• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Tin tức Old

Bạn sẽ chọn điện thoại nào?

  • 1. Sony Ericsson K800i

    Votes: 7 19.4%
  • 2. LG Chocolate KG800

    Votes: 1 2.8%
  • 3. Samsung D900

    Votes: 1 2.8%
  • 4. BlackBerry 8700

    Votes: 1 2.8%
  • 5. Sony Ericsson Z610i

    Votes: 0 0.0%
  • 6. Motorola SLVR L7

    Votes: 1 2.8%
  • 7. Motorola D&G RAZR V3i

    Votes: 2 5.6%
  • 8. Sony Ericsson W810i

    Votes: 1 2.8%
  • 9. BlackBerry Pearl 8100

    Votes: 0 0.0%
  • 10. Nokia E61

    Votes: 3 8.3%
  • 11. Nokia 5500 Sport

    Votes: 2 5.6%
  • 12. Mio A701

    Votes: 0 0.0%
  • 13. Nokia N91

    Votes: 2 5.6%
  • 14. Nokia N95

    Votes: 20 55.6%

  • Total voters
    36
  • Poll closed .
Status
Không mở trả lời sau này.
Kiểu tấn công mới nhắm vào các thiết bị nhúng

Một nhà nghiên cứu tìm ra lỗ hổng trong các chip nhúng có thể gây thương tổn cho nhiều bộ định tuyến (router) hoặc điện thoại di động (ĐTDĐ).

Nhà nghiên cứu bảo mật Barnaby Jack của công ty Juniper Networks cho biết, ông dự định trình diễn dạng tấn công mới có thể dùng để gây tthương tổn cho những thiết bị điện tử như router hoặc ĐTDĐ.

Lỗ hổng nằm trong các bộ xử lí ARM, XScale vốn được sử dụng rộng rãi trong nhiều thiết bị nhúng. Theo ông Jack, kiến trúc của ARM và XScale có những sự trùng hợp ngẫu nhiên đáng thú vị khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với kẻ tấn công đồng thời nhấn mạnh, kĩ thuật mà ông phát triển "đáng tin cậy 100%" và đã được kiểm chứng.

2454558740100984874S200x200Q85.jpg


Kẻ tấn công có thể thực hiện kiểu tấn công này để chạy phần mềm trái phép trên một thiết bị đã được kết nối với mạng. Theo lí thuyết, bọn tội phạm có thể sử dụng kiểu tấn công này để đánh cắp thông tin nhạy cảm từ ĐTDĐ hoặc gửi lại phiên truy cập Internet trên các router (chẳng hạn như từ tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng tới website mà hacker lập ra để ăn cắp thông tin mật khẩu, tài khoản. Hacker có thể dùng kiểu tấn công này thay cho kĩ thuật tấn công tràn bộ đệm cổ điển.

Trong nhiều tháng, ông Jack đã thử kiểu tấn công này trên nhiều loại thiết bị nhúng bằng việc khai thác mạch ghép nối thử nghiệm IC (integrated circuit) chuẩn JTAG (Joint Test Action Group). Ông Jack có kế hoạch công bố chi tiết kiểu tấn công này và các biện pháp phòng tránh tại hội nghị bảo mật CanSecWest sẽ được tổ chức tại Vancouver (Canada) vào cuối tháng 4/2007.



Bạch Đình Vinh
Theo IDG News Service
 
S-Fone giới thiệu gói cước 4M với nhiều tiện ích

Ông Đỗ Văn Quốc (Người đứng) trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo. Ngày 17.4.2007, S-Fone giới thiệu gói cước trả trước 4M, Người sử dụng gói cước 4M thực hiện cuộc gọi đến 3 thuê bao S-Fone đăng ký trước chi phí 1.000đồng 1 cuộc gọi, thời lượng 1 cuộc gọi tối đa 10phút. Miễn phí gửi tin nhắn vào ngày chủ nhật và thời gian thoại từ 0h đến 7h trong 3 thuê bao kể trên.
2319520890100984874S200x200Q85.jpg


Gói cước 4M có phí thuê bao ngày là 1.490 đồng (44.700đồng/tháng), bên cạnh đó trong thời gian 17.4 đến 31.12.2007 người sử dụng sẽ rút thăm trúng thưởng với nhiều quà tặng, mỗi quà tặng có giá trị uống nước 100 nghìn đồng tại quán cafe của S-Fone chỉ định.


N.T
 
Đầu năm 2008, Nokia bắt đầu bán ĐTDĐ WiMAX

Nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới Nokia thông báo hãng sẽ bắt đầu bán thiết bị điện thoại di động sử dụng công nghệ Internet WiMAX vào đầu năm 2008.

51.jpg

Công nghệ WiMAX cho phép truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính xách tay, điện thoại di động từ khoảng cách xa hơn so với những công nghệ trước đây. Đối thủ đáng gờm nhất của Nokia trên thị trường điện thoại di động là Motorola cũng có kế hoạch cho ra đời chiếc điện thoại cầm tay tích hợp WiMAX đầu tiên của hãng vào năm 2008.

Intel, Nokia, Samsung và Motorola đều tán thành chuẩn mở WiMAX như một cách thức kết nối Internet không dây băng thông rộng cùng với những mạng lưới điện thoại di động thế hệ thứ 3. Nokia phát biểu: "Nokia có kế hoạch mang thiết bị điện thoại di động tích hợp WiMAX đầu tiên của hãng vào thị trường trong đầu năm 2008".

WiMAX sẽ khiến việc kết nối không dây băng thông rộng rẻ hơn 10 lần so với mạng điện thoại di động thế hệ 3G hiện tại. Tuy nhiên, WiMAX chỉ giúp truy cập Internet nhanh hơn chứ không tích hợp với những cuộc gọi không dây qua giọng nói.

Anh Tuấn (24H.COM.VN)
 
Video ‘dế’ thông minh Helio Ocean

Helio, một hãng điện thoại di động nổi tiếng của Mỹ, ra mắt smartphone mới mang tên Helio Ocean dáng trượt ngang, màn hình LCD, bàn phím Qwerty đầy đủ. Máy hỗ trợ phần mền Yahoo Messenger, e-mail pop/IMAP/Exchange ActiveSync.

v1.jpg


Helio Ocean được trang bị máy ảnh 2 Megapixel nhưng không hỗ trợ flash. Phần mềm GPS giúp định vị bằng sóng vệ tinh khi người dùng đang di chuyển và sử dụng mạng di động khi ở trong nhà. Ocean sử dụng dịch vụ nhạc trực tuyến của Helio, tương thích với Playsforsure. Gián tham khảo là 295 USD.

