ Bưu chính Viễn thông cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt.

Thuỷ Nguyên
 
'Siêu thị hóa' cửa hàng ĐTDĐ

Các siêu thị điện thoại di động đang phát triển mạnh cả về số lượng lẫn quy mô. Bên cạnh đó, các trung tâm bán hàng mang thương hiệu của các hãng điện thoại, như Nokia Store hay MotoHouse, showroom điện thoại di động Samsung vẫn bán tốt.

Năm nay là một năm đáng nhớ với các hãng kinh doanh điện thoại di động. Từ những cửa hàng nhỏ, cửa kính với vài ba mẫu máy, chúng đã thay da đổi thịt thành những showroom hay siêu thị điện thoại sang trọng với những cô lễ tân xinh đẹp trong trang phục bắt mắt.

Xu hướng siêu thị hóa cửa hàng điện thoại di động

sie2.jpg


Cửa hàng biến thành siêu thị. Ảnh: Hoàng Hà.

Quanh thị trường Hà Nội có trên dưới 10 siêu thị điện thoại di động, quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Trong đó có những cửa hàng chuyên bán điện thoại từ xưa, nay chuyển thành siêu thị điện thoại di động, như 13 Điện Biên Phủ nay chuyển thành siêu thị 13 Điện Biên Phủ, 12 Điện Biên Phủ "lên" siêu thị điện thoại MC. Ngoài ra còn có những siêu thị mới mọc lên nhưng quy mô lớn như siêu thị di động 303 Cầu Giấy, Hanoi Plaza, MobiMart hay Nettra.

Trong số những cái tên trên, Nettra không đầu tư một cửa hàng "hoành tráng" mà phát triển thành một chuỗi các cửa hàng bán điện thoại nhỏ, phân bổ đều trên các tuyến phố lớn của Hà Nội và TP HCM. Những siêu thị như 303 Cầu Giấy, Hanoi Plaza hay MobiMart cũng thường chọn xuất hiện tại các phố chính, thuận đường qua lại và trong khu dân cư đông đúc. Hanoi Plaza thì ở đối diện Vincom, MobiMart trên phố Thái Hà, Điện Biên Phủ còn 303 Cầu Giấy có lợi thế là siêu thị điện thoại lớn nhất tại khu vực Cầu Giấy.

Để thu hút khách hàng, ngoài xây dựng thương hiệu, các siêu thị cũng rất biết chăm chút bộ mặt của mình. Nettra thì “nổi đình nổi đám” với màu cam riêng biệt; 303 Cầu Giấy khác biệt hẳn với các cửa hàng xung quanh bằng tông đỏ từ màu sơn tường, đến logo khẩu hiệu…

sie3.jpg


Nhiều chủng loại để chọn lựa. Ảnh: Hoàng Hà.

Anh Nguyễn Cường, Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, để mua một chiếc điện thoại cho bà xã, anh phải đi tham khảo giá ở rất nhiều nơi và cân nhắc rất cẩn thận, nhưng cuối cùng cũng vào một siêu thị điện thoại. Theo anh Cường, giá mua ở những cửa hàng nhỏ và trong các siêu thị cũng chênh lệch không đáng kể, nhưng vào siêu thị thì thấy yên tâm hơn vì biết là hàng có xuất xứ rõ ràng, nhiều mẫu mã để lựa chọn, được phục vụ tận tình và khi bảo hành sửa chữa cũng dễ dàng hơn.

Ngoài những lý do trên, các siêu thị điện thoại có nhiều chương trình khuyến mại rất hút khách. Cách đây không lâu, Nettra trao giải chương trình Cơn sốt cam với phần thưởng là điện thoại đời mới Nokia N91. Gần gũi hơn, trong thời gian này, mua điện thoại tại 303 Cầu Giấy, người mua được giảm giá 100.000-300.000 đồng, tùy loại máy, ngoài ra còn được tặng thêm những món quà nhỏ, hữu dụng, như xà phòng, sữa tắm… Đại diện của 303 Cầu Giấy cho biết, các siêu thị có những chương trình khuyến mại hẫp dẫn như trên, một phần là do được sự hỗ trợ của các hãng điện thoại.

Showroom đối đầu với siêu thị

sie1.jpg


Một Nokia store tại 18 Điện Biên Phủ. Ảnh: Hoàng Hà.

