• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Tin tức Old

Bạn sẽ chọn điện thoại nào?

  • 1. Sony Ericsson K800i

    Votes: 7 19.4%
  • 2. LG Chocolate KG800

    Votes: 1 2.8%
  • 3. Samsung D900

    Votes: 1 2.8%
  • 4. BlackBerry 8700

    Votes: 1 2.8%
  • 5. Sony Ericsson Z610i

    Votes: 0 0.0%
  • 6. Motorola SLVR L7

    Votes: 1 2.8%
  • 7. Motorola D&G RAZR V3i

    Votes: 2 5.6%
  • 8. Sony Ericsson W810i

    Votes: 1 2.8%
  • 9. BlackBerry Pearl 8100

    Votes: 0 0.0%
  • 10. Nokia E61

    Votes: 3 8.3%
  • 11. Nokia 5500 Sport

    Votes: 2 5.6%
  • 12. Mio A701

    Votes: 0 0.0%
  • 13. Nokia N91

    Votes: 2 5.6%
  • 14. Nokia N95

    Votes: 20 55.6%

  • Total voters
    36
  • Poll closed .
Status
Không mở trả lời sau này.
Nokia và Motorola “chiến” nhau vì Palm

Theo một số bản báo cáo gần đây, Palm sớm muộn cũng sẽ bị mua lại bởi hai đối thủ đáng gờm Nokia hoặc Motorola. Bản hợp đồng có lẽ đã hoàn thành.

Bên cạnh hai công ty sản xuất điện thoại di động lớn nhất nhì thế giới, hai hãng vốn tư nhân là Texas Pacific Group và Silver Lake Partners cũng đang nhòm ngó nhà sản xuất Treo này.

Tuy nhiên, không có công ty nào kể trên đạt được mong muốn. Mặc dù chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động thông minh trong một khoảng thời gian khá dài nhưng các thiết bị liên lạc của Palm không thể đạt được thành công cao hơn nữa, nguyên nhân chủ yếu là do các hãng khác cũng lần lượt tung ra những mẫu máy tương tự thậm chí còn tốt hơn. Đặc biệt là sau khi nhà sản xuất này chuyển sang sử dụng Windows Mobile thay vì Palm OS như vốn có, khách hàng mất dần thích thú với những mẫu máy mà Palm tung ra thị trường.

Chắc chắn không sớm thì muộn công ty này sẽ bị mua lại bởi một gã khổng lồ khác. Câu hỏi đặt ra là ai trong số 4 công ty nêu trên sẽ là người mua tiềm năng, “kết thúc” số phận của nhà sản xuất PDA danh tiếng này. Một điều thú vị nữa đó là: Hình dáng của mẫu điện thoại Palm trong tương lai sẽ như thế nào?

Nếu Nokia mua lại Palm, khách hàng sẽ có cơ hội chứng kiến những mẫu điện thoại di động thông minh mang bóng dáng của Palm đến từ nhà sản xuất Phần Lan này. Nếu như các thiết bị trong dòng E-series của hãng này chưa thể làm hài lòng khách hàng ở mức tuyệt đối thì Palm sẽ mang đến những cải tiến đáng kể. Việc mua lại này sẽ giúp Nokia thâm nhập vào thị trường Mỹ, nơi mà các smartphone chạy hệ điều hành Symbian OS của họ không gặt hái được nhiều thành công.

Trong khi hai gã khổng lồ sản xuất điện thoại di động “đánh nhau sứt đầu mẻ trán” vì Palm, thì công ty này dường như nghiêng về phía một nhà đầu tư vốn tư nhân. Hiện chưa có thông tin gì chi tiết hơn về thương vụ này nhưng rõ ràng mọi việc đã dần sáng tỏ.

ST
 
Điện thoại hình... gối ôm

Vì giá vật liệu đầu vào ngày càng rẻ, nên khả năng hiện thực hoá các mẫu thiết kế điện thoại quá lạ mắt cũng trở nên dễ dàng hơn. Những ý tưởng độc đáo nhất tại hội chợ công nghệ CeBIT là: điện thoại gối ôm và di dộng có hình dạng của bao thuốc lá.

vtc_34540_phone_ok.jpg


Chiếc điện thoại hình gối ôm có vẻ sẽ hợp sở thích những người ưa "nấu cháo" điện thoại

Trong năm 2006, gần 1 tỷ chiếc điện thoại di động được bán ra trên thế giới, tuy nhiên con số đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các nhà sản xuất di động hy vọng tốc độ tăng trưởng trong những năm tới của ngành sẽ đứng ở vị trí 2 trong toàn bộ nền công nghiệp.

Có lẽ mẫu mã của những thiết bị này sẽ ngày càng khác thế hệ di dộng trước đây. Một “chiếc gối” vừa để ôm, vừa để gọi điện thoại là ý tưởng của hãng điện thoại Urban Tool (Áo), với tên gọi “perCushion”. “perCushion” có chức năng tương đương như một di động kết nối Bluetooth. Nó hoạt động tương tự như thiết bị đàm thoại ôtô. Theo Urban Tool, các cuộc nói chuyện điện thoại cùng bạn bè với “chiếc gối ôm” này sẽ trở nên tiện lợi và thân mật hơn.

Bên cạnh điện thoại gối ôm ở trên thì mẫu thiết kế “điện thoại có hình dạng bao thuốc lá” của Trung Quốc cũng rất được quan tâm. Tại Trung Quốc, số người mắc các căn bệnh do thuốc lá gây ra đã tăng gấp đôi trong thời gian vừa qua. Chính vì thế mà mẫu thiết kế với tên gọi “XYW 3838” được coi là cách để cảnh báo mọi người trước tác hại của thuốc lá. Chiếc điện thoại này cũng có các chức năng: nghe nhạc MP3, máy quay phim kĩ thuật số, hỗ trợ thẻ nhớ SD.

Ngoài 2 thiết kế kể trên còn có các mẫu sản phẩm mới của các nhà thiết kế trẻ khác như điện thoại hình điếu thuốc và điện thoại hình bao diêm của nhà thiết kế Trung Quốc Lv Zhongfang,...

Thanh Huyền (theo Spiegel)
 
Đấu giá iPhone trên eBay

Chiếc điện thoại iPhone của Apple dù chưa được lên lịch phát hành trên thị trường Mỹ cho tới tận tháng 6 nhưng đã được rao bán nhộn nhịp trên trang bán hàng trực tuyến eBay.

Tuần này, 23 khách hàng đã tham gia đấu giá iPhone trên eBay và người trả giá cao nhất là 1.125 USD cho 1 trong 6 chiếc điện thoại được rao bán. Vấn đề là không ai biết rằng liệu người bán với cái nick rgonzales23455 này đã có trong tay chiếc iPhone chưa, và khi nó được tung ra thị trường, giá đề xuất của sản phẩm này là 499 USD cho model 4GB và 599 cho model 8GB.

“Chú ý này: Tôi có 6 chiếc iPhone sắp sửa ra lò. Tôi chấp nhận thanh toán qua Paypal chỉ trong phiên đấu giá này. Miễn phí giao hàng qua USPS Priority Mail với Delivery Confirmation. Sẽ chuyển hàng ngay lập tức sau khi đã thanh toán xòng phẳng từ thứ 2 đến thứ 6”, rgonzales23455 quảng cáo trên mục bán hàng.

