Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature currently requires accessing the site using the built-in Safari browser.
Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn
Ông sinh ngày 3/3/1953, được biết đến với biệt danh Zico, là một cầu thủ Brazil nổi tiếng và là một trong những tiền vệ giỏi nhất thế giới từ trước đến nay. Tên thật của ông là Arthur Antunes Coimbra và là một tiền vệ cũng từng mang chiếc áo số 10 trùng với số áo của huyền thoại bóng đá Pele.
Ông được danh thủ huyền thoại Pele phong danh hiệu là một trong 125 cầu thủ vĩ đại nhất đương đại vào tháng 3/2004. Ông được coi là cầu thủ Brazil giỏi nhất sau Pele và Garrincha.
Zico đã từng thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ World Cup năm 1978, 1982 và 1986, ghi được 52 bàn thắng trong tổng số 72 trận đấu của đội tuyển Brazil.
Năm 1983, Zico đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và được xem như một trong những cầu thủ chơi hay nhất trong lịch sử bóng đá. Ông cũng là một cầu thủ hàng đầu Brazil ghi được nhiều bàn thắng nhất tại World Cup 1982. ĐT Brazil cũng được xem là một trong những đội tuyển quốc gia mạnh nhất thế giới. Zico đặc biệt nổi tiếng với những pha ghi bàn đẹp mắt mà có lúc ngỡ như không thể vào khung thành được.
Zico xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở vùng ngoại ô Quintino, Rio de Janeiro. Cũng giống như nhiều thanh niên Brazil khác, ông chơi bóng như một thú tiêu khiển hàng ngày và đêm về lại mơ sẽ trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp.
Khi còn tuổi thiếu niên, Zico đã lọt vào mắt của một phát thanh viên đài phát thanh, Celso Garcia – người đã đưa Zico đến chơi thử cho CLB Flamengo, và Zico dần dần trở thành một trong những cầu thủ được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử bóng đá.
Về thể chất, Zico không có thân hình vạm vỡ và có tiền sử bị sung huyết. Do đó, ông đã phải thực hiện một chế độ tập luyện cho hệ cơ và thân thể. Sự kết hợp giữa tập luyện chăm chỉ và chế độ ăn uống dưới sự bảo trợ của CLB đã giúp ông có một cơ thể cường tráng với sức vóc như một vận động viên. Và chính điều này là yếu tố quyết định sự thành công của ông sau này.
Sự nghiệp
Khi còn ở Flamengo, Zico luôn là con át chủ bài trong suốt thời gian vinh quang của lịch sử CLB. Từng đoạt nhiều danh hiệu khác nhau, Zico trong thời gian đầu ở Flamengo đã đưa CLB lên đỉnh vinh quang tại giải Copa Libertadores và Cup Liên lục địa năm 1981, thêm cả 3 lần vô địch quốc gia.
Trong khi thi đấu, Zico ghi bàn thắng bằng những cách không thể tưởng tượng nổi, ông không những vừa là người tổ chức, vừa là cộng sự vĩ đại của đội mà còn nổi tiếng vì khả năng bao quát trên sân. Ông chơi bóng thuận cả hai chân và là một chuyên gia của các quả đá tự do.
Trong một kỳ chuyển nhượng trị giá hàng triệu USD, ông đã chuyển sang chơi cho CLB Udinese của Ý từ năm 1983 đến 1985. Mặc dù để lại trong lòng các CĐV Brazil một nỗi buồn, Zico vẫn giúp CLB Udinese trở thành một trong những CLB hàng đầu Italia. Tuy nhiên, sau này CLB cũng không giành được chiến thắng ở những giải đấu quan trọng, và cuối cùng, Zico đã quay trở lại Brazil và CLB Flamengo dưới sự bảo trợ của một nhóm các công ty lớn.
Trở lại Brazil và thi đấu cho CLB Flamengo, Zico đã bị chấn thương đầu gối sau một pha va chạm với hậu vệ Marcio Nunes của CLB Bangu và phải nghỉ thi đấu mấy tháng. Ông vẫn tham dự World Cup 1986 trong khi chưa khỏi hẳn chấn thương.
Tại giải đấu lớn nhất thế giới năm ấy, ông đã sút hỏng một quả phạt đền trong thời gian hai hiệp đấu với ĐT Pháp. Trận đấu kết thúc với tỉ số hoà và 2 đội phải thi đá luân lưu 11m. Sau khi Sócrates và Júlio Césarmột sút hỏng một loạt các quả đá penalty, Zico đã sút thành công và trở thành người hùng mang lại chiến thắng cho ĐT Brazil.
Phục hồi sức khoẻ sau chấn thương, Zico lấy lại được phong độ, và năm 1987 ông đã dẫn dắt CLB Flamengo đứng thứ 4 trong giải vô địch quốc gia. Nhiều người đánh giá Zico là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử của CLB Flamengo.
Những thành tích thi đấu của ông đã khơi nguồn cảm hứng cho ca sĩ Jorge Benjor sáng tác một bài hát mang tên "Camisa 10 da Gávea" để thể hiện sự ngưỡng mộ tài danh Zico. Bài hát này cũng tạo ra một huyền thoại về Số 10 của CLB.
Sau đợt bầu cử Tổng thống đầu tiên của Brazil trong nhiều năm, ngài tân Tổng thống Fernando Collor de Mello đã cử Zico là Bộ trưởng Bộ thể thao. Trong khoảng 1 năm đương nhiệm, ông đã có đóng góp quan trọng nhất cho nền bóng đá Brazil, đó là xây dựng một điều luật liên quan đến tính thương mại của các CLB trong nước. Sở dĩ Zico làm vậy vì hầu hết các CLB vẫn tồn tại như các tổ chức nghiệp dư chứ không phải chuyên nghiệp.
Zico bỏ ngang vị trí chính trị để tiếp nhận một công việc khác thú vị hơn có lợi cả về vật chất và tinh thần. Đó là vào năm 1991, Zico gia nhập đội bóng của tập đoàn công nghiệp luyện kim Sumitomo (hiện nay là CLB Kashima Antlers). Ông đã giúp CLB vừa nhỏ vừa không chuyên trước kia của thành phố Kashima-cho (nay là TP Kashima) trở thành một trong những CLB giỏi nhất Nhật Bản.
Phong cách huấn luyện, tài năng cộng với trình độ chuyên môn chuyên nghiệp của Zico đã hoà nhập được với nền văn hoá Nhật Bản. Ông đã mang chất Nhật Bản áp dụng vào tất cả các khía cạnh phát triển của CLB, và với vị trí là môt cầu thủ, ông nhanh chóng trở thành thần tượng quốc gia sau nhiều pha ghi bàn tuyệt đỉnh và vai trò trợ lý chuyên môn của ông.
Năm 1994, Zico nghỉ thi đấu và chuyển sang làm cố vấn chuyên môn cho Kashima Antlers, phân chia thời gian của mình cho cả Nhật Bản và Brazil. Năm sau nữa, ông thành lập Trung tâm bóng đá Zico CFZ ở Brazil.
Ngày 30/10/1964, trong khi cả thế giới đang hưởng một lễ Halloween vui vẻ, thì tại Hà Lan, một chân sút kiệt xuất đã ra đời. Đó chính là Marco Van Basten.
Gia nhập đội bóng giàu thành tích nhất Hà Lan, Ajax Amsterdam từ khi còn rất trẻ, anh đã nhanh chóng thể hiện được những tố chất của một tiền đạo hàng đầu. Tại một đất nước thờ phụng bóng đá tấn công và có vô khối những tiền đạo hàng đầu như Hà Lan, Marco vẫn là người nổi bật nhất, bằng chứng là bốn danh hiệu vua phá lưới Hà Lan vào các năm 1984, 1985, 1986, 1987. Trong đó, với 36 bàn thắng, anh đã đạt danh hiệu chiếc giày vàng châu Âu vào năm 1986.
Tuy vậy, sau khi chia tay Thánh Johan, Ajax lúc này đã bắt đầu bước vào thời kì sa sút, đặc biệt là tại đấu trường châu Âu (chỉ đoạt được cúp C2 vào năm 1987). Trong khi đó, tài năng của Van Basten đang vào độ chói sáng và anh cũng đang nuôi ý định chinh phục chiếc cúp C1 danh giá nhất châu Âu. Và anh quyết định ra đi. Điểm đến mà tiền đạo này lựa chọn chính là AC Milan với ông chủ đầy tham vọng Berlusconi. Tại đây anh được hội ngộ với hai người đồng hương Ruud Gulit và Frank Rijkaard, tạo thành “Ba chàng ngự lâm pháo thủ” khét tiếng châu Âu.
Thế nhưng, trong mùa giải đầu tiên tại đây, chấn thương đầu gối lại tái phát và anh phải nghỉ gần như toàn bộ mùa giải. HLV Sacchi và các đồng đội tại Milan vẫn luôn tin tưởng vào anh và như để đền đáp lại niềm tin của mọi người, anh đã ghi được 3 bàn thắng trong tổng cộng 11 lần ra sân. Trong đó có bàn thắng cực kỳ quan trọng vào lưới Napoli (thời kì hưng thịnh với Maradona) ấn định tỉ số 3-2, giúp nửa Đỏ - đen thành Milan giành được Scudetto năm ấy.
Một tiền đạo giỏi có khi chỉ vì những cú voley, tốc độ hay khả năng đánh đầu… nhưng riêng với Van Basten thì tất cả những đặc điểm ấy đều là điểm mạnh của anh. Marco Van Basten được đánh giá là một trong những tiền đạo toàn diện nhất thế giới. Mặc dù có thân hình khá cao lớn (1m87), tuy nhiên, anh cũng có kĩ thuật cá nhân cực kì khéo léo (điển hình là cú đi bóng làm T.Adam tự vướng vào chân mình).
Nhờ vậy, anh được giới chuyên môn đánh giá cục cao: chân phải 9,5, chân trái 7,5, đánh đầu 8 và nhãn quan chiến thuật 10. Van Basten chính là kết tinh hoàn hảo giữa bản năng sát thủ của Muller, kĩ thuật của Mardona và bộ não với chiến thuật siêu đẳng của Cruyff.
Với tài năng thiên bẩm của mình, Van Basten đã giúp Milan giành được được 3 Scudetto, 2 Cúp C1 châu Âu, 2 siêu cúp châu Âu, 2 cúp Liên lục địa, 2 siêu cúp Italia. Cũng ở Milan, Marco đã giành được danh hiệu “Vua phá lưới Serie A” các năm 1990, 1992 và đặc biệt là 3 lần đoạt Quả bóng vàng châu Âu năm 1989, 1990, 1992.
Còn ở cấp độ đội tuyển, danh hiệu được nhớ đến nhất của Van Basten chắc chắn phải là chức vô địch Euro vào năm 1988 cùng với ĐT Hà Lan. Đó là danh hiệu lớn đầu tiên và cũng là cuối cùng cho đến nay của “Cơn lốc màu da cam”. Euro 1988 chính là giải đấu quốc tế mà Van Basten đạt đến đỉnh cao phong độ. Một cú hattrick vào lưới đội tuyển Anh đầy rẫy những nhân tài. Ở trận bán kết, cũng chính Van Basten là người kết liễu đội tuyển Đức của những Klinsmann, Kohler, Berthold…
Thế nhưng, khoảnh khắc được coi là đẹp nhất trong sự nghiệp Van Basten chính là trận chung kết gặp Liên Xô cũ, đội bóng đã từng đánh bại Hà Lan 1-0 ở vòng bảng. Đó là phút thứ 54 của trận đấu: Van Tiggelen chuyền bóng cho Arnold Muhren bên cánh trái. Không cần chỉnh bóng, Muhren chuyền bổng sâu sang bên cánh phải. Ở một góc rất hẹp, chỉ cách đường biên ngang chừng 5 m, Van Basten rõ ràng không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyền bóng vào trong cho Ruud Gullit. Thế nhưng, bằng bản năng một trong những tiền đạo hay nhất thế giới mọi thời đại, Van Basten tung ra một cú vôlê qua đầu Rinat Dasaev danh tiếng, đưa bóng vào góc xa. Một bàn thắng không tưởng. Một bàn thắng được miêu tả là: “Nếu chỉ lên cao 1cm, xuống thấp 1cm, lệch sang trái hoặc phải 1cm, nó đã không xảy ra”.
Tuy vậy, chấn thương đầu gối quái ác đã khiến bóng đá thế giới mất đi một trong những tiền đạo hàng đầu khi mới bước vào độ tuổi đẹp nhất của sự nghiệp. Giờ đây, Van Basten bước vào một cuộc thử thách mới: HLV đội tuyển Hà Lan. Chúng ta cùng chúc anh sẽ giúp bóng đá Hà Lan tiếp tục có thêm những “Van Basten mới”.
Nhắc đến lịch sử bóng đá Anh, người ta nhắc ngay tên của huyền thoại Bobby Charlton, biểu tượng của Anh Quốc, thủ lĩnh của Quỷ Đỏ Manchester United.
Người đời tôn vinh Bobby Charlton bởi chính tên tuổi của ông. Gắn liền với những thời khắc lịch sử của bóng đá Anh và nhắc đến cái tên Bobby Charlton, người ta nhắc đến một con người có bản tính liêm trực và là biểu tượng cho tinh thần thể thao cao thượng. Bobby chơi ở vị trí tiền vệ, nổi tiếng với những cú sút sấm sét, và là người đang giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử của bóng đá Anh.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống với tình yêu bóng đá ngấm từ trong máu, Bobby Charlton nhanh chóng trưởng thành và phát huy được tài năng của mình. Ngày 11 tháng 10 năm 1937, ở Ashington, Northumberland, Anh Quốc đón nhận một tin vui khôn tả khi Bobby Charlton ra đời. Không ai trong gia đình truyền thống của ông có thể ngờ được cậu bé kháu khỉnh ngày đó sẽ trở thành một người vĩ đại của đất nước Anh.
Lớn lên bằng tình yêu thường của bố mẹ và đặc biệt nhận được sự chỉ bảo nhiệt tình của 3 người chú chơi cho Leeds United và anh họ của mẹ ông là huyền thoại của Newcastle United - Jackie Milburn, Bobby Charlton nhanh chóng bộc lộ một tài năng bóng đá thiên bẩm. Những bước đi chập chững của "bé" Bobby thủa mới lọt lòng luôn đồng hành cùng với trái bóng tròn. Những năm học trung học, Bobby luôn được chơi cho đội tuyển của trường. Ông là thủ lĩnh của trường East Northumberland và luôn luôn tỏa sáng.
Năm 1953, khi mới 17 tuổi, tài năng của Bobby Charlton đã lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên đội bóng Man Utd. Cùng năm đó, ông được mời về chơi cho bầy Quỷ Đỏ và thực sự thăng hoa cùng Man Utd để trở thành cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử câu lạc bộ cũng như bóng đá Anh.
Bobby Charlton đã giành toàn bộ 17 năm gắm bó sự nghiệp của mình với sân vận động Old Trafford. Là một trong những tài năng thuộc thế hệ của "Busby Babes" còn sống sót sau thảm họa đường băng Munich. Ông là đồng đội của những cầu thủ như Duncan Edwards, Roger Byrne và Tommy Taylor viết lên một trang sử hào hùng cho Man Utd trong thập niêm 50. Bobby còn là người truyền cảm hứng cho thế hệ sau đó gồm những Denis Law hay George Best đem lại thành công cho Quỷ Đỏ.
Thời kỳ đầu, Bobby chơi ở vị trí tiền đạo cánh cho đội tuyển Anh sau đó ông chuyển sang vị trí trung phong cắm và trở về với vị trí tiền vệ quen thuộc. Trước thảm họa Munich , ông chơi như một cầu thủ tấn công tuy nhiên mùa bóng đầu tiên của mình ông rất khó khăn để có thể cạnh tranh được với những tài năng như Taylor hay Viollet. Sau năm 1958 ông tiếp tục chơi ở vị trí trung phong cắm. Tuy nhiên đầu những năm 1960, Matt Busby bố trí ông sang bên cánh trái, tại vị trí này Charlton đã thực sự bùng nổ. Giữa những năm 1960 ông lại chuyển sang chơi như một cầu thủ kiến thiết hết sức khó lường . Đó cũng là vị trí mà Charlton đã khẳng định được tên tuổi của mình và thực sự thể hiện được hết tất cả những kĩ thuật siêu hạng của ông.
