Vietvnn
Super V.I.P
Những chuyện vui buồn quanh cái 'alô'
Khách đến viếng đám ma đang chắp tay khấn vái người quá cố thì có tiếng hát phát ra từ trong túi ai đó ‘Này người yêu dấu ơi, em được nghe gì trong tiếng sóng…’ hoặc ‘Đại ca ơi đại ca, đại ca có điện thoại’ hay ‘Em đẹp lắm Plâycu ơi, trái tim anh muốn vỡ tan rồi’.
Ảnh mang tính minh họa. Hoàng Hà.
Một cuộc hội thảo đang diễn ra hết sức trang trọng bỗng có tiếng trẻ em khóc gào vang dội hội trường. Thì ra là tiếng chuông điện thoại của một vị khách trẻ quên chuyển sang chế độ rung. “Khoái” hơn, có những người dùng cả tiếng mèo kêu, muỗi vo ve, tiếng thét người đàn bà điên, thậm chí cả tiếng người gào rống… làm âm thanh báo cuộc gọi đến.
Bên cạnh nhạc chuông, việc lưu trữ ảnh nền và tin nhắn hình cũng là một trong các sở thích dẫn đến những cảnh ngộ dở khóc dở cười của nhiều người sử dụng điện thoại di động. Từ việc cất giữ những file ảnh "mát mẻ" mà anh Điện, nhân viên một hãng hàng không, đã bị bạn bè nghịch một cách thiếu văn hóa khi dùng chính máy của anh này gửi những tấm hình đồi trụy đó đến số thuê bao của một cô bạn gái trong danh bạ. “Sau sự việc này, cô ấy đã nhìn tôi với ánh mắt rất coi thường”, anh Điện than thở.
Gây tiếng cười mới mẻ nhất là việc sử dụng chế độ chuyển cuộc gọi (Call Divert) trên các máy dùng thuê bao hòa mạng trả sau. Đây là một dịch vụ giúp người sử dụng có thể kích hoạt chuyển hướng các cuộc gọi sang một số thuê bao bất kỳ trong nhiều trường hợp, khi không thể nghe hoặc không muốn nghe máy. Lợi dụng tiện ích này, nhiều người đã gây phiền toái cho thuê bao khác bằng thiết lập chế độ chuyển cuộc gọi sang số bất kỳ hoặc cố tình chọn số người quen của mình để tránh việc nhận cuộc gọi hoặc để "chơi" một ai đó.
Điển hình là trường hợp anh Tâm, ở Hà Đông (Hà Tây), do nợ nần tiền người quen nên đã thao tác trên máy di động của mình để “chuyển cuộc gọi khi không nghe máy” (trên điện thoại di động bất kỳ luôn có các chế độ: Chuyển khi tắt máy. Chuyển khi không trả lời với số lượng thời gian đổ chuông cài đặt tùy chọn. Chuyển khi ngoài vùng phủ sóng hoặc khi đang bận). Hễ cứ số máy của chủ nợ gọi đến, sau ít hoặc nhiều hơn 10 giây không có tín hiệu trả lời thì chủ thuê bao bên kia là anh Ngọ - bạn anh Tâm - sẽ nhận được chuông reo. Đương nhiên, việc nghe “chửi” về công nợ anh Ngọ “hưởng thụ” hết.
Trong chuyện văn hóa mobile còn phải nói đến vấn đề giao tiếp khi hai đầu dây đã kết nối. Chính phóng viên VnExpress từng bị khá nhiều màn "chào hỏi" không đầu không cuối từ nhiều người gọi nhầm tới. Chẳng hạn, chuông vừa reo, đầu kia chẳng cần hỏi xem ai đã làm một tràng “Mày đi đâu mà đi khoẻ thế, về ngay cả nhà chờ cơm”, tiếng của một phụ nữ đứng tuổi. Hay “Em à, đêm qua thế nào”, một giọng nói ngọt ngào vang lên ngay khi đường dây đầu này chưa kịp nói alô. Hoặc “Anh V. đấy à, ghi cho em 5 con lô trượt, mai thanh toán luôn”, tiếng một con bạc gọi người ghi lô đề...
"Khoa học công nghệ phát triển và điện thoại càng hiện đại thì sự phức tạp của văn hóa người sử dụng cũng lại càng nhiều", anh Bùi Chí Tuệ, chuyên viên kỹ thuật Công ty VMS MobiFone, bình luận. "Sử dụng điện thoại là nhu cầu không thể thiếu nhưng nhiều người vô tình hoặc cố ý đã khiến nó trở thành yếu tố gây 'ô nhiễm' môi trường giao tiếp của cuộc sống văn minh", anh nói.