Người có biệt danh Rgonzales23455 đã không hề hồi đáp email thắc mắc về việc làm thế nào anh ta lại sở hữu được một sản phẩm chưa được xuất hiện trên thị trường. Bản thân hãng Apple cũng không hề có phản ứng khi được yêu cầu bình luận về vụ việc trên. Tuy nhiên, một người phát ngôn của eBay cho biết sau khi eBay được thông báo về việc rao bán iPhone, mục này đã gỡ bỏ”.

“Cảm ơn vì đã thông báo cho chúng tôi về mục rao bán iPhone”, phát ngôn viên của eBay nói. “Như chúng tôi hiểu, Apple iPhone sẽ không được tung ra thị trường cho đến tháng 6/2006. Bất cứ một đăng tải chào mời mua Apple iPhone như thế này đều vi phạm chính sách tư vấn bán hàng của eBay bởi hãng yêu cầu người bán phải cam kết gửi hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua hàng. Như vậy, tất cả những đăng tải vi phạm chính sách tư vấn bán hàng sẽ bị gỡ bỏ”.

Nếu một người mua đồng ý trả giá để sở hữu chiếc iPhone và sản phẩm không được chuyển đi, người đó có thể đệ đơn kiện lên eBay.

Người trả giá cao trong cuộc đấu giá iPhone, whpub, đã giải thích lý do mua đấu giá sản phẩm là: “Rất đơn giản: rủi ro thấp, đền bù cao”. Người mua cho biết nếu hàng không được chuyển đi, eBay và PayPal sẽ trả tiền bồi thường cho anh.

“EBay bảo hiểm số tiền 200 USD và PayPal sẽ là 2.000 USD nếu người bán không giao hàng”, khách hàng whpub nói. Bên cạnh đó, hiện có những tin đồn rằng iPhone sẽ ra mắt sớm hơn vào khoảng tháng 4, do đó luôn có một cơ hội cho người bán xoay sở để bằng cách này hay cách khác sẽ có được một chiếc trong tay.

Hơn nữa, chưa từng có một công ty nào phát hành những sản phẩm mới mà không có sự điều tra về sự chấp nhận của thị trường hay không. eBay là một nơi hoàn hảo cho những thử nghiệm thị trường như thế. Có thể ví đó là một hính thức mạo hiểm hợp pháp. Giống như mua một vé số vậy. Chi phí rất ít và có khả năng được bồi thưởng rất cao.

Một đại diện của eBay lại khuyên người mua nên gửi đơn kháng nghị đến PayPal bởi hãng này có biện pháp bảo vệ khách hàng rất tốt.

Anh Thư (theo PC Advisor)
 
Lược sử điện thoại DĐ qua ảnh "người mẫu"

một trong những thiết bị "dường như không thể thiếu" đối với cuộc sống hiện đại, điện thoại di động đang phát triển và biến đổi từng ngày, hội tụ mọi công nghệ viễn thông, điện toán, âm thanh, hình ảnh và cả…thời trang.

chloe1kc1.jpg


Hệ thống điện thoại thực sự tự động đầu tiên có tên MTA do Ericsson phát triển và đưa vào khai thác tại Thụy Điển năm 1956. Mỗi chiếc điện thoại khi đó nặng 40 kg. Phiên bản nâng cấp MTB ra đời năm 1965 của Ericsson đã giảm trọng lượng thiết bị xuống chỉ còn 9 kg. Mạng MTB ban đầu có 150 khách hàng và đạt tới đỉnh cao là 600 khách trước khi đóng cửa năm 1983.

t3zu1.jpg


Một trong những mạng di động đầu tiên thực sự thành công trên phương diện thương mại là ARP ở Phần Lan, ra đời năm 1971. Đây còn được coi là mạng thế hệ 0 (0G) vì quy mô khá hạn chế.

abbie1jt5.jpg


Năm 1973, cuộc gọi di động đầu tiên với công nghệ analog được Motorola thực hiện thành công. Mười năm sau đó, hãng này tung ra máy DynaTAC 8000X, thương phẩm điện thoại di động hoàn hảo đầu tiên trên thị trường năm.

lucy1sg5.jpg


Ngành công nghiệp di động bắt đầu cất cánh trong những năm 80 thế kỷ trước với khái niệm "cell" (các khoang sóng): mạng di động sử dụng nhiều trạm tiếp sóng phân bổ gần nhau, với sự hỗ trợ của một giao thức mới cho phép tự động chuyển tiếp tín hiệu khi điện thoại di chuyển từ vùng sóng của cell này qua cell khác.

lauren1qy8.jpg


thời kỳ đầu, máy di động chủ yếu được thiết kế cố định trên ôtô. Tại Thụy Sĩ có loại điện thoại xe hơi mang tên Nationales Autotelefon, gọi tắt là Natel. Cái tên này thậm chí đã có thời được đánh đồng với khái niệm điện thoại di động.

tanya2fg3.jpg


Sự tiến bộ về kích thước của điện thoại di động diễn ra khá nhanh. Từ mức độ "vận chuyển được" (transportable) đã chuyển thành "xách được" (portable). Sản phẩm thực sự được coi là "cầm tay" đầu tiên cũng do Motorola giới thiệu. Các sản phẩm giai đoạn này như NMT, AMPS, TACS, RTMI, C-Netz và Radiocom 2000 về sau được coi là điện thoại thế hệ 1 (1G).

hannahjlcl9.jpg


Tháng 9/1981, mạng di động đầu tiên có khả năng chuyển vùng (roaming) tự động đi vào hoạt động ở Ảrập Xêút. Hệ thống NMT này do hãng Svenska Radio Aktiebolaget (Thụy Điển) chế tạo. Một tháng sau đó, nhóm các nước Bắc Âu cũng cho vào vận hành một mạng NMT roaming liên thông.

katiewj4.jpg


Thập niên 90 chứng kiến sự xuất hiện của mạng thế hệ 2 (2G) dùng công nghệ kỹ thuật số với các hệ thống như GSM, IS-136 (còn gọi là TDMA), iDEN và IS-95 (CDMA). Cuộc gọi di động kỹ thuật số đầu tiên được thực hiện tại Mỹ năm 1990. Một năm sau đó, mạng GSM đầu tiên ra mắt tại châu Âu.

veraxe4.jpg


Cùng với sự ra đời của 2G là xu hướng nhỏ hơn nữa của thiết bị, từ kích thước to bằng phích nước hay hòn gạch chuyển thành những sản phẩm nhỏ gọn với trọng lượng 100-200 g. Động lực cho quá trình này là những tiến bộ về công nghệ pin, vi mạch điện tử và đặc biệt là sự mở rộng nhanh chóng của các điểm thu phát do số người dùng tăng nhanh.

lori1bv5.jpg


Tiếp theo 2G là mạng thế hệ 3 (3G) hứa hẹn nhiều tiềm năng về truyền tải thông tin và đa dạng hóa tiện ích. Tuy nhiên, có quá nhiều chuẩn khác nhau cùng được phát triển vì các nhà cung cấp đều có kế hoạch riêng.