S.H. (theo Gizmodo)
 
'Internet cần được xây dựng lại từ đầu'

Để đảm bảo an toàn mạng và nâng cao tiện ích cho thiết bị di động, các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm thích hợp để nghĩ đến việc tái thiết hạ tầng vì rào cản về vi xử lý, khả năng lưu trữ hay đường truyền đã bị dỡ bỏ.

2606303590100984874S200x200Q85.jpg

Điều này đồng nghĩa với việc thay thế các thiết bị mạng mới, viết lại phần mềm trên máy tính để dữ liệu có thể truyền đi tốt hơn trên hệ thống ống cáp hiện có.

4 thập kỷ đã trôi qua kể từ khi Giáo sư Leonard Kleinrock tại đại học California (Mỹ) giám sát hoạt động trao đổi dữ liệu đầu tiên giữa hai máy tính vào ngày 2/9/1969. "Nhưng mạng đó được thiết kế với những giả định hoàn toàn khác so với yêu cầu hiện tại", Dipankar Raychaudhuri, Giáo sư tại đại học Rutgers, cho biết. "Như nhờ có một phép thần nó mới tiếp tục hoạt động tốt cho đến ngày nay". Theo Vinton Cerf, một trong những người khai sinh ra thế giới mạng, việc vận hành Internet vẫn tốt nhưng công nghệ hiện có không thỏa mãn được mọi nhu cầu.

Ban đầu, các kỹ sư xây dựng hệ thống trên nguyên tắc "niềm tin" vì họ đều biết nhau. Do đó, họ chia sẻ tài nguyên trên mạng một cách cởi mở. Họ giả định các máy tính đều ở một vị trí cố định và luôn trong trạng thái kết nối. Nhưng sau này những thiết bị di động như laptop, điện thoại nối mạng... dùng Wi-Fi gặp phải rào cản mất tín hiệu ở nơi này nơi kia. Và khi mạng phát triển quá nhanh, những tay spammer và hacker đã lợi dụng khai thác lỗ hổng thoải mái. Nhiều giải pháp "vá víu" đã được đưa ra nhưng giới chuyên gia nhận thấy điều này càng làm cho hệ thống thêm phức tạp, thiếu hiệu quả và khiến cuộc chiến với hacker giống như trò "mèo vờn chuột".

Việc tái thiết cơ sở hạ tầng Internet cũng cần phải cân bằng lợi ích giữa các bên: nhà nghiên cứu thích hoạt động lặng lẽ hơn trong phòng thí nghiệm, các công ty thì muốn phát triển lớn mạnh để thu lợi nhuận, còn chính phủ theo đuổi mục tiêu dân sinh trên diện rộng để gây tiếng vang.

Hiện Quỹ khoa học quốc gia Mỹ muốn thử nghiệm hệ thống mạng GENI (môi trường toàn cầu cho các sáng tạo mạng) và đang gây quỹ cho một vài sáng kiến như FIND (thiết kế mạng Internet tương lai) ở một số trường đại học. Liên minh châu Âu cũng hỗ trợ chương trình FIRE (nghiên cứu và thử nghiệm Internet tương lai). Tuy nhiên, để hoàn thành các thử nghiệm, họ cần từ 10 - 15 năm và tiêu tốn hàng trăm triệu USD, ví dụ GENI cần 350 triệu USD.


T.H(theo AP)
 
Viễn thông nhắm đến “mỏ” ĐTCĐ không dây

(Dân trí) - Năm 2005, lần đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện dịch vụ E-Com (điện thoại cố định không dây - ĐTCĐ) của Công ty Viễn thông điện lực - EVNTelecom đã thu hút sự tin dùng tới nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Sau 2 năm thực tế, “mỏ” ĐTCĐ không dây đang được các doanh nghiệp viễn thông còn lại nhắm đến.

52.jpg

Dịch vụ E-Com của EVNTelecom đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn.

Sau EVNTelecom, Viettel đã nhanh chân

Trước sự phát triển không ngừng của dịch vụ ĐTCĐ không dây của EVNTelecom, mặc dù là một trong những doanh nghiệp viễn thông di động “ăn nên làm ra” nhất thời điểm hiện nay nhưng Viettel cũng không thể bỏ lỡ cơ hội nhắm đến số đối tượng khách hàng bình dân này.

Thông tin từ Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) cho biết, đơn vị này vừa cung cấp thử nghiệm dịch vụ ĐTCĐ không dây nội tỉnh, cho phép khách hàng sử dụng di động GSM (các máy Nokia, Samsung... đang lưu hành cho di động) lắp SIM với đầu số cố định.

Nếu như dịch vụ ĐTCĐ không dây của EVN dùng công nghệ CDMA hiện đại, có thể dễ dàng triển khai lắp đặt tại các vùng nông thôn, hoặc các địa điểm khó kéo cáp thì ĐTCĐ không dây của Viettel sẽ dùng sóng di động GSM qua hệ thống trạm phát BTS của dịch vụ di động GSM.

Đầu số sử dụng cho dịch vụ ĐTCĐ không dây của Viettel sẽ gồm Mã vùng + 286xxxx (Ví dụ: Khách hàng đăng ký ở Hà Nội sẽ có số là: 04.286xxxx). Ngoài các dịch vụ thoại, dịch vụ này cho phép nhắn tin SMS nội mạng, giữa các thuê bao ĐTCĐ không dây của Viettel với các thuê bao di động Viettel Mobile.

Rõ ràng với mức cước hòa mạng là 200.000đ (bao gồm Sim); cước thuê bao là 27.000 đồng/tháng là rất bình dân với người tiêu dùng, hơn nữa khách hàng lại được sử dụng một loại dịch vụ tiện lợi như… “di động”. Hiện Viettel đã cung cấp dịch vụ này ở tất cả các tỉnh, thành (trừ Hà Nội và TPHCM mới có tại một số khu vực). Dự kiến, trong quý II/2007, dịch vụ này của Viettel sẽ được ra mắt chính thức trên toàn quốc.

VNPT cũng không thể đứng ngoài

Công bằng mà nói thì thực ra lĩnh vực ĐTCĐ không dây từng được VNPT "khai mào” từ năm 2005. Khi đó VNPT đã đề nghị Bộ Bưu chính - Viễn thông cho sử dụng mạng GSM để phát triển và khai thác dịch vụ này với mức giá cước rẻ, tuy nhiên Bộ chủ quản đã chưa đồng ý.