Ông thường ghi được những bàn thắng từ các cú sút đầy sức mạnh. "Chàng đầu hói" là người nổi tiếng với khả năng chạy chỗ, nhạy cảm với trái bóng và không chiến siêu phàm. Có rất nhiều cú sút của Bobby đã đi vào lịch sử bóng đá thế giới không chỉ ở mức độ đẹp mắt mà tính chất quan trọng. Năm 1966, Bobby có hai cú sút "đánh đắm" đội tuyển Bồ Đào Nha ở bán kết World Cup để tuyển Anh tiến tới trận chung kết trên sân vận động Wembley và lên ngôi vô địch sau đó. Đó cũng là chức vô địch World Cup duy nhất đến thời điểm này của đội bóng "ba chú sư tử".
Trong số 106 lần khoác áo tuyển Anh, Bobby có 49 bàn thắng. Nó đã là một kỉ lục của bóng đá Anh cho đến khi huyền thoại của CLB West Ham Bobby Moore phá vỡ năm 1973. Ở Man Utd, Bobby có 606 lần ra sân và ghi được 199 bàn thắng. Và tính trong sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của mình, Bobby Charlton đã có tới 274 bàn thắng.
Bobby Charlton còn là huyền thoại của những kỷ lục. Kỷ lục đầu tiên phải nhắc đến là ông luôn ghi bàn thắng trong các trận đấu ra mắt. Đó là các bàn thắng trong trận ra mắt East Northumberland, Man Utd, Preston North End và Waterford United. Đặc biệt, Bobby có màn ra mắt hoàn hảo trong màu áo tuyển Anh nã phát đại bác bắn thẳng vào lưới đội bóng địch thủ Scotland trong trận cầu mà ông được đá trọn cả 90 phút thi đấu chính thức. Trong màu áo đội trẻ Man td, Bobby đã ghi bàn vào lưới CLB Charlton Athletic.
Trong sự nghiệp lừng lẫy của mình, Bobby Charlton đã có 3 chức vô địch giải bóng đá Anh các năm 1957, 1965 và 1967; một FA Cup năm 1963. Và đặc biệt là chức vô địch Châu Âu năm 1968 - trận đấu mà ông đã đánh chìm CLB Bồ Đào Nha Benfica bằng hai bàn thắng ngay trên sân Wembley. Thập kỉ 60 cũng là một kỉ nguyên vinh quang của bóng đá Anh, đất nước xứ sở sương mù đã sản sinh ra bộ ba hủy diệt Charlton, Law và Best, là những người đã giúp Manchester United tạo được dấu ấn lớn cho bóng đá Anh trong thập kỉ đó.
Trái ngược hoàn toàn với tính cách trầm lặng của Charlton , người anh của ông và là đội trưởng của Leeds United - Jack Charlton lại là một con người rất có cá tính. Thảm họa tại Munich và cái chết của những người đồng đội đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Bobby . Ông trở thành một con người kiên cường và đứng đắn hơn sau khi trải qua tấm bị kịch đó. Hiện tại, Bobby là một trong số vài người còn sống sót sau thảm họa kih hoàng không thể quên trong lịch sử bóng đá thế giới.
Gia đình Charlton đã có những thời khắc tuyệt vời, sống và bay cao cùng bóng đá. Tại World Cup năm 1966, cả hai anh em Jack Charlton và Bobby Charlton đã cùng nhau trên mọi nẻo đường giúp đội tuyển Anh chiến thắng trong trận chung kết lịch sử. Năm 1966 cũng là năm mà Bobby đoạt được nhiều danh hiệu. Đó là hai danh hiệu là cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu và cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của PFA vì những đóng quan trọng trong chiến thắng của đội tuyển Anh tại World Cup năm đó.
Sau khi kết thúc sự nghiệp của mình với United, Bobby theo đuổi nghề huấn luyện viên nhưng nó không thành công như ông dự tính. Quãng thời gian làm việc với tư cách là HLV trưởng cho Preston North End năm 1973. Tính cách thầm lặng và nhẹ nhàng của Bobby không truyền được nhiệt cho cách học trò và chỉ 2 năm sau, ông chuyển sang làm giám đốc kỹ thuật cho câu lạc bộ Wigan Athletic và đến năm 1984 được bổ nhiệm làm giám đốc kỹ thuật của Man Utd.
Bobby dành được một giải thưởng CBE năm 1974 và năm 1994 ông được nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ. Ngày nay Charlton được coi như một chủ tịch danh dự cho Manchester United. Được coi là người viết lên trang sử hào hùng của bóng đá Anh, Bobby luôn được tôn vinh như vị thánh sống ở đất nước xứ sở sương mù.
Người ta thường nói, sống làm sao để lại cho đời một điều gì đó nhưng Bobby làm được hơn cả thế. Ông vẫn sống mãi dù bất cứ điều gì xảy ra, chắc chắn vậy!
Khi ấy, do là xứ thuộc địa của Bồ Đào Nha nên về mặt nào đó, các câu lạc bộ bóng đá ở Mozambique cũng phải chịu một tình trạng gần như là "thuộc địa" của các câu lạc bộ bóng đá ở "mẫu quốc". Những câu lạc bộ bóng đá lớn của Bồ Đào Nha cấp vốn cho những đội bóng "con" của mình tại Mozambique và Angola với mong muốn tìm kiếm những tài năng người bản xứ. Lourenco Marques là một dạng câu lạc bộ như vậy ở Mozambique. Câu lạc bộ "mẹ" chịu trách nhiệm nuôi dưỡng cho nó chính là Sporting Lisbon, một trong "tam đầu chế" thống trị nền bóng đá Bồ Đào Nha (hai câu lạc bộ kia là Porto và Benfica).
Năm 15 tuổi, Eusebio đã bắt đầu chơi trong đội trẻ của Lourenco Marques. Năm 18 tuổi, Eusebio được đôn lên chơi ở đội hình 1 của Lourenco Marques. Ngay trong mùa bóng đầu tiên chơi cho Lourenco Marques, Eusebio đã giành danh hiệu vua phá lưới của giải, còn Câu lạc bộ Lourenco Marques đoạt chức Vô địch quốc gia Mozambique.
"Bắt cóc" và trốn chạy
Vào thời điểm kết thúc mùa bóng đầu tiên của Eusebio trong đội hình chính của Lourenco Marques, một câu lạc bộ cực kỳ nổi tiếng của Brazil là Sao Paulo có một chuyến du đấu ở châu Âu. Nhưng trước khi tới châu Âu, câu lạc bộ này có một chặng dừng chân ở Mozambique và thi đấu với một đội bóng của địa phương. Là đương kim vô địch quốc gia sau giải đấu trong năm vừa mới kết thúc nên Câu lạc bộ Lourenco Marques của Eusebio được vinh dự cử ra thi đấu với Sao Paulo. Trong trận đấu đầy tính hữu nghị này, cầu thủ dội bom của giải Mozambique, chàng trai Eusebio, đã không bỏ lỡ cơ hội ghi luôn hai bàn thắng vào lưới Sao Paulo. Huấn luyện viên của đội Sao Paulo khi ấy là Jorge Bauer lập tức đưa ra đề nghị với Câu lạc bộ Lourenco Marques, xin mua lại Eusebio. "Được thôi - những người lãnh đạo Câu lạc bộ Lourenco Marques nói - chỉ cần đặt lên bàn 20.000 USD phí chuyển nhượng, các anh sẽ có ngay Eusebio!". Thế nhưng Chủ tịch Câu lạc bộ Sao Paulo gạt phắt. Việc gì phải bỏ ra tới 20.000 USD cho một chàng trai tỉnh lẻ vô danh chưa ai biết tới!
Sao Paulo tiếp tục cuộc du đấu theo như lịch trình tới thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha và ở đây, một lần nữa sự ngẫu nhiên lại là yếu tố quyết định số phận của Eusebio. Chỉ do một sự run rủi tình cờ mà hôm ấy, huấn luyện viên của Câu lạc bộ Benfica Bela Guttmann đi vào một tiệm cắt tóc ở Lisbon, đúng tiệm mà Jorge Bauer cũng đang ngồi chờ cắt tóc. Trong câu chuyện phiếm, Bauer đã kể lại câu chuyện ông ta mua hụt một chàng trai ở xứ Đông Phi. "Này, chàng trai ấy có thể là một thiên tài bóng đá đấy" - Bauer kết thúc câu chuyện của mình như vậy. Trở về Benfica, Bela Guttmann lên gặp Chủ tịch của câu lạc bộ và nói: "Nếu như Bauer nghĩ rằng chàng trai đó xứng đáng với cái giá 20.000 USD thì hẳn đó phải là một cầu thủ khá. Tôi muốn tự mình xem xét đánh giá và sẽ đưa ra quyết định".
Năm tuần sau, Bela Guttmann bay tới Lourenco Marques và sau khi chứng kiến Eusebio dượt vài cữ trên sân cỏ, Guttmann quyết định phải có bằng được viên ngọc thô này. Vốn là một nhà đàm phán cáo già, Bela Guttmann tỉnh bơ mặc cả với những người trong ban lãnh đạo câu lạc bộ và cuối cùng, giá chuyển nhượng được xác định là 7.500 bảng Anh. Để nắm chắc, Guttmann yêu cầu hợp đồng Eusebio thi đấu cho Benfica phải được ký ngay. Eusebio - người vốn rất sợ đi máy bay - cùng với Guttmann bay về Lisbon và khi ấy những rắc rối bắt đầu.
Câu lạc bộ Sporting Lisbon nghe phong thanh chuyện đối thủ của nó là Benfica vừa mới ký hợp đồng với một cầu thủ trẻ tài năng ở Mozambique liền lập tức cho điều tra và xác định ngay được rằng cầu thủ đó là Eusebio, từ Câu lạc bộ Lourenco Marques. Vốn là câu lạc bộ "mẹ" của Lourenco Marques nên Sporting Lisbon liền lớn tiếng tuyên bố rằng Eusebio là người của Sporting, rằng Benfica đã tổ chức "bắt cóc" cầu thủ của họ và cuộc chuyển nhượng là bất hợp pháp. Sporting Lisbon đem vụ việc lên khiếu nại ở Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha và khi thấy không ăn thua gì liền đưa vụ việc ra tòa án.
Đó quả thật là một trong những vụ tranh chấp cầu thủ đầu tiên gay gắt nhất trong lịch sử bóng đá thế giới xoay quanh vấn đề chuyển nhượng. Vụ việc kéo dài tới hơn bảy tháng trời và dữ dội tới mức trong suốt thời gian đó, Eusebio phải đi... trốn! Cùng với hai người trong ban huấn luyện của Benfica, Eusebio được bí mật đưa tới một khách sạn đơn sơ ở một làng chài nhỏ yên bình nằm tại khu vực bờ biển Algarve, miền nam Bồ Đào Nha. Trong suốt hơn bảy tháng trời, Eusebio quanh quẩn cùng với những người dân chài hiền lành, thui thủi tập luyện một mình với bóng trên bãi biển. Đó quả thật không phải là cái hình ảnh mà Eusebio vẫn thường tưởng tượng ra trong những giấc mơ về việc chuyển sang châu Âu thi đấu!
Gerd Muller sinh ngày 3.11.1945 tại một thành phố nhỏ ở miền Nam nước Đức là Nordlingen, cách Munich khoảng một giờ rưỡi xe chạy. Năm lên 9 tuổi, Muller đã bắt đầu chạy theo quả bóng và kể từ đó, nó luôn đồng hành cùng với cậu, kể cả trong những giấc mơ.
Khi bước vào tuổi thanh niên, Muller đi làm trong một xưởng dệt ở Nordlingen. Ngoài giờ làm việc, trong khi những bạn bè cùng trang lứa tới các quán bia để thưởng thức thứ bia vùng Bavaria ngon nổi tiếng thì cậu thanh niên Muller lại tới sân bóng và cần mẫn tập luyện giờ này sang giờ khác cùng với trái bóng. Vị trí duy nhất mà cậu muốn chơi là ở trên hàng công của đội bóng, chính xác là nơi có nhiều cơ hội nhất để ghi bàn thắng vào lưới đối phương. Đó cũng là kỹ năng mà Muller tập đi tập lại trong những giờ luyện tập đẫm mồ hôi dài đằng đẵng, khi mà bạn bè cậu đều đã rời sân bóng từ lâu.
Năm 16 tuổi, Muller tới dự tuyển vào trường đào tạo bóng đá của câu lạc bộ tại thành phố quê hương là TSV 1861 Nordlingen. Người huấn luyện viên chịu trách nhiệm tuyển chọn cầu thủ cho câu lạc bộ thoạt đầu nhìn thấy bộ dạng của Muller cũng ngay lập tức phán một câu xanh rờn: "Cậu sẽ không thể tiến xa được trong bóng đá đâu! Nên tìm một công việc khác thích hợp thì hơn!"
Nhưng rồi ông ta đã ngay lập tức đổi ý khi Muller được tung vào sân để thử việc. Dường như ở cậu thanh niên 16 tuổi này ẩn chứa một bản năng "sát thủ" ghê gớm. Cậu ta có thể ghi những bàn thắng dễ dàng như lấy đồ vật trong túi vậy, ở mọi tư thế, mọi tình huống, cho dù bị vây chặt bởi những đối thủ to cao hơn cậu tới cả cái đầu và luôn có ý định phang vào chân cậu. Muller nhanh chóng thăng tiến ở trường đào tạo của Câu lạc bộ TSV 1861 Nordlingen, được đưa vào đội trẻ rồi sau đó lên đội hình chính thức của câu lạc bộ. Con số 180 bàn thắng mà Muller ghi cho TSV 1861 Nordlingen trong mấy mùa bóng chơi trong đội hình một của câu lạc bộ này hoàn toàn không phải những lời đồn thổi mà là thực tế. Các đối thủ của TSV 1861 Nordlingen trong giải hạng 3 của Tây Đức thời kỳ đầu những năm 60 có thể chứng thực điều này. Thậm chí đã lan truyền một câu chuyện được các đối thủ của Muller hay bàn tán là trước mỗi trận đấu quan trọng, cậu chỉ yêu cầu mẹ làm cho mình món ăn mà cậu thích nhất là món khoai tây trộn và cứ mỗi lần được mẹ cho ăn món đó là y như rằng cậu lại ghi bàn!
“Phải làm gì với một vận động viên cử tạ đây“
Huấn luyện viên của Bayern Munich, ông Zlatko Cajkovski, thường được gọi một cách thân mật là "Tschik", đang trong tâm trạng khó chịu. Vào mùa hè năm 1964, đội bóng Bayern Munich do ông dẫn dắt đang loi ngoi ở Regionalliga Sud (giải bóng đá miền Nam nước Đức), một dạng giải cấp vùng tương đương với giải hạng 2 của Đức. Việc không nhanh chóng cải thiện được vị trí của câu lạc bộ có thể khiến ông bị sa thải bất cứ lúc nào. Các cổ động viên Bayern Munich không còn kiên nhẫn được nữa. Cả ông Chủ tịch CLB Wilhelm Neudecker cũng thế. "Tschik" hiểu rằng cần phải nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó khăn này, nếu không sự nghiệp huấn luyện viên của ông khó có cơ cứu vãn.
"Tschik" biết rõ mình phải làm gì, nhưng lực bất tòng tâm. Đội bóng của ông có một dàn cầu thủ không đến nỗi nào. Họ là những cầu thủ trẻ, đầy nhiệt huyết, hừng hực quyết tâm muốn chứng tỏ cho thế giới biết họ là ai! Mục tiêu gần nhất là phải đưa được Bayern Munich lên hạng nhất, chơi ở Bundesliga, giải vô địch cấp liên bang, chứ cứ mãi ở hạng 2 thì bao giờ vua biết mặt, chúa biết tên. Chỉ có điều là họ không biết ghi bàn! Đã nhiều lần "Tschik" tức điên lên khi thấy các học trò của mình bỏ lỡ những cơ hội ngon ăn mười mươi, đá ra ngoài khung thành còn khó hơn đá vào trong. Đá như thế chỉ có nước xuống hạng 3 chứ Bundesliga cái nỗi gì!
