• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Tin tức Old

Bạn sẽ chọn điện thoại nào?

  • 1. Sony Ericsson K800i

    Votes: 7 19.4%
  • 2. LG Chocolate KG800

    Votes: 1 2.8%
  • 3. Samsung D900

    Votes: 1 2.8%
  • 4. BlackBerry 8700

    Votes: 1 2.8%
  • 5. Sony Ericsson Z610i

    Votes: 0 0.0%
  • 6. Motorola SLVR L7

    Votes: 1 2.8%
  • 7. Motorola D&G RAZR V3i

    Votes: 2 5.6%
  • 8. Sony Ericsson W810i

    Votes: 1 2.8%
  • 9. BlackBerry Pearl 8100

    Votes: 0 0.0%
  • 10. Nokia E61

    Votes: 3 8.3%
  • 11. Nokia 5500 Sport

    Votes: 2 5.6%
  • 12. Mio A701

    Votes: 0 0.0%
  • 13. Nokia N91

    Votes: 2 5.6%
  • 14. Nokia N95

    Votes: 20 55.6%

  • Total voters
    36
  • Poll closed .
Status
Không mở trả lời sau này.
Xem Truyền hình di động trên ĐT sẽ thắng lớn

Công ty nghiên cứu Screen Digest dự đoán, truyền hình có thể vượt qua trò chơi và âm nhạc trực tuyến trong số các ứng dụng được yêu thích trên điện thoại di động.

Vào năm 2011, sẽ có 140 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ này, tạo ra doanh thu 3,1 triệu bảng Anh.
2647152070100984874S200x200Q85.jpg
"Nhiều người chỉ trích truyền hình di động và câu trả lời còn bỏ ngỏ là liệu người ta có xem không. Với chúng tôi thì câu hỏi đó đã có lời đáp", Dave MacQueen, nhà phân tích dịch vụ di động của Screen Digest, nói. "Tốc độ tăng trưởng game online giảm sút và thực tế âm nhạc qua điện thoại di động khó có khả năng mang lợi nhuận về cho nhà cung cấp vì người ta vẫn cứ tải nhạc từ máy tính khiến truyền hình trở thành lựa chọn kinh doanh tốt nhất".

Theo nhà phân tích này, trong khi phải chịu nhiều sức ép cạnh tranh mà dịch vụ số liệu vẫn không thể tạo ra doanh thu lớn, thậm chí số tiền người sử dụng bỏ vào tin nhắn và dịch vụ âm thanh còn giảm sút, thì các nhà cung cấp cần biến truyền hình di động thành thành công.

Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, 5,8 triệu người xem TV trên điện thoại di động, thậm chí số người xem qua các thiết bị cầm tay khác và hệ thống trên ôtô còn cao hơn. Ở Italy, có 500.000 thuê bao các dịch vụ truyền hình di động vừa đi vào hoạt động. Ví dụ, Vodafone cùng Sky Italia cung cấp 17 kênh truyền hình. Thuê bao có thể trả phí theo tháng, còn khách hàng ký hợp đồng dùng dịch vụ của Vodafone được miễn phí.

Theo David McQueen, nhà phân tích chính của công ty nghiên cứu Informa, với truyền hình di động, nhà cung cấp dịch vụ có thể kéo khách hàng khỏi những dịch vụ dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu sang các hợp đồng có lợi hơn.

Có nhiều cách đưa truyền hình lên điện thoại cầm tay và các nước áp dụng công nghệ khác nhau. Chẳng hạn, ở Anh, Vodafone cung cấp dịch vụ qua công nghệ 3G, trong vòng bán kính 2km thì tối đa có thể có 15 người sử dụng. Điều đó có nghĩa hãng này chưa thể phục vụ thị trường lớn và họ phải đợi tới năm 2012, khi công nghệ tốt hơn.


K.Linh (Theo BBC)
 
Điện thoại di động tạo nên thế hệ 'siêu kết nối'

Người sử dụng hiện không chỉ đơn thuần gửi tin nhắn và e-mail mà còn "truyền hình" trực tiếp cuộc sống xung quanh 24 giờ mỗi ngày qua điện thoại và tạo nên sợi dây liên kết giữa thực và ảo.
2766185070100984874S200x200Q85.jpg

Điện thoại di động khởi đầu cho trào lưu siêu liên kết​
Một loạt ứng dụng mới được ra đời nhằm tận dụng khả năng "luôn luôn kết nối" của thiết bị di động, tức mọi người không cần phải dùng máy tính mà có thể viết blog, gửi video lên web ngay từ điện thoại.

Khác với e-mail và SMS, dịch vụ "siêu liên kết" như Jaiku, Twitter... không phải kiểu liên lạc giữa hai người mà là "một người với nhiều nhiều" thông qua các "mini-blog" trên sản phẩm di động. "Người ta bắt đầu nhận ra xu hướng này khi MySpace, Bebo và Facebook trở nên phổ biến", chuyên gia Jyri Engestrom thuộc dịch vụ tạo mini-blog Jaiku cho hay. "Sau khi tham gia Jaiku, các thành viên có thể theo dõi cuộc sống của bạn bè bất cứ khi nào và theo cách họ muốn, như qua điện thoại, trên trang Jaiku hay blog cá nhân".

Tương tự, Twitter cũng thu hút sự chú ý lớn những tháng gần đây. Theo nhà đồng sáng lập Biz Stone, các nội dung dạng text hiện đã trở nên lỗi thời và video đang là trào lưu mới giúp mọi người truyền thông tin ra thế giới.

Còn Kyte TV cũng cho phép cập nhật thông tin lên web từ nhiều loại thiết bị khác nhau và hứa hẹn sẽ là nền tảng đối đầu với TV truyền thống.

"Mạng di động sẽ là nền tảng chủ yếu để phát triển dịch vụ mới, giúp mọi người thoải mái hơn trong việc sử dụng. Thế hệ trẻ hiện nay cũng suy nghĩ phóng khoáng và sẵn sàng chia sẻ cuộc sống của họ với cả cộng đồng", Engestrom nhận xét.


T.N. (theo BBC)
 
Hội chứng… “nháy máy”

Khi điện thoại còn là “xa xỉ phẩm”, mỗi lần chuông reo, người nhận lại thấy... hồi hộp, vui vui vì sắp được nghe tiếng nói từ đầu dây bên kia. Đến khi chiếc “alô” trở nên phổ biến, nhiều người lại thấy mệt mỏi, thậm chí sợ hãi mỗi lần điện thoại đổ chuông. “Nháy máy” (hay còn gọi: “nhá máy”) bỗng trở thành một thuật ngữ đáng sợ với nhiều công dân thuộc thế giới di động không ngừng biến đổi...
2386229770100984874S200x200Q85.jpg

Khởi đầu chỉ là một trò đùa, nhưng chuyện "nhá máy" đã trở thành nỗi phiền toái​

Đang ngon giấc, anh Nguyễn Quang Tiến giật mình choàng dậy vì chiếc điện thoại đổ chuông. Cầm máy lên, anh chỉ còn thấy những tiếng “Tút...tút...” đổ dài. Vừa nằm xuống, điện thoại lại reo và giọng nói bên kia vẫn tiếp tục... bặt vô âm tín. Cứ thế sau nhiều lần choàng tỉnh, anh tắt chiếc “Alô” của mình rồi nhét xuống gối một cách tức giận.

Bị “nháy máy” quá nhiều cũng làm cho một số “nạn nhân bất đắc dĩ” chán nản đến mức... tự biến chiếc điện thoại của mình thành cái máy đọc tin. Cả ngày, chiếc “Alô” - vật tưởng chừng không thể thiếu trong thời đại số hiện nay - bị tắt nguồn. Màn hình hầu như lúc nào cũng tối om, chỉ khi đêm về, chủ nhân của nó mới “đánh thức” máy để đọc tin nhắn trong chốc lát rồi lại… tắt.

Không ít người có điều kiện kinh tế hơn phản ứng theo dạng khác. Họ đổi số liên tục và cho số một cách rất hạn chế. Có người chán quá không dùng điện thoại di động nữa theo phương châm “quẳng gánh lo đi để sống". Chỉ có điều, những phản ứng như thế, những câu chuyện như thế chỉ là số ít trong vô vàn “nỗi niềm” mà hành động “nháy máy” vô tình hoặc cố ý gây nên.

Không ít thuê bao di động trở thành “nạn nhân” của những trò “nháy máy” tập thể chỉ bằng một dòng chữ ngắn ngủn xuất hiện trên Yahoo! Messenger như “Nháy chết thằng này đi!” hay “Bà con nháy đến số này nghe bài hát hay cực”...

Thế rồi các thuê bao khác, dù chẳng quen biết với số điện thoại ấy cũng... thi nhau nháy. Kết quả, kẻ “nháy” cười hỉ hả, người bị “nháy” khóc cũng không được mà cười cũng không xong. Và như một trận dịch, người bị “nháy” rất dễ trở thành... kẻ đi “nháy”.

Như bạn tôi, cậu ấy bị “nháy” nhiều quá đến mức nảy sinh ý tưởng “nháy lại cho bõ tức”. Suốt 3 đêm, đêm nào cậu ấy cũng thức tới gần sáng chỉ để... ấn phím gọi rồi vội vàng nhấn phím dừng. Với đôi mắt thâm quầng và vẻ mặt mệt mỏi, cậu ấy tỏ ra... sung sướng vì “trả thù” thành công...

Thế mới biết, chuyện gọi – tắt của chiếc mobile chẳng hề đơn giản, nhất là gọi thế nào cho “văn hóa” thì càng khó hơn!


Theo Mobilenet
 
Bạn Cất Mobile Ở Đâu ?

Mobilenet) - 60% đàn ông cất điện thoại trong túi quần bên phải, bao đựng điện thoại đeo trước bụng cho thấy bạn đang già đi, 50% lý do của những cuộc gọi nhỡ là vì người nghe không bắt kịp cuộc gọi … Đây là những trích dẫn từ kết quả nghiên cứu của Nokia trong 4 năm (từ 2003 đến 2006), phỏng vấn trên 1500 người từ 15 thành phố thuộc 4 châu lục khác nhau.
Cuộc nghiên cứu với tên gọi “Điện thoại ở đâu” được thực hiện qua các cuộc phỏng vấn nhanh trên đường phố, mục đích chính là để tìm hiểu nơi cất giữ điện thoại và mức độ chú ý của mọi người khi có cuộc gọi đến.

