• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

EBOOK DÀNH CHO UIQ3.0 - DẠNG PRC

Status
Không mở trả lời sau này.
Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam
Trích lời tác giả:

... Những tài liệu này gồm các báo cáo hàng quý, hàng năm của Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội: báo cáo về các cuộc trao đổi của các quan chức Liên Xô và ngoại quốc; các báo cáo tin tình báo của KGB và GRU (tình báo quân đội), được chuẩn bị tại hai vụ quốc tế của Ban chấp hành Trung ương (Vụ quan hệ với các Đảng cộng sản và công nhân các nước tư bản chủ nghĩa, Vụ quan hệ với các đảng cầm quyền tại các nước xã hội chủ nghĩa) thực sự đã làm đảo lộn cách nhìn cũ của tôi về chính sách của Liên Xô đối với cuộc chiến Việt Nam cùng quan hệ của Matxcơva với đồng minh Bắc Việt Nam. Chính sách của lịch sử hóa ra không phải là trung thực và nhất quán như hoạt động tuyên truyền của những người cộng sản cố tạo dựng lên. Thay vào đó là một chính sách phức tạp và đầy tranh cãi, mâu thuẫn.

Ý tưởng viết một cuốn sách về chính sách của Liên Xô đối với chiến tranh Việt Nam thoạt đầu do các đồng nghiệp của tôi nêu ra. Sau khi đọc báo cáo của tôi chuẩn bị cho một hội nghị về bằng chứng mới trong lịch sử Chiến tranh Lạnh được tổ chức ở Matxcơva hồi tháng 1 năm 1993, họ đã động viên tôi tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, và vì mục đích đó tôi sẽ sử dụng sáu tháng sang Mỹ để tìm tài liệu trong hồ sơ của Mỹ. Trên thực tế sự tổng hợp các tài liệu của Liên Xô và của Mỹ như vậy đã làm bức tranh toàn cảnh về chính sách của Liên Xô ở Đông Nam Á trong những năm chiến tranh đó ngày càng hoàn chỉnh và rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, mùa gặt hái của các học giả tìm tài liệu trong hồ sơ lưu trữ của Nga đã nhanh chóng đi đến màn kết thúc ở Matxcơva. Một bằng cớ cho việc các quan chức Nga thay đổi hẳn chính sách đã được tìm thấy trong mớ tài liệu về Việt Nam, và việc tờ Thời báo New York đăng tải một báo cáo của Bắc Việt Nam về số lượng các tù binh chiến tranh người Mỹ. Điều này đã gây tranh cãi ngoại giao và hàng loạt lời buộc tội lẫn phản bác trong giới quan chức ở Nga, Mỹ và ở Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Quan trọng hơn là các nhà lãnh đạo Nga thừa nhận một cách muộn màng rằng các tài liệu để trong kho hồ sơ lưu trữ của Đảng có thể được dùng để phục vụ cho các mục đích chính trị của riêng họ và chỉ được đưa ra vào những thời điểm thích hợp, nhưng khôgn đưa ra công khai toàn bộ các tài liệu đó. Kết quả là các quan chức đã quyết định chấm dứt toàn bộ việc thu thập tài liệu ở Trung tâm lưu trữ nói trên, bao gồm cả các tài liệu về Cuộc chiến tranh Việt Nam. Lại một lần nữa các nhà sử học quan tâm đến Cuộc chiến Việt Nam phải đào bới tìm kiếm từng mẩu thông tin trong các ấn phẩm chính thức của Liên Xô, sách vở, các báo cáo của các giới chức thẩm quyền về hồ sơ lưu trữ của Nga trong nhiều hội nghị ở nước ngoài, và một số tài liệu được dành riêng cho các khách du lịch trong Trung tâm lưu trữ trên.

Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu viết một cuốn sách dựa trên cơ sở chủ yếu là các tài liệu mật của Liên Xô cũng như các tài liệu được đưa ra công khai mới đây của hồ sơ lưu trữ Mỹ ngày càng trở nên cấp bách hơn. Hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi kết thúc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, và chúng ta cần phải có sự đánh giá, phân tích khách quan và toàn diện về kết quả, cùng hậu quả của cuộc xung đột này đã ảnh hưởng khủng khiếp đến như thế đối với sinh mệnh của hàng ngàn người Mỹ và Việt Nam, cũng như đối với các quan hệ quốc tế trong Chiến tranh Lạnh...

---

Thông tin ebook
Tên sách: Liên Bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam
Tác giả: Ilya V.Gaiduk
Nhà xuất bản Công an nhân dân
Năm xuất bản: 1998

-----

Đánh máy: Ptlinh – Trái tim Việt nam online
Làm ebook: Cotyba
Ngày hoàn thành: 26-12-2006
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới (Đoàn Trung biên soạn)
"Lịch Sử Văn Minh Thế Giới" là môn học có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình ra đời và phát triển của các nền văn minh tiêu biểu trong lịch sử loài người.
Nội dung của cuốn sách như sau:
# Bài mở đầu.
# Chương 1: Văn minh Bắc phi và Tây Á.
# Chương 2: Văn minh Ấn Độ.
# Chương 3: Văn minh Trung Quốc.
# Chương 4: Văn minh Hy Lạp cổ đại
# Chương 5: Văn minh La Mã cổ đại.
# Chương 6: Văn minh Tây Âu thời Trung Đại.
# Chương 7: Sự xuất hiện văn minh công nghiệp.
# Chương 8: Văn minh thế giới thế kỉ XX.
Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.

Thông tin ebook :
Giáo trình "Lịch Sử Văn Minh Thế Giới"
Biên soạn : Đoàn Trung

Nguồn : Đại học An Giang
Thực hiện ebook : hoi_ls
 
Tư liệu khảo cổ, lịch sử, văn hoá Đông Á
Tác giả :Nguyễn Đức Hiệp
Nguồn: Văn nghệ sông Cửu long
...............
Đông Nam Á là nơi cư trú lâu đời của con người từ khi con người hiện đại đi từ Đông Phi qua Ấn Độ đến Đông Nam Á hơn 60000 năm nay. Từ Đông Nam Á, con người đã đi đến Úc châu, và sau đó đã đi lên Đông Á. Người cổ nhất được tìm thấy ở Úc, ở hồ Mungo (nay là sa mạc), được định tuổi là khoãng 50000 năm. Hiện nay chưa tìm được di tích người cổ hơn người Mungo ở Đông Nam Á, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy Đông Nam Á là điểm xuất phát của con người đi xuống lục địa Úc trong thời băng hà Pleistocene. Để có thể hiểu rõ quá trình phát triển của con người, chúng ta hảy đi ngược lại thời gian tìm hiểu về địa chất, môi trường sống trong vùng Đông Nam Á từ cuối thời băng hà Pleistocene cho đến ngày nay.
 
