• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

CÁC TIN TỨC THỜI SỰ HÀNG NGÀY NGOÀI XÃ HỘI!!!

Status
Không mở trả lời sau này.
Không trả lương, 600 công nhân nghỉ việc

Trong các ngày 11 và 12/11, hàng trăm công nhân Công ty may Đại Cát Tường, thuộc Khu công nghiệp Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã nghỉ việc, kéo đến công ty đòi tiền lương.


Đã 3 tháng nay, 600 công nhân ở đây không được trả lương và nhiều người không được đóng Bảo hiểm xã hội. Lãnh đạo công ty Đại Cát Tường liên tục hẹn trả lương cho công nhân nhưng lần lữa hết ngày này sang ngày khác.



Với mức lương bình quân 1.200.000đ/người/tháng nhưng đòi mãi Công ty chỉ ứng cho một số người 150.000đ-200.000đ. Nhiều công nhân không đủ tiền trả cho nhà trọ, tiền ăn đành phải quay về quê.



Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, Liên đoàn lao động tỉnh và các cơ quan liên quan đang đề nghị Công ty thực hiện việc trả lương cho công nhân đúng hạn như đã cam kết.
 
Chiều ngày 14/11, Cục quản lý giá - Bộ Tài chính đã chấp thuận phương án giảm giá bán lẻ xăng, dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối. Theo đó, giá xăng dầu giảm bình quân 1.000 đồng/lít.mừng quá....:D
 
Triều cường lớn nhất tại TP.HCM trong 49 năm qua: Ngập 99 tuyến đường

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão TP.HCM ngày 14.11 cho biết: Đỉnh triều lịch sử trong vòng 49 năm qua (kể từ năm 1960) trên sông Sài Gòn tại trạm Phú An (Q.2, TP.HCM) đã xuất hiện vào chiều 13.11 là 1,54m (lúc 17 giờ), vượt mức báo động cấp III 0,04m.

Chiều hôm qua (14.11), đỉnh triều cũng rất cao, khoảng 1,52m (lúc 18 giờ), vẫn trên mức báo động cấp III. Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đỉnh triều chỉ xuống dưới mức báo động cấp III từ sáng ngày 15.11 trở đi. Cụ thể ngày 15.11 là 1,44m (lúc 5h30) và 1,48m (19 giờ); ngày 16.11 là 1,41m (6h30) và 1,42m (20 giờ); ngày 17.11 là 1,38m (7h30) và 1,32m (21 giờ).

Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão TP.HCM, triều cường đã gây ngập 99 tuyến đường giao thông, ảnh hưởng đến đi lại và sinh hoạt của nhân dân ở các quận - huyện như: quận 1 (10 tuyến), Q.2 (5 tuyến), quận 4 (6 tuyến), Q.5 (8 tuyến), Q.6 (29 tuyến), Q.7 (6 tuyến), Q.8 (8 tuyến), Q.Bình Thạnh (12 tuyến), Q.Bình Tân (2 tuyến), Q.Phú Nhuận (2 tuyến), Q.Thủ Đức (6 tuyến) và huyện Nhà Bè (5 tuyến). Tính đến sáng 14.11, đợt triều cường ngày 13 và 14.11 đã ảnh hưởng đến 6 quận - huyện (gồm quận 12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh) khiến 10 đoạn bờ bao bị bể (dài 54m) làm ngập 107 ha và tràn 18 đoạn bờ bao (dài 1.866m). Các địa phương đã tập trung giải quyết sự cố, gia cố và cơi đắp các đoạn bờ bao bị bể và tràn bờ cơ bản xong trong ngày 13.11 và tiếp tục khắc phục trong ngày 14.11.

Do triều cường vẫn còn ở mức cao trong vài ngày tới, có thể xảy ra mưa cùng thời điểm với triều cường, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão thành phố ngày 14.11 đã đề nghị các sở - ngành, địa phương, đơn vị, đặc biệt là các quận: 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi huy động và bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư (cừ tràm, phên tre, bao tải cát...) khắc phục nhanh các sự cố tràn bờ, bể bờ bao, tập trung gia cố, cơi nới các đoạn bờ bao yếu phát sinh sau đợt triều cường, xử lý kịp thời nhằm không để xảy ra sự cố mới. Công ty quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi khẩn trương bơm chống úng tại khu phố 4, phường Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức và tổ 19 khu phố 3B phường Thạnh Lộc Q.12; Công ty thoát nước đô thị bơm chống úng tại tổ 20, 21, 22 thuộc khu phố 2, phường 28, Q.Bình Thạnh.
 
Méo mặt giờ nghỉ học trưa

Nhiều trường không đủ cơ sở vật chất để tổ chức bán trú, trong khi học sinh phải học 2 buổi/ngày. Tình trạng này khiến cả học sinh và phụ huynh đều khổ. Không ít học sinh phải "lang thang" ngoài cổng trường với khao khát... buổi học chiều nhanh đến.

Vì không đủ cơ sở vật chất nên Trường THCS Đoàn Thị Điểm không thể tổ chức lớp bán trú cho học sinh khối lớp 9. Do vậy, phụ huynh có con em học lớp 9 phải ngày 2 buổi đưa con đến trường. Và nhiều phụ huynh đã gặp không ít khó khăn.

Chị Huỳnh Mai Hoàng, nhà ở quận 10, kể về một ngày đưa đón con đi học: 6h sáng đưa con đến trường và đi làm. Dù công việc có bận rộn thế nào thì cũng phải đi đón con lúc 11h15. Hai mẹ con ăn vội vàng hộp cơm trưa và tranh thủ ngả lưng. Khoảng 13h, hai mẹ con lại lên đường. Và 4h30 chiều chị lại phải tất tả đi đón con.

Chị Hoàng than: "Ngày nào cũng như ngày nào. Mới có 3 tháng đưa đón con đi học mà tôi đã rất mệt mỏi. Công việc cơ quan cũng bị ảnh hưởng. Từ khi con vào học tới nay, tôi đã 3 lần bị sếp nhắc nhở vì công việc chưa giải quyết xong mà bỏ đi ra ngoài. Nhưng tôi không thể không đi đón con và cũng chưa tìm ra giải pháp nào hợp lý để bớt nhọc nhằn hơn".

Hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Trung (Gò Vấp) đều đi làm ở Biên Hoà, Đồng Nai, nên việc đón con tan học vào lúc 10h30 là điều không thể. Vì thế, từ đầu năm học tới nay, anh chị phải tốn mỗi tháng 400.000 tiền xe ôm đưa đón và tốn thêm 1,2 triệu đồng/tháng để thuê người giúp việc. Anh Trung cho biết: "Năm nay cháu mới học lớp 6, nên chưa thể tự mình đi học. Nhà trường lại không tổ chức bán trú cho học sinh khối 6 nên tôi đành phải chọn phương án này".

Chị Tuyết, vợ anh Trung nói thêm: "Giao con cho cô giúp việc và bác xe ôm chúng tôi không thật sự yên tâm. Ngày nào cũng vậy, cứ đến giờ cháu tan học, tôi phải tốn một cuộc điện thoại để nhắc bác xe ôm. Sau đó gọi về nhà kiểm tra xem con trai đã về đến nhà an toàn chưa. Rồi đến 12h45, tôi lại phải gọi điện về nhà để nhắc cô giúp việc chuẩn bị cho cháu đến trường. Đi làm mà không cảm thấy an tâm về việc học của con chút nào".