Mỗi nhóm nghiên cứu bao gồm 1 phỏng vấn viên và 1 nhiếp ảnh, thường là 1 nam và 1 nữ, đã thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên khoảng 100 đến 200 người trong vòng ba ngày liên tục. Bắt đầu tại Helsinki năm 2003, các nhóm nghiên cứu đã mở rộng cuộc nghiên cứu của mình tới Milan, New York, Los Angeles, Tehran; Kampala; Delhi; Tokyo; Seoul; Bắc Kinh and Ji Lin với tổng số 1549 người tham gia phỏng vấn.

Các kết quả chính:

60% đàn ông giữ điện thoại trong túi quần, và hầu hết là túi quần bên phải, nơi dễ dàng lấy ra để sử dụng – vì hầu hết mọi người đều thuận tay phải.
61% phụ nữ thường cất điện thoại trong túi xách tay.
30% những người giữ điện thoại trong túi quần và 50% những người giữ điện thoại trong túi xách tay luôn luôn hoặc thỉnh thoảng có cuộc gọi nhỡ. Hay nói cách khác, phụ nữ có vẻ hay để cuộc gọi nhỡ nhiều hơn nam giới vì không biết hay khi biết thì cuộc gọi đã bị ngắt.
Vị trí để điện thoại là sự cân bằng của 2 nhu cầu: dễ dàng lấy ra sử dụng và an toàn, không bị rơi hay bị ăn cắp. Các yếu tố xếp sau có ảnh hưởng đến vị trí để điện thoại bao gồm: thiếu phương tiện (ví dụ quần áo của phụ nữ thường không có túi), các mối bận tâm về sức khỏe, sở thích và phong cách, kích thước điện thoại…
Tỷ lệ nam giới sử dụng bao điện thoại đeo trước bụng thay đổi từ 0% (trong 61 người) ở Tokyo, 10% ở Los Angeles (trong 66 người), 38% ở Ji Lin (trong số 104 người), và nói chung những người càng lớn tuổi thì tỷ lệ sử dụng bao điện thoại đeo càng nhiều. Điều này có lẽ vì càng lớn tuổi, người ta cần sự tiện lợi hơn là vẻ thanh lịch bên ngoài – vì bao đeo điện thoại đến giờ vẫn được xem là thiết thực nhưng kém lịch sự.
Tỷ lệ sử dụng vỏ bảo vệ điện thoại thay đổi từ 3% ở Tokyo đến 32% ở Kampala, và điều này bị ảnh hưởng từ mong muốn kéo dài thời gian sử dụng điện thoại bằng cách ngăn điện thoại tiếp xúc với bụi bẩn và va đập, đặc biệt với những người tiêu dùng có ý thức – để có thể bán lại điện thoại. Bao điện thoại làm giảm chức năng “thể hiện đẳng cấp, cá tính riêng và sự nhận biết nhóm” của chiếc điện thoại.
Việc sử dụng dây đeo điện thoại có sự khác biệt đáng kể giữa khu vực Châu Á và phần còn lại của thế giới. Lý do để giải thích điều này có thể là những khác biệt về văn hóa, xu hướng tiêu dùng theo chủ nghĩa tập thể như ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản – dây đeo điện thoại được sử dụng như một phương tiện rõ ràng để thể hiện giá trị bản thân, chủ yếu được phụ nữ sử dụng để trang trí, tuy nhiên đôi khi cũng có nam giới
Việc sử dụng ví để giữ tiền và các vật dụng khác cũng có sự khác biệt giữa các khu vực, ví dụ 98% ở Tokyo, 54% ở Bắc Kinh và 35% ở Ji Lin. Lý do chính khi mọi người không sử dụng ví vì đó có thể là mục tiêu cho kẻ trộm, mặt khác, người ta cũng chỉ dùng ví khi có đủ nhiều những thứ cần cất giữ (như chứng minh thư, thẻ tín dụng, bằng lái xe, thẻ khách hàng VIP…)
Dữ liệu từ cuộc nghiên cứu này thu được nhờ kết hợp các kỹ thuật nghiên cứu định tính và xác định cách thức thực hiện. Giới hạn của cuộc nghiên cứu này là các nhóm phỏng vấn đã thực hiện công việc liên tục trong 3 ngày chỉ trong một khu vực địa lý nhỏ. Trong khi vị trí cất giữ điện thoại không phải là cố định hoàn toàn, mà có thể thay đổi liên tục trong ngày, phụ thuộc vào hoàn cảnh, yêu cầu công việc, điều kiện thời tiết, quần áo, tầm quan trọng và sự chờ đợi các cuộc gọi của mỗi người, … và còn rất nhiều lý do khác nữa. Nhưng nếu nhìn theo một khía cạnh khác, mục đích của cuộc nghiên cứu không phải để tìm ra câu trả lời “Ở đâu”, mà để thâm nhập vào tâm trí khách hàng và hiểu được những thói quen, hành động, những kỳ vọng của họ, từ đó có được một bức tranh khái quát về thiết kế của một chiếc điện thoại trong tương lai.

Trong vòng mười năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự việc bổ sung thêm rất nhiều tính năng mới cho chiếc điện thoại di động, từ một thiết bị đơn giản để nghe và gọi điện thoại, giờ đây đã có thêm gửi tin nhắn, đài phát thanh, truyền hình, âm nhạc, máy ảnh, thiết bị định vị toàn cầu,… và danh sách này vẫn còn tiếp tục được bổ sung. Mỗi chức năng mới lại làm thay đổi thói quen của người dùng về cách giao tiếp với thiết bị và cách lưu giữ thiết bị.

Kết quả của cuộc nghiên cứu trên đây sẽ được trình bày trong Hội thảo quốc tế về Tương tác Con người – Máy tính lần thứ 11, được tổ chức tháng 7/2007 tại Bắc Kinh.
 
SMS những con số kỷ lục

Đến tháng 8/2000: Tin nhắn SMS gửi đi trên mạng GSM toàn cầu đạt 9 tỷ - con số mà người ta không thể nghĩ rằng nó sẽ tiếp tục bị vượt xa đến mức nào.

Chỉ 3 năm sau, riêng nước Đức đã gửi hơn 36 tỷ tin nhắn trong năm 2003, theo tờ Bild. Còn tại Anh, cũng trong năm này, tổng lượng tin nhắn đạt 20 tỷ, trong đó, riêng ngày năm mới 2003, 102 triệu tin đã được gửi đi.

Một năm sau, hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc cho biết nước này đã gửi tổng cộng 217,7 tỉ tin nhắn trong năm đó và trong tuần lễ Tết Âm lịch, đã có 11 triệu tin nhắn được gửi đi. Còn Hiệp hội dữ liệu mobile của Anh (MDA) cũng cho hay, vương quốc này đã gửi 26 tỷ tin nhắn năm 2004. Đêm giao thừa 2004 trên thế giới, Australia đã gửi 16,2 triệu tin nhắn; Bỉ gửi hơn 22,65 triệu; tại CH Czech là 38,5 triệu; Pháp đạt 42,5 triệu tin, tăng 30% so với năm 2003. Con số này ở Đức là 31,2 triệu; Hy Lạp là 35,9 triệu; Na Uy là 14 triệu; Bồ Đào Nha là hơn 36 triệu; Thụy Sĩ là 66,4 triệu... Ở các nước đa tôn giáo hoặc Thiên chúa giáo không phải là quốc giáo thì các tin nhắn trong dịp này vẫn đạt số lượng lớn, vì giờ đây, lễ Giáng sinh đã trở thành một ngày lễ mang tính toàn cầu như 12,6 triệu tin nhắn được gửi đi ở Ấn Độ; 5,603 triệu tin ở Oman; 85 triệu tại Nam Phi.

2005: Theo dự tính của Portio Research Ltd. (Anh), có 1000 tỷ tin nhắn được gửi đi trên toàn thế giới, mang lại doanh thu hơn 55 tỷ USD, trong đó doanh thu từ SMS đơn giản chiếm tới 35 tỷ.
 
Gửi SMS miễn phí

Hãng công nghệ CallWave vừa khiến các tín đồ nghiện tin nhắn sung sướng đến … “phát điên” khi giới thiệu một công cụ hoàn toàn miễn phí: Cho phép người dùng Google Desktop gửi tin nhắn SMS miễn phí tới bất cứ ai đang sống tại Mỹ hoặc Canada, không cần biết họ đang sử dụng dịch vụ của mạng di động nào.

Nếu người nhận hồi đáp lại, bạn có thể lựa chọn giữa đọc tin nhắn ngay trên điện thoại theo cách thông thường, hoặc để cho chúng forward (chuyển tiếp) đến địa chỉ e-mail.

“Ứng dụng mini này sử dụng hết sức đơn giản nhưng mang lại tiện ích tuyệt vời”, Giám đốc điều hành CallWave - ông David Hofstatter cho biết. “Dĩ nhiên cũng có một số dịch vụ online khác cung cấp tính năng tương tự, nhưng CallWave Free SMS vừa miễn phí, vừa đơn giản như “mì ăn liền”. Bạn có thể đòi hỏi gì hơn được nữa?

E CHIP MOBILE
 
Tin nhắn SMS: Công nghệ và hiện thực

Short Message Service (SMS) là một trong những ứng dụng cơ bản nhất trên mobile, chỉ sau việc thực hiện cuộc gọi. Đây cũng là một trong những dịch vụ có mức tăng trưởng vĩ đại nhất trong lịch sử công nghệ. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn về SMS ở khía cạnh kỹ thuật.

SMS được phát triển như một phần trong các tiêu chuẩn kỹ thuật cho công nghệ mạng GSM (GSM Phase 1 ETSI). Qua đó, các trạm phát sóng và điện thoại di động (ĐTDĐ) có thể trao đổi dữ liệu dạng text đơn giản với nhau. Hơn thế nữa, SMS đã trở nên tương thích với các mạng được xây dựng trên công nghệ khác như CDMA, W-CDMA (UMTS) hay các nâng cấp của GSM như GPRS, EDGE. SMS cũng đang trên đường bành trướng ảnh hưởng của mình qua Internet, các ứng dụng trên máy để bàn, telex,... Các ứng dụng trên nền SMS được chia làm ba nhóm chính: các ứng dụng hướng người dùng cuối, các ứng dụng hướng cộng tác và các ứng dụng hướng nhà cung cấp dịch vụ.