NHỮNG CHUYỆN TRẢ THÙ CỦA VUA LÊ CHIÊU THỐNG VÀ VUA GIA LONG

(Trích CHƯƠNG 3)

Nguyễn Mạnh Quang

...những hành động trả thù hết sức dã man của hai ông vua người Việt của nước Việt Nam. Hai ông vua này đều có thành tích "cõng rắn về cắn gà nhà"...
 
Những phi vụ cuối cùng của biệt đội bay CIA tại Việt Nam
Phải nói rằng, CIA có chân rết trong vô số các lĩnh vực mà nó có thể chen chân vào được. Có thể thấy từ một công ty ma chuyên buôn bán vũ khí đến những tập đoàn lớn, và thậm chí cả những toán khủng bố. Air America là một hãng hàng không như vậy. Đây là một hãng hàng không được lập ra nhằm che dấu những hoạt động của CIA và trong những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn, nó cũng đã thực hiện những nhiệm vụ cuối cùng.

Ebook này tập hợp loạt bài đăng trên báo Thanh niên, về những phi vụ cuối cùng của biệt đội bay CIA tại Việt Nam. Hầu hết những phi vụ này chưa được biết tới một cách rõ ràng. Xin mời các bạn thưởng thức.
 
“Bên lề chính sử” - Cuốn sách đáng tin cậy


“Bên lề chính sử” là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chính sử với những sử nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chính sử cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc “Bên lề chính sử”. Để hoàn thành cuốn sách, Đinh Công Vĩ đã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chính sử (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương... Không chỉ có vậy Đinh Công Vĩ còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tính bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng... đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian. Đặc biệt Đinh Công Vĩ đi sâu vào gia phả, dùng gia phả “bổ sung làm minh xác cho chính sử” như nhà sử học đã nói trong bài viết mở đầu. Ngoài ra ông còn chú ý nguồn tài liệu Hán Nôm khác như: thần phả, ngọc phả, hoành phi câu đối và nhất là văn bia, thấm nhuần “Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn”, ở một số bài viết, Đinh Công Vĩ đã dùng văn bia để minh định cho sử học. Là chuyên gia khoa học công tác lâu năm ở Viện Hán Nôm lại say nghề, ham tìm tòi, luôn bứt dứt trước những vấn đề chưa sáng rõ nên “Bên lề chính sử” xét về mặt Hán học và sử học là có thể tin cậy được.

Cũng như các tác phẩm khác của bản thân, Đinh Công Vĩ không đi theo lối mòn là khen chê theo định kiến, một mực sùng bái viết theo chính thống hay theo đơn đặt hàng. Dù khi viết, Đinh Công Vĩ có cảm xúc văn học nhưng ông đứng vững trên tư liệu, công minh nhìn vào cả hai mặt phải trái của lịch sử.

Thời Hùng Vương, An Dương Vương, Bắc thuộc là những thời kỳ cho đến nay, giới sử học vẫn thấy khó xác định, chưa thể viết đầy đủ, lại bị sử sách phương Bắc xuyên tạc để có lợi cho họ, Đinh Công Vĩ đã dũng cảm đi vào thời kỳ này để góp phần xác định vấn đề thiết yếu sống còn: Vấn đề ăn uống (hay văn hóa ẩm thực trong sử học). Đã có thời tuồng, kịch nói, điện ảnh, tiểu thuyết và cả một vài nhà sử học ngày nay đã nhìn nhận không công bằng khi ca ngợi thái quá về Lê Hoàn, Dương thái hậu (trong tuồng hay kịch gọi là Dương Vân Nga) và Ỷ Lan, nói xấu thậm chí xuyên tạc về những danh nhân có công với đất nước như Đinh Điền, Nguyễn Bặc hoặc Lê Văn Thịnh. Dư luận trong nhân dân đã nhiều lần bày tỏ quan điểm này và “Bên lề chính sử” đã công minh làm sáng tỏ vấn đề, chiêu tuyết cho các danh nhân rất đáng trân trọng ấy. Cũng cần phải chiêu tuyết còn có vụ thảm án Lệ Chi viên “tru di tam tộc” cả nhà Nguyễn Trãi, hơn 600 năm nay còn làm nhức nhối tâm can nhiều thế hệ. Vậy mà giới sử học còn chưa làm sáng tỏ đầy đủ nhiều khi còn kiêng kỵ né tránh thì Đinh Công Vĩ đã “xé toạc bức màn dối trá” như nhan đề một bài ông viết, mạnh dạn chỉ ra thủ phạm chính bằng tư liệu và lý luận có sức thuyết phục. Cuốn sách cũng đề cập đến nhiều con người, các vấn đề khác như truyền thống ngoại giao tâm công, truyền thống “dĩ bất biến ứng vạn biến” hay “hoa quốc văn chương”...

Trước khi “Bên lề chính sử” ra đời, Đinh Công Vĩ đã cho xuất bản nhiều cuốn có giá trị như: “Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn”, “Thảm án các công thần khai quốc thời Lê”, “Những nhân vật lịch sử thời Lê”... có kiến thức rộng, lại khách quan nên “Bên lề chính sử” là cuốn sách có giá trị và rất đáng trân trọng trong nền sử học nước nhà và văn học hiện thời.