Đến nay, chưa quên “chuyện xưa”, cộng với việc phát triển như vũ bão của loại hình điện thoại bình dân này, VNPT cho biết sẽ tiếp tục “khởi động” triển khai lại đề án này. Một lãnh đạo của VNPT (xin giấu tên) cho biết: hiện việc triển khai cung cấp dịch vụ này mới chỉ ở mức thăm dò nhưng nhiều khả năng VNPT sẽ thực hiện dịch vụ ĐTCĐ không dây trong năm 2007.

Thông tin mới nhất là VNPT đang xem xét đề án để trình lên Bộ Bưu chính - Viễn thông cho phép được sử dụng 2 mạng GSM hiện tại (Vinaphone và MobiFone) để phát triển dịch vụ vô tuyến nội tỉnh với giá cước rẻ. Như vậy, cùng với EVNTelecom, Viettel, các khách hàng của VNPT cũng đang đứng trước cơ hội có sự lựa chọn mới.

Thay cho lời kết

Theo tiết lộ của một đại diện EVNTelecom (trong lễ công bố mạng này đạt 1 triệu thuê bao), để đạt được con số 1 triệu thì thuê bao E-Com góp phần là không nhỏ (khoảng 80%). Nói về thị trường dịch vụ E-Com, đã có nhiều thời điểm EVN Telecom luôn rơi vào tình trạng "cháy hàng".

Như vậy, không chỉ cạnh tranh ở dịch vụ di động toàn quốc, sắp tới dịch vụ ĐTCĐ không dây sẽ hứa hẹn “cuộc chiến” không kém phần quyết liệt giữa các doanh nghiệp viễn thông. Một làn sóng chạy đua cung cấp dịch vụ mới đang hình thành, và rõ ràng một cuộc cạnh tranh thật sự có lợi cho người tiêu dùng lại bắt đầu.

Thanh Ngọc
 
Người ta đến nhà mời ráp hoài, có đứa bạn làm trong EVN nó bảo, nhân viên mỗi người bị bắt phải mua vài cái :D. Po tay EVN
 
EVNTelecom miễn phí máy đầu cuối cho khách hàng

Nhân dịp EVNTelecom đạt 1.000.000 thuê bao, đầu tháng 4/2007, EVNTelecom chính thức tung ra 02 chương trình khuyến mại “Quà tặng Hè 07” và “Cùng EVNTelecom hội nhập quốc tế” cực kỳ hấp dẫn dành cho các khách hàng của EVNTelecom.

Theo chương trình “Quà tặng Hè 07”, từ ngày 10/4-10/6/2007, chỉ với 3 mức chi phí 290.000 đ, 490.000đ và 690.000đ các khách hàng đăng ký hoà mạng mới dịch vụ E-Phone/E-Mobile trả trước và trả sau sẽ được 01 bộ sản phẩm gồm: 01 máy điện thoại di động, 1 thẻ sim, miễn phí hoà mạng và 100.000 tiền cước (đối với thuê bao trả sau) và tặng 100.000 đồng vào tài khoản (đối với thuê bao trả trước).

Đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là các khách hàng ít đi xa, không có hộ khẩu tại nơi cư trú, có mức thu nhập trung bình, EVNTelecom đã chính thức cung cấp dịch vụ di động nội tỉnh E-Phone trả trước. Khách hàng sử dụng dịch vụ này hoàn toàn không phải lo lắng về chi phí do giá cước cực rẻ và không phải ký hợp đồng thuê bao, không phải trả cước hoà mạng và không phải thanh toán hoá đơn cước hàng tháng.

53.jpg

Bên cạnh đó, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, giữa miền ngược với miền xuôi, từ ngày 16/4-15/6/2007, chỉ với 3 mức chi phí từ 190.000đ, 290.000đ và 490.000đ các khách hàng đăng ký hoà mạng mới dịch vụ E-Com trả trước và trả sau sẽ được 01 bộ sản phẩm gồm: 01 máy điện thoại cố định, miễn phí hoà mạng và 2 tháng cước thuê bao (đối với thuê bao trả sau) hoặc 60.000đ vào tài khoản (đối với thuê bao trả trước).

Đại diện của EVNTelecom cho biết, với mong muốn đưa dịch vụ viễn thông đến mọi người dân đặc biệt là các bạn sinh viên, học sinh, công nhân, EVNTelecom hy vọng với chương trình hỗ trợ này, rào cản về thiết bị đầu cuối sẽ bị loại bỏ và nhiều khách hàng có mức thu nhập trung bình đã có thể tiếp cận với các dịch vụ viễn thông tiên tiến trên nền công nghệ CDMA của EVNTelecom.

54.jpg

Theo chương trình “Cùng EVNTelecom hội nhập quốc tế”, từ ngày 10/4/2007, khách hàng sẽ được giảm 30% cước gọi đi quốc tế qua dịch vụ đường dài quốc tế của EVNTelecom. Đặc biệt để gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thuê bao của EVNTelecom từ ngày 10/4-20/4/2007, EVTelecom tặng 10.000.000 phút gọi quốc tế miễn phí cho 1.000.000 thuê bao của EVNTelecom.

(24H.COM.VN)
 
HNC – Nguyện mang đến “Giá trị đích thực”

Các phương tiện thông tin ngày càng phát triển, sự hỗ trợ của internet, điện thoại, ngân hàng… đã làm cho các dịch vụ bưu chính viễn thông phần nào mất đi ưu thế vốn có. Nhưng không vì thế mà người ta không cần đến dịch vụ này nếu chúng ta biết khai thác và nâng cao giá trị dịch vụ.

55.jpg

Tự hào là công ty chuyển phát tư nhân có mạng lưới lớn nhất Việt Nam hoạt động tại 64/64 tỉnh thành và kết nối trực tiếp ra nước ngoài qua Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Công ty Hợp Nhất (HNC) đã có hơn 100 trung tâm giao dịch với lượng nhân viên lên đến 700 người. Trục chuyển phát này cho phép công ty có thể phát triển nhiều dịch vụ phục vụ các nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp như chuyển văn phòng phẩm qua mạng, in ấn… Sau gần 6 năm hoạt động, hiện Hợp Nhất đã có 7 công ty con, 2 chi nhánh tại Việt Nam và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Với triết lý kinh doanh đa ngành nghề, đa dịch vụ dựa trên mạng chuyển phát rộng khắp, HNC đã tạo nên một xu hướng kinh doanh mới: Kinh doanh tích hợp tại Việt Nam.

