• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

CLB THỂ THAO PV Hải Phòng

Michael Phelps

Ngày sinh: 30/06/0985
Nơi sinh: Maryland, Mỹ
Quốc tịch :Mỹ

1159763150.jpg


Michael Phelps sinh ngày 30/6/1985, là em út trong một gia đình có hai chị gái, Hilary và Whitney, ở ngoại ô Baltimore (Maryland). Không theo con đường thể thao chuyên nghiệp, nhưng ông Fred (bố của Phelps) có tố chất của một vận động viên và điều này đã được truyền cho các con. Cả ba anh em nhà Phelps đều bơi rất tốt từ khi còn nhỏ.

Bước ngoặt quan trọng trên con đường lựa chọn sự nghiệp là khi Michael chứng kiến hai vận động viên Tom Malchow và Tom Dolan tranh tài tại Thế vận hội mùa hè Atlanta 1996. Nhờ đó, cậu bé 11 tuổi Michael Phelps bắt đầu nghĩ tới chuyện trở thành một nhà vô địch thế giới.

Cũng trong năm 1996, Phelps bắt đầu nghĩ tới chuyện bơi lội chuyên nghiệp tại bể bơi ở trường trung học Towson’s Loyola. Càng tập luyện ở đây, anh càng nhận thấy cần phải có một cơ sở vật chất và đào tạo tốt hơn. Quyết định này đã đưa Phelps tới CLB dưới nước North Baltimore.

Năm 1999, Michael giành một suất trong đội bơi hạng B của Mỹ. Tại giải bơi trẻ quốc gia, anh phá kỷ lục 200 m bướm dành cho lứa tuổi 20. Và từ năm 2000, tài năng của Michael trong làng bơi lội Mỹ thực sự được ghi nhận. Tại giải đấu mùa xuân toàn quốc, anh về nhất ở cự ly sở trường 200 m bướm.

Vài tuần sau đó, tại cuộc đua giành suất tham dự Olympic, Phelps cùng Malchow và những vận động viên khác nỗ lực giành vé tới Sydney và anh đã thành công. 15 tuổi, Michael trở thành vận động viên bơi lội trẻ nhất thi đấu cho Mỹ tại một thế vận hội, sau 68 năm.

Anh hài lòng với thành tích của mình khi về thứ 5 ở cự ly sở trường 200 bướm. Chưa dừng lại ở đó, Michael kết thúc năm với vị trí thứ 7 thế giới nội dung 200 m bướm và hạng 44 trong cự ly 400 m cá nhân hỗn hợp.

Thành tích của Michael đã nhảy vọt tại giải quốc gia Phillips 66 hồi tháng 8 năm 2001. Đầu tiên, anh lập kỷ lục thế giới mới ở cự ly 200 m bướm với thời gian 1 phút 54 giây 92, và sau đó giành HC vàng nội dung 100 m bướm. Còn ở vị trí thứ 5 khi được nửa chặng đường, nhưng Michael đã quyết tâm để về nhất.

Sau khi đăng quang ở cự ly 200 m bướm tại giải vô địch Pan Pacific, Michael kết thúc năm thành công với việc tạo dấu ấn ở nội dung này tại giải vô địch thế giới Nhật Bản. Sau đó, anh tiếp tục phá kỷ lục thế giới của chính mình và nâng thành tích lên 1 phút 54 giây 58.

Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 2003, Michael tập trung vào giải vô địch quốc gia mùa xuân. Ở đó, anh trở thành người đầu tiên chiến thắng ở ba cự ly khác nhau: 200 m tự do, 200 m ngửa và 100 m bướm. Tham dự giải vô địch thế giới tại Barcelona (Tây Ban Nha), anh luôn được mọi người nhắc đến với tư cách là nhà vô địch thế giới.

Thậm chí HLV trưởng của đội bơi Australia còn nói rằng sự so sánh Michael Phelps với Ian Thorpe đã trở nên vô duyên. Và Michael đã vô địch cự ly 200 m bướm với kỷ lục thế giới (1 phút 59 giây 93), 100 m bướm (51 giây 47) và 200 m cá nhân hỗn hợp (1 phút 56 giây 04) - cùng trong một ngày, lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử. Anh còn giành HC vàng 400 m tiếp sức.

Tham dự 8 cự ly ở Thế vận hội Athens 2004, Michael Phelps được chờ đợi sẽ vượt qua huyền thoại người Mỹ, Mark Spitz, từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước để giành được 7 HC vàng ở một kỳ đại hội. Nhưng cuối cùng, anh chỉ giành được 6 HC vàng và 2 HC đồng tại Athens 2004.

Michael có kỹ thuật hoàn hảo của một nhà vô địch thế giới. Anh biết cách tận dụng các bộ phân của cơ thể để trườn nhanh dưới làn nước xanh. Chân và tay của anh giống như những chiếc mái chèo, tạo cho anh một năng lực kỳ diệu. Bơi bướm đã là sở trường của Phelps, nhưng anh còn chứng tỏ có khả năng thống trị ở bất kỳ nội dung nào.

Kỹ thuật của Michael thì thật tuyệt vời và khó ai có thể khổ luyện để đạt được điều đó. Chế độ tập luyện của anh rất khắt khe - từ 2 đến 5 giờ mỗi ngày ở bể bơi. Anh cũng cử tạ để luyện sự dẻo dai, khéo léo và tạo cảm giác thoải mái dưới làn nước.
 
Martina Navratilova

Ngày sinh: 18/10/1956
Nơi sinh:prague, Séc
Quốc tịch :Séc

1161058749.jpg

Sau khi cùng Bob Bryan giành chiến thắng trước cặp Kveta Peschke - Martin Damm của Cộng hòa Czech với tỉ số 2-0 (6-2, 6-3) trong trận chung kết nội dung đôi nam nữ Giải Mỹ mở rộng 2006, Martina Navratilova đã chính thức nói lời từ biệt với người hâm mộ

Thật khó tin khi lời tuyên bố giã từ thi đấu ấy được thốt ra từ một phụ nữ 50 tuổi và đã có được danh hiệu Grand Slam thứ 59 trong sự nghiệp.

Martina Navratilova sinh tại Prague, Cộng hòa Czech vào ngày 18-10-1956. Tuy nhà nghèo, không được học quần vợt chính qui và sau giờ tan trường phải về trông em và làm những việc vặt trong nhà, nhưng cô bé Navratilova 8 tuổi vẫn quyết định gắn bó đời mình với quần vợt.

Năm 17 tuổi, Navratilova chính thức gia nhập làng quần vợt chuyên nghiệp. Hai năm sau, thành công đầu tiên đã đến khi cô đoạt chức vô địch đôi nữ Giải Roland Garros năm 1975 cùng Chris Evert.

Đỉnh cao sự nghiệp của Navratilova bắt đầu từ năm 1978-1990 với 41 danh hiệu Grand Slam đánh đôi (31 đôi nữ và 10 đôi nam nữ) và 18 danh hiệu đơn nữ. Trong đó có sáu lần liên tiếp vô địch Wimbledon từ năm 1982-1987.

Còn tại Giải Mỹ mở rộng, Navratilova có bốn danh hiệu vô địch từ năm 1983-1987 (cô chỉ chấp nhận ngôi á quân một lần vào năm 1985). Đến nay, Navratilova đã có bộ sưu tập huy chương mà chưa có bất cứ VĐV quần vợt nào có được với 168 danh hiệu vô địch đánh đơn và 177 danh hiệu đánh đôi.

Trong lời phát biểu giã từ, Navratilova bộc bạch: "Thật hạnh phúc khi nói lời giã từ bằng một chức vô địch. Tôi nghĩ mình vẫn có thể thi đấu ở đỉnh cao thêm năm năm nữa nhưng tôi muốn gác vợt vì tôi muốn thế và phải như thế. Tuy nhiên, quả banh nỉ vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi".

Giàu thành tích nhưng Navratilova lại có cuộc sống khá cô độc và từng thừa nhận mình là người đồng tính. Navratilova cũng là người khai mạc thế vận hội đầu tiên của dân đồng tính tại Montreal, Canada hồi cuối tháng bảy.

Phần thưởng cho chức vô địch của Bryan và Navratilova ở Giải Mỹ mở rộng 2006 là 150.000 USD. Tuy nhiên, khi được BTC trao tấm séc, Bryan đã trao cho Navratilova và nói "tất cả là của chị".

 
Nguyễn Trọng Giáp

Nguyễn Trọng Giáp sinh năm 1948 tại Hòn Gai (Quảng Ninh). Năm 1966, ông được tuyển vào đội trẻ Thể Công và năm 1970 khoác áo đội tuyển VN thi đấu với tuyển Cuba tại Hà Nội. Sau đó đội đi thi đấu ở Cuba, Trung Quốc. Năm 1984 ông Giáp là HLV phó đội tuyển Quân đội dự giải SKDA.

1160019589.jpg

Nguyễn Trọng Giáp trở thành HLV trưởng đội Thể Công từ năm 1985 - 1989, sau đó về công tác tại phòng TDTT Quân đội và hiện là ủy viên BCH LĐBĐ VN khóa IV, phó ban các đội tuyển quốc gia.

Có thể nói, bóng đá miền Bắc thời 1966-1974 không ai có thể qua mặt Nguyễn Trọng Giáp ở vị trí trung vệ. Ngoài những tố chất mà các cầu thủ xuất sắc đều có là kỹ thuật, thể lực thì ông Giáp còn hơn nhiều người ở cách chơi bóng có đầu óc. Lối chơi này được ông thể hiện thành công trong thời gian là cầu thủ đội trẻ Thể Công (1966), sau đó ông có một năm tập huấn ở CHDCND Triều Tiên (1968) và bôn tháng tập huấn ở Hungary (1969). Sự thành công của Nguyễn Trọng Giáp đã từng được nhà thơ Anh Ngọc viết đến 48 trang trong một cuốn sách với lời giới thiệu về ông: “Bộ óc trên tầm cao 1,78m”.

Thế hệ hâm mộ bóng đá thời bấy giờ đều ngưỡng mộ đội Thể Công không hẳn vì là đội bóng mạnh nhất (tám lần vô địch) mà vì có những cái tên không thể quên như thủ môn Trần Văn Khánh, trung vệ Nguyển Trọng Giáp và tiền đạo Nguyễn Thế Anh. Thậm chí rất nhiều người đến sân Hàng Đẫy để chỉ được nhìn hai thần tượng lừng lững trước khu vực cầu môn là thủ môn Khánh và trung vệ Giáp.

Trong các chuyến đi nước ngoài tập huấn và thi đấu hay ngồi xem các trận đấu trên truyền hình, Nguyễn Trọng Giáp đều ghi chép đầy đủ, phân tích chi tiết lối chơi của các trung vệ và sau đó vận dụng rất thành công trên sân đấu. Có kỹ thuật, thể lực và chiều cao lý tưởng, lại chịu khó học hỏi nên mỗi lần ra sân thi đấu Giáp ra vào hợp lý, tính toán chính xác để có mặt kịp thời, cắt đứt những đường tấn công của đối phương.

Không chỉ thi đấu xuất sắc trong nước, trung vệ Nguyễn Trọng Giáp luôn giành ưu thế trong các pha đối mặt với tiền đạo nước ngoài không chỉ ở tầm thấp mà cả những pha tổ chức tấn công bóng bổng. Và không chỉ phòng thủ, trung vệ Giáp còn có nhiều đường tổ chức tấn công chính xác cho đồng đội. Bóng đá miền Bắc thời kỳ này có rất nhiều ngôi sao nhưng chưa bao giờ đội tuyển VN không có tên Nguyễn Trọng Giáp trong danh sách tuyển chọn.

 
Nguyễn Hồng Sơn

Ngày sinh: 09/10/1970
Nơi sinh: Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịch :Việt Nam

1160017971.jpg

Cái tên Hồng Sơn được nhiều người biết đến như một biểu tượng đẹp về người cầu thủ tài năng của bóng đá Việt nam. Nhiều người còn biết đến cả anh trai Nguyễn Sỹ Long của anh, cũng từng là cầu thủ Thể Công. Dân nghiền bóng đá cũng không lạ gì hai người cậu của Hồng Sơn là Hoàng Gia Thắng (cựu cầu thủ Quân khu Thủ đô) và Hoàng Gia Lợi (đội trẻ Thể Công)… Nghe qua, có vẻ như anh được sinh ra trong một gia đình có truyền thống về bóng đá, nhưng sự thực không phải vậy.

Nhưng về tuổi thơ của mình, Hồng Sơn cho biết, bố anh lại không mê bóng đá, cụ say và theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh khi có tới mấy chục năm kinh nghiệm tại hợp tác xã nhiếp ảnh Phương Đông nổi tiếng một thời. Mẹ Hồng Sơn yêu văn nghệ, và dù bận việc kinh doanh, vẫn sinh hoạt văn nghệ nghiệp dư đều. Nhưng cả hai người đều không mặn mà lắm với việc cậu con trai cứ lông bông cả ngày ngoài đường với trái bóng.

Bố anh rất muốn Hồng Sơn nối nghiệp cha. Dù nhà có tới 5 con trai, mà trước đó, đứa thì làm nhạc sỹ, đứa đá bóng chuyên nghiệp, nên cụ hy vọng nhiều hơn cả vào cậu con trai thứ. Ngày ấy, khi Hồng Sơn chỉ mới 10 tuổi, phần vì tò mò trẻ nhỏ, phần vì muốn giúp đỡ bố, cậu cũng lọ mọ chui trong phòng tối, ngắm nghía xem cha mình rửa tráng ảnh, hay lấy những mảnh kính vỡ để tạo sao, tạo hình khối cho những bức ảnh theo kiểu thủ công, hoặc khi rảnh lại ngồi cắt xén mép viền.

Thế nhưng, đó chỉ là sự quan tâm đơn thuần của trẻ nhỏ, bởi không điều gì có thể thay thế được niềm say mê được chơi bóng cùng lũ bạn trên những vỉa hè vắng vẻ hồi ấy của Hà Nội.

Thấy con ham mê quá đỗi, cha Hồng Sơn nhận ra phải có sự uốn nắn. Đánh đòn, giao thêm việc, thậm chí nhốt cả ngày ở nhà để cậu bớt lang thang, lại có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với nhiếp ảnh…, tất tần tật những cái đó đều không làm thay đổi được tình yêu với bóng đá dường như đã ăn sâu vào trái tim cậu bé. Và rồi khi anh năn nỉ để được theo học lớp năng khiếu của Thể Công thì “trời không chịu đất, đất phải chịu trời”, bố mẹ Hồng Sơn đành đồng ý để cậu theo đuổi nghề cầu thủ.

Mãi đến bây giờ, Hồng Sơn vẫn còn nguyên cảm giác trìu mến khi nhớ lại những ngày thơ ấu: “Cũng thích nhiếp ảnh lắm chứ, kể cả bây giờ, vẫn nhớ rõ những ngày ngồi lọ mọ tập tháo, tập lắp, tập chụp những chiếc máy Nga cổ lỗ hồi xưa, nhưng vẫn thấy mình đúng đắn khi không lựa chọn nó, bởi mình không có được cái tỉ mẩn, kiên trì đúng như đòi hỏi của công việc. Được hiếu động và phóng khoáng với trái bóng mới đúng là sở thích lớn nhất của mình”.