Nếu siêu thị điện thoại di động là nơi trưng bày đủ mọi mặt hàng của các hãng thì các showroom lại là nơi bán hàng chuyên nghiệp của từng nhãn hiệu riêng lẻ và mỗi hãng gọi một cách riêng: Nokia thì gọi là Nokia store, Motorola có MotoHouse và Samsung thì là showroom. Trong khi MotoHouse và Samsung do FPT Mobile mở chỉ có 4 cơ sở tại Hà Nội thì Nokia có tới 5 cửa hàng (store).

Mặc dù xu hướng siêu thị điện thoại đang mở rộng nhưng các showroom vẫn bán được hàng, trước hết là bằng các biện pháp marketing. Ngoài ra, các showroom thường đi liền với trung tâm bảo hành của hãng nên rất tiện lợi cho người tiêu dùng, như Nokia Store ở 21 Trần Hưng Đạo, 18 Điện Biên Phủ của công ty Vương Anh, Showroom điện thoại Samsung trên phố Ngọc Khách, MotoHouse ở Láng Hạ.

Phó Giám đốc phụ trách bán lẻ của công ty Vương Anh, ông Đinh Hồng Hà, cho biết, doanh số bán của các showroom vẫn rất tốt. Riêng Nokia Store tại 21 Trần Hưng Đạo, một ngày bán được trên dưới 50 máy. Tính ra mỗi tháng doanh số đạt 1.400-1.500 điện thoại. Đây là cửa hàng bán chạy nhất của Nokia tại Việt Nam.

Với sự phát triển của các siêu thị và showroom chính hãng, bộ mặt của thị trường bán lẻ điện thoại di động Việt Nam đang dần dần thay đổi. Các cửa hàng nhỏ lẻ sẽ ngày càng thu nhỏ về số lượng và chủ yếu tập trung bán máy cũ hay hàng xách tay.

Thanh Vân
 
Thị trường di động: Đủ mặt anh tài

Nhãn hiệu ĐTDĐ cao cấp và thời trang hàng đầu thế giới Vertu có mặt ở Việt Nam; EVN Telecom và Hanoi Telecom chính thức thương mại hoá dịch vụ, cùng một loạt sự kiện khác đã dưa 2006 trở thành năm mà “bản đồ” ngành truyền thông di động trọn vẹn hơn bao giờ hết.

Dd.jpg


Thị trường điện thoại di động Việt Nam ngày càng cạnh tranh, cả về sản phẩm lẫn dịch vụ. Ảnh: Hoàng Hà.

Số lượng nhãn hiệu ĐTDĐ hiện tại đang có trên thị trường Việt Nam trong năm 2006 là khoảng 20, tuy nhiên trong số này chỉ có BenQ -Siemens, Motorola, Nokia, Samsung và Sony Ericsson là thực sự được nhắc đến nhiều, còn hầu hết các nhãn hiệu khác chỉ có thị phần chưa dến 1%.

Theo số liệu thống kê đến hết tháng 10/2006 của một nhà nghiên cứu độc lập có uy tín, Nokia vẫn tiếp tục dẫn đầu về số lượng máy ĐTDĐ bán ra tại thị trường Việt Nam với hơn 50% thị phần. Đây có thể coi là thành quả của Nokia trong năm qua dù ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Thị trường đã phản ứng khá tích cực trước các sản phẩm dòng N được Nokia tung ra dồn dập trong năm 2006. Tuy nhiên, bán chạy nhất của công ty trong năm lại là chiếc 6030, đây cũng là điện thoại di động bán chạy nhất trên thị trường Việt Nam năm 2006.

Việc Nokia dẫn đầu thị trường không phải là điều ngạc nhiên vì vị trí này đã được họ nắm giữ từ hơn 10 năm qua. Nhưng sự kiện Motorola qua mặt Samsung leo lên vị trí thứ hai lại có thể làm nhiều người ngạc nhiên. Tính đến hết tháng 10/2006, Motorola nắm giữ khoảng 20% thị phần ĐTDĐ Việt Nam và Samsung giữ khoảng 19% thị phần. Khoảng cách giữa hai nhãn hiệu này không lớn nhưng cũng dã dủ làm thay đổi thứ hạng đã được thiết lập từ nhiều năm qua mà không phải ai muốn cũng có thể làm được. Theo nhận xét của giới kinh doanh, năm 2006 là một năm thành công của Motorola ít ra là về mặt khuếch trương tên tuổi.

Cũng như năm 2005, trong năm qua, Sony Ericsson đứng thứ tư nhưng tụt lại phía sau khá xa do chỉ giữ chưa đến 5% thị phần, bất kể đã có nhiều đột phá với dòng sản phẩm nghe nhạc W. Càng về thời điểm cuối năm thị phần của Sony Ericsson càng gia tăng. Trong khi đó BenQ-Siemens dù đã có khá nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu mới nhưng có vẻ như sự thiếu đa dạng về chủng loại cộng với việc thiếu những sản phẩm có tính đột phá khiến cho nhãn hiệu này chưa thực sự “cất cánh”.

