• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

CÁC TIN TỨC THỜI SỰ HÀNG NGÀY NGOÀI XÃ HỘI!!!

Status
Không mở trả lời sau này.
Ném lựu đạn sát hại gia đình vợ

Ngày 11/4 tại nhà bố mẹ đẻ chị Tuyến ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), người con rể đã dùng lưu đạn ép cả gia đình vợ vào nhà. Sau đó, hắn ném trái lựu đạn nhằm sát hại mọi người. Rất may, lựu đạn không nổ.

Theo lời của gia đình tại cơ quan điều tra, cách đây 2 tháng vợ chồng Trần Thị Tuyến và Nguyễn Như Thắng, ở huyện Can Lộc sinh được con trai đầu lòng. Tuy nhiên Thắng không mặn mà với chuyện vui này.

Thắng hay vô cớ chửi bới và hành hung vợ, chị Tuyến ôm con về gia đình ngoại nhằm gây áp lực để chồng bỏ thói côn đồ. Thắng nhiều lần đến gia đình vợ gây sự và đe dọa.

Khoảng 11h trưa 11/4, trong khi gia đình vợ đang ăn cơm, Thắng xông vào yêu cầu chị Tuyến phải đưa con về, nếu không sẽ chịu hậu quả khôn lường.

Tuyến không chịu về nhà, lớn tiếng đòi đưa nhau ra tòa. Bất ngờ, Thắng xông vào, một tay cầm lựu đạn, một tay ôm người chú vợ là Trần Quốc Đồng đang ngồi bên sân và ép toàn bộ gia đình nhà vợ phải vào nhà trong. Sau đó, hắn ném mạnh trái lựu đạn nhằm giết chết toàn bộ gia đình bên ngoại.

Rất may người chú dùng tay gạt quả lựu đạn làm gãy phần mở chốt an toàn nên quả lựu đạn không nổ

Thắng đã bị bắt giữ sau đó. Công an huyện Thạnh Hà bắt giữ Thắng về tội tàng trử chất nổ và cố ý giết người.

P/s: Có ăn rể kiểu này cũng die luôn
:(:(:(:(:(
 
TP HCM kêu gọi người dân cảnh giác cao với tiêu chảy

Thông điệp này đã được người đứng đầu ngành y tế thành phố phát đi sau khi phát hiện người thứ hai mang phẩy khuẩn tả. Sở Y tế khẳng định sẽ chuẩn bị đủ thuốc để khử khuẩn cho toàn bộ hệ thống kênh rạch và giếng khoan.

Người thứ hai được xác định có phẩy khuẩn tả trong mẫu xét nghiệm là chị Nguyễn Thị Nghiêm, sống cùng nhà và là con gái của bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm đầu tiên tại TP HCM - bà Nguyễn Thị Mơi. Tuy nhiên đến nay, chị Nghiêm và chồng con vẫn mạnh khỏe, không có dấu hiệu tiêu chảy.
Bác sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, mẫu xét nghiệm của chị Nghiêm được lấy vào ngày 6/4 khi bà Mơi vừa nhập viện.

"Chị Nghiêm và hơn 50 người sống tại khu vực nhà trọ đã được cho uống thuốc phòng bệnh. Đến nay vẫn chưa ai có biểu hiện tiêu chảy", bác sĩ Giang cho biết.
Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Châu đến thăm chi Nghiêm, người mang phẩy khuẩn tả thứ hai được phát hiện tại Sài Gòn.

Sáng nay, Sở Y tế cũng đã lấy lại mẫu xét nghiễm của chị Nghiêm và mọi người. Công tác giám sát người nghi bệnh đang được tiến hành một cách nghiêm ngặt.

Theo chị Nghiêm, ngày 5/4, sau khi ăn thức ăn chay hàng rong và món cà rốt, su su tự xào, cả chị và mẹ là bà Mơi đều bị đau bụng. Chị đi tiêu chảy 3 lần nhưng sau khi uống thuốc thì khỏi. Riêng mẹ chị tiêu chảy ồ ạt kèm ói mửa phải nhập viện. Từ đó đến nay, chị không bị đau bụng lần nào.

Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Trường Giang còn cho biết thêm, mẫu nước lấy từ bể chứa nước giếng khoan của khu nhà trọ mà chị Nghiêm đang sống, dương tính với phẩy khuẩn tả.