Vậy mà hôm nay, người ta lại đưa đến giới thiệu với ông một gã trai tỉnh lẻ, người vạm vỡ nhưng thấp, đậm, thậm chí còn hơi béo nữa! Đã thế bắp đùi của gã rất to, trong khi cặp chân lại vòng kiềng, nếu gã không kịp khép lại thì dễ đến con chó cũng chui lọt! Tên của gã là Muller, Gerd Muller. Theo như lời giới thiệu thì gã đang chơi cho một đội bóng tỉnh lẻ tên là TSV 1861 Nordlingen, ở vị trí trung phong. "Tschik" biết câu lạc bộ ấy. Nó còn đang chơi dưới Bayern Munich một bậc, ở hạng 3 trong hệ thống các giải đấu của Tây Đức. Thành tích của gã là ghi cho Nordlingen 46 bàn thắng trong mùa bóng 1963-1964 vừa qua. Người ta nói rằng trong ba mùa bóng vừa rồi, gã đã ghi cho đội bóng của gã tổng cộng tới 180 bàn thắng! Thật không thể tin nổi! Nhưng đây là Bayern Munich và Cajkovski không phải tay mơ. Nhìn cái dáng vẻ của gã, ông lẩm bẩm: "Tôi phải làm gì với một vận động viên cử tạ bây giờ?".
Bởi vậy nên sau khi câu lạc bộ ký hợp đồng với Gerd Muller, trong suốt 10 trận đấu sau đó của Bayern Munich để chuẩn bị cho mùa bóng mới, Gerd Muller được xếp ở vị trí... dự bị, ngồi bên ngoài sân xem đồng đội thi đấu! Trung phong vĩ đại nhất của mọi thời đại, cầu thủ dội bom kinh hoàng trong giải vô địch quốc gia Tây Đức cũng như các giải thế giới, Gerd Muller, đã khởi đầu sự nghiệp bóng đá đỉnh cao của mình như thế!
Lý do rời đội tuyển
Trận chung kết World Cup 1974 với Hà Lan cũng đồng thời là trận cuối cùng mà Muller chơi cho đội tuyển quốc gia. Về lý do Muller bỗng dưng rời khỏi đội tuyển khi mới 29 tuổi và vẫn còn đang ở thời kỳ đỉnh cao phong độ, đã có rất nhiều cách giải thích mà một trong những câu chuyện phổ biến nhất là do Muller phản ứng với quyết định của Liên đoàn bóng đá Đức không cho phép các bà vợ cầu thủ tới tham dự bữa tiệc mừng chiến thắng ngay sau trận chung kết với Hà Lan.
Thế nhưng thực ra không phải thế. Ba ngày trước khi diễn ra trận chung kết lịch sử đó, Muller đã thông báo với huấn luyện viên Helmut Schoen rằng anh sẽ chấm dứt sự nghiệp thi đấu quốc tế và sẽ chỉ chuyên tâm chơi cho Bayern Munich mà thôi. Choáng váng, Helmut Schoen đề nghị Muller hãy khoan công bố quyết định đó vội để khỏi làm ảnh hưởng đến tinh thần các tuyển thủ khác trước trận chung kết mang tính sống còn. Muller đồng ý và ngay sau khi trở thành nhà vô địch thế giới, anh tuyên bố từ giã đội tuyển quốc gia. Theo Muller thì đó là tất cả những gì có liên quan đến quyết định từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế của anh, không dính dáng đến "các bà vợ" nào cả.
Nhưng có một điều không thể phủ nhận là quan hệ giữa Gerd Muller với Liên đoàn bóng đá Đức còn xa mới được coi là thân thiện. Hai bên đã có không ít lời qua tiếng lại ngay sau khi đội tuyển Đức đoạt được chức vô địch thế giới. Đã nhiều lần, Muller mô tả khoản tiền thưởng ít ỏi của Liên đoàn bóng đá Đức dành cho các tuyển thủ quốc gia sau chiến thắng ngoạn mục trước Hà Lan ở Munich là "nực cười".
Cuộc chiến với rượu
Nhưng khác với nhiều cầu thủ gạo cội khác chọn nước Mỹ làm nơi kết thúc sự nghiệp vẻ vang của mình, đây lại không phải là bến đỗ bình yên đối với Gerd Muller. Chơi ba mùa bóng cho Fort Lauderdale Strikers, Muller ghi được 38 bàn thắng trong 75 trận thi đấu cho đội bóng này, kết quả hết sức ấn tượng đối với một cầu thủ đã vượt ngưỡng 35 tuổi. Đến năm 1982 thì Muller chính thức treo giày và mở một quán bar ở ngay Florida để sinh sống.
Trong khi nhiều cầu thủ coi việc "rửa tay gác kiếm" như là một sự giải thoát khỏi cuộc sống căng thẳng của cuộc đời cầu thủ chuyên nghiệp thì đối với Muller, đó lại là một bi kịch. Rời bỏ sân cỏ cùng cái không khí cuồng nộ trên khán đài, những đợt tập huấn căng thẳng nhưng cũng đầy niềm vui, rồi khoảnh khắc sau những bàn thắng, khi khắp các khán đài rền vang tên anh, Muller rơi vào khủng hoảng thật sự. Ngoài những dịp tham dự một vài trận đấu kỷ niệm hay thỉnh thoảng ký tên cho những người hâm mộ, Muller không biết làm cách nào để lấp đầy khoảng thời gian dài lê thê mỗi ngày. Anh chỉ biết ngồi hàng giờ trước màn ảnh truyền hình hoặc tệ hơn, quay ra cãi nhau với vợ. Những khác biệt về lối sống, văn hóa, rồi những thủ tục rắc rối ở nước Mỹ xa lạ cũng khiến cho công việc điều hành quán bar của Muller không được suôn sẻ cho lắm. Tất cả những cái đó đã xô đẩy trung phong xuất sắc của mọi thời đại tìm đến một người bạn tồi tệ: rượu!
Rượu đã từng phá hỏng cuộc đời và sự nghiệp của không ít cầu thủ kiệt xuất trong bóng đá thế giới như Garrincha, George Best và với Gerd Muller cũng không phải là ngoại lệ. Nếu như trên sân cỏ, những hậu vệ dữ dằn nhất cũng không cản nổi Muller thì ngoài đời, anh lại vấp ngã chỉ bởi những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt. Muller thường dìm nỗi buồn của mình trong rượu và đến lượt nó, lại biến đổi Muller thành một con người hoàn toàn khác. Cô con gái yêu của Muller đã nhiều lần không nhận ra nổi người bố của mình nữa khi Muller cứ cố gắng nói chuyện với con sau khi đã say mèm. "Tôi đã tự phá hủy cuộc đời của mình" - sau này có lần Muller tự thú như thế.
Rồi điều gì phải đến đã đến: vợ anh đệ đơn ly dị. Cuộc ly dị tốn kém theo luật pháp Mỹ cùng những thất bát trong chuyện làm ăn đã tước đi của Muller những đồng tiền cuối cùng. Không gia đình, không tiền bạc, cuộc đời của Muller có nguy cơ rơi vào tấn thảm kịch như nhiều người nghiện rượu khác. Nhưng rất may là số phận đã không quá nghiệt ngã với huyền thoại một thời của bóng đá Đức. Những người đồng đội cũ đã không quên anh.
Franz Beckenbauer có lần đã nói: "Bóng đá Đức sẽ không thể có được chức vô địch châu Âu năm 1972 cũng như vô địch thế giới năm 1974 nếu không có Muller. Chúng ta không thể để cho một người bạn của chúng ta như Muller phải chịu cảnh hẩm hiu như vậy".
Thế là có cả một chiến dịch do những người bạn cũ của Muller ở Câu lạc bộ Bayern Munich, đứng đầu là Uli Hoeness, khi đó đã là một thành viên trong ban lãnh đạo của câu lạc bộ, phát động để giúp đỡ Muller. Thoạt đầu, họ quyên góp tiền để có thể trả lệ phí cho Muller điều trị tại một trung tâm cai nghiện rượu. Rồi sau đó, quan trọng hơn, là tìm cho anh một công việc. Mà không có gì thích hợp hơn cho Muller là được hít thở không khí của bóng đá, điều sẽ giúp anh xa lánh được sự quyến rũ của ma men. Bởi vậy nên năm 1992, Câu lạc bộ Bayern Munich đã ký hợp đồng với Muller, thoạt đầu là với nhiệm vụ tìm kiếm những tài năng trẻ cho câu lạc bộ.
Tiếp theo, Muller chịu trách nhiệm huấn luyện các tiền đạo trẻ, một công việc mà chắc chắn là anh có nhiều kinh nghiệm để truyền thụ, cũng như huấn luyện các thủ môn của đội bóng để vô hiệu hóa những tiền đạo như Muller! Sau đó, Muller trở thành huấn luyện viên đội bóng nghiệp dư của Câu lạc bộ Bayern Munich.
Thuở nhỏ, bọn bạn cùng chơi bóng thường gọi Platini với biệt danh "Béo Mỡ", có lẽ do thân hình khá phục phịch của cậu. Vậy nhưng trên sân bóng, cậu bé ấy luôn là đứa chơi nổi nhất trong lũ trẻ. Rất nhiều đứa tỏ vẻ coi thường cái dáng vẻ phục phịch của cậu nhận ra là chúng đã sai lầm thế nào khi chỉ nhìn thấy lưng cậu khi cậu đã khéo léo lừa bóng qua chúng một cách dễ dàng như lấy đồ trong túi vậy.
Không giống với các bậc kỳ tài khác trong bóng đá, chẳng hạn như Pele, cái biệt danh "Béo Mỡ" không đi cùng với Platini trong suốt cuộc đời bóng đá của danh thủ này. Nó đã tự động biến mất khi thay vào dáng vẻ phục phịch là một vẻ thanh thoát hiếm có mà Platini luôn thể hiện trên sân cỏ.
Tấn bi kịch mang tên Heysel
Platini chính là nhân tố quan trọng nhất trong chiến dịch chinh phục đỉnh cao châu Âu của Juventus trong năm 1985. Sau những trận đấu loại đầy cam go, Juventus đã vượt qua câu lạc bộ Bordeaux của Pháp ở bán kết với tỷ số thắng 3-0 lượt đi, thua 0-2 lượt về. Phía trước Platini là trận chung kết mơ ước để giành chiếc cúp C1 đầy danh giá.
Đối thủ: câu lạc bộ Anh Liverpool.
Ngày diễn ra trận đấu: 29.5.1985.
Địa điểm: sân vận động ở thủ đô Brussels của Bỉ có tên Heysel.
Lẽ ra đó đã là một bữa tiệc bóng đá thịnh soạn nhưng vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu là từ phía các nhà tổ chức và cảnh sát Bỉ, nó đã biến thành thảm kịch.
Trận đấu đỉnh cao trong mùa bóng giữa một bên là đương kim vô địch cúp C1 Liverpool với các siêu sao như Dalglish, Grobbelaar, Rush... và kẻ thách đấu hùng mạnh Juventus với dàn hảo thủ do Platini làm thủ lĩnh, trong đó có Scirea, Cabrrini, Boniek, Rossi, Tardelli diễn ra trong sự trông chờ của khán giả khắp thế giới, bởi vậy nên nó được truyền hình đến hơn 60 nước và vùng lãnh thổ, gồm toàn bộ các nước châu Âu, Venezuela, Pakistan, Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Mexico, Hồng Kông... và lần đầu tiên được phát tại Úc. Ngoài ra còn có khoảng 1 tỉ người theo dõi trận đấu qua sóng phát thanh. Chính vì thế nên khi thảm họa xảy ra thì nó đã tạo ra dư chấn trên phạm vi toàn cầu!
Ngay khi chờ trận đấu khai cuộc, cổ động viên của hai đội Liverpool và Juventus, mặc dù đã được tách ra trên hai khu vực khán đài khác nhau của sân Heysel, đã bắt đầu giăng những biểu ngữ với các khẩu hiệu quá khích, hò hét chửi bới lẫn nhau. Ngay sát khu vực của các cổ động viên quá khích Liverpool có khu vực khán đài ký hiệu Z, là nơi Ban tổ chức bán vé cho một số cổ động viên trung lập, gồm người Bỉ và khá nhiều người Ý cùng gia đình và bạn bè, người thân của họ, nhưng không phải là cổ động viên của Juventus. Việc có những người Ý xen lẫn vào khu vực này chính là một sai lầm tai hại của Ban tổ chức, chưa kể là chỉ có 2 cảnh sát không trang bị vũ khí được phân công trực tại đây.
Khoảng một giờ đồng hồ trước lúc khai mạc trận đấu, các hooligan Anh bắt đầu ra tay. Bọn chúng ném tất cả những gì có trong tay vào khu vực khán đài Z trung lập, tạo nên một sự hoảng loạn ở khu vực này khiến cho các cổ động viên xô nhau chạy và làm cho một bức tường cao khoảng 3 mét sụp đổ xuống đầu các cổ động viên xấu số. Một số cảnh sát Bỉ với dùi cui trong tay còn đánh đập những cổ động viên khi họ cố gắng thoát khỏi cuộc tấn công của những tên hooligan để chạy vào khu vực giữa sân. Lực lượng y tế trên sân quá mỏng đã không thể kịp sơ cứu những người bị thương trong đống gạch đá đổ nát khiến cho số thương vong càng tăng cao. Tất cả giống như một cuộc tàn sát đẫm máu và quang cảnh ghê rợn đó đã được các ống kính truyền hình truyền đi khắp thế giới. Chỉ trong vòng 10 phút, 39 cổ động viên đã thiệt mạng, trong đó chủ yếu là người Ý.
Các cầu thủ của cả hai đội khi ấy tập trung trong phòng thay đồ đã không biết được cụ thể về quy mô của thảm họa trên khán đài. Họ chỉ được thông báo rằng thời gian khai mạc trận đấu sẽ phải hoãn lại ít phút "vì một số sự cố trên khán đài". Sau này Paolo Rossi đã kể lại rằng chính Platini đã nói với anh là "có một người chết" trong vụ lộn xộn. Cuối cùng thì sau những sự can thiệp khẩn cấp của các quan chức cao cấp Ý và Anh, trong đó có cả cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Ý Bettino Craxi và Thủ tướng Anh Margareth Thatcher, đội trưởng Phil Neal của Liverpool và Scirea của Juventus mới miễn cưỡng dẫn hai đội ra sân.
Hiệp đấu đầu tiên, cầu thủ hai đội thi đấu như có chì đeo ở chân trong bầu không khí nặng nề từ phía các khán đài. Chỉ có sang đến hiệp hai, không khí mới sôi động lên đôi chút. Phút 57, tiền đạo Boniek của Juventus dẫn bóng tiến vào khu vực cấm địa Liverpool, hậu vệ Gillespie mới vào thay cho Lawrenson đã phạm lỗi đốn ngã Boniek. Điểm phạm lỗi còn cách vạch 16m50 cả mét, thế nhưng ông trọng tài Daina người Thụy Sĩ, không hiểu do quáng gà hay vì một lý do nào khác, đã "kéo" vào trong khu vực cấm địa và biếu cho Juventus một quả phạt đền! Platini bước lên chấm đá phạt, đánh lừa thủ môn Grobbelaar và ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu, bàn thắng thứ 100 của Juventus ở giải đấu C1, mang lại chiếc cúp C1 đầu tiên trong lịch sử Juventus.
Chiến thắng đó đã bị hoen ố bởi máu các cổ động viên đổ trên khán đài sân Heysel. Khi trận đấu kết thúc, Ban tổ chức đã trao chiếc Cúp bạc vô địch C1 cho các cầu thủ Juventus trong... phòng thay đồ của họ! Vài giờ sau đó, khi đã biết rõ hơn về quy mô thảm họa, Platini đã đưa ra lời xin lỗi về hành động ăn mừng bàn thắng của mình sau khi ghi bàn vào lưới Liverpool. Platini cùng với các đồng đội của mình ở Juventus đã dâng tặng chiếc cúp C1 cho những cổ động viên thiệt mạng trên các khán đài sân Heysel. Lẽ ra là một chiến thắng huy hoàng, một mốc son chói lọi trong sự nghiệp thì trận thắng ở Heysel ấy lại trở thành một nỗi ám ảnh đau buồn trong cuộc đời Platini.
Stoichkov, vẫn được gọi là "Itso", sinh ngày 8-2-1966 ở Plovdiv, Bulgaria. Theo lời kể của mẹ anh, Penka, thì Hristo được sinh ra "với một quả bóng giữa 2 chân"?!.
Ban đầu chú bé Hristo chỉ được tập luyện ở đội bóng địa phương Maritsa mà nhiệm vụ chính là nhặt bóng nhưng rất nhanh, chú nhóc 10 tuổi đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc và được đá chính.