Năm 2006 cũng chứng kiến sự đổ bộ của các nhãn hiệu ĐTDĐ Trung Quốc (trên cả hai công nghệ GSM và CDMA). Nhưng thực tế từ thị trường cho thấy chưa có nhãn hiệu Trung Quốc nào thành công. Những sản phẩm làm nhái các model ĐTDĐ nổi tiếng của các hãng tên tuổi được sản xuất từ Trung Quốc xuất hiện rất nhiều với giá vô cùng rẻ. Bạn hoàn toàn có thể mua được 1 chiếc “Vertu” với kiểu dáng giống Vertu thật đến 99% với giá dưới 3 triệu đồng. Điều bất ngờ khác của năm 2006 chính là việc xuất hiện các đối thủ đến từ Thái Lan như i-Mobile hay Welcome Mobile, với mặt hàng đa dạng và lạ mắt.

Việt Nam có khoảng 20 triệu thuê bao ĐTDĐ

Năm 2006 đánh dấu thời điểm tất cả các đơn vị được cấp phép khai thác dịch vụ ĐTDĐ đều đã thương mại hóa dịch vụ, hay chính xác hơn, 2 nhà khai thác EVN Telecom và Hanoi Telecom cũng bắt đầu hoạt động. Đây cũng là 2 mạng di động sử dụng công nghệ CDMA.

Những chương trình khuyến mãi về giá cước cùng nhiều chính sách cước gây “sốc“ cũng đã diễn ra trong năm 2006. Chưa bao giờ người dùng ĐTDĐ Việt Nam được ưu ái như năm vừa qua. Viettel luôn dẫn đầu với nhiều chương trình khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn, đôi khi đến mức khó tin. Chẳng hạn, với chương trình “Mừng Giáng Sinh và chào 2007”, khách hàng hòa mạng mới trả sau sẽ được tặng 100% phí hòa mạng, tặng 60.000 đồng/tháng trong tài khoản, liên tục trong 5 tháng kể từ tháng liền kề sau tháng hòa mạng; khách hàng hòa mạng mới trả trước cũng được cộng tiền vào tài khoản và nhân đôi ngày sử dụng cho tất cả các mệnh giá thẻ...

Không chỉ có các chương trình khuyến mại, mà ngày càng có nhiều gói cước cho khách hàng lựa chọn và đi đầu trong việc “sáng tạo” này là S-Fone. Lần đầu tiên người dùng ĐTDĐ theo dạng trả trước không bị giới hạn thời gian nghe khi sử dụng gói Forever hoặc gói Forever Couple của S-Fone hay được miễn phí 60 phút gọi nội mạng với gói Smile. Tương tự, Hanoi Telecom cũng có chính sách tặng thời gian gọi cho người gọi nội mạng và giảm giá cước cho các cuộc gọi khác mạng...

Các chính sách mới về cước và những chương trình khuyến mãi cũng là một trong những nguyên nhân đẩy số lượng thuê bao ĐTDĐ tăng một cách chóng mặt. Số thuê bao di động tính đến hết quí III năm 2006 của Mobifone, Vinaphone, S-Fone, Viettel và EVN Telecom khoảng 15 triệu. Trong khi đó, số liệu dự kiến đến hết năm 2006 tổng hợp từ phía các nhà khai thác mạng lại là một con số khổng lồ khác - khoảng 20 triệu thuê bao.

Tuy nhiên, hiện vẫn có tranh cãi về việc mạng thì thông báo số thuê bao đang hoạt động (thuê bao thật), mạng thì lại “khai khống” khi cộng luôn cả thuê bao không còn hoạt động (thuê bao ảo). Trong số 6 nhà khai thác di động hiện nay, Viettel đang xuất sắc dẫn đầu về số thuê bao, bỏ qua cả đàn anh Mobifone và Vinaphone. Cũng cần phải nhắc lại là Vinaphone và Mobifone đã có hơn 10 năm triển khai dịch vụ, trong khi Viettel chỉ mới kỷ niệm 2 năm thành lập. Trong khi đó, đúng như dự đoán, EVN Telecom dù chỉ mới khai thác dịch vụ chưa đầy một năm họ đã có thuê bao lên đến gần một triệu.