vera2bd2.jpg


Khái niệm 4G ra đời với ý nghĩa đã được chuẩn hóa trong quy trình IMT-2000. Đây không phải là quy trình chuẩn hóa một công nghệ mà sự tập hợp các yêu cầu, ví dụ tốc độ dữ liệu tối đa trong nhà là 2 Mb/giây, ngoài trời là 384 Kb... Viễn cảnh về một mạng di động thống nhất toàn cầu thực sự tan vỡ khi vẫn có nhiều chuẩn cùng được theo đuổi.

gabriellajp3.jpg


Giữa quá trình phát triển của 3G còn có các hệ thống 2,5G như CDMA2000 1x và GPRS. Đây thực chất là những phiên bản mở rộng của mạng 2G, bổ sung thêm một số tính năng 3G nhưng chưa hoàn thiện về dịch vụ đa phương tiện.

krystle1ha4.jpg


Bước vào đầu thế kỷ 21, các mạng 3G như UMTS và CDMA2000 1xEVDO bắt đầu trở nên phổ biến hơn nhưng sự thành công còn phải chờ thời gian trả lời. Truyền thanh và truyền hình trực tiếp tới các thiết bị 3G là một trong những mục tiêu sắp tới của ngành viễn thông di động.
V.T
 
Bán lẻ điện thoại di động: Các "đại gia" vào cuộc

Từ những ngày cuối năm 2006, giới kinh doanh điện thoại di động (ĐTDĐ) cả nước hoang mang khi nghe tin: tháng 4/2007, một nhà phân phối lớn trong làng ĐTDĐ là FPT sẽ nhảy vào cuộc kinh doanh bán lẻ! Bên cạnh đó, những tên tuổi như Viettel, MobiFone cũng lưu tâm đến lĩnh vực này...
muadtdh9.jpg



Giám đốc kinh doanh một siêu thị nhận định: "Tôi thật sự lo lắng khi nghe tin FPT nhảy vào thị trường bán lẻ. Họ có nhiều tiền, có kinh nghiệm buôn bán, hoạt động có quy mô, bài bản, lại là nhà phân phối của nhiều thương hiệu lớn như Nokia, Samsung, Motorola...

Ngoài FPT, hai "thế lực" cũng làm nhiều siêu thị hiện nay lo ngại. Đó là ViettelMobiFone. Viettel đang có chiến lược chiếm lĩnh thị trường như bán máy ngang giá với các siêu thị khác nhưng kèm theo các ưu đãi khi hoà mạng, chưa kể chính sách "tặng máy" khi hoà mạng của chính Viettel.

Dù chưa có tuyên bố nào từ phía MobiFone nhưng nhiều nhà bán lẻ ĐTDĐ cho biết nhà khai thác mạng này sẽ nhảy vào thị trường bán lẻ thiết bị đầu cuối. Cũng như FPT, các "đại gia" khác đều không công bố thời điểm xuất hiện nhưng chắc chắn là sẽ không bỏ qua lĩnh vực bán lẻ ĐTDĐ - dù không có lãi nhiều nhưng cũng có thể sống được.

Ưu thế của FPT, Viettel và MobiFone là có hệ thống đại lý trên toàn quốc.

Bình quân mỗi tháng thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng từ 300.000-350.000 máy. Riêng trong tháng 1 năm nay, tiêu thụ khoảng 400.000 máy. Con số này được được giới kinh doanh ĐTDĐ đánh giá là số lượng máy được tiêu thụ lớn nhất từ trước tới nay.

Chưa có số liệu chính xác từ các công ty nghiên cứu thị trường nhưng qua khảo sát tại một vài siêu thị, trong số máy tiêu thụ nêu trên, khoảng 60% số máy trên là nhóm hàng giá rẻ có giá dưới 2 triệu đồng, gần 30% là nhóm hàng trung cấp có giá từ 2-5 triệu, phần còn lại là thuộc nhóm hàng cao cấp có giá từ 5-13 triệu đồng.

Tùy theo từng địa bàn và chính sách giá của từng cửa hàng mà lợi nhuận của mặt hàng ĐTDĐ khoảng 5-7%. Bình quân máy có giá 1 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí sẽ lãi từ 50.000-70.000đ. Khoản lãi trên chưa bao gồm những chi phí bảo hành.

Ở nhóm hàng bán lẻ ĐTDĐ hiện nay, hệ thống siêu thị của công ty Thế giới di động đang là hệ thống bán hàng mạnh nhất, tiếp sau đó là Viễn thông A, Nguyễn Kim, Phước Lập... Trong khi một số hệ thống đang "ăn nên làm ra" thì một số siêu thị được xem là lớn nhưng đang "teo" lại một cách thảm hại.

Sau một thời gian ngắn cầm cự trên thị trường, một số hệ thống siêu thị như C.D, P.H, H.P... hiện chỉ còn một vài cửa hàng để duy trì thương hiệu chờ cơ hội, doanh số bán ra cầm chừng, tiền lãi chưa đủ trả lương cho nhân viên nên phải đóng cửa những cửa hàng không hiệu quả, trả lại mặt bằng để giảm lỗ. Trong năm 2006, N. đã mở 65 cửa hàng tại TPHCM nhưng đến đầu năm 2007 chỉ còn không quá con số 20.

Theo Trọng Hiền
BSGTT
 
Samsung SCH-B500 trình làng với sắc màu mới

Phiên bản gốc “Magic Silver”/ Bạc huyền bí của Samsung SCH-B500 hay còn được biết đến là SPH-B5000 hoặc B5050 đã làm say đắm lòng người về màu sắc sang trọng. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Samsung tiếp tục chinh phục khách hàng khi cho ra đời thêm hai sắc màu mới nữa đó là “Magic Gold”/ Vàng huyền bí và “Magic Brown”/ Nâu huyền bí.

samsungschb500releasedizp3.jpg

Về mặt tính năng không có gì thay đổi, vẫn bao gồm camera 2 megapixel, kết nối Bluetooth, khả năng DMB và từ điển điện tử. Model này có độ dày 13.5 mm. Sở dĩ hãng Samsung sản xuất thêm màu mới là để cho khách hàng có nhiều lựa chọn.

Ngày càng có nhiều nhu cầu cao về màu sắc và kiểu dáng điện thoại chính vì thế mà hầu hết các mẫu máy trình làng tại Châu Á đều có những phiên bản màu sắc khác nhau. Ví dụ như B500 màu bạc ra đời hồi mùa thu năm 2006 là một thành công đáng kể với hơn 500.000 máy được bán ra tính đến thời điểm này. Samsung tin rằng các mẫu máy có vỏ màu kim loại thu hút được sự chú ý và yêu thích của khách hàng hơn các màu khác. Một số đặc điểm khác của B500 bao gồm màn hình 2.1 inch 256 ngàn màu với độ phân giải QVGA, PictBridge và hỗ trợ đầu ra TV, khả năng playback nhạc và video.

nhungncsamsungschb500sd5.jpg

Samsung B500 Magic Silver

Kích cỡ của máy 100.6 X 51.5 X 13.5 mm và nặng 100 gram. Tuổi thọ của pin khá cao: 3,5 giờ đàm thoại và 165 giờ chờ. Dành cho những ai quan tâm đặc biệt thì mẫu máy này có giá bán lẻ là 725 đôla.