(Theo Hà Nội Mới)


A - LẦN THEO LỊCH ĐẠI : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MỞ RA
1. GIA PHẢ BỔ SUNG LÀM MINH XÁC CHÍNH SỬ
2. CÁI CẦN BỔ SUNG LÀM SÁNG TỎ BAN ĐẦU : ĂN UỐNG VIỆT Ở NHỮNG THỜI LỊCH SỬ KHÓ XÁC ĐỊNH
3. PHẢI LÀM SÁNG TỎ HÌNH ẢNH ĐINH ĐIỀN, NGUYỄN BẶC, LÊ HOÀN. AI NGAY? AI GIAN?
4. LÊ VĂN THỊNH " HOÁ HỔ ", MỘT NGHI ÁN ĐẶC BIỆT CẦN XÁC MINH
5. NGUYỄN TRUNG NGẠN, TỪ MỘT THẦN ĐỒNG TỚI VỊ THẦN THÀNH HOÀNG LỪNG LẪY
6. MƯU GIAN LẬT ĐỔ QUỐC VƯƠNG TƯ TỀ
7. CUNG VƯƠNG KHẮC XƯƠNG SAU LOẠN CUNG ĐÌNH
8. XÉ BỨC MÀN DỐI TRÁ TRONG VỤ THẢM ÁN LỆ CHI VIÊN
9. THẢM ÁN LỆ CHI VIÊN VỚI HÌNH ẢNH NGUYỄN TRÃI - NGUYỄN THỊ LỘ TỪ QUỐC SỬ ĐẾN KÝ, TRUYỆN VÀ TIỂU THUYẾT
10. MIẾU THỜ LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ DUY NHẤT CÒN Ở THĂNG LONG
11. NGUYỄN THỊ LỘ TỪ QUÊ GỐC ĐẾN CÁC NẺO ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC
12. LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC TỪ CỘI NGUỒN TỚI NGÔI SAO RỰC SÁNG TRÊN VĂN ĐÀN THĂNG LONG
13. CHÚA CHỔM LÀ AI ?
14. XÃ QUỲNH XUÂN, VÙNG ĐẤT NGỌC MÀU XUÂN VÀ HẬU DUỆ CÁC ĐẾ VƯƠNG
15. DANH THẮNG PHÚ KHÊ VÀ MỘT DÒNG ĐẾ VƯƠNG
16. TỪ VÙNG ĐẤT NAM GIANG PHÁT HIỆN...
17. LÊ QUÝ ĐÔN, NIỀM KHÁT VỌNG ĐỔI MỚI BỘ MÁY QUAN CHỨC
18. ĐẠI VƯƠNG THƯỢNG TƯỚNG LÊ TRUNG GIANG VÀ VÙNG QUÊ NGỌC
19. THÀNH CỔ SƠN TÂY
20. DÒNG HỌ CỦA NHÀ CANH TÂN ĐỜI NGUYỄN : ĐẶNG HUY TRỨ
21. TẦM MẮT THẢI BÌNH DƯƠNG, XÉT TỪ BÙI VIỆN TỚI PHAN BỘI CHÂU
B - CÁC VẤN ĐỀ ĐÁNG QUAN KHÁC
22. TRUYỀN THỐNG ĐỐI NGOẠI CỦA NƯỚC VIỆT THỜI XƯA
23. VẤN ĐỀ LÊ TUNG : VÀI NÉT TÌM HIỂU BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆT GIÁM THÔNG KHẢO TỔNG LUẬN
24. BIÊN SOẠN VIỆT SỬ BẰNG CHỮ HÁN Ở THẾ KỶ XX
25. NGƯỜI KHAI SÁNG THĂNG LONG, VỞ KỊCH LỊCH SỬ THÀNH CÔNG
26. VỀ TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
27. BỘ TIỂU THUYẾT TRIỀU TRẦN CỦA HOÀNG QUỐC HẢI, MỘT SỰ TÁI TẠO LỊCH SỬ ĐÁNG TIN CẬY


Thông tin về ebook:
BÊN LỀ CHÍNH SỬ

Tác giả : TS Đinh Công Vĩ
NXB Văn hóa Thông tin 2005
Khổ 14.5 x 20.5. Số trang : 438
Thực hiện ebook : hoi_ls
 
Danh tướng Việt Nam (Nguyễn Khắc Thuần)
Đây là một công trình khảo cứu về sử học của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần, gồm trọn bộ 5 tập, 4 tập đầu đã ra mắt bạn đọc. Tập 5 cũng sẽ được NXBGD tại TP Hồ Chí Minh đưa ra một ngày gần đây. Nhờ dày công thu lượm và tổng kết những ghi chép tản mạn trong kho thư tịch cổ của Việt Nam và của cả Trung Quốc, đồng thời, nhờ nghiêm túc đối chiếu, so sánh với những kết quả khảo sát thực địa của các bậc đồng nghiệp giàu tâm huyết và của chính mình trên khắp mọi miền của đất nước liên tục trong hàng chục năm qua, tác giả của bộ sách DANH TƯỚNG VIỆT NAM đã giới thiệu một cách súc tích về lí lịch cuộc đời cũng như sự nghiệp vẻ vang của những người con ưu tú nhất trong công cuộc chống lại các thế lực xâm lăng tàn bạo và thiện chiến. Đó thực sự là những ngôi sao mãi mãi toả sáng trong sử sách và trong kí ức bất diệt của cả dân tộc ta.

DANH TƯỚNG VIỆT NAM đã lần lượt giới thiệu về Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, về Lý Thường Kiệt và các danh tướng thời Lý, về Trần Hưng Đạo và cùng các bậc có biệt tài cầm quân và dày dạn kinh nghiệm trận mạc dưới thời Trần, về hàng loạt những tướng lĩnh kiệt xuất từng tham gia chỉ huy chiến đấu ngoan cường dưới ngọn cờ của Lam Sơn, về Quang Trung và các bậc anh hùng Tây Sơn – những người dám vùng lên thực hiện những điều vĩ đại trong thế kỉ XVIII. Tác giả cũng dành hẳn một tập để trình bày về công lao to lớn và những cống hiến độc đáo cho kho di sản nghệ thuật quân sự Việt Nam của những bậc danh tướng đã quả cảm phát động và lãnh đạo nhân dân ta lật nhào ách đô hộ của ngoại bang. Đó là những tên tuổi như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Mai Thúc Loan…. như Trần Ngỗi, Trần Quí Khoáng, Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý, Nguyễn Biểu….. đọc DANH TƯỚNG VIỆT NAM, chúng ta chẳng những thấy tài bài binh bố trận, nghĩa khí ngời ngời, sự quyết đoán sắc sảo và đầy tự tin của các bậc danh tướng trên chiến trường mà còn biết được quê hương, gia đình và dòng tộc của họ, biết được những mẩu chuyện thật cảm động trong phép đối nhân xử thế của họ, chúng ta chẳng những cảm phục tấm gương trung thành và dũng cảm vô song của các bậc danh tướng mà còn thực sự ngưỡng mộ những áng thiên cổ hùng văn do chính họ cảm tác mà viết ra. Tên tuổi tuy có khác nhau, mà làm nên sự nghiệp cũng trong những thời đại rất khác nhau, nhưng tất cả họ đều hoá thân thành lịch sử và là miềm kiêu hãnh của lịch sử nước nhà. Bố cục trọn bộ DANH TƯỚNG VIỆT NAM như sau:

Tập 1: Danh tướng trong sự nghiệp giữ nước từ đầu thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIV
Tập 2: Danh tướng Lam Sơn
Tập 3: Danh tướng trong chiến tranh nông dân thế kỉ XVIII và phong trào Tây Sơn.
Tập 4: Danh tướng trong sự nghiệp đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc
Tập 5: Danh tướng chống Pháp trước thế kỉ XX

Tư liệu sử dụng được tác giả cẩn trọng xác minh và xử lí một cách nghiêm túc, do đó, có độ tin cậy cao. Không ít những tư liệu mới mẻ và có giá trị như văn bia, thần tích và truyền thuyết dân gian… ở nhiều địa phương lần đầu tiên được công bố trong bộ sách này.

Thông tin về ebook :
DANH TƯỚNG VIỆT NAM (TẬP 1)
DANH TƯỚNG TRONG SỰ NGHIỆP GIỮ NƯỚC TỪ ĐẦU THẾ KỈ THỨ V ĐẾN CUỐI THẾ KỈ THỨ XIV

Tác giả : Nguyễn Khắc Thuần
Nhà xuất bản Giáo dục 04/2007
Tái bản lần thứ 11
Khổ 13 x 19. Số trang : 188
Thực hiện ebook : hoi_ls


01 - DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ ( ? - 937)
02 - NGÔ QUYỀN (898 – 944)
03 - ĐINH BỘ LĨNH (924 – 979)
04 - LÊ HOÀN (941 – 1005)
05 - PHẠM CỰ LẠNG ( ? - ?)
06 - LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 – 1105)
07 - TÔNG ĐẢN (? - ?)
08 - HOẰNG CHÂN CHIÊU VĂN VÀ LÝ KẾ NGUYÊN
09 - TRẦN THỦ ĐỘ (1194 – 1264)
10 - TRẦN THỊ DUNG (? – 1259)
11 - LÊ TẦN ( ? - ?)
12 - TRẦN HƯNG ĐẠO ( ? – 1300)
13 - TRẦN QUANG KHẢI (1241 - 1294)
14 - TRẦN NHẬT DUẬT (1255 - 1330)
15 - TRẦN KHÁNH DƯ ( ? - 1339)
16 - TRẦN QUỐC TOẢN (1267 – 1285)
17 - TRẦN BÌNH TRỌNG (1259 – 1285)
18 - PHẠM NGŨ LÃO (1255 - 1320)
19 - ĐỖ KHẮC CHUNG (? – 1330)
20 - NGUYỄN KHOÁI (? - ?)
21 - TRẦN KHÁT CHÂN (1370 – 1399)
22 - NHỮNG TẤM GƯƠNG TIẾT THÁO TIÊU BIỂU DƯỚI THỜI TRẦN
 
Tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam
Mục lục:
Khái quát lịch sử Việt Nam
Khái quát dân tộc Việt Nam
Các dân tộc Việt Nam theo nhóm ngôn ngữ
Các dân tộc Việt Nam theo địa bàn sinh sống
Dân tộc BANA
Dân tộc Khơ Mú
Dân tộc Bố Y
Dân tộc Kinh
Dân tộc Brâu
Dân tộc La Chí
Dân tộc Bru - Vân Kiều
Dân tộc La Ha
Dân tộc Chơ Ro
Dân tộc La Hú
Dân tộc Chứt
Dân tộc Lao
Dân tộc Chăm
Dân tộc Lô Lô
Dân tộc Co
Dân tộc Lự
Dân tộc Cống
Dân tộc M'Nông
Dân tộc Cơ Ho
Dân tộc Mảng
Dân tộc Cơ Lao
Dân tộc Mạ
Dân tộc Cơ Tu
Dân tộc Mường
Dân tộc Ê Đê
Dân tộc Ngái
Dân tộc Gia Lai
Dân tộc Nùng
Dân tộc Giáy
Dân tộc Ơ Đu
Dân tộc Thái
Dân tộc Tà Ôi
Dân tộc Thổ
Dân tộc Tày
Dân tộc Gié Triêng
Dân tộc Pà Thẻn
Dân tộc H' Mông
Dân tộc Phù Lá
Dân tộc Hà Nhi
Dân tộc Pù Péo
Dân tộc Hoa
Dân tộc Pa - Grai
Dân tộc HRê
Dân tộc Rơ Măm
Dân tộc Khang
Dân tộc Sán Chay
Dân tộc Khơ me
Dân tộc Sán Dìu
Dân tộc Xinh Mun
Dân tộc Xtiêng
Dân tộc Si La
Dân tộc Xơ Đăng
Dân tộc Chu Ru
Dân tộc Dao
 
Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam
Mình đã sưu tầm được 1 quyển sách tóm tắt niên biểu lịch sử Việt nam từ thời mới lập nước cho tới bây giờ.Đây là quyển sách sẽ giúp các bạn hệ thống khái quát về lịch sử của nước ta.Mình gửi lên để các bạn tham khảo,nguồn từ trang web www.quehuong.org.vn
 
Vua Quang Trung và chiếc hoàng bào bí ẩn
Đã chuyễn sang prc nhưng PC vẫn đọc được mà không bị biến dạng font chữ

Cái này hay lắm các bác, hình như có nghi vấn là vua Quang Trung bị vua Khang Hy sát hại