Trao đổi với VnExpress, anh Phụng chủ nhà trọ cho biết, nước giếng vốn bị nhiễm phèn nên không ai dùng để chế biến thức ăn. Bể này được khử khuẩn, niêm phong và cấm sử dụng ngay sau ngày 6/4.

Chị Nghiêm và các gia đình trong khu nhà trọ cũng xác nhận, nguồn nước sinh hoạt chính vẫn là nước máy do nhà máy nước Thủ Đức cung cấp. Nước giếng chứa trong bể chỉ dành cho việc dội cầu, lau nhà, rửa xe. "Hôm đó tôi dùng nước máy để rửa cà rốt và su su trước khi chế biến chứ không dùng loại nước bẩn này", chị Nghiêm khẳng định.
Bể chứa nước giếng dùng chung cho hơn 50 người trong khu trọ. Ảnh: Thiên Chương.

Còn theo đánh giá của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, do giếng khai thác mạch nước ngầm nên khả năng lây bệnh ra môi trường là không đáng nghi ngại.

Phòng y tế dự phòng quận Thủ Đức nghi ngờ, nước trong bể chứa có thể nhiễm phẩy khuẩn tả do ruồi mang mầm bệnh bị té vào chứ không phải từ nguồn nước. "Khu vực này rất gần đường tàu hỏa Bắc - Nam, khả năng lây mầm bệnh từ phân của người mắc bệnh ngồi trên tàu thông qua ruồi là chuyện khó tránh khỏi", một cán bộ y tế dự phòng nói.

Trước nguy cơ phẩy khuẩn tả có thể lây sang quận khác, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Văn Châu tiếp tục yêu cầu người dân toàn thành phố phải cảnh giác cao độ với bệnh.

Trưởng phòng Quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM Huỳnh Lê Thái Hòa cũng chính thức yêu cầu người dân nhanh chóng thay đổi thói quen ăn rau sống và các món ăn dễ nhiễm khuẩn như mắm tôm, hải sản tươi sống, tiết canh, nem chua. Không dùng nước đá và các loại nước chưa được đun sôi. Đặc biệt hạn chế ăn uống tại các quán hàng rong mà thức ăn không được bảo quản tốt. Riêng các quán, cần có nồi nước sôi để tẩy trùng trước khi đựng thức ăn cho khách. Không quên rửa tay sạch trước chế biến thức ăn và ăn uống.

"Trường hợp sau khi ăn bị đau bụng và có dấu hiệu tiêu chảy, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và theo dõi. Riêng bà con ở vùng ven, trên đường đến viện, có thể tạm xử lý bằng cách mua dung dịch nước biển khô Oresol uống theo hướng dẫn", ông Hòa nói.
Khu nhà trọ số 7/10 đường số 10, Hiệp Bình Chánh đang được khử trùng tuyệt đối.

18h hôm nay, Bệnh viện Nhiệt Đới cho biết, bệnh nhân nhiễm tả đầu tiên tại TP HCM Nguyễn Thị Mơi đã hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên vẫn phải nằm viện để theo dõi. Trong đêm nay và ngày mai, toàn bộ khu vực nhà trọ của bà Mơi sẽ được tiếp tục khử khuẩn. Hơn 200 hộ dân khu phố 2, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức và toàn bộ tiểu thương tại chợ Bình Triệu cũng sẽ được mời tuyên truyền ý thức chống dịch và phát thuốc chống bệnh.

Sở Y tế thành phố cho biết thuốc sẽ đủ để khử khuẩn cho toàn bộ hệ thống kênh rạch và giếng khoan lấy nước sinh hoạt của người dân. Loại thuốc này được cung cấp miễn phí tại trung tâm y tế dự phòng quận huyện.

Trong một diễn biến khác, hôm nay, Cục trưởng Y tế dự phòng và môi trường Nguyễn Huy Nga cho VnExpress biết, Hưng Yên và Thái Bình vừa được đưa thêm vào bản đồ dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm, nâng số tỉnh có bệnh nhân nhiễm phẩy khuẩn tả lên 18.

Mấy ngày qua, trong khi số bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện tại Hà Nội có xu hướng giảm thì số tỉnh có dịch lại liên tục tăng lên. Ngoài Hưng Yên và Thái Bình, tiêu chảy cấp cũng xuất hiện nhiều tại Cà Mau, Đà Nẵng và Gia Lai. Tuy nhiên, tối 11/4, ông Nguyễn Huy Nga khẳng định chưa có bệnh nhân nhiễm tả ở 3 địa phương này.