Có thể nói Hồng Sơn có được bộ sưu tập thành tích trong nước và quốc tế nhiều nhất trong số các cựu tuyển thủ VN. Sơn “công chúa” – biệt danh của Hồng Sơn khi mới vào đội vì sự bẽn lẽn và kỹ thuật chơi bóng như múa của anh - bắt đầu được thi đấu ở đội 1 Thể Công năm 1989 và cũng ngay năm đó được gọi vào ĐTQG.

Dù xuất hiện trong màu áo đỏ Thể Công hay tuyển quốc gia, Hồng Sơn luôn thu hút người hâm mộ bóng đá đẹp vì lối chơi khéo léo, thông minh với những đường tỉa bóng vặn lưng đối phương; đặc biệt khả năng quan sát cao giúp anh có những đường chuyền bóng thường tạo cơ hội ghi bàn cho đồng đội.

Khán giả yêu bóng đá khó quên được những đóng góp của Sơn cho đội tuyển quốc gia tại SEA Games 1995 cũng như hình ảnh anh trở về nước với đôi nạng gỗ sau cuộc chiến quyết liệt ở Tiger Cup 1996. Còn phải kể đến những bàn thắng của anh ở Tiger Cup 1998, những cú ngã điệu nghệ trong vòng cấm làm đau đầu nhiều trung vệ trong và ngoài nước... Khi được Hãng Pepsi chọn đi dự cuộc thi thách thức giữa các siêu sao bóng đá thế giới, anh đã đoạt giải nhì chung cuộc sau năm bài động tác kỹ thuật (chuyền bóng, lừa bóng qua chướng ngại, sút phạt, tâng bóng và kỹ thuật tự do).

Hồng Sơn là cầu thủ VN hiếm hoi có mặt ở tất cả các giải đấu: Tiger Cup, SEA Games, vòng loại World Cup, vòng loại ASEAN Cup và không một tấm huy chương nào của ĐTQG những năm 1990 lại thiếu tên tiền vệ Hồng Sơn.

Sau rời khỏi Thể Công, Hồng Sơn Hồng Sơn ngoài việc tham gia huấn luyện cho các cầu thủ đàn em anh còn tham gia thi đấu tại giải hạng ba trong màu áo của đội Bia Đỏ Hà Nội. Năm 2005 anh đã chuyển sang huấn luyện cho đội bóng hạng 3 Thành Nghiã Quảng Ngãi.
 
Phạm Văn Rạng

Ngày sinh : 08/01/0934
Nơi sinh : Mỹ Tho, Việt Nam
Quốc tịch : Việt Nam

1159927148.jpg

Dù hiện nay chưa có cuộc bầu chọn đội hình tiêu biểu trong lịch sử của bóng đá Việt Nam, nhưng nếu có thì vị trí thủ môn sẽ khó ai có thể cạnh tranh với “Lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng. Một vị trí gần như là “bất khả xâm phạm” mà đến nay dù đã từ giã sân cỏ gần 40 năm, tên tuổi của ông vẫn mãi mãi sống trong ký ức những người hâm mộ bóng đá như một huyền thoại.

Cuộc đời thủ môn của “lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng đã bắt đầu một cách bất ngờ, không hề được chuẩn bị, đào tạo. Khi còn là một học sinh theo học trường tư “Việt Nam học đường”, ông Rạng đá trung phong.

Nhưng trong một trận đấu gay cấn giữa Việt Nam học đường và trường Huỳnh Khương Ninh vào năm 1949, thủ môn chính thức của Việt Nam học đường là Thành vắng mặt vào giờ chót vì cha của Thành “làm cộng sản” bị Pháp bắt. Thầy dạy thể dục hỏi các cầu thủ xem ai có thể xung phong làm thủ môn và Rạng đã giơ tay.

Và từ đó ông vĩnh viễn bỏ vai trung phong - người chuyên bắn phá khung thành - để trở thành người trực diện đối phó với những cuộc bắn phá ấy. Con đường đi đến giữ “gôn” của Phạm Văn Rạng là vậy. Đầy bất ngờ và sự khởi đầu này có lẽ là trận đấu đáng nhớ trong sự nghiệp bóng đá của ông.

Năm 1951 Phạm Văn Rạng được đội Ngôi sao Bà Chiểu của ông bầu Võ Văn Ứng mời về giữ thành, rồi chỉ hai năm sau được chọn làm thủ môn cho đội tuyển Thanh Niên thay cho một tên tuổi huyền thoại khác: Lâm Kinh. Năm 1953 bị động viên vào lính và ông trở thành người trấn giữ khung thành cho đội Tổng Tham mưu.

Cùng năm 1953, ông được tuyển vào đội tuyển miền Nam Việt Nam, khi mới 19 tuổi và khoác áo đội tuyển cho đến năm 1964 thì giải nghệ. Năm 1966, dù đã 31 tuổi, ông vẫn được mời vào đội tuyển Ngôi sao châu Á (All Stars Team of Asia), bởi vị trí thủ môn chưa có cầu thủ nào của châu Á có thể cạnh tranh được. Đội Ngôi sao châu Á do cựu danh thủ Lý Huệ Đường làm HLV trưởng, trợ lý HLV là ông Peter Velappan (hiện nay là Tổng Thư ký LĐBĐ châu Á).

Tiếng tăm Phạm Văn Rạng đã lan rộng ra khắp châu Á. Báo chí nước ngoài đã tôn vinh ông là “Đệ nhất thủ môn Á châu” cùng với biệt danh “Lưỡng thủ vạn năng”. Sau khi giải ngũ, Phạm Văn Rạng chuyển qua thi đấu cho đội Quan Thuế với vai trò cầu thủ kiêm HLV cho đến ngày đất nước thống nhất.

Sau năm 1975, Phạm Văn Rạng trở thành HLV cho đội Tổng cục Vật tư và đến năm 1978 mới giã từ sân cỏ. Chia tay với trái bóng tròn, người thủ môn đệ nhất châu Á này đã làm rất nhiều nghề để kiếm sống. Năm 1985, ông quay lại sân cỏ làm HLV đội Cao su Bình Long, sau đó là Cao su Lộc Ninh và hiện nay đảm trách vai trò HLV cho trường dạy bóng đá Đa Phước.

Một huyền thoại sống của bóng đá Việt Nam, được nhắc đến mãi…
 
Valentino Rossi

Ngày sinh : 16/02/1979
Nơi sinh: Urbino, Ý
Quốc tịch :Ý

1158634249.jpg

Dành được 7 chức vô địch Grand Prix khi mới 26 tuổi đã đưa Valentino Rossi lên hàng ngũ những tay đua mô tô vĩ đại nhất.

Anh là con trai của tay đua Graziano Rossi nên từ nhỏ anh đã làm quen với đường đua. Ở mùa thứ hai khi đua ở giải Grand Prix 125 phân khối, anh đã dành được chức vô địch thế giới (1997). Sau thắng lợi đó, anh chuyển sang đua 250 phân khối và đến năm 1999 anh dành được chức vô địh thế giới.

Thắng lợi nối tiếp thắng lợi, nên anh quyết định chuyển lên thi đấu ở nội dung 500 phân khối dưới màu áo của đội Honda và đọat luôn chức vô địch vào năm 2001. Anh dành được những chiến thắng tiếp theo với Honda năm 2002, 2003 và với Yamaha năm 2004, 2005.

 
'Vua cờ' Kasparov

* Ngày sinh: 13/4/1963 tại Baku, Azerbaijan
* Sớm mất cha từ năm lên 7 tuổi
* Hiện đang sống tại Matxcơva
* Kết hôn 2 lần, và có 2 con.

vua.jpg

Kỳ thủ xếp hạng số một thế giới kể từ năm 1984, người được coi là hay nhất trong lịch sử làng cờ vua, Gary Kasparov, đã tuyên bố giã từ sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp.

Kasparov, năm nay 41 tuổi, từng trở thành nhà vô địch trẻ nhất trong lịch sử cờ vua thế giới khi mới 22 tuổi (năm 2002, Ruslan Ponomariov mới phá kỷ lục này khi đăng quang ở tuổi 18). Anh nói rằng một phần của nguyên nhân khiến anh đưa ra quyết định giải nghệ là thấy không còn mục tiêu phấn đấu trong cờ vua chuyên nghiệp.

Tay cờ sinh tại Azerbaijan được coi là kỳ thủ hay nhất trong lịch sử môn thể thao trí tuệ này. Nhưng anh trở nên nổi tiếng hơn trên toàn thế giới một phần là nhờ thất bại của anh trước siêu máy tính Deep Blue của IBM vào năm 1997.

Năm 2003, Kasparov tránh được một thất bại tương tự khi đồng ý hòa ván đấu cuối cùng trong cuộc đối đầu với một siêu máy tính khác, có tên Deep Junior (có khả năng tính 3 triệu nước đi trong một giây). Sau 6 ván đấu giữa người và máy này, tỷ số cuối cùng là 3-3.

Kasparov bộc lộ tài năng thiên phú của mình từ khi còn rất nhỏ. Năm 1973, anh gia nhập trường đào tạo cờ của cựu vô địch thế giới Botvinnik. Năm 1975, khi mới 12 tuổi, anh trở thành kỳ thủ trẻ nhất đoạt chức vô địch giải trẻ toàn liên bang Xô Viết (cũ). Năm 16 tuổi, anh đoạt chức vô địch giải trẻ thế giới. Và đúng sinh nhật lần thứ 17, Kasparov đạt danh hiệu đại kiện tướng quốc tế.

Trận đấu tranh ngôi vô địch thế giới của anh, diễn ra từ tháng 9/1984 đến 2/1985 với ĐKVĐ Anatoly Karpov, được coi là trận đấu dài nhất trong lịch sử cờ vua. Sau 48 ván căng thẳng và mệt mỏi, theo VnExpress, trận đấu buộc phải kết thúc trong tỷ số hòa. Và trong trận tái đấu 6 tháng sau đó, Kasparov đã thắng và trở thành nhà vô địch trẻ nhất lúc bấy giờ. Sau đó, anh còn bảo vệ thành công chức vô địch trước Karpov vào các năm 1986, 1987 và 1990.

Trong khoảng thời gian sau này, vì có một số bất đồng với Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE), Kasparov trả lại chức vô địch và đứng ra thành lập tổ chức cờ vua chuyên nghiệp riêng PCA. Dù không tham gia giải đấu vô địch thế giới của FIDE nữa, nhưng hệ số Elo của anh vẫn cao nhất thế giới, hiện đạt 2.804.

 
Anatoly Karpov


Anatoly Karpov là kì thủ cờ vua sinh ngày 5 tháng 5 năm 1951 tại Zlatoust, Nga. Karpov được người cha dạy cờ từ năm lên 4 tuổi, và sau đó tiến bộ rất nhanh: trở thành ứng cử viên cho chức Kiện tướng năm 11 tuổi, Kiện tướng chính thức năm 15 tuổi và Đại kiện tướng năm 19 tuổi.

Năm 18 tuổi Karpov giành chức vô địch Cờ vua trẻ. Sau đó liên tục trong ba giải đấu (Moscow, Hastings, Texas) vào các năm 1971 và 1972, Karpov đạt số điểm đồng hạng nhất. Sau đó vào năm 1973, tại Leningrad, Karpov đạt cùng số điểm hạng nhất với Korchnoi.

180px-Anatoly_Karpov.jpg

Trong giải vô địch thế giới năm 1974, ở vòng loại Karpov thắng Polugaevsky rồi đến Spassky, và Korchnoi. Trận cuối cùng với đương kim vô địch Robert Fischer đã không diễn ra theo kì vọng của khán giả vì Fischer tuyên bố không đấu và chức vô địch thuộc về Karpov.

Năm 1978, tại Baguio, Karpov bảo vệ thành công ngôi vô địch khi thắng Korchnoi (thắng 6, thua 5, hòa 21 ván).

Năm 1981, tại Merano, một lần nữa Korchnoi là ứng cử viên đấu chung kết với Karpov. Lần này Karpov đã thắng dễ dàng (thắng 6, thua 2, hòa 10).

Năm 1985, sau 10 năm giữ chức vô địch thế giới, Karpov đã phải nhường lại ngôi vô địch cho Kasparov (thắng 3 thua 5 hòa 16).

Karpov còn giành lại chức vô địch FIDE (năm 1993) và giữ chức này cho đến tận năm 1999 (thua Alexander Khalifman).

Theo đánh giá của Samuel Reshevsky, Karpov là kì thủ có khả năng công thủ toàn diện và tốc độ chơi cờ rất nhanh với một phong thái điềm tĩnh. Karpov có kiểu chơi giống như Botvinnik.

 
Lịch sử Giải Ngoại Hạng Anh

Giải Ngoại Hạng Anh

Premierleague_jpg2_jpg1.jpg

Ngày nay, giải Ngoại Hạng Anh là giải vô địch đáng xem và mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ nhất. Nơi đây đã thu hút được rất nhiều cầu thủ nổi tiếng trên toàn thế giới, và thật khó để tin rằng lần đầu tiên giải đấu này được diễn ra chỉ mới gần đây: mùa giải 1992/1993.

Trong những năm 80 của thế kỉ trước, bóng đá Anh đã gặp phải những khó khăn to lớn nhất từ trước đến nay. Các sân vận động xuống cấp, nạn Hooligan lan tràn. Các đội bóng của nước Anh bị loại khỏi các cúp châu Âu trong vòng 5 năm sau thảm hoạ ở sân vận động Heysel của nước Bỉ, thảm hoạ đã khiến cho 39 cổ động viên thiệt mạng trong trận chung kết cúp C1 giữa Liverpool và Juventus năm 1985. Kể từ đó, giải vô địch quốc gia Anh bị xuống cấp trầm trọng.

Đến năm 1989, bóng đá Anh lại phải chứng kiến thảm hoạ Hillsbrough với 96 cổ động viên thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương tại trận bán kết cúp FA giữa Liverpool và Nottingham Forest. Trước tình hình đó, Lord Justice Taylor đã đề nghị rằng cần phải có cải cách lại toàn bộ hệ thống điều hành và cấu trúc các sân vận động bóng đá trên toàn nước Anh – hình thức sân vận động không có rào chắn từ đó mà ra đời.

Cuộc cách mạng triệt để

Phải đối mặt với quá nhiều vấn đề, đặc biệt là sự xuống cấp của giải đấu dẫn đến việc không thể thu hút được các ngôi sao đã khiến cho các câu lạc bộ của Anh bất mãn. Đầu năm 1988, 10 CLB đã doạ sẽ tách ra thành lập một giải đấu riêng nhằm chiếm trọn lợi nhuận rất cao từ truyền hình. Do đó, việc cần thiết nhất lúc bấy giờ là một cuộc đại cải cách nếu như các CLB cũng như nền bóng đá Anh muốn phát triển và hưng thịnh.

Một bản Hiệp ước của các thành viên sáng lập đã được ký ngày 17 tháng 7 năm 1991 để hình thành nên những nguyên tắc cơ bản cho việc thành lập giải Ngoại Hạng Anh (Premier League) bây giờ. Giải đấu đã có sự tách biệt về mặt thương mại với giải Football League và Liên đoàn bóng đá, nhờ đó mà nó có thể tự do ký kết những hợp đồng phát sóng và tài trợ của riêng mình.

ngoai-hang-anh_jpg1.jpg
Chức vô địch mùa bóng 06 - 07 thuộc về MU

Vào ngày 20 tháng 2 năm 1992, các CLB giải hạng nhất đã đồng loạt rời khỏi giải Football League và 3 tháng sau đó, Premier League được thành lập như một công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ban lãnh đạo giải đấu đã quyết định nhượng lại toàn bộ bản quyền truyền hình cho Sky TV. Ở thời điểm đó, việc ép buộc các cổ động viên phải trả phí để xem một chương trình thể thao trực tiếp là một khái niệm gần như mới, nhưng chất lượng của giải đấu kết hợp với chiến lược marketing của Sky đã nâng Premier League lên tầm cao mới. Hợp đồng đầu tiên trị giá 191 triệu bảng trong vòng 5 năm. Nhưng để phát song trực tiếp các trận đấu từ năm 2007-2010, Sky và Setanta phải trả tới 1,7 tỷ bảng.