Chị Nguyễn Thị Phái, có con học chung lớp với con anh Trung, cũng luôn hồi hộp khi con tan trường. Chị nói: "Hai vợ chồng tôi đều làm công nhân, giờ giấc phải răm rắp theo quy định. Chúng tôi biết không thể đưa đón con đi học ngày 2 buổi nên đã thuê nhà gần trường con. Nhưng vẫn không thể yên tâm, vì trường học nằm ở trục đường lớn (Quang Trung, Gò Vấp), nhà ở đối diện trường. Chỉ sợ con bất cẩn khi qua đường".

Với chị Phái, mong muốn lớn nhất bây giờ là con được học bán trú mặc dù phải đóng thêm nhiều tiền. Chị cho biết: "Đóng thêm bao nhiêu cũng được, vợ chồng cố gắng tiết kiệm để con được an toàn. Ở trường học thì con chúng tôi được an toàn hơn. Không chỉ lo con sang đường bất cẩn mà tôi còn lo không biết buổi trưa con mình có ngoan ngoãn không, có bị người xấu dụ dỗ không...."

Theo giới thiệu của Hà Trâm, con gái chị Hoàng, chúng tôi gặp các bạn học của Trâm vì nhà xa nên phải "lang thang". HS Nguyễn Q.T. ước ao: "Em chỉ muốn được học một trường gần nhà, buổi trưa được về nhà ăn cơm, nghỉ ngơi để chiều có sức học tiếp. Chứ ngày nào cũng vậy thì mệt mỏi lắm".

Xong các tiết học buổi sáng, T. ra quán cơm gần trường ăn cơm và tìm chỗ nào đó để nghỉ ngơi chờ 13h30 vào học tiếp buổi chiều. T. nói: "Có hôm em ra nhà sách, có bữa thì ra nhà thờ gần đây ngồi cho mát, bữa thì em ngồi quán nước... Nhưng nói chung là không ở đâu bằng ở nhà cả. Và không buổi trưa nào em được nghỉ ngơi".

Theo T., trong lớp cũng có thêm nhiều bạn nhà ở xa như thế. Và có một số bạn học của T. chọn cách về ngủ ké nhà các bạn cùng lớp. Đầu năm học, T. cũng về nhà bạn nghỉ, nhưng "em thấy làm phiền bạn quá nên không về nhà bạn nữa".

Trưa 10/11, ghé ngang Trường Kim Đồng, chúng tôi bắt gặp cảnh hai mẹ con chị Trần Thị Kiểu đang ăn cơm hộp tại cổng trường. Chị nói: "Mấy hôm nay bà giúp việc về quê nên không ai chuẩn bị cơm trưa. Nếu chở con về nhà, chuẩn bị xong cơm trưa thì không kịp thời gian đi học buổi chiều. Vì thế, cả tuần nay hai mẹ con ăn cơm bụi. Ăn cơm xong, tôi chở con vào siêu thị gần đây, kiếm chỗ mát mát cho con ngồi nghỉ ngơi".

"Mong muốn lớn nhất của tôi lúc này là nhà trường có chỗ bán trú. Để con ở lại trong trường sẽ đỡ vất vả hơn. Trưa nắng mà phải ra đường, nhìn các cháu mồ hôi nhễ nhại, thương lắm!", chị Kiểu nói.

HS T.N.T.Nguyên, HS Tiểu học Đ.T.H là khách quen của quán Bò Bittet bên hông trường. Chị Hà Thị Duyên, chủ quán cho biết: "Từ đầu năm học tới nay, ngày nào cháu cũng tới ăn trưa và nghỉ tại quán. Ba mẹ cháu dặn chúng tôi là cứ bán cho cháu món gì mà cháu thích, chiều ba mẹ ghé trả tiền. Nhưng nhiều hôm thấy cháu vì mệt mỏi nên biếng ăn, tôi cũng thấy tội nghiệp”.

Theo chị Duyên, thỉnh thoảng cũng có vài học sinh ghé quán để ăn tạm bữa trưa và ngồi chờ cho đến giờ học buổi chiều. Nhưng Nguyên là khách hàng “thân thiết” của quán. Chị nói: "Nhìn các cháu lang thang ngoài đường suốt buổi trưa, tôi thấy không an tâm. Vì thế, tôi thường ngồi trò chuyện với các cháu hoặc giúp các cháu vệ sinh mặt mũi, tay chân trong khi chờ buổi học chiều".
 
Năm 2010 dạy ngoại ngữ theo chương trình mới

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt đề án “Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2010” với tổng kinh phí thực hiện là 9.378 tỉ đồng.


Theo đó, mục tiêu đặt ra là sẽ triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ thông.

Từ năm 2010 - 2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016; 100% vào năm 2018 - 2019; Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp cho khoảng 10% số lượng học sinh dạy nghề, TCCN vào năm học 2010 - 2011, 60% vào năm 2015 - 2016 và đạt 100% vào năm học 2019 - 2020; Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục ĐH (cả các cơ sở đào tạo chuyên ngữ và không chuyên ngữ) cho khoảng 10% số lượng sinh viên CĐ-ĐH vào năm học 2010 - 2011; 60% vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm 2019 - 2020.

Phấn đấu có 5% số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên vào năm 2015 và đạt 30% vào năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ GD-ĐT xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết, gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ biên soạn chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các cấp học.

Theo đó, học sinh tốt nghiệp THPT phải đảm bảo yêu cầu đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3. Quyết định nêu rõ: “Trong năm 2009, các tỉnh, thành phố hoàn thành việc xây dựng kế hoạch triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm của địa phương trong giai đoạn từ 2010 cho đến 2020. Đặc biệt khuyến khích các trường thuộc các thành phố lớn, đô thị, thị xã, thị trấn và các trường tiểu học đã thực hiện dạy theo chế độ 2 buổi/ngày tham gia chương trình ngay từ giai đoạn đầu. Các trường dạy nghề, TCCN, CĐ, ĐH không chuyên ngữ và chuyên ngữ hoàn thành kế hoạch triển khai việc dạy và học ngoại ngữ tăng cường của trường trong giai đoạn từ 2009 cho đến 2020. Trong năm 2009 - 2010 triển khai đào tạo theo các chương trình tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh ở bậc ĐH”.

Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng và ban hành khung trình độ năng lực ngoại ngữ cần xác định rõ yêu cầu về trình độ, năng lực nghe, nói, đọc, viết tương thích với các tiêu chí xác định 6 bậc do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu (KNLNN) đã ban hành, trong đó bậc 1 là bậc thấp nhất và bậc 6 là bậc cao nhất. Như vậy, tốt nghiệp tiểu học sẽ đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN.
 
Hiệu phó trường tiểu học tổ chức dạy bán trú “lậu”

Không ai biết các lớp học trên do ai quản lý và nơi nào cấp phép hoạt động. Nhiều phụ huynh cứ cho rằng đây là phân hiệu của trường tiểu học Trần Quốc Toản.

Gần hai trăm phụ huynh học sinh trường tiểu học đang đứng ngồi không yên chỉ vì con cháu họ đang theo học các lớp hai buổi có ở lại và ăn trưa tại trường tiểu học Trần Quốc Toản (đường Đồng Đen, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM) bổng dưng bị tuyên bố giải thể, chỉ còn học một buổi vào cuối tháng 11 này. Trong khi thời điểm hiện tại là hơn nữa học kỳ 1, tổ chức của các trường đã đi vào nề nếp, việc tìm chỗ học mới cho các cháu cũng không phải là điều dễ dàng.