Đến năm 1984, Hristo rời Maritsa để chơi cho đội bóng Hebar của Harmali, chỉ một năm chơi cho Hebar anh đã nổi bật như một thiên tài và được nhìn nhận là ngôi sao tương lai của bóng đá Bulgaria. Không lâu sau,năm 1985, Manol Manalov- một chuyên gia săn tìm tài năng trẻ của CSKA Sofia đã nhận thấy ở Hristo những phẩm chất đặc biệt và đã đưa anh về đội bóng. Ở đây, Hristo đã được gặp HLV Dimitar Penev và chính nhờ sự giúp đỡ của Penev mà tài năng của Hristo đã được đưa lên một tầm cao mới.
Về với CSKA, Stoichkov rất nhanh chóng trở thành nhân vật chính của đội bóng, ngay ở mùa bóng đầu tiên anh đã mang lại cho CSKA cú đúp ở giải vô địch quốc gia và cúp quốc gia Bulgaria. Đến năm 1989 là cú đúp thứ 2 đồng thời anh chiếm luôn 2 danh hiệu cá nhân dành cho cầu thủ xuất sắc nhất Bulgaria và Vua phá lưới với 23 bàn thắng.Cũng trong mùa giải đó anh đã dẫn dắt CSKA vào đến tứ kết cúp C2. Trong trận đấu đó CSKA đã thất bại trước Barcelona nhưng với màn trình diễn xuất sắc của mình Hristo đã gây ấn tượng mạnh với HLV của Barca, Johan Cruyff. Rất thích thú với tiền đạo thuân chân trái này, Cruyff đã lập tức kí với anh một bản hợp đồng kỷ lục của CLB khi đó là 4,5 triệu bảng.
Từ năm 1990 đến 1994, Hristo liên tục ghi bàn cho Barca, trong thời gian đó anh là đầu tàu của một Barca " khủng khiếp" đã thống trị Primera Liga suốt 4 năm( 91-94) mà đỉnh cao là năm 1992, khi Barca đánh bại Sampdoria ở trận chung kết Champion's League. Stoichkov đã trở thành anh hùng trong con mắt của các cổ động viên của đội bóng, kết hợp với Romario ở tuyến trên, khi đó hàng công của Barca là không thể ngăn chặn và là nỗi kinh hoàng với bất kỳ hàng thủ nào.
Có thể nói rằng thời gian thi đấu ở Barca chính là thời kỳ đỉnh cao của Stoichkov, cùng với thành công với CLB anh cũng đã đưa ĐT Bulgaria tới tận tứ kết WC 94 với 6 bàn thắng.
Năm 1995, Stoichkov rời Barca sang thi đấu cho Parma với bản hợp đồng trị giá 15 triệu bảng nhưng 2 năm sau anh trở lại Barca và cùng Barca dành một loạt danh hiệu như cúp C2, cúp Nhà vua, siêu cúp Tây Ban Nha. Cùng năm đó anh chuyển sang thi đấu cho Al-Nasr của Arab-Saudi.
Trong sự ngiệp cầu thủ lẫy lừng của mình, Stoichkov đã 5 lần được bầu chọn là cầu thủ hay nhất Bulgaria, 2 lần dành được chiếc giày vàng, là cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu năm 1994, Onze vàng năm 1992.
Với Barca thì Stoichkov đã hầu như dành được tất cả các danh hiệu: chiến thắng ở Champions League, cúp C2, siêu cúp Châu Âu, VĐQG, cúp quốc gia, cúp Nhà vua...với 119 bàn thắng trong 255 trận đấu.
Sau khi nghỉ thi đấu, Stoichkov mất tăm trong lòng bóng đá thế giới. Tuy nhiên, nửa cuối mùa bóng 2006/2007, Stoichkov bất ngờ “tái xuất giang hồ” với tư cách là huấn luyện viên dẫn dắt Celta Vigo ở La Liga. Mục tiêu tối thượng của huyền thọai Bulgari là đưa đội bóng thoát khỏi nhóm xuống hạng nhưng mọi chuyện đã không xảy ra như mông muốn. Celta của Stoichkov phải chia tay với La Liga, đồng thời có khả năng phải chia tay luôn với huyền thoại một thời của bóng đá thế giới.
Chỉ cần 4 tiếng đồng hồ để anh trở thành một người anh hùng. 241 phút thi đấu, từ ngày 5 đến 11-7-1982, khi sự ngẫu hứng của anh làm đảo lộn Cúp Thế Giới và giúp cho đội tuyển ý đoạt được danh hiệu thứ 3 trong lịch sử bóng đá Ý.
241 phút thi đấu xoá sạch hai năm mất tư cách, và hàng triệu mối hoài nghi. 241 phút trên mây, có giá trị bằng cả cuộc đời.
Ngày 5-7-1982. Sau khi vất vả vượt qua được vòng đấu bảng của vòng 1 (3 trận hòa nhạt nhào với Peru, Cameroun và Ba Lan), và chiến thắng chẳng chút vinh quang trước Achentina 2-1 ở trận đầu tiên của vòng 2, Squadra Azzuna đối đầu với Braxin tại sân vận động Saria, Barcelona, để tranh một vị trí ở vòng bán kết. Một trận đấu có vẻ như đã được định đoạt từ trước, khi mà cho đến lúc đó, đội tuyển Braxin thi đấu rất sáng chói. Ngược hẳn với tình trạng của đội tuyển phút thứ 5 của trận đấu. Dường như cái đồng hồ đếm ngược cho đến giờ khai hỏa bắt đầu vận hành. Cabrini chuyền bóng vào giữa, Paolo Rossi đánh đầu ở khoảng cách 6 mét. Một lần chạm bóng, một bàn thắng. 20 phút sau, cú chuyền lật cánh tự sát của Cerczo cách khung thành Braxin 30 mét. Rossi chặn lại (lần chạm bóng "không dẫn đến bàn thắng" duy nhất của anh trong suốt 241 phút nói trên) rồi đánh lừa Waldir Perez bằng một cú sút từ bên phải. Bàn thắng. Phút thứ 75: Từ một qủa phạt góc xử lý kém của tuyến phòng thủ Braxin, Tardelli chận phá được bóng ở khoảng cách 16 mét. Bóng rẽ qua "đám đông" lố nhố trước khung thành và bay đến chân của Paolo Rossi, anh xoay người, và bằng một cú sút theo phản xạ của chân phải đưa bóng vào lưới. Bàn thắng. Bàn thứ 3. Braxin bị đánh bại 3-2.
Ngày 8-7, tại Nou Camp, Barcelona. Trận bán kết, ý gặp BaLan. Cú sút phạt của Antognoni, từ khoảng cách 20 mét bên cánh phải, và Rossi quất mạnh khi bóng đến chân anh ở khoảng cách 6 mét, bóng bay vút vào khung thành, nhanh đến mức thủ môn Mlynarczkyk chẳng kịp có một phản ứng nào. Phút thứ 73: Bruno Conti chuyền bóng từ cánh trái vào giữa, Rossi dùng đầu đón và đưa bóng vào cột dọc đối diện. 2-0: Ba Lan thua, ý vào chung kết.
Đăng quang. Phút thứ 56 của trận chung kết, tại sân vận động Santiago Bemabeu của Madrid, gặp CHLB Đức. Sau khi Cabrini đá hỏng một quả phạt đền, đội tuyển ý thi đấu trì trệ. Nhưng đột nhiên Gentile dẫn bóng lao lên bên cánh phải rồi chuyền bóng vào trung lộ, bóng bay ngay trước mặt Altobelli và Cabrini, nhưng Rossi đã thực hiện được cú đánh đầu của người báo thù để mở tỷ số. Và thêm một lần nữa, nhà nghệ sĩ đă hành động mà không cần tính toán. Trong 241 phút và 7 lần chạm bóng, kẻ bị tẩy chay trở thành một thiên tài đă ghi được 6 bàn thắng quan trọng, trong đó có đến 5 bàn được thực hiện trong một chu vi chỉ nhỉnh hơn sàn đấu quyền anh một chút xíu. Trong 241 phút, anh đă làm đảo lộn Cúp Thế giới và mang danh hiệu về cho nước ý. 241 phút để trở thành một vị thánh.
"Tôi đă tin tuởng, tôi biết rằng anh ta rồi sẽ trở thành người hùng." Enzo Bcarzot, ông chủ của đội tuyển ý, có thể đắc thắng. Bởi chỉ vài tuần lẽ trước đó, ông đúng là người duy nhất hăy còn tin tưởng ở Paolo Rossi. Đứa con tài năng của bóng đá ý mà sự nghiệp có vẻ sẽ sụp đổ măi măi, và có được vị trí trong đội tuyển chỉ là nhờ vào niềm tin của duy nhất người cha tinh thần.
Chính ở Cathlica Virtus, CLB nhỏ của một khu phố thuộc vùng ngoại ô Florence mà Juventus đã phát hiện ra chàng trung phong trẻ, tuy mảnh khảnh, nhưng đầy hứa hẹn, dù lúc bấy giờ anh còn chưa được 17 tuổi. Nhưng những mùa bóng đầu tiên của anh ở Juve đã trở thành cơn ác mộng. Một lần găy cổ tay và 3 lần phẫu thuật sụn chêm đầu gối : 4 lý do xác đáng để xóa tan đi tất cả những dự đoán đầy hứa hẹn. Và rơi vào danh sách cầu thủ bị rao bán vào mùa xuân 1975. "Hơn nữa, lúc bấy giờ quả thật là rất khó khăn cho một chàng trai trẻ như tôi khẳng định được chỗ đứng trong một đội bóng bên cạnh những cầu thủ như Altafmi hay Anastasi. Thế là Juve đem tôi cho Côm muợn". Anh bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp dưới màu áo Côme, trong trận đấu ngày 9-11-1975. Bằng một trận thua. Báo hiệu cho một mùa bóng u ám mà anh sẽ lại liên tục phải vào bệnh viện.
Mùa hè kế tiếp, anh bị chuyển sang một CLB hạng 2 khiêm tốn của thành phố Lanerossi Vicenza, nằm ở phía Bắc nước ý. ở xa những sự kiện thời sự, Paolo hầu như phát huy mọi tài năng của mình. Với 21 bàn thắng trong mùa bóng 1976-1977, anh đă giúp Vicenza leo lên hạng 1. Và tiếp tục đà lao của mình. Anh trở thành vua phá lưới của Calcio mùa bóng 1977-1978 với 24 bàn thắng, bỏ xa tất cả những ngôi sao nổi tiếng thời kỳ đó và giành được vị trí thứ 2 đầy bất ngờ cho CLB của anh trong giải vô địch, chỉ sau Juventus!
Thế nên chẳng có gì ngạc nhiên khi kể từ mùa đông, ngày 21-12- 1977, Enzo Bcarzot đă cho chàng trai trẻ chân tay dài ngoẵng mà thi đấu hết sức ngẫu hứng mỗi khi áp sát khung thành đối phương đó tham gia đội tuyển ý trong trận gặp Bỉ tại Liège. Nhưng nhất là đến mùa hè, Bearzot đã cho anh thay trung phong Graziani tham gia Cúp Thế giới 1978, nơi mà Đội tuyển ý giành được vị trí thứ 4 (trong quá trình thi đấu đă thắng đội vô địch tương lai Achentina 1-0), và Paolo Rossi (3 bàn thắng) là một trong những phát hiện lớn của giải. Bởi lối chơi đơn giản của anh hoàn toàn thoát khỏi mọi sự hoàn mỹ cầu kỳ, chỉ chuyên sâu vào hiệu quả và tốc độ thực hiện, và cảm giác bẩm sinh của một tiền đạo.
Là một cầu thủ tiêu biểu của thế hệ mới đang làm rung chuyển Calcio lúc bấy giờ, Paolo Rossi, với vóc dáng trẻ trung, cũng đă nhanh chóng trở thành một trong những ngôi sao lớn của nước ý. Các phương tiện thông tin đại chúng săn đón anh. Các CLB còn nhiệt tình hơn gấp bội. Thế nhưng sau mùa bóng 1978-1979, mặc dù ghi được 15 bàn thắng, nhưng một mình anh thì chẳng thể nào ngăn căn được sự tuột dốc của Vicenza, CLB lại rơi trở xuống hạng 2, Rossi bị đem ra bán. 5 tỉ lia! chẳng một ai, kể cả Juve, có thể kham nổi. Thế là một lần nữa Paolo bị đem cho muợn, một thói quen kỳ cục. Lần này là cho Perugia. Một chuyến du hành ngắn đến... địa ngục.
Tháng 2-1980 nổ ra vụ scandal của Totonero, các vụ cá cược lén lút kết quả các trận đấu bóng đá. Hai tay thu tiền cá cược không đủ tư cách và một trùm đánh cá lớn tự nhận xét là lừa bịp đă lặn mất. Theo những tiết lộ của họ thì Calcio đang ở trong cơn khủng hoảng trầm trọng nhất trong lịch sử. Trong số các CLB (nhất là AC Milan, bị đẩy xuống hạng 2) và các cầu thủ có nghi vấn, người ta thấy có một số tên tuổi lớn, như ngôi sao trẻ Bruno Giordano, nguyên thủ môn quốc tế Albertosi và... Paolo Rossi. Anh đă dính líu đến "việc dàn xếp,, một trận đấu giữa Avellino và Perugia ngày 30-12-1979. "Cần phải có một nhân vật quan trọng nào đó phải trả giá. Và tôi đă lập tức hiểu rằng tôi là nạn nhân bị chỉ định... Tôi là con dê tế thần lý tuởng để ngăn không cho vụ việc này biến thành một cuộc khủng hoảng trầm trọng và nặng nề hơn nữa.
Bất chấp những lời phủ nhận, Paolo Rossi liền bị kết án 3 năm treo giò, sau khi kháng án được hạ xuống 2 năm. Hai năm không thi đấu. ở tuổi 24, ngôi sao bóng đá ý bị đẩy vào tình trạng thất nghiệp. "Quốc gia duy nhất còn có thể đón nhận tôi là quốc gia nằm ngoài FIFA, đó là Nam Phi. Nhưng không có chuyện tôi sang đó, dù họ đă đưa ra những lời đề nghị hậu hĩ. Thế là anh phải chờ đợi 2 năm. Và khán giả ý, vốn luôn luôn tin rằng anh vô tội, đã đứng về phía anh. Mùa hè 1981, dù Paolo đă không thi đấu được 15 tháng, Juventus vẫn đưa ra nhiều tỉ lia để điều đình với Vicenza. Nhưng Rossi đă quyết thay đổi cái màu áo mà anh chẳng còn muốn tiếp tục bảo vệ.
Cuối cùng, anh đă lại được bước ra sân cỏ, đó là ngày 18-4-1982. Lúc đó chỉ còn có 3 lượt đấu cuối của giải vô địch, Bearzot lập tức quyết định đưa anh vào danh sách 22 cầu thủ tham dự Mondial. Sau này Paolo thừa nhận : "Tôi nợ ông ta rất nhiều". Và còn nhiều hơn thế nữa. Khi hết hiệp 1 của trận đấu thứ hai với Peru ở vòng 1, Dcarzot đă buộc Rossi rời sân. Nhưng ông đă nói nhỏ vào tai anh: "Chớ lo lắng gì cả. Tôi bắt cậu nghỉ bởi tình hình không thuận lợi. Nhưng hăy chuẩn bị cho trận tới. Cậu sẽ chơi..." 241 phút trong mơ.
Sau Mondial, dưới màu áo của các CLB Juventus, AC Milan - CLB này đă mua anh với giá vàng vào mùa hè 1985 để rồi 12 tháng sau đó lại bán tống bán tháo anh đi - rồi Verona, Paolo Rossi rất hiếm khi tìm lại được chính mình. Thế nên số bàn thắng cao nhất mà anh ghi được trong đấu trường Calcio trong những mùa bóng đó chỉ là 13 vào mùa bóng 1983-1984, kém khá xa so với đồng đội Michel Platini, người đoạt danh hiệu vua phá lưới với 20 bàn thắng. Và sự nghiệp quốc tế của Paolo Rossi gián đoạn sau lần lần khoác áo đội tuyển thứ 48 trận giao hữu cuối cùng của Squadra trước khi tham dự Mondial 1986 mà Paolo Rossi sẽ phải ngồi ngoài rìa. Để bất lực chứng kiến việc đội tuyển Ý bị loại mà không thể làm gì khác được, người ta chỉ sống có hai lần và chỉ hồi sinh có một lần?!
