• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

EBOOK DÀNH CHO UIQ3.0 - DẠNG PRC

Status
Không mở trả lời sau này.
Tuệ Sỹ - Triết Học về Tánh Không

Tuệ Sỹ một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u....
Nhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng lụy, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm ? Một bài thơ "Không đề" của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ : (Bùi Giáng)

Không đề

Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.

***

"...Mượn một kinh nghiệm tư tưởng để nói về một kinh nghiệm tư tưởng, đó là một sự vay mượn nghịch lý ngang ngược: vay mượn đã là một điều bất khả. Bất khả cho nên bế tắc. Bế tắc cho nên không thể tìm thấy một lối trung chinh để vào tư tưởng.

Như thế là đã khởi đầu bằng một sự bất chính. Đằng sau sự bất chính này không có che dấu một ẩn nghĩa nào hết để biện minh cho nó. Nhưng, Tánh không luận là gì? "Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn..."

Tuệ Sỹ.
An Tiêm xuất bản, Sài Gòn 1970.
 
Mác và Lenin

Gửi anh em mấy tác phẩm đọc chơi, anh em nhớ ấn vào thanks để động viên
 
Tôi là ai?-Friedrich Nietzsche-Phạm Công Thiện dịch
Lời người dịch

Có ba quyển sách ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc đời tôi, đó là quyển Milarepa do W. Y. Evans-Wentz xuất bản, viết về đời sống của Bồ tát Tây Tạng Milarepa, quyển thứ hai là quyển nhật ký của Nijinski, một nghệ sĩ múa người Nga, quyển thứ ba là quyển Ecce Homo của Nietzsche, tức là quyển này đây.

Nhiều lúc điên gàn vớ vẩn, tôi tưởng tượng rằng tôi bị mù mắt, bị bại liệt cả thân thể một ngày nào đó thơ mộng trong kiếp này hoặc kiếp sau, trong một căn nhà đổ nát, tôi nằm dài trên nệm đất, trời nắng dữ dội, mắt tôi không thấy gì cả, nhưng lỗ tai tôi còn nghe được tiếng thở của trái đất thì có một người nào đó sẽ độ lượng chịu cực đọc cho tôi nghe năm mười trang trong quyển Milarepa hoặc quyển Ecce Homo của Nietzsche. Chắc lúc ấy mắt tôi sẽ bừng sáng lại được, và tôi vùng lên đứng dậy, không còn bại liệt nữa. Tôi sẽ chạy đâm đầu vào núi cấm để chờ ngày núi nổ banh ra làm hai thì tôi sẽ khoan thai bước ra hiện nguyên tính! Lúc ấy cỏ xanh sẽ nhảy múa dưới chân tôi, chân tôi sẽ lướt trên cỏ như ma đi hỏng chân. Nhưng điều chắc chắn là tôi sẽ không là ma, mà là một cái gì rất hiền lành, rất dễ dạy, rất chậm chạp, vô danh, miệng cứ cười một nụ cười nhè nhẹ như không khí.

Tôi thường mang tiếng là giỏi sinh ngữ, thực sự thì tôi khinh bỉ những kẻ nào biết nhiều thứ tiếng. Tôi vẫn nghĩ rằng chữ Việt là chữ khó đọc nhất, vì chữ Việt không có văn phạm và ngữ pháp, không có ngày nào tôi không dở Tự điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức và quyển Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị để học từng chữ A, từng chữ B, tôi chịu khó học lại từng dấu hỏi, dấu ngã để nhìn lại những nét mặt quen thuộc của bà con làng xóm mà từ bao nhiêu năm lang bạt kỳ hồ tôi đã bỏ quên một cách ngu dại. Đối với tôi, tiếng Việt còn giữ lại một niềm bí ẩn nào đó mà cả đời tôi cũng không thể nào khoét sâu vào được. Có lẽ khi sắp chết thì niềm bí ẩn kia sẽ hiện nguyên hình…

Còn tiếng ngoại quốc? Tôi coi những thứ tiếng ngoại quốc như những trò chơi nhảm nhí. Hồi 13-14 tuổi, tôi đã học tiếng Nga, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Hoà Lan, tiếng Ba Lan, vân vân. Đến năm 18-19 tuổi, tôi lại học thêm tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hy Lạp, tiếng Tây Tạng, vân vân. Bây giờ có lẽ tôi đã quên hết mọi thứ tiếng, tôi chỉ nhớ một tiếng A của chữ Phạn, chỉ nội có tiếng A này có lẽ tôi phải đầu thai đến một trăm kiếp nữa thì mới hiểu nổi hết tất cả ý nghĩ kỳ lạ của tiếng A trong chữ Phạn!