Hàng ngày cứ vào khoảng từ 11h, hơn trăm học sinh khối lớp 5 của trường tiểu học Trần Quốc Toản (TQT) phải tập trung trong sân trường chờ thầy cô dẫn các em sang các căn nhà cách trường độ 50 mét, không hề có treo bảng hiệu chứng tỏ đây là các lớp học của trường. Các em qua đây để ăn cơm trưa và nghỉ ngơi, rồi chuẩn bị học buổi chiều tại đây. Đến hơn 12h30, gần trăm học sinh khối lớp 4 từ trong các căn nhà trên lại lũ lượt kéo nhau ra xếp hàng để đi vào trường học chiều.

Điều đáng nói là phòng ốc của hai điểm này quá chật hẹp, không đủ điều kiện học tập. Có phòng chỉ khoảng 16 m2 nhưng phải chứa tới 25 em. Việc dạy dỗ các em không được quan tâm trong buổi học này, bởi lẽ nó được khoán trắng cho một số giáo viên quản lý các em theo dạng giữ trẻ! Không khí của các phòng học này vô cùng tù túng, mặc dù các quạt máy trên tường đang hoạt động hết công suất.

Sự việc bắt đầu từ nhiều năm trước đây, khi ông Nguyễn Nghĩa Dũng còn là Hiệu phó của trường tiểu học Trần Quốc Toản (hiện ông là hiệu trưởng một trường tiểu học khác). Do điều kiện của trường không đủ phòng để tổ chức các lớp bán trú cho khối lớp 4 và 5, nên ông đã tổ chức một số lớp bán trú tại nhà số 116/12 Bầu Cát 1 và thuê thêm nhà 118 gần đó để mở lớp.

Thành phần được tham gia giảng dạy các lớp này là giáo viên chủ nhiệm của học sinh đang học tại trường TQT. Nhằm có đủ số học sinh sang học, ông Dũng đã nhờ các giáo viên này thông báo riêng đến cha mẹ các em có nhu cầu đăng ký đóng tiền theo học. Việc này đã làm cho phụ huynh lầm tưởng là do nhà trường đứng ra tổ chức nên đã không ngần ngại đem con đến gởi. Một phụ huynh lớp 4/4 cho biết muốn vào học các lớp bán trú này phải chịu tốn kém, nếu là học sinh khác tuyến thì giá từ 5 triệu đồng trở lên chưa chắc xin được... cần phải liên hệ với giáo viên chủ nhiệm vì bên các lớp bán trú này không công bố rộng rãi.

Không ai biết các lớp học trên do ai quản lý và nơi nào cấp phép hoạt động. Nhiều phụ huynh cứ cho rằng đây là phân hiệu của trường tiểu học Trần Quốc Toản. Bà Trần Thị Kiều Hải, Hiệu Trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản, giải thích: “Vì nhà trường không thể tổ chức được các lớp bán trú cho khối lớp 4 và lớp 5, nên các phụ huynh có nhu cầu tự động sang đó xin đăng ký học cho con em họ. Đây là hai điểm dạy thêm của một số giáo viên trường đã tồn tại từ nhiều năm nay. Trường chỉ nhắc nhở giáo viên không được o ép học sinh sang đó học mà phải bảo đảm sự tự nguyện của phụ huynh. Về hoạt động của hai điểm dạy thêm này, nhà trường không biết và cũng chưa đến kiểm tra bao giờ vì không có thẩm quyền. Việc dạy thêm của giáo viên, nhà trường không hề cấp phép”.

Nói về các lớp học thêm này, ông Nguyễn Nghĩa Dũng, trình bày: “Xuất phát từ nhu cầu thực tế của phụ huynh, có yêu cầu gởi con nên tôi đã mạnh dạn đứng ra hợp tác với các giáo viên nhận giữ trẻ từ nhiều năm nay. Về thủ tục thì loại hình này cho đến nay vẫn chưa được cấp phép. Tôi đã báo lại các giáo viên và phụ huynh sẽ ngưng hoạt động các lớp học này kể từ ngày 1-11-2008. Nhưng vì quá cấp bách nên gia đình các em chưa tìm được chỗ gởi mới nên yêu cầu được gởi cho hết tháng 11 này”.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Phòng Giáo dục quận Tân Bình, cho biết: “Đây là cơ sở dạy thêm chưa có phép, không thuộc diện “bán trú vệ tinh” của trường TQT nên cần phải chấn chỉnh lại. Để tránh tình trạng giải tán các lớp học thêm này quá đột ngột gây khó khăn cho phụ huynh học sinh. Trước mắt, Phòng có yêu cầu thầy Dũng tạm thời duy trì thêm vài tháng nữa (có thể đến cuối năm học) để phụ huynh có thời gian chuyển con đi học chỗ khác. Nếu các phụ huynh muốn tiếp tục gởi con tại cơ sở này thì phải sữa chữa lại phòng ốc cho khang trang hơn, rồi xin phép hoạt động cho đúng qui định. Nếu thầy Dũng tiếp tục hoạt động thì phải thành lập Tổ đại diện cha mẹ học sinh thu tiền và Ban Giám hiệu trường TQT quản lý chuyên môn để tránh gây xáo trộn nề nếp sinh hoạt của các em”.

Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng Phòng tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM nói: “Đây là những lớp học tự phát chưa có giấy phép, muốn hoạt động trước mắt phải hoàn chỉnh thủ tục pháp lý. Bước kế tiếp cần phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện sinh hoạt của các em phải đúng với qui định. Việc tổ chức dạy thêm học thêm của thầy Dũng và một số thầy cô của trường TQT là chưa đúng với qui định, Sở đang yêu cầu Phòng Giáo dục Tân Bình phải có hình thức xử lý về vấn đề này”.

Theo một số phụ huynh, trong tình hình khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp hiện nay. Cần có những qui định thông thoáng hơn về việc tổ chức các lớp bán trú vệ tinh vì mức đóng góp phù hợp với thu nhập của bà con. Các cơ quan quản lý giáo dục cần phải quan tâm hỗ trợ về mặt pháp lý cũng như chuyên môn ngay từ đầu. Tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra cho phụ huynh lẫn HS mà nhà trường bảo rằng không biết.
 
Nữ sinh đốt xác bạn giữa cánh đồng nhận án tử hình

Ngày 14/11, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa xét xử Phùng Quỳnh Trang (20 tuổi) và 3 đồng bọn với tội danh giết người và cướp tài sản. Trang bị kết án tử hình.

Theo cáo trạng, do nghi ngờ cô bạn Vân Anh, sinh viên Cao đẳng sư phạm Nam Định cướp 1.900 viên thuốc lắc mà Trang nhờ Vân Anh bán hộ, ngày 27/2, Trang đã hẹn gặp để hỏi rõ.

Trang rủ Nguyễn Trọng Hiếu, lái xe taxi, 25 tuổi; Trần Đức Thủy, 27 tuổi và Khúc Ngọc Hiệp, 22 tuổi đi từ Nam Định lên Hà Nội bằng xe taxi do Hiếu lái. Đến Hà Nội, cả bọn đón Vân Anh rồi lên sân bay Nội Bài.