(24H.COM.VN)
 
Lãnh đạo Google phủ nhận 'GPhone'

Trong một tuyên bố gửi cho tờ Financial Review của Australia, Giám đốc điều hành Google Đông Nam Á thẳng thừng phủ nhận thông tin cho rằng hãng này đang nghiên cứu sản xuất một chiếc điện thoại di động cho riêng mình.

lan1.jpg


Giám đốc điều hành Google Đông Nam Á Richard Kimber khẳng định với tờ Australia Financial Review rằng hãng của ông không hề có ý định sản xuất GPhone. Ông Kimber còn dẫn lại lời người đã có công tạo nên "đế chế" Google ngày nay - Vinton Cerf - khẳng định Google là một hãng phần mềm chứ không phải là một hãng sản xuất phần cứng.

"Google không cần phải sản xuất phần cứng chỉ với mục tiêu duy nhất là gắn thương hiệu của mình lên đó".

Đây cũng chính là quan điểm của giới phân tích phố Wall. Theo họ, Google đang nghiên cứu phát triển phần mềm vận hành dịch vụ của hãng này trên điện thoại chứ không phải là một chiếc điện thoại di động.

Piper Jaffray - chuyên gia phân tích của Gene Munster - nhận định, có vẻ như Google đang phát triển phần mềm tìm kiếm web di động và phần mềm dịch vụ định vị cho Apple iPhone và một số hãng điện thoại khác.

Một vài năm trước đây, báo giới đã làm rộ lên thông tin rằng Google nghiên cứu sản xuất chiếc PC của riêng mình. Nhưng thực ra đó lại là những phần mềm miễn phí chứ không có chiếc PC nào cả.
 
Điện thoại di động chơi game như trên máy Wii

Vung vẩy tay chân trong các màn đánh đấm là những trải nghiệm tuyệt vời trên hệ máy giải trí của Nintendo. Và giờ đây, các nhà sản xuất "alô" đang nghĩ cách tích hợp chức năng tay cầm Wii để người dùng lắc máy lên, xuống, sang phải, trái hay quay tròn.

motion.jpg

Samsung SCH-S310 cho phép vẽ số trong không gian. Ảnh: Camboday.

Thiết bị cảm biến chuyển động nhỏ xíu còn gọi là máy gia tốc sẽ đo gia tốc rồi đưa dữ liệu dưới dạng hành động vào màn hình. Thay vì bấm phím hay sờ trên màn cảm ứng, người sử dụng sẽ đưa chiếc điện thoại di chuyển trong không gian theo hướng của chuột. Ngoài ra, thiết bị còn cho thấy sự sung sức của người dùng bằng cách đếm bước chân, đo tốc độ và lượng calo tiêu thụ.

Khi cải tiến công nghệ, các chuyên gia đưa khả năng đo gia tốc từ một trục lên hai và ba trục để nâng cao độ chính xác của chuyển động. Một số công ty như Invensense còn kết hợp kỹ thuật của con quay hồi chuyển để đo tốc độ khi chuyển động tròn.

"Thị trường thiết bị cầm tay đầy tiềm năng để chúng tôi phát triển công nghệ cảm biến chuyển động", Steve Nasiri, Giám đốc điều hành của Invensense, cho hay. "Kỹ thuật này còn hữu ích trong việc cải tiến sự ổn định của hình ảnh trong các điện thoại camera".

Hiện trên thị trường có một số sản phẩm dùng công nghệ này như Samsung SCH-S310, cho phép "viết" số trong không gian; Sharp V603SH ứng dụng chuyển động theo 3 trục giúp chơi game bằng cách di chuyển thiết bị theo nhiều hướng. Apple có thể sẽ tích hợp công nghệ đo gia tốc vào sản phẩm iPhone.

T.H. (theo CNet)
 
Symantec tung ra bộ bảo mật cho điện thoại

Hãng Symantec sẽ ra mắt phần mềm được thiết kế giúp điện thoại có khả năng chống đỡ được những xâm phạm bên ngoài tại triển lãm CTIA Wireless vào tuần này.

vtc_34671_mobile.jpg

Gói phần mềm mới của Symantec cho điện thoại di động
Hãng sẽ giới thiệu một bộ sản phẩm dành cho khách hàng dựa trên phần mềm đã được một công ty bảo mật có tên Bluefire cấp quyền. Một trong số đó sẽ là sản phẩm độc lập dánh cho khách hàng mới được công bố gần đây của Bluefire có tên là Bluefire Mobile Security.

Phần mềm này được thiết kế để chặn những truy cập trái phép tới các điện thoại cầm tay và những dữ liệu trong đó.

Bluefire Mobile gồm có một tường lửa, công cụ chặn xâm nhập, các thành phần thẩm định quyền và mã hóa. Ứng dụng này có thể được cài đặt nhằm xác nhận tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào thiết bị cũng như những ứng dụng và dữ liệu của máy. Nó hỗ trợ Windows Mobile 5 và các biến thể khác của Micrososft như PocketPC.

Phần mềm này có thể hoạt động với sản phẩm riêng biệt Mobile Security VPN, phần mềm mới được cập nhật phiên bản 2.7 hồi đầu tháng 3 của Bluefire. Phiên bản mới này hỗ trợ chứng chỉ số theo chuẩn X509 và những điện thoại di động khác và có một số thay đổi với mục đích giúp cho những quản trị viên đơn giản hơn trong việc định dạng và cài đặt trên các thiết bị cầm tay của khách hàng.

Bluefire Mobile Security bán ra thị trường Anh với giá 50 USD. Sản phẩm Mobile Security VPN được định giá 79 USD.

Anh Thư (theo PC Advisor)
 
Điện thoại Samsung m620 có tên mới là điện thoại "chơi trội"

Dường như điện thoại Samsung m620 từ hãng viễn thông Sprint đã được đặt tên mới. Giờ đây, mọi người sẽ biết đến con dế này với cái tên mới là điện thoại "chơi trội".

samsung-upstage-wallpaper-thumb.jpg


Chẳng ai biết tại sao "chơi trội" lại là tên mới của con dế này nhưng có thể là do Sprint nghĩ rằng cuối cùng thì họ cũng có một chiếc điện thoại vượt trội hơn các đối thủ của mình. Samsung m620 ngoài các chức năng về điều khiển âm nhạc còn có rất nhiều chức năng hữu ích khác như camera 1.3 megapixel, stereo Bluetooth, loa tích hợp và khe nhét thẻ nhớ microSD. Hiện chưa có thông tin về giá cả và thời điểm phát hành.


Theo Mobile Whack
 
Điện thoại Samsung D910 sẽ ra mắt nay mai?

Giới công nghệ đang xôn xao vì có tin đồn rằng Samsung có thể sẽ ra mắt một phiên bản cập nhật nâng cao của chiếc Samsung D900, được gọi là điện thoại Samsung D910. Trong thực tế, phiên bản mà tin đồn đề cập đó là chiếc SGH-U600.