Hendrik Johannes Cruijff sinh ngày 25 tháng 4 năm 1947 tại Weidestraat, một quận nhỏ thuộc ngoại ô Amsterdam, cách SVĐ của Ajax khoảng nửa cây số.
Ông lớn lên trong một gia đình trung lưu, bố mẹ là chủ một cửa hàng rau. Jopie, tên mẹ ông thường gọi lúc nhỏ, suốt ngày lang thang trên đường với quả bóng trong chân. Đến nỗi là một tuần hỏng hết 2 đôi giầy. " Bố tôi bực mình lắm, ông phạt tôi mấy lần. Sau ông mua cho tôi đôi giầy thật cứng. Tốt quá, tôi có thể đá bóng thoải mái mà không sợ hỏng"
Ở trường, ông luôn bị than phiền vì trốn học đi đá bóng và không làm bài tập. Nhưng Johan chẳng quan tâm. Và một ngày ông đã nhận được món quà lớn nhất trong đời mình: Ajax đã gửi một bức thư, chọn Johan trong 300 đứa trẻ vào huấn luyện tại CLB.
Ngày 15/11/64 Johan đá trận đầu tiên trong màu áo Ajax. Ông mang áo số 8, đó là trận đấu với JVAV Gröningen để rồi sau đó, Johan đã có tất cả với Ajax: 8 chức vô địch quốc gia, 8 cúp quốc gia, 3 cúp châu Âu, 1 siêu cúp châu Âu, một cúp liên lục địa.
Ngày 2/12/68, Johan kết hôn với Danny Coster, con gái của Con Coster, một thương gia Hà Lan. "Danny là điều quan trọng nhất trong đời tôi. Làm cầu thủ thật phức tạp, lúc nào cũng bị đám đông vây quanh, yêu cầu, đòi hỏi. Thật hạnh phúc khi về nhà với Danny. Cô ấy là tất cả đối với tôi".
Kết quả của cuộc hôn nhân này là Chantal được sinh ra ngày 16/11/70 và tiếp theo là Susila ngày 27/1/72. Một năm sau, ngày 22/8/73 Johan chuyển đến Barcelona, đội bóng khổng lồ xứ Catalan. Được coi như 1 anh hùng, một vị cứu tinh của Barca, Johan đã không làm mọi người thất vọng. Ngay từ trận đầu tiên ông ra quân, ngày 28/11/73 Barca thắng Granada 4-0, trong đó Johan ghi 2 bàn. Từ hôm đó đến cuối giải, họ không để thua trận nào và giành chức VĐ TBN không mấy khó khăn, chức VĐ đầu tiên kể từ năm 1960. Johan trở thành biểu tượng của Barca, nhất là sau trận Barca đánh bại Real 5-0 ngay tại sân Bernabeu ngày 2/2/1974. Đúng một tuần sau ngày đó, 9/2/74, cậu bé Johan Jordi chào đời.
Niềm vui bùng nổ tại Catalan khi Barca giành chức vô địch. Sau một thập kỉ thống trị của Real, người dân Catalan bắt đầu tìm lại được vầng hào quang tưởng chừng đã mất...
Sau 4 năm thi đấu và có nhiều thành công vang dội ở La Liga, Johan theo gót Pele và Beckenbauer sang Mỹ, sau những bất đồng với ban GĐ của Barca. Đầu tiên là Aztec L.A, sau đến Levante vào năm 1981. Đã 34 tuổi, Johan vẫn còn KT và thể lực đáng kinh ngạc. Quay lại với Ajax nhưng sau 1 thời gian do bất đồng với ông chủ tịch, Johan đã ký HĐ với đối thủ lớn nhất của Ajax là Feyenoord và đã giành được chức VĐ QG và cúp quốc gia cùng CLB này. Johan giải nghệ vào cuối mùa bóng 1984.
Johan có 3 lần được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu các năm 1971, 1973 và 1974. Ông là người tiêu biểu đại diện cho trường phái bóng đá tấn công tổng lực, được sáng lập bởi Rinus Michels.
Năm 1999, Cruijff cũng là người được bầu chọn là cầu thủ Châu Âu xuất sắc nhất thế kỷ do IFFHS tiến hành. Trong cuộc bầu chọn cầu thủ thế giới xuất sắc nhất thế kỷ, Cruijff đứng thứ 3 sau Pele và Maradona.
Trong các năm thi đấu cho tuyển Hà Lan, Johan có 48 trận đấu, ghi được 33 bàn thắng. Ông là người Hà Lan thứ 2 có được số lần khoác áo đội tuyển quốc gia cao nhất. Năm 1977, ông chia tay với đội tuyển quốc gia và quyết định giã từ sự nghiệp quốc tế.
Ông trở thành GĐ kỹ thuật của Ajax và sau đó là HLV trưởng. Ông đã thiết lập một lối chơi đẹp mắt đầy tính kỹ thuật. Thành quả là 1 cúp C1 và 1 cúp C2 châu Âu. Johan ký HĐ với Barca đang trong TK khủng hoảng và họ đã giành 1 cúp C1, 2 cúp C2 và 3 siêu cúp châu Âu.
Năm 1996, sau mấy năm liền không đạt danh hiệu nào, ban giám đốc đã quyết định chấm dứt hợp đồng với Johan. Ngày 27/11/97, cả thế giới bàng hoàng khi nghe tin Johan phải vào bệnh viện vì suy tim và tắc nghẽn động mạch. Nhưng thật may mắn, ông đã qua khỏi mà không phải trải qua cuộc phẫu thuật nào.
Ngày 23/7/2000, Gaspart lên làm chủ tịch Barca. Ông đề nghị Johan quay về làm HLV cho CLB. Nhưng Johan nói ông sẽ không bao giờ làm HLV nữa. Ông đã có những dự định và kế hoạch mới. Đó là 1 trường ĐH mang tên ông Johan Cruyff và 1 quỹ cứu trợ Johan Cruyff dành cho những người tàn tật.
Raymond Kopaszewski sinh ngày 13/10/1931 tại vùng Noeux-lex-Mines của nước Pháp. Gia đình cậu bé là người Ba Lan và cái tên Kopaszewski dài ngoằng đích thị là một cái tên Ba Lan. Thế nhưng, những người hàng xóm của gia đình cậu bé không tài nào có thể phát âm nổi tên của cậu. Họ đơn giản gọi tên cậu theo kiểu Pháp, rút ngắn lại thành Kopa! Đó là cái tên sẽ trở nên bất tử trong lịch sử bóng đá Pháp và Raymond Kopa chính là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mà bóng đá Pháp đã sản sinh ra cho đến khi Platini xuất hiện.
Như tên gọi của nó, Noeux-les-Mines là vùng mỏ của nước Pháp, nơi có những mỏ than nằm sâu dưới mặt đất hàng trăm mét. Nghề làm công nhân mỏ than là phương cách chủ yếu để kiếm sống của những cư dân ở vùng này và cũng giống như nhiều nghề khác, đó là một nghề cha truyền con nối. Là một người Ba Lan nhập cư vào Pháp, ông bố của Kopa phải trần lưng làm việc cả ngày dưới những mỏ than để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Ước mơ lớn nhất của ông là được chuyển lên làm việc ở khu vực phía trên mặt đất của mỏ than, nơi công việc đỡ vất vả hơn.
Khi mới 14 tuổi, Kopa đã theo bố xuống mỏ than để làm việc. Công việc ở dưới mỏ rất cực nhọc đối với một cậu bé nhưng cũng như nhiều gia đình thợ mỏ ở đây, đó là việc bình thường. Cũng do phải xuống mỏ làm việc từ sớm nên chuyện học hành của Kopa hầu như chấm dứt từ đó.
Khả năng chơi bóng xuất hiện ở Kopa từ rất sớm. Năm lên 10 tuổi, cậu bé Kopa đã được chơi trong đội bóng mang tên khu mỏ, đội US Noeux-les-Mines. Nhưng đó cũng chỉ là những trận đấu ở lứa tuổi thiếu niên, trong phạm vi cấp vùng. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai khốc liệt trên toàn châu Âu đã làm đình trệ mọi hoạt động trong đời sống dân sự, trong đó có bóng đá. Mãi đến khi chiến tranh kết thúc, các trận đấu bóng đá mới dần dần được khôi phục lại và Kopa, khi ấy đã bước sang tuổi 15, có lẽ sẽ mãi mãi là một người thợ mỏ suốt đời chúi đầu trong những mỏ than tăm tối nếu như không có một... tai nạn xảy ra!
Năm 1947, trong khi đang đẩy một xe goòng than trong hầm lò số 3 ở khu mỏ Noeux-les-Mines, một tảng than lớn đã bất thần rơi trúng chiếc xe goòng của Kopa, đè lên tay chàng trai 16 tuổi. Sau một ca phẫu thuật, các bác sĩ đã phải tháo khớp đầu ngón tay trỏ ở bàn tay trái của Kopa. Do chấn thương này, Kopa nhận được trợ cấp thương tật suốt đời, đồng thời không thể tiếp tục làm thợ mỏ nữa. Tình thế đó buộc Kopa phải nghĩ đến một nghề nghiệp khác để có thể kiếm sống trong suốt quãng đời còn lại chứ không thể trông mong vào khoản trợ cấp thương tật hằng năm trị giá 3 ngàn franc. Thoạt tiên, Kopa mơ ước trở thành thợ điện, một nghề nghiệp cũng chẳng sang trọng gì nhưng chắc chắn không vất vả và nguy hiểm như cái nghề thợ mỏ dưới những tầng đất sâu thăm thẳm hàng mấy trăm mét. Nhưng rồi Kopa nhanh chóng nhận ra rằng để trở thành thợ điện cũng không phải là chuyện đơn giản. Cần phải tìm một phương cách khác để có thể thoát ra khỏi những mỏ than tối tăm và đầy bất trắc.
Lối thoát ấy, Kopa tìm thấy ở bóng đá
"Tái ông mất ngựa", họa phúc khôn lường, đó có lẽ cũng là một trong vô vàn những điều ngẫu nhiên trong lịch sử bóng đá đã khiến cho nước Pháp, thay vì có một thợ mỏ vô danh, lại có được một trong những cầu thủ kiệt xuất nhất của mình, người đã làm rạng danh bóng đá Pháp trong những năm cuối cùng thập kỷ 50 của thế kỷ XX.
Như sau này Kopa đã tự nhận xét rằng nếu như ông không sinh ra trong một gia đình thợ mỏ nhập cư nghèo khó mà trong một gia đình giàu có thì cái khát vọng vượt thoát ra khỏi đời sống bần hàn hẳn sẽ không mạnh mẽ đến mức biến ông trở thành một cầu thủ bóng đá xuất chúng, với một sự nghiệp bóng đá mà bất cứ một nhà viết sử nào của bóng đá Pháp cũng phải nhắc đến bằng những dòng trân trọng nhất.
Bà mụ là người đầu tiên phát hiện ra dị tật của cậu bé mà bà vừa mới giúp ra đời: chân trái của nó cong vòng ra bên ngoài, trong khi chân phải ngắn hơn lại cong vào phía trong giống như hình chữ C. Cứ như là có một cơn gió quái ác đã thổi bạt hai chân thằng bé về một phía rồi sau đó không để nó quay trở lại vị trí cũ được nữa. Nếu như sau này nó có đi lại được như một đứa trẻ bình thường thì cũng đã là một phép lạ rồi.
Hôm ấy là ngày 28/10/1933 tại Pau Grande, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Rio de Janeiro của Brazil khoảng 45 dặm. Bà mụ hoàn toàn không thể biết rằng mình vừa mới đỡ cho ra đời một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá thế giới, người có tên là Manuel Francisco dos Santos. Thế nhưng thế giới sẽ chỉ biết đến cậu bé dị dạng này dưới cái tên Garrincha - Con chim nhỏ - một loài chim có bộ lông màu vàng sẫm điểm những sọc đen, riêng mào và đuôi có màu đỏ, hót cực hay. "Con chim nhỏ" Garrincha rồi đây cũng sẽ cất những tiếng hót tuyệt hay trên các sân cỏ thế giới.
Khi đã 20 tuổi, Garrincha rời đội bóng tỉnh lẻ Teresopolis để tới thử việc ở Botafogo, một trong những câu lạc bộ lớn nhất của Brazil lúc bấy giờ. Huấn luyện viên của Botafogo chia đôi đội hình đá tập, cho chàng trai rụt rè chân thấp chân cao - khi ấy vẫn còn được mọi người gọi là Mane - chơi thử ở vị trí cánh phải rồi ra lệnh cho hậu vệ lừng danh bên cánh trái của đội tuyển Brazil lúc bấy giờ là Nilton Santos "bắt chết" đối thủ. Điều đó chẳng khác gì như một mệnh lệnh "khai tử" chàng trai rụt rè đến từ tỉnh lẻ. Không chỉ có Nilton Santos mà tất cả mọi người trên sân tập lúc ấy đều nghĩ rằng đây là buổi tập đầu tiên nhưng cũng là buổi cuối cùng của chàng trai này ở câu lạc bộ. Khi Mane có bóng, Santos bình thản tiến lại, tin chắc rằng mình sẽ đoạt được bóng một cách dễ dàng. Thế nhưng bằng một động tác bất ngờ đến khó tin, Mane đẩy bóng qua háng Santos và khi hậu vệ này quay lại để đuổi theo thì mất thăng bằng ngã chổng cả chân lên trời... Cầu thủ vĩ đại của Brazil đã ra mắt lần đầu một cách ấn tượng như thế và không phải ai khác mà chính Nilton Santos là người yêu cầu ban lãnh đạo câu lạc bộ Botafogo ký ngay hợp đồng với chàng trai kỳ dị này.
Đó là ngày khởi đầu sự nghiệp của một số phận kỳ lạ trong làng bóng đá thế giới.
Một tài nghệ vô song
Nilton Santos cũng như các hậu vệ khác của đội tuyển Brazil phải lấy làm may mắn bởi vì họ cùng ở chiến tuyến với Garrincha chứ không phải là đối thủ của anh. Không biết có phải do bị dị tật ở chân khiến cho Garrincha có được những động tác kỳ lạ hay không, nhưng quả thật tài nghệ lừa bóng của Garrincha là không tiền khoáng hậu, không ai có thể lặp lại hoặc bắt chước nổi. Khi di chuyển, do chân phải ngắn hơn chân trái - vào lúc Garrincha trưởng thành ngắn hơn đến 6 cm - nên Garrincha phải dùng một chân làm trụ để lê chân kia theo như người bị thọt. Nhưng nếu chỉ nhìn cái vẻ ngoài Garrincha như thế mà coi thường thì sẽ phải trả giá đắt. Đôi chân của Garrincha nhanh như ánh đèn flash và bằng lối đá được mô tả là "uyển chuyển như cánh bướm nhưng chích đau như nọc ong", Garrincha có khả năng biến mỗi trận đấu có mình tham gia thành một vở diễn đầy kịch tính, tràn đầy niềm vui. Nhưng riêng đối với những cầu thủ được giao nhiệm vụ kèm Garrincha thì đó quả là địa ngục. Rất nhiều đối thủ đã lâm vào tình trạng dở khóc dở cười khi bị Garrincha "xỏ lỗ kim" hoặc đi bóng qua người làm cho mất chân trụ ngã sóng xoài trước con mắt của hàng ngàn khán giả. Garrincha biết cách biến những khiếm khuyết mà số phận trớ trêu đã bắt anh phải chịu đựng thành những ưu thế đặc biệt, sử dụng chúng vào tài nghệ lừa bóng để trêu ngươi lại số phận!
Jean Phillipe Retthacker, một chuyên gia về bóng đá đã mô tả nghệ thuật lừa bóng của Garrincha: "Garrincha có thói quen giữ bóng lại một chỗ, thân trên của anh đong đưa như thể đang thôi miên cầu thủ đối phương. Chân phải của Garrincha cũng luôn lúc lắc trên không để thu hút sự chú ý của đối thủ. Khi đối thủ lao vào cướp bóng thì phép lạ xảy ra. Nhờ cấu trúc rất đặc biệt của chân trái, Garrincha xoay người rất nhanh, sử dụng má ngoài chân phải chạm bóng, nhẹ nhàng gạt qua một bên rồi sau đó là một chuỗi các động tác kỹ thuật biến ảo khôn lường...".