Trên đường đi họ đánh đập và tra khảo Vân Anh về số thuốc lắc trên và cướp của cô một điện thoại di động cùng một số tài sản khác. Đến đoạn đường cao tốc rẽ sang Bắc Ninh, Hiếu dừng xe ở cửa hàng xăng mua hai lít xăng đựng trong một can nhựa. Thấy có cánh đồng trống và khô nên cả bọn đã khiêng Vân Anh ra rồi đổ can xăng 2 lít lên người cô và châm lửa đốt.

Sau khi gây án, Trang đã cùng 3 đồng bọn chạy trốn vào Nam. Đến ngày 19/3, công an TP HCM đã tóm gọn Trang và Hiếu. Thủy và Hiệp cũng lần lượt ra đầu thú.

Hội đồng xét xử nhận định, mặc dù các bị cáo có thái độ thành khẩn trong quá trình khai báo và đã bồi thường cho gia đình người bị hại song hành vi là đặc biệt nguy hiểm, cách thức giết người man rợ nên tòa tuyên phạt Trang án tử hình, Hiếu mức án tù chung thân, Thủy 20 năm và Hiệp 18 năm tù giam.
 
Hà Nội thu hồi đất 6.100 hộ dân để xây hệ thống thoát nước

Chiều 14/11, ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Ban quản lý dự án thoát nước HN cho biết, đơn vị bắt đầu thực hiện dự án thoát nước giai đoạn 2 (2008-2013) và sẽ phải thu hồi 242 ha đất, liên quan 6.100 hộ dân.


Ban quản lý dự án thoát nước đã sơ tuyển các gói thầu nâng cấp trạm bơm Yên Sở; cải tạo kênh mương lưu vực sông Tô Lịch, Hoàng Liệt, Lừ, Sét, Kim Ngưu; thay thế cầu qua sông và đường ven sông Tô Lịch, Lừ, Sét; cải tạo hồ Hố Mẻ, Hào Nam, Đống Đa, Bảy Mẫu, hồ Phương Liệt, Khương Trung, Tân Mai, Định Công, Linh Đàm.

Sau trận mưa lịch sử ngày 31/10, quy hoạch đô thị Hà Nội bộc lộ nhiều bất cập. Các khu đô thị phía tây và tây nam của thành phố thiếu hồ điều hòa, cốt nền cao gây ngập úng cho dân cư khu lân cận. Mặc dù đã hoạt động nhiều năm song 15 trong số 23 khu đô thị mới chưa được chủ đầu tư bàn giao hệ thống thoát nước cho thành phố nên không thể duy tu cải tạo, trong đó có cả những khu đô thị cao cấp như The Manor, Mỹ Đình…

Theo ông Nguyễn Lê, Giám đốc Công ty thoát nước Hà Nội, kiểm soát xây dựng khu đô thị, đặc biệt với hạ tầng thoát nước rất lỏng lẻo. Cốt san nền, hồ điều hòa tại chỗ, cao độ hệ thống cống rãnh... tại nhiều dự án chưa tuân thủ đúng quy hoạch.

Ông Lê Văn Dục, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết, Sở sẽ tiến hành rà soát tất cả dự án quy hoạch toàn thành phố và triển khai theo quy hoạch thoát nước đã được Thủ tướng phê duyệt năm 1995. Ông Dục cũng cho hay, thành phố không đủ tiền để đầu tư tổng thể hệ thống thoát nước trên địa bàn Hà Nội mở rộng, nên sẽ thực hiện từng phần. Tháng 12, thành phố sẽ báo cáo Thủ tướng cho phép xây dựng một số trạm bơm ra sông Nhuệ, để thoát nước khu vực phía Tây thành phố.

Ngoài ra, dự án cải tạo sông Nhuệ cũng được thành phố chuẩn bị trình Chính phủ. Nếu được thực hiện, sẽ tiêu thoát nước cho hầu hết các quận Cầu Giấy, huyện Từ Liêm, Thanh Xuân.

Trước đó, từ năm 2002, Hà Nội đã có báo cáo nghiên cứu khả thi thoát nước giai đoạn 2 với mục tiêu thoát nước lưu vực sông Tô Lịch và sông Nhuệ, xử lý nước thải cho trung tâm thành phố. Tuy nhiên, phía nhà tài trợ JBIC (Nhật Bản) chỉ chấp nhận cam kết cho vay vốn ODA với điều kiện phạm vi dự án chỉ tập trung giải quyết cho lưu vực sông Tô Lịch.
 
Hôm nay (15/11): Bắt đầu áp dụng chất lượng mũ bảo hiểm theo quy chuẩn mới

Từ hôm nay (15/11), các loại mũ bảo hiểm (MBH) sản xuất và bày bán trên thị trường phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN, được dán dấu CR. Theo đó, các loại mũ bảo hiểm kiểu dáng thời trang sẽ không được sản xuất, bày bán vì theo quy định, loại mũ cách điệu này chưa được cấp dấu CR.

Việc kiểm tra tình hình kinh doanh, sản xuất mặt hàng này từ các cơ quan chức năng đã sẵn sàng. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn một số nơi bày bán loại MBH cách điệu này.

Theo quy định của Bộ Khoa học - công nghệ, những MBH hợp chuẩn có dán tem CS đã đưa ra thị trường trước ngày 15/11 vẫn tiếp tục được lưu thông. Điều này có nghĩa sau ngày 15/11, trên thị trường sẽ được phép lưu thông cùng lúc hai loại MBH với hai loại tem CS và CR khác nhau.

Ông Lương Thanh Liêm - chủ nhiệm Câu lạc bộ những nhà sản xuất kinh doanh MBH và thời trang TP.HCM - cho biết từ tháng bảy đến nay, khi có thông tin cho rằng MBH thời trang sẽ bị “khai tử”, nhiều doanh nghiệp hội viên rơi vào cảnh điêu đứng vì bị khách hàng tẩy chay. “Sản phẩm của công ty chúng tôi qua kiểm tra tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) cho kết quả đạt yêu cầu. Chúng tôi đang tiến hành đăng ký chứng nhận hợp quy, nếu Bộ Khoa học - công nghệ từ chối cấp chứng nhận chúng tôi chết chắc” - ông Liêm than thở.

Trao đổi về bức xúc này, một lãnh đạo Quatest nói rằng với MBH thời trang, theo quy định hiện hành, trước khi tiến hành thủ tục chứng nhận, tổ chức có chức năng chứng nhận phải báo cáo xin ý kiến Tổng cục TCĐLCL. Theo Quatest 3, hiện đơn vị này chưa nhận được đăng ký chứng nhận MBH thời trang của đơn vị nào.

*Ông Âu Dương Kim - Ban An toàn giao thông TP.HCM - cho rằng nếu không quy định thời điểm loại bỏ tem CS thì chắc chắn MBH kém chất lượng với tem CS giả sẽ còn cơ hội len vào thị trường. “Chỉ có người tiêu dùng mới bị lầm, chứ người sản xuất và người bán không bao giờ lầm. Nên chăng cần quy định rõ trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng để bảo vệ quyền lợi người dân khi có sự cố xảy ra do mũ kém chất lượng” - ông Kim đề nghị. Theo đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (C15), cơ quan quản lý thị trường cần thống kê chốt số lượng MBH đã dán tem CS còn tồn trên thị trường trước ngày 15/11, làm được điều này mới mong có thể giám sát hiệu quả.