Khuyến mãi, giảm cước ồ ạt, số lượng thuê bao tăng lên nhanh chóng cũng đi kèm với chất lượng dịch vụ giảm sút, nhất là thoại và tin nhắn SMS; ngoài ra, năm qua cũng có khá nhiều khách hàng của các mạng di động bị tính cước “nhầm”. Trong khi đó, dịch vụ thoại và nhắn tin vẫn là các dịch vụ chủ đạo của toàn bộ ngành ĐTDĐ Việt Nam. Dịch vụ giá trị gia tăng đình đám nhất và được kỳ vọng nhiều là TV Mobile đã được S-Fone cung cấp trong năm 2006, tuy nhiên giá cước vẫn bị coi là quá cao và chưa phổ biến. Trong năm 2006 Viettel cũng nâng cấp hệ thống GSM lên GPRS. Các dịch vụ giá trị gia tăng, nhất là các dịch vụ có liên quan đến nội dung đang bị coi là kém phát triển. Ngược lại các dịch vụ nhắn tin SMS trúng thưởng, tải nội dung... đang phát triển như vũ bão trong năm và được dự báo là sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận cho các đơn vị cung cấp dịch vụ trong các năm tiếp theo.

Với số lượng các nhà khai thác dịch vụ ĐTDĐ được cấp phép tại Việt Nam hiện nay, cuộc cạnh tranh vốn đã nóng được dự báo sẽ ngày càng khốc liệt. Dịch vụ ĐTDĐ giá cạnh tranh, đảm bảo chất lượng và các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp chính là những điều người dùng luôn mong muốn từ các nhà khai thác trong những năm tiếp theo.

(Theo TGVT)
 
Xem lịch tàu và dự báo thời tiết miễn phí với Viettel Mobile

2 dịch vụ giá trị gia tăng này đang được nhà cung cấp dịch vụ mạng 098 thử nghiệm miễn phí từ nay đến 30/12. Để nhận đầy đủ các thông tin về thời điểm tàu đi và đến, số hiệu tàu, giá vé… khách hàng chỉ cần nhắn tin đến tổng đài 8000.

Thông tin của tất cả các chuyến tàu đi lại trên toàn quốc đã được Viettel Mobile cập nhật đầy đủ. Khách hàng chỉ nhắn tin theo mẫu Lichtau <tên ga đi> <tên ga đến>. Cụ thể như muốn xem lịch tàu đi từ ga Sài gòn đến Vinh, cần soạn tin nhắn: lichtau saigon vinh và gửi đến 8000, thông tin khách hàng nhận được sẽ bao gồm tên của chuyến tàu, giờ xuất phát từ ga Sài Gòn và giờ đến ga Vinh.

Ngoài ra, Viettel Mobile cũng đã triển khai cung cấp miễn phí dịch vụ “Thông tin thời tiết” qua tin nhắn theo cú pháp: thoitiet <tên tỉnh>. Dự báo thời tiết trong 48 giờ tới sẽ được phản hồi đầy đủ qua tin nhắn.

Lưu ý tất cả tin nhắn không được bỏ dấu và khách hàng sử dụng 2 dịch vụ trên sẽ tạm thời bị trừ 500 đồng do cách trừ cước online, nhưng sau đó 10 phút người dùng dịch vụ sẽ được hoàn tiền lại.

Mọi thông tin chi tiết về cách thức sử dụng dịch vụ “Xem lịch tàu” và “Thông tin thời tiết” được giải đáp tại tổng đài 198 hoặc qua website www.viettelmobile.com.vn.

Lê Ngọc
 
iPhone đã được công bố chính thức, nhưng không phải bởi Apple

Hôm qua (18/12), Brian Lam của hãng Gizmodo đã công bố về sự ra mắt chính thức của iPhone, nhưng có một điều mà ông quên không đề cập đó là việc công bố này không liên quan gì đến Apple. Thay vào đó, Linksys đã tổ chức họp báo vào buổi sáng cùng ngày, công bố iPhone là dòng sản phẩm VoIP. Linksys (hay đúng hơn là Cisco Systems, công ty mẹ của Linksys) sở hữu cái tên iPhone, có nghĩa là chúng ta sẽ không được nhìn thấy chiếc iPhone của Apple.