Sở dĩ tôi say mê ba quyển sách kể trên (Milarepa, Nijinsky và Nietzsche) là vì tôi coi ba quyển sách này như là ba quyển văn phạm vỡ lòng để đi vào tiếng A của chữ Phạn! Tại sao thế? Xin cho tôi giữ lại một chút kín đáo về đời sống tâm linh mình.

Bây giờ tôi xin nhường lời lại cho Nietzsche.

Và đây là người mà chúng ta mong đợi, Ecce Homo!

Phạm Công Thiện
Ngày 5 tháng 11, 1969
 
Triết lý là gì? ; Martin Heidegger - bản dịch Phạm Công Thiện

...Việc đầu tiên chúng ta cần làm là đưa dẫn câu hỏi đi tới một con đường có đường hướng rõ rệt để cho chúng ta khỏi phải la cà lang thang quanh quẩn trong những tiền tượng thể những quan niệm tuỳ thích tự ý hoặc ngẫu phát về triết lý. Nhưng làm thế nào chúng ta tìm ra được một con đường nhờ đó mà chúng ta có thể xác định câu hỏi chúng ta một cách đáng tin cậy? Con đường tôi hiện muốn chỉ tỏ đang nằm trực tiếp trứơc chúng ta. Và chỉ vì đó là cái gì gần gũi nhất bên cạnh, cho nên nó trở nên khó tìm. Và dù khi chúng ta đã tìm ra nó, thì chúng ta vẫn còn phải di động trên nó một cách vụng về. Chúng ta hỏi, “Triết lý là gì?” Chúng ta đã từng nói lên tiếng “Triết lý” nhiều lần luôn. Tuy thế, nếu chúng ta dùng tiếng “triết lý” và không còn dùng tiếng ấy như một tên cũ rích, nếu thay vì thế chúng ta lại nghe tiếng “triết lý” phát ra từ tận suối nguồn uyên nguyên của nó, thì lúc đó, tiếng ấy phát thanh nên như vầy: philosophia. Bây giờ tiếng “triết lý” đang nói tiếng Hy lạp ấy vì, là tiếng Hy lạp cho nên chính tiếng ấy là một con đường. Một đẳng, con đường đang nằm ra đằng trước chúng ta, vì tiếng ấy từ lâu đã được nói trước chúng ta nghĩa là được dự phát ra trước chúng ta. Một đẳng khác, con đường đã nằm đàng sau chúng ta rồi, vì chúng ta đã thường nghe và nói tiếng này. Thế thì tiếng Hy lạp philosophia là một con đường mà chúng ta đang du hành dọc theo đó. Tuy vậy, chúng ta chỉ có một kiến giải rất tạp nhạp mơ hồ về con đường này mặc dù chúng ta có thể thu đạt và có thể phô trải ra lan tràn bao nhiêu kiến thức có tính cách sử học về triết lý Hy lạp...
 
Con bướm bay qua đại dương - Phạm Công Thiện

- Thiền học và Thiền Tông là gì ?
Vừa hỏi thầm thế, rồi khi vừa tụng xong một câu thần chú chữ Phạn :
"Gate, gate, paragaté, parasamgaté, bodhi, svaha." rồi khi tôi vừa dứt chữ "bodhi svaha !" thì bỗng con bướm đủ màu giữa vầng trán anh vụt bay ra khỏi phòng, bay khỏi đồi, bay lượn băng qua biển xanh, "biển xanh trộn lẫn với mặt trời."
Phạm Công Thiện

Mời bạn đọc "Con bướm bay qua đại dương"
 
Tìm Hiểu Sáu Phái Triết Học Ấn Độ

Trên website http://www.chuyenphapluan.com/tgtpham/28sauphai.htm có đăng tải tác phẩm “Tìm hiểu sáu phái triết học Ấn Độ” của Hòa Thượng Thích Mãn Giác. Đây là một tác phẩm có ích trong việc nghiên cứu về triết học Ấn Độ. Tôi xin chuyển tác phẩm này sang định dạng PRC để các bạn trong diễn đàn tham khảo.
 