Garrincha có tài thoát ra khỏi số đông các cầu thủ đeo bám mình một cách dễ dàng, trong không gian rất hẹp, nói một cách ví von là "chỉ bằng một chiếc khăn mùi xoa". Rất nhiều cầu thủ đối phương đã phải ngậm đắng nuốt cay khi thấy trái bóng lướt qua ngay bên mình mà không làm gì được, vì dường như ở Garrincha có cái linh cảm đặc biệt bén nhạy để xác định đâu là chân trụ của đối phương.
Tài nghệ lừa bóng tuyệt luân của Garrincha đã dẫn tới những câu chuyện huyền thoại nửa hư nửa thực, chẳng hạn như chuyện trong một trận đấu giữa đội của Garrincha với đội Costa Rica, Garrincha đã lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương, nhưng khi đối mặt với thủ môn, anh không sút mà dẫn bóng... quay ra, lại tiếp tục lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương một lần nữa rồi mới sút bóng vào lưới. Lý do là vì Garrincha muốn đưa bóng... qua háng thủ môn, mà anh chàng thủ môn này lại cương quyết khép chân lại...
Hậu vệ Nilton Santos, người đã đề nghị câu lạc bộ Botafogo ký hợp đồng với Garrincha và sau này là một bạn đồng đội thân thiết với Garrincha đã nhận xét rằng "chỉ riêng một mình Garrincha đã là một trận đấu trong trận đấu. Anh ấy luôn làm cho người ta hứng khởi như khi được xem một vở diễn".
Lối chơi kỳ lạ
Nhưng cũng chính phong cách chơi tài tử, ham rê dắt của Garrincha đã suýt chút nữa làm hại sự nghiệp của anh. Khi chuẩn bị nhân sự cho chiến dịch chinh phục World Cup năm 1958 tổ chức ở Thụy Điển, huấn luyện viên khi ấy của Brazil là Vicente Feola - biệt danh "Gã Mập" - đã định loại Garrincha ra khỏi đội hình. Chỉ nhờ có sự năn nỉ hết nước hết cái của các đồng đội trong đội tuyển mà ông Feola mới đồng ý cho Garrincha đi theo, ở vị trí dự bị, cùng với Pele, khi ấy mới hơn 17 tuổi.
Trận đầu gặp Áo, huấn luyện viên Feola không dám mạo hiểm tung cầu thủ dự bị của mình vào trận. Nhưng rồi chấn thương của Joela cùng với sự sa sút phong độ của Didi đã buộc ông Feola không có lựa chọn nào khác là tung Garrincha vào trận đấu thứ hai, gặp Anh, hòa 0-0, rồi sau đó tung cả Garrincha và Pele vào trận Brazil gặp đội tuyển Liên Xô của Lev Yashin, lần đầu tham dự World Cup và vừa mới vô địch Olympic 2 năm trước đó. Khán giả Thụy Điển đã bàng hoàng chứng kiến sự ra đời của hai ngôi sao lớn, đặc biệt là cầu thủ chạy cánh phải nhỏ con có đôi chân kỳ dị. Hậu vệ cánh trái của đội tuyển Liên Xô là Kuznetsov (Garrincha không phân biệt được cầu thủ nào của Liên Xô mà gọi tất cả đều là Joao) đã khốn khổ vì đeo bám Garrincha không nổi. Người ta kể lại không biết bao nhiêu lần giai thoại về phong cách thi đấu lạ lùng của Garrincha trong trận đấu này. Sau khi lừa bóng qua và khiến một cầu thủ đối phương ngã bệt trên sân cỏ, Garrincha dừng bóng lại, một chân đặt trên trái bóng, lưng vẫn quay về phía cầu thủ bị ngã nhưng đưa tay ra đằng sau kéo đối thủ lên rồi mới tiếp tục rê bóng!
Giấc mơ triệu phú của một thiên tài
Khi đã ngoài 40 tuổi, Garrincha vẫn chấp nhận chạy đuổi theo quả bóng trong câu lạc bộ mang tên Những nhà triệu phú, gồm những cầu thủ quá lứa lỡ thời đi thi đấu biểu diễn ở các tỉnh lẻ của Brazil. Thiên tài bóng đá Brazil giờ đây thi đấu không phải vì niềm đam mê trái bóng tròn mà đơn giản chỉ vì mưu sinh. Cho tới tận dịp Giáng sinh năm 1982, Garrincha vẫn còn xỏ giày ra sân...
Ba tuần sau đó, người ta đưa Garrincha vào một bệnh viện từ thiện ở thủ đô Rio de Janeiro, trong tình trạng bị ngộ độc rượu. Mọi sự cấp cứu đều vô hiệu. Ngày 20/1/1983, cầu thủ chạy cánh phải vĩ đại nhất của Brazil, người có tên trong mọi danh sách cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20, qua đời ở tuổi 50. Trước khi chôn cất, người ta không tìm thấy trong túi áo của Garrincha một đồng nào, chỉ có duy nhất một chiếc vé xổ số. Một quái kiệt sân cỏ có số phận kỳ lạ đã đi vào cõi hư vô với giấc mơ trở thành triệu phú mãi mãi không thành.
Trên bia mộ của Garrincha, Didi, một đồng đội lừng lẫy của Garrincha đã cho khắc dòng chữ: "Garrincha đối với bóng đá cũng như Picasso trong hội họa!". Một lời đánh giá chân thành, đúng đắn và cảm động đối với một thiên tài bị lãng quên...
Từ: Một phán quyết không tiền khoáng hậu
Năm 1952, Câu lạc bộ hoàng gia Real Madrid tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm thành lập câu lạc bộ. Trong chương trình kỷ niệm có việc mời một số đội bóng nước ngoài tới thi đấu với Real Madrid và Millionarios chính là một trong những câu lạc bộ được mời.
Gần như ngay lập tức, phong thái thi đấu dũng mãnh, khả năng bao quát trận đấu của một thủ lĩnh mà Di Stefano thể hiện trên sân cỏ đã làm mê hoặc các nhà tuyển trạch của câu lạc bộ Tây Ban Nha. Với tiềm lực tài chính hùng hậu của những mạnh thường quân như Saporta, không khó khăn gì, Real Madrid đã thuyết phục được Câu lạc bộ Millionarios "nhường" chàng trai vàng cho mình và hợp đồng chuyển Di Stefano sang thi đấu cho Real Madrid đã được ký.
Nhưng đối thủ không đội trời chung của Real Madrid trong giải vô địch Tây Ban Nha là Barcelona cũng đâu phải tay vừa! Nhận rõ được giá trị tài năng của anh chàng cầu thủ tóc màu sáng chơi trong giải vô địch Colombia, đội bóng xứ Catalan cũng tìm mọi cách giành Di Stefano. Và Barcelona đã tìm ra cách. Họ liên hệ trực tiếp với Câu lạc bộ River Plate và cũng nhanh chóng đạt được một thỏa thuận với câu lạc bộ này về việc mua lại Di Stefano. Tranh chấp giữa hai câu lạc bộ hàng đầu Tây Ban Nha lập tức nổ ra!
Khi ấy, các quy định về chuyển nhượng cầu thủ của FIFA còn hết sức lỏng lẻo, có nhiều kẽ hở. Barcelona đã tìm ra được một điểm yếu chí mạng trong hợp đồng mua Di Stefano của Real Madrid. Số là Câu lạc bộ River Plate, khi bán Di Stefano cho Câu lạc bộ Millionarios của Colombia, đã cẩn thận "thòng" trong hợp đồng một câu rằng mặc dù "bán" anh, thế nhưng chính thức mà nói, "quyền sở hữu" Di Stefano vẫn thuộc về River Plate! Điều đó có nghĩa là bất kỳ một sự chuyển nhượng nào mà Millionarios thực hiện đối với Di Stefano đến với một câu lạc bộ thứ ba đều phải có sự cho phép của River Plate. Real Madrid đã liên hệ trực tiếp với Millionarios, nhưng đó không phải là "chủ sở hữu" có quyền bán Di Stefano. Trong khi đó, Barcelona đã biết đường đi nước bước, thỏa thuận với River Plate nên quyền sở hữu Di Stefano phải thuộc về Barcelona!
Nhưng đời nào Real Madrid chịu chấp nhận như vậy, mặc dù trong vụ tranh chấp này, có vẻ như Real Madrid thất thế hơn so với đối thủ Barcelona. Vụ việc được đưa lên Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha để phân xử. Rất có khả năng là Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha, nếu cứ căn cứ theo lý mà nói, sẽ xử cho Barcelona thắng trong vụ tranh chấp này. Nhưng đúng lúc ấy thì một tác nhân đặc biệt xuất hiện: nhà độc tài Tây Ban Nha Franco. Vốn ưu ái câu lạc bộ bóng đá hoàng gia, ông ta đã gây sức ép mạnh mẽ với Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha và cuối cùng, một phán quyết không tiền khoáng hậu đã được đưa ra: cả hai câu lạc bộ Barcelona và Real Madrid đều có quyền sở hữu Di Stefano! Phán quyết còn quy định một cách cụ thể hơn: một mùa bóng Di Stefano chơi cho câu lạc bộ này thì mùa sau sẽ chơi cho câu lạc bộ kia, cứ luân chuyển xoay vòng như thế!
Dưới màu áo Barcelona, Di Stefano khởi đầu không mấy ấn tượng. Hơn nữa, Barcelona bực bội cảm thấy họ bị bắt ép bởi một quyết định kỳ lạ như thế nên cuối cùng bèn phản ứng phán quyết của Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha bằng cách đem nhường lại 50% "sở hữu" Di Stefano của họ cho Real Madrid. Chắc chắn sau này các nhà lãnh đạo của câu lạc bộ bóng đá xứ Catalan sẽ còn phải hối hận về quyết định "giận dỗi" này của mình
Đến : Vụ bắt cóc chấn động thế giới
Ngày 24.8.1963, tin tức phát đi từ Caracas, thủ đô của Venezuela, cho biết đã diễn ra một vụ bắt cóc. Gần như ngay lập tức, những thông tin liên quan đến vụ bắt cóc này được đăng tải trên hầu khắp các trang báo lớn trên thế giới và lan ra khắp mọi ngõ ngách địa cầu với tốc độ nhanh như điện giật! Đó quả là một điều đáng ngạc nhiên bởi vì vào đầu những năm 60 ấy, những vụ bắt cóc ở Venezuela xảy ra như cơm bữa, đến mức người ta đã nhàm với những tin tức như vậy. Vậy mà chỉ một vụ bắt cóc đã gây nên một chấn động chưa từng có lúc bấy giờ...
Đơn giản bởi vì nạn nhân của vụ bắt cóc này là một người gốc Argentina có tên là Alfredo Di Stefano!
Những kẻ tổ chức vụ bắt cóc đã rất biết chọn mục tiêu của mình. Vào thời điểm đó, Di Stefano, cầu thủ của câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha Real Madrid, đang là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới. Những chiến tích phi thường trên sân cỏ của cầu thủ này khiến cho anh có được một tiếng tăm vang dội trên toàn cầu và không phải là không có lý khi đi kèm với sự nổi tiếng luôn là sự nguy hiểm.
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, người ta đã biết được thủ phạm gây nên vụ bắt cóc chấn động này. Mặt trận giải phóng dân tộc (FALN), một tổ chức vũ trang nổi dậy chống chính quyền của Tổng thống Venezuela Romulo Betancourt, đã lên tiếng nhận trách nhiệm tổ chức vụ bắt cóc. Ở Venezuela, người ta không lạ gì tiếng tăm của FALN, tổ chức đã có những hành động bạo lực quyết liệt chống chính phủ trong thời kỳ đầu những năm 60 mà đỉnh điểm là năm 1962-1963. Chính tổ chức này đã thực hiện các vụ phá hoại đường ống dẫn dầu ở Venezuela, đốt phá cửa hàng của Công ty Sears Roebuck và táo bạo nhất là họ còn đánh bom cả sứ quán Mỹ ngay tại thủ đô Caracas... Những hành động đó khiến cho người ta có đủ cơ sở để lo ngại cho tính mạng của người cầu thủ bóng đá nổi tiếng.
Nhưng "nhân vật" chính của vụ bắt cóc, Di Stefano, lại không cảm thấy lo ngại. Cùng với đội Real Madrid tới Caracas để tham gia một giải đấu tập huấn chuẩn bị cho mùa bóng mới, sau khi nhận phòng ở khách sạn, Di Stefano ngủ thiếp đi vì quá mệt sau chuyến bay dài dằng dặc. Vào lúc gần sáng, anh bị dựng dậy bởi những tiếng gõ cửa gấp gáp và khi còn chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì đã thấy những người lạ mặt ập vào trong phòng. Một người trong số đó, sau này Di Stefano biết tên anh ta là Paulo Del Rio, còn gí súng vào đầu Di Stefano bắt anh phải im lặng, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng! Mọi chuyện sau đó diễn ra y như trong một cuốn phim trinh thám. Di Stefano bị bịt mắt, đẩy lên một chiếc ô tô, đi vòng vèo rồi sau đó, khi được tháo băng bịt mắt, thấy mình đang ở trong một ngôi nhà xa lạ. Những người bắt cóc anh đối xử khá tử tế. Họ cho biết tính mạng của anh hoàn toàn không bị đe dọa, bởi mục đích của cuộc bắt cóc này hoàn toàn khác so với những vụ bắt cóc vẫn xảy ra trước đó ở Venezuela. Thậm chí, trong câu chuyện phiếm giữa Di Stefano với những kẻ bắt cóc anh, chủ đề thường xuyên được đề cập tới là bóng đá. Những người canh gác tỏ ra khá am hiểu về bóng đá và về bản thân đối tượng mà họ đang canh giữ. "Hội chứng Stockholm" dùng để chỉ hiện tượng người bị bắt cóc lại có cảm tình với những người bắt cóc mình tỏ ra đúng trong trường hợp này. Di Stefano thấy có thiện cảm với những người bắt cóc anh, và anh cũng biết họ đã cam kết với thế giới rằng sẽ chỉ giam giữ Di Stefano đúng 48 giờ đồng hồ, sau đó sẽ thả anh ra, an toàn, nguyên vẹn.
Vậy mục đích của những người tổ chức vụ bắt cóc Di Stefano là gì? Một thỏa hiệp với chính phủ? Một yêu cầu tiền chuộc lên đến 6 chữ số? Hay một hành động nhằm thể hiện thái độ chống chính quyền Franco ở Tây Ban Nha?
Tất cả đều không phải. Mục đích của vụ bắt cóc sau đó đã được thủ lĩnh của FALN, Canales, tuyên bố rõ ràng: "Bằng việc bắt cóc Di Stefano, chúng tôi muốn thế giới chú ý đến tình trạng chính trị ở Venezuela".
Nói cách khác, Di Stefano quá nổi tiếng đến nỗi Canales và các chiến hữu của ông cho rằng việc bắt cóc anh sẽ thu hút được chú ý của toàn thế giới đối với tình hình chính trị ở Venezuela cũng như cuộc đấu tranh vũ trang của họ chống chính quyền của Tổng thống Romulo Betancourt.
Và có vẻ như họ đã tính toán đúng. Sau 48 giờ đồng hồ, khi đã đạt được mục đích thu hút sự chú ý của thế giới, những người bắt cóc đã thả Di Stefano tại một khu phố ở trung tâm Caracas, rồi anh đi taxi về sứ quán Tây Ban Nha. Hai ngày sau, Di Stefano đã có mặt trong trận đấu giữa Real Madrid với Câu lạc bộ Sao Paulo của Brazil...
Năm 2002, khi Real Madrid kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của câu lạc bộ này, bạn bè và thân nhân của Canales đã gửi thư xin lỗi đội bóng và Di Stefano về sự kiện hy hữu xảy ra 40 năm trước. Còn tới năm 2005 thì Paulo Del Rio, người đã gí súng vào đầu Di Stefano năm xưa, đã thân hành tìm gặp lại con tin của anh ta để hồi tưởng lại những gì đã diễn ra trong sự kiện gây chấn động thế giới hơn bốn thập niên trước...
Có thể sau này đó là một điều lạ lùng nhưng vào thời điểm đầu những năm 50 ấy, việc một câu lạc bộ ở Liên Xô vừa có đội bóng đá, đồng thời có luôn cả đội hockey (khúc côn cầu) trên băng là một chuyện hết sức bình thường. Thậm chí khi ấy huấn luyện viên Tchernychev của đội bóng đá Dinamo Moscow cũng đồng thời kiêm luôn vai trò huấn luyện viên của đội khúc côn cầu trên băng Dinamo Moscow!