Hoàng Hà
Khách đến viếng đám ma đang chắp tay khấn vái người quá cố thì có tiếng hát phát ra từ trong túi ai đó ‘Này người yêu dấu ơi, em được nghe gì trong tiếng sóng…’ hoặc ‘Đại ca ơi đại ca, đại ca có điện thoại’ hay ‘Em đẹp lắm Plâycu ơi, trái tim anh muốn vỡ tan rồi’.
Ảnh mang tính minh họa. Hoàng Hà.
Một cuộc hội thảo đang diễn ra hết sức trang trọng bỗng có tiếng trẻ em khóc gào vang dội hội trường. Thì ra là tiếng chuông điện thoại của một vị khách trẻ quên chuyển sang chế độ rung. “Khoái” hơn, có những người dùng cả tiếng mèo kêu, muỗi vo ve, tiếng thét người đàn bà điên, thậm chí cả tiếng người gào rống… làm âm thanh báo cuộc gọi đến.
Bên cạnh nhạc chuông, việc lưu trữ ảnh nền và tin nhắn hình cũng là một trong các sở thích dẫn đến những cảnh ngộ dở khóc dở cười của nhiều người sử dụng điện thoại di động. Từ việc cất giữ những file ảnh "mát mẻ" mà anh Điện, nhân viên một hãng hàng không, đã bị bạn bè nghịch một cách thiếu văn hóa khi dùng chính máy của anh này gửi những tấm hình đồi trụy đó đến số thuê bao của một cô bạn gái trong danh bạ. “Sau sự việc này, cô ấy đã nhìn tôi với ánh mắt rất coi thường”, anh Điện than thở.
Gây tiếng cười mới mẻ nhất là việc sử dụng chế độ chuyển cuộc gọi (Call Divert) trên các máy dùng thuê bao hòa mạng trả sau. Đây là một dịch vụ giúp người sử dụng có thể kích hoạt chuyển hướng các cuộc gọi sang một số thuê bao bất kỳ trong nhiều trường hợp, khi không thể nghe hoặc không muốn nghe máy. Lợi dụng tiện ích này, nhiều người đã gây phiền toái cho thuê bao khác bằng thiết lập chế độ chuyển cuộc gọi sang số bất kỳ hoặc cố tình chọn số người quen của mình để tránh việc nhận cuộc gọi hoặc để "chơi" một ai đó.
Điển hình là trường hợp anh Tâm, ở Hà Đông (Hà Tây), do nợ nần tiền người quen nên đã thao tác trên máy di động của mình để “chuyển cuộc gọi khi không nghe máy” (trên điện thoại di động bất kỳ luôn có các chế độ: Chuyển khi tắt máy. Chuyển khi không trả lời với số lượng thời gian đổ chuông cài đặt tùy chọn. Chuyển khi ngoài vùng phủ sóng hoặc khi đang bận). Hễ cứ số máy của chủ nợ gọi đến, sau ít hoặc nhiều hơn 10 giây không có tín hiệu trả lời thì chủ thuê bao bên kia là anh Ngọ - bạn anh Tâm - sẽ nhận được chuông reo. Đương nhiên, việc nghe “chửi” về công nợ anh Ngọ “hưởng thụ” hết.
Trong chuyện văn hóa mobile còn phải nói đến vấn đề giao tiếp khi hai đầu dây đã kết nối. Chính phóng viên VnExpress từng bị khá nhiều màn "chào hỏi" không đầu không cuối từ nhiều người gọi nhầm tới. Chẳng hạn, chuông vừa reo, đầu kia chẳng cần hỏi xem ai đã làm một tràng “Mày đi đâu mà đi khoẻ thế, về ngay cả nhà chờ cơm”, tiếng của một phụ nữ đứng tuổi. Hay “Em à, đêm qua thế nào”, một giọng nói ngọt ngào vang lên ngay khi đường dây đầu này chưa kịp nói alô. Hoặc “Anh V. đấy à, ghi cho em 5 con lô trượt, mai thanh toán luôn”, tiếng một con bạc gọi người ghi lô đề...
"Khoa học công nghệ phát triển và điện thoại càng hiện đại thì sự phức tạp của văn hóa người sử dụng cũng lại càng nhiều", anh Bùi Chí Tuệ, chuyên viên kỹ thuật Công ty VMS MobiFone, bình luận. "Sử dụng điện thoại là nhu cầu không thể thiếu nhưng nhiều người vô tình hoặc cố ý đã khiến nó trở thành yếu tố gây 'ô nhiễm' môi trường giao tiếp của cuộc sống văn minh", anh nói.
Hoàng Hà