“Đại Học” – Cuốn Sách Mở đầu Của Bộ Tứ Thư

Đại học vốn là một thiên trong sách Lễ kí. Chu Hi thời Nam Tống đem Đại học, ghép với Luận ngữ, Mạnh Tử và Trung Dung lại gọi là Tứ thư (bốn cuốn sách lớn). Từ đó Đại học chính thức trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia. Hơn nữa, nó còn được coi là cái cửa bắt đầu đi vào học đạo Nho. Chu Tử đã từng viết: “Tôi nuốn người ta đọc Đại học trước để định khuôn thước, sau đọc Luận ngữ để định căn bản; tiếp đọc Mạnh Tử để thấy sự phát triển; sau đọc Trung Dung để tìm chỗ vi diệu của cổ nhân”.
Tài liệu này là bản giới thiệu và dịch chú của Phan Văn Các, in trong “Ngữ văn Hán Nôm”, tập I, Tứ thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, trang 23-76. Trong sách có cả phần chữ Hán, nhưng do có khó khăn trong việc gõ và chuyển thể chữ Hán sang định dạng PRC của bản thân, cho nên trong tài liệu này tôi tạm lược bỏ. Bạn nào có điều kiện xin hãy chuyển cả phần chữ Hán góp phần làm cho tài liệu đầy đủ và chính xác hơn.
Có thể xem thêm phần giới thiệu về các cuốn sách Đại học và Trung Dung của Phùng Hữu Lan (1895-1990) do Lê Minh Anh dịch đăng trên http://vietsciences.free.fr/ ngày 20/8/2006.
 
VỚI LÝ LUẬN GIỎI_Morris S. Engel

Bản Chất và Phạm Vi của Lo-gic

Bất kỳ ai đọc quyển sách này đều đã quen thuộc với việc tranh cãi dường như không bao giờ có hồi kết về trí tuệ và các luận điệu của chúng ta, cái việc mà đã là một đặc tính nổi bật của cuộc sống trong suốt những năm cuối thế kỷ 20. Thông qua từng các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta đã bị dội bom với những lập luận về mua cái này hay cái kia, tin diễn giả này hay diễn giả khác, làm điều này hay làm điều khác. Những thông điệp có tính thuyết phục xuất phát từ bạn bè, gia đình và chính phủ, thậm chí từ những người lạ mà ta chỉ thảo luận trong chốc lát.

Chúng ta thường lấy những điều “phi lo-gic” (vô lý) để nỗ lực thuyết phục chúng ta, nhưng chúng ta có thể phát hiện rằng rất khó khăn để chống lại nỗ lực đó bởi vì chúng ta không chắc là tại sao tính lo-gic của những tranh luận là không có hoặc nó sai ở điểm nào. Thật là không may mắn khi mà trong cuộc tranh luận, người nào nói dài nhất, to nhất thường được xem là kẻ “chiến thắng”, thậm chí ông hay bà ta tranh cãi chẳng hay ho gì cả. Đó là bởi vì không có ai đáp lại trong cuộc tranh luận và nếu không có ai chỉ ra rằng những lập luận là yếu hay không thích hợp, thì chúng ta sẽđi đến suy nghĩ: người tranh luận có thể đúng và hơn nữa chẳng có ai có thể chỉ rằng nó sai và tương tự như vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta chán ngán trong việc tranh cãi về một điều nếu nó không thể nghi ngờ hay tranh cãi. Chúng ta cùng những người khác có thể bị ảnh hưởng một cách tinh vi hay thậm chí nặng nề bởi nó, có thể trong thực tế sẽ xoá dần đi những bất đồng quan điểm ban đầu với nó, và cũng có thể phát hiện ra rằng rất khó khăn để từ chối tranh luận của người khác hoặc thậm chí kêu gọi hành động xuất phát từ nó. Tất cả có thể dẫn chúng ta đến cảm giác là chúng ta không có sự lựa chọn nhưng vẫn phải nói và phải làm những việc mà chúng ta với lương tri không chọn hoặc không tin tưởng.