Khi Yashin đề đạt nguyện vọng xin chuyển sang chơi cho đội khúc côn cầu trên băng của Câu lạc bộ Dinamo Moscow thì huấn luyện viên Tchernychev đồng ý ngay. Thế là với Yashin trong khung thành, đầu đội mũ giáp bảo vệ, tay cầm cây gậy để chặn những trái bóng cao su dẹt của đối phương, Câu lạc bộ khúc côn cầu trên băng Dinamo Moscow đã tiến băng băng trong giải vô địch quốc gia, vượt qua những đội khúc côn cầu sừng sỏ ở Liên Xô thời bấy giờ như các đội khúc côn cầu của không quân và lục quân Liên Xô. Dinamo Moscow lọt vào tới trận chung kết và giành chiến thắng trong trận đấu quyết định ngày 12.3.1953, giành chức vô địch khúc côn cầu toàn Liên Xô!
Thủ môn vĩ đại của mọi thời đại đã giành danh hiệu vô địch đầu tiên, không phải trong bóng đá mà là môn khúc côn cầu trên băng
Một thủ môn vụng về
Trong giai đoạn đầu tiên của sự nghiệp, Lev Yashin còn nổi tiếng là một thủ môn... vụng về. Đã từng có lần khi đội bạn tấn công, Yashin nhảy ra ôm nhầm chân cầu thủ hậu vệ đội nhà để bóng bay vào lưới! Một lần được thay thế Khomich trong một trận đấu khi đội Dinamo Moscow đang dẫn 1-0, Yashin đã để lọt lưới một bàn rất ngớ ngẩn, khiến cho đội bạn gỡ hòa 1-1, đã thế lại còn vui vẻ tuyên bố rằng "dù sao tôi cũng giúp đội giành được một trận hòa!". Năm 1952, trong một lần cả hai thủ môn chính Khomich lẫn Sanyi đều bị chấn thương, Ban huấn luyện đội Dinamo Moscow quyết định đưa Yashin vào chơi ở vị trí chính thức trong trận đấu với Dinamo Tbilisi. Cho đến giờ nghỉ giải lao, đội Dinamo Moscow đã dẫn tới 4-1. Vậy mà bước sang hiệp 2, không rõ do quá run hay vì chưa có kinh nghiệm tham gia những trận đấu căng thẳng sau một thời gian dài ngồi dự bị nên Yashin đã để lọt lưới liền 3 quả, để đội bạn gỡ hòa 4-4. Rất may là tới phút 89 của trận đấu, một cầu thủ trong đội Dinamo Moscow là Bescov mới nâng được tỷ số lên 5-4, giúp Dinamo Moscow giành thắng lợi.
Ngay cả khi thi đấu đỉnh cao, Yashin cũng từng phạm phải những sai lầm khó giải thích nổi. Điển hình như trong trận tuyển Liên Xô gặp đội tuyển Colombia tại Giải vô địch thế giới năm 1962 ở Chile. Khi ấy, đội tuyển Liên Xô đã dẫn đội bóng Nam Mỹ 3-0 chỉ sau 11 phút và 4-1 kể từ phút 55. Không một ai nghi ngờ gì vào chiến thắng chung cuộc của các cầu thủ Xô viết. Vậy mà Yashin đã để lọt lưới trực tiếp từ một tình huống đá phạt góc bình thường và sai lầm này đã khiến cho các cầu thủ Colombia lấy lại cảm hứng để vùng lên. Thêm 2 bàn thua nữa chỉ trong vòng 10 phút và kết quả hai đội rời sân với tỷ số hòa 4-4!
Không có ai có cuộc đời gắn bó mật thiết với World Cup như Beckenbauer. Ông đã từng vô địch World Cup trên cả cương vị cầu thủ và huấn luyện viên, rồi làm Chủ tịch Ủy ban tổ chức World Cup 2006, và ngay cả đám cưới của ông cũng được tổ chức giữa một vòng chung kết World Cup. Hãy cùng thử nhìn lại cuộc đời của huyền thoại bóng đá này …
Franz Beckenbauer sinh ngày 11 tháng 9 năm 1945 tại Munich trong hòan cảnh nước Đức bị tàn phá sau Chiến Thế giới lần thứ 2. Năm 14 tuổi ông tham gia vào đội tuyển trẻ của Bayer Munich và 3 năm sau ông đã bỏ công việc làm nhân viên bán bảo hiểm tập sự để trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Lúc đó Bayern Munich chỉ là một câu lạc bộ kém cỏi ở Tây Đức và chưa từng bao giờ dành được một vị trí ca o nào ở Bundesliga kể từ khi nó thành lập năm 1963. Nhưng ngay khi Beckenbauer xuất hiện lần đầu tiên trong vai trò tiền vệ cánh trái thì nó đã chuyển mình và trở thành một trong những câu lạc bộ mạnh ở Bundesliga lúc bấy giờ. Ngay sau đó ông được chuyển vào đá tiền vệ giữa và được gọi vào đội tuyển Tây Đức. Trận đấu đầu tiên của ông trong màu áo đội tuyển quốc gia, Tây Đức phải gặp đội tuyển Thụy Điển trên sân khách trong trận đấu quyết định giành quyền vào vòng chung kết World Cup 1966. Đó là một trận đấu đầy áp lực cho ngay cả các cầu thủ đầy kinh nghiệm. Thế nhưng Beckenbauer cầu thủ mới 20 tuổi, ít kinh nghiệm thi đấu quốc tế đã thể hiện một bản lĩnh tuyệt vời và đã giúp đội tuyển Tây Đức dành chiến thắng 2-1 và lọt vào vòng chung kết World Cup 1966. Trận đấu này đã khiến khán giả phải biết đến tên ông và cho thấy phần nào phẩm chất của một nhà lãnh đạo trong ông.
World Cup đầu tiên
Beckenbauer không bao giờ có thể ngờ được rằng World Cup 1966 sẽ là bắt nguồn cho sự kình địch kéo dài đến tận ngày giữa đội tuyển Tây Đức và đội tuyển Anh nay khiến cho những trận đấu giữa 2 quốc gia này bao giờ cũng hấp dẫn và thu hút sự quan tâm giới hâm mộ.
Trận đấu đầu tiên, đội tuyển Đức gặp đội tuyển Thụy Sĩ, Beckenbauer đã nhanh chóng chứng tỏ được tài năng của mình khi đóng góp 2 bàn thắng vào chiến thắng 5-0 của đội tuyển Tây Đức. Sau đó Tây Đức hòa Achentina 0-0 và thắng Tây Ban Nha 2-1 để lọt vào vòng tứ kết.
Ở trận tứ kết gặp Uruguay, đội tuyển Tây Đức chỉ với 9 cầu thủ đã đè bẹp Uruguay 4-0 trong đó có một bàn thắng của Beckenbauer.
Sau đó tại trận bán kết, Beckenbauer lại một lần nữa đưa đội tuyển Tây Đức tiến vào sâu hơn nhờ cú sút từ xa bằng chân trái đánh bại thủ môn huyền thoại của Liên Xô Lev Yashin.
Ở trận chung kết, Beckenbauer được giao nhiệm vụ đeo bám chặt cầu thủ xuất sắc nhất của đội tuyển Anh lúc bấy giờ là Bobby Charlton khiến cầu thủ này chẳng thể làm được gì. Tuy vậy cú hat-trick xuất sắc của Geoff Hurst đã giúp đội tuyển Anh chiến thắng trong một trận chung kết đầy tranh cãi. Đó cũng là khởi nguồn cho những sự kình địch giữa hai đội tuyển Anh – Đức sau này.
Các thành công kế tiếp
Trở về Bayern Munich sau World Cup 1966, Beckenbauer đã giúp câu lạc bộ này giành Cup quốc gia Tây Đức 2 năm liên tiếp 1966 và 1967 sau đó là dành chiếc cup Châu Âu đầu tiên là chức vô đich C2 (Cup Winners’ Cup) sau khi thắng Glasgow Ranger tại trận chung kết.
Lúc này đã là đội trưởng của Bayern, Beckenbauer cùng với thủ môn Seep Maier và tiền đạo Gerd Muller đã thành nỗi khiếp sợ cho bất kỳ đối thủ nào và bộ ba này được gọi với biệt danh là “Der Bomber”. Và Tây Đức bắt đầu cuộc chinh phục Châu Âu và thế giới của mình. Năm 1968, Beckenbauer đã ghi bàn giúp đội tuyển Tây Đức thắng đội tuyển Anh lần đầu tiên. Cuối những năm 60, Beckenbauer với sự chỉ dẫn của huấn luyện viên người Ý Giancinto Facchetti , đã tập đá ở vị trí hậu vệ cánh trái kết hợp với sự di chuyển vào giữa để ngăn chặn sự tấn công chính diện của đối phương. Chính nhờ vào những thử nghiệm này, Beckenbauer đã hình thành trong đầu khái niệm cơ bản về một vị trí mới, vị trí libero.
World Cup 1970, tuy Tây Đức không dành chức vô địch nhưng họ đã loại được kẻ kình địch kiêm nhà đương kim vô địch, đội tuyển Anh, tại trận tứ kết. Ở trận này, đội tuyển Tây Đức đã bị dẫn trước 2-0, nhưng bàn thắng của Beckenbauer ở phút 68 đã giúp các cầu thủ Tây Đức lấy lại tinh thần và thắng ngược lại 3-2. Thế nhưng Tây Đức lại bị Italia loại ở bán kết sau khi thua 4-3 và sau đó thắng Uruguay 1-0 để dành giải ba.
Năm 1971, Beckenbauer trở thành đội trưởng của đội tuyển Đức. Một năm sau đó, tại EURO 72, Tây Đức đã dành chức vô địch sau khi đánh bại Liên Xô 3-0 tại trận chung kết và năm đó Beckenbauer được bầu làm “ Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu”.
Chức vô địch World Cup đầu tiên
World Cup 1974 được tổ chức tại Tây Đức, đội trưởng Beckenbauer, lúc này đã rất nổi tiếng ở vị trí libero, tràn trề hy vọng đưa đội Tây Đức dành chức vô địch ngay trên sân nhà. Ngay cả thất bại 1-0 ở vòng bảng trước người anh em Đông Đức cũng không thể cản nổi bước họ. Dù vậy, Tây Đức cũng gặp phải một trở ngại đáng gờm đó là “cơn lốc màu da cam” Hà Lan với lối đá tổng lực và đội trưởng xuất sắc Johan Cruyff. Trân chung kết World Cup 1974 là cuộc đối đầu của 2 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới lúc đó là Beckenbauer và Cruyff. Thế nhưng bắt đầu trận đấu lại cho thấy người Đức không thể cản nổi Cruyff và anh đã kiếm cho Hà Lan một quả penalty vào phút thứ 2 và Neeskens đã thực hiện thành công qủa penalty này. 23 phút sau, Tây Đức cũng gỡ hòa bằng một quả penalty của Breitner. Đến phút 43, Gerd Muller đã ghi bàn thắng quyết định giúp Tây Đức giành chiếc Cup vô địch World Cup 1974.
Kết thúc sự ngiệp cầu thủ
Năm 1976, Beckenbauer lại được bầu làm cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu lần thứ 2 nhờ vào cú hat-trick trong trận chung kết EURO 76 với Tiệp Khắc. Tuy vậy Tây Đức vẫn bị thua sau loạt đá luân lưu.
Năm 1977, Beckenbauer từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế sau 103 trận chơi cho đội tuyển Tây Đức. Cũng trong năm đó, ông ký hợp đồng trị giá 2,5 triệu dollar để sang chơi cho Câu lạc bộ New York Cosmos của Mỹ và giành 3 chức vô địch Soccer Bowl ở đó. Năm 1980, ông trở về Đức chơi cho câu lạc bộ Hamburg SV. Đến năm 1983, ông lại quay lại chơi cho New York Cosmos và kết thúc sự nghiệp cầu thủ tại đó vào năm 1984.
Ngày sinh : 29/04/1970
Nơi sinh: Las Vegas, Nevada, Mỹ
Quốc tịch : Mỹ
Trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp cầm vợt, Andre Agassi đã để thua tay vợt người Đức Benjamin Becker tại vòng 3 giải Mỹ mở rộng 2006 đồng thời chính thức chấm dứt sự nghiệp 20 năm cầm vợt lẫy lừng của mình với 60 danh hiệu ATP và 8 chức vô địch Grand Slam.
Cho dù trận đấu chia tay không được như mong đợi vì bại trận, nhưng tất cả những người hâm mộ Andre Agassi vẫn nồng nhiệt chúc mừng anh.
Không phải tay vợt được đánh giá là xuất sắc nhất mọi thời đại của làng quần vợt thế giới nhưng Andre Agassi hoàn toàn xứng đáng được giới hâm mộ tôn vinh như một huyền thoại bởi tất cả những đóng góp của anh.
Thuở ban đầu
Sinh ngày 29/4/1970, Agassi đến với quần vợt ngay từ khi còn rất bé. Với mong muốn có một người con thâu tóm cả 4 danh hiệu Grand Slam, ông bố Mike Agassi đã buộc cậu con Andre phải tập quần vợt ngay từ khi mới 2 tuổi. Và dĩ nhiên, đồ chơi của cậu bé Andre khi ấy chỉ có vợt và bóng.
Lúc đó, trung bình mỗi ngày cậu bé phải đánh khoảng 3000 đến 5000 quả. Khi lên 5 Agassi đã tập với các tay vợt chuyên nghiệp, đên năm 14 tuổi cậu bé được gửi vào trung tâm quần vợt nổi tiếng của Nick Bolletieri tại Florida.
Ngay sau khi anh bước chân vào làng quần vợt chuyên nghiệp, Agassi đã nhanh chóng nổi lên là một tay vợt đầy triển vọng. Chỉ sau có 2 năm thi đấu, Agassi đã có trong tay chức vô địch của 7 giải, đó chính là một kỷ lục đối với một tay vợt trẻ.
Bên cạnh những thành tích ấn tượng trên sân đấu, Agassi còn nổi tiếng với cách ăn mặc màu mè, mái tóc dài giống những ca sĩ nhạc rock và chiếc khuyên tai.
Câu khẩu hiệu “hình ảnh là tất cả” mà Agassi quảng cáo cho loại máy ảnh Canon đã trở nên quen thuộc với tất mọi người mỗi khi nhắc đến anh. Cũng chính vì khẩu hiệu này mà Agassi đã từ chối tham dự giải Wimbledon trong suốt khoảng thời gian từ năm 1988 - 1990.
Khi ấy, Ban tổ chức (BTC) giải đấu này đã yêu cầu các tay vợt mặc đồ thi đấu màu trắng còn Agassi lại không chịu vì thích mặc những gì mình thích chứ dứt khoát không theo quy định của BTC. Với hành động này, biệt danh “kẻ nổi loạn” được đặt cho Agassi từ đó.
Trở thành huyền thoại...
Năm 1991, Agassi chấp nhận thi đấu tại Wimbledon và lọt vào vòng tứ kết. Mọi bước ngoặt của Agassi đã đến kể từ năm 1992, khi anh có được danh hiệu Grand Slam đầu tiên trên mặt sân cỏ Wimbledon. Điều này đã khiến giới chuyên môn bất ngờ bởi lối chơi đánh bóng từ cuối sân của Agassi vốn không được đánh giá cao trên mặt sân cỏ.
Khoảng thời gian từ năm 1994 - 1996 quả là đáng nhớ trong sự nghiệp của Agassi. Anh giành chiến thắng tại giải Mỹ mở rộng (1994), Australia mở rộng (1995), giữ ngôi vị số 1 thế giới trong suốt 30 tuần và giành HCV Olympic Atlanta 1996.
Sau đó là những chấn thương cộng thêm tâm lý chia tay với người vợ đầu tiên đã khiến cho Agassi thi đấu xuống phong độ, thậm chí anh còn tụt xuống vị trí thứ 141 trên bảng xếp hạng các tay vợt thế giới. Năm 1998, xuất phát với vị trí 141, Agassi kết thúc năm với vị trí thứ 6 sau khi giành 5 danh hiệu.
Một năm sau, Agassi đi vào lịch sử với tư cách là tay vợt thứ 5 giành cả 4 danh hiệu Grand Slam. Cuối năm 1999, Agassi giành thêm chức vô địch giải Mỹ mở rộng và kết thúc năm với danh hiệu số 1 thế giới.
Sau khi kết hôn với tay vợt cựu số 1 thế giới Steffi Graf và được sự động viên của vợ cùng hai cậu con trai Jaden Gil và Jaz Elle, Agassi đã liên tục giành thắng lợi trong những năm cuối của sự nghiệp.