Trích:
Hơn hai thế kỷ qua, nhiều sử gia, nhiều học giả đã từng tốn nhiều công sức trong việc nghiên cứu của mình, nhằm tìm hiểu đâu chính là sự thật về lần vĩnh biệt của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ vua Quang Trung, vị Ðại Ðế đã làm rạng rỡ cho cơ đồ Việt Nam! Chuyện tức tưởi bước vào cõi vĩnh hằng không phải chỉ dành riêng với cá nhân ông ta mà còn là sự uất ức chung cho cả dân tộc Việt Nam ta. Do đó, vấn đề bàn cãi đâu là nguyên do chính đáng nhất của nó vẫn còn bao trùm bởi chiếc màn dày đặc của sự bí mật. Nếu ai đó đưa ra cân trả lời để kết luận "Nhà vua chết vì bệnh." thì chúng ta khỏi nói thêm nữa... Hiện tại, người viết bài này chỉ biết kiểm nghiệm lại những gì có trong tài liệu sưu tầm được, để gọi là phần nào đó, ghi góp thêm cho cách giải đáp "thắc mắc" thôi. Chuyện "Chiếc áo ấm" mà Càn Long (vua Thanh) cẩn tặng vua Quang Trung để mặc lúc ngự hàn, là một nghi vấn nằm trong những nghi vấn khác mang tính: "khó tin nhưng có thật", vì chỉ có nó mới có thể nói lên cả một kế hoạch lâu dài của các nhà "lý số" Tàu dưới triều Càn Long quyết hại chết vua ta, để trừ mọi hậu hoạn nơi bờ cõi phương Nam của họ.
 
Việt sử giai thoại (Nguyễn Khắc Thuần)
Bộ sách VIỆT SỬ GIAI THOẠI của Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản gồm 8 tập do Nguyễn Khắc Thuần biên soạn. VIỆT SỬ GIAI THOẠI đã được tái bản nhiều lần. Đông đảo bạn đọc đã nồng nhiệt đón nhận và cổ vũ cho bộ sách này. Từ ngày ra đời đến nay, VIỆT SỬ GIAI THOẠI cũng đã trở thành một phần hành trang đáng quí của đội ngũ các hướng dẫn viên du lịch, gắn bó với bước chân của họ trong rất nhiều tuyến điểm tham quan.

Với vốn Hán học của mình, Nguyễn Khắc Thuần đã khai thác trực tiếp từ kho chính sử viết bằng chữ Hán của tổ tiên ta để giới thiệu với bạn đọc những mẩu chuyện hay về phép đối nhân xử thế, về kế sách trị nước, về phẩm hạnh cũng như sự nghiệp của các thế hệ tiền bối. Với đông đảo bạn đọc thì đây là một bộ sách tham khảo rất có ý nghĩa. 8 tập sách tập hợp và giới thiệu hàng trăm giai thoại hay, hàm chứa những giá trị triết lí và đạo lí rất sâu sắc, đó thực sự là cả một kho di sản văn hoá không nhỏ của tổ tiên. Điều ít ai nghĩ là thông qua một loạt những mẩu chuyện ngỡ như chỉ rất nhẹ nhàng, VIỆT SỬ GIAI THOẠI cũng đã thiết thực góp phần điều chỉnh những nhận thức phiến diện còn tồn tại rải rác đó đây. Cuối mỗi giai thoại, tác giả còn có viết phần lời bình rất gọn gàng, hóm hỉnh.

Trong lời đề tựa khi bộ sách này được tái bản lần thứ 10, Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân - Anh hùng Lao động Trần Văn Giàu viết: “Một đời học sử, chúng ta có thể không sao nhớ hết những niên đại với chi chít tháng ngày, không sao nhớ hết những thế hệ Đế vương với hàng trăm những niên hiệu, nhưng một đời làm người thì quyết không thể thờ ơ với những bài học kinh nghiệm quý giá của các đấng tiền bối. VIỆT SỬ GIAI THOẠI là một trong những bộ sách biên soạn khá công phu, nhằm giới thiệu lại những bài học kinh nghiệm quý giá này”.

# Tập 1 : 40 Giai Thoại Từ Thời Hùng Vương Đến Hết Thế Kỉ Thứ X
# Tập 2 : 51 Giai Thoại Thời Lý
# Tập 3 : 71 Giai Thoại Thời Trần
# Tập 4 : 36 Giai Thoại Thời Hồ Và Thời Thuộc Minh
# Tập 5 : 62 Giai Thoại Thời Lê Sơ
# Tập 6 : 65 Giai Thoại Thế Kỷ XVI-XVII
# Tập 7 : 69 Giai Thoại Thế Kỷ XVIII
# Tập 8 : 45 Giai Thoại Thế Kỉ XIX

Xin giới thiệu Tập 1.
Thông tin ebook :
VIỆT SỬ GIAI THOẠI - tập 1
(40 GIAI THOẠI TỪ ĐỜI HÙNG VƯƠNG ĐẾN HẾT THẾ KỶ X)
Tác giả : Nguyễn Khắc Thuần
NXB Giáo dục 2003
Tái bản lần thứ tám
Khổ 13 x 19. Số trang : 131
Thực hiện ebook : hoi_ls
 