D900 mang đến công nghệ đa phương tiện mới nhất cho khách hàng ở thời điểm hiện tại. Sản phẩm có camera 3.13MP, bộ hiển thị tài liệu, chức năng bắt các kênh truyền hình, kết nối bằng công nghệ Bluetooth, mở rộng bộ nhớ bằng thẻ nhớ microSD...Điện thoại nắp trượt siêu mỏng SGH-900 của Samsung đã có mặt trên thị trường một thời gian và đang cân nhắc về một phiên bản kế tục.

u600_d900_samsung-thumb.png


Không lâu trước đây, Samsung đã tiết lộ về chiếc D900 được cập nhật, đó là sự giới thiệu của chiếc Samsung Ultra 10.9 SGH-U600 vào năm nay. Samsung đã "cắt bớt" đi 2mm và giúp cho độ mỏng của U600 chỉ còn 10,9mm, một trong những điện thoại nắp trượt mỏng nhất thế giới. Chiếc điện thoại này hỗ trợ bốn băng tần GSM, GPRS, và EDGE. Các đặc điểm của "hậu sinh" U600 không thực sự thay đổi nhiều so với D900. Samsung's U600 bao gồm các đặc điểm như màn hình 2.2", camera 3.2MP, thẻ nhớ microSD, bộ nhớ trong 60MB, phần mềm đa phương tiện (chơi các file MP3, AAC, và WMA), trình duyệt web, chức năng gửi-nhận emai, và rất nhiều các đặc điểm khác của D900. Chiếc điện thoại SGH-U600 sang trọng của Samsung sẽ là sản phẩm kế vị tuyệt vời cho chiếc điện thoaịi nắp trượt D900.


Theo Mobile Whack
 
Vinaphone tiếp tục khuyến mãi

Vinaphone đã công bố chương trình khuyến mãi lớn chào mừng ngày 30/4 và 1/5 với chủ đề "Mạng lớn - Khuyến mãi lớn". Thời gian khuyến mãi là từ 0h00 ngày 1/4/2007 đến hết 24h00 ngày 31/5/2007.

Theo chương trình, thuê bao trả trước hoà mạng mới sẽ được nhận quà tặng trị giá 260.000 đồng và 120 ngày sử dụng; thuê bao trả trước khoá 2 chiều trước 20/3/2007 sẽ được nhận quà tặng trị giá 200.000 đồng và 80 ngày sử dụng cho "SIM cũ hồi mạng".

Thuê bao nạp thẻ trong thời gian khuyến mãi sẽ được tặng 20% giá trị thẻ nạp lần 2,3,4, không phân biệt mệnh giá thẻ. Riêng đối với thuê bao Card/Extra/Text tặng thêm ngày sử dụng.

Thuê bao trả sau hoà mạng mới hoặc thuê bao chuyển từ trả trước sang trả sau được tặng 600.000 đồng cước liên lạc trong nước trong vòng 6 tháng, tính từ tháng hoà mạng, mỗi tháng tặng 100.000 đồng. Với thuê bao trả sau đang hoạt động trong tháng 4 và tháng 5/2007 thì tùy từng mức cướcphát sinh sẽ được miễn phí cước gọi trong nước.

Theo Vinaphone
 
Sony Ericsson “ra lò” điện thoại HSDPA đầu tiên

Vừa ra mắt phiên bản điện thoại nghe nhạc W660i hồi đầu tháng, Sony Ericsson tiếp tục thêm “gia vị” cho thị trường ĐTDĐ năm 2007 với một điện thoại sử dụng công nghệ tải gói dữ liệu tốc độ cao HSDPA đầu tiên và một “dế” nghe nhạc Walkman thân trượt.

Cuối cùng, nhà sản xuất ĐTDĐ liên doanh Nhật Bản-Thụy Điển cũng gia nhập vào “băng đảng” dùng công nghệ HSDPA với model Z750i. Cũng giống với dòng Z610i - điện thoại 3G với kiểu dáng vỏ sò rất quyến rũ và được trang bị các tính năng thời thượng - Z750i được trang bị màn hình QVGA 2,2 inch, camera 2 megapixel tích hợp. Máy có khả năng in ảnh bằng công nghệ PictBridge và người dùng có thể gửi ảnh lên mạng bằng trình duyệt web. Z750i cũng có khe cắm thẻ nhớ để mở rộng dung lượng lưu trữ.

sez750i270307fd9.jpg

Sony Ericsson Z750i

“Tân binh” của dòng họ Walkman của Sony Ericsson là điện thoại trượt W580i, mỏng 14mm và được trang bị camera 2 megapixel, đài FM, kết nối Bluetooth, thẻ nhớ mở rộng dung lượng tối đa là 2GB.

W580i sẽ xuất hiện với hai màu kết hợp: màu cam truyền thống và màu trắng tô điểm giống như “đàn anh” W800.

Sony Ericsson W580i có đầy đủ các tính năng đa phương tiện như trong các điện thoại nghe nhạc Walkman khác, như duyệt web, e-mail, đọc tin RSS.

sew580i270307cx4.jpg

Sony Ericsson W580i

Điện thoại bốn băng tần của Sony Ericsson còn có một bộ phận đo đạc để kiểm soát bài tập thể dục hàng ngày và lượng calo tiêu thụ của mỗi người. Cũng giống với W880i, W580i sẽ có chức năng TrackID - công cụ nhận dạng bài hát, giúp người dùng theo dõi tên, tác giả và ca sỹ thể hiện bài hát vào bất cứ khi nào

Sony Ericsson sẽ ra mắt hai điện thoại mới này vào quý III năm nay. Hiện tại, hãng vẫn chưa công bố giá bán.

(DANTRI.COM.VN)
 
Chỉnh sửa cuối:
Nokia xây dựng nhà máy sản xuất ĐTDĐ tại Romania

Nhà sản xuất thiết bị viễn thông Phần Lan Nokia cho biết hãng sẽ cho xây dựng một nhà máy tại Romania để sản xuất ra những chiếc điện thoại cho thị trường các nước Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Nhà máy trị giá 800 triệu đôla này sẽ thuê 500 công nhân và được đặt tại phía tây bắc thành phố Cluj. Phát ngôn viên của Nokia cho biết: "Sở dĩ Nokia chọn Cluj là địa điểm để xây dựng nhà máy này là vì ở đây có lao động kỹ năng tốt, giao thông thuận tiện cả trong nước lẫn ra nước ngoài, tính hiệu quả kinh tế và là một khu vực công nghiệp truyền thống lâu năm".

Mọi công việc để xây dựng nhà máy này đã hoàn tất. Dự kiến đến nửa đầu năm 2008 nhà máy sẽ cho xuất xưởng những lô hàng đầu tiên. Công ty sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới này nói: "Là một phần trong những kế hoạch mang tính vĩ mô, Nokia đang tìm kiếm cơ hội thiết lập một làng công nghiệp để trở thành nhà cung cấp hàng đầu tại khu vực này".

nhungncnokia736001tq8.jpg

Nhà sản xuất điện thoại di động Phần Lan cũng có địa điểm sản xuất tại một số nước như Brazil, Anh, Trung Quốc, Đức, Phần Lan, Ấn Độ, Mexico và Hàn Quốc.

Năm ngoái (2006), tổng số nhân công trên toàn cầu của hãng lên đến 65.000 người đem về lợi nhuận ròng 4.3 tỉ euro trên tổng số doanh thu 41.1 tỉ. Phát ngôn viên cho hãng nói tiếp: "Quyết định xây nhà máy mới tại Romania phản ánh tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu của hãng cũng như nhu cầu về thiết bị này đang tăng cao ở các thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi".