Tính đến nay, đã có hơn 1.000 người mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm được phát hiện, trong đó gần 200 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với khuẩn tả. Riêng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia đã tiếp nhận điều trị cho trên 570 bệnh nhân, kết quả soi tươi và nuôi cấy vi khuẩn tại viện phát hiện hơn 260 ca dương tính.
 

Không dám nhìn tiếp!

Không biết họ có phải là con người nữa hay không?

Nếu là ảnh dựng cũng không được, vì nó vô nhân đạo quá!

Đây là hổ dữ không ăn thịt con mà ăn thịt con của con hổ khác :)
 
Hành hương giỗ Tổ​

7h sáng mai, tại đền Hùng (Phú Thọ) sẽ diễn ra lễ dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Vài ngày nay, dòng người đổ về khu di tích này đông nghẹt, các dịch vụ ăn theo cũng được dịp nở rộ.

Trên khắp các ngả đường ở thành phố Việt Trì, đâu đâu cũng treo cờ, băng rôn mang dòng chữ: "Chào mừng khách thập phương về dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương", "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba"... Thậm chí, nhiều cửa hàng, quán ăn cũng đua nhau tung ra chương trình khuyến mãi nhân dịp này.

9h sáng, con đường vào khu di tích Đền Hùng tấp nập người và xe. Để tránh ùn tắc, ngay tại cổng chính, Ban tổ chức lễ hội đã cấm xe ôtô vào khu vực đền. Ngại đi bộ, hành khách phải trả 5.000 đồng cho một cuốc xe ôm đi vào hoặc đi ra. Theo lời những lái xe ôm, mấy ngày qua, lượng khách đổ về đây khá đông.

Trong sân đền, đập vào mắt du khách là dãy quán được bố trí quy củ, gọn gàng với đủ loại hàng hóa từ hoa quả, nước giải khát cho tới bánh kẹo... Ly cà phê lớn nhất thế giới cũng được trưng bày tại đây để khách thập phương chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm.

Tại khu vực trò chơi, nằm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, âm thanh từ các hàng quán đều được phát hết công suất. Tiếng nhạc xập xình, tiếng loa choang choảng, tiếng chào mời... vang lên tứ phía, tạo ra thứ âm thanh hỗn tạp khiến bước chân của du khách như vội hơn.

"Năm nay hàng quán được bố trí gọn gàng hơn nhưng khu trò chơi moi tiền này thì vẫn vậy. Lời lẽ phát ra trên loa thiếu văn hóa, âm nhạc toàn tiền hết tình tan", Hùng Quân, sinh viên năm thứ hai ĐH Sư phạm Thái Nguyên nói.

Dù ban tổ chức cấm việc đeo bám, chèo kéo khách nhưng hiện vẫn có không ít người bán khánh, vòng cổ... bám riết lấy khách để bắt mua. Trên loa phát thanh, chốc chốc lại có thông báo tìm giấy tờ của những người bị mất ví.

Trong đền Thượng, hiện có một số cụ ông mặc áo the, đeo thẻ của nhà đền đứng khấn thuê. Đặt tờ 20.000 đồng của khách lên chiếc đĩa đang cầm trên tay, ông lão dõng dạc khấn, chốc chốc lại quay sang hỏi tên, tuổi, nghề nghiệp của người đi xin lộc. Trong vòng chưa đầy 15 phút, đã có tới 3 người được khấn xong, trên tay ông lão là một xấp tiền mệnh giá lớn nhất là 50.000 đồng.

Do lượng người đổ về đông, trưa 13/4, các thảm cỏ, bãi đất trống trong khu vực đền đều được người dân địa phương trải chiếu cho thuê chỗ ngồi và bán hàng ăn uống. Các bộ ghế đá để khách nghỉ chân cũng bị dùng làm nơi bán hàng.

Sau khi làm lễ, hàng trăm người vui vẻ ngồi thụ lộc, xong việc, rác được xả la liệt tại chỗ. Nhìn đống rác do khách bỏ lại, Nguyễn Văn Công, sinh viên năm thứ hai CĐ Hóa chất (Phú Thọ) lắc đầu ngao ngán. Cậu sinh viên này cho biết đã cùng nhóm bạn tình nguyện đi dặn mọi người ăn xong để rác gọn vào túi nhưng cuối cùng đâu lại vào đó.