Phần 1: Các ứng dụng hướng người dùng cuối

Đây là nhóm cơ bản và phổ thông nhất, bao gồm một số dịch vụ cơ bản sau:

Tin nhắn cá nhân

Đây chính là tiện ích “nguyên thủy” mà SMS được thiết kế để cho phép hai người dùng dịch vụ mạng trao đổi các thông tin dạng text cơ bản với nhau. Có thể mô tả thao tác cơ bản mà bạn vẫn dùng hàng ngày thành một quá trình như sau:

- Trước tiên, tin nhắn sẽ được soạn bởi người gửi từ ĐTDĐ thông qua ứng dụng tin nhắn cài đặt sẵn trên máy.

- Sau khi hoàn tất bước soạn thảo, người soạn sẽ nhập (hoặc chèn) số điện thoại của người nhận và gửi nó đi đến nhà cung cấp dịch vụ của mình.

- Tin nhắn sẽ đi chu du qua rất nhiều trạm phát sóng trung chuyển của một hay nhiều nhà cung cấp dịch vụ trước khi đến được mạng dịch vụ của người nhận.

- Nếu máy của người nhận vẫn đang có dịch vụ tốt (máy hoạt động tốt và nhận được sóng đầy đủ) thì tin nhắn sẽ “đổ” từ hệ thống mạng dịch vụ của người nhận xuống máy người nhận. Khi đó, máy người nhận sẽ có thông báo tin nhắn mới.

Trong trường hợp máy người nhận đang tạm thời cách li mạng (máy hỏng hoặc “ngoài vùng phủ sóng”) thì tin nhắn vẫn được lưu tạm trên mạng cho đến khi hệ thống mạng nhận thấy sự hiện diện trở lại của thiết bị người nhận trên mạng. Tuy nhiên, các tin nhắn thường chỉ được mạng giữ lại khoảng 3 ngày đến 1 tuần vào giờ thấp điểm và thậm chí chỉ vài giờ nếu đang ở lúc cao điểm.

Từ lúc dịch vụ SMS vừa được khai sinh, những người nghiên cứu đã thấy được những khó khăn khi nhập liệu văn bản bằng ĐTDĐ. Bởi vậy, hầu như ĐTDĐ nào cũng được xây dựng sẵn tiện ích dự đoán từ, qua đó sẽ hạn chế tối đa số lần nhấn phím để có từ hoàn chỉnh. Với SMS, có hai thuật toán dự đoán từ phổ biến là T9 (www.t9.com) và ZI (www.zicorp.com). Thuật toán dự đoán từ cho tiếng Anh đã được xây dựng khá hoàn chỉnh và có thể tăng tốc độ nhắn tin lên gấp nhiều lần. Cũng đã có một số cá nhân phát triển thuật toán T9 tiếng Việt cho các máy Series 60 smartphone nhưng nói chung vốn từ vẫn còn hạn chế, khả năng đoán từ chưa tốt kèm theo dễ làm trục trặc hệ thống.

Một số điện thoại đã được tích hợp bàn phím đầy đủ (QWERTY) như Nokia 9500, Treo 650, ... hoặc một số giải pháp bàn phím ngoài kết nối với điện thoại qua cáp dữ liệu hoặc bằng kết nối không dây (hồng ngoại hoặc Bluetooth).

Các dịch vụ thông tin

Đây là một tiện ích khác đang góp phần làm SMS trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thông tin. Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ đưa các thông tin lên máy chủ của mình và cung cấp nó đến người dùng dưới dạng tin nhắn SMS. Ví dụ: các tin nhắn dự đoán bóng đá hoặc tin nhắn nhận thông tin thị trường. Dịch vụ cảnh báo fax và e-mail. Theo đó, khi hộp thư lưu trữ của bạn nhận được bản fax hay e-mail, nhà cung cấp dịch vụ sẽ gửi SMS nhắc nhở đến bạn.

Download

Đây là dịch vụ đang rất ưa chuộng. Mục đích của dịch vụ này là cung cấp các tiện ích để nâng cấp giá trị điện thoại của bạn, có thể kể đến như nhạc chuông, hình nền, phần mềm, game, ... Thông thường, các tin nhắn không chứa nội dung cần download mà chỉ chứa các liên kết. Bạn cần phải có kết nối GPRS hay hơn để tải về các nội dung này. Tức là bạn sẽ bị tính phí 2 lần, lần đầu là phí dịch vụ cho nội dung đó, kế đến là phí lưu lượng sử dụng GPRS.

Dịch vụ chat

Cũng tương tự như dịch vụ trao đổi tin nhắn cơ bản, nhưng các tin nhắn đến từ dịch vụ chat qua SMS sẽ có thứ tự ưu tiên và được lưu vào nơi riêng để tiện theo dõi. Ít người sử dụng dịch vụ chat qua SMS mà thường kết nối vào GPRS rồi chat thông qua các trình chat chuẩn như Yahoo Messenger hay MSN.Dịch vụ này được phát triển bởi Nokia, qua đó, bạn có thể đính kèm các đối tượng khác vào trong SMS (thông thường chỉ làm được với MMS). Phổ biến nhất của hình thức này là tin nhắn hình ảnh (Picture Messaging), qua đó hình ảnh dạng bitmap sẽ liên kết với text trong tin nhắn.
 
Microsoft và Orange cung cấp mạng lưới liên tin nhắn

Microsoft và Orange đang tiến hành liên kết hệ thống nhắn tin nhanh. Theo đó, khoảng 135 triệu khách hàng là thuê bao di động và thuê bao Internet của Orange sẽ được sử dụng một dịch vụ nhắn tin có tên gọi là Orange Messenger được chạy trên phần mềm Windows Live vào cuối năm nay.
Với dịch vụ này, họ có thể trao đổi tin nhắn với khoảng 240 triệu khách hàng ngoại mạng đang sử dụng phần mềm Windows Live Messenger của Microsoft như: Ten, Bouygues Telecom. Sự liên kết này cũng cho phép những người sử dụng Orange và Windows Live thực hiện những hội nghị truyền hình từ máy tính hoặc gửi tin nhắn SMS từ máy tính đến ĐTDĐ.

Mobile
 
Giám đốc điều hành Pantech ra đi



Theo tin “độc quyền” từ Telecoms Korea, Giám đốc điều hành kiêm Đồng Chủ tịch Sung-Kyu Lee của Pantech sẽ "dứt áo ra đi" chỉ sau một thời gian ngắn ngủi ở hãng điện thoại Hàn Quốc này, chính xác là 14 tháng.

Nguyên do chính cho cuộc chia tay bởi việc Pantech đã không thành công trong khi xâm nhập thị trường Mỹ, mặc dù khoản tiền đầu tư cho kế hoạch này hết sức khổng lồ. Mặt khác, tình hình kinh doanh của hãng ngay trên sân nhà châu Á cũng rất èo uột. Trong thời gian chưa tìm được người thay thế ông Lee, Chủ tịch đương nhiệm Byeong-Yeop sẽ tạm thời chèo lái con
 
China Mobile Số thuê bao di động vượt qua... dân số Mỹ

China Mobile, mạng di động lớn nhất Trung Quốc và cũng là lớn nhất thế giới vừa cho biết, số thuê bao của hãng đã đạt đến cột mốc 301 triệu, tức đông hơn cả dân số nước Mỹ.

Theo lời chuyên gia Julie Pohlig của Vital Wave Consulting, cột mốc này phản ánh một triển vọng sán lạn cho quy mô của thị trường Trung Quốc, nhất là khi thu nhập của người dân xứ sở Vạn Lý Trường Thành chỉ là 1.700 USD/người/năm chứ không phải 44.000 USD như tại nước Mỹ.
Theo số liệu thống kê, trung bình, mỗi thuê bao di động Trung Quốc phải chi ít nhất 7% tháng lương của họ cho “dế”, nhiều hơn cả tỉ lệ người Mỹ đầu tư cho thực phẩm.
 
Trung Quốc: “quốc tế hóa” mạng 4G

Mặc dù 3G mới chỉ đặt được một chân vào một số thị trường di động trên thế giới, song Trung Quốc đã sẵn sàng cho một cuộc "nhảy cóc" lên thẳng mạng... 4G.

Bộ Công nghệ Thông tin nước này thậm chí còn mong muốn, chuẩn di động 4G do trong nước tự phát triển được ứng dụng trên phạm vi quốc tế ngay trong năm 2008.

Hiện vẫn chưa rõ Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) sẽ quyết định như thế nào về kiến nghị này song tốc độ 80 Mb/s mà chuẩn TD-SCDMA Trung Quốc hứa hẹn quả rất hấp dẫn. Vấn đề duy nhất là TD-SCDMA vẫn còn tồn tại một số lỗ hổng chưa được khắc phục triệt để.

E Chip Moblie
 
Thị trường ĐT DĐ Mỹ La tinh tăng trưởng mạnh mẽ

Với khoảng 75% dân số sử dụng mobile, thị trường ĐTDĐ Mỹ La tinh sẽ tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ ít nhất là trong 3 năm”.

Đây chính là nhận định của Motorola, nhà sản xuất ĐTDĐ đứng thứ 2 trên thế giới. Theo hãng này, đến cuối năm 2006, tốc độ phát triển của ĐTDĐ ở khu vực sẽ tăng khoảng 50% so với 43% cùng kỳ năm ngoái. Lý do là vì trong khoảng thời gian 3 năm nữa, thị trường này sẽ ngày càng được hâm nóng lên và sẽ trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng ngang bằng với các khu vực khác. Và hãng này cũng kỳ vọng rằng: “Đến lúc đó khi đi ra ngoài thì cứ 4 người dân lại có đến 3 người mang theo ĐTDĐ”.

E Chip Mobile
 
“Chơi” Siemens SL45

Có người ví von Model Siemens SL45 như tác phẩm của một họa sĩ tài hoa nhưng không gặp thời. Từ khi xuất hiện, khoảng giữa năm 2000 đến cách đây một hai năm, nó không để lại dấu ấn gì đáng kể, chỉ đến khi nhà sản xuất đã giơ tay đầu hàng, SL45 mới nổi lên như một hiện tượng, không chỉ ở Việt Nam.