Từ góc độ nhà sản xuất, đại diện Công ty TNHH thương mại sản xuất nhựa Chí Thành cho biết mấy ngày qua đã có một số doanh nghiệp lập lờ về kiểu dáng mũ để đánh lừa người tiêu dùng. Chủ một cơ sở kinh doanh MBH cho biết có nhà sản xuất mang tem CR đến cửa hàng của anh đề nghị “lên đời” cho lô hàng đã dán tem CS trước đó. Do đó, nhiều nhà sản xuất đề nghị cơ quan chức năng cần có biện pháp chế tài thật nghiêm, nếu không việc áp dụng quy chuẩn lần này cũng sẽ rơi vào tình trạng nửa vời.
 
Mỹ có nữ Đại tướng đầu tiên trong lịch sử

Sau 33 năm cống hiến cho quân đội Mỹ, nữ Trung tá Ann E Dunwoody đã được phong hàm tướng 4 sao, trở thành nữ Đại tướng đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ.



Bà Dunwoody đã được Tổng thống Mỹ Bush phong quân hàm tướng 4 sao hồi tháng 6 vừa qua. Và hôm qua (14/11), Thượng viện Mỹ đã chính thức phê chuẩn quyết định trên của Tổng thống Bush.

Bà Dunwoody sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống theo ngành quân đội. Bà Dunwoody đã từng giữ nhiều chức vụ chỉ huy kể từ khi bà gia nhập quân đội năm 1975. Chức vụ hiện tại của bà là lãnh đạo Bộ chỉ huy hậu cần của quân đội Mỹ, phụ trách vũ khí, thiết bị và quân trang cho lực lượng quân đội. Trước khi được phong hàm tướng bốn sao, bà là một trong năm người phụ nữ đeo hàm tướng ba sao của Mỹ.

Trong bài phát biểu đón nhận hàm bốn sao, bà Ann E Dunwoody đã cho biết bà không bao giờ mong đợi được phong cấp bậc quân hàm cao như vậy trong sự nghiệp 33 năm của mình và rằng không ai ngạc nhiên hơn bà và chồng bà.

Nữ Đại tướng còn phát biểu trước rất nhiều quan chức cấp cao của quân đội Mỹ đến dự lễ phong hàm của bà rằng: "Đúng như những gì người ta đã nói, đằng sau sự thành công của một người phụ nữ là một người đàn ông tuyệt vời." Chồng Đại tướng Dunwoody là sĩ quan không quân đã nghỉ hưu Craig Brotchie.

Trong khi đó, nhận xét về vị nữ Đại tướng đầu tiên của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cho biết: "Lịch sử sẽ ghi nhớ những thành tích của bà Dunwoody trong quá trình nỗ lực vươn lên vị trí tướng bốn sao đầu tiên." "Tuy nhiên, bà ấy sẽ được ghi nhớ trên hết và trước hết với tư cách là một người lính Mỹ."

Còn Tham mưu trưởng quân đội Mỹ - Tướng George Casey phát biểu: "Bà Dunwoody đã chiến đấu trong tất cả các cuộc chiến tranh của Mỹ kể từ sau cuộc cách mạng."

Theo thống kê của Lầu Năm Góc, có 21 nữ tướng trong quân đội Mỹ nhưng chủ yếu là tướng một sao. Hiện có khoảng 194.000 phụ nữ đang phục vụ trong quân đội Mỹ, chiếm 14% tổng số quân nhân.
 
Chủ tòa nhà cao nhất VN cược 100 tỷ đồng cho tiến độ thi công​

Chủ đầu tư dự án Keangnam (Hà Nội) vừa thông báo đồng ý ký vào cam kết hoàn thành các tòa tháp vào đúng tháng 10/2010, nếu không sẽ nộp phạt 100 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam một chủ đầu tư dự án "cá cược" về tiến độ công trình.

Trong thông cáo gửi VnExpress.net và các báo hôm 14/11, Công ty TNHH một thành viên Keangnam - Vina, chủ đầu tư tổ hợp chung cư cao tầng, khách sạn, dịch vụ tại đường Phạm Hùng (Hà Nội), cam kết hoàn thành phần thô và tiểu cảnh sân vườn của 2 khối nhà 48 tầng và tòa khách sạn, văn phòng 70 tầng kịp thời gian kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

"Chúng tôi đồng ý nộp phạt 100 tỷ đồng nếu không đúng cam kết", văn bản do Chủ tịch Keangnam - Vina Ha Jong Suk ký, khẳng định. Chủ đầu tư cũng cho hay, trong trường hợp bị phạt vì không đúng tiến độ, toàn bộ số tiền sẽ được dùng cho mục đích từ thiện.

Chủ đầu tư Keangnam, vốn rất ít khi xuất hiện trước báo giới, bất ngờ công khai vụ cược tiền cho tiến độ thi công sau khi có thông tin về việc dự án này đăng ký lượng vốn rất lớn, nhưng thực tế chi ra khoản tiền nhỏ hơn hẳn để đầu tư, và làm ăn không minh bạch.

Trước đó, báo Cựu chiến binh Việt Nam ra ngày 30/10 có bài viết về dự án Keangnam và có đoạn: "Bằng hình thức bán nhà trên giấy, tập đoàn Keangnam Enterprises đã thu được một số lượng vốn rất lớn ở trong nước ta, mà xét đến cùng là họ mới bỏ ra chừng 20 triệu USD để đầu tư thuê đất, lệ phí xây dựng". Cũng theo bài báo, công trình không thể hoàn thành kịp phục vụ lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.

Một số cựu chiến binh, chuyên gia, kỹ sư xây dựng cũng đã gửi thư ngỏ đến Chủ tịch Keangnam - Vina Ha Jong Suk và đưa ra ý tưởng ký cam kết thực hiện công trình Keangnam Hanoi Landmark Tower, và sau đó được đăng trên báo Cựu chiến binh Việt Nam. Các tác giả bức thư viết: “Nếu các ông thực hiện đúng như cam kết là hoàn thành công trình đúng lễ kỷ niệm 1.000 Thăng Long - Hà Nội thì chúng tôi sẽ tặng cho các ông 100 tỷ đồng”.

Trong thông cáo gửi báo chí, Keangnam cũng đề xuất, tập đoàn này và nhóm tác giả bức thư ngỏ sẽ ký cam kết trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, báo giới và các ngành liên quan vào ngày 18/1 tới đây. Cùng với đó, mỗi bên đặt cọc khoản tiền hoặc tài sản tương đương 100 tỷ đồng vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước Hà Nội để đảm bảo thực hiện cam kết.

Phía Keangnam cho hay sẽ đặt cọc bằng 11 căn hộ tầng 6 tòa tháp 48 tầng và một căn hộ penthouse có tổng giá trị tương đương 100 tỷ đồng. Nếu tập đoàn này không hoàn thành công trình đúng như cam kết, Kho bạc Nhà nước Hà Nội sẽ bán số căn hộ. Trong trường hợp số tiền bán căn hộ không đủ 100 tỷ đồng, Keangnam sẽ bù thêm tiền.