Với mong muốn mang đến cho khách hàng những “Giá trị đích thực”, HNC đặc biệt chú trọng đến yếu tố con người và lắng nghe ý kiến của khách hàng để nâng cao chất lượng, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Trong chiến lược phát triển cũng vậy, HNC lấy con người làm nội lực để phát triển và tạo dựng lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực và chia sẻ những thành quả đạt được cho mọi nhân viên. Với tiêu chí “Trọng dụng trí muôn phương” trong quản trị nội bộ và trong quản trị bằng giá trị, lãnh đạo HNC luôn xác định và đầu tư cho mình một nền tảng phát triển vững chắc theo 4 giá trị cơ bản là “Khách hàng, nhân viên, chủ sở hữu và các nhân tố quan trọng khác”. Công ty luôn mong muốn mang lại giá trị cho tất cả các nhân tố trong mối quan hệ tạo nên và tác động đến công ty. Chính vì vậy, mục tiêu của HNC là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo các chỉ tiêu đã công bố, lắng nghe và giải quyết các vấn đề mà khách hàng và đối tác đặt ra một cách nhanh nhất.

Từ kết quả kinh doanh mới nhất cho thấy, lượng khách hàng thường xuyên, gắn bó với HNC lên đến con số 20.000, trong đó khách hàng mới hàng tháng bình quân là 500 khách/tháng. Năm 2007, đánh dấu một nỗ lực lớn của HNC khi được bình chọn là một trong 98 doanh nghiệp đạt giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) tổ chức hàng năm. Đây là giải thưởng cao quý được xét chọn khá chặt chẽ qua một loạt các tiêu chí đánh giá như: Bảo vệ thương hiệu, chất lượng sản phẩm - dịch vụ, kết quả kinh doanh, năng lực lãnh đạo, nguồn nhân lực, năng lực đổi mới và tính bền vững, ổn định của doanh nghiệp....

(24H.COM.VN)
 
Hàn Quốc đưa từ điển Britannica lên mạng di động

Bắt đầu từ hôm nay (17/4) 20 triệu khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ di động SK Telecom có thể tiếp cận với cuốn từ điển bách khoa nổi tiếng Encyclopedia Britannica thông qua điện thoại di động

2838371780100984874S200x200Q85.jpg

Người phát ngôn của SK Telecom cho biết: "Dù người dùng sử dụng từ khoá tìm kiếm bằng tiếng Anh hay tiếng Hàn Quốc họ cũng đều nhận được kết quả như mong muốn. Dữ liệu sẽ được hiển thị cả bằng văn bản và hình ảnh".

Giá dịch vụ truy cập từ điển bách khoa Britannica vào khoảng 100-150 won/phút (khoảng 11-16 US cent/phút).

Dịch vụ mới là một phần trong chiến lược xâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường tìm kiếm di động của SK Telecom. Đây là một thị trường có tốc độ phát triển rất mạnh và được coi là ứng dụng chủ chốt của mạng Internet không dây.

Tháng 9 năm ngoái SK Telecom cho biết hãng đã liên kết với Google để phát triển công cụ tìm kiếm thế hệ kế tiếp cho ĐTDĐ.


HD - (AFP)
 
Nokia ra mắt N73 ‘Bố già’ và 8800 Sirocco bằng vàng

Đầu tuần này, Nokia tiết lộ sẽ bán phiên bản N73 Godfather tại một số nước châu Âu để kỷ niệm 35 năm bộ phim này của đạo diễn Francis Ford Coppola. Bên cạnh đó, họ cũng chào hàng phiêm bản 8800 Sirocco bằng vàng 18-carat.

n2.jpg


Phiên bản Nokia N73 đặc biệt dành để kỷ niệm 35 năm bộ phim Bố Già bất hủ của đạo diễn Francis Ford Coppola. Điện thoại đi kèm một thẻ nhớ miniSD 256 MB với trọn bộ phim này để người dùng có thể xem qua màn hình của máy. Đặc biệt hơn, Nokia có đội ngũ marketing sẵn sàng ghi lại những yêu cầu về phim ảnh của người dùng để phát triển mô hình này cho những phiên bản N-serie sau.

Tuy nhiên, N73 Bố Già lại không được bán tại châu Á mà chỉ có tại Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Latvia, Norway, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và một vài nước châu Mỹ Latin khác.

n1.jpg

Nokia 8800 Sirocco bằng vàng. Ảnh: Cnet.


Bù lại trong thời gian tới bạn sẽ có thể chiêm ngưỡng và sở hữu Nokia 8800 Sirocco bằng vàng 18 – carat. Nokia 8800 Sirocco hỗ trợ 3 băng tần GSM, máy ảnh 2 Megapixel sau lưng và máy hỗ trợ Bluetooth. Giá một máy là 1.201 USD.



Theo SH
 
nhìn long lanh nhỉ ? nhưng thật sự không mê mấy con này lắm, dành cho doanh nhân thích mẫu đẹp mà đơn giản thì được .. :D
 
Thật hư Dual sim Trung Quốc?

Sau cơn sốt ghép sim (ghép 2 số vào 1 sim để dùng được 2 số điện thoại trên cùng 1 máy) hay supersim (sim tiện ích với danh bạ điện thoại lưu được 750 số) ra đời cách đây chừng 2 năm từng khiến cho nhiều khách hàng quan tâm, nay đến lượt một số mẫu điện thoại Trung Quốc tích hợp 2 khe cắm sim cùng lúc vừa có mặt tại thị trường Việt Nam cũng bắt đầu gây nhiều chú ý. Lẽ tất nhiên là Café.net của Xã hội Thông tin cũng không kém phần rôm rả từ ý kiến của rất nhiều anh em hay "đóng đô" ở các quán cafe wifi.

Háo hức Dual sim

Nick Buidoi (Mai Thanh Phong, sinh viên ĐH Mở Bán công TP HCM): Anh em nào đã dùng qua chiếc máy Dual sim vừa ra mắt cho anh em thông tin đi. Kiểu dáng thế nào? Nhất là tính năng dùng được 2 sim cùng 1 lúc đó. Có như lời đồn đại không vậy. Hồi hợp quá nè.

11386.JPG


Nick 1001chodom (Lưu Huy, công ty quảng cáo An Việt): Nghe bảo là bây giờ không cần phải "2 tay 2 súng" nữa đúng không. Dual sim có phải giống như ghép sim trước đây không? Các chức năng thế nào.