Định hình và phát triển

Nguồn tài trợ cũng đóng góp một vai trò vô cùng quan trong. Năm 1993, Carling đã trả 12 triệu bảng trong vòng 4 năm và giải đấu đã được biết đến rộng rãi với cái tên FA Carling Premiership. Họ đã tiếp tục gắn bó thêm 4 năm tiếp theo nữa với mức trả cao hơn gấp 3 lần. Vào năm 2001, Barclaycard đã trở thành nhà tài trợ mới với hợp đồng trị giá 48 triệu bảng trong vòng 3 năm. Ba mùa giải 2004-2007 vẫn chứng kiến cái tên quen thuộc của Barclay gắn liền với giải đấu, và giá trị lần này lên tới 65.8 triệu bảng.

Việc gia tăng về doanh thu đã đảm bảo rằng các CLB Anh có thể cạnh tranh trên quy mô toàn cầu về phí chuyển nhượng và về mức lương - một nhân tố quan trọng để thu hút những cầu thủ xuất sắc nhất từ nước ngoài hội tụ về Barclays Premier League.

Năm 1992, chỉ có 11 cầu thủ ngoài Anh và AiLen tại Premier League, nhưng đến năm 2007, con số này đã tăng lên tới hơn 250. Trong nhiều năm qua, các cầu thủ ngoại quốc đã góp phần định dạng và phát triển bóng đá Anh. Tương tự, các HLV ngoại cũng sẵn sàng làm việc tại Anh, và những kỹ thuật được sử dụng bởi Arsene Wenger, Gerrard Houllier và Ruud Gullit đã có tác động rất lớn.

Ban đầu Premier League được thiết kế cho 22 CLB nhưng nó luôn có xu hướng giảm thiểu xuống con số 20 để đẩy mạnh phát triển và chất lượng hoá trình độ của các CLB cũng như đội tuyển quốc gia. Vì thế, cho tới cuối mùa giải 1994/95 đã có 4 CLB bị xuống hạng nhưng duy chỉ có 2 đội được lên hạng.

Reading đã trở thành CLB thứ 40 góp mặt tại Premier League với việc thăng hạng vào năm 2006. Và không còn nghi ngờ gì nữa, đội bóng thành công nhất trong lịch sử Premier League chính là Manchester United. Đội bóng của Alex Ferguson đã giành được tới 9 danh hiệu vô địch và chưa từng kết thúc ở dưới vị trí thứ 3 kể từ khi Premier League bắt đầu ra mắt vào năm 1992.
 
Lịch sử Serie A

Lịch sử Serie A

Seria.jpg

Giải vô địch quốc gia Italia hay còn gọi là Serie A bắt đầu khởi tranh từ năm 1898. Đây là một trong ba giải đấu hấp dẫn nhất ở châu Âu, quy tụ những câu lạc bộ và các danh thủ tầm cỡ thế giới. Trong suốt chiều dài lịch sử, Serie A đã để lại nhiều dấu ấn vô cùng đậm nét.

Genoa C.F.C và kỉ nguyên đầu tiên

Ngay khi Serie A được hình thành, câu lạc bộ Genoa đã trở thành đội bóng đầu tiên giành được danh hiệu vô địch. Trong quãng thời gian khoảng 25 năm tiếp theo, họ đã tiếp tục có những thành công với 9 lần đăng quang. Mặc dù đến nay, Genoa đang ngụp lặn ở các giải hạng dưới nhưng không thể phủ nhận rằng kỉ nguyên đầu tiên của Calcio gắn liền với đội bóng ở thành phố cảng này.

Những năm 1960 đáng nhớ

Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, bóng đá Italia có những bước tiến dài. Hàng loạt các ngôi sao tên tuổi đã xuất hiện tạo nên những năm tháng vàng son của hai đội bóng thành Milan là Inter Milan và AC Milan.

Cũng trong giai đoạn này, huấn luyện viên huyền thoại của Inter Milan là Helenio Herrera đã đưa trường phái bóng đá phòng ngự theo kiểu Italia lên thành một thứ nghệ thuật với tên gọi Catenaccio (phòng ngự bê tông). Kể từ đây, các đội bóng Italia chính thức được biết đến với lối chơi thực dụng của mình và triết lý đó đã xuyên suốt quá trình phát triển của Calcio mãi về sau.

Lịch sử mãi lưu danh những cầu thủ xuất sắc của bóng đá thế giới xuất hiện trên đất nước hình chiếc ủng. Những cái tên như trung vệ thép Facchetti, cặp tiền đạo lừng danh Suarez - Mazzola (Inter), cậu bé vàng Gianni Rivera, C.Maldini, Altafini (Milan) đã đưa Serie A lên đỉnh cao của châu Âu khi họ mang về tới 4 chiếc cup C1. Bên cạnh đó, Juventus với Boniperti, Omar Sivori và người khổng lồ xứ Wales John Chales cũng không kém cạnh. Kể từ đây, ba đội bóng này tạo thành thế chân vạc tại Calcio.

serie20A.jpg

Inter đã có được chức vô địch mùa bóng 06 - 07 một cách dễ dàng nhờ vào những vụ gian lận tài chính của các CLB (AC Milan, Juve, Fiorentina, Lazio)?
Sự thống trị của Juvetus

Đến thập niên 70 và nửa đầu của thập niên 80, câu lạc bộ thành Turin gần như thống trị giải bóng đá Italia. Trong khoảng thời gian từ 1972-1986, bà đầm già thành Turin giành đến 9 danh hiệu Scudetto và vô số những thành công trên các đấu trường khác.

Các môn đồ của triết lý Catenaccio là HLV Vycpalech hay Trapattoni luôn hướng Juve đến lối chơi phòng ngự chặt chẽ khét tiếng, sẵn sàng bóp nghẹt những đợt lên bóng của đối phương rồi lạnh lùng tận dụng các cơ hội của mình. Có thể nói, Juventus chính là câu lạc bộ mang đậm chất Italia nhất trong lịch sử.

Đội bóng này cũng là bến đỗ của các danh thủ hàng đầu Serie A lúc bấy giờ, và họ không chỉ đóng góp cho câu lạc bộ mà còn là những ngôi sao sáng trên bình diện ĐTQG. Dino Zoff, Scirea, Cabrini, Tardelli, Gentille, Paolo Rossi từng mang vinh quang về cho tổ quốc Italia, Boniek là huyền thoại bóng đá Đông Âu, Michael Platini trở thành tượng đài sống mãi với ba lần liên tiếp đọa Quả Bóng Vàng châu Âu … giai đoạn thành công nhất trong lịch sử của Juventus này đã chính thức đưa họ trở thành đội bóng số một nước Ý.

Berlusconi và thời hoàng kim của Milan

Năm 1986, một sự kiện to lớn và trở thành bước ngoặt của Serie A đã diễn ra khi doanh nhân Silvio Berlusconi mua lại đội bóng áo Đỏ đen của thành Milan. Ông chủ giàu có này không tiếc tiền của để đem về AC Milan những cầu thủ hay nhất thế giới lúc bấy giờ, và đã dùng ảnh hưởng của Milan để đắc cử thủ tướng Italia trong thời gian dài.

Ngoài lứa cầu thủ tài năng xuất chúng như P.Maldini, Costacurta, Franco Baresi, Donadoni, Anbertini, Milan còn sở hữu bộ ba người Hà Lan bay là Frank Rijkaard, Ruud Gullit và Marco Van Basten cùng vô số những ngôi sao tên tuổi khác. Dưới triều đại hai HLV Sacchi và Capello, các Rossoneri đã giành được mọi vinh quang tột đỉnh trong bóng đá để tạo nên thời kì hoàng kim trong lịch sử câu lạc bộ.

Cùng với những năm tháng trên đỉnh thế giới của Milan , Calcio còn ghi nhận rất nhiều điểm sáng chói lọi mà tiêu biểu nhất là hai danh thủ Diego Maradona và Roberto Baggio. Huyền thoại Maradona đã đưa câu lạc bộ bé nhỏ Napoli trở thành một thế lực đáng gờm tại Serie A và của cả châu Âu. Còn Baggio, anh chính là người nghệ sĩ tài hoa nhất ở kỉ nguyên Calcio mới.

Serie A thoái trào

Những năm tháng hào hùng qua đi cũng là lúc giải bóng đá Ý lâm vào cuộc suy thoái. Bắt đầu từ sự chi tiêu vô tội vạ của nhóm bảy đại gia Juve, Milan, Inter, Roma, Lazio, Parma và Fiorentina, Serie A dần dần rơi vào cơn bão của khủng hoảng tài chính khiến cho một loạt các câu lạc bộ bị phá sản, những vụ gian lận, bê bối được phanh phui.

Đỉnh điểm là vào mùa hè năm 2006, bốn câu lạc bộ hàng đầu Calcio là Juventus, Milan, Fiorentina, Lazio đã phải ra trước vành móng ngựa vì dàn xếp tỉ số. Juventus, đội bóng giàu thành tích nhất nước Ý bị giáng xuống Serie B còn các đội bóng khác phải chịu hình phạt bắt đầu mùa giải 2006 – 2007 với số điểm âm.

Hiện tại, sau một mùa vật lộn ở giải SeriB, Juventus đã trở lại để tiếp tục cạnh tranh cùng những đội bóng hàng đầu, Milan vẫn tiếp tục quá trình trẻ hóa để tìm kiếm thành công và Inter đang là đội có thực lực mạnh nhất Serie A hiện tại. Không ai khác ngoài bộ ba này sẽ lại chi phối toàn bộ tương lai của Calcio trong những năm tiếp theo.
 
Premier Liga

Premier Liga

Liga.jpg

Giải VĐQG chuyên nghiệp Tây Ban Nha Premier Liga được xem là một trong những giải đấu hay nhất thế giới bên cạnh Premier League của Anh và Serie A của Ý. Hiện tại, La Liga hiện đang đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng của UEFA về các giải đấu châu Âu dựa trên những màn trình diễn của họ tại các giải đấu châu Âu trong vòng 5 năm, kế đó là Serie A và Premier League.

Đã từng có 9 CLB đăng quang tại giải đấu này. Nhưng kể từ những năm 1950, Real Madrid và FC Barcelona thay nhau thống trị “ngai vàng” danh giá nhất Tây Ban Nha này, trong đó, đội bóng hoàng gia của thành Madrid đã có 30 lần đăng quang, còn với Barca là con số 18. Tuy nhiên, trong suốt những năm 1930, những năm 1940 cũng như những mùa giải gần đây, La Liga đã trở nên quyết liệt hơn rất nhiều. Những nhà vô địch khác bao gồm: Valencia CF, Sevilla FC, Atlético Madrid, Deportivo de La coruna, Athletic Bilbao, Real Sociedad và Real Betis.

Vào tháng 4/1927, Jose Maria Acha, giám đốc của Arenas Club de Roldan, lần đầu tiên đề xuất ý tưởng về một giải VĐQG tại Tây Ban Nha. Sau nhiều tranh cãi về quy mô và thành phần tham gia giải đấu, liên đoàn bóng đá TBN cuối cùng đã đồng ý cho phép 10 đội bóng hình thành nên giải La Liga đầu tiên vào năm 1928. Cho đến bây giờ, chỉ còn 3 CLB sáng lập - Real Madrid, FC Barcelona và Athletic Bilbao – là chưa bao giờ bị loại khỏi giải đấu này.

la-li-ga-vo-dich_jpg1.jpg
Phần thưởng xứng đáng giành cho Real sau những nỗ lực vô cùng lớn lao của thầy trò ông Capello. (06 - 07)​
Mặc dù FC Barcelona chính là CLB giành những danh hiệu vô địch đầu tiên, và Real Madrid là CLB giàu thành tích nhất, nhưng ở những năm tháng đầu tiên của của giải đấu, Athletic Bilbao mới là những người làm sóng làm gió tại TBN với 4 lần đăng quang vào các năm 1930, 1931, 1934, 1936 và 2 lần làm á quân vào các năm 1932 và 1933.

Sau một thời gian dài thay nhau thống trị giải đấu này, Real Madrid và Barcelona hiện tại đang gặp phải những “kẻ ngáng đường” thực sự. Giữa những năm 1993 và 2004, Deportivo La Coruna đã kết thúc ở top 3 đội đầu bảng trong liên tiếp 10 mùa bóng, thành tích này thậm chí còn tốt hơn của cả 2 ông lớn của bóng đá TBN và đến năm 2000, dưới thời của Javier Irureta, họ đã trở thành đội bóng thứ 9 đăng quang tại giải đấu.

Một thử thách khác là Valencia CF. Dưới sự dẫn dắt của Hector Cuper, Valencia đã kết thúc ở ngôi vị á quân trong 2 năm liên tiếp 2000 và 2001. Và dựa trên những thành công đó, Rafael Benítez đã đưa CLB trở thành nhà vô địch La Liga vào năm 2002 và cú đúp La Liga – UEFA Cup vào năm 2004. Hiện tại, Real Madrid đang là đương kim vô địch của giải đấu danh giá này với lần đăng quang mới nhất vào năm 2007.
 
CHAMPIONS LEAGUE

CHAMPIONS LEAGUE

league.jpg

Giải vô địch các câu lạc bộ Châu Âu được bắt đầu hình thành chính xác là khoảng một tháng sau cuộc họp chính thức lần đầu tiên của UEFA được tổ chức vào ngày 2/3/1955 tại thủ đô Viên của nước Áo, còn tên gọi “European Cup” thì không phải là sáng kiến của UEFA.

Sáng lập viên người Pháp

Rất nhiều những nước thành viên sáng lập ra UEFA tỏ ra hứng thú với việc tổ chức ra một giải đấu dành cho các quốc gia. Tờ nhật báo của nước Pháp L’Equipe và tổng biên tập của họ Gabriel Hanot đã đề ra ý tưởng về một giải đấu mở rộng dành cho các câu lạc bộ ở Châu Âu. Hanot cùng với người đồng nghiệp là Jacquest Ferrant đã lên kế hoạch tổ chức một giải đấu diễn ra vào thứ Tư hàng tuần và thi đấu vào buổi tối.

Ban đầu, giải đấu được sáng tạo ra từ ý tưởng của L’Equipe không quy định những câu lạc bộ tham gia phải là những nhà vô địch ở quốc gia của họ, nhưng họ mời các câu lạc bộ được những người hâm mộ yêu thích nhất ở đất nước đó. Đại diện của 16 câu lạc bộ đã được mời tới dự một cuộc họp vào ngày 2 và 3 tháng Tư năm 1955 và những điều lệ mà L’Equipe đưa ra đã được tán thành.