Anh Tuấn (24H.COM.VN)
 
Pin chế từ đường tăng vị cho mobile

Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Saint Louis (Mỹ) vừa phát triển thành công một loại pin nhiên liệu sử dụng đường để làm năng lượng. Đặc biệt, pin có thể chạy bằng các dung dịch từ nước đường cho đến nước si-ro.

shelleyminteerbi7.jpg

GS hóa học Shelley Minteer - người đứng đầu dự án pin chạy bằng đường.

Pin chạy bằng đường này rất thân thiện với môi trường và không tổn hao nhiều năng lượng. Pin sử dụng enzyme để oxy hóa đường, rồi từ đó tạo ra điện năng. Vì thế, đường glucose, nước đường hay các dung dịch chứa đường đều có thể tạo ra điện.

Mặc dù chỉ giữ lại được tối đa 20% hiệu suất khi chuyển đổi từ đường sang điện năng nhưng các nhà khoa học vẫn cho rằng, loại pin này có tuổi thọ dài gấp 3-4 lần so với pin lithium ion.

Dù dùng đường để tạo ra nhiên liệu không phải là khái niệm mới, nhưng gần đây, các nhà khoa học mới nghĩ đến cách sản xuất điện từ loại gia vị này.

Một trong những ứng dụng đầu tiên được thử nghiệm với công nghệ pin làm từ đường này là điện thoại di động. Mỗi nguồn pin sẽ có nhiêu lỗ hổng để hút oxy vào trong nhằm chuyển hóa đường thành điện.

Công nghệ này sẽ được thương mại hóa trong vòng 3 đến 5 năm tới.

(DANTRI.COM.VN)
 
'Đốt' tiền điện thoại vì chứng khoán

Cầm hóa đơn thanh toán tiền điện thoại trên tay, chị Hạnh chủ thuê bao di động 098908xxxx không nén nổi tiếng thở dài. Từ khi đem 200 triệu đồng bỏ vào sàn chứng khoán, lãi đâu chưa biết, chỉ thấy cước điện thoại đều đều tăng theo mỗi tháng.

1-4.jpg

Nhắn tin chơi chứng khoán. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Chẳng cần nhìn vào bảng danh sách, chị cũng biết những cuộc gọi và tin nhắn được gửi cho ai, số máy nào. Bởi ngoài những người thân trong gia đình thì còn ai khác 4 cô bạn thân cùng trong nhóm chơi chứng khoán với chị.

Kể từ khi cùng nhau lập hội, gom tiền mua cổ phiếu của Công ty Xây dựng Sông Đà 9, mỗi sáng thức dậy, động tác đầu tiên chị bấm máy gọi cho những người bạn trong nhóm để xem hôm nay đến phiên ai có mặt ở sàn. Rồi lại tất tả đến cơ quan, vừa làm vừa thấp thỏm nhắn tin hỏi giá, hỏi kết quả phiên giao dịch. Trưa đến cả hội lại í ới điện thoại cho nhau hẹn hò cà phê, rồi đàn đúm bàn tính chuyện mua cổ phiếu nào, giá bán ra sao. Chính vì thế, hai tháng 1 và 2, cước di động cứ đều đều đạt con số 1,2 triệu đồng, tăng gấp 3 so với những tháng trước đó.

Chị Hạnh vốn là nhân viên một công ty viễn thông, điện thoại bàn ở cơ quan được xài thoải mái, tuy nhiên không muốn ảnh hưởng đến người xung quanh mỗi lần nói chuyện với bạn liên quan đến chứng khoán chị đều phải cầm máy di động ra hành lang, thậm chí là vào toilet để thì thụp to nhỏ. "Cổ phiếu giảm hàng loạt, cả hội đành găm hàng chờ giá. Lãi chưa biết nhưng chỉ tính sơ sơ tiền điện thoại đã thấy thâm vào vốn", chị Hạnh than.

2-5.jpg

Phần lớn người chơi chứng khoán là dân văn phòng nên điện thoại để liên lạc là vật bất ly thân. Ảnh: Hoàng Hà.
Kể từ khi tập chơi chứng khoán OTC rồi lên sàn, chiếc điện thoại di động trở thành vật bất ly thân của anh Hùng - chủ thuê bao 0913008xxx, ngay cả khi đi ngủ. Ngày nào anh cũng phải gọi ít nhất 10 cuộc cho bạn ở ngoài sàn để xem kết quả giao dịch, trao đổi thông tin rồi lại bấm máy cho bà xã để huy động thêm tiền. Do vậy, tháng nào ít nhất thì anh Hùng phải chi khoảng 800.000 đồng tiền cước, tháng cao nhất lên đến 2 triệu đồng. Chưa kể, có nhiều cuộc gọi kéo dài tới 30 - 40 phút cho thương vụ mua bán cổ phiếu OTC từ những người chỉ quen biết sơ sơ trên sàn. "Nói tóm lại, những ngày này, chiếc di động của tôi lúc nào cũng Online. Nếu nhìn vào nhật ký cuộc gọi cuối tháng thì rất ít cuộc dưới 5 phút", anh Hùng cho hay.

Với đa phần những người chơi chứng khoán là giới công sở, nhân viên văn phòng... không có điều kiện ra sàn hay tìm hiểu thông tin thực tế ngoài thị trường thì chiếc điện thoại trở thành phương tiện hữu hiệu nhất cho các thương vụ mua bán, trao đổi thông tin. Với những người buôn cổ phiếu chuyên nghiệp thì chi phí một vài triệu đồng tiền điện thoại di động chẳng thấm tháp đâu so với số tiền họ thu về, song với không ít người mới tập tành bước vào thị trường đều thừa nhận: "Kiếm tiền từ chứng khoán không dễ và chi phí cơ hội cho nó cũng không hề nhỏ".

3-4.jpg

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, lưu lượng cuộc gọi và tin nhắn sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo thống kê của 3 nhà khai thác di động VinaPhone, MobiFone và Viettel, trong hai tháng đầu năm nay, lưu lượng cuộc gọi và nhắn tin của từng mạng đều tăng tới 15 - 20% so với bình thường, tương đương với khoảng 480 - 500 triệu cuộc gọi và gần 300 triệu tin nhắn mỗi mạng một tháng. Trong khi những tháng bình thường, mức tăng bình quân đạt vào khoảng 5 - 7%, cao điểm nhất là tháng giáp Tết cũng chỉ đạt 10 - 15%.

Trong số 9 triệu tin nhắn xuất phát từ mạng di động VinaPhone mỗi ngày thì có tới 30% tin nhắn được gửi đến các dịch vụ tư vấn, hỏi đáp về chứng khoán. Nhà khai thác này nhận định, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, lưu lượng cuộc gọi tin nhắn sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

(Theo VnExpress)
 
Cẩn thận với PPC phone xách tay

Mức giá hiện tại của PPC phone chính hãng và xách tay chênh lệnh nhau khá lớn nên nhiều người vẫn có thói quen tìm đến hàng xách tay. Tuy nhiên, đi kèm với giá rẻ là không ít rủi ro mà người mua chưa lường hết được.

4-5.jpg

I-mate, một thương hiệu của HTC. Ảnh: Mobile9.