11386b.JPG


Nick vinhjupiter (Thành Vinh, doanh nhân ngành trang trí nội thất xây dựng): Nghe anh em giới thiệu, mình cũng vừa mới tậu được một chú, trong cũng được được. Sẽ dùng thử và post thông tin review cho anh em biết mặt. Anh em nào đã dùng qua rồi thì cứ post thông tin cho mọi người "tham quan" chút xíu.

Không phải là Dual sim mà là...

Thanhtrung (kinh doanh điện thoại): Thấy anh em hào hứng quá, mình xin "mạo muội" đưa ra vài thông tin mới nhất về Dual sim đây (Cậu em du học ở Bắc Kinh vừa gửi tặng). Thật ra, đây không phải là dùng sim ghép mà là điện thoại được tích hợp sẵn cùng lúc 2 thẻ cắm sim khác nhau. Khi cho 2 sim vào máy và khởi động, giao diện máy cũng thể hiện cả 2 sim. Khi bạn kích hoạt sim này thì sim kia sẽ ẩn nhưng vẫn hoạt động để nhận cuộc gọi.

Như vậy, các bác có thể nhận được cả 2 cuộc gọi vào 2 số sim khác nhau cùng lúc. Tất nhiên, bạn có quyền chọn bất kỳ cuộc gọi nào ưa thích để nghe trước. Hoặc khi có cuộc gọi vào sim này mà có cuộc gọi tiếp vào sim kia, bạn có quyền chọn chế độ dừng (bấm phím tắt cuộc gọi) ở sim này để nghe cuộc gọi của sim kia, sau đấy tiếp tục (bấm phím nghe) nghe lại số vừa nghe. Thế là chỉ cần 1 tay nhưng lại có đến 2 súng tiện lợi.

Thêm thông tin về loại điện thoại này nữa nè: Kiểu dáng máy cũng tương đối vừa tầm tay, nhẹ. Khá giống thiết kế E50 của Nokia. Máy hỗ trợ tiếng Việt, màn hình màu, máy chụp hình 1,3M, nghe nhạc MP3 với loa ngoài to rõ. Thẻ ngoài 256MB kèm theo máy, pin dùng được 2 ngày và giá cả cũng mềm, tầm khoảng 2,4 triệu đồng. Các bác có thể mua tại một số cửa hàng điện thoại di động lớn tại TP HCM. Hàng được bảo hành 6 tháng đấy. Anh Hải Tuấn, nick hoachuoido (thiết kế công ty Hoa Cát).

Đơn giản dễ dùng

Maiyeuem (Phan Trần Phú, dược sĩ): Còn hoạt động thế nào vậy mấy anh em, có đơn giản dễ dùng không. Lúc trước mình dùng sim ghép, thấy cũng được nhưng hơi bất tiện. Máy dùng 2 sim này có thường gặp trục trặc gì không? Cho mình biết thêm thông tin để chọn 1 chú với.

Vinhjupiter: Sau mấy ngày dọc phá, mình đã tổng hợp được một vài "tình tiết" mới về Dual sim rồi. Bác nào có nhã ý thì mời xem nhé: Hoạt động máy khá đơn giản vì đã có giao diện tiếng Việt hướng dẫn chi tiết, hầu như không có khác biệt gì với máy 1 khe cắm sim cả. Nhưng thay vì khi bạn dùng sim này còn sim kia trong tình trạng "tút tút" thì máy này giúp bạn nhận đồng thời cả 2 cuộc gọi khác nhau vào cùng thời điểm. Tuy nhiên máy xử lý các dữ liệu khá chậm. Ví dụ thời gian mở từ chương trình này qua chương trình kia không bằng máy của những nhà sản xuất tên tuổi. Giao diện tiếng Việt khá đơn giản, không mấy bắt mắt, nếu không nói là quá xấu.

Chất lượng phải chờ thời gian khẳng định

Nick langthangdaydo (Nguyễn Thiên Long, hướng dẫn viên du lịch): Đúng là mọi xử lý trên máy đều khá chậm. Mình đang lo lắng là thời gian sau nữa có bị đứng máy luôn không. Và nếu cài nhiều nhạc, game vào thẻ nhớ, liệu có ảnh hưởng gì đến hệ điều hành. Sóng tốt nhưng pin thì chỉ ở mức trung bình, khá bất tiện cho những ai nghe gọi nhiều. Do tích hợp 2 khe cắm sim nên máy có bề rộng lớn và không thuộc hàng mỏng gọn. Có vẻ hợp với cánh mày râu hơn. Còn lại thì mọi thứ khá ổn, thích hợp, tiện lợi cho những ai có nhu cầu giải quyết công việc nhiều. Chẳng hạn như bác Vinhjupiter vốn thích dùng nhiều sim. Sim cho công việc, sim cho gia đình.

Nick Vinhjupiter: Mấy anh bạn của tôi cũng đang hỏi thăm tin tức để mua máy. Theo tôi, điều đáng ngại nữa là thiết bị không có tên tuổi nhà sản xuất (máy không ghi tên nhà sản xuất mà chỉ thấy ghi GSM), chất lượng chưa biết thế nào. Chỉ bảo hành có 6 tháng, linh phụ kiện thay thế có đầy đủ không. Nhưng với giá tầm 2,4 triệu được đánh giá là tương đối "dễ chịu" với người tiêu dùng. Nhất là những doanh nhân hay người nhiều việc bận rộn. Do vậy, nhiều người không đắn đo lắm khi chọn mua nếu có nhu cầu dùng nhiều sim.

Thienlongbatquai (Trần Anh Phương, sinh viên CNTT, ĐH Bách Khoa): Nếu chất lượng máy tốt, thời lượng pin được nâng cấp thêm, thiết kế mỏng gọn cũng như cải tiến giao diện thì chắc hẳn điện thoại 2 sim sẽ là xu hướng phát triển điện thoại di động của năm 2007 này. Vì nhu cầu dùng nhiều sim số để liên lạc đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy chỉ mới xuất hiện chừng nửa tháng nhưng doanh số bán máy tại 1 số của hàng cũng sôi nổi lắm. Khách hàng bao giờ cũng thích cái gì đấy mới lạ mà.

Kết của café.net: So với việc dùng sim ghép có nhiều bất tiện (sau thời gian dùng thì 2 sim bung ra, chỉ dùng được 1 trong 2 số và không cho vào được các máy PPC vì khá dày), Dual sim tạo được nhiều thuận lợi cho người dùng ở việc có thể bỏ cả 2 sim vào máy, nghe cùng lúc 2 cuộc gọi hoặc chỉ dùng 1 sim như các loại máy thông thường. Đây là xu hướng mới và có nhiều cơ hội phát triển đáp ứng lượng lớn các thuê bao muốn có nhiều số điện thoại khác nhau mà không phải vác quá nhiều máy đi cùng.