Những điểm mốc lịch sử

Milan.jpg
Giây phút đăng quang ngôi vô địch Champions League mùa bóng 06 - 07​

Một thời điểm quan trọng trong tiến trình phát triển của giải đấu này là vào mùa giải 1992/1993, khi mà giải đấu UEFA Champions League đã được tăng thêm một số đội trong vòng thi đấu knock-out. Đây là dấu mốc ban đầu, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử chiếc cúp này. Ngày nay, người ta đã được chứng kiến Champions League lớn mạnh lên rất nhiều với 8 bảng đấu gồm 32 đội. Các trận đấu thường diễn ra vào giữa tuần, thứ Ba và thứ Tư trên toàn cõi châu Âu.

Mùa bóng 1997/98 đánh dấu sự thay đổi to lớn đối với giải đấu danh giá này, khi không chỉ đội vô địch mà cả những đội có thứ hạng cao ở các quốc gia cũng có thể tham dự. Với công tác truyền thông và tiếp thị hình ảnh một cách rất chuyên nghiệp, Champions League đã trở thành một “mỏ vàng” của các câu lạc bộ và có những đội đã phải trải qua đến ba vòng đấu loại mới được góp mặt tại đó.

Các kỉ lục

Trong lịch sử của giải đấu, câu lạc bộ Hoàng gia Tây Ban Nha Real Madrid đang giữ kỉ lục về số lần đoạt cúp với 9 chức vô địch. Một cầu thủ xuất sắc của Real là Francisco Gento cũng là người đang sở hữu nhiều chiếc cúp C1 nhất: 6 lần. Còn huấn luyện viên thành công nhất kể từ khi giải đấu ra đời là Bob Paisley của Liverpool khi ông đã ba lần bước lên bục vinh quang.

(Tổng hợp từ Internet)
 
Những cột mốc lịch sử của Man Utd (phần I)

Được các fan ở Việt Nam biết đến với thời gian chưa phải là lâu. Nhưng câu lạc bộ Manchester United đã mang sẵn trong mình một quá khứ đầy hào hùng mà không nhiều các đội bóng khác có thể có được. Lúc thăng, lúc trầm, thực sự Mu đã trở thành một phần lịch sử không thể thiếu được của đất nước đã sản sinh ra môn thể thao vua.

Bóng đá số xin được giới thiệu với những người hâm mộ bóng đá và các cổ động viên của Manchester United một loạt bài nói về những khoảng khắc không thể nào quên trong hơn 60 năm tồn tại và phát triển của câu lạc bộ, bắt đầu từ năm 1945. Các sự kiện quan trọng sẽ được xếp theo vị trí từ trên xuống dưới.

1.Sự xuất hiện của Matt Busby, 1945

Ban đầu Mu chỉ là một câu lạc bộ nhỏ ở thành phố công nghiệp Manchester. Kể từ sau những thành công mà Busby mang lại khi ông trở về nắm giữ đội tuyển sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm cho tên tuổi của Mu được nhiều người biết tới hơn. Với thành tích kết thúc mà giải ở vị trí thứ hai trong năm 1947 và một năm sau đoạt được chức vô địch cúp FA.


Ông đã thực hiện chính sách đưa cầu thủ từ đội hình trẻ lên đội hình chính nếu anh ta có khả năng. Và ở mùa giải 1956 họ đã trở thành nhà vô địch với đội hình ở độ tuổi trung bình là 22.

2.Tai nạn máy bay ở Munich, 1958

8 là số người đã thiệt mạng trong lứa những cầu thủ vàng của Mu vào thời kì đó. Tai nạn bất ngờ xảy ra khi máy bay của đội dừng lại ở Munich để tiếp nhiên liệu sau chuyến trở về từ đất Belgarde trong khuôn khổ cúp C1 Châu Âu. Đã có nhiều tin đồn về sự tan rã của đội bóng, nhưng Jimmy Murphy vẫn tiếp tục lên nắm quyền thay cho huấn luyên của Busby. Và một lần nữa đưa đội bóng vào trận chung kết cúp FA gặp Bolton. Mặc dù đã để thua nhưng đây là điểm mốc đáng nhớ đánh dấu sự hồi sinh của đội bóng.


man1.jpg


3.Thời kỳ của Alex Ferguson, 1986

Được các cổ động viên yêu mến gọi bằng cái tên Fergie. Ông được đánh giá là một trong những HLV vĩ đại nhất trong lịch sử của câu lạc bộ. Thay thế Atkinson dẫn dắt đội bóng và kết thúc mùa giải đầu tiên ở vị trí thứ 11. Thế nhưng chỉ một năm sau ông cải tổ lại đội bóng, bắt đầu từ các cầu thủ trẻ. Điều này đã đưa Mu trở lại tốp đầu với vị trí á quân mùa bóng 1987-88, và làm điêu đứng đội bóng đang thống trị nước Anh bấy giờ là Liverpool.

man2.jpg


4.Vô địch Châu Âu, 1968

10 năm sau thảm họa kinh hoàng ở nước Đức, các cầu thủ Mu đã trở lại và bước lên ngôi cao nhất của đấu trường Châu Âu hhi đó HLV vẫn là Matt Busby. Ông đã xây dựng lại một đội bóng mạnh mẽ để rồi đánh bại Benfica trong trận chung kết diễn ra trên sân Wemley. Bobby Charton là người hùng trong trận đấu ngày hôm đó.


man3.jpg


5.Sân Nou Camp, 1999

Trận chung kết cúp C1 với câu lạc bộ Bayer Munich đã đi vào lịch sử với 2 bàn thắng ghi được ở những phút bù giờ cuối cùng của trận đấu. Đây cũng là mùa giải đại thành công của Mu với cú đúp ăn 3: C1, FA cup và PL.

6.Bobby Charlton, 1956

Lần đầu tiên người hâm mộ được chứng kiến sự có mặt của một chàng tiền đạo lạ lẫm trong đội hình của Mu. Lúc đó Bobby mới 19 tuổi. Giải nghệ năm 1975, ông đã có một sự nghiệp thi đấu 17 năm cho đội bóng thành Manchester và trở thành một huyền thoại ở sân Off Trafford. Ông là một trong những cầu thủ may mắn sống sót trong thảm họa máy bay tại Munich năm 1958.


man4.jpg


7.Bàn thắng của Steve Bruce, 1993

Huấn luyện viên đang nắm quyền tại Birmingham City này đã có một màn biểu diễn ảo thuật với trái bóng trước khi ghi bàn vào lưới Sheffield Wednesday trong một trận đấu rất khó khăn đối với Mu. Bàn thắng này vô cùng quan trọng và có ý nghĩa vì nhờ đó mà Mu vượt lên trên Aston Villa trên bảng xếp hạng để rồi 3 tuần sau họ đứng đầu bảng xếp hạng lần đầu tiên trong 26 năm.

8.Sự nổi lên của George Best, 1963

Đã từng chơi cho 11 đội bóng khác nhau. Nhưng Mu mới là đội bóng mà ông gắn bó nhất trong sự nghiệp cầu thủ của mình. Từ năm 1963 cho đến 1974, George Best đã ghi tổng cộng 137 bàn trong 361 lần ra sân trong màu áo của Mu ở tất cả các mặt trận. Có một vẻ ngoài tương đối lãng tử, tính tình nghệ sĩ cộng với đôi chút kiêu ngạo là điều đáng nói nhất của cầu thủ này ngoài sân cỏ. Qua đời ở độ tuổi 59 nhưng tài năng và sự cống hiến của ông cho câu lạc bộ sẽ mãi mãi được người hâm mộ nhớ tới.


man5.jpg


9.Thực dụng ư- không bao giờ, 1981​

Sự thất sủng gần đây của Morinho tại Chelsea cũng gần tương tự như trường hợp của Dave Sexton trước đấy. Nguyên nhân chỉ bởi vì đội tuyển của ông ta quá tẻ nhạt. Mặc dù Sexton đã cùng với Mu kết thúc mùa giải với 7 chiến thắng liên tiếp. Thế nhưng, ông vẫn bị đuổi việc vì một lẽ đơn giản. Lối chơi mà HVL này đưa đến không phải là lối bóng đá tấn công đệp mắt mà Docherty và Busby đã từng sử dụng. Thay vào đó là lối phòng thủ cứng rắn và có phần thực dụng. Sexton bị sa thải vào năm 1981.

10.Số mười hoàn hảo, 1956

Trên sân nhà vào ngày 26-9-1956, các cầu thủ trẻ của HVL Matt Busby đã ghi tên mình vào lịch sử câu lạc bộ khi 10 lần làm tung lưới đội bóng đến từ nước Bỉ- Anderlecht trong khuôn khổ vòng sơ loại cúp C1 mùa giải năm đó. Cho tới nay đây vẫn là trận thắng đậm nhất mà các cầu thủ Mu có được trên sân nhà của mình.
 
Ryan Giggs - Một phần của lịch sử Man United

Ryan Giggs - Một phần của lịch sử Man United

g1.jpg

Giggs trong những ngày đầu khoác áo Man United.​

Sau 16 năm gắn bó với sân Old Trafford, Ryan Giggs sẽ vươn tới một cột mốc lịch sử trong trận đấu với West Ham tối chủ nhật này. Nếu được ra sân dù chỉ 1 phút thôi, Giggsy sẽ trở thành cầu thủ có số lần khoác áo Man United nhiều thứ hai trong lịch sử.

Với 688 trận thi đấu tại tất cả các mặt trận cho "quỷ đỏ", Giggs đã bằng với thành tích của Bill Foulkes và chỉ còn kém duy nhất huyền thoại Bobby Charlton (759 trận). Không còn nghi ngờ gì nữa, tiền vệ cánh vào loại xuất sắc nhất thế giới này chính là một phần lịch sử hào hùng của Manchester United.

Xuất thân đặc biệt và tuổi thơ khó khăn

Ryan Joseph Giggs sinh ngày 29/11/1973 tại Cardiff, xứ Wales. Anh là con trai của Danny Wilson, một vận động viên rugby có tiếng, và người mẹ có tên là Lynne. Giggs cất tiếng khóc chào đời tại xứ Wales nhưng anh lại lớn lên tại nước Anh và phát âm bằng một giọng mang đậm chất đặc trưng của vùng Manchester.

Trong cuốn tự truyện của mình (Giggs: The Autobiography), "số 11" của MU đã tiết lộ lý do tại sao anh lại có một tính cách trầm lặng, rụt rè và luôn khép mình cũng như tránh xa sự ồn ào. Giggs có một tuổi thơ rất khó khăn khi luôn bị trêu chọc và coi thường vì là con trai trong một gia đình giữa một người theo đạo Thiên chúa và một người vô thần. Mặc dù luôn khâm phục ông Wilson với những thành tích tuyệt vời trong môn rugby và cũng luôn thừa nhận mình thừa hưởng từ cha tốc độ cũng như lòng quyết tâm, nhưng Giggsy không hài lòng với tính cách thô bạo của ông

g2.jpg
Bìa cuốn tự truyện của Giggs​


Trong một bài trả lời phỏng vấn không chính thức với tờ Daily Telegraph, Ryan thậm chí đã dùng những từ ngữ không thật sự được chọn lọc kỹ càng để ám chỉ cha của mình. Sau sự cuộc chia tay tất yêu của hai đấng sinh thành, Giggs đã quyết định mang họ mẹ và giải thích ngắn gọn rằng "để cả thế giới biết tôi là con trai của mẹ tôi".

Giggs có một người em trai tên là Rhodri Giggs và ít người biết rằng anh chàng sinh năm 1977 này cũng là một cầu thủ dù chỉ ở hạng nghiệp dư. Rhodri đã từng chơi cho Kidsgrove Athletic, Salford City, Bacup Borough, Bangor City, Aberystwyth Town, Torquay United và Mossley. Hiện em trai của Ryan đang chơi cho ... FC United of Manchester, đội bóng được các CĐV Man United lập ra để phản đối việc Malcolm Glazer tiếp quản CLB con cưng của họ.

Con người của những kỷ lục

Ryan Giggs là một cầu thủ đặc biệt và sự nghiệp của anh gắn liền với những kỷ lục. Cho đến lúc này, Giggsy vẫn đang là người có thời gian khoác áo Man United lâu nhất trong lịch sử 128 năm của CLB này. Bắt đầu xuất hiện từ mùa giải 1990-1991 rồi trở thành cầu thủ chính thức ở mùa giải tiếp theo, Giggs đã chơi tổng cộng 688 trận và ghi được 137 bàn thắng. Số lần lập công của anh là một kỷ lục khó xô đổ đối với một cầu thủ không chơi ở hàng tiền đạo tại giải ngoại hạng Anh.


Tiền vệ kỳ cựu của Man United còn đang giữ một loạt các kỷ lục khác: là người ghi được bàn thắng nhanh nhất (ở giây thứ 15 trong trận đấu với Southampton vào tháng 11/1995), là cầu thủ giành được nhiều danh hiệu nhất cùng một đội bóng (15), là tuyển thủ khoác áo đội tuyển xứ Wales ở độ tuổi trẻ nhất (17), là người đầu tiên và vẫn là duy nhất cho đến nay hai lần liên tiếp nhận được danh hiệu cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm do Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp Anh quốc bầu chọn (1992, 1993).

g3.jpg
Giggs đồng nghĩa với những danh hiệu và các kỷ lục​


Mới đây nhất, với bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Man United trong cuộc đối đầu với Benfica, Giggs đã trở thành cầu thủ đầu tiên "nhả đạn" trong 12 mùa giải liên tiếp của Champions League. Không phải là người ghi được nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử Manchester United nhưng Ryan lại là người có nhiều nhất những pha lập công đẹp mắt. Giggs có tới 4 bàn thắng được các CĐV bình chọn và pha dứt điểm thành bàn đáng nhớ nhất của anh chính là cú solo từ nửa sân vượt qua 4 hậu vệ rồi sút tung lưới thủ môn David Seaman trong trận bán kết cúp FA với Arsenal ở mùa giải 1998-1999.

"Nếu như ..."

Trưởng thành tại nước Anh nên Giggs hoàn toàn có cơ hội được khoác áo đội tuyển Anh với tài năng của mình. Thậm chí đã có thời gian anh là đội trưởng của đội tuyển học sinh nước Anh. Nhưng rồi cuối cùng Giggsy đã nghe theo tiếng gọi của quê hương xứ Wales và đồng ý thi đấu cho đội tuyển quốc gia vào loại "thấp bé, nhẹ cân" tại Châu Âu này.

Chính việc không được đại diện cho một đội tuyển quốc gia có thực lực đã khiến cho Ryan chưa từng một lần được xuất hiện tại các giải đấu lớn. Đã có những lúc anh tới thật gần ngưỡng cửa của những sân chơi ở tầm châu lục và thế giới nhưng tất cả lại nhanh chóng tan biến trong nỗi thất vọng lớn lao. Thất vọng là thế, nhưng chưa bao giờ người ta thấy Giggs tỏ ý nuối tiếc vì đã lựa chọn đội tuyển xứ Wales hay đơn giản chỉ là nói câu "nếu như ...".

Giggs không nói nhưng Man United lại rất hiểu ý nghĩa của những từ ngữ này. ít ai biết rằng chàng tiền vệ cánh trái có đôi chân ma thuật đã khởi đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình tại ... Manchester City, kình địch cùng thành phố của Man United. Những tuyển trạch viên của Man "xanh" đã phát hiện ra kỹ năng dắt bóng khéo léo và tốc độ của Giggsy qua những trận đấu bóng trên những đường phố của thành Manchester. Ngay lập tức Giggs được ký bản hợp đồng đầu tiên trong đời ở độ tuổi 14 bởi người ta nhìn thấy ở anh hình ảnh của George Best, Diego Maradona và Johan Cruyff.