CUỘC TẤN CÔNG CỦA CON RỒNG - Dragon Strike
Humphrey Hawksley & Simon Holberton
CUỘC TẤN CÔNG CỦA CON RỒNG
Cuộc Chiến Tranh Nghìn Năm
Chủ biên: Nguyễn Văn Lập
Biên dịch:Đặng Ngọc Lan
Lưu Kim Liên
Nguyễn Thu Phương
Nguyễn Thái Hùng
Cuộc Tấn Công Của Con Rồng
HUMPHREY HAWKSLEY là phóng viên BBC tại châu Á trong 10 năm. Vào những năm 80 ông có mặt ở Sri Lanka, Ấn Độ, và Philippin. Từ năm 1990, ông đóng ở Hồng Kông trên cương vị phóng viên khu vực. Ông đã đưa tin từ hơn 20 nước châu Á trong thời điểm sôi động nhất của sự phát triển – thế kỷ 20 – của những nước này. Năm 1994 ông được cử đến làm trưởng phân xã của BBC tại Trung Quốc và kể từ đó ông đã đi khắp nước này.
SIMON HOLBERTON đã hoàn thành hai nhiệm kỳ công tác ở châu Á. Gần đây nhất ông là trưởng phân xã Hồng Kông của tờ Financial Times (1992 – 1996) nơi ông đã đưa tin về những chuẩn bị của Trung Quốc cho việc tiếp quản thuộc địa này và công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế rộng lớn của nước này. Vào những năm 80, ông đưa tin về Nhật Bản và Triều Tiên cho tờ Melbourne Age (1984 – 1986). Năm 1996 ông trở lại làm việc cho tờ Financial Times ở Anh, nơi ông chuyên viết về lĩnh vực năng lượng.
LỜI NÓI ĐẦU
Những sự kiện được mô tả trong cuốn sách này vẫn chưa diễn ra... Đây là một sự kiện trong lịch sử tương lai, hay tác phẩm được hư cấu dựa trên những sự kiện có thực, về một đất nước mà sự nổi lên của nó với tư cách là một cường quốc thế giới trở thành một trong những diễn biến quan trọng nhất của cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, việc Trung Quốc xuất hiện trên sân khấu thế giới đang gây ra những vấn đề mà các chế độ dân chủ của thế giới đã không gặp phải trong hơn 50 năm. Giống như châu Âu bị thách thức bởi một nước Đức đầy tham vọng trong nửa đầu thế kỷ này, châu Á bị thách thức bởi Trung Quốc, nước đã vạch ra những kế hoạch bành trướng của chính nó trong những yêu sách chi tiết đối với Tây Tạng, Biển Nam Trung Hoa và Đài Loan. Mùa xuân năm 1996, dọc theo đường bờ biển phía Đông Trung Quốc Giải Phóng quân Nhân dân đã tiến hành các cuộc tập trận quy mô chẳng khác gì thực hành một cuộc xâm lược Đài Loan. Năm trước đã có những cuộc giao tranh nhỏ ở Biển Nam Trung Hoa khi Trung Quốc tìm cách nhấn mạnh yêu sách bị tranh chấp của họ đối với vùng lãnh thổ đó.
Đồng thời, Trung Quốc rêu rao Mỹ có những kế hoạch nhằm kiềm chế sự phát triển của họ và bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới. Những người đã nói thẳng về điều này gồm từ những học giả ôn hòa đến bản thân các nhà lãnh đạo hiện tại như Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Cuốn sách bán chạy nhất năm 1996 của 5 nhà văn trẻ nhan đề “Trung Quốc có thể nói Không” đã trình bày ngắn gọn về một làn sóng mới của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc hung hăng coi một cuộc đối đầu với Mỹ là không thể tránh khỏi.
Với “Cuộc Tấn Công Của Con Rồng” chúng tôi đã đi theo những xu hướng hiện tại, tạo ra một kịch bản, và dõi theo nó cho đến khi kết thúc. Để minh họa mặt mang tính chất đe dọa trong chính sách của Trung Quốc, chúng tôi dựa vào những tài liệu đã được công bố, đặc biệt là tờ báo quân đội “Giải Phóng Quân”, với những yêu sách chi tiết của nó đối với Biển Nam Trung Hoa và những kế hoạch của quân đội để đạt được những mục tiêu đó. Hầu hết những gì mà chúng tôi cho phát ra từ miệng Vương Phong, Chủ tịch Trung Quốc theo hư cấu của chúng tôi, là những lời đã được chính các quan chức Trung Quốc nói ra, hay xuất hiện trên phương tiện tuyên truyền chính thức của Cộng sản trong vài năm qua.
Theo một cách tương tự, chúng tôi đã sử dụng những phát ngôn có thật của người Nhật cho một số điều mà Noburo Hyashi, Thủ tướng Nhật theo hư cấu của chúng tôi, nói ra. Lời giải thích của ông về Hệ thống Amber ở các trang 152-3 và phần lớn bài phát biểu của ông trước cả nước ở các trang 226 được rút từ cuốn “Nước Nhật Bản có thể nói Không” của Akio Morita và Shinrato Ishihara. Chúng tôi đã tham khảo tất cả các nguồn đã được công bố của chúng tôi. Các phần chính trị, quân sự và tài chính đã được các chuyên gia thảo luận và sắp đặt đầy đủ chi tiết. David Tait, cựu Sĩ quan Tác chiến của tàu ngầm tấn công HMS Opossum, đã giúp chúng tôi vạch kế hoạch tác chiến bằng tàu ngầm sử dụng công nghệ máy phát điện điêden của Trung Quốc. John Myers, một cựu chỉ huy tàu ngầm Hải quân Hoàng gia, và Richard Sharpe, một cựu chỉ huy tàu ngầm hạt nhân và là chủ bút tờ Jane’s Fighting Ships, đã xem và giúp thẩm định. Cựu sĩ quan biệt động Hải quân Hoàng gia David Dunbar đã giúp đặt kế hoạch các cuộc tấn công đổ bộ và bằng máy bay lên thẳng của ngày đầu tiên trong Cuộc Tấn Công của Con Rồng. Những lời cảm ơn cũng xin dành cho Ian Strachan, cựu phi công lái thử nghiệm máy bay chiến đấu của Không quân Hoàng gia về những ý kiến cố vấn của ông trong vấn đề tiến hành cuộc không chiến, và John Downing, cựu sĩ quan tình báo Hải quân Hoàng gia, người đã giúp một số phần về chiến tranh thông tin trong cuốn sách này. Nhiều người khác vẫn còn đang phục vụ trong quân đội giúp đảm bảo cho tính chính xác của các trận chiến đấu trên không, trên biển và trên bộ, những tên tuổi họ vẫn còn phải giữ kín. Dĩ nhiên, nếu có lỗi lầm nào thì đó là thuộc về chúng tôi.
Patricia Lewis đã có những nhận xét hữu ích về thiết kế của quả bom hạt nhân của Nhật, trong khi Steve Thomas đã nhận xét về các phần đề cập đến khả năng vũ khí hạt nhân của Nhật. Damon Moglen và Saun Burnie cung cấp tài liệu và tư vấn cũng về vấn đề đó, trong khi Nick Rowe giúp những chi tiết về phản ứng của dân thường và các quan chức địa phương của họ trong trường hợp có một cuộc chiến tranh hạt nhân. Các nhà nghiên cứu của chúng tôi gồm Charlie Whipple và Gene Koprowski, Kurt Hanson, Keiko Bang và những người khác muốn giấu tên.
Các nhà ngoại giao đã dựng các cuộc họp trong các chính phủ phương Tây và chúng tôi đã dựa vào lời khuyên của các chuyên gia ở Hồng Kông và Luân Đôn để ráp lại với nhau thành tác động mà Cuộc Tấn Công Của Con Rồng sẽ tạo ra đối với các thị trường tài chính. Peter Gignoux, John Mulcahy và RoseMary Safranek đã gợi ý cách thức Trung Quốc có thể điều khiển các thị trường. Chúng tôi đã sử dụng các nguồn đã được công bố, cùng với các nhà điều hành công ty dầu, những người yêu cầu giấu tên, để có được những xem xét rộng rãi hơn về triển vọng đối với thị trường dầu lửa, và mức độ khai thác dầu tương lai ở Biển Nam Trung Hoa. Ian Harwood và John Sheppard đã tư vấn về triển vọng nền kinh tế thế giới và những thị trường chứng khoán chủ yếu vào năm 2001, và Paul Chertkow và Adrian Powell đã giúp về các vấn đề hối đoái.
Tiềm năng thực sự của Trung Quốc chỉ trở nên rõ ràng trong nhiệm Tổng thống của Clinton. Tuy nhiên vào lúc viết cuốn sách này, Mỹ vẫn chưa vạch ra được một chính sách toàn diện về cách thức đối phó với họ. 10 năm sau sự sụp đổ của Liên Xô, một khối quyền lực nữa đang xuất hiện. Nó giàu có. Nó mang tính bành trướng. Nó làm rộng ra những khác biệt văn hóa với phương Tây. Nó cay đắng vì quá khứ của nó. Trung Quốc là nhà nước độc đảng không dân chủ mà chính phủ của nó phải chứng tỏ mình còn tồn tại. Cuốn sách này được viết ra như một lời cảnh báo về điều có thể xảy ra nếu chính sách của phương Tây, và nhất là của, đối với Trung Quốc bị buông trôi.
 