Phần 1: Chọn mua SL45

SL45 là một chiếc điện thoại dạng thanh có kiểu dáng phổ biến thời lúc nó ra đời: các góc được bo tròn, hơi dày và thô, thêm một chiếc ăng-ten nằm ngay góc trên bên phải. SL45 giống như một “gã nhà quê” giữa muôn vàn “công chúa”, “hoàng tử” kiểu dáng siêu mỏng cùng ăng-ten được tích hợp bên trong. Tại thời điểm xuất hiện, SL45 được xem như một “công cụ số” mạnh mẽ với khả năng chơi nhạc MP3 qua thẻ nhớ và tính năng ghi âm chất lượng tốt, tuy nhiên, do thẻ nhớ chỉ 32MB (nhưng nó có thể sử dụng thẻ nhớ 64MB), SL45 không được phổ dụng. Ngày nay, với sự tràn ngập của các thiết bị hỗ trợ, các “chuyên gia kĩ thuật” (các thợ không bằng cấp) đã phát triển cho SL45 những tính năng khiến cả nhà sản xuất Siemens phải giật mình: có thể lắp thẻ nhớ lên tới 2GB.

Chọn mua SL45

Siemens đã sản xuất 3 model SL42, SL45, SL45i cho thị trường chung, và 6688, 6686, 6686i cho thị trường Trung Quốc. Về phần mềm, các model trên có một vài khác biệt nhưng phần cứng, hầu như giống nhau. Người chơi không quan tâm lắm đến việc chiếc máy của mình thuộc model nào kể trên, bởi hầu như chúng đều được “chạy” lại phần mềm để có thể mở rộng thêm nhiều tính năng so với phiên bản gốc. Vì vậy, dân trong nghề gọi chung các model trên là SL45.

Mặc dù Siemens đã ngưng sản xuất từ lâu nhưng SL45 hàng mới hiện tại vẫn được bán trên thị trường (tại Tp.HCM: 89 Hồ Văn Huê. Q Phú Nhuận hoặc tại các cửa hàng chợ Đặng Dung hoặc Baby mobile Quán Thánh, Hà Nội). Theo những người trong giới, đây là nguồn hàng xuất xứ từ Trung Quốc, chứng tỏ nhu cầu sử dụng SL45 vẫn còn rất lớn. Những chiếc SL45 này được bán với giá dưới 700 ngàn đồng, mặc dù không thể so sánh cùng những chiếc máy được sản xuất từ Đức trước kia nhưng chế độ bảo hành (từ 1-6 tháng tại các cửa hàng) tạm chấp nhận khiến người mua vẫn có thể yên tâm phần nào. Nhưng dù là một tay chơi sành sỏi hay một newbie (người mới), việc khát khao cầm trên tay chiếc SL45 nguyên bản từ Đức vẫn khiến người ta “sôi sùng sục”. Dựa vào đó, đa số người bán luôn khẳng định máy mình có xuất xứ từ quê hương của nhà độc tài Hitler, nhưng sự thật những chiếc SL45 nguyên bản thời đó bây giờ rất hiếm, hoặc đã bị “dựng” lại hoàn toàn.

Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện ba model SL45-SL45i và SL42 khác nhau như sau:
- SL45 là model đầu tiên xuất hiện năm 2000. Còn SL42 và SL45i ra đời năm 2001)
- SL42 là phiên bản của SL 45 với thẻ nhớ theo máy chỉ 16MB. Các bạn lưu ý là trên thị trường Việt Nam lúc đó chỉ có SL45i xuất hiện chính thức. SL45 chỉ là hàng xách tay còn SL42 thì gần như rất hiếm.
- SL45i hỗ trợ chạy các trình Java. Do đó, về nguyên bản chỉ có SL45i mới có thể cài thêm các trình hỗ trợ để dùng thẻ nhớ 2GB hay các trình nghe nhạc phụ trợ. Nhưng khi model này dùng đến thẻ 256MB thì rất hay bị trục trặc vì năng lực “mod” có giới hạn.

Theo kinh nghiệm, phần thân nhựa của những chiếc SL45 nguyên bản không có khe đeo móc khóa, và vỏ do được tráng một lớp đồng phía dưới nên khi chạm vào máy lúc đang sạc pin sẽ có hiện tượng giật nhẹ nếu nối đất. Những dòng chữ Siemens, SL45(i) được in màu đen sắc nét dưới lớp mica bảo vệ màn hình máy, và qua từng ấy năm sử dụng, một chiếc máy dù xuất xứ từ Đức cũng không thể còn mới. Cách thử tốt nhất, chắc chắn nhất là bạn tháo máy ra xem tường tận những chi tiết bên trong coi độ sắc nét thế nào, và những chiếc máy nguyên bản bao giờ cũng được khắc chìm bằng laser logo Siemens cùng ngày tháng sản xuất lên mainboard. Đó là những chấm nhỏ như đan vào nhau (trên vài mainboard “dỏm” thỉnh thoảng vẫn có, nhưng giống những mũi kim). Bạn rất khó kiếm những chiếc SL45 gốc Đức còn nguyên bản, đa số đều bị “bung” máy và qua sửa chữa. Không thể phủ nhận những ưu điểm tuyệt vời của chiếc SL45 thời đó, nhưng ngay cả những “chuyên gia” chơi SL45 mà e-Chip MOBILE có dịp tiếp xúc cũng khó kiếm và đang sử dụng những chiếc có xuất xứ từ Trung Quốc.

1.jpg


Dù SL45 mới hay cũ, bệnh phổ biến nhất của dòng “dế” này vẫn là “trung tần”, do đó, khi mua máy, bạn hãy thử bằng cách cho một thẻ SIM VinaPhone hoặc MobiFone vào máy và bật nguồn. Nếu quá trình khởi động hoàn tất mà ngay sau logo mạng có dấu chấm than bạn không nên mua. Bạn nên bấm máy gọi thử một số nào đó vài lần, nếu máy liên tục báo “Call end” chắc chắn máy đó đã bị lỗi “trung tần”. Theo kinh nghiệm, có rất ít người ở cả hai miền Nam, Bắc có thể sửa lỗi này. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra kỹ trước khi mua bàn phím, đèn hình, sóng, chân tiếp xúc thẻ… của máy.

Phần sau, e-Chip MOBILE sẽ tư vấn kĩ hơn về cách sử dụng SL45 và một số thủ thuật mà những “người chơi gạo cội” đang thực hiện cùng với những “con dế” được chế tác bằng tay rất “độc” của cộng đồng “chơi” SL45.

E Chip Mobile
 
“Chơi” Siemens SL45 (Phần 2)

Nhiều người đánh giá khả năng nghe nhạc của SL45 ngang với dòng điện thoại Walkman danh giá của Sony Ericsson khi qua tai nghe. Ngoài ra, để chiếc SL45 “độc” hơn, người ta thậm chí còn “chế tác” bằng tay những chiếc vỏ gỗ giả Mobiado cho nó.


Cùng việc "tậu" một chiếc SL45, bạn nên tìm một tai nghe đủ tốt

Phần 2: “Chơi” SL như thế nào?

Với không quá 700 ngàn đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc SL45 mới cứng được bảo hành ít nhất một tuần, hoặc lâu hơn tùy thỏa thuận. Tuy nhiên, dòng Siemens SL45 này bị chung một lỗi lớn, C35, S35 và M35 sau một thời gian sử dụng - khoảng 1 năm, bạn sẽ thấy xuất hiện hiện tượng treo máy. Tình trạng này gần như không thể khắc phục được, ngay cả khi chạy lại hoàn toàn hệ điều hành. Khả năng nổi trội của SL là chơi nhạc MP3 nhưng rất ít khi phụ kiện đi kèm có tai nghe. Jack chuyển từ chân audio của SL45 ra đầu cắm chuẩn 3,5 mm là phụ kiện phổ biến. Và người sử dụng khi “tậu” một chiếc SL45, việc đầu tiên, họ phải kiếm cho được một chiếc tai nghe đủ tốt.

Chọn tai nghe

2.jpg


Vì yêu cầu về tính cơ động, bạn không nên mua những loại tai nghe chụp (full-size) rườm rà, mà nên quan tâm đến những kiểu đang dùng phổ biến như tai nghe thông thường (ear-phone) và tai nhét (in-ear). Những “newbie” có khả năng tài chính eo hẹp thường vẫn chọn Sharp KCM chân trắng (80 ngàn đồng) hoặc chân vàng (130 ngàn đồng), chất lượng âm thanh tuy không xuất sắc nhưng rất ổn. Cùng mức giá 130 ngàn đồng có Sony MDR E808, hay Sony MDR E737 giá hơn 200 ngàn đồng, cao hơn, Sony EX51 có giá 330 ngàn đồng. Những “đại gia” chơi SL45 vẫn có thể mua Senheinser PX100/PX200 với giá gần 1 triệu đồng để đáp ứng nhu cầu âm nhạc của mình. Tuy theo lí thuyết, giá càng cao, chất lượng âm thanh tai nghe càng tốt nhưng mỗi người có một cách cảm nhận âm nhạc khác nhau. Mỗi kiểu tai nghe phù hợp với từng thể loại nhạc nên để chọn chúng, bạn nên nghe thử vài model sao cho có một “trợ thủ” âm nhạc thật tốt. Tuy hơi chủ quan nhưng rõ ràng, qua các thử nghiệm với cùng một tai nghe tốt, chất lượng âm thanh của SL45 và Sony Ericsson W700i không cách xa nhau lắm.

Chọn pin

Các model đời đầu đều có pin mỏng, dung lượng không cao. Những chiếc SL45 mới hiện nay thường bán kèm pin dày, dung lượng cao hơn nhưng tính thẩm mĩ bớt đi. Những viên pin dày có chữ Siemens khắc chìm hay tem Scud màu vàng là loại nên mua, giá khoảng trên 100 ngàn đồng. Ngoài ra, để đảm bảo tính thẩm mĩ mà thời gian sử dụng pin vẫn cao, người ta chọn cách “mod” pin, dùng những viên pin 5C, 6C của Nokia gắn vào nắp nhựa của những viên pin Siemens mỏng, giá cho viên pin như vậy cũng trên 100 ngàn đồng.