"Phù thủy xứ Wales" nhanh chóng làm cho người ta ngày càng chú ý đến anh và Sir Alex Ferguson không phải là một ngoại lệ. HLV huyền thoại người Scotland này đã đích thân tới tận nhà của Giggs để thuyết phục anh đồng ý chơi cho Man United thay vì Man City. Ryan đã có lần ra mắt trong màu áo MU đúng vào ngày sinh nhật thứ 17 của mình và bàn thắng đầu tiên mà anh ghi được cho "quỷ đỏ" là vào lưới ... Man City.

"Nếu như" Fergie không phải là một thuyết khách đại tài và "nếu như" để Giggs rơi vào tay Man "xanh", chắc hẳn diện mạo của "quỷ đỏ" đã khác đi rất nhiều trong hơn 1 thập kỷ qua.

Suýt chia tay Old Trafford

Sự hồi sinh mạnh mẽ của Man "đỏ" trong mùa giải năm nay có một phần công sức không nhỏ của những "lão tướng" như Gary Neville, Paul Scholes và đặt biệt là Ryan Giggs. Nhưng suýt chút nữa người ta đã không thể được nhìn thấy những bước chạy đặc trưng và những bàn thắng mang dấu ấn rất riêng của Giggsy nếu anh chấp nhận việc chuyển tới chơi cho Newcastle vào tháng 1/2005. Trong giai đoạn đầu của mùa giải 2004-2005, những tin đồn về việc Giggs sẽ về với sân Saint JameỊs Park đã xuất hiện với mật độ dày đặc sau khi anh không thể hiện được phong độ tốt.

g4.jpg
Luôn tiến lên phía trước bất chấp mọi khó khăn - đó là nét tính cách đáng quý ở Giggs​


Tuy nhiên, cuối cùng đã không có cuộc chuyển nhượng nào cả và Giggs vẫn tiếp tục trụ lại sân Old Trafford để sát cánh với những người đồng đội lâu năm. Theo quan điểm của bình luận viên nổi tiếng Martin Tyler của kênh Sky Sports thì "phù thủy xứ Wales" đã có một màn trình diễn tuyệt vời trong phần còn lại của mùa giải năm đó. Cùng với "những người cận vệ già" của MU, Giggs đã chứng minh một cách thuyết phục nhất cho nhận định "phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi".

Cầu nối những thế hệ Man United

Rất nhiều danh thủ trước và cùng thời với Giggs nay đã nghỉ thi đấu. Có thể kể ra đây những cái tên như Eric Cantona, Denis Irwin, Steve Bruce, Roy Keane, Gary Palister, Teddy Sheringham hay Mark Hughes.Cũng không ít những người thuộc lứa đàn em của Ryan nay đã treo giày hoặc không còn khoác trên mình chiếc áo thi đấu màu đỏ như David Beckham, Nicky Butt, Phillip Neville, Ruud van Nistelrooy hay Diego Forlan.

Chỉ còn mình Giggs can trường với những thử thách khắc nghiệt của thời gian. 20 năm thành công vừa qua của Man United dưới bàn tay tạo dựng của Alex Ferguson đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng luôn có được một sự liền mạch tuyệt vời bởi một sợi dây chắc chắn có tên Ryan Giggs. Chỉ riêng việc Sir Alex coi Giggs là một trong số 5 cầu thủ đẳng cấp thế giới mà ông đã được cùng làm việc tại sân Old Trafford (bên cạnh Peter Schmeichel, Eric Cantona, Roy Keane và Wayne Rooney) đã cho thấy vai trò của tiền vệ người xứ Wales quan trọng đến thế nào trong suốt quãng thời gian chói lọi nhất của Man United.

Giờ đây, "người Mohican cuối cùng" trong đội hình Man United lại nhận nhiệm vụ là chỗ dựa tinh thần cũng như chuyên môn để dìu dắt lứa cầu thủ măng sữa với những gương mặt như Evra, Richardson, Kieran Lee, Ritchie Jones, Daniel Rose, Michael Barnes; định hướng cho những người đang trưởng thành nhanh chóng như Rooney, Ronaldo, Fletcher và chia lửa với những tên tuổi lớn như Paul Scholes, Gary Neville. Với trọng trách của một người đội phó, Giggs sẽ còn tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối cho những thế hệ thành công của Man United.
 
Diego Armando Maradona : "Cậu bé vàng & Bàn tay của chúa"

Thời thơ ấu

Trong cuốn tự truyện xuất bản năm 1989, thời gian mà Maradona chưa dính dáng đến ma tuý, vẫn còn trên đỉnh cao sự nghiệp, "Cậu bé vàng" viết: "Có hai thứ luôn gắn bó với cuộc đời tôi: Trái bóng và người tình".

Maradona thú nhận lần đầu tiên mà anh cảm thấy rung động trước một cô gái là năm 14 tuổi. Vera là mối tình lãng mạn đầu đời của Maradona nhưng trái bóng còn đến với Maradona sớm hơn nữa.

Có thể coi việc Maradona ra đời cũng là một sự kiện. Cha của Maradona rất muốn có con trai và nhiều lần trước, ông chỉ có toàn "công chúa".

ma.jpg

Tại nhà hộ sinh Milena, ngày Maradona ra đời, đã có 11 đứa trẻ chào đời trước đó và tất cả đều là con gái. Còn đứa trẻ thứ 12 là con trai: Maradona. Ông bác sĩ sau khi chứng kiến điều này đã tiên đoán đứa trẻ này sẽ trở thành một vận động viên giỏi.

Tại Argentina, bóng đá là môn thể thao được tôn sùng và người ta đam mê nó như một tôn giáo. Hầu hết tất cả những người cha đều mơ ước con trai của họ sẽ trở thành cầu thủ và gia đình Maradona cũng không là ngoại lệ.

Trong lễ thôi nôi của Maradona, người cậu Giorgio Sitiepile tặng Maradona một trái bóng da. Cứ như vậy, trái bóng thay chiếc gối ôm giúp cậu bé Diego ngủ ngon.

Lên 6 tuổi, Maradona bắt đầu được cha dạy chơi bóng nhưng không phải với trái bóng da mà là một trái bóng nhựa. Và kể từ đó, câu chuyện về một thiên tài bắt đầu.

Trong những năm tháng sau đó, mảnh sân vườn sau nhà là nơi Maradona so tài cùng bọn nhóc trong khu phố, không ai là đối thủ của Diego. Nhưng nếu chỉ có vậy, thế giới sẽ không có "Cậu bé vàng" Maradona.

Vào một ngày đẹp trời, ông Franco Cornejo - HLV đội trẻ Celbollitas đã đi ngang qua khu vườn và nhận thấy một tài năng bóng đá. Nhờ cậu bé dẫn về nhà, Franco đã đặt vấn đề với cha mẹ anh. Và Maradona đã bắt đầu cuộc sống của một cầu thủ từ năm 9 tuổi.

ma2.jpg

Tại Celbollitas, Maradona bắt đầu học đi giày, xỏ tất và đá bóng da. Chỉ sau đó ba tháng, Maradona đã được góp mặt trong trận chung kết học sinh toàn Argentina.

Tuy nhiên trong trận đó, Celbollitas đã để thua Pinte de Santiago và đó cũng là lần đầu tiên Maradona cảm nhận được vị mặn của giọt nước mắt thất bại.

Nhưng kể từ đó trở đi, Celbollitas của Diego không thua thêm lần nào trong 5 năm liên tiếp với 140 trận. Trong 5 năm đó, Maradona đã độc chiếm chiếc băng đội trưởng và chiếc áo số 10.

Và trong năm cuối tại Celbollitas, Maradona đã gặp Vera, cô bé 12 tuổi xinh xắn luôn ngồi ngoan ngoãn theo dõi anh thi đấu. Đó có thể sẽ là một mối tình lãng mạn nếu Maradona không chuyển đi CLB khác.

Năm 14 tuổi, Maradona chuyển sang đội bóng thanh niên Argentina Juniors. Celbollitas không còn là bệ phóng đủ để đưa Diego bay lên những tầm cao mới. Năm 15 tuổi, Maradona ký bản hợp đồng đầu tiên và anh dùng số tiền đó để mua một căn nhà mới cho gia đình.

Tuổi trăng tròn, Maradona đã hoàn thành giấc mơ mà cha mẹ anh phấn đấu trong cả hàng chục năm cũng chưa làm được. Maradona vẫn còn nhớ mãi giọt nước mắt của mẹ anh khi bước vào ngôi nhà mới.

Khoảng ba tháng sau, ngày 20/10/1976, Maradona được vào sân thi đấu trận đầu tiên. Và thêm vài ngày nữa, Maradona tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 16. Anh đã giã từ thời thơ ấu để chuyển sang một chương mới trong cuộc đời.

Mối tình đầu Vera đã động viên anh quay lại với bóng đá sau những thất vọng tràn trề vì không được gọi vào tuyển quốc gia nhưng cô sẽ mãi mãi không ở bên anh.

ma-1.jpg

Tình đầu không trở lại

Tuổi 21, Maradona cảm thấy chán nản với bóng đá và tính chuyện giải nghệ. Nhưng những lời động viên của cô bạn gái Vera giúp anh có được một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Nghiệt ngã thay, ngày Maradona ký hợp đồng với Barca cũng là lúc anh mãi mãi không bao giờ gặp lại mối tình đầu.

Khi ở đỉnh cao sự nghiệp, một nhà báo Argentina đã hỏi Maradona rằng: "Đâu là ngày mà anh cảm thấy buồn bã nhất?" Maradona không mất nhiều thời gian trả lời: "Ngày 25/6/1978".

Đó là một câu trả lời thật, thật đến ngạc nhiên. Bởi đó là ngày Argentina thắng Hà Lan trong trận chung kết World Cup 1978 để lần đầu tiên đoạt Cup vô địch bóng đá thế giới.

Nhưng ngày đó, Maradona không được gọi vào đội tuyển mà anh chỉ xem trận đấu qua TV. Người ta cười nhưng Maradona lại khóc, khóc vì không được góp mình vào chiến thắng của cả dân tộc.

Năm 1977, tài năng của Maradona đã nổi như cồn sau màn trình diễn đầy ấn tượng cùng đội tuyển Argentina trước Hungary trong một trận giao hữu. Tuy nhiên, đến thời điểm công bố danh sách 22 tuyển thủ dự World Cup 1978, HLV Luis Cesar Menotti đã không gọi Maradona và thay vào đó là Mario Kempes. Đó là lần đầu Maradona cảm thấy đời cầu thủ thật nghiệt ngã.

Cũng chính HLV Menotti đã đề xuất với Liên đoàn bóng đá Argentina một bản danh sách gồm 25 cầu thủ không được xuất ngoại và Maradona nằm trong số đó.

Điều này cản bước anh đến với Barca năm 1979. Thực ra, việc không gọi Maradona vào đội tuyển sớm hay bắt anh phải chơi ở giải trong nước chỉ là cách Menotti bảo vệ những cầu thủ trẻ trước những cám dỗ như chính lời Menotti từng tuyên bố: "Không thể đẩy Maradona nhảy giữa bầy sói". Nhưng lúc đó, Maradona không ý thức được điều này, anh căm ghét Menotti, căm ghét bóng đá và tính chuyện giải nghệ khi mới 21 tuổi.

Năm 1982, Barca ra giá 18 triệu USD cho Argentina Juniors để mua Maradona (anh sẽ được hưởng 1/3 số tiền đó). Menotti lại ngăn cản Maradona ra nước ngoài.

Maradona chán nản và không còn là chính mình trong những trận giao hữu. "Cậu bé vàng" chỉ biết ngồi và khóc ở nhà vì cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống khi Espana 1982 đang đến gần.

Vào một ngày buồn thảm, Maradona đang sụt sùi thì chuông điện thoại reo. Bên đầu dây kia vang lên một giọng nói: "Đừng ngã lòng anh bạn trẻ. Hãy đến nhà tôi chơi". Không thể tin được, đó là lời của vua bóng đá Pele.

Giữa tiếng mưa rơi, trong phòng khách, Pele gảy đàn guitar rất hay và hai người cùng hát những bài dân ca. Pele đã động viên Maradona: "Mọi chuyện rồi sẽ ổn. Tương lai còn dài, đừng nản lòng". Nhưng điều đó cũng không giúp Maradona bớt buồn.



Đúng lúc đó, Vera - mối tình đầu của anh xuất hiện sau bao năm xa cách. Cô đang du học chuyên ngành báo chí tại Thụy Sĩ và về Argentina vài ngày để nghỉ hè.

Những lời động viên của cô đã làm Maradona ấm lòng và anh chấp nhận gọi điện cho Menotti để trở lại đội tuyển. Đáp lại thiện ý của Maradona, Menotti chấp nhận cho anh ra nước ngoài bởi ông biết đã đến lúc để tài năng này bay nhảy.

Tai nạn của Vera đã thành một cú sốc trong đời của Maradona. Anh luôn nhủ sẽ mang bóng hình của Vera trong cuộc đời, sẽ vì nàng mà thi đấu.

Nhờ Vera, Maradona đã từ bỏ ý định giải nghệ, vượt qua thất bại tại Espana 1982 và bước lên vinh quang tại Mexico 1986.

Oái oăm thay, ngày Barca hẹn ký hợp đồng với Maradona cũng là ngày anh đã hẹn ra sân bay tiễn Vera quay lại Thụy Sĩ. HLV Menotti khuyên Maradona nên tập trung vào việc ký hợp đồng với Barca và gửi quà cùng lời xin lỗi tới Vera bởi anh có thể gặp được nàng sau.

Đáng tiếc, mong ước gặp lại Vera của anh đã mãi mãi chỉ là mong ước. Trong chuyến bay trở về Thụy Sĩ, một tai nạn thảm khốc đã xảy ra và mối tình đầu của Maradona mãi mãi không bao giờ trở lại.

ma2-1.jpg

Trong chuyện tình cảm, Maradona là con người mềm yếu. Anh sẵn sàng mở cửa trái tim để yêu nhiều người cùng một lúc và coi ái tình như một thứ phiêu lưu.



Vera là mối tình đầu của Maradona, mãi mãi là như vậy. Hình ảnh của cô luôn ở trong trái tim "Cậu bé vàng". Nhưng trái tim anh rất rộng, đủ chỗ chứa cho nhiều bóng hồng khác.

Khi được hỏi ai là người phụ nữ yêu nhất, anh không ngần ngại khẳng định: "Claudia, cô ấy đã gắn bó với tôi trong những thời gian khó khăn của sự nghiệp". Ngay cả sau khi đã ly hôn với Claudia vào năm 2004, Maradona cũng nhắc đi, nhắc lại điều này như một thói quen.

Với Vera, cảm xúc của Maradona là sự xen lẫn giữa tình yêu và tôn thờ. Bởi khi đó, Maradona chưa thành danh, anh vẫn tự coi mình là người ở đẳng cấp thấp hơn Vera. Cha mẹ Maradona chỉ là những người lao động nghèo, còn Vera là một cô gái quý tộc có vẻ đẹp thánh thiện và kiêu sa.

Tình cảm mà Maradona dành cho Claudia là sự hòa quyện giữa tình yêu và sự cảm thông, có lẽ bởi cô cũng xuất thân từ con nhà nghèo như Maradona.