Dự án Hanoi Landmark Tower của tập đoàn Keangnam khởi công vào tháng 8/2007, với tổng vốn đăng ký 1 tỷ USD, lớn nhất Hà Nội tại thời điểm đó. Tổ hợp này gồm căn hộ cao cấp, khách sạn, khu dịch vụ và văn phòng với 2 tòa tháp 48 tầng (gồm 918 căn hộ) và một tháp 70 tầng. Theo chủ đầu tư, Hanoi Landmark Tower là tòa nhà cao thứ 17 trên thế giới. Đây từng là dự án trọng điểm tại thành phố và là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Cuối tháng 10 vừa qua, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng đã yêu cầu UBND TP Hà Nội xem xét nội dung phản ánh về việc căn hộ chưa xuất hiện, nhưng chủ đầu tư Keangnam đã bán 40% số căn hộ của 2 tòa tháp 48 tầng. Phó thủ tướng đã yêu cầu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình kiểm tra và báo cáo lên Thủ tướng.

Thực tế, ngay sau khi chủ đầu tư Keangnam mở cửa khu nhà mẫu và thông báo bán căn hộ vào tháng 8 vừa qua, đã có nhiều thông tin về việc dự án này bán nhà trên giấy. Công ty được chỉ định làm đại diện bán căn hộ cho Keangnam cho hay, trong vòng 10 ngày, chủ đầu tư đã bán hết 400 căn, gấp 2 lần con số dự tính bán ra ban đầu. Đợt bán căn hộ thứ hai bắt đầu từ tháng 10 vừa qua, song số lượng nhà bán được rất hạn chế.
 
VNPT khai tử mạng CDMA nội vùng

Tập đoàn bưu chính Viễn thông VNPT tuyên bố ngừng cung cấp dịch vụ điện thoại CDMA nội vùng (NanPhone) từ tháng 11 với lý do tốc độ phát triển thuê bao chậm, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả và không đạt được kỳ vọng ban đầu.

Đây là mạng nội vùng thứ hai bị VNPT khai tử kể từ năm 2007 đến nay, sau mạng CDMA Hải Dương.

Ra đời từ cuối năm 2003, sau 3 năm triển khai, mạng điện thoại di động nội vùng NanPhone chưa đạt được con số 1.000 thuê bao. Trong khi đó, cùng với sự phát triển như vũ bão của thị trường di động, thiết bị công nghệ của dịch vụ CDMA nội vùng ngày càng trở nên đắt đỏ và lạc hậu. Trong khi các mạng di động toàn quốc đua nhau giảm giá và áp dụng cách tính cước theo block 6 giây + 1 thì NanPhone vẫn giữ mức 400 đồng cho block 30 giây. Cước thuê bao là 50.000 đồng.

Giá cước đắt là lý do khiến các thuê bao NanPhone lần lượt rời mạng. Tính đến cuối tháng 10, thuê bao của mạng này chỉ còn chưa đầy con số 200, trong đó một nửa là thuê bao nghiệp vụ.

Không thể cạnh tranh được với chất lượng và giá cả của mạng di động toàn quốc GSM cũng là lý do khiến VNPT khai tử dịch vụ di động nội vùng CDMA tại Hải Dương hồi giữa năm 2007. Toàn bộ khách hàng được chuyển sang sử dụng dịch vụ GPhone hoặc chuyển đổi sang các mạng di động VinaPhone, MobiFone.
 
VN từ chối dự án thép gần 8 tỷ USD
Dự án thép với tổng vốn 7,9 tỷ USD của tập đoàn Posco (Hàn Quốc) vừa được yêu cầu chọn lựa địa điểm mới, thay vì khu vực cảng Vân Phong của tỉnh Khánh Hòa.

Theo công văn Văn phòng Chính phủ gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh thông báo với tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tìm địa điểm khác để đặt khu liên hợp thép, để không làm ảnh hưởng đến môi trường và quy hoạch đã được phê duyệt. Trước đó, Posco đã đăng ký đầu tư khu liên hợp thép giai đoạn một trị giá trên 5 tỷ USD vào vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Khi toàn bộ dự án hoàn thành, tổng vốn vào khoảng 7,9 tỷ USD.

Trả lời các đại biểu tại Quốc hội hôm 13/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định: "Không vì lợi ích trước mắt mà dễ dãi với môi trường. Mới đây chúng tôi đã từ chối dự án 4-5 tỷ đôla đầu tư thép, vì vấn đề môi trường".

Về nguyên tắc, nếu không được chấp thuận đầu tư vào khu vực cảng Vân Phong, Posco có thể tìm một địa điểm khác tại Khánh Hòa để đặt dự án thép. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Võ Lâm Phi, khả năng này bằng không, vì các địa điểm khác tại tỉnh không đáp ứng các yêu cầu.

"Họ yêu cầu có mức nước sâu để làm cảng biển vận chuyển cho khu liên hợp thép, ngoài khu vực này ra, không nơi nào ở tỉnh đạt yêu cầu", ông Võ Lâm Phi cho hay. Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, khả năng Posco được chấp thuận vào một địa phương khác cũng không cao.

The đăng ký của Posco, tập đoàn này dự định đầu tư một nhà máy thép, nhà máy nhiệt điện và cảng nước sâu phục vụ nhà máy thép. Trước Posco, một số dự án thép lớn cũng đã được cấp phép, trong đó có liên doanh giữa Tập đoàn Lion (Malaysia) và Vinashin trị giá 9,8 tỷ USD, và khu liên hợp thép tại Hà Tĩnh của tập đoàn Formosa (Đài Loan) với 7,8 tỷ USD. Hiện Tata, một tập đoàn lớn của Ấn Độ cũng xin đầu tư một dự án khoảng 5 tỷ USD.
 
Xác chết không đầu bên bờ biển

7h sáng nay, tại bờ biển thôn 9, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ (Bình Định), nhân dân phát hiện một tử thi đang thời kỳ thối rữa.

Nạn nhân là nữ giới nhưng không có đầu, không tay, không chân, chưa xác định được danh tính và nguyên nhân chết.

Công an huyện Phù Mỹ đang phối hợp với các phòng chức năng công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi và điều tra.
 
Say máu trả thù, chém một lúc 5 người bị thương nặng

Do mâu thuẫn cá nhân từ trước, Nguyên Văn Thưng (41 tuổi, xã Hoà Hiệp Trung, Đông Hoà, Phú Yên) đã vác dao chém cả nhà người hàng xóm.


Khoảng 10 giờ trưa ngày 15/11 tại thôn Phú Hiệp 3, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, trong lúc Đỗ Xuân Tình (24 tuổi, thợ điện cơ) đang nằm ngủ tại tiệm điện cơ ở nhà riêng, bất ngờ bị ông Nguyễn Văn Thưng (41 tuổi, là hàng xóm) cầm hai con dao Thái Lan tấn công.

Mỗi tay 1 con dao, ông Thưng đâm tới tấp vào người anh Tình. Tỉnh giấc, Tình cố vùng chạy ra sau vườn nhà hô cứu. Lúc đó, người nhà của Tình là ông Lê Cượng, 61 tuổi (dượng của Tình) ở gần đó chạy đến. Bất ngờ, ông Cượng cũng bị ông Thưng quay lại đâm mấy nhát bị thương, ông Cượng bỏ chạy và Thưng tiếp tục rượt đuổi ông Cượng.



Tưởng có cướp, mọi người trong nhà ông Cượng la hét chạy đến. Những người trong nhà ông Cượng gồm bà Đỗ Thị Sang (59 tuổi, vợ ông Cượng), con rể Nguyễn Quá (40 tuổi) và cháu vợ ông là Đỗ Thanh Long chạy đến can ngăn đều bị tên hung thủ chém tới tấp làm bị thương nặng.