Chọn bản “Fubu” thích hợp

1.jpg


Đây là bản “full backup” sẽ cài lên máy, bao gồm HĐH và các ứng dụng kèm theo. Hiện tại, có hai bản “fubu”: Paradise và MacOs, mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, bạn cần lưu ý để chọn bản thích hợp. Bản Paradise có xuất xứ từ Trung Quốc nên chỉ có hai ngôn ngữ Anh, Hoa. Tuy không có tiếng Việt và menu thỉnh thoảng xen lẫn tiếng Anh - Hoa nhưng bản này ổn định và có nhiều ứng dụng đi kèm. MacOs có tiếng Việt và khả năng chơi nhạc có vẻ tốt hơn nhưng cách chỉnh bass, treble trong trình nghe nhạc hơi khó. Có điều cần lưu ý, đối với nhiều tai nghe chất lượng không cao, bạn nên để bass mức 2, treble mức 3, âm lượng mức 7 bởi để mức cao hơn, tai nghe sẽ bị “phá”. Khi mua máy mới, bạn có quyền yêu cầu người bán “cài” cho mình bản “fubu” thích hợp và nhớ đòi hỏi luôn cả phần mềm chơi video để xem việc “play” video trên chiếc máy màn hình đen trắng nhỏ xíu thú vị thế nào!

“Độ” loa ngoài

SL45 không có loa ngoài, nên để thỏa mãn niềm đam mê âm nhạc đến tận cùng, những “moder” đã ra tay. Lợi dụng những cục pin dày luôn có khoảng hở nơi nắp nhựa phía sau, các “moder” đã dùng khoảng trống vài centimet vuông đó để đặt vào đấy một chiếc loa nhỏ (thường của Nokia 6230 hay Sony Ericsson dòng P) và một mạch âm thanh. Qua nhiều thử nghiệm, giờ đây chiếc loa ngoài gắn khá thẩm mĩ trên pin cho chất lượng âm thanh rất khá đã được “thương mại hóa” với giá khoảng 300 ngàn đồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc, cách độ như thế can thiệp nhiều vào phần cứng nên khiến máy rất dễ hư hỏng. Nhưng theo một moder, dù như vậy cung vẫn đang không đủ cầu.


SL45 với vỏ gỗ giả Mobiado rất "sành điệu"

“Mod” vỏ

Người chơi SL45 dường như không bao giờ thỏa mãn với những gì đạt được, dù việc tích hợp Java vào SL và phát triển những ứng dụng trên nền đó đã là một thành công vang dội. Chiếc SL45 giờ đã cực kì “độc” với việc sơn vỏ đỏ Ferrari, màu cam “hot” của Sony Ericsson dòng W, xi inox sáng chói (giá trên 100 ngàn đồng), và thậm chí xi vàng 14 K cho toàn bộ vỏ (trên dưới 600 ngàn đồng)… Nhưng đỉnh điểm của những chiếc SL45 “siêu độc” này ở chỗ, chúng đã được những “moder” biến thành Mobiado, chiếc điện thoại vỏ gỗ danh tiếng. Chiếc “SL Mobiado” tập hợp tất cả những tính năng “thời thượng” người ta có thể làm thời điểm này, và giá cho một chiếc máy “Limited Edition” như thế hiện trên dưới 2 triệu đồng.

*Giá tham khảo trong bài được những thành viên chủ chốt của trang Web: sl4x.com - forum của những người yêu thích Siemens SL45 cung cấp.
 
Mobile “tàu”: rẻ mà đắt

Điện thoại di động thuộc dạng “no name” của Trung Quốc đã xuất hiện được gần hai năm. Với lợi thế giá rẻ, chúng đang trở thành sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng có thu nhập thấp và trở nên “hấp dẫn” hơn trong mắt các đơn vị kinh doanh. Hiện tại, một số nhà phân phối lớn cũng đang tìm cách chia “miếng bánh” này. Một điều ít ai chú ý, liệu dòng điện thoại này có thật sự rẻ hay không?

Hấp dẫn “hàng Tàu”

Đối với nhiều người, mobile “Tàu” chỉ mới xuất hiện khoảng 2 năm trở lại đây và cách đây một năm, chúng bắt đầu xuất hiện với những thương hiệu rõ ràng như Elitek, Banside. Cao cấp hơn, nhiều nơi biết “luồn lách” để cho ra các thương hiệu không phải “made in China” mà xuất xứ từ những nước khác như Thái Lan để thu hút khách hàng dễ dàng hơn. Đơn giản, họ chỉ việc đăng kí thương hiệu tại Thái Lan và vẫn sản xuất tại Trung Quốc, xuất xứ của thương hiệu vẫn từ “đất nước chùa Vàng”. Có đơn vị lại chọn Hàn Quốc, Hồng Kông làm nơi đăng kí thương hiệu. Nhưng thật ra, dòng hàng này đã xuất hiện tại Việt Nam rất sớm, từ khoảng năm 2004. Công ty M chuyên sản xuất các thiết bị điện tử đã đăng kí một thương hiệu VFone ở Hàn Quốc và tiến hành đặt hàng tại các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. Công bằng mà nói, đơn vị này cũng có những bước nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm không đến nỗi “rập khuôn” mẫu mã của những hãng lớn và chất lượng không đến mức quá tệ như một số sản phẩm gần đây. Nếu đơn vị đó có những bước marketing để xây dựng thương hiệu tốt hơn, có lẽ giờ đây Việt Nam cũng có thêm một hãng điện thoại di động đáng chú ý nữa. Tiếc rằng thương hiệu này giờ chỉ còn là quá khứ, dù nó vẫn có showroom trưng bày sản phẩm và nhà phân phối.

1.jpg


Đó là chuyện cũ, hiện tại, dòng hàng giá rẻ đang được nhiều khách hàng chú ý. Những tính năng thời thượng như chụp hình, nghe nhạc… đều được hiện diện đầy đủ, thêm vào đó, mẫu mã của chúng cũng khá thời trang. Cho nên, dù chất lượng không đảm bảo, vật liệu rẻ tiền và chiều sâu công nghệ không có, chúng vẫn chiếm được cảm tình của khách hàng nhờ mức giá nhiều người cho rằng rất rẻ. Chính vì thế, “miếng bánh” hàng “Tàu” này đang trở thành điểm chú ý cho nhiều đơn vị kinh doanh lớn trong ngành điện thoại di động. Từ “trùm bán sỉ” H đầu tư thương hiệu Welcom, giờ đây các nhà phân phối cũng đang nhảy vào cuộc. Công ty TC sau bao năm lăn lộn trong ngành điện thoại di động đã phân phối được thương hiệu Motorola danh tiếng mặc dù tình hình chưa khả quan lắm. Vậy nên công ty này cũng đang quyết tâm đầu tư cho thương hiệu mới Bavapen với hi vọng sẽ tạo được một chỗ đứng nữa trong “làng” điện thoại di động. Ngay cả công ty TP phân phối chính thức cho Nokia, sau khi tiến hành phân phối thêm Motorola rồi Siemens, họ cũng đang có ý định cho ra một thương hiệu điện thoại di động mới.

3.jpg


Có thông tin cho rằng, đơn vị này đã thử nghiệm thương hiệu mới kia bằng tên Ncom cho thị trường phía Bắc và có thể sẽ phát triển vào thị trường miền Nam đầy hấp dẫn. Một lí do chính khiến cho các đơn vị này nhảy vào kinh doanh “hàng Tàu” vì lợi nhuận rất lớn. Bình thường, tỷ suất lợi nhuận khi phân phối các mặt hàng có thương hiệu mạnh chỉ khoảng 6 - 8%, trong khi đó, phân phối các mặt hàng “no name” như trên, con số này có thể lên đến 30%. Lí do bởi “no name” hay “small name” cũng chẳng tốn kém nhiều cho chi phí hoạt động, chi phí nghiên cứu phát triển, họ chỉ tốn kém chút ít cho chi phí marketing. Những model điện thoại di động dạng này do các nhà máy ở Trung Hoa Đại lục sản xuất và các đơn vị chỉ việc in thương hiệu của mình. Có thể sẽ có một “làn sóng mobile Tàu” khi có nhiều đơn vị tham gia như thế.

Có thực sự rẻ?

Lý do chính khiến nhiều người chọn mua “hàng Tàu” là do mức giá của chúng được cho là rẻ. Với mức gần 2.000.000 đ, nhiều người nghĩ có thể mua được một chiếc mobile Trung Quốc trang bị đầy đủ tính năng chụp hình, nghe nhạc với màn hình màu hoành tráng. Hơn nữa, họ còn có thể tậu cho mình cả một màn hình cảm ứng và tha hồ “chấm chọt” cho “sành điệu”. Nhiều người còn cho rằng, loại hàng này có ưu điểm nghe nhạc lớn hơn cả những thương hiệu lớn như Nokia, Motorola… và màn hình cũng đẹp hơn. Thật sự, âm thanh của chúng tuy lớn hơn nhưng không có độ nét và chỉ ngang tầm với những chiếc radio mini rẻ tiền của Trung Quốc, chất liệu vỏ cũng vậy. Và màn hình màu của chúng cũng rất mau “xuống”. Điều quan trọng nhất, chất lượng đàm thoại của những dòng máy này rất tệ, kéo theo chế độ hậu mãi không tốt. Nhiều người bỏ qua điều đó vì cho rằng, họ được thưởng thức các tính năng “hiện đại”, thế là đủ. Nhưng thực ra nếu chịu khó chú ý, người tiêu dùng sẽ thấy rất nhiều model điện thoại di động của các thương hiệu lớn cũng có mức giá rất hấp dẫn.

Đầu tiên phải kể đến Ben Q - Siemens, hãng này đang có model E61 với mức giá chỉ 2.000.000 đ với kiểu dáng khá thời trang và khả năng nghe nhạc rất tốt. Nó cũng có đầy đủ tính năng chụp hình và thẻ nhớ theo máy dung lượng đến 512 MB. Hay model CF61 cũng của Ben Q - Siemens được trang bị camera 1,3 MP, kết nối Bluetooth (tính năng rất khó tìm thấy ở “hàng Tàu”), hai màn hình màu, nghe nhạc số… và thẻ nhớ theo máy cũng đạt 512 MB với mức giá chỉ 2.350.000 đ. Điểm mạnh của model này chính là camera 1,3 MP. Nhiều model “hàng Tàu” được giới thiệu chụp hình 1,3 MP hay 2.0 MP nhưng thật sự, chúng chỉ đạt độ phân giải nội suy, còn độ phân giải thật chỉ là VGA, có cái CIF - 1 chuẩn được xem như lỗi thời rất lâu. Hay model E690 của Samsung cũng rất hấp dẫn.