Câu chuyện bắt đầu từ đợt tập trung đội tuyển năm 1977. Khi đang rửa mặt tại một vòi nước bên ngoài khu tập huấn, Maradona thấy có một cô gái tóc vàng đi qua. Anh mỉm cười và họ cùng bắt chuyện, tất cả chỉ có vậy. Nhưng kể từ đó, Claudia luôn lặng lẽ ngắm anh thi đấu từ bên ngoài hàng rào sân vận động. Khoảng cách hai người chỉ vài chục bước chân nhưng mối tình đơn phương đó được Claudia ôm ấp trong suốt một thời gian dài.

Rồi khi Maradona rời khu tập huấn, sự liên lạc của họ chỉ đơn giản bằng những lá thư, không nhiều, không dồn dập nhưng chân thành tha thiết đủ để Maradona cảm nhận được hương vị tình yêu. Claudia luôn xuất hiện an ủi động viên Maradona vào những lúc khó khăn nhất mà không cần bất cứ lời hứa hẹn nào. Mãi đến năm 1989, họ mới cưới nhau sau khi có hai đứa con.

Maradona mang theo tình yêu của Claudia sang Tây Ban Nha và Italy thi đấu. Nhưng cuộc sống phương Tây vốn nhiều cám dỗ. Trong thời gian tại Napoli, Maradona đã quen không ít bóng hồng khác. Đó có thể là những người mà anh bị rung động thật sự hoặc chỉ là tình yêu sét đánh.

Maradona không bao giờ giấu tình yêu dành cho cô người mẫu Angella. Trong cuốn tự truyện của mình, Maradona mô tả Angella là người con gái xinh xắn nhất anh từng biết. Ngay trong hành trang của Maradona đến Mexico năm 1986, vali của anh cũng chứa đầy những bức thư của Angella và Claudia.

Và cũng trong thời gian đó, Maradona có quan hệ với một cô gái vùng Naples có tên Cristiana Sinagra. Đây là người bị Maradona coi là kém đẳng cấp. Kết quả của mối tình vụng trộm đó là cậu bé Diego Sinagra. Tuy nhiên, cựu tiền đạo Argentina không bao giờ coi đó là tình yêu và phải đến năm 2004, anh mới thừa nhận Diego Sinagra là con trai sau khi tiến hành kiểm tra ADN.

Maradona sẵn sàng mở cửa trái tim để yêu nhiều người cùng một lúc và coi ái tình như một thứ phiêu lưu. Vera là người Maradona ấn tượng nhất, Claudia là người anh yêu nhất, Angella là người Maradona thấy xinh nhất.

ma-2.jpg

"Cậu bé vàng" là một con người phức tạp. Anh nhỏ bé nhưng lại là tài năng phi thường nhất của người Argentina. Trên cánh tay phải của Maradona xăm biểu tượng của sự tự do mà anh luôn tôn sùng nhưng cánh tay trái có thể dùng đấm bóng vào lưới như người ta vẫn biết đến "Bàn tay của Chúa". Maradona có thể nói những điều rất hay nhưng những điều anh làm lại rất tệ.

dd.jpg

Sau khi giúp Napoli đoạt hai chức vô địch bóng đá Italy năm 1987 và 1990, Maradona được người hâm mộ tại Napoli tôn sùng. Nhưng chính trong những tháng ngày đẹp đẽ nhất ấy, người ta phát hiện ra Maradona đã sử dụng chất kích thích. Cái tin gây sốc này được thế giới biết đến vào những ngày đầu tháng 4/1991 và một bản án cấm thi đấu 15 tháng được dành cho Maradona.

Không một chút hối hận, anh lên tiếng cáo buộc về những âm mưu được dàn xếp để chống lại anh. Nhiều người tin vào điều đó, đặc biệt tại Argentina, nơi quê nhà vẫn dành cho anh những tình cảm đặc biệt. Nhưng cũng kể từ đây, sự nghiệp của Maradona đi xuống và không thể cứu vãn được nữa.

Năm 1994, Maradona được gọi vào đội tuyển Argentina tham dự World Cup 1994. Tại vòng ngoài, Maradona ghi bàn vào lưới Hy Lạp. Dù vậy, không ai thấy được nụ cười hồn nhiên của anh như cách đó 8 năm tại Mexico 1986.

Chỉ ít ngày sau, người ta lại công bố một phát hiện: Maradona sử dụng chất kích thích khi thi đấu. Ngay lập tức, anh bị đuổi khỏi giải. Lần cuối cùng thi đấu tại World Cup cũng chính là một vết nhơ trong sự nghiệp của Maradona.

Năm 1983, khi bị hậu vệ Andoni Butcher của Bilbao hạ đo ván bằng một cú ra đòn tàn ác vào mắt cá chân trái, Maradona đã phải nằm liệt giường đến ba tháng và mất 160 ngày mới trở lại thi đấu song Maradona vẫn vượt qua.

Bởi khi đó, anh vẫn còn là một chàng trai trẻ trung, khát vọng và giàu tính chiến đấu. Nhưng trước chất kích thích, cocaine và rượu, Maradona đã quỵ ngã hoàn toàn.

Năm 2000, cơn đau tim đầu tiên đã xuất hiện như lời cảnh báo và năm 2004, cơn đau tim thứ hai đã suýt đưa Maradona về thế giới bên kia. Nhưng "Cậu bé vàng" vẫn sống, thế giới không thể mất một huyền thoại một cách lãng xẹt như vậy. Trong tiềm thức, Maradona vẫn chiến đấu để tự bảo vệ mình, một nỗ lực hệt như cách anh rê bóng qua rừng hậu vệ để ghi bàn thắng để đời vào lưới tuyển Anh năm 1986.

Các bác sĩ không thể tin rằng trong giai đoạn tồi tệ nhất năm 2004, khi huyết áp lên đến 230, khi chỉ 38% tim hoạt động, khi mất đến 30 lít nước mỗi ngày, Maradona vẫn sống.

sss-1.jpg

Maradona đã thử sức với bóng đá bằng việc quay lại sân cỏ nhưng thất bại. Sau năm 1994, "Cậu bé vàng" thử sức với nghiệp HLV nhưng thất bại thảm hại tại cả Mandiyu de Corrientes (1994) và Racing Club de Avellaneda (1995).

Tổng cộng thời gian làm HLV của Maradona tại hai đội bóng này chỉ có vẻn vẹn có 6 tháng. Thất bại trên băng ghế chỉ đạo lại khiến Maradona đổi ý và anh lại xỏ giày chơi cho đội bóng cũ Boca.

Trong hai mùa bóng chơi cho Boca (1995-97), Maradona chỉ thi đấu có 29 trận. Ngày 30/10/1997, Maradona giải nghệ vào đúng dịp sinh nhật lần thứ 37.

Công việc tiếp theo của Maradona là bình luận viên bóng đá. Nhưng khi đó, Maradona lại phải lao vào một cuộc chiến mới. Việc ngồi một chỗ, không ra sân, không tập luyện và ăn uống không chừng mực đã làm hại "Cậu bé vàng".

Năm 1986, Maradona là một cầu thủ nhanh nhẹn với những bước chạy tốc độ đến bất ngờ thì đến năm 2000, Maradona chỉ còn là một "Cậu béo". Mái tóc nhuộm vàng càng tô điểm thêm cho sự cô đơn đến đau khổ của danh thủ một thời.

Tại World Cup 2002, Maradona muốn tới Nhật Bản để cổ vũ đội nhà Argentina. Nhưng chính quyền Nhật Bản khi đó đã không cấp visa cho Maradona với một lý do đơn giản: Trước đây, Maradona đã tàng trữ cocaine.

Cảm nhận được sự cô đơn của chính mình khi đời cầu thủ với những cuộc tiếp đón hào nhoáng đã trôi qua, sau vụ đó, Maradona trở nên khôn ngoan hơn trong cách ứng xử và phát ngôn. Anh không còn làm mất lòng nhiều người như trước. Người ta nhận thấy, trong các bài phát biểu, Maradona bắt đầu khen nhiều hơn là chê một ai đó.

Năm 2005, Maradona bắt đầu tham gia chương trình "Đêm của số 10" với tư cách người dẫn truyền hình. Khách mời của anh là các cầu thủ có tiếng như Pele, Zidane, Ronaldo, Crespo, võ sĩ quyền anh Mike Tyson và cả các nhân vật nổi tiếng khác tại Mỹ Latinh. Mỗi đêm như vậy, Maradona được trả cátsê hai triệu USD.

Bên cạnh đó, Maradona cũng tham gia các dự án làm những bộ phim có nội dung liên quan đến chính mình. Đạo diễn Emir Kusturica người Serbia đang chuẩn bị tung ra bộ phim "Maradona" trong năm nay.

"Cậu bé vàng" đã ý thức được rằng không thể trở lại với người hâm mộ bằng những đường bóng mê hồn như trước - một điều không tưởng, cũng không thể bằng cocaine hay ma túy. Maradona sẽ trở lại với người hâm mộ bằng những chương trình như "Đêm của số 10".

Tôi yêu anh
 
Vua bóng đá PeLe

Vua bóng đá PeLe

pele.jpg

Đối với những người yêu thích bóng đá thì những danh thủ bóng đá thế giới nhiều khi tồn tại dưới dạng những huyền thoại. Cho dù có xác thực hay không thì những huyền thoại đã phần nào làm nên sức quyến rũ mê đắm của bóng đá.


Xuất xứ những cái tên của Pele

pe.jpg

Cũng như hầu hết những đứa trẻ Brazil khác, để thay thế cho cái tên dài lòng thòng trong tiếng Bồ Đào Nha, cậu bé Edson Arantes do Nascimento được những người trong gia đình gọi ngắn gọn theo họ Edson một cách âu yếm là Edinho, rồi ngắn hơn nữa là Edico và cuối cùng là Dico.

Mãi đến lần sinh nhật thứ 6 của Dico, Sosa, một cầu thủ trong đội bóng của ông Dondinho mới tặng cậu bé quả bóng da và đó là lần đầu tiên cậu được chơi với một quả bóng thực thụ.

Cậu bé Dico luôn là đứa giỏi nhất trong số những đứa bạn đồng lứa và mang dáng dấp của một thủ lĩnh. Năm lên 10 tuổi, Dico đã tự lập ra một đội bóng của riêng mình để đi thi đấu với những đội bóng của bọn trẻ con ở các khu lân cận. Dico đặt tên cho đội bóng của mình là Setimo de Setembro - Mùng Bảy Tháng Chín, tên của đường phố nơi gia đình cậu đang sống.

Một hôm, trong khi trận đấu trên đường phố đang diễn ra, một đứa trong số đang chơi bóng cùng cậu bỗng hét lên gọi tên cậu: Pele! Tất cả những đứa khác cũng gọi theo. Dico rõ ràng là không khoái cái tên này một tí nào. Trong tiếng Bồ Đào Nha, nó chẳng có một ý nghĩa nào hết. Biệt danh của cậu do gia đình đặt cho là Dico và cậu muốn lũ bạn gọi mình theo cái tên đó. Nhưng mặc kệ, lũ bạn ương bướng vẫn cứ gọi cậu là Pele. Đã có lần, cậu đánh lộn với một thằng bạn chỉ vì cậu cho rằng cái tên đó là một sự xúc phạm đối với cậu. Nhưng rồi cậu buộc phải chấp nhận và cái tên Pele sẽ theo cậu trong suốt cuộc đời, không chỉ trên sân cỏ mà còn cả trong cuộc sống. Cậu không thể biết rằng trong mấy chục năm sau, Pele sẽ trở thành một trong những cái tên được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Chỉ có một cái tên Pele khác cũng được nhiều người biết là tên của nữ thần núi lửa trên đảo Kilauea ở Hawaii!

Khi thi đấu ở Santos, Pele có biệt danh thứ hai của mình: "Gasoline" - tức "Dầu máy". Lý do: vốn là cầu thủ đàn em trẻ nhất trong đội, Pele thường bị các "ma cũ" trong đội, những đàn anh lớn tuổi hơn, sai chạy đi mua cà phê hay làm những công việc lặt vặt. Mỗi lần như thế, họ lại trêu: "Nhanh lên, đừng để hao "dầu máy" đấy nhé!".

Khi Pele mới lần thứ hai được gọi vào đội tuyển Brazil, trong một trận đấu của câu lạc bộ Santos gặp một câu lạc bộ khác là Americano trên sân vận động Maracana thời kỳ trước khi diễn ra giải thế giới năm 1958 tại Thụy Điển, phóng viên tường thuật trận đấu là Nelson Rodrigues, quá hâm mộ phong độ của Pele trong trận đấu này (Santos thắng 5-3, Pele lập hattrick), đã không hề do dự gọi Pele là O Rei (tức "Nhà Vua" trong tiếng Bồ Đào Nha), đồng thời nhiệt thành tiên đoán: "Với Pele trong đội hình cùng với những cầu thủ khác nữa, chúng ta sẽ không tới Thụy Điển với nỗi sợ hãi. Chính các đối thủ sẽ phải run sợ trước chúng ta".

Đó quả thật là một lời tiên tri chính xác, còn Nelson Rodrigues chính là người đầu tiên đặt danh hiệu "Vua" cho Pele, một danh xưng tương xứng với tài nghệ vô song của người cầu thủ này.

Suýt chút nữa không có “vua"!

Năm 12 tuổi, Pele gia nhập câu lạc bộ bóng đá trẻ Bauru Athletic ở Sao Paulo, khi ấy do Waldemar de Brito, một cựu cầu thủ bóng đá quốc tế của Brazil, người từng tham gia đội tuyển Brazil dự giải vô địch thế giới năm 1934 tại Ý huấn luyện. Những kỹ năng bóng đá của Pele khi còn là một cậu bé con đã khiến cho ông Waldemar de Brito chú ý. Ông nhận lời làm huấn luyện viên cho cậu và năm 1956, bất chấp việc Pele vẫn còn bị một vết chấn thương ở đầu gối, ông De Brito đưa Pele đến giới thiệu với Santos, một câu lạc bộ hạng trung ở vùng bờ biển của Brazil. Ông nói với Chủ tịch câu lạc bộ Santos, khi ấy vẫn còn bán tín bán nghi: "Cậu bé này rồi sẽ trở thành cầu thủ vĩ đại nhất thế giới".

Ngày 23/7/1956, khi còn chưa đầy 16 tuổi, Pele được phép chơi thử trận đầu tiên cho Santos. Không có gì để chê! Vậy là mười ngày sau, 3/8/1956, Pele ký hợp đồng với câu lạc bộ Santos, trở thành cầu thủ bóng đá nhà nghề khi mới chưa đầy 16 tuổi. Pele đã nhanh chóng chứng minh rằng người thầy của mình là một nhà tiên tri. Cùng với câu lạc bộ Santos, Pele trở thành huyền thoại.

Mặc dù đạt được ước nguyện thi đấu cho một đội bóng nhà nghề, thế nhưng dù sao Pele vẫn còn là một cậu bé. Trong những ngày tập trung đầu tiên ở trại huấn luyện của đội Santos, nỗi nhớ nhà cồn cào đã giày vò cậu bé lần đầu tiên xa nhà. Không chịu nổi, một hôm, Pele đã quyết định trốn khỏi nơi tập trung đội để về nhà, dù ra sao thì ra. May mắn cho Pele, cho bóng đá, một người làm công ở câu lạc bộ Santos tên là Sabu đã tóm được cậu bé trên đường cậu trốn về rồi đem cậu trở lại câu lạc bộ. Không có Sabu, hẳn là lịch sử bóng đá thế giới đã ngoặt sang một hướng khác!
 