Bằng cách nào chúng ta biết rằng chúng ta nên mua cái gì, tin cái gì và làm những việc khẩn cấp? Những lý do đó là gì, và chúng thuyết phục đến mức nào? Tại sao chúng tồn tại, nếu không thì tại sao chúng bắt buộc chúng ta? Và làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn hơn rằng những phân tích cá nhân về các vấn đề có liên quan đến chúng ta là có lý như chúng ta đã thực hiện? Một mục đích của nghiên cứu lo-gic là đạt được các công cụ mà với chúng có thể phân biệt một lập luận đúng với một lập luận sai. Theo đó, lo-gic có thể được xem là một trong những nghiên cứu mạnh mẽ nhất chúng ta có thể tiến hành, đặc biệt là trong thời đại như chúng ta đang sống, thời mà có quá nhiều yêu sách và phản đối các yêu sách.
 
Bài học chuyển đổi ở Đông Âu

János Kornai


(Tuyển tập các tiểu luận)
Nguyễn Quang A tuyển dịch

Lời giới thiệu

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười sáu [1] của tủ sách SOS2, cuốn Bài học Chuyển đổi ở Đông Âu gồm 6 tiểu luận của Kornai János. Đây là cuốn sách thứ năm của Kornai trong tủ sách này và là cuốn thứ sáu của Kornai bằng tiếng Việt. Đây là các bài viết của Kornai đánh giá về chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, nêu những bài học có thể rút ra trong 15 năm phát triển vừa qua của khu vực này. Nhiều bài học của khu vực đó cũng rất bổ ích cho nền kinh tế chuyển đổi của chúng ta.
 
Tìm hiểu về tử vi + tướng số--> chuẩn bị lấy vợ, gả chồng

Do chuẩn bị lấy vợ nên mình đọc qua các tài liệu về tử vi để tìm hiểu cho tương lai của mình. Hic.. đọc xong thấy lấy vợ là "một nhiệm vụ bất khả thi". Bác nào đã có vợ rùi... truyền đạt kinh nghiệm cho những người đi sau với.

Trong quyển này là các bài viết về tử vi mà mình đã sưu tập được trong một thời gian dài. Vừa đọc vừa đi chọn vợ...

Mong nhận được những phản hồi và những kinh nghiệm chia sẻ ...

Lời dẫn:

Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị Tử Vi: Khoa Học hay Mê Tín.

Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị.