Tạp chí Xã hội Thông tin
 
MOBIFONE khuyến nghị khách hàng về các tin nhắn giả mạo

Các đối tượng chuyên giả mạo tin nhắn nhắm vào sự hiếu kỳ và lòng tin của khách hàng mà trục lợi. Hình thức tin nhắn giả mạo cũng liên tục được làm mới và cập nhật theo thông tin của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động .

Mới đây nhất, các hacker đã sử dụng tin mừng 14 năm thành lập MobiFone để giả mạo và lợi dụng khách hàng.

Đa dạng các kiểu tin nhắn giả mạo

"Chúc mừng bạn đã trúng thưởng 100.000đ. Hãy nhắn tin theo cấu trúc NAP 100K và gửi đến 87xx để nhận phần thưởng" đây là một trong những tin nhắn giả mạo điển hình để trục lợi từ khách hàng. Mẫu tin nhắn thông thường là thông báo một tin vui, một số tiền thưởng hoặc khuyến mại nhất định nào đó và đề nghị khách hàng nhắn tin theo cú pháp hướng dẫn sẵn gửi đi để được nhận phần quà.

Có khi tin nhắn được hướng dẫn là gửi về tổng đài 8xxx nào đó, hoặc gửi lan truyền cho nhau. Thậm chí một số đối tượng còn lạm dụng cả tên các chương trình khuyến mãi hiện hành của các nhà mạng để "chế biến" thành tin nhắn giả mạo trục lợi khách hàng. "Chiêu lừa" phổ biến nhất là "nhân dịp..". Mới đây, các thuê bao của MobiFone đã liên tục nhận được tin nhắn giả mạo với nội dung "Chuc mung ban!Ban da trung 1phan qua tri gia 200.000VND nhan dip ki niem 14 nam ngay thanhlap MOBIFONE.de nhan,hay soan tin: NAP 14NAM roi gui 2lan den 8733"

Cảnh giác với các tin nhắn "trên trời rơi xuống"

MobiFone đã nhiều lần khuyến nghị với khách hàng, khi nhận các tin nhắn có nội dung tương tự như trên, trước hết, khách hàng nên liên hệ với nhà cung cấp mạng để kiểm tra thông tin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do hiếu kỳ, không ít khách hàng đã trở thành nạn nhân của trò giả mạo này. Khi gửi tin theo cú pháp trên, khách hàng sẽ phát sinh cước sử dụng dịch vụ đến 8xxx, cước có thể lên đến 15.000 đồng/tin nhắn. Trường hợp ít nhất thì khách hàng cũng tổn thất tiền tin nhắn nội mạng hoặc liên mạng khi gửi tin lan truyền cho nhau.

Mất cước có thể chỉ là một vấn đề nhỏ, vấn đề tai hại hơn mà trò giả mạo này gây ra là sự hoang mang của khách hàng vào các chương trình khuyến mại của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động . Do lợi dung danh nghĩa của các nhà cung cấp này, các đối tượng hacker đã vô hình chung khiến khách hàng tin rằng đang tham gia một chương trình khuyến mãi rất đặc biệt và hấp dẫn của nhà cung cấp dịch vụ tổ chức. "Tiền mất, tật mang" vừa mất cước, vừa chuốc thêm sự bực mình. Chính vì vậy, khách hàng nên cảnh giác với các tin nhắn có nội dung tương tự như trên.

Hợp tác với MOBIFONE để ngăn chặn tin nhắn giả mạo

Từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ, MobiFone đã tìm mọi cách bảo vệ quyền lợi khách hàng của mình khỏi những trò đùa tai quái này bằng cách liên tục khuyến cáo, khuyến nghị khách hàng về các hình thức giả mạo tin nhắn trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, khi phát hiện ra các hiện tượng giả mạo tin nhắn, MobiFone ngay lập tức khẩn trương phối hợp với các bên liên quan để tìm cách ngăn chặn hoặc xoá các user, các nickname đang phát tán tin nhắn giả mạo. Trên trang chủ www.mobifone.com.vn, thường trực có khuyến cáo này để truyền tải đến khách hàng. Tuy nhiên, để việc ngăn chặn các hành vi giả mạo qua tin nhắn được hiệu quả hơn, MobiFone mong muốn và kêu gọi sự hợp tác của khách hàng trong việc đề cao cảnh giác, không lan truyền tin và cung cấp cho MobiFone khi có các tin nhắn giả mạo qua tổng đài 18001090.

Có được sự hợp tác tích cực từ khách hàng, không còn cơ hội cho các đối tượng chuyên giả mạo tin nhắn trục lợi, và hơn thế nữa, quyền lợi của khách hàng được bảo đảm cùng lòng tin vào nhà cung cấp dịch vụ.

Mobifone.com.vn
 
VMS-MOBIFONE: kỷ niệm 14 năm thành lập

Ngày 16/4/2007, MobiFone đã kỷ niệm 14 năm hoạt động. Năm 1993, khi điện thoại cố định còn là một hình thức liên lạc phổ biến duy nhất thì MobiFone đã tạo ra một bước ngoặt với việc trở thành nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam.

News_mobi1.jpg


Những cuộc gọi đầu tiên trong năm 1993 từ mạng di động MobiFone đã đánh dấu cho một sự khởi đầu mới: một phương tiện, một hình thức liên lạc mới, tiện lợi hơn, nhanh chóng hơn. Khởi sự kinh doanh chỉ với 2 tổng đài MSC, đến nay, MobiFone đã xây dựng được mạng lưới với 14 tổng đài chuyển mạch (MSC), 86 trạm gốc (BSC ) và hơn 2.500 trạm thu phát sóng (BTS) trên toàn quốc, phủ sóng đến các huyện lỵ thuộc 64 tỉnh thành.

Hệ thống tổng đài phục vụ khách hàng cũng đã được mở rộng và cũng là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên áp dụng hình thức thuê ngoài để chuyên nghiệp hoá đội ngũ tư vấn viên, giao dịch viên, bảo đảm kết nối 24/24h với khách hàng theo đúng tiêu chuẩn 8 cam kết phục vụ khách hàng trên toàn quốc.