"Nhiều người chưa có ý thức nên nhóm của chúng em mỗi ngày thu cả chục bao tải rác mà chẳng thấy ăn thua gì. Giá mà những chiếc loa quảng cáo sản phẩm kia chốc chốc lại lưu ý du khách giữ gìn vệ sinh công cộng thì tốt biết mấy", Công vừa dứt lời, tiếng loa gần đó lại văng vẳng vang lên đoạn quảng cáo cho sản phẩm chè củ mài.

Theo Ban tổ chức lễ hội, dù là năm lẻ và lễ giỗ Tổ do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì nhưng quy mô cũng không hề kém so với những năm trước.

Giám đốc Khu di tích Đền Hùng Nguyễn Tiến Khôi, cho biết, năm nay, không gian lễ hội được mở rộng từ Việt Trì - Phú Thọ đến các huyện lân cận với các lễ hội truyền thống như Hội Phết (Tam Nông), Hội rước voi (Thanh Thủy)... trong thời gian hơn 2 tháng.

Sân lễ hội (sức chứa chừng một vạn người) vừa xây xong và được lắp đặt màn hình 50 m2 để giúp du khách tìm hiểu thêm thông tin về đất Tổ. Ban tổ chức bố trí thêm 100 thùng rác, 10 bồn chứa nước, 2 khu vệ sinh... Ngoài ra, các dịch vụ ăn uống, bán hàng lưu niệm, trông giữ ôtô, xe máy... đều phải niêm yết giá, đảm bảo chất lượng.

"Để chuẩn bị cho lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng vào sáng 10/3 (âm lịch), chúng tôi đã bố trí đội hình đoàn hành lễ, vật phẩm, các nghi thức đảm bảo trang nghiêm, thành kính, thể hiện lòng tri ân công đức tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân Phú Thọ và đồng bào cả nước", ông Khôi cho biết thêm.

Ngày 14/4 sẽ có Lễ hội bơi Chải trên sông Lô, Biểu diễn nghệ thuật của Hàn Quốc, bắn pháo hoa tầm thấp... Ngày 15/4 sẽ có thi bóng chuyền, cờ tướng, đánh trống đồng, hát Xoan, múa sư tử, liên hoan diễn xướng dân gian...

Trước đó, ngày 13/4 đã diễn ra cuộc thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh dày của 16 tỉnh, thành trong cả nước. Đội giành được giải nhất trong cuộc thi sẽ vinh dự được chọn là địa phương dâng lễ vật trong giỗ Tổ Hùng Vương năm nay.

Hội Đền Hùng là dịp để người dân Việt Nam hướng về cội nguồn, nhớ lại sự tích Lạc Long Quân - Âu Cơ và ghi nhớ công lao dựng nước, mở nước của 18 đời vua Hùng ở vùng đất Phong Châu.
 
Biển ô tô 9999 được trả giá 700 triệu đồng

Tối 11/4, tại buổi đấu giá biển xe đẹp ở Nghệ An, ông Nguyễn Khắc Việt đã đồng ý mua biển số ôtô 37S-9999 với giá trên, gấp 14 lần giá sàn (50 triệu đồng).

Đây là phiên đấu giá biển số môtô, ôtô để ủng hộ quỹ Vì người nghèo. Tham gia đấu giá chủ yếu là doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Ngoài biển 37S-9999 được mua với giá 700 triệu đồng, các biển ôtô như 37S–8888 được Công ty Vận tải Trường Thành mua với giá 430 triệu đồng; 37S-7777 giá 310 triệu đồng, chủ nhân là ông Nguyễn Xuân Sơn (Công ty Cổ phần Bình Dương); 37S-6666 giá 260 triệu đồng và 37S-6868 giá 290 triệu đồng...

3 biển số xe máy gồm: 37N5-9999 được đấu giá 60 triệu đồng; 37N5-7777 giá 17,5 triệu đồng.

Tổng cộng, 13 biển số (10 ôtô và 3 môtô) đã thu về trên 2,5 tỷ đồng cho quỹ vì người nghèo. Nghệ An dự kiến sẽ mỗi tháng tổ chức một lần.

P/s:Sao giờ nhiều người giàu thế nhỉ :-?:-?:-?:-?:-?
 
Biển ô tô 9999 được trả giá 700 triệu đồng

Tối 11/4, tại buổi đấu giá biển xe đẹp ở Nghệ An, ông Nguyễn Khắc Việt đã đồng ý mua biển số ôtô 37S-9999 với giá trên, gấp 14 lần giá sàn (50 triệu đồng).