Không chỉ có BenQ – Siemens, Samsung, Nokia cũng đang có một số model được các đơn vị bán lẻ bán ra với mức giá khá hấp dẫn. Đơn cử như Nokia 5500 trang bị camera đến 2.0 MP lại chống nước, dùng HĐH Symbian Serie 60, nghe nhạc với chất lượng cao nhưng cũng chỉ được bán với giá 3.150.000 đ kèm theo thẻ nhớ 512 MB. Đó là hàng chính hãng hoàn toàn được hưởng chế độ bảo hành chính thức của hãng. Mức giá này xem ra chỉ ngang ngửa một số model điện thoại di động Trung Quốc (nhiều model “hàng Tàu” khi bán không kèm theo thẻ nhớ). Nhưng xét về mặt thương hiệu hay chất lượng, chắc chắn người tiêu dùng hẳn tin tưởng vào các thương hiệu lớn hơn những model “no name”.

Vậy nên, nhiều lúc chúng ta nghĩ rằng mình mua được một món hàng giá rẻ, sự thật có lẽ chưa hẳn đã là như vậy!

E Chip Mobile
 
Đường đua Music Phone

Thời gian qua, nếu như cuộc đua camera phone có lúc trở nên khá im ắng thì thị trường music phone luôn dậy sóng với sự ganh đua khốc liệt của các “đại gia”. Hàng loạt model ĐTDĐ nghe nhạc đang đua nhau giành lấy khách hàng về phía mình.

Mảnh đất màu mỡ

Hiện nay, số lượng mobile có tính năng nghe nhạc đã chiếm đến khoảng 70% trong tổng số model có mặt trên thị trường Việt Nam. Theo Công ty Nghiên cứu Thị trường GfK châu Á, ĐTDĐ nghe nhạc chiếm 47% trong tổng số lượng sản phẩm ĐTDĐ bán ra tại thị trường này. Điều đó phần nào cho thấy “vai vế” đang lên của thị trường music phone. Không dừng lại ở đó, nhiều nghiên cứu dự đoán tỷ lệ của music phone sẽ chiếm đến hơn 60% trong thời gian nửa năm tới. Nghe nhạc đã trở thành một tính năng “phổ cập” trên ĐTDĐ đối với đa phần khách hàng. Đó là ý kiến của nhiều nhân viên bán hàng mobile. Một số chuyên gia trong ngành dự đoán music phone sẽ nhanh chóng bùng nổ tại Việt Nam. Bởi dù sao nghe nhạc cũng là một nhu cầu có thực của khá nhiều khách hàng và tính năng này được đầu tư khá tốt. Trong khi tính năng camera đâu đó vài điều còn phải bàn hoặc có đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh chất lượng thì giá thành còn khá cao. Trong khi đó, giá thành của công nghệ nghe nhạc đang nhanh chóng giảm mạnh. Hiện tại, chỉ cần chưa đến 1,6 triệu đồng là người tiêu dùng có thể sở hữu một chiếc mobile và ung dung nghe nhạc mọi lúc mọi nơi. Vì thế, các “đại gia” trong ngành ĐTDĐ đã không ngừng đua nhau cho ra đời nhiều model nghe nhạc hấp dẫn để giành lợi thế cạnh tranh trên mảnh đất màu mỡ này. Những cái tên như Mobile Walkman W800, W700, W810… của Sony Ericsson đã trở nên quá quen thuộc. Hay Nokia N91 là niềm mong ước của nhiều bạn trẻ.

Motorola cũng khuấy động thị trường bằng ROKR E2 sau thành công của E398 MTV. Nhiều hãng khác như Samsung, BenQ-Siemens, I-mobile, LG cũng đang hăng hái tham gia cuộc đua này.

Chạy đua toàn diện

Đó là kết quả tất yếu khi các “đại gia” đua nhau giới thiệu các model music phone mới. Nếu trước kia, tính năng nghe nhạc số trên di động chỉ đơn giản cho theo kịp thời đại thì giờ đây họ muốn biến chúng thành những chiếc máy nghe nhạc chuyên dụng. Đầu tiên là khả năng lưu trữ vì ai cũng muốn lưu được càng nhiều bản nhạc càng tốt. Samsung I300x cũng như Nokia N91 đã tạo ra sự đột phá với bộ nhớ đến 4 GB. Nhưng chưa dừng lại ở đó, Nokia sẽ còn cho ra N91 music edition với bộ nhớ trong lên đến 8 GB. Các hãng khác cũng không ngừng tăng dung lượng thẻ nhớ theo máy để không trở thành “kẻ lỗi thời”. Sony Ericsson W800i từng có thẻ nhớ đi theo máy đến 512 MB và sau đó là 1 GB. Và đó cũng chưa phải là tất cả của cuộc đua.

Sau “lượng” là “chất”, Sony Ericsson nhanh chóng đem đến phần mềm nghe nhạc Mobile Walkman với hi vọng nương vào danh tiếng lừng lẫy của Walkman ngày nào. Và Sony Ericsson không ngừng cho ra các thành viên mới của "gia tộc nhạc số" Walkman. Các model Nokia cũng không còn buồn tẻ với trình nghe nhạc RealOne hay các trình cổ điển khác. Nokia vừa cho ra mắt trình nghe nhạc Music Express mới với tham vọng đem đến cho khách hàng một cảm nhận chất lượng âm thanh nghe nhạc độc đáo hơn. Trình nghe nhạc này đã xuất hiện trên N70 Music Edition mới vừa xuất hiện. Và trước đó là Nokia 5300 cũng được trang bị Music Express. Sắp tới sẽ xuất hiện thêm Nokia 3250 Music Express. Ngay cả các model sử dụng hệ điều hành Symbian 60 thế hệ 3 như N91 thì chất lượng âm nhạc cũng đã được nâng lên đáng kể nhờ vào các hỗ trợ cho tính năng nghe nhạc. Nhờ đó, trong thời gian tới, khách hàng không cần phải bỏ công cài đặt thêm các ứng dụng nghe nhạc khác.

Để tăng cường tối đa khả năng nghe nhạc, các model nghe nhạc chuyên dụng này luôn có thêm phím nóng giúp người dùng dễ dàng kích hoạt cũng như điều khiển các tính năng nghe nhạc. Ngoài ra, còn có rất nhiều cách chạy đua như tặng kèm nhạc, vỏ màu, theme…

Vòng xoáy cuốc đua


... nhiều nghiên cứu dự đoán tỷ lệ của music phone sẽ chiếm đến hơn 60% trong thời gian nửa năm tới. Nghe nhạc đã trở thành một tính năng “phổ cập” trên ĐTDĐ đối với đa phần khách hàng.

Nokia được xem là khá thành công với Nokia N91, 5300 và với nhiều mẫu mới có tính năng nghe nhạc như ở trên, Sở dĩ Nokia có thể thành công với các model này vì họ đã biết cách định giá sản phẩm của mình khá tốt cũng như có ưu thế về kiểu dáng. Nokia N91 và Samsung I300x từng được xem là đối thủ trực tiếp nhưng nay I300x đã rớt xuống tận đáy. N91 thắng lợi nhờ vào kiểu dáng sang trọng cùng nhiều tính năng công nghệ khác trong khi I300x chỉ có dấu ấn 4 GB, và mấy người sử dụng hết bộ nhớ 4 GB. Vừa qua, một số nhà bán lẻ lớn đã “dọn kho” sản phẩm I300x dùm cho nhà phân phối bằng cách “ôm” số lượng lớn và bán ra chỉ 5,9 triệu đồng. Mức giá này nhanh chóng giảm xuống dưới 5,5 triệu đồng. Có lẽ, nó sẽ còn tiếp tục giảm vì mức giá trên vẫn chưa đủ sức hút khách hàng. Nhưng việc rớt giá của model này khiến nhiều model khác rớt giá theo. Nokia sẽ còn “kiếm thêm” được nhiều khi chào hàng bộ sưu tập N-Series music edition dù chúng chỉ tăng thêm bộ nhớ, thẻ nhớ và có thêm phần mềm nghe nhạc Music Express nhưng mức giá thì tăng đáng kể. Ví như N70 music edition cao hơn N70 gần một triệu đồng dù nó chỉ tăng cường thêm trình Music Express và thẻ nhớ kèm theo lên đến 1 GB. Còn dòng Mobile Walkman của Sony Ericsson trong thời gian qua tuy giành nhiều tiếng vang nhưng số lượng bán ra vẫn chưa tạo được dấu ấn đáng kể. Chính vì thế, nhiều người cho rằng mức giá của "gia tộc nhạc số" sẽ nhanh chóng giảm xuống cho "thường dân" được nhờ.

BenQ-Siemens cũng được nhiều khách hàng chọn lựa. Sản phẩm E61 được đánh giá là một “máy nghe nhạc” tiện dụng và mức giá phải chăng. Tân binh I-mobile sau khi thay đổi nhà phân phối và tăng cường sản phẩm có thể cũng tạo ra được nhiều thay đổi. Có thể hãng này sẽ trở thành kẻ “phá bĩnh” khi gần đây họ tập trung nhiều cho thị trường music phone bằng một loạt sản phẩm có mức giá cực kỳ cạnh tranh. Nhưng “đại gia” như Motorola vẫn chưa cho thấy sẽ có dấu hiệu đột phá với ROKR E2, họ sẽ còn giảm giá sản phẩm này để không bị im hơi như E1, thậm chí còn chưa kịp được giới thiệu chính thức ở Việt Nam. Nhưng nếu E2 giảm giá nhiều, bất ngờ có thể xảy ra như E398 thời trước. Samsung có thể sẽ tạo vài dấu nhấn với music phone dù hiện tại họ vẫn đang lẩn khuất nơi đâu. Chắc chắn, hai “đại gia” này sẽ chẳng ngồi yên. Nếu họ càng tích cực chạy đua thì “dân tình” cũng được lợi theo.