Các hình thức thanh toán cước phí cũng được đa dạng hoá liên tục để giản tiện việc thanh toán cước phí dịch vụ cho khách hàng. Từ chỗ phải ra cửa hàng, điểm giao dịch để đóng cước, hiện nay, Khách hàng có thể sử dụng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán tại nhà, thanh toán qua ATM... Các hình thức nạp tiền tài khoản cũng phong phú và phát triển với phương thức nạp tiền nhiều mệnh giá không cần dùng thẻ của MobiEZ, hay mua mã thẻ trả trước.

Năm 2007, MobiFone đang thực hiện kế hoạch mở rộng vùng phủ sóng toàn quốc với 2.000 trạm thu phát sóng mới để bảo đảm chất lượng cuộc gọi ở mức cao với tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công >=96%. Đồng thời, các dịch vụ tiện ích mới như SimToolKit 128K, Mobile Email, Push To Talk cũng đang được MobiFone chuẩn bị cung cấp cho khách hàng trong thời gian tới.

Theo Mobifone
 
Hàn Quốc: Xem bách khoa toàn thư bằng ĐTDĐ

Hàng triệu thuê bao di động tại xứ sở kim chi sẽ có thể truy cập Từ điển Bách khoa toàn thư ngay từ điện thoại kể từ hôm nay, mạng di động SK Telecom tuyên bố.

images1287726_sk-telecom170407.jpg

Nguồn: AFP

Mạng di động lớn nhất Hàn Quốc cho biết 20 triệu thuê bao của hãng sẽ có thể tra vấn thông tin từ Từ điển trong khoảng thời gian "gần như tức thì". Người dùng có thể nhập từ khóa bằng cả tiếng Hàn lẫn tiếng Anh.

Câu trả lời mà họ nhận được sẽ bao gồm cả văn bản lẫn hình ảnh (nếu có), đại diện SK Telecom cho biết. Dịch vụ mới có mức cước tương đối rẻ, chỉ khoảng 100 - 150 won (11 - 16 cent)/phút.

"Đây là một phần trong nỗ lực chinh phục thị trường tìm kiếm điện thoại di động đầy hứa hẹn của chúng tôi", SK tuyên bố. "Tìm kiếm di động luôn là ứng dụng chủ chốt của mạng Internet không dây".

Tháng 9 năm ngoái, SK Telecom đã bắt tay cùng với Google, công cụ tìm kiếm số một thế giới để phát triển một công cụ tìm kiếm thế hệ mới dành riêng cho chiếc "alô".

Trọng Cầm (Theo AFP)
 
Một nửa ĐTDĐ của thế giới là... "made in China"!

Trung Quốc không chỉ gây ấn tượng với con số thống kê người dân thuê bao các mạng di động nước này - số khách hàng của China Mobile lớn hơn tổng dân số Mỹ - mà còn khiến mọi người kinh ngạc với số lượng máy điện thoại di động được sản xuất tại đây.

images1287904_mob.jpg


Một sản phẩm ĐTDĐ được SX ở Trung Quốc


Theo một báo cáo nghiên cứu thị trường gần đây, Trung Quốc là nước sản xuất ĐTDĐ lớn nhất thế giới, trong năm 2006, gần một nửa (46,9%) số di động được bán ra trên toàn thế giới được đóng mác “made in China”. Ngoài số điện thoại được sản xuất trong nước, đã có khoảng 103 triệu máy di động được bán trên thị trường nội địa, trong khi 252,2 triệu máy khác được xuất khẩu.

Các thành phố như Thâm Quyến, Thiên Tân, Bắc Kinh hay Tô Châu đã trở thành những trung tâm sản xuất thiết bị cầm tay quan trọng. Gần đây, một số hãng sản xuất lớn hơn cũng đã bắt đầu chuyển hướng chú ý sang Ấn Độ và hiện đang tìm cách đưa hệ thống sản xuất của mình sang đó.

Nhưng xét về cơ sở hạ tầng và các nguồn lực con người thì Ấn Độ không thể bì được với Trung Quốc, chính vì thế mà hầu hết các công ty điện thoại vẫn ưa chuộng thị trường này hơn. Cứ theo đà này, khả năng thay thế vị trí “độc tôn” của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động sẽ là rất mong manh đối với Ấn Độ.

Chúng ta cũng biết rằng, hầu hết các hãng sản xuất thiết bị cầm tay có danh tiếng đều thuộc châu Á, và các công ty của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, cả Trung Quốc đều sở hữu rất ít các sản phẩm có tính đột phá hay những cải tiến có khả năng đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp này.

Nếu như trước đây, khái niệm “made in China” đồng nghĩa với sản phẩm rẻ có chất lượng thấp, đối với điện thoại di động thì là những sản phẩm nhái nhãn mác của các hãng hàng đầu, thì thực sự không phải như vậy. Bên cạnh sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất, bản báo cáo còn cho biết đã có khoảng 970 triệu sản phẩm được xuất xưởng trong suốt năm ngoái, 90,72% trong số đó thuộc về 9 hãng sản xuất hàng đầu thế giới.

(Theo VTC /SoftpediaNews)
 
Di động hóa Internet

Thị trường viễn thông Việt Nam ngày càng “nóng” lên với sự cạnh tranh gay gắt giữa 6 nhà cung cấp dịch vụ di động là VinaPhone, MobiFone, Viettel Mobile, S-Fone, EVN Telecom và HT Mobile. Trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần này, xem ra người tiêu dùng chính là người được hưởng lợi nhiều nhất.

images1276720_s-phone.jpg


Một trung tâm dịch vụ khách hàng của S-Fone.

Tuy nhiên, các chuyên gia viễn thông nhận định, theo đuổi cuộc đua giành thị phần bằng cách tăng lượng thuê bao không phải là một chiến lược phát triển lâu dài và bền vững. Thay vào đó, các mạng nên đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Mở đường bằng công nghệ

Cuối năm 2006, sau quá trình nâng cấp hệ thống lên EV-DO tại 5 thành phố lớn S-Fone đã trở thành mạng di động đầu tiên tại Việt Nam giới thiệu các dịch vụ giá trị gia tăng 3G đến người tiêu dùng như dịch vụ Live TV – xem truyền hình trực tuyến, VOD/MOD – xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu, và Internet Di Động. Trong đó, dịch vụ Internet Di Động cho phép các thuê bao 095 kết nối Internet cho máy tính và laptop thông qua điện thoại di động có hòa mạng S-Fone mọi lúc mọi nơi.