Đây là phiên đấu giá biển số môtô, ôtô để ủng hộ quỹ Vì người nghèo. Tham gia đấu giá chủ yếu là doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Ngoài biển 37S-9999 được mua với giá 700 triệu đồng, các biển ôtô như 37S–8888 được Công ty Vận tải Trường Thành mua với giá 430 triệu đồng; 37S-7777 giá 310 triệu đồng, chủ nhân là ông Nguyễn Xuân Sơn (Công ty Cổ phần Bình Dương); 37S-6666 giá 260 triệu đồng và 37S-6868 giá 290 triệu đồng...

3 biển số xe máy gồm: 37N5-9999 được đấu giá 60 triệu đồng; 37N5-7777 giá 17,5 triệu đồng.

Tổng cộng, 13 biển số (10 ôtô và 3 môtô) đã thu về trên 2,5 tỷ đồng cho quỹ vì người nghèo. Nghệ An dự kiến sẽ mỗi tháng tổ chức một lần.

P/s:Sao giờ nhiều người giàu thế nhỉ :-?:-?:-?:-?:-?

Tự đánh bóng thương hiệu thay kinh phí quảng cáo ấy mà!!!:-?:-?:-?
 
Mốt yêu kiểu bạo lực?​

Thúy ngồi ở quán cà phê cùng mấy người bạn, Minh gọi Thúy ra ngoài, cho cô một bạt tai vì tội “dám đi chơi”. Thúy vội vàng quay vào lấy túi rồi chào bạn bè như không có chuyện gì...

Yêu kiểu bạo lực


Chuyện nhiều đôi tuổi teen yêu nhau “hành xử” với nhau theo kiểu bạo lực không còn là hiếm. Có thể bắt gặp ngay những hành động vũ phu của những đôi này ngay trong lớp học, ngoài đường, thậm chí ở ngay nơi đang hẹn hò.

Lan Anh, cô nữ sinh lớp 11, trường THPT N (Hà Nội) thường đến lớp với bộ mặt thâm tím. Có hôm, còn có vết băng ở trên trán. Bạn bè nghĩ Lan Anh bị bố đánh vì biết bố cô hay say rượu. Ai muốn an ủi cũng ngại, chỉ đôi lúc mấy người cùng bàn nghe bạn trai của Lan Anh, là sinh viên năm thứ nhất ĐH Ngoại thương gọi điện đến “hỏi thăm”: “Em sao rồi? Đã đỡ đau hơn chưa?”. Lan Anh lí nhí: “Em đỡ hơn rồi”. Chàng nói nói thêm: "Hôm sau thì chừa đi nhé!"

Cho đến một hôm, sau giờ tan học, Lan Anh vừa ra cổng trường thì “Bốp! Bốp! Bốp”, bạn trai của cô tát tới tấp vào mặt cô. Hắn ta cau có: “Em bắt tôi chờ lâu thế này à?”. Lan Anh thanh minh là lớp sinh hoạt muộn nhưng anh người yêu vẫn “bồi” thêm cho cô một bạt tai nữa.

Mấy người bạn chứng kiến cảnh đó, giờ mới biết những “di chứng” trên mặt Lan Anh là do bạn trai cô gây ra.

Đánh bạn gái đang là một cách để nhiều anh chàng thể hiện sự “chiếm hữu” của mình. Bất kể lý do gì, kể cả người ta chẳng làm gì sai, cũng đánh. Cũng chẳng phải giấu giếm, họ có thể ngang nhiên đánh bạn gái ngay giữa thanh thiên bạch nhật như là để ra oai.

Minh với Thúy đều đang học lớp 12 trường THPT C (Hà Nội). Từ khi công khai tình cảm từ đầu năm học, cũng là lúc bạn bè trong lớp lâu lâu lại được chứng kiến cảnh Minh “dạy” “vợ”. Nhẹ thì Minh tát, mạnh tay hơn thì cậu giật tóc Thúy, còn “tức tối” hơn thì Minh gầm gừ “để lát nữa đi học về”.

Mỗi lần “hành” Thúy xong, Minh lại hỉ hả khoe với mấy cậu bạn: “Tao vừa cho nó một trận. Con gái bây giờ là phải dạy mới “nên người” được”.

Tuy nhiên trong lớp có ba đôi yêu nhau, thì anh chàng nào cũng đã từng đánh người yêu trước mặt mọi người. Cán bộ lớp nhiều lần định báo với thầy cô thì chính mấy cô nàng này lại là người lên tiếng: “Việc riêng của bọn tao, đừng có ai chen vào”.