Fergie, "20 năm huyền thoại" Old Trafford

Fergie, "20 năm huyền thoại" Old Trafford​

Đúng hai thập kỷ trước- ngày 6/11/1986, "Nhà hát của những giấc mơ" đã khai sinh một huyền thoại, một nhân cách lớn, một con người của thành công. Đó chính là Alex Ferguson- vị "thuyền trưởng" tài ba gắn liền với giai đoạn cực thịnh của Manchester United.

ferguson0-06-11-06.jpg

20 năm thăng trầm và hạnh phúc...

Con người ấy đã đến trong giai đoạn khó khăn nhất của Quỷ đỏ MU. Một khuôn mặt trẻ trung, mới mẻ, đồng nghĩa với "con số 0" (dù đã khá thành công tại Scotland) trong mắt mọi CĐV Anh thời ấy. Nhưng trên tất cả, cái nhìn của ông ánh lên vẻ kiên nghị, niềm tin và quyết tâm sục sôi.

Dấu ấn đầu tiên của vị HLV 44 tuổi khi đó là đưa Mark Hughes trở lại từ Barcelona, cùng với những bản hợp đồng đặt bản lề cho kỷ nguyên mới: Steve Bruce, Brian McClair, Gary Pallister và Paul Ince. Tuy nhiên thành công đã không đến dễ dàng ngay tức khắc.

Bốn năm đầu tiên không danh hiệu, thậm chí là ngược lại, MU của ông luôn phải "vật lộn" với cuộc chiến trụ hạng gian khổ, đỉnh điểm là vị trí bét bảng vào tháng 1/1990 sau "thảm bại" 1-5 trước Man City. Song, không như ai khác sớm nản chí và rời cuộc đua, Fergie vẫn ở đó và kết thúc mùa giải với danh hiệu đầu tiên: Cúp FA năm 1990.


1990---TROPHY-NUMBER-ONE.jpg


Danh hiệu đầu tiên của Fergie- Cúp FA năm 1990.


Một năm sau đó là chức Vô địch Cúp C2 danh giá, và khi Premier League ra đời ở mùa giải 1992-93 cùng với sự có mặt của Eric Cantona- bản hợp đồng đáng giá nhất trong sự nghiệp của Sir Alex, Quỷ đỏ bắt đầu trở thành một thế lực thực sự với 8 lần đăng quang chỉ trong vòng 11 năm liên tiếp (1992-2003).

Là người vén bức màn đưa MU trở lại đỉnh cao sau 23 năm "khát" danh hiệu VĐQG, Fergie vượt qua cả "huyền thoại" Matt Busby- HLV mang về Old Trafford chức VĐ Cúp C1 đầu tiên năm 1968, khi giành "cú ăn ba" lịch sử (VĐ Premiership, FA và Champions League) ở mùa giải 1998-1999 bằng lứa cầu thủ "vàng" của những Ryan Giggs, Beckham, Nicky Butt, anh em nhà Neville do chính tay ông đào tạo.

Tuy nhiên sau chức VĐ năm 2003, sự có mặt của Roman Abramovich tại Chelsea đã khiến vị thế của Manchester United thực sự bị lu mờ.

Ba năm liên tiếp sau đó, họ trắng tay ở cả Premiership cũng như Cúp châu Âu, niềm an ủi duy nhất chỉ là Cúp FA (2004) và Carling Cup (2006).

Song, chính sự đi xuống đó đã mở ra một giai đoạn mới- kỷ nguyên của dàn cầu thủ trẻ tài năng: Rooney, Ronaldo, Carrick, Vidic... Sự kết hợp hoàn hảo của sức trẻ đó với kinh nghiệm dạn dày của các cựu binh đang giúp Quỷ đỏ hồi sinh ở mùa giải năm nay, một cuộc hồi sinh đúng vào lễ kỷ niệm "20 năm huyền thoại" của Ferguson tại Old Trafford!

fergie8606.jpg


Dấu ấn thời gian: Alex Ferguson 1986 & 2006!


Nguồn gốc của thành công

Bản lề vững chắc cho thành công của Alex Ferguson chính là niềm tin tuyệt đối mà ông tạo dựng được tại "Nhà hát của những giấc mơ". Suốt 20 năm gắn bó, mặc cho rất nhiều đổi thay trong bộ máy lãnh đạo MU, vị trí cũng như uy tín của Fergie chưa một lần bị đặt dấu hỏi.

Dẫu vẫn biết niềm tin đó phụ thuộc vào cả hai phía song rõ ràng chính sự kiên nhẫn của BLĐ Quỷ đỏ trong giai đoạn đầu khó khăn đã đặt nền móng vững chắc cho vị trí của Ferguson.

Tuy nhiên, xét về mặt chủ quan, yếu tố không thể thiếu là tình yêu bóng đá mãnh liệt cùng khả năng làm việc hết mình của Alex. Người ta vẫn còn nhớ rất rõ hình ảnh người đàn ông trẻ tuổi 20 năm trước luôn đến sớm nhất và ra về sau cùng trong mọi buổi tập của MU; những lần đến chứng kiến đội hình trẻ thi đấu để rồi ngay sau đó gấp rút tự lái xe về Old Trafford cho kịp giờ trận đấu tại Premiership.

Chính qua những hành động đó, Fergie đã thổi tình yêu bóng đá vào các học trò của mình, để rồi được họ đền đáp bằng những kết quả tuyệt vời trên sân.


1999C1.jpg

VĐ Champions League 1998/99 - thành công
lớn nhất của Alex Ferguson và MU.


Song, tất cả yếu tố trên chỉ dừng ở mức tiền đề cần thiết. Trên hết, nét khác biệt lớn nhất của vị HLV người Scotland so với các đồng nghiệp nằm chính ở ý chí tranh đua sục sôi và nguyên tắc "bất di bất dịch": hoặc phục tùng hoặc ... cuốn gói!

Điều này được thể hiện rõ qua hàng loạt vụ ra đi của các trụ cột đang ở phong độ đỉnh cao. Từ những McGrath, Gordon Strachan, Paul Ince, Lee Sharpe, Jaap Stam, Dwight Yorke, David Beckham, Roy Keane và gần đây nhất là Ruud van Nistelrooy đều phải rời MU sau khi làm thầy Fergie phật ý.

Ngoài việc chứng minh quyền lực tuyệt đối của mình, việc làm đó của Alex Ferguson đảm bảo tính kỷ luật rất cao trong nội bộ đội bóng, yếu tố cực kỳ quan trọng- nhất là trong môi trường bóng đá Anh vốn không thiếu những cầu thủ ngỗ ngược và ngang bướng.

Ở cái tuổi "xế chiều" 64, cho dù bảng thành tích đã đầy ắp song khát khao chiến thắng của Alex Ferguson vẫn chưa hề sứt mẻ. Vì thế, sẽ là một thập kỷ nữa để phá vỡ kỷ lục 26 năm của Matt Busby, một thập kỷ thành công với "thế hệ vàng" thứ hai?

Tại sao không?

Alex Ferguson và những điều cần biết

* Sinh ngày: 21/12/1941 tại Glasgow.

* Từng chơi cho các CLB: Queen's Park (1957-60); St Johnstone (1960-64), Dunfermline (1964-67); Rangers (1967-69); Falkirk, Ayr United (1969-74).

* Sự nghiệp HLV: East Stirling (1974); St Mirren (1974-78); Aberdeen (1978-86), HLV tạm quyền của ĐT Scotland tại World Cup 1986; Man Utd (1986- đến nay).

*Thành tích:

- Aberdeen: 3 chức VĐQG Scotland (1980, 1984, 1985); 2 Cúp QG Scotland (1982, 1983, 1984, 1986); 1 Cúp Liên đoàn Scotland (1986); Cúp C2 và siêu Cúp châu Âu năm 1983.

- Man Utd: 8 chức VĐ Premiership (1990, 1994, 1996, 1997, 1999, 2000, 2001, 2003); 5 Cúp FA (1993, 1994, 1996, 1999, 2004); 2 Cúp Liên đoàn Anh (1992, 2006); 1 Cúp C2 (1991); 1 chức VĐ Champions League (1999); 1 siêu Cúp châu Âu (1991); 1 chức VĐ Cúp các CLB thế giới (1999).

- Cá nhân: HLV xuất sắc nhất Premier League mùa bóng 1993/94, 1995/96, 1996/97, 1998/99, 1999/2000, 2002/03 (6 lần).
 
Rivaldo với những nỗi thăng trầm

Rivaldo với những nỗi thăng trầm

rivaldo.jpg

Sự có mặt của Rivaldo trong trận chung kết chiều 30/6/2002 tạo cho anh một cơ hội quý giá để thuyết phục những người còn hoài nghi rằng anh hoàn toàn xứng đáng có được một vị trí trên "đại lộ danh tiếng" - nơi lưu lại tên tuổi những cầu thủ bóng đá xuất sắc của Brazil mọi thời đại.

Thực ra, điều đó không có gì lạ trong trường hợp của anh - một cầu thủ, một người đàn ông đã giành cả cuộc đời của mình để đấu tranh và tự khẳng định.

Sinh ra trong một gia đình nghèo đói ở Recife, thành phố phía đông bắc Brazil, Rivaldo trải qua thời thơ ấu của một cậu bé Brazil điển hình: vật lộn kiếm sống bằng nghề bán đồ lưu niệm cho khách ngày ngày, rồi giải trí bằng những trận bóng đá trên bờ biển. Và cũng như vô vàn em nhỏ khác trên đất nước Nam Mỹ này, anh khao khát trở thành cầu thủ. Nhưng cánh cổng vào đội tuyển quốc gia chẳng bao giờ mở cho một cậu bé nghèo người miền bắc - thường nó chỉ tiếp nhận những cầu thủ nhí ở Rio de Janeiro và Sao Paolo thôi.

Nỗ lực tuyệt vời

Cái chết của người cha khi cậu lên 16 tuổi buộc Rivaldo phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Tuổi thơ thế là chấm dứt, cậu quyết tâm phấn đấu để thực hiện ước mơ của cha mẹ và của chính mình: trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Một năm sau, cậu vào câu lạc bộ Paulistan, sau đó chuyển sang đá cho Santa Cruz và Mogi Mirim. Dù ở đâu, Rivaldo vẫn gắng làm mọi cách để chứng tỏ giá trị của mình.

Anh nhớ lại: "Hồi đó chẳng ai tin tôi. Họ nói những người khác sẽ trở thành ngôi sao, chứ đâu nhắc gì đến tôi. Nhưng tôi không để mình bị mất tinh thần vì điều đó".

Rồi Rivaldo chuyển sang thi đấu cho Corinthians, năm 1993. Cũng năm ấy, anh góp phần giúp Brazil giành ngôi vô địch giải trẻ thế giới. Song HLV đội tuyển quốc gia khi ấy là Alberto Perreira vẫn không tin tưởng vào Rivaldo đến mức có thể dành cho anh một chỗ trong đội hình dự World Cup 1994.

Rivaldo tham gia cả Olympics 1996, nhưng bị chỉ trích tối mắt tối mũi vì thất bại trước Nigeria ở vòng bán kết. Anh buộc phải bỏ sang CLB Deportivo Coruna (Tây Ban Nha).

Những cống hiến không thể phủ nhận

Sau đó, đột nhiên Rivaldo được đánh giá khác. 21 bàn thắng ghi được trong 41 trận đấu cùng một sự đóng góp to lớn cho Deportivo đã mở đường cho anh tới Barcelona và sau đó, tỏa sáng trên toàn thế giới. Thế nhưng, có một nghịch lý là chính ở Brazil quê hương anh, mối nghi ngờ vẫn tồn tại, kể cả khi anh được FIFA bình chọn là cầu thủ hay nhất của Brazil trong World Cup 1998, mùa sau lại được bầu là Cầu thủ hay nhất thế giới trong năm.

Chán ngán cực điểm vì Brazil phải chật vật lắm mới giành được chiến thắng 1-0 trước Colombia vào phút cuối cùng, trong trận đấu ở vòng loại World Cup (tháng 11/2000), Rivaldo đe dọa rời bỏ đội tuyển quốc gia: "Tôi đã trải qua nhiều chuyện trong sự nghiệp của mình, nhưng thế này thì quá lắm".


Trở lại sân Nou Camp, anh lại tiếp tục tỏa sáng, mà đỉnh cao là ở phút cuối cùng của trận đấu cuối cùng trong giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha. Cú sút của Rivaldo khi ấy hoàn tất hat-trick của anh và ấn định chiến thắng 3-2 của Barcelona trước đối thủ đáng gờm Valencia, đồng thời giúp Barca đoạt vé dự Cup C1 mùa vừa rồi.

Dường như Rivaldo là vậy. Cùng một lúc, anh vừa được ca ngợi, vừa bị la ó. Những bước thăng trầm trong nghề nghiệp khiến anh mãi mãi ý thức được rằng, dù thi đấu ở đẳng cấp nào, trong bóng đá luôn tồn tại một thế giới mà ở đó, chỉ có tinh thần thật cao mới đảm bảo sự thành công.

Con người nhân ái

Cũng vì đã trải qua nhiều thăng trầm, anh thấu hiểu cuộc đời cơ cực của những người nghèo, người gặp nhiều bất hạnh. Rivaldo tham gia rất nhiệt tình vào công việc từ thiện, cả ở thành phố Recife quê hương anh lẫn ở Barcelona.

"Nhiều người vẫn còn phải sống trong nghèo đói. Bằng danh tiếng và địa vị của bản thân, tôi nghĩ mình có thể giúp đỡ họ phần nào", Rivaldo nói với một vẻ khiêm nhường và cảm thông rất hiếm thấy trong thế giới các nhà triệu phú của bóng đá hiện đại.

Khi được gọi vào đội hình Brazil đi dự World Cup, anh vẫn còn bị thương ở đầu gối - chấn thương đã làm anh phải kết thúc mùa giải ở câu lạc bộ sớm và khiến rất nhiều người nghi ngờ thể lực của anh. "Người ta cười tôi, đùa cợt về chuyện sức khỏe của tôi, làm tôi cảm thấy hơi buồn", Rivaldo bộc bạch. "Tôi tập rất nhiều, 24 giờ/ngày, để bình phục cho nhanh. Nhưng mọi người không biết điều đó và họ phê phán tôi, họ bảo tôi phá sức, lẽ ra nên cử cầu thủ khác đi thay". Một lần nữa, cũng như bao lần khác, anh tìm cách chứng minh rằng những người hoài nghi kia đã nhầm.

Sự khởi đầu của Rivaldo trong World Cup đúng là chẳng có gì đáng ca ngợi, nhất là vụ anh ăn vạ trong trận gặp Thổ Nhĩ Kỳ. Vì màn kịch quá lộ liễu, chàng tiền vệ bị tai tiếng khắp nơi, lại bị FIFA phạt 5.000 bảng Anh. Mặc dù vậy, anh chơi cứ sắc nét dần lên qua mỗi trận đấu, ghi bàn trong 5 trận liên tiếp trước bán kết và gây ấn tượng rất tốt đẹp ở trận bán kết với Thổ Nhĩ Kỳ.

Rivaldo chẳng bao giờ mất lòng tin vào bản thân. Bên cạnh đó, niềm tin của HLV Luiz Felipe Scolari cũng là nguồn động viên to lớn đối với anh. "Scolari rất tin tưởng tôi", anh nói. "Thiên hạ cứ liên tục chê bai, nói là lẽ ra không nên đưa tôi vào đội tuyển. Nhưng chính ông đã bảo tôi rằng tôi sẽ có mặt trong đội, với một chỗ đứng vững chắc, và đừng nên sợ gì những lời chỉ trích. Thật tuyệt vời khi được HLV tin tưởng. Scolari đã mang lại cho tôi niềm tin vào chính mình".