HTC được xem là nhà sản xuất PPC phone khá lớn trên thị trường châu Á. Sản phẩm của họ được bán với nhiều thương hiệu khác nhau, như HTC, Dopod, O2, Qtek và I-mate. Trong đó, hai thương hiệu O2 và Dopod được xem là gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam nhất, sau đó đến Eten, Treo. Hiện tại, thương hiệu Dopod chính thức thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của HTC và đã có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Từ trước đến giờ, O2 cũng được công ty Rồng Thái Bình Dương chính thức phân phối tại thị trường nội địa. Thế nhưng, những chiếc mobile O2 và Dopod chính thức vẫn chưa qua mặt được hàng xách tay trên thị trường bởi khoảng cách về giá giữa hai loại hàng này còn cao. Có nhiều đơn vị chuyên nhập hàng xách tay về bán với số lượng tượng đối lớn, thêm vào đó là một lực lượng "đánh lẻ" rao bán thông qua các mục tin rao vặt hoặc tại các website trên mạng.

5-4.jpg

Dopod 818. Ảnh: Mobile-review.

Vì các dòng hàng này không phải nhập chính thức, có sự kiểm soát của hãng nên mức giá của chúng cũng được bán với đủ kiểu. Nhiều khi người tiêu dùng cho rằng mình đã mua rẻ đến hàng triệu đồng so với hàng chính hãng nhưng thật ra có nơi còn bán rẻ hơn cái giá bạn đã mua. Chính vì vậy, điều đầu tiên để tránh bị "hố", bạn nên khảo giá tại nhiều cửa hàng khác nhau trước khi quyết định mua các dòng sản phẩm này.

Khi mua, cần chú ý đến các phụ kiện kèm theo máy vì có một số cửa hàng bỏ bớt phụ kiện ra để "down" giá sản phẩm. Bộ phụ kiện đầy đủ thường gồm đủ hộp, catalogue hướng dẫn sử dụng, đĩa CD, cáp, thẻ nhớ, pin phụ... Đa phần thông tin trên hộp thường cung cấp cho bạn biết các phụ kiện đi kèm theo. Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, để mua được những sản phẩm đầy đủ, bạn nên tìm các đối tượng nhập số ít.

Một điều rất đáng quan tâm là khi mua những dòng máy này, bạn cần quan tâm đến chế độ bảo hành. Đầu tiên, bạn nên chọn mua dòng sản phẩm đã xuất hiện chính thức tại Việt Nam vì nếu xảy ra hư hỏng thì cũng dễ sửa chữa hơn. Ngoài ra, khi mua tại các cửa hàng, bạn phải có phiếu bảo hành đầy đủ, dù chỉ là phiếu do cửa hàng tự in vì dù sao đó cũng là căn cứ để bạn đưa ra khi máy bị trục trặc.

6-4.jpg

Nên chọn các nhà cung cấp mạng nổi tiếng như T-Mobile. Ảnh: Pocket.

Ngoài ra, bạn nên chọn các nhà cung cấp mạng như Cingular, T-Mobile, Vodafone... vì ít ra chúng cũng được các nhà cung cấp mạng trên kiểm duyệt về chất lượng. Nhờ đó, bạn có thể tránh gặp phải tình trạng hàng bị lỗi, kém chất lượng và không lưu hành được tại thị trường nước ngoài.

Phần lớn những sản phẩm do các nhà cung cấp mạng tại nước ngoài bán ra đều có in logo của họ trên sản phẩm và các đoạn flash giới thiệu khi khởi động máy cũng có hình ảnh các nhà cung cấp mạng. Đó chính là cách nhận biết dễ dàng nhất.

(Theo Echip Mobile)
 
ĐTDĐ: i-Mobile 661: Radio “chuyên nghiệp”

I-Mobile 611 là model ĐTDĐ đầu tiên mà chúng tôi biết đến cho phép bạn nghe radio FM mà không cần tai nghe (làm anten). Điều đơn giản này thực ra rất có ý nghĩa với người dùng, vì theo quan sát của chúng tôi trong nhiều năm qua, chức năng radio FM dù đã được tích hợp vào ĐTDĐ từ rất lâu nhưng vẫn chưa được nhiều người hưởng ứng. Một trong những nguyên nhân chính là phải gắn tai nghe đóng vai trò anten vào ĐTDĐ. Với i-Mobile 611, trong môi trường thử nghiệm tại quận 3, TP.HCM chúng tôi đã nghe tốt 4 chương trình radio FM với âm thanh không khác gì 1 radio chuyên nghiệp. Việc nhà sản xuất tích hợp 2 loa gắn phía sau lưng máy với công suất lớn hơn so với nhiều model ĐTDĐ có tích hợp loa khác càng tăng thêm tính chuyên nghiệp trong radio của i-Mobile 611. Hơn nữa, bạn cũng có thể thu lại bất cứ chương trình FM nào mà mình ưa thích. Tuy nhiên, thay vì sử dụng cổng cắm tai nghe riêng, nếu nhà sản xuất dùng cổng cắm 3,5mm thì thuận tiện hơn cho người dùng rất nhiều.
Thiết kế dạng candy bar (thanh) không anten ngoài, i-Mobile 611 có kích thước vừa phải, 105,5x49x16,5mm, màu cơ bản của vỏ máy là xám trắng trong khi viền xung quanh màn hình có màu đen bóng sang trọng. Máy sử dụng màn hình TFT, 262.144 màu, kích thước 41x31mm, chất lượng hiển thị hình ảnh khá tốt, giao diện đẹp và giàu màu sắc. Hệ thống phím bấm chính nằm phía dưới màn hình được thiết kế theo dạng “xếp ngói” dễ sử dụng; có các phím bấm riêng cho chụp ảnh và nghe nhạc. Khe cắm thẻ nhớ mở rộng cũng được “để” ở bên cạnh thân máy, giúp dễ dàng tháo/lắp thẻ nhớ (thay nóng).

Thông tin cho thị trường Việt Nam
iMobile 611 giá 3,69 triệu đồng. Linh kiện bán kèm bao gồm: tai nghe, thẻ nhớ 512MB, bao silicon, sách hướng dẫn... Người dùng iMobile 611 chưa cài đặt GPRS/MMS tự động thông qua các nhà khai thác dịch vụ được, máy có giao diện tiếng Việt.

Phía sau thân của i-Mobile 611 ngoài 2 loa ngoài lớn và nổi bật với màu xanh da trời, còn có máy ảnh số và gương tự chụp chân dung nhưng lại không có đèn flash. Máy ảnh này có độ phân giải 2megapixel với khả năng Auto Focus và quay video, chất lượng ảnh chụp tốt. Đặc biệt, với iMobile 611 bạn có thể dùng như 1 webcam chuyên nghiệp dùng để chat.

Chiếc ĐTDĐ này cũng có khả năng chơi nhạc di động chuẩn MP3 và trình chiếu video chuẩn MPEG4, 3GP. Với chương trình chơi nhạc, người dùng có thể vừa nghe nhạc vừa gửi/nhận tin nhắn nhưng lại không thể vừa nghe nhạc vừa chụp ảnh (hoặc ngược lại). Chất lượng video trình chiếu trên màn hình khá tốt nhưng giao diện điều khiển chương trình này lại khá phức tạp. Người dùng có thể thưởng thức các bộ phim và nhạc trên i–Mobile 611 ngay cả khi ngồi trên máy bay vì máy có chức năng Flight mode; thậm chí i-Mobile 611 cũng có chức năng TV out.