Nhiều chuyên gia đánh giá, thị trường music phone sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới. Kèm theo sự phát triển đó là việc giá thành giảm nhanh chóng và công nghệ ngày càng được tăng cường nhiều hơn. Nhưng liệu công nghệ nghe nhạc có đem tới cho người tiêu dùng nhiều giá trị nhằm cải thiện chất lượng âm nhạc tương xứng với số tiền mà họ bỏ ra hay không. Không khéo, khách hàng cũng trở thành thành viên bất đắc dĩ tham gia cuộc “chạy đua” này bằng cách liên tục đầu tư cho các model mới đắt tiền hơn nhưng tính năng nghe nhạc không hơn nhiều trong khi model cũ có mức giá ngày càng giảm mạnh.

E Chip Mobile
 
Mobile - Ổ vi trùng di động

Có tới 55% số người tham gia một cuộc điều tra mới đây trên trang Tintuconline (http://ttol.com.vn) cho biết, thỉnh thoảng có mang theo mobile vào nhà vệ sinh hoặc nhà tắm. Có vẻ như mục đích điều tra đối với nhiều người mang lại sự tò mò và có tính chất gây cười, nhưng đằng sau đó lại là một câu chuyện hoàn toàn mang tính khoa học.

Từ ổ vi trùng bên tai...

Tại hội chợ Expo Comm Wireless Korea 2005 tháng 5 vừa qua tại Hàn Quốc, nhiều người đã ngạc nhiên khi một công ty giới thiệu hệ thống làm sạch… mobile đầu tiên trên thế giới với tên gọi Phone Cleaner. Tiền đề của việc chế tạo ra chiếc máy này là một nghiên cứu đã chứng minh, có tới 25.000 loại vi khuẩn sống trong chiếc… mobile mà bạn vẫn yêu quý và luôn mang theo bên mình.

Đây không phải là lần đầu tiên thế giới ngỡ ngàng trước chuyện chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) có thể gây bệnh hay ẩn chứa các mầm bệnh, nhất là khi thiết bị này được giới thiệu ở một đất nước phát triển quá nhanh về công nghệ viễn thông và bị người tiêu dùng cho là “bày đặt lắm trò”. Trong nhiều năm, sóng hay từ tính của mobile chẳng hạn, vẫn bị cảnh báo là có thể gây tác hại tới não bộ của trẻ, gây ra bệnh điếc, béo phì, chậm phát triển,… thậm chí còn liên quan tới căn bệnh vô phương cứu chữa hiện nay – ung thư. Nhưng phải tới năm 2005, vấn đề vệ sinh cho phương tiện giao tiếp nhỏ bé trong lòng tay này mới được chú trọng, khi một báo cáo cho biết, có tới hơn 1 tỷ máy di động đang được dùng trên toàn cầu.

Thói quen sử dụng ĐTDĐ liên tục và gắn nó với mọi hành vi trong cuộc sống của người dùng đã giúp cho số vi khuẩn ngày càng có cơ hội gia tăng và trú ngụ lâu dài trên mobile. Một nghiên cứu được công bố trên tờ The Globe and Mail giữa năm nay cho biết, nguy cơ truyền bệnh ra cộng đồng thông qua các thiết bị cầm tay như máy di động của những người làm việc tại bệnh viện là rất lớn, nếu không làm vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho bàn phím di động và đôi tay mình. Tới 4/10 người Singapore được hỏi cho biết họ không thể sống thiếu di động. Con số này tại Hàn Quốc là 3/10. Họ sử dụng mobile mọi lúc, mọi nơi… tại bàn ăn, phòng tắm hay ở nhà vệ sinh công cộng. Những người này đã quên đi các độc tố giấu mặt có thể theo mobile mà tác động hoặc thâm nhập trực tiếp qua cơ thể bằng đường da, với nhiều khả năng gây hủy hoại gan hoặc tăng các dạng dị ứng. Không những thế, việc không bao giờ rời “dế cưng” còn là nguyên nhân gây ra những tình huống dở khóc dở cười như những vụ “chết đuối” của “dế” trong bồn cầu. Ở Anh, mỗi năm có tới 600.000 ĐTDĐ bị xả trôi từ… xí bệt và ngay cả Phần Lan, quê hương của hãng điện thoại khổng lồ Nokia cũng đang lo ngại vì tình trạng tắc cống ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chính không gì khác hơn là những chú “dế” lạc dòng. …

Tới ĐTDĐ diệt khuẩn

Mục đích cuối cùng của khoa học công nghệ là để phục vụ cho lợi ích của con người, và vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu. Từ năm 2003, chuột máy tính có khả năng diệt khuẩn trong lòng tay người sử dụng tương ứng với việc rửa tay 50 lần mỗi ngày (để loại trừ vi khuẩn) đã được giới thiệu. Tiếp đó, người tiêu dùng ngày càng trở nên quen thuộc với cụm từ “ứng dụng công nghệ nano” vốn được các hãng sản xuất hàng điện tử quảng cáo là có khả năng diệt khuẩn cao ở các sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa…


Thống kê trên trang Tintuconline

1.jpg


Công nghệ nano được coi là đột phá thế kỷ và được ứng dụng ngày càng nhiều trên mọi mặt của đời sống. Ngay lập tức, nó cũng được các hãng sản xuất ĐTDĐ đón nhận như là một phương cách làm mới và khác đi hình ảnh về những phương tiện giao tiếp nghiêng về mặt giải trí này. Khi các chức năng như nghe nhạc, quay phim, chụp ảnh… dần xuất hiện ở tất cả các model điện thoại mà một người tiêu dùng có thu nhập ở mức trung bình cũng có khả năng sở hữu thì các hãng sản xuất đã kịp hướng khách hàng tới một tâm điểm khác: ĐTDĐ chống bệnh.

Quê hương của những chiếc mobile diệt khuẩn đầu tiên không xa lạ gì, chính là Hàn Quốc. Năm 2004, hãng SK Teletech của nước này đã giới thiệu chiếc ĐTDĐ đầu tiên trên thế giới có vỏ bọc được tráng một lớp bạc nano mỏng với chức năng diệt khuẩn và khử mùi. Model này mang tên SKY IM-7400, có lớp vỏ bọc tráng bạc mỏng ở mức nanometer (1 phần tỉ của mét) và các phân tử bạc này có khả năng nhận diện, tấn công các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi trùng… ) và có thể khử được mùi của môi trường xung quanh. SKY IM-7400 còn có thể tỏa ra nhiều mùi thơm khác nhau mà các thiết bị khác trong gia đình như máy giặt, TV, phích nước không thể có được. Một loạt các hãng sản xuất di động sau đó đã vào cuộc như LG với các model như F2300, F2400; Pantech – hãng sản xuất di động lớn thứ hai của HQ với model IM-8600 và IM-8700,… Motorola cũng “ầm ĩ” với model diệt khuẩn i870 được phủ một lớp hoá chất AgION có tác dụng diệt khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trên lớp sơn của máy nhưng không hề độc hại với cơ thể người. Trong khi đó, Samsung tiếp tục giữ vị trí tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ nano diệt khuẩn trên một loạt các model như SPH-V6500 và SCH-V650 (máy CDMA), E640, E730,…

Mặc dù chưa có thử nghiệm nào chứng minh tác dụng kháng/ diệt khuẩn của các model này nhưng lời tuyên bố của các hãng đã giải tỏa rất nhiều cho tâm lý người tiêu dùng. Xu hướng thay đổi hình ảnh chiếc di động mang nặng tính giải trí thành một công cụ hữu hiệu chăm sóc sức khỏe đang ngày càng được khẳng định và nó sẽ sớm tạo nên cơn sốt theo dự đoán của đại diện các hãng sản xuất di động tại Diễn đàn 4G được tổ chức hồi tháng 8 vừa qua tại đảo Cheju (Hàn Quốc). Trước khi bỏ tiền ra mua các model này, hẳn sẽ không phải là thừa khi người tiêu dùng tự bảo vệ mình bằng việc hạn chế sử dụng ĐTDĐ ở những nơi… tế nhị.

E Chip
 
Tay trái tai phải

Số lượng người dùng điện thoại di động hiện nay rất lớn, phát triển thành một cộng đồng mà mọi người quen gọi là “cộng đồng mobile”. Phân nửa số đó ở Sài Gòn có một thói quen nghe điện thoại “không giống ai”: Tay trái cầm điện thoại vòng qua tai phải để nghe máy. Tại sao họ lại có thói quen kỳ cục này?

Thật ra lúc đầu, nếu bạn nhìn cách nghe điện thoại như vậy quả thật hơi lạ, nhưng dần dần rồi cũng quen mắt. Cách đây hơn bốn năm, đang dừng xe nghe điện thoại trên đường Sư Vạn Hạnh, bất ngờ tôi bị hai thanh niên ập tới giật phăng chiếc mobile đang cầm trên tay, chỉ khi hoàn hồn, mới thấy tiếc “đứt ruột”. Thời đó, chiếc Nokia 8250 cực kì xa xỉ đối với một anh sinh viên như tôi, nếu không phải vì yêu cầu công việc thì chẳng sắm làm gì. Từ đó, cứ mỗi lần có điện thoại là tôi dừng xe, bước xuống lề, quan sát xung quanh thật kỹ rồi mới cẩn thận nghe máy. Có vẻ hơi mất công, nhưng rõ ràng, nhiều người cũng nghe theo cách đó để đối phó với nạn cướp điện thoại ngày một gia tăng.

Có ai đó nói rằng, người Sài Gòn rất nhạy bén, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới, trong tình huống này nhận định đó hoàn toàn chính xác. Bởi những thứ như đồng hồ, dây chuyền đeo trên người còn bị giật một cách dễ dàng huống chi chiếc điện thoại cầm hớ hênh trên tay càng “dễ xơi” đối với những tên cướp đường, nên cách bảo vệ “dế yêu” duy nhất là hạn chế những tư thế nghe máy có thể tạo thuận lợi cho bọn bất lương này. Và giờ ra đường ai cũng ý thức hơn rất nhiều, có người gồng mình nắm chặt chiếc điện thoại trọn trong lòng bàn tay khi nghe máy, hoặc nhác thấy bóng người bất kể ngay gian từ sau vọt tới vội vã chuyển máy từ tai trái sang tai phải rồi tấp xe vào lề; người khác lại chọn tai nghe làm giải pháp, vừa nghe nhạc vừa có thể nhận cuộc gọi mà không cần rút điện thoại ra… Tuy nhiên, cách nghe điện thoại đa số áp dụng khi đang ngoài đường là dùng tay trái cầm điện thoại đưa sang tai phải để nghe, dù đang chạy xe hay đã dừng lại. Cách này dù sao cũng đỡ mất công hơn việc bước hẳn xuống lề đường hay dùng tai nghe với dây dợ “lòng thòng”.