Thấy vậy, bà còn hàng xóm đã rủ đông người, cùng xông vào quật ngã tên Thưng thì mới không chế được đối tượng và thu lại 2 con dao. Sau khi trói hung thủ lại, những người hàng xóm đã đưa các nạn nhân đi cấp cứu.

Hậu quả, gia đình ông Cượng có 5 người phải vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên cấp cứu. Trong đó, 4 người bị đâm thủng tay, đứt mạch máu. Nặng nhất là anh Đỗ Xuân Tình bị chém sâu ở cánh tay trái và nhiều vết đâm ở vùng ngực và bụng.

Tập thể bác sĩ Bệnh viện ĐKTT tỉnh Phú Yên đã thực hiện việc mổ cấp cứu kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ mới cứu được các nạn nhân.



Đến 10 giờ sáng 16/11, tất cả nạn nhân đã được đưa ra phòng điều trị tại Khoa ngoại tổng quát Bệnh viện ĐKTT tỉnh và đều qua cơn nguy kịch.

Riêng hung thủ Nguyễn Văn Thưng cũng bị đánh bị thương nhẹ ở đầu và tay sau khi bị khống chế cũng đang nằm điều trị tại bệnh viện .

Công an huyện Đông Hòa đang tiến hành điều tra vụ việc.
 
Một giáo viên vỡ hụi 2 tỷ đồng

Trong kiểm điểm vừa nộp cho Ban giám hiệu nhà trường, bà Trần Thị Bạch Mai, giáo viên THCS Trần Quốc Tuấn, Ninh Phụng (Khánh Hòa) thừa nhận sau một thời gian chơi huê, hụi bà đã vỡ nợ gần 2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Anh, Chủ tịch UBND xã Ninh Phụng, Khánh Hòa đã xác nhận tin trên và cho rằng, sau khi vỡ nợ, bà đã tự ý nghỉ việc từ đầu tháng 10 nên Phòng Giáo dục huyện Ninh Hòa chỉ đạo Ban giám hiệu Trường THCS Trần Quốc Tuấn tiến hành kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.

Bà Mai được đánh giá là một giáo viên giỏi, có đạo đức, uy tín và gần đây được kết nạp Đảng, nên những người bị hại trong vụ vỡ nợ này hầu hết là đồng nghiệp của bà Mai và một số tiểu thương có mối quan hệ thân quen.
 
Muôn hình vạn trạng quảng cáo trên xe Bus

74.jpg

Cho chừa tật.....dắt cho đi chơi
75.jpg

Trong anh có .........em
76.jpg

Thiếu kem đánh răng rồi
77.jpg

Nhìn xong........bỏ thuốc luôn
78.jpg

Chết tui rùi....X_X
79.jpg

Trong bus có ........bay
80.jpg

Đôi mắt to nhất trên thế giới
81.jpg

Tình yêu luôn có mọi nơi
82.jpg

Có ai dám vào không ....?
84.jpg

Sàm sỡ trong...xe bus
85.jpg

Lời cảnh tỉnh cho những ai........hay đi dưới lòng đường
 
Siêu Mẫu Tiến Đoàn Và Những Bức Ảnh SEXY Với Các Người Mẫu

Siêu Mẫu Tiến Đoàn Và Những Bức Ảnh SEXY Với Các Người Mẫu
’’Nếu chỉ đơn thuần những cá nhân đi chụp hình nude chỉ để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời, lứa tuổi mà sẽ không có lại được lần thứ hai, thì tại sao chúng ta lại ngăn cấm?! Việc này chỉ không tốt khi nó gắn với các hành động không tốt khác như lợi dụng nó để đánh bóng mình hay dựa vào đó để "đánh bật" người khác" - siêu mẫu Tiến Đoàn nói.

Mister International 2008: Sẽ vẽ tranh ở màn thi tài năng!
Với danh hiệu ’’Người có hình thể đẹp nhất’’ tại cuộc thi Manhunt International 2007 nhiều người kỳ vọng bạn sẽ thành công ở Mister International 2008 tổ chức tại Đài Loan tháng 11 tới. Bạn có bị áp lực không?
- Đi thi quốc tế thì cuộc nào cũng đều có áp lực cả. Nếu đoạt giải có nghĩa là thế giới công nhận, hình ảnh con người Việt Nam được biết đến nhiều hơn. Nếu ở Manhunt - một cuộc thi dành cho người mẫu tôi chú trọng tới hình thể và phong cách trình diễn trên sân khấu thì ở Mister International tôi sẽ tập trung thể hiện phong cách giao tiếp và những kiến thức văn hoá...
Mister International là cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới nên tôi hiểu phải tập trung nhiều vào những vấn đề gì. Tôi đã ép cân để có một số đo vừa ý hơn (người mẫu Tiến Đoàn hiện cao 1m83, số đo 3 vòng 99-80-99, ở cuộc thi Manhunt số đo 3 vòng của anh là, 101-80-101 - PV). Bây giờ tôi chưa dám hứa sẽ đứng ở thứ hạng bao nhiêu. Chỉ thực tâm nghĩ rằng, đây là cơ hội lớn nữa ở đấu trường sắc đẹp quốc tế và phải nỗ lực hết mình.

Các người đẹp Việt Nam dự thi những cuộc sắc đẹp quốc tế quanh đi quẩn lại phần tài năng không hát thì múa. Còn bạn, với khoảng thời gian 6 tháng chuẩn bị thì liệu có gì mới mẻ hơn?
- Ban đầu khi nhận lời mời của BTC Mister International 2008, tôi cũng nghĩ có thể chuẩn bị một bài múa. Nhưng sau một thời gian, nghĩ lại thấy nếu chỉ đơn thuần là múa hay hát thì không chứng tỏ được những gì thực sự là mình. Vì vậy tôi quyết định lại là sẽ vẽ tranh. Tôi vẽ tranh từ khi 8 tuổi, và đó là niềm đam mê thứ 3 sau nghề người mẫu và giảng viên ĐH Cần Thơ.


Thông điệp gì sẽ được bạn truyền tải qua bức tranh ấy?
- Tôi sẽ vẽ về miền Tây - nơi tôi sinh sống. Ở đó, có cánh đồng, đàn cò, dòng sông Hậu và hàng dừa xanh. Trong quá trình hoàn thành tác phẩm tôi sẽ mở nền nhạc bài hát Việt Nam quê hương tôi và cũng dự định nền nhạc này sẽ làm hai lời, một lời tiếng Việt, một lời tiếng Anh. Tôi sẽ phối lại bài hát đó bằng nhạc cụ dân tộc. Như vậy dù ít hay nhiều cũng sẽ thể hiện được tôi là người Việt Nam và yêu quê hương như thế nào?!

Phần trang phục dự thi sắp tới do bạn tự thiết kế. Phải chăng bạn không tin tưởng vào khả năng thiết kế của các nhà thiết kế của Việt nam?
- Điều này hoàn toàn không phải. Tôi luôn trân trọng những đóng góp hết mình cho nền thời trang nước nhà của các nhà thiết kế Việt. Tuy nhiên, tôi muốn thiết kế bộ trang phục "Hùng ca chim Lạc" không chỉ bởi mong đem hình ảnh nước nhà giới thiệu đến bạn bè quốc tế, mà phần nữa muốn chứng tỏ với họ tôi yêu Việt Nam như thế nào? Bộ trang phục tự tôi thiết kế (gia công, vẽ, may) nên thời gian kéo dài trong một tháng. Thực tế tôi cũng gặp một số khó khăn vì đây là lần đầu tiên làm công việc này.
Tôi cũng sẽ chuẩn bị hơn 40 con chim lạc khác để tặng các bạn bè tham dự cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới này. Tôi muốn thông qua món quà ấy, bạn bè sẽ hiểu thêm về sản phẩm làm bằng gáo dừa nổi tiếng ở miền Tây, đồng thời cũng giới thiệu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.