10981_largezzzzzzzzzzzz.jpg

Danh sách các sản phẩm iPhone VoIP của Linksys bao gồm ít nhất bảy mục sản phẩm. Đó là:

- Bộ điện thoại iPhone kết nối Internet không dây -- CIT200 (80 USD)
- Bộ điện thoại iPhone kết nối Internet hai chế độ -- CIT300 (100 USD)
- Điện thoại iPhone không dây dành cho Yahoo! Messenger with Voice -- CIT310 (100 USD)
- Bộ điện thoại iPhone kết nối Internet hai chế độ dành cho Skype -- CIT400 (180 USD)
- Điện thoại iPhone chuẩn G IP không dây -- WIP300 (220 USD)
- Điện thoại iPhone chuẩn G IP không dây với trình duyệt Web -- WIP330 (370 USD)
- Điện thoại iPhone chuẩn G không dây dành cho Skype -- WIP320 (200 USD)

Thông tin thêm về mỗi sản phẩm có thể được tìm thấy trên Linksys website. Tuy nhiên, câu chuyện lớn hơn ở đây đó là Apple không thể sử dụng nhãn hiệu độc quyền iPhone cho sản phẩn điện thoại sắp trình làng của họ. Vậy Apple sẽ gọi điện thoại của họ là gì? Chẳng lẽ là Apple phone?

Theo Mobile Magazine
 
10.000 kênh video trên mywaves dành cho "dế"

Servicemywaves, một công ty mới cung cấp video trực tuyến cho điện thoại di động, mới đây đem đến cho khách hàng dịch vụ video bao gồm 10.000 bản từ CNN đến Comedy Central cũng như các video cá nhân.

dienthoai-19-12-2.jpg


Dịch vụ này của mywaves là một tập hợp của một website và một phần mềm ứng dụng có thể download trực tiếp vào máy điện thoại di động. Website cho phép người sử dụng khám phá và chọn lựa nội dung tùy thích, sau đó nội dung được tự động chuyển đến và cập nhật vào máy điện thoại di động của khách hàng. mywaves cũng gửi tin nhắn văn bản thông báo cho khách hàng biết các kênh cập nhật thường xuyên của trang web.

Ông Rajeev Raman, tổng giám đốc đồng thời là người sáng lập ra mywaves phát biểu: "Video trên điện thoại di động ngày nay là một tấm gương phản ánh hình thức TV truyền thống, cái chỉ có thể đem đến cho khách hàng những chương trình đã được lên lịch cụ thể và không được tự do chọn lựa. Còn chúng tôi cung cấp cho khán giả một phương thức giải trí phong cách mới trên điện thoại di động. Khách hàng có thể tự do chọn lựa và khám phá hàng ngàn kênh video khác nhau bao gồm cả chuyên nghiệp lẫn cá nhân”.

Tháng 10 năm nay, bản thử nghiệm đã được tung ra. mywaves đã thu hút được hơn 20.000 người sử dụng/tuần ở 85 quốc gia. Đồng thời website cũng tăng số lượng kênh từ 500 lên đến hàng ngàn.

Hiện tại dịch vụ này của mywaves miễn phí và sử dụng mạng 3G trên hầu hết các mẫu máy điện thoại di động có trang bị tính năng xem video.

Anh Tuấn (24H.COM.VN)
 
iPhone ra đời, người dùng ngã ngửa

Dòng điện thoại được trông đợi nhất cuối cùng cũng ra lò. Đáng ngạc nhiên, iPhone không có các chức năng nghe nhạc và cũng không phải là “con đẻ” của Apple.

iPhone-Linksys-1912.jpg


Hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới ngóng đợi sự ra đời của thế hệ điện thoại nghe nhạc của Apple - điện thoại iPod lai. Thế nhưng, Linksys, một bộ phận của tập đoạn Cisco Systems mới chính là “cha đẻ” của hai điện thoại iPhone: CIT400 và WIP330

Cisco đã sở hữu thương hiệu iPhone từ năm 2000 khi hãng này tiếp quản công ty Infogear vốn đã đăng ký bản quyền từ năm 1996. Trước đó, người tiêu dùng vẫn nghĩ rằng “Quả táo” sẽ trình làng điện thoại lai này tại Triển lãm thương mại Macworld bắt đầu từ ngày 9/1 tới.

iPhone-1912.jpg


Điện thoại của Linksys là điện thoại hỗ trợ cuộc gọi VoIP, giúp người dùng thực hiện cuộc gọi trên Internet chứ không dùng tần sóng radio của di động. Vì thế, giá cước rẻ hơn mặc dù chất lượng âm thanh không được tốt vì đôi khi bị gián đoạn cuộc gọi.

Linksys đã có 7 điện thoại sử dụng VoIP giống như dịch vụ Skype và Yahoo! Messenger with Voice. Một số model cho phép người dùng chuyển từ mạng VoIP sang mạng điện thoại cố định và di động.


N.H.

Theo The Age
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top