Máy có bộ nhớ trong khá lớn, lên đến 88MB, hỗ trợ thẻ nhớ microSD, cho phép người dùng lưu trữ được nhiều bộ sưu tập trong máy nhất là phim và nhạc. Không chỉ thế, i-Mobile còn được tích hợp giao tiếp Bluetooth và USB mini 2.0. Người dùng có thể sử dụng định dạng nhạc MP3 làm chuông của máy và nếu muốn, i-Mobile 611 có thể đọc (bằng tiếng Anh) cho bạn nghe số máy đang gọi đến cho bạn, đây cũng là một trong những tính năng khá độc đáo của sản phẩm này.


ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT
Mạng: GSM 900/1800/1900MHz
Kích thước: 105,5x49x16,5mm
Thời gian chờ: 280 giờ
Thời gian đàm thoại: 3,5 giờ
Màn hình: TFT 262.144 màu
Máy ảnh số: 2 megapixel, quay video, flash, webcam
Bộ nhớ trong: 88MB
Thẻ nhớ mở rộng: microSD
Kết nối: USB 2.0 mini, Bluetooth
Multimedia: nhạc MP3, video MPEG4, radio FM.

(Theo PCWorld.com.vn)
 
TI trình diễn "máy chiếu" trong "điện thoại di động"

Tại cuộc triển lãm CTIA Wireless 2007, tập đoàn Texas Instruments vừa trình diễn một loại sản phẩm máy chiếu "pico" dạng DLP có kích thước cực nhỏ, có thể được tích hợp vào trong một chiếc điện thoại di động.


Mẫu chiếc máy chiếu này cùng các bộ phận của nó đã được Texas Instrument (TI) giới thiệu tại cuộc Triển lãm Hàng điện tử dân dụng (CES) hồi đầu năm nay. Lần này, hãng đã quảng cáo việc tích hợp mẫu máy chiếu này trong một chiếc điện thoại di động. Mặc dù chiếc điện thoại chỉ là giả, nhưng chiếc máy chiếu thì hoạt động bình thường.


Chiếc máy chiếu của TI bao gồm ba đèn laser, một con chip DLP và một nguồn điện. Nó có kích thước chiều dài chưa tới 4cm. Với loại máy chiếu này, chiếc điện thoại di động có thể chiếu một hình ảnh video chất lượng DVD lên màn chiếu hoặc lên tường, nhờ đó nó có thể đóng vai trò như một đầu video hoặc một chiếc TV. Nhờ sử dụng máy chiếu, người xem sẽ được thưởng thức các bộ phim với kích thước "màn hình" thực tế lớn hơn nhiều so với màn hình LCD được tích hợp trên điện thoại. Trong thực tế, con chip đặt bên trong điện thoại có thể đưa hình ảnh ra một màn hình rộng.


TI không cho biết khi nào thì họ sẽ bắt đầu bán ra loại máy chiếu dành cho điện thoại di động này, nhưng họ hy vọng việc tích hợp điện thoại di động và truyền hình sẽ diễn ra nhanh chóng hơn trong một vài năm tới. Hãng Upstream Engineering của Phần Lan hiện cũng đang nghiên cứu một loại máy chiếu di động, nhưng theo một hướng khác.


Sáng kiến biến điện thoại di động thành một màn hình TV rộng là một phần trong một nỗ lực tổng thể của TI nhằm khôi phục lại thị trường TV DLP, vốn đang trì trệ trong những năm gần đây. Với những loại TV này, các hình ảnh được chiếu lên các chip DLP, vốn là một con chip chứa hàng nghìn chiếc gương nhỏ, chuyển động. Những gương này sau đó sẽ chiếu và phóng to hình ảnh lên một màn hình. TI cho biết, dạng TV này tiêu thụ ít điện năng hơn các TV LCD hay Plasma và có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, doanh số của các TV DLP hiện vẫn chỉ ở mức rất nhỏ trên thị trường mà hiện các TV LCD đang chiếm ưu thế. Phần lớn các chip DLP chỉ được sử dụng trong các máy chiếu. Hiện cả Mitsubishi, Samsung và Toshiba đều chế tạo các máy chiếu DLP.


Là một trong những cuộc triển lãm thương mại lớn nhất trong ngành công nghiệp điện tử, CTIA là nơi giới thiệu những sản phẩm, chiến lược và sự phát triển mới nhất của công nghệ di động.


Theo CNet
 
'Song kiếm' mới từ Sony Ericsson

Hôm nay, Sony Ericsson giới thiệu Z750, điện thoại HSDPA 3 băng tần đầu tiên của mình tại Bắc Mỹ và mở rộng dòng Walkman với model W580 mỏng 14 mm.

son1.jpg

Sony Ericsson Z750 giống Z610i. Ảnh: Mobilewhack.

Z750 được thiết kế giống Z610i, điện thoại vỏ gương ra mắt năm ngoái, cũng vỏ bóng, màn hình QVGA 2,2 inch và camera 2 Megapixel. Màn hình ngoài bị ẩn đi dưới lớp vỏ và chỉ hiển thị mỗi khi có tin nhắn hay cuộc gọi tới.

Do được trang bị công nghệ HSDPA nên máy có khả năng tải dữ liệu tốc độ cao, do đó, bạn có thể duyệt web tốc độ, tải ảnh từ máy lên blog nhanh hơn. Màn hình 2,2 inch cũng đủ lớn để duyệt web, chia sẻ ảnh với bạn bè. Z750 cũng được trang bị chỉnh sóng FM, và một số trò chơi 3D.

Sony Ericsson Z750 có hai màu: xám và hồng, dự kiến máy sẽ có mặt tại thị trường Bắc Mỹ trong quý III năm nay.

son2.jpg

Sony Ericsson W580 dày 14mm. Ảnh: Mobilewhack.
Đồng thời với việc ra mắt “dế” HSDPA, Sony Ericsson cũng tiếp tục củng cố thêm cho dòng điện thoại nghe nhạc thời trang bằng W580. Model này cũng thuộc loại siêu mỏng, như W880i mới ra mắt gần đây. Về kích thước thì W580 đạt 14 mm, dày hơn 5 mm so với W880i.

Chiếc máy này được cài đặt những ứng dụng hỗ trợ những người chơi thể thao như đo nhịp bước chân, tốc độ chạy, thời gian, khoảng cách và phần mềm cho phép đo lượng calory tiêu thụ. Bên cạnh đó, W580 có máy ảnh 2 Megapixel và phần mềm chỉnh sửa ảnh thông dụng nhất.

Không hổ danh là điện thoại nghe nhạc, W580 được trang bị khả năng tổ chức, chơi các bài nhạc với tốc độ nhanh mà không phải chờ đợi. Người dùng hoàn toàn có thể tự tạo playlist riêng, bắt và ghi nội dung từ đài FM vào bộ nhớ. Phần mềm TrackID hỗ trợ tìm kiếm và “giải mã” tên bài hát khi bạn không nhớ ra đó là bài nào.

W580 có màu trắng và ghi với màu cam bên sườn.

Đức Thanh (theo Mobilewhack)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top