Không lợi dụng nude để đánh bóng mình

Bạn đã nhiều lần chấp nhận chụp ảnh trong tư thế nude theo yêu cầu công việc người mẫu. Gần đây nhất loạt ảnh chụp với người đẹp Hồ Ngọc Hà gây xôn xao trên mạng. Bạn chịu áp lực gì với những bức ảnh gợi cảm như thế?
- Mỗi tấm hình đều có một ý nghĩa ẩn dấu bên trong, nếu người xem hiểu được những ẩn ý này, tôi nghĩ không ai có thể nói nó là hình nude cả. Mà đó là công sức của đạo diễn, nhiếp ảnh... của cả một ekíp nên đương nhiên không thể thiếu người mẫu. Tất cả đều làm việc nghiêm túc và họ cần có sự cảm nhận nghiêm túc từ phía khán giả. Tôi muốn nói đến vấn đề phân biệt giữa các khái niệm gợi cảm, sex và nude. Từ nude theo tôi được biết là hình khỏa thân hoàn toàn. Với tôi, trong tất cả các tấm hình từng chụp đều mặc trang phục dù ít hay nhiều.
Album ảnh sexy của Tiến Đoàn và các người mẫu:

Nhấn vào hình để xem được ảnh lớn!















Hiện trong giới trẻ, đặc biệt là giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu… có trào lưu đi chụp ảnh nude. Và họ nhận được những bức hình gần như ’’trần truồng’’ trong những studio. Sau đó, nhiều người bị tung hình lên các trang web khiêu dâm rồi bị đánh đồng với những bức hình sex. Theo bạn, phải chăng chúng ta, đặc biệt là giới trẻ còn thiếu những nhận thức cơ bản về thể loại này?
- Theo tôi nghĩ thể loại này có khía cạnh tốt lẫn không tốt. Nếu chỉ đơn thuần những cá nhân đi chụp hình chỉ để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời, lứa tuổi mà sẽ không ai có lại được lần thứ hai, thì tại sao chúng ta lại ngăn cấm?! Việc này chỉ không tốt khi nó gắn với các hành động không tốt khác như lợi dụng nó để đánh bóng mình hay dựa vào đó để ’’đánh bật’’ người khác. Cá nhân tôi ủng hộ việc lưu giữ những vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng và phản đối những việc làm xung quanh nhằm mục tiêu làm xấu nó.

Thực sự ranh giới của một bức ảnh naked (khiêu dâm) và một bức ảnh nude (khỏa thân) - quá mong manh, và cũng có không ít quan điểm trái chiều về nó. Còn bạn thì sao?
- Không chỉ vấn đề nhạy cảm này, tất cả mọi vấn đề đều có hai mặt của nó: tốt và không tốt. Nó sẽ là tốt khi phần áp đảo số người ủng hộ và ngược lại. Một nghịch lý trong lĩnh vực này là có nhiều người muốn được xem nhưng lại không ủng hộ khi được hỏi về nó. Hoặc giả dụ một bức ảnh nude của người mẫu nước ngoài coi là đẹp và được đăng tải nhiều ở Việt Nam, nhưng nếu cũng một tấm hình đó, tư thế đó nhưng mang bộ mặt của người Việt Nam thì lại không được nhiều người chấp nhận?! Tôi nghĩ mọi người dần dần nên có cái nhìn khách quan hơn trong cuộc sống...

Tình yêu chân chính thì trong sạch

Gần đây bạn nhắc đến chuyện tình cảm cũ với một cô gái và nói rằng sau 2 năm chia tay vẫn chưa có ai khiến mình rung động trở lại. Nhưng công việc người mẫu giúp bạn được tiếp cận với nhiều người đẹp cơ mà. Phải chăng bạn là người quá khắt khe và cầu toàn trong chuyện tình cảm?

- Những người mẫu được mặc những trang phục đẹp, biết trang điểm, vốn lại có một vẻ đẹp sẵn nữa vì vậy không có lý do gì tôi không rung động trước họ. Tuy nhiên, để yêu được một người cần phải có thời gian mà thông thường sau các buổi chụp hình ở Sài Gòn tôi lại quay trở về Cần Thơ. Tôi rất thích câu châm ngôn về tình yêu của Lacordaize: ’’Tình yêu chân chính thì trong sạch, nó ở trong chính trái tim chứ không nằm trên các giác quan".
Thực tế cho thấy nhiều người mẫu hay hoa hậu hay chọn những người đàn ông giàu có, thành đạt để yêu và lấy làm chồng. Những chàng trai siêu mẫu, bảnh trai lại hay kiếm tìm những người phụ nữ vừa phải về nhan sắc nhưng khá giả về kinh tế. Là người trong nghề, bạn có lý giải được điều này không?
- Đây là một câu hỏi khó đối với tôi. Tuy nhiên, để lý giải điều này theo cách nhìn đơn giản của tôi thì những người đàn ông giàu có hay được hiểu là những doanh nhân thành đạt, họ là người yêu cái đẹp nên luôn hướng và tìm kiếm cái đẹp. Với sự tấn công ồ ạt cộng với thời gian tiếp xúc lâu thì đương nhiên người phụ nữ sẽ dễ bị chinh phục. Còn với những người không có cơ hội để tiếp xúc lâu thì khó có thể nảy nở tình yêu được.


Điều gì ở người phụ nữ sẽ ’’đánh gục’’ trái tim bạn?
- Đó là sự thông minh trong giao tiếp. Bởi sự thông minh sẽ giúp cô gái biết tôi nghĩ và muốn gì. Hình thức bề ngoài cũng làm cho con người ta có sự ấn tượng, thiện cảm đầu tiên. Nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng nếu một cô gái thông minh thì tự cô sẽ khiến mình trở thành người có duyên.

Clip mới nhất về siêu mẫu tiến đòan,người đàn ông đẹp nhất thế giới 2008:
http://www.tim68.com/ngo-tien-doan.html
 
"TOP NEVER STOPS" – Bộ ảnh mới nhất của Thuỷ TOP

Lấy cảm hứng từ những trường đua cam go, chuyên mục Photographer Show số này muốn truyền tải thông điệp: bạn làm chủ cuộc đua của mình. Và thể hiện tốt nhất không ai khác hơn là Thủy TOP, cô gái với cá tính và bản lĩnh đang dần chứng minh vị thế của mình trong ngành giải trí.
Vẻ hoang dã của trường đua bị đánh bật bởi sức hút lạ và vẻ lôi cuốn đặc biệt của cô gái kị sĩ. Ẩn bên trong những vẻ đẹp bên ngoài luôn tiềm tàng những cá tính mạnh mẽ. Hãy cùng khám phá !!!
yeah1_teens_Green_220.jpg

Poster.jpg

yeah1_teens_Green_30.jpg

yeah1_teens_Green_50.jpg

yeah1_teens_Green_60.jpg

yeah1_teens_Green_80.jpg

yeah1_teens_Green_100.jpg

yeah1_teens_Green_120.jpg

yeah1_teens_Green_160.jpg

Green_20.jpg
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top