Cho đến trận đấu gặp tay vợt người Đức tại vòng 3 giải Mỹ mở rộng năm nay, Agassi vẫn muốn tiếp tục kéo dài màn trình diễn của mình, nhưng anh đã không thể làm được điều này và đành chấp nhận thua cuộc trước tay vợt Benjamin Becker.
Anh nói: “Tôi không muốn phải rời sân đấu sớm thế này”. Agass Andre Agassi đã bật khóc khi bước vào phòng thay đồ. Tay vợt người Mỹ đã kết thúc sự nghiệp sau trận đấu thứ 870 của mình.
Trong khi đó, đối thủ của anh ở trận chia tay này cũng hết sức khâm phục Agassi và phát biểu: “Agassi là một tượng đài của quần vợt thế giới. Anh đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp thi đấu và đây là thời điểm không thể nào quên đối với anh ấy. Agassi xứng đáng với những gì mà anh nhận được từ khán giả. Tôi xin chúc anh những điều tốt đẹp nhất và tôi cũng biết rằng anh ấy rất hạnh phúc trong cuộc sống đời thường”.
Ngày sinh : 07/01/1981
Nơi sinh: Moscow, Nga
Quốc tịch : Nga
Ngay từ lúc 13, 14 tuổi, Kournikova đã là một tay vợt trẻ hàng đầu khi cô đã dành được nhiều chiến thắng ở các giải nghiệp dư, nổi bật là giải nghiệp dư Ý mở rộng năm 1995. Kết thúc năm đó, cô dành được danh hiệu Vô địch nghiệp dư U18 Châu Âu đồng thời đoạt được chức Vô địch nghiệp dư U18 Thế giới.
Tay vợt người Nga này có trận thi đấu chuyên nghiệp đầu tiên lúc 14 tuổi khi tham dự Fed Cup, trở thành tay vợt trẻ nhất tham dự và dành được thắng lợi. Lúc 15 tuổi, cô lọt đến vòng 4 của giải Mỹ mở rộng, cuộc phiêu lưu của cô bé 15 tuổi chỉ dừng lại khi thất thủ trước tay vợt số 1 thế giới lúc ấy là Steffi Graf.
Kournikova là thành viên của phái đoàn Nga tham dự Olympic 1996 tại Atlanta. Năm 1997 khi 16 tuổi, cô lọt vào bán kết Wimbledon trước khi thất bại trước Martina Hingis (vô địch giải đấu này). Kết thúc năm 1998, cô lọt vào tốp 20 tay vợt hàng đầu và có những chiến thắng ấn tượng trước những tay vợt xuất sắc lúc đó như Martina Hingis, Lindsay Davenport, Steffi Graf.
Cô đã dành được 16 danh hiệu đánh đôi bao gồm 2 chiến thắng ở giải Úc mở rộng năm 1999 và năm 2000 (2 danh hiệu dành được với Martina Hingis, người thường đánh cặp với cô từ năm 1999). Kournikova thật sự thành công ở nội dung đánh đôi khi bước lên ngôi vị số 1 thế giới bảng xếp hạng WTA.
Tuy nhiên thành tích đánh đơn của cô không có gì tiến triển sau năm 1999. Trong giai đoạn trước, Kournikova thường đứng trong tốp từ 10 đến 15 (cao nhất là hạng 8), tuy nhiên giờ đây cô đã không còn giữ vững trong vị trí đó nữa. Cô đã tham dự 130 giải thi đấu, nhưng chỉ có 4 giải đi đến được trận chung kết và chưa bao giờ dành được danh hiệu Grand Slam nào.
Năm 2003 chấn thương lưng nghiêm trọng đã làm ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp của cô gái tóc vàng. Kournikova đã không đủ thể lực để tiếp tục tham gia vào quần vợt đỉnh cao nữa và từ lúc đó trở đi, cô không tham dự một giải đấu nào thuộc của WTA. Đó là một điều đáng tiếc đối với cô và cả với người hâm mộ. Kournikova đã tiếc nuối phát biểu trên tạp chí ELLE rằng nếu có đủ 100% sức khoẻ cô sẽ quay lại quần vợt và sẽ tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới. Thỉnh thoảng cô vẫn tham gia các trận đấu vì mục đích từ thiện.
Hầu hết tiếng tăm của Kournikova đến từ những thông tin bên lề về cuộc sống của cô. Từ khi bắt đầu ở Mỹ mở rộng năm 1996 lúc 15 tuổi, vẻ đẹp của Kournikova đã tạo một ấn tượng tốt trong giới mộ điệu và theo thời gian, số lượng hình ảnh của cô xuất hiện ngày càng nhiều trên các loại tạp chí. Kournikova được chọn vào danh sách 50 người phụ nữ đẹp nhất vào các năm 1998, 2000, 2002, 2003 và đồng thời được chọn là vận động viên nữ hấp dẫn nhất do ESPN bầu chọn.
Ngày sinh: 05/07/1966
Nơi sinh: Oliena, Sardinia
Quốc tịch : Italia
Zola trải qua thập kỷ đầu tiên trong sự nghiệp cầu thủ của mình với 2 CLB Napoli và Parma, sau đó anh mới chuyển qua Anh gia nhập Chelsea, và trở thành huyền thoại ở sân Stamford Bright.
Nhưng CLB đầu tiên mà anh ký hợp đồng không phải là Napoli của thiên tài Maradona mà là một CLB vô danh Nuorese. Đó là vào năm 1984, Zola ký hợp đồng chuyên nghiệp với CLB Nuorese khi anh 18 tuổi. Năm 1989 Zola đầu quân cho Napoli, lần đầu tiên được tham dự sân chơi cao nhất của bóng đá Italia, Seri A.
Khi Zola tới Napoli, anh được kỳ vọng như là người sẽ kế tục biểu tượng Maradona. Bằng tài năng anh cũng đã chứng minh rằng sự kỳ vọng của mọi người được đặt đúng chỗ. Lúc này Maradona vẫn đang ở Napoli, và Zola bị ảnh hưởng bởi Maradona rất nhiều. Được chơi bóng cùng Maradona vừa là cơ hội mà cũng là thách thức với những cầu thủ trẻ như Zola. Zola có thể học hỏi những kỹ thuật siêu đẳng của Maradona, nhưng đồng thời phải làm sao để không bị che lấp bởi cái bóng quá lớn của thần tượng. Một phần nào đó anh cũng đã có được chỗ đứng vững chắc của mình ở CLB. Cùng với Maradona anh đã giúp Napoli vô địch mùa bóng 1989-1990, sau đó là siêu cúp Italia 1991. Cũng vào năm 1991 anh được gọi vào đội tuyển Italia.
Năm 1993, hai năm sau ngày Maradona rời Napoli, Zola cũng chuyển sang ngôi nhà mới, Parma, một CLB giàu truyền thống của Ý. Tại đây, Zola tiếp tục gặt hái những vinh quang: Á quân Serie A, đồng thời đoạt Cup UEFA năm 1995. Lúc này tài năng của anh đang dần nở rộ, được biết đến như một tiền đạo đầy sáng tạo. Một năm sau, HLV Carlo Ancelotti đến tiếp quản Parma. Cũng trong năm đó, Zola phải ra đi vì bất đồng với HLV mới.
Lần này bến đỗ của anh không còn ở xứ sở hình chiếc ủng nữa, mà anh đi xa hơn, tới xứ sở của sương mù. Năm 1996, Zola gia nhập Chelsea, với giá 4,5 triệu Bảng. Lúc này The Blue đang được dẫn dắt bởi danh thủ của bóng đá Hà Lan Ruud Gullit.
Zola hòa nhập với Chelsea rất nhanh, như cá gặp nước. Đây chính là CLB mang tới cho Zola nhiều vinh quang nhất. Tại đây tài năng của Zola đã thật sự chín muồi và thăng hoa. Anh không những là tiền đạo chủ lực, mà còn là thủ lĩnh tinh thần của CLB.
Cùng với Gianluca Vialli, Dennis Wise, Marcel Desailly….Zola đã tạo ra một kỷ nguyên thành công cho Chelsea: FA Cup1996-1997, 1999-2000; League Cup 1997-1998; UEFA Cup 1997-1998; Siêu cúp Châu Âu 1997-1998. Ngoài ra anh còn đoạt các danh hiệu cá nhân như: Cầu thủ xuất sắc nhất 1996-1997 của Premie League. Năm 2004 anh được Nữ hoàng Anh trao tước Hiệp sĩ, ngài Zola (HLV Alex Ferguson cũng được trao tước hiệu này).
Anh thi đấu 312 trận cho Chelsea, ghi 80 bàn thắng, được fan của The Blue bầu chọn là một trong 11 cầu thủ huyền thoại của sân Stamford Bright.
Những năm cuối tại Chelsea là những năm thi đấu không thành công của Zola. Có rất nhiều lý do: vì chấn thương, tuổi tác…Năm 2003, Zola rời Chelsea đển đầu quân cho Cagliari, đang chơi ở Serie B, bất chấp lời mời ở lại của ông chủ mới Abramovic. Tại đây, ‘hiệp sĩ’ Zola cũng đã kéo được CLB nhỏ bé này trở lại Serie A. Anh chơi cho Cagliari thêm một năm nữa tại Serie A, tháng 6 năm 2005 Zola chính thức giải nghệ, kết thúc sự nghiệp thi đấu đầy thành công của mình.
Có một điều làm Zola không vừa ý, đó là anh chưa có bất kỳ một danh hiệu nào với Azzuri, mặc dù thời gian thi đấu cho đội tuyển không phải là ít, từ năm 1991 đến 1997. Anh thật sự không có vai trò nổi trội trong đội tuyển Italia như là ở CLB. Người ta bảo anh không gặp thời, vì ở đó có Roberto Baggio đã quá nổi tiếng.
Anh đã ra sân 627 trận, ghi được 193 bàn thắng trong suốt sự nghiệp thi đấu của mình. Hiện nay Zola là HLV của U20 Italia. Mặc dù có rất nhiều lời mời từ các câu lạc bộ, nhưng Zola vẫn chưa quyết định đi đâu cả.
Ngày sinh:13/10/1982
Nơi sinh:Sydney, Úc
Quốc tịch : Úc
"Kình ngư" Ian Thorpe hoàn toàn thống trị nội dung 400m tự do từ khi anh đoạt chức vô địch thế giới năm 1998, vô địch Olympic 2000 và vô địch thế giới năm 2001 (giải này anh thắng tất cả 6 huy chương vàng). Đồng thời anh thắng cả nội dung 200m, 800m tự do và anh là tay bơi 100m tự do nhanh nhất thế giới.
Tại Olympic 2000, Thorpe đã đưa đội tuyển tiếp sức Úc dành thắng lợi chưa từng có trong lịch sử trong việc dành được huy chương vàng 4x100m và 4x200m tự do tiếp sức khi đánh bại đội tuyển Mỹ cực mạnh chưa hề thất bại trong nội dung này. Tổng cộng tại thời điểm đó anh đã phá vỡ 22 kỷ lục thế giới, dành 3 vàng, 2 bạc trong lần tham dự Olympic đầu tiên, 8 danh hiệu vô địch thế giới, 10 huy chương vàng Commonwealth và 9 danh hiệu Pan Pacific.
Thật bất ngờ khi tuyển bơi lội Úc không có tên Thorpe trong nội dung thi đấu 400m tự do (nội dung thi đấu mà anh mạnh nhất) tại Olympic 2004. Do sa sút phong độ, anh đã rớt ra khỏi vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng làng bơi lội Úc, mà theo luật chọn lựa từ trên xuống thì Thorpe phải bị loại ra khỏi danh sách thi đấu nội dung 400m tự do của đội tuyển Úc . Tuy nhiên sau một thời gian bàn luận, tay bơi Craig Steven đã đồng ý rút lui để nhường chỗ cho Thorpe. Sự tin tưởng đã được Thorpe đền đáp lại bằng một thành tích tuyệt vời: 2 huy chương vàng ở nội dung 200m và 400m tự do, 1 huy chương bạc 4x200 tự do tiếp sức, 1 huy chương đồng 100m tự do.
Anh hiện đang là vận động viên đoạt được nhiều huy chương vàng nhất cho thể thao Úc ở các kỳ Olympic.
Ngày sinh : 20/04/0972
Nơi sinh : Việt Nam
Quốc tịch : Việt Nam
Là con trai của cựu danh thủ miền Nam Lê Văn Tâm, Huỳnh Đức được cha dìu dắt, hướng dẫn tận tình khi bước chân vào nghiệp bóng đá. Không trải qua trường lớp đào tạo năng khiếu nào nhưng thành tích thi đấu xuất sắc ở các giải đấu trường học khiến cậu bé Huỳnh Đức được giới chuyên môn quan tâm.
Lê Huỳnh Đức được coi là người kế thừa xuất sắc vai trò tiền đạo của ĐTQG sau khi danh thủ Nguyễn Cao Cường nghỉ thi đấu. Khác với nhiều đồng đội, Huỳnh Đức không trưởng thành từ các lò đào tạo năng khiếu mà đi lên từ bóng đá học sinh rồi tiếp tục tôi luyện trong thành phần các đội trẻ Quân khu 7, CA TP.HCM như một cầu thủ nghiệp dư.
Năm 1991, anh chính thức đầu quân cho CA TP.HCM và được chuyển lên thi đấu ở đội hình 1. Chỉ một năm sau, hợp cùng lớp cầu thủ chuyển về từ Trường Năng khiếu nghiệp vụ như Trần Minh Chiến, Liêm Thanh, Trí Cường, Ngọc Linh, Hiền Vinh…
Đội bóng đoạt danh hiệu VĐQG năm 1995 và một năm sau, Huỳnh Đức đăng quang ngôi Vua phá lưới, tất cả bắt đầu làm nên tên tuổi của một chân sút mới mà suốt một thập kỷ qua, trước mỗi kỳ tranh tài của bóng đá khu vực, người ta lại phải nhắc đến tên Đức bên cạnh các ngôi sao sáng nhất như Fandi Ahamad (Singapore), Natipong Sritong-in, Kiatisak Senamuang (Thái Lan)...
Năm 1996, Huỳnh Đức đoạt danh hiệu vua phá lưới lần đầu tiên với 24 bàn thắng, (ngang với kỷ lục của Nguyễn Cao Cường). Gần 10 năm được chọn vào ĐTQG (1993- 2002), anh là cầu thủ có số lần khoác áo và ghi bàn thắng nhiều nhất cho đội tuyển (dưới thời các HLV Tavares, Weigang, Colin Murphy, Riedl, Calisto). Anh còn là cầu thủ có “tuổi thọ” khá cao so với nhiều bạn bè đồng lứa: năm nay đã 32 tuổi, đang thi đấu cho đội Đà Nẵng, anh vẫn là một chân sút đáng nể của bóng đá VN.
Cho đến nay, Lê Huỳnh Đức cũng là người nắm giữ nhiều kỷ lục của bóng đá Việt Nam: Cầu thủ khoác áo ĐTQG nhiều nhất (hơn 60 trận), cầu thủ duy nhất dự đủ 3 kỳ SEA Games liên tiếp (1995, 1997, 1999) và 5 kỳ Tiger Cup liên tiếp (1996, 1998, 2000, 2002, 2004), cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho ĐTQG tại các kỳ Tiger Cup và tất cả các giải đấu khác, cầu thủ đoạt danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam nhiều nhất (1995, 1997, 2002)....
Lê Huỳnh Đức là cầu thủ vinh dự hai lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động (hạng Nhì, hạng Ba), được Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc chọn làm Đại sứ thiện chí tại Việt Nam vì tầm ảnh hưởng của anh đối với thanh thiếu nhi và xã hội.
Ngày sinh : 03/01/1969
Nơi sinh : Hurth, Đức
Quốc tịch : Đức
Lúc 18 tuổi, Michael Schumacher đã là một tay đua xe Karting vô địch Đức và Châu Âu. Năm 1991 Schumacher bắt đầu đua thể thức 1, chiến thắng giải Grand Prix một năm sau đó. Anh thắng giải vô địch thế giới năm 1994 khi đua cho đội Benetton. Sau 4 năm với Benetton, anh chuyển sang đội xe Ferrari và đến năm 2000 đã đem về cho Ferrari danh hiệu thế giới đầu tiên.
Schumacher là một huyền thoại trong làng đua xe thể thức 1 với khoảng 50 chiến thắng Grand Prix.