Tử vi - khoa học mà huyền bí
Trong những kiểu bói toán, Tử vi thường được coi là một trong những kiểu bói toán có tính chính xác cao và được nhiều người tín nhiệm. Trước khi khoa Tử vi ra đời, Trung Quốc đã có nhiều hình thức bói toán khác như "64 quẻ bói" do Chu Vãn Vương dựa trên Hà Đồ tạo thành. Sau đó, nền triết học Trung Hoa đã đi qua nhiều luận thuyết, như thuyết âm Dương Ngũ Hành dựa trên sự tương sinh tương khắc của 5 yếu tổ cơ bản nhằm giải thích đời sống và tuỳ từng cặp yếu tố kết hợp với nhau, nó sẽ ra những kết quả khác nhau với độ biến thiên rất phức tạp. Đây là học thuyết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tử vi sau đó .
Về phạm trù số mệnh được đề cập đến ở vị trí trung tâm của Tử vi, thực ra trước đó đã có nhiều nhà triết học có những cái nhìn khác nhau về nó. Khổng Phu Tử nói: "Tận nhân lực, tri thiên mệnh" nghĩa là hay cố gắng làm hết sức mình rồi thành bại thế nào mới biết được mệnh trời. Triết gia Trang Tử thì cho rằng, con người thành bại, nghèo hèn hay giàu sang đều do định mệnh, ngay cả vận nước cũng do thiên mệnh chi phối không thể thay đổi. Còn học giả Tuân Tử thì phủ nhận sự tồn tại của số mệnh và cho rằng, tất cả hoạ phúc của con người đều do chính hành động của họ tạo thành.
Đến thời Tống, nền văn minh Trung Hoa đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc nghiên cứu về nhân học. Nhiều triết gia đã chuyên tâm nghiên cứu về con người nhằm tìm ra những nguyên tắc về cuộc sống. Tử vi tuy ra đời chậm nhưng nó đã tổng hoà được những tinh hoa của bói dịch, nhân tướng học, thiên văn học của Trung Quốc cổ đại. Tử vi đã quy nạp lại cho mình một hệ thống thuật ngữ học thuật riêng. Một số quan điểm trong Tử vi tuy không được chứng minh nhưng vẫn áp dụng trong đời sống hàng ngày như áp dụng thuyết âm Dương Ngũ Hành vào y học. Với những nét đặc trưng độc đáo của mình, nhiều nhà khoa học ngày nay xem Tử vi như là một bước hển về nhân học Trưng Hoa thời Trưng đại.
Đối tượng nghiên cứu của Tử vi chính là con người và số mệnh con người. Con người trong Tử vi là con người gắn liền với gia đình và những mối quan hệ xã hội. Có thể coi Tử vi là một dạng thức khoa học kết hợp triết học một cách khá sơ khai và chất phác. Loại hình nghiên cứu của nó dựa trên tính trực quan và mang nhiều yếu tố triết học sơ kỳ. Tử vi dừng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp đó là phân tích, tổng hợp và động. Trong đó chia thành đại phân tích và vi phân tích. Những triết lý bói toán cũng được hệ thống hoá dựa trên nền tảng của triết lý âm Dương Ngũ Hành. Tử vi vận động theo các vì sao ở 10 Can, 12 Chi dịch chuyển và biển đổi theo thuyết Bát Quái, tương tác với nhau theo thuyết âm Dương Ngũ Hành.

Khoa học hay mê tín?
Tử vi vừa mang tính khoa học thống kê, vừa mang tính bói toán và có phần dị đoan. Nếu xét theo những điều kiện cần thì Tử vi có thể được coi là một khoa học theo một mặt nào đó. Tử vi có hệ thống lý luận riêng với những thuật toán riêng và cách tiếp cận nghiên cứu nhân học độc đáo. Ngoài ra, Tử vi kgông có tính lập luận và lôgích học rõ ràng, từ đó đưa ra được những trải nghiệm và chứng minh từ thực tế đời sống các cung trên lá số Tử vi là những hàm số căn bản. Trong các cung có Chính tinh và Phụ tinh. Những ngôi sao này tương tác với nhau theo quy luật âm Dương Ngũ Hành khiến một lá số Tử vi trở thành một " đa hàm số” với nhiều biến đổi rất phức tạp. Điều đó cũng phần nào thể hiện Bản mệnh của con người cũng thật phức tạp.
Tử vi là một phương pháp, một công thức, một đồ biểu nhưng nó không đo lường được về lượng cũng như về chất một cách chính xác. Nó là một hệ thống tương quan giữa các yếu tố phức tạp, và khi đưa ra không thể lý giải một cách máy móc hay bằng một ước đoán cụ thể nào. Tử vi khiến người ta nghĩ về sự liên hệ giữa các yếu tố trong cuộc đời và kết luận về một lá số Tử vi đòi hỏi phải dựa trên sự tổng hợp các nhận định cục bộ. Con người và bản mệnh trong Tử vi là một con người toàn diện, bao hàm cả thể chất lẫn tinh thần cả di truyền lẫn bản tính cá nhân, cả môi trường gia đình và xã hội, cả công danh lẫn tài lộc. Con người đó chính là "sự tổng hoà của những mối quan hệ xã hội". Tử vi không tách rời các phương diện và xem xét con người ở một thể giới quan tổng hợp có tương tác với môi trường xã hội chứ không phải biệt lập ở một phương diện cụ thể.
Tuy nhiên, ông có những thiếu hụt trong Tử vi khiến nhiều người cho rằng, Tử vi không phải là một khoa học, nhưng vẫn cần phải nhìn nhận giá trị của nó. Tử vi chỉ là một quá trình xét đoán dựa trên những hàm số và biến số được thể hiện bằng nhũng ngôi sao trên lá số Tử vi. Chính vì vậy, tính chính xác của Tử vi không được bảo đảm. Cách tính giờ của tử vi cũng có nhiều thay đổi khiến người ta càng nghi ngờ vào tính xác thực của Tử vi. Từ xưa, người ta tính giờ dựa vào Mặt trời. Nhưng từ khi chịu ảnh hưởng của phương Tây, thời gian trong ngày được chia làm 24 múi. Quy ước này khác với quy ước của Tử vi chia một ngày làm 12 múi. Tử vi cũng có hạn chế là coi người tu hành không nằm trong vòng cung mệnh nên không xem được. Nó cũng không giải thích được sự khác nhau giữa số mệnh của những người sinh cùng thời điểm. Tai hại hơn nữa, từ việc sùng bái Tử vi dẫn đến việc một số gia đình cho mổ lấy thai nhi vào giờ tốt để có lá số Tử vi tốt, đây là một việc làm mù quáng, đầy mê tín và thiếu khoa học.