Được yêu mới bị đánh


“Bị người yêu đánh ư? Đứa nào chả bị. Tớ đây này, đều đều tuần một vài cái (tát). Có được yêu thì “nó” mới đánh không thì “nó” thèm mà “dây” vào”. Một bạn gái học lớp 12, trường Dân lập ở Hà Nội nói xanh rờn.

Nếu như con trai đánh bạn gái để “ra oai” thì nhiều cô gái tuổi teen “được” người yêu bạo hành lại xem đó là một dự “vinh dự” mà người ta dành cho mình. Nhất là sau đó lại được nghe những lời ngon ngọt: “Vì quá yêu em nên anh mới đánh em”.

Thúy mỗi lần bị Minh đánh, nếu chẳng có ai thì cô khóc lóc, giận dỗi chờ người yêu dỗ dành. Còn nếu bị đánh giữa đông người, cô lại luôn tự hào: “Anh ấy vừa đánh tớ đấy”. Và lý lẽ của Thúy là “Anh ấy yêu tớ, anh ấy mới đánh. Đánh xong lại được dỗ dành, có đau một chút cũng chẳng vấn đề gì”.

Còn Lan Anh, về nhà luôn phải tìm lý do để “qua mặt” bố mẹ vì những vết thâm trên mặt mình. Với bạn bè, mới đầu bị đánh cô còn ngại, nhưng sau này cô cũng cho đó là bình thường, còn cố tình khoe: “Hồi trước anh ấy cũng yêu một cô bạn cùng lớp nhưng chẳng bao giờ anh động tay vì… anh không hề yêu”.

Thậm chí có cô nàng còn tuyên bố về tình yêu “thiếu” bạo hành: “Đánh bạn gái là một cách để mấy anh chàng “khoe” tình yêu với cả thiên hạ. Nếu nàng nào có người yêu mà chưa có dịp được “ăn đánh” thì xem lại hắn có yêu mình thật lòng không?”.

Yến Nhi, một cô bạn cùng lớp với Lan Anh chưa có bạn trai, ngỡ ngàng trước kiểu yêu của bạn bè cùng lớp: “Tớ không hiểu nổi nữa. Bố mẹ tớ lấy nhau mấy chục năm cũng chưa bao giờ đánh nhau. Thế mà bây giờ, nhiều bạn đánh bạn gái như cơm bữa, thế mà mấy bạn gái vẫn xem như chẳng có chuyện gì”.

P/s:Mình mà có người yêu thế này chắc phát rồ luôn
:D:D:D:D
tội nghiệp mấy bạn đó wa.mình có người yêu mà chưa dám đánh bàng 1 bông hoa hồng nữa=D>:D;;) thế mà bọn đó đánh bạn gái như cơm bữa thế nhi:-?X-(
 
Biển ô tô 9999 được trả giá 700 triệu đồng


Tối 11/4, tại buổi đấu giá biển xe đẹp ở Nghệ An, ông Nguyễn Khắc Việt đã đồng ý mua biển số ôtô 37S-9999 với giá trên, gấp 14 lần giá sàn (50 triệu đồng).

Đây là phiên đấu giá biển số môtô, ôtô để ủng hộ quỹ Vì người nghèo. Tham gia đấu giá chủ yếu là doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Ngoài biển 37S-9999 được mua với giá 700 triệu đồng, các biển ôtô như 37S–8888 được Công ty Vận tải Trường Thành mua với giá 430 triệu đồng; 37S-7777 giá 310 triệu đồng, chủ nhân là ông Nguyễn Xuân Sơn (Công ty Cổ phần Bình Dương); 37S-6666 giá 260 triệu đồng và 37S-6868 giá 290 triệu đồng...

3 biển số xe máy gồm: 37N5-9999 được đấu giá 60 triệu đồng; 37N5-7777 giá 17,5 triệu đồng.

Tổng cộng, 13 biển số (10 ôtô và 3 môtô) đã thu về trên 2,5 tỷ đồng cho quỹ vì người nghèo. Nghệ An dự kiến sẽ mỗi tháng tổ chức một lần.

P/s:Sao giờ nhiều người giàu thế nhỉ :-?:-?:-?:-?:-?

PA bán chỗ điện thoại VT đang sở hữu đi thì PA con giàu hơn thế chứ lại ! =))=))=))=))=))=))=))
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top