Hình ảnh chiếc điện thoại áp vào tai phải với một tư thế chéo ngoe như vậy không còn xa lạ ở đất Sài thành. Những anh thanh niên lười biếng cố gắng chuyển máy sang tai phải, còn các cụ ông dừng hẳn xe và ôm chiếc điện thoại bằng cả hai tay và đưa điện thoại về phía lề đường. Hình ảnh đó có thể hiện hữu mọi nơi trên các nẻo đường Sài Gòn, thậm chí, cả ở những quán cà phê, rạp hát… Đó có lẽ đã trở thành thói quen của nhiều người, ngay cả trong những hoàn cảnh mà khả năng bị cướp điện thoại bằng 0, người ta vẫn nghe máy theo cách đó.

Văn hóa mỗi nơi một khác, và cách mà người Sài Gòn nghe điện thoại theo luật “tay trái - tai phải” chắc chắn sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người từ nơi khác tới. Tuy đó là một nét đặc trưng khó bỏ, và cũng là một hình ảnh tạm cho dễ thương nhưng vẫn mong thói quen này sẽ mau chóng được bỏ đi, bởi đó cũng là lúc mà an ninh đường phố được thắt chặt, người Sài Gòn sẽ không còn phải cảnh giác lẫn nhau.

E Chip Mobile
 
Pantech ra mắt "dế" hai màn hình

Nhà sản xuất Pantech của Hàn Quốc hôm qua (9/5) chính thức tung ra thị trường mẫu điện thoại di động kiểu trượt hai màn hình LCD độc đáo mới.

2274430390100984874S500x500Q85.jpg

Về mặt thiết kế hình dáng bên ngoài Pantech IM-R200 cũng giống như bao chiếc ĐTDĐ kiểu trượt khác.

Điểm đặc biệt trong thiết kế của IM-R200 chính là ở hai chiếc màn hình hiển thị LCD. Màn hình chính được bố trí ở vị trí thường thấy như ở những chiếc ĐTDĐ kiểu trượt khác cùng với các phím chức năng điều khiển.

Chiếc màn hình hiển thị thứ 2 là màn hình phụ lộ diện ra khi nắp trượt phía trên được đẩy lên. Vị trí của nó cũng nói lên chức năng chính của chiếc màn hình thức hai này. Nó là một dạng màn hình hữu cơ OLED cảm ứng thay thế cho bàn phím của IM-R200. Đặc biệt chiếc màn hình ảnh còn được trang bị công nghệ cảm ứng tương tác - nghĩa là khi người dùng bấm vào phím ảo màn hình cũng sinh ra một lực tương tác để tạo ra cảm giác như đang bấm phím thực.

Ngoài chức năng bàn phím màn hình này còn đảm nhiệm một số chức năng khác như hiển thị phím điều khiển máy chơi nhạc, camera ... Ví dụ khi người dùng kích hoạt tính năng nghe nhạc thì màn hình hiển thị thứ 2 sẽ hiển thị danh sách những bài hát đang được nghe cùng các phím điều khiển.

Một số tính năng kỹ thuật khác của Pantech IM-R200 gồm camera kỹ thuật số VGA 2-megapixel, phần mềm nhận dạng khuôn mặt, duyệt văn bản ...


Hoàng Dũng - (Pantech)
 
10 điện thoại bán chạy tháng 4/07

Tháng này, thống trị bảng xếp hạng là sản phẩm của Nokia và Sony Ericsson, trong đó, 4 vị trí đầu bảng đều của Nokia. Danh hiệu quán quân của tháng 3, Nokia E65, đã tụt xuống vị trí thứ nhì, nhường cho tân binh đang nổi đình nổi đám Nokia N95.

Theo các nhà phân tích thị trường của tạp chí Cnet châu Á, việc Nokia N95 mới ra mắt đã dẫn đầu top điện thoại bán chạy là việc đã được dự đoán trước. Sản phẩm này khi chưa xuất hiện đã là tâm điểm của mọi cuộc tranh luận. Ba vị trí tiếp sau cũng đều do Nokia nắm giữ với các model E65, 6300 và 6288. Sony Ericssson W880i – dế nghe nhạc siêu mỏng – mới chỉ đạt đến vị trí thứ 5. Đặc biệt, trong bảng xếp hạng này, không thấy sự xuất hiện của Motorola và Samsung.

1. Nokia N95

ban1.jpg

Nokia N95 hỗ trợ GPS. Ảnh: Newlaunches.

Chiếc điện thoại 3,5G mới xuất hiện tại Việt Nam vào đầu tháng 4 nhưng đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của mọi người. N95 mở đầu cho một trào lưu điện thoại trượt hai chiều, hỗ trợ tối đa các ứng dụng đa phương tiện và định vị vệ tinh. Máy ảnh 5 Megapixel cùng ống kính Carl Zeiss không để lỡ những khoảnh khắc đáng nhớ.

GPS trên N95 chưa phát huy tác dụng của nó tại thị trường trong nước. Hiện, để sử dụng dịch vụ này trong nhà, bạn phải kết nối GPRS. Bên cạnh đó, pin của máy kém, giá còn cao.

Giá tham khảo: 13.000.000 đồng.

2. Nokia E65

ban2.jpg

Nokia E65 dành cho doanh nhân.
Ảnh: Mobime.

Là mẫu máy dành riêng cho doanh nhân mà lại thích hợp với cả “sếp” nam lẫn “sếp” nữ, Nokia E65 đang là một lựa chọn đáng lưu ý cho tầm giá từ 5 – 10 triệu đồng. Sản phẩm có nhiều kết nối: mạng không dây 3G, Wi-Fi bên cạnh nhiều ứng dụng văn phòng hữu ích.

Tai nghe mono nên chất lượng âm thanh qua đó không ấn tượng lắm. Máy không được trang bị camera phụ để thực hiện cuộc gọi video, bên cạnh đó, máy ảnh chính 2 Megapixel chụp ảnh chưa rõ nét.

Giá tham khảo: 7.350.000 đồng.

3. Nokia 6300

ban3.jpg

Nokia 6300 dáng mỏng, bàn phím rộng.
Ảnh: Mad4mobilephone.

Không thể tách mình khỏi trào lưu mỏng hóa mà Motorola và Samsung là những thành viên nhiệt tình, Nokia cũng thử sức với 6300. Thành công cũng đã mỉm cười với kẻ đến sau. Thiết kế của 6300 không mới mà cũng không cũ – dáng mỏng, bàn phím rộng, màn hình rõ làm nổi bật sự nhã nhặn của sản phẩm. Về tính năng, 6300 chỉ đảm bảo được những ứng dụng cơ bản, camera không có đèn flash và không hỗ trợ mạng 3G.

Giá tham khảo: 4.350.000 đồng.

4. Nokia 6288

ban4.jpg

Nokia 6288 trông không có gì nổi bật. Ảnh: Mad4mobilephone.

Việc sản phẩm này đạt tới vị trí thứ 3 và nay là thứ 4 của bảng xếp hạng là một thành công đáng kinh ngạc. Bản thân 6288 là một điện thoại dáng trượt trông rất bình thường. Phần mềm thì được nâng cấp từ phiên bản 6280, máy hỗ trợ tai nghe Bluetooth A2DP stereo. Nokia 6288 bán chạy cũng nhờ tặng kèm một thẻ nhớ 512 MB.

Giá tham khảo: 4.800.000 đồng.

5. Sony Ericsson W880i

ban5.jpg

Sony Ericsson W880i lên vị trí thứ 5 từ cuối bảng xếp hạng tháng 3. Ảnh: Mobileburn.

Mới xuất hiện trong bảng xếp hạng từ tháng 3 ở vị trí cuối bảng, tháng này W880i đã nhảy lên thứ 5. Thiết kế của máy mỏng nhưng chắc chắn, dáng hấp dẫn, loa ngoài lớn. Chiếc điện thoại 3G chụp ảnh không được đẹp lắm do thiếu đèn flash, bên cạnh đó lại không bắt sóng FM. Các phím bấm thì nhỏ và hơi khó điều khiển.

Sony Ericsson W880i được bán kèm một thẻ nhớ 1 GB. Giá tham khảo: 8.350.000 đồng.

6. Sony Ericsson K800i

ban6.jpg

Sony Ericsson K800i giá khoảng 7.200.000 đồng.
Ảnh: Regmedia.

Quán quân một thời đã tạm lùi dần xuống vị trí cuối bảng trong khi dư âm về một điện thoại chụp ảnh chuyên nghiệp vẫn còn vương vấn. K800i có màn hình QVGA sáng, rõ; máy ảnh 3,2 Megapixel có đèn flash Xenon với nhiều chế độ chỉnh sửa. BestPic và Picture Blogging giúp in và chuyển ảnh lên mạng một cách nhanh chóng.

Giá tham khảo: 7.200.000 đồng.

7. Sony Ericsson W850i

ban7.jpg

Sony Ericsson W850i hỗ trợ mạng 3G. Ảnh: Alibaba.

Trong một khoảng thời gian khá dài đứng ở nửa trên bảng xếp hạng, chiếc điện thoại Walkman 3G này đã đạt được những thành công nhất định. W850i dáng xoay, máy ảnh 2 Megapixel, phần mềm nghe nhạc Walkman phiên bản thứ 2. Một khiếm khuyết của sản phẩm là điều khiển hơi cứng và bộ nhớ hạn chế.

Giá tham khảo: 7.200.000 đồng.

8. Nokia N73

ban8.jpg

Ống kính máy ảnh 3,2 Megapixel trên N73. Ảnh: 3G.

Đối thủ cạnh tranh của Sony Ericsson K800i vẫn xếp sau sản phẩm này tới 2 bậc. Máy ảnh 3,2 Megapixel trên N73 có khả năng quay video theo dung lượng còn của thẻ nhớ. Phần mềm chơi nhạc hay, màn hình sáng. Pin của máy bền nên thời gian thoại và chờ dài hơn các sản phẩm khác cùng hãng.

Bàn phím của máy khít nên hơi khó bấm, bên cạnh đó điện thoại không hỗ trợ Wi-Fi.

Giá tham khảo: 7.200.000 đồng.

9. Nokia N