Lời bình của capthoivu:

Thiết nghĩ, Tử vi là một ngành nghiên cứu nhân học khá lý thú. Nó dựa trên các sao trong Tử vi để mệnh danh một yếu tố trong con người và sự trong tác qua lại giữa chúng, nhằm đưa ra những nhận định dựa trên những suy đoán đã được thống kê về số phận và tính cách con người.

Nếu ta biết gạn đục khơi trong, nhìn nhận những giá trị khoa học và triết học cơ bản cũng như loại trừ những yếu tố mê tín dị đoan của Tử vi thì đây chính là một trong nhưng vấn đề khoa học rất đáng được quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc.


Cheers và hy vọng các bạn tìm thấy một điều gì đó trong cuốn ebook này.
 
Câu chuyện hấp dẫn về bài toán Fermat - Amir D.Aczel

Câu chuyện hấp dẫn về bài toán Fermat - Amir D.Aczel
Người dịch : GS. TSKH Trần văn Nhung, Đỗ trung Hậu, Nguyễn kim Chi.
Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.

Những ai có lòng yêu thích về toán học chắc đều biết đến định lý Fermat, một định lý mà khi nêu ra, nhà toán học Fermat (1601-1665) đã ghi bên lề cuốn sách ông đang đọc là ông đã tìm ra cách chứng minh định lý này nhưng vì lề sách quá hẹp nên không thể ghi ra được. Thế mà, hơn 300 năm sau, nhiều nhà toán học lỗi lạc đã tìm cách chứng minh định lý này nhưng đều thất bại. Mãi đến năm 1993, nhà toán học người Anh Andrew Wiles, sau 7 năm tập trung giải bài toán, mới đưa ra được cách chứng minh bằng cách vận dụng các kết quả của toán học hiện đại. Thế nhưng, cách chứng minh này đã bị phá hiện có chỗ hở không chấp nhận được, nên Andrew Wiles phải bỏ thêm một năm nữa mới hoàn thiện được.

Điểm thú vị trong quá trình tìm cách chứng minh định lý này là các nhà toán học đã làm nẩy sinh nhiều lý thuyết toán học mới có giá trị, nên người ta đã coi bài toán Fermat là "con gà đẻ trứng vàng".

Trong quyển sách này, tác giả đã mô tả một bức tranh về lịch sử phát triển của nhiều ngành toán học trong ba thế kỷ qua. Mặc dù, nói như nhà toán học Ken Ribet, chỉ có khoảng một phần nghìn nhà toán học có thể hiểu chứng minh, nhưng tác giả viết quyển sách này dành cho một đối tượng rộng rãi : cho bất kỳ ai yêu thích toán học. Đây là cuốn "tiểu thuyết lịch sử" mà bạn có thể đọc nhiều lần. Mỗi khi trình độ toán học của bạn nâng cao hơn một bước, bạn lại hiểu sâu hơn một điều nào đó trong sách.

Xin đóng góp cho TVE một quyển sách về khoa học.
 