T.D.K. (theo Reuters)
 
Ronaldo và sự vực dậy ngoạn mục

Ronaldo và sự vực dậy ngoạn mục

ronaldo3.jpg

Những bàn thắng là phần thưởng cho tôi và cả đội. Tôi đã phải vật lộn với chấn thương ở đầu gối và ngày hôm nay Chúa đã ban phước cho tôi và toàn đội Brazil”, tiền đạo hay nhất thế giới - Chiếc giày vàng World Cup 2002 - đã tâm sự như vậy.

Ronaldo cảm ơn gia đình và bác sĩ của mình - nhà vật lý trị liệu Pháp Gerard Saillant: “Ông là người đã cùng tôi đấu tranh và 2 năm trước chính ông cũng không thể ngờ rằng tôi sẽ có mặt ở đây”. Ông Saillant cũng rất cảm động: “Điều này sẽ tiếp hy vọng cho tất cả những ai đang phải qua điều trị. Kể cả những người không phải là những vận động viên thể thao. Chỉ cần biết phấn đấu, bạn sẽ làm được mọi thứ”.

ronaldo.jpg

Có một nhân vật cũng góp phần vào sự hồi sinh của Ronaldo ngày hôm nay. Không ai khác, chính là Pele, thần tượng của anh. Sau khi bị chấn thương đầu gối ở vòng chung kết France 2000, chàng tiền đạo của câu lạc bộ Inter Milan cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Có lúc người ta tưởng chừng anh sẽ không bao giờ thi đấu được nữa. Sau khi đi điều trị ở Paris, Ronaldo đã trở về Brazil. Và lúc đó thì Pele đến thăm anh. “Ông nói với tôi rằng từng bị chấn thương nặng trong World Cup 1966 và các bác sĩ nói rằng có thể ông sẽ không bao giờ chơi được nữa”, Ronaldo kể lại “Nhưng Vua bóng đá đã làm được điều đó. 4 năm sau, ông giúp đội tuyển Brazil giành Cup Thế giới năm 1970 và được chọn là cầu thủ hay nhất giải. Chính Pele đã tiếp cho tôi lòng can đảm để tiếp tục phấn đấu”.

Dường như có một sự tương đồng giữa Ronaldo và Pele. Cả hai đều bắt đầu sự nghiệp tại World Cup từ rất sớm. Năm 17 tuổi, Pele là cầu thủ trẻ nhất ghi bàn ở World Cup khi sút vào lưới Wales ở Thuỵ Điển năm 1958. Rồi tiếp đó, vua bóng đá trở thành người trẻ nhất lập được một cú hat-trick trong trận thắng 5-2 trước Pháp ở vòng bán kết. Cũng vào tuổi 17, Ronaldo được chọn vào đội hình Brazil năm 1994, nhưng anh chỉ được ngồi ghế dự bị.

ronaldo2.jpg

Cả hai từng trải qua những cay đắng tại World Cup. Pele là thành viên đội tuyển Brazil năm 1966, đội bóng bị loại ngay từ vòng đầu tiên, khi thất bại trước Hungary và Bồ Đào Nha. Sau trận gặp Bồ Đào Nha, ông còn bị chấn thương ở đầu gối. Ronaldo thì toả sáng tại World Cup 98 tại Pháp. Nhưng rốt cục, anh lại trở thành tâm điểm tranh cãi, khi chơi dật dờ suốt trận chung kết với đội chủ nhà. Brazil thua Pháp 0-3.

Nhưng cả 2 đều đã vượt lên. Pele ghi 6 bàn cho Brazil trong World Cup 1970. Còn Ronaldo, với 8 bàn thắng, anh trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất tại World Cup kể từ năm 1970. Khi đó Gerd Mueller ghi được 10 bàn cho đội Đức.

Ronaldo sinh ra ở vùng ngoại ô nghèo Bento Ribeiro của Rio de Janeiro. Từ khi còn nhỏ, cậu bé được CLB Flamengo nhận về để huấn luyện. Nhưng rồi Ronaldo phải từ bỏ câu lạc bộ này, chỉ vì nghèo quá, không đủ tiền mua vé đi tầu và xe buýt tới bãi tập. Cậu vào một câu lạc bộ ít tiếng tăm hơn là Sao Cristovao. Tại đây, tiền đạo của World Cup 1970 Jairzinho, hiện là người chuyên săn lùng tài năng trẻ, đã phát hiện ra cậu. Nhờ sự giúp đỡ của Jairzinho, Ronaldo được Cruzeiro, có trụ sở ở Belo Horizonte thâu nhận, và chàng trai trẻ khởi đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp ở tuổi 16. Ronaldo đã ghi được 58 bàn trong 60 trận – trong đó có một bàn thắng mỹ mãn trong trận gặp câu lạc bộ Boca Juniors của Argentina. Thế giới bắt đầu để mắt đến anh.

Ronaldo tham gia đội tuyển quốc gia Brazil năm 1994 và một tháng sau, anh ghi bàn thắng đầu tiên trong một trận giao hữu với Iceland. Năm 1995, câu lạc bộ Hà Lan PSV Eindhoven giành Ronaldo về cho mình. Nhưng phải tới mùa bóng duy nhất ở câu lạc bộ Barcelona 1996-1997, tiền đạo này mới thực sự thành danh với một loạt bàn thắng ngoạn mục.

“Chính tôi là người đã giúp Ronaldo toả sáng”, Bobby Robson, huấn luyện viên lúc đó của Barcelona kể lại. Ông đã kín đáo theo dõi Ronaldo từ khi anh còn ở PSV: “Chủ tịch Barcelona hỏi tôi: 20 triệu USD là một món tiền lớn đấy? Anh có chắc chắn về tài năng của cậu ấy không?Hãy mua cậu ấy, tôi khẳng định. Và 3 tháng sau, Ronaldo đã trở thành một cầu thủ tầm cỡ quốc tế”.

Giờ đây thì không còn ai dám hoài ghi điều đó. Anh là tân Pele của Brazil.

(theo Reuters)
 
Thần đồng Wayne Rooney

Wayne Rooney và 10 điều chưa tỏ về anh​

Ở tuổi 21, Beckham còn chưa khoác áo ĐTQG, Ronaldinho và Kaka thì mới bắt đầu cuộc phiêu lưu ở trời Âu. Cũng độ tuổi ấy, Rooney đã ăn lương 115.000 bảng mỗi tuần và trở thành ngôi sao số một của MU cũng như tuyển Anh hiện nay. Dưới đây là những chuyện ít biết về cầu thủ có bề ngoài "dữ tợn" này.

ro6.jpg


Rooney (đứng thứ hai từ trái sang) trong màu áo Copplehouse, đội bóng đầu tiên trong sự nghiệp.​

Rooney từng ghi đến 6 bàn vào lưới…MU chỉ trong 1 trận đấu ở giải vô địch dành cho lứa U11, mùa 1995-1996. Khi đó anh cùng Everton đè bẹp MU đến 12-2! Bàn đẹp nhất trong số đó là một cú tung người móc bóng khiến các bậc phụ huynh của cả hai bên phải đứng bật dậy vỗ tay khen ngợi. Mùa ấy, Rooney góp mặt ở 29 trong 30 trận của đội U11 Everton và ghi được 114 bàn thắng.

Thuở còn cắp sách đến trường, tiền đạo của MU chưa bao giờ là học sinh giỏi. Sổ liên lạc năm lớp 8 (niên khóa 1998-1999) ở trường cấp II De La Salle ghi rõ: Rooey đi trễ 51 lần. Có 2 môn Rooney bị điểm 0 (zero) từ đầu đến cuối là ngoại ngữ (tiếng Tây Ban Nha) và địa lý. Điểm cả năm của Rooney trong môn toán là 40/100, tiếng Anh 39/100, khoa học 39/100, lịch sử 54/100… Trong phần nhận xét môn ngoại ngữ, cô giáo G. Greaves phê: “Mức độ chuyên cần kém, bài làm về nhà kém, bài làm ở lớp kém, thái độ học tập kém” (mỗi mục như vậy đều có 5 mức độ để giáo viên phân loại học sinh: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, kém). Lời phê tổng quát của cô G. Greaves: “Wayne cần phải tập trung hoàn toàn vào việc học” Môn học khá nhất của Rooney dĩ nhiên là giáo dục thể chất. Thầy Williams phê: Luôn nỗ lực tốt. Có những lúc Wayne đáng là tấm gương để các học sinh khác noi theo”.

ro5.jpg
Bảng nhận xét môn ngoại ngữ của Rooney hồi còn học lớp 8,

Bố mẹ Rooney khá nghèo. Ở trường, cậu được miễn đóng tiền ăn tối vì bố thất nghiệp, còn mẹ phải chăm sóc 3 đứa con nên không thể đi làm. Bố mẹ Rooney kể lại khi họ làm lễ cưới, bà nội và bà ngoại của cậu phải hùn tiền để đãi tiệc(150 khách). Khi ấy, mẹ Rooney phải ở nhà chăm sóc cậu (17 tháng tuổi), còn cha Rooney phải đi làm thuê để kiếm được 120 bảng mỗi tuần. Họ không có tuần trăng mật. 7 tháng sau khi cha mẹ tổ chức lễ cưới, đứa em kế của Rooney chào đời. Rooney vào trường De La Salle được một thời gian thì mẹ cậu cũng được nhận vào làm tạp vụ và lo cho bọn trẻ ăn tối trong trường này. Rooney rất vui nhưng cũng buồn vì phải đóng tiền ăn tối do mẹ đã có việc làm.

Lĩnh vực mà Rooney “nổi tiếng” nhất khi còn là học sinh cấp 1 không phải là chơi bóng, mà là sự gan lì khi… đánh lộn. Lúc 9 tuổi, Rooney từng đánh nhau với Craig, một cậu bé 10 tuổi, to cao và “dễ sợ” nhất trong trường. Trận đánh bất phân thắng bại ấy xuất phát từ cuộc cãi vã liên quan đến một trận bóng đá: pha bóng vào hay không vào. Bị mẹ la rầy, Rooney biện hộ: “ Con chỉ làm theo những gì cha dạy. Con phải tự gượng dậy đánh trả bất cứ ai muốn hiếp đáp mình”.

Sở dĩ Rooney luôn có quả đấm nặng như búa bổ, vì ngoài bóng đá cậu còn tập quyền Anh (đến năm 14 tuổi mới thôi). Bố của Rooney từng là võ sĩ quyền Anh có hạng. Cũng vì tập quyền Anh mà Rooney là một trong số ít những cầu thủ MU không phải tập tạ để tăng cường sức mạnh cơ bắp cho phần thân trên.

Khoảng 13 tuổi, Rooney và và bạn bè trong khu vực thường tụ tập sau một quán bar gần nhà để uống rượu táo do một người trong nhóm đem theo cho cả hội cùng uống. Trong số này, có không ít cậu hút cần sa, rồi sau này chơi cả ma túy, nhưng Rooney không bao giờ đi xa hơn vài hớp rượu táo. Cậu từng thử hút thuốc nhưng không thích. Khi đã nổi tiếng, Rooney vẫn không cắt đứt quan hệ với nhóm bạn này.

Trước khi gia nhập đội lớn, Rooney từng là mascot (cậu bé đi cùng thủ quân đến vòng tròn giữa sân để chụp ảnh trước trận đấu cùng tổ trọng tài và thủ quân, mascot đội bạn) của Everton. Câụ cũng từng là trẻ nhặt bóng của đội này. Trong một lần nhặt bóng, Rooney đứng gần khung thành của thủ môn Neville Southall. Khi ấy, Everton đang bị dẫn 1 bàn và bóng lăn khỏi đường biên gần chỗ Rooney. Cậu còn chưa kịp nhặt bóng thì Southall quát: “Nhanh lên nhóc!”. Đấy là “bài học chuyên môn” đầu tiên cho chú nhóc Rooney: đội nhà đang thua thì phải nhặt bóng thật nhanh, còn khi đang thắng thì ngược lại. Thường thì những đứa trẻ nhặt bóng phải dùng tay đưa bóng vào sân, riêng Rooney là đứa nhặt bóng duy nhất luôn sút bóng vào sân. Khi bị la rầy, Rooney cãi lý rằng cậu luôn sút bóng chính xác vào tay các cầu thủ trong sân, và cách ấy luôn nhanh hơn là tung bóng vào sân.

Là fan trung thành của Everton, nhưng Rooney chia tay CLB này và chuyển sang MU trước mùa bóng 2004-2005 chủ yếu vì ghét HLV David Moyes. Quan hệ thày trò của họ “trục trặc” từ lâu, nhưng Rooney chỉ dứt gánh ra đi sau 2 sự kiện: một là những tâm sự riêng của Rooney về scandal “xuất hiện ở nhà thổ” bị Moyes tiết lộ với báo chí; hai là Moyes đổ thừa cho Rooney làm hỏng máy hát CD trong xe hơi của ông. Chuyện như sau: Rooney bị chấn thương dây chằng trong một trận đấu trên sân đối phương. Chuyên gia vật lý trị liệu phải cấp tốc chở anh về Liverpool bằng chiếc Mercesdes của Moyes khi trận đấu còn đang diễn ra. Trên đường đi, Rooney có bỏ đĩa vào máy để nghe nhạc. Moyes sau đó về chung xe với đội bóng. Vài ngày sau, khi gặp lại, vị HLV này nói rằng máy CD trong xe ông bị hư và bắt đền Rooney!

Có một truyền thống ngộ nghĩnh ở MU, “ma mới’ luôn bị “ma cũ” tẩn cho một trận “hội đồng” để biết thế nào là lễ độ (dĩ nhiên chỉ là trò vui, nhưng cũng đủ làm cho các cầu thủ mới đến bở hơi tai). Rooney là cầu thủ hiếm hoi thoát khỏi trò đùa này vì anh gia nhập MU khi còn đang chấn thương. Trong buổi gặp mặt đầu tiên, Rooney đến bắt tay từng người và tự tin…dọa các đàn anh: “Cẩn thận, tôi là hàng dễ vỡ đấy nhé”.

Khác với Beckham, Rooney không quan tâm đến hình ảnh bên ngoài của mình. Anh chẳng cần o bế vì tự biết mình không đẹp trai, nhưng cũng tự tin nghĩ rằng mình không quá xấu. Rooney không bao giờ đến tiệm hớt tóc vì “kiểu nào cũng vậy, nói chung là tôi thích để tóc ngắn cho thoải mái”. Hồi nhỏ, cậu để mẹ hớt tóc, nay thì mái tóc của Rooney được phó mặc cho Coleen hoặc mẹ, thậm chí mẹ của Coleen cũng được. Ai muốn cắt thế nào tùy ý, miễn sao càng nhanh càng tốt. Điều duy nhất làm cho Rooney phải bận tâm đôi chút là tóc anh có dấu hiệu thưa dần từ khi mới…16 tuổi. Đừng mất công hỏi Rooney về chuyện thời trang, vì anh chẳng biết gì cả.


ro3.jpg

Nổi tiếng không kém Beckham, nhưng Rooney rất ít khi chú trọng đến vẻ bề ngoài.​
 
Chỉnh sửa cuối:
Back
Top