Ngay sau đó, EVN Telecom cũng đưa vào sử dụng dịch vụ EV-DO, dịch vụ này cho phép khách hàng được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng, hỗ trợ download tốc độ cao... HT Mobile cũng tỏ ra không thua kém khi tung ra gói cước B-Data cho phép các thuê bao truyền dữ liệu dung lượng lớn với tốc độ cao tương đương tốc độ truy cập Internet của dịch vụ ADSL.

Đầu năm 2007, S-Fone chính thức giới thiệu hai gói cước truyền dữ liệu mới là Data Basic và Data Option, dành cho dịch vụ Internet Di Động – dịch vụ mang tính di động cao, tốc độ truy cập nhanh thông qua thiết bị đầu cuối USB/PCMCIA vào đầu tháng 4 vừa qua. Hai gói cước này được xem là đã mở ra một xu hướng tiêu dùng mới cho các thuê bao di động Việt Nam.

Đẩy mạnh tiện ích di động

Hai gói cước mới của S-Fone cho phép các thuê bao truy cập Internet bằng laptop hoặc máy tính để bàn thông qua các thiết bị như USB/ PCMCIA. Với các thiết bị như USB (thiết bị USB Cmotech CCU-550 hiện đang được phân phối bởi nhà phân phối FPT Mobile và bán lẻ tại các cửa hàng, Đại lý của S-Fone trên toàn quốc) hoặc PCMCIA nhỏ, gọn cắm vào laptop hay máy tính để bàn, các thuê bao có thể lướt net bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu có sóng S-Fone với tốc độ kết nối Internet đạt tối đa hơn 2,4Mbps .

S-Fone có lợi thế hơn khi đã chính thức triển khai các ứng dụng EV-DO tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ (trong khi EVN Telecom chỉ có ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM; và HT Mobile có tại Hà Nội và TP.HCM). Ngoài ưu thế về vùng phủ sóng EV-DO, S-Fone cũng được đánh giá là mạng có chính sách cước linh hoạt và có lợi nhất cho người dung dịch vụ Internet Di Động, đặc biệt là gói cước Data Option với nhiều mức giá khác nhau cho phép các thuê bao thoải mái lựa chọn tuỳ theo nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Kể từ khi xuất hiện trên thị trường, dịch vụ Internet Di Động triển khai trên nền công nghệ CDMA 1x và CDMA 2000 1x – EVDO đã đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ viễn thông di động. Hiện nay, Internet Di Động đang trở thành xu hướng tất yếu với giới kinh doanh bởi những lợi ích từ tính “di động” mang lại như: tiết kiệm thời gian, chi phí và đổi mới cách thức làm việc...

Giờ đây, những người quen làm việc với Internet và có nhu cầu tiếp cận Internet cho công việc hàng ngày đã tìm được thêm một giải pháp hữu hiệu cho “cuộc sống di động” đang ngày một thịnh hành ở Việt Nam.

An Nhi
 
Nhật: Doanh thu quảng cáo di động bùng nổ

Số lượng quảng cáo trên điện thoại di động tại xứ sở Hoa anh đào sẽ tăng gấp 3 lần từ nay đến năm 2011, qua mặt cả tốc độ tăng trưởng vũ bão của quảng cáo trực tuyến.

images1288178_japan.jpg


Nguồn: AFP
Nguồn ngân sách rót cho quảng cáo di động được dự đoán sẽ đạt đến 128,4 tỷ yên, tương đương 1,1 tỷ USD sau 4 năm nữa. Đây quả là một tốc độ tăng trưởng vượt bậc, nếu nhớ rằng năm ngoái thị trường này mới chỉ thu hút khoảng 39 tỷ yên mà thôi.

Cũng trong khoảng thời gian ấy, thị trường quảng cáo trực tuyến tại Nhật Bản sẽ tăng từ 231 tỷ yên lên 400 tỷ yên, hãng quảng cáo Dentsu hàng đầu Nhật Bản cho biết. Theo Dentsu, sở dĩ thị trường quảng cáo di động bùng nổ là do hồi năm ngoái, các mạng viễn thông nước này đã rót tiền trang bị cho điện thoại khả năng tìm kiếm bằng từ khóa.

Với tính năng này, nhà quảng cáo sẽ có thể đăng tải đường link bên cạnh những kết quả tìm kiếm, một mô hình đặc biệt hiệu quả mà Gã khổng lồ tìm kiếm Google đã đi tiên phong và kiếm được bộn tiền.

Nhật Bản hiện có hơn 100 triệu thuê bao di động trên tổng dân số 127,7 triệu người. Đây cũng là một trong những thị trường "sành điệu" về công nghệ nhất thế giới, khi có tới hơn 2/3 số thuê bao di động đang sử dụng mạng 3G tốc độ cao.

Các mẫu điện thoại đa tính năng, không chỉ lướt được Web mà còn thay thế ví điện tử, nhận dạng vân tay và khuôn mặt cũng đang được bày bán nhan nhản trên thị trường.

Trọng Cầm (Theo AFP)
 
Nokia nhãn hiệu đứng đầu tại VN về điện tử, CNTT, VT

Tập đoàn nghiên cứu thị trường GfK Asia vừa công bố 18 “Nhãn hiệu đứng đầu” cho các sản phẩm điện tử, điện gia dụng, công nghệ thông tin, điện thoại di động được tiêu thụ mạnh nhất.

images1288194_sa.jpg


Sự kiện này diễn ra đồng thời khi GFK tại các nước trong khu vực châu Á công bố chương trình này.

GfK Asia đánh giá sản phẩm dựa trên tiêu chí số lượng sản phẩm bán đến tay người tiêu dùng năm 2006. Theo kết quả, Nokia tiếp tục dẫn đầu thị trường điện thoại di động, Compaq thống lĩnh thị trường máy tính để bàn, Acer với danh hiệu máy tính xách tay, Samsung dẫn đầu thị trường tivi và màn hình LCD...

18 “Nhãn hiệu đứng đầu” trong năm qua gồm:

1. Nokia: Điện thoại di động
2. COMPAQ: Máy tính để bàn
3. ACER: Máy tính xách tay
4. HP: Máy in
5. SAMSUNG: Màn hình máy tính LCD
6. LG: Máy lạnh
7. SANYO: Tủ lạnh
8. PANASONIC: Máy hút bụi
9. SANYO: Máy giặt
10. SONY: Máy quay kỹ thuật số
11. LG: Đầu đĩa hình DVD
13. PANASONIC: Tivi Plasma
14. PHILIPS: Máy xay sinh tố
15. PHILIPS: Bàn là
16. SANYO: Lò vi sóng
17. SHARP: Nồi cơm điện
18. SONY: Dàn máy

(Theo TTO)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top