Biết tất tật chuyện trong thiên hạ (Nhiều tác giả)

Tuổi nhỏ ham hiểu biết và cần ham hiểu biết. Đó là cái may của xã hội tương lai. Nhưng các bậc người lớn nhiều khi lúng túng trước vô số câu hỏi của em, con, cháu mình. Có lẽ vì vậy mà cuốn Tiểu học sinh thiên hạ sự toàn tri đạo (Học sinh tiểu học biết mọi chuyện trong thiên hạ) vừa phát hành tại Trung Quốc tháng 12/2000 thì tháng 2/2001 đã được in lại đến lần thứ ba, số lượng lên tới 41.000 bản.
Để giúp các bạn nhỏ Việt Nam - và không chỉ các bạn nhỏ - tìm thấy câu trả lời cho nhiều thắc mắc đáng khuyến khích, năm 2002 Trung Tâm Văn Hóa Ngôn Ngữ Đông Tây liên kết với Nhà Xuất Bản Thuận Hóa tổ chức dịch và xuất bản tựa sách nói trên; sách được in thành bốn tập nhỏ với nhan đề Biết tất tật chuyện trong thiên hạ. Đây là loại sách có tính chất bách khoa tri thức, tập hợp những câu chuyện thú vị từ xưa đến nay trong cuộc sống, trong mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học, lịch sử... ở khắp năm châu bốn biển, mà trước hết là ở Trung Quốc và Phương Đông. Bản dịch tiếng Việt ra đời đã được sự đón nhận nhiệt tình nên năm 2003, chúng tôi đã tổ chức biên tập lại, in thành một tập khổ 14.5 x 20.5. Trong năm 2007 này, chúng tôi tiếp tục chỉnh sửa và cho tái bản lần thứ 3 để làm món quà ý nghĩa cho các bạn nhỏ ham hiểu biết..

NXB Lao Động, Trung tâm VHNN Đông Tây




Tại sao người Trung Quốc thời cổ coi Kì lân, Phượng hoàng, Rùa và Rồng là những con vật tượng trưng cho điều tốt lành?
Tại sao trong tên gọi các công trình kiến trúc thời cổ thường có chữ "cửu” ?
Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá?
Tại sao phần mộ của các đế vương được gọi là lăng?
Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?
Tại sao đến tiết Thanh minh người ta phải đi tảo mộ?
Dịp tết Đoan ngọ tại sao người ta ăn bánh tét?
Tại sao đến rằm tháng Tám người ta ăn bánh Trung thu?
Tại sao tết Người Già và tết Trùng dương trùng hợp với nhau?
Tại sao ngày mồng tám tháng mườl Hai âm lịch được gọi là "Lạp bát tiết"?
Đêm cuối năm tại sao lại phải thức qua giao thừa?
Tại sao người miền Bắc Trung Quốc có phong tục ăn mằn thắn trong tết Nguyên đán?
Đêm giao thừa, tại sao người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ con?
Năm mới đánh vỡ đồ vật có phải là điềm không may hay không?
Tục mùa xuân múa rồng và múa sư tử
Tại sao tết Nguyên tiêu còn gọi là "Tết Đèn"?
Tại sao vợ chồng kết hôn lần đầu gọi là "vợ chồng kết tóc”?
Đời xưa tại sao gọi các nhà giam là "ban phòng '?
"Thượng phương bảo kiếm” là cái gì?
Tại sao trong xã hội.phong kiến Trung Quốc đàn bà phải bó chân?
Tại sao trong các cuộc hôn nhân nhà mối được gọi là "Nguyệt lão"?
Tại sao trên ảnh cưới bao giờ chú rể cũng ở bên trái, còn cô dâu bên phải?
Tại sao sinh con lại phát quả trứng đỏ?
Tại sao phải cho con trẻ mặc áo trăm mảnh?
Tại sao trong đời sống thường mời "ông cậu” đến giải quyết các chuyện bất hoà?
Đeo nhẫn có phải chỉ vì muốn làm đẹp hay không?
Tại sao khi uống rượu người ta thích chạm cốc?
"Họ" do đâu mà có?
Do đâu mà có mười hai con giáp?
Tục xăm mình
Tại sao người Trung Quốc thích dùng màu đỏ để biểu thị chuyện vui ?
...v.v và ...v.v...