VỤ TẬP KÍCH SƠN TÂY:
vụ tập kích của quân đội Mĩ bằng máy bay lên thẳng vào trại giam ở ngoại ô thị xã Sơn Tây đêm ngày 20.11.1970, do đại tá bộ binh Simon trực tiếp chỉ huy nhằm giải thoát số phi công Mĩ đã bị quân và dân ta bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc Việt Nam. Năm 1967, Uỷ ban Tù binh Liên Cơ quan (IPWIC) được thành lập, do Cục Tình báo Bộ Quốc phòng (DIA) chỉ đạo, đã tiến hành điều tra, thu thập tin tình báo về tù binh Mĩ ở Việt Nam. Căn cứ vào tin tình báo, phía Mĩ tin rằng ở trại giam tại Sơn Tây có 55 tù binh Mĩ. Tháng 7.1970, kế hoạch tập kích được đề ra với sự phối hợp của CIA, DIA, Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và cố vấn an ninh quốc gia. Đêm ngày 20.11.1970, nhiều máy bay chiến đấu của Mĩ xâm phạm vùng trời Miền Bắc để uy hiếp không lực ta. Một số tốp thả pháo sáng ở Hải Phòng hòng đánh lạc hướng lực lượng phòng không, tạo điều kiện cho quân tập kích Mĩ thâm nhập vào hoạt động. Hồi 23 giờ đêm ngày 20.11.1970, năm máy bay lên thẳng chở quân tập kích rời sân bay Uđông (Udon; Thái Lan) bay vào Miền Bắc Việt Nam, có nhiều máy bay dẫn đường, tiếp dầu, hộ tống. Vào 2 giờ ngày 21.11.1970, các máy bay đáp xuống và đổ quân ở khu vực tập kích, trong đó một chiếc hạ ngay xuống sân trại giam. Chúng đã dùng loa kêu gọi tù binh phá trại giam, đánh phá một số mục tiêu, cắt thông tin liên lạc hòng ngăn chặn lực lượng chi viện. Vì số tù binh Mĩ đã được chuyển đi nơi khác gần một tháng trước đó, nên sau khoảng nửa giờ tấn công, quân Mĩ đã lên máy bay rút về căn cứ. Đây là trận tập kích táo bạo, liều lĩnh của không quân Mĩ, nhưng không đạt được mục tiêu đề ra.

Người dịch: LÊ TRỌNG BÌNH – LÂM HẢI HỒ
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
Hà Nội - 2001
 
SỰ THẬT VỀ VỤ TẬP KÍCH CỨU PHI CÔNG MỸ TẠI SƠN TÂY

Cách đây gần 30 năm, cuối tháng 11-1970, đế quốc Mỹ đã sử dụng một số lượng lớn máy bay trực thăng, máy bay vận tải cùng hàng trăm máy bay phản lực chiến đấu khác hộ tống, phối hợp để đưa một đơn vị đặc nhiệm đến Sơn Tây - một địa danh nằm sâu trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam - nhằm giải thoát cho một số phi công Mỹ là tù binh bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc nước ta…
Đây là một kế hoạch được Mỹ chuẩn bị hết sức công phu, tốn kém, với sự tham gia của rất nhiều các quan chức chóp bu trong bộ máy chiến tranh khổng lồ của một cường quốc quân sự hồi đó: Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers, Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, Giám đốc Cục tình báo CIA Richard Helms,… Và đích thân Tổng thống Mỹ đương nhiệm Richard Nixon đã phê chuẩn cho kế hoạch này.
Trong nhiều năm liền, kế hoạch về Vụ tập kích cứu phi công Mỹ bị giam giữ ở Sơn Tây nói trên đã nằm trong số những hồ sơ lưu trữ tuyệt mật của quân đội Mỹ…

Đọc thiên tư liệu của nhà báo Đặng Vương Hưng, độc giả sẽ thấy một phần bí mật được hé mở của "Vụ tậo kích Sơn Tây" giải cứu tù binh phi công Mỹ...

NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
Hà Nội - 2000
 
Champa-Núi xanh nay vẫn đó.
Nhìn vào cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam, những vương quốc bị xâm lấn không hẳn đã vì kém văn minh, mà trái lại có những thời đại huy hoàng sớm sủa hơn chúng ta nhiều. Những công trình gần đây nghiên cứu về người Chiêm Thành (Chăm) và người Chân Lạp (Khmer) đã chứng tỏ điều đó.
Riêng về người Chăm, những di tích của vương quốc này cho thấy họ đã hình thành được một xã hội qui mô khá sớm sủa. Vào thế kỷ 17, 18 khi quốc sử coi như đã đặt một dấu chấm hết cho vương quốc Chiêm Thành thì trong các tài liệu của những nhà nghiên cứu ngoại quốc, người ta vẫn còn ghi nhận một khu vực được coi như giang sơn riêng của người Chăm - ít ra cũng bán độc lập với giang sơn của chúa Nguyễn được gọi là Đàng Trong. Một điều chắc chắn, sự tan biến của quốc gia này không đơn giản chỉ là xoá sổ một chính quyền như nhiều trường hợp trong quá khứ, cũng không phải chỉ là thay tên đổi họ của một triều đại.
Tuy ngày nay cái tên Chiêm Thành chỉ còn trong sách vở, ảnh hưởng của văn hoá Champa còn tồn tại hầu như khắp mọi sinh hoạt, hiển hiện cũng có, lẩn khuất cũng có nơi một phần lớn văn hoá miền trung và miền nam. Ảnh hưởng đó ít ai để ý vì trong các nghiên cứu, chúng ta đặt nặng việc khai thác các tài liệu của người Việt (thường gọi là người Kinh) mà ít quan tâm đến văn minh và di sản của các dân tộc khác đã một thời sống chung trên cùng một mảnh đất.
 
chân Lạp Phong Thổ Ký
Đọc sách ở đây nhiều rồi mà chưa đóng góp được gì cũng hơi kỳ, vậy xin bỏ lên đây cuốn ebook "Chân Lạp Phong Thổ Ký", nguồn đánh máy của anh Lê Bắc tại:

http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,7478

_______
Quyển sách duy nhất mô tả vùng Angkor, đế đô nước Cao Miên ngày xưa giữa thời cực thịnh là tập ký ức "Chân Lạp Phong Thổ Ký" của ông Châu Đạt Quan.

Ông Châu Đạt Quan, hiệu là Thảo Đình Di Dân, quê ở Vĩnh Gia, huyện Ôn Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Hoa, năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Trinh (Bính Thân 1296) triều Vua Thành Tông (1295-1308) nhà Nguyên (1277-1368) theo một phái đoàn sứ giả sang Cao-Miên dưới triều vua Cindravarman (1295-1307). Ông ở đất Miên hơn một năm, ghi những điều mắt thấy tai nghe về cuộc du hành xuyên qua miền Nam Việt Nam ngày nay và mọi phương diện sinh hoạt của người bổn xứ. Năm thứ 1 niên hiệu Đại Đức (Đinh Dậu 1297), ông trở về và hoàn thành tác phẩm này trước năm 1312, đến đời nhà Minh (1368-1680) được ông Ngô-Quán, quê ở Tân-An, huyện Hấp, tỉnh An Huy hiệu đính.

Đối với các nhà khảo cổ, tập ký ức của họ Châu là một tài liệu vô cùng quý giá để tìm hiểu về Cao Miên, một quốc gia không có để lại lịch sử trên giấy mực, còn đối với người Miên thì chính họ phải nhờ những dòng chữ vàng ngọc kia để biết tổ tiên họ trong khoảng thời gian ấy.

Người đầu tiên phiên dịch tập ký ức này ra Pháp ngữ là ông Abel Rémusat trong năm 1819 đăng từng đoạn trên tạp chí của nhà xuất bản Dondey-Dupré và trong tập thứ 3 tạp chí Novel les Annales des Voyages của nhà xuất bản Eyriès et Maltebrun nhan đề: "Description du Royaume de Cambodge par un voyageur Chinois qui a visité cette contrée à la fin du XIIIe siècle" có kèm theo bức địa đồ. Năm 1829, bản dịch được đăng lại trên tạp chí Nouveaux Mélanges Asiatiques et Recueil de Morceaux de Critiques et de Mémoires của nhà xuất bản Schuber et Heide Joff ở Paris, từ trang 100 đến 152, không có bức địa đồ.

Năm 1902, ông Paul Pelliot cũng dịch ra Pháp ngữ đăng trên tạp chí của trường Bác Cổ Viễn Đông (Bulletin de L'Ecole francaise d'Extrême Orient) tập II, 1902 từ trang 123 đến 177.

Năm 1954, nhà xuất bản Adrien-Maison-neuve ở Paris ấn hành bản trên đây do Dịch giả sửa chữa nhiều nơi kèm theo phần bình giải rất phong phú, nhưng tiếc thay chỉ được có ba trong bốn mươi chương của nguyên bản thì ông từ trần.

Năm 1967, ông J. Gilman d'Arcy Paul phiên dịch tác phảm của ông Paul Pelliot ra Anh ngữ nhan đề: Chou-Ta-Kuan Notes on the customs of Cambodia ấn hành ở Bangkok (Thái Lan) do nhà xuất bản Social Sciences Association Press.

Chúng tôi soạn phần Việt ngữ theo nguyên văn tập ký ức do Bác sĩ Otto Karow, giáo sư tại Viện Đại Học Goethe ở tỉnh Frankfurt (Tây Đức) gởi tặng qua sự giới thiệu của Giáo sư Bùi Hữu Sủng, được ông Hoàng Đẩu Nam, chuyên viên Hán học ở Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa và Giáo sư Việt gốc Hoa Quách Chí Dân ở Phan Thiết giải thích những điểm cần thiết, sao cùng là vài điều nhận xét của chúng tôi mạo muội chua thêm.

Dịch giả: Lê Hương - Nhà xuất bản Kỷ Nguyên Mới - Ấn hành lần thứ nhất (1973), Saigon, Việt Nam.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top