Thông tin về ebook :
BIẾT TẤT TẬT CHUYỆN TRONG THIÊN HẠ

NXB Lao Động, Trung tâm VHNN Đông Tây, 2007
In lần thứ ba. Khổ 14.5 x 20.5 cm. 503 trang
(Dịch từ tiếng Hán theo Tiểu học sinh thiên hạ sự toàn tri đạo.
Thiếu niên Nhi đồng Xuất bản xã, Tháng 3 năm 2001.)
Những người dịch : Nguyễn Thị Ngân Linh, Nguyễn Thị Hồng Hà
Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Nguyễn Thị Tố Mai.
Người hiệu đính : Nguyễn Thụy Ứng
Thực hiện ebook : hoi_ls
 
DỊCH KINH LINH THỂ

KIM ĐỊNH
Nguồn: dunglac.com
......................
Sử mệnh nói lên sứ mệnh của một dân tộc nhất định phải thi hành trong một hoàn cảnh nhất định nào đó. Sử mệnh vì thế đã được thích nghi với hoàn cảnh, với khu vực và thường được các bậc hiền triết của mỗi dân tộc thấy trực thị rồi diễn đạt qua những trang huyền sử. Huyền sử cũng là lịch sử nhưng rông hơn nhiều vì bao cả dĩ vãng lẫn tương lai, nên có tính cách siêu thời gian. Vì thế những trang huyền sử là quý nhất trong các di sản thiêng liêng của dân tộc một nước.
 
Lịch sử khoa tử Vi

Ebook này sẽ cho các bạn hiểu cặn kẽ về Lịch sử khoa Tử Vi
 
Vật Lý Vui

Ngày Tết ngồi nhà tổng hợp bài của VnExpress làm một quyển ebook tặng mọi người mà mãi hôm nay mới có giờ upload.
 
Tìm Hiểu về Mạn-đà-la

Tìm Hiểu về Mạn-đà-la: Phương tiện Tu Học Đầy Tính Nghệ Thuật của Mật tông Tây Tạng

Các bạn thân mến,
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
Theo ý kiến từ tự viện Namyal, là bản tự riêng của đức Đạt-lai Lạt-ma, thì các Phật tử tin rằng chỉ cần chiêm bái mandala cũng đủ làm chuyển hóa dòng tâm thức của cá nhân thông qua các ấn tượng mạnh mẽ về nét đẹp tuyệt hảo của tâm thức Phật được biểu thị trong mandala. Hậu quả là người chiêm bái có thể có được lòng từ bi tỉnh thức lớn hơn, và một ý nghĩa tốt đẹp hơn về trạng thái toàn thiện.
Bài viết này chỉ nhắm giới thiệu vài khía cạnh nghệ thuật lý thú và ý nghĩa triết học của các đồ hình mạn-đà-la. Tài liệu này có được do việc chuyển ngữ, tổng hợp và diễn giải từ các nguồn khác nhau có ghi rõ xuất xứ trong phần tham khảo. Bài viết đã được viết lại, bổ xung, và điều chỉnh để tái bản ngày 27 tháng 11 năm 2007
 
Hoá học Hữu cơ

Xin gửi tặng thư viện cùng các em học sinh PTTH quyển sách Bài tập hoá học hữu cơ , sách rất phù hợp cho các em học sinh say mê môn hoá học ,luyện thi đại học , sách bao gồm những hướng dẫn chung để học tập tốt môn hoá học nói chung và hướng dẫn cụ thể bao gồm cả bài tập để học tập tốt hoá học hữu cơ nói riêng , ngoài ra cuối sách còn có một ngân hàng nhỏ các câu trắc nghiệm nhằm giúp các em quen dần với hình thức thi mới sẽ được áp dụng trong tương lai , sách được tham khảo và đúc kết từ nhiều quyển sách có chất lượng, sách không phù hợp lắm khi đọc trên các thiết bị cầm tay , nhưng tương đối tốt khi đọc trên pc (full) .Mong rằng sẽ giúp các em học và ôn tập tốt hơn môn học này .
 
Sao Khuê lấp lánh (2 tập )
"Sao Khuê lấp lánh" miêu tả đủ cả tình vua tôi, thầy trò, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn... Nhưng tôi dụng ý thể hiện tư tưởng NHÂN NGHĨA của NGUYỄN TRÃI, thấm đượm truyền thống đạo lý dân tộc, chứ không rập khuôn theo lễ giáo phong kiến..." - tác giả Nguyễn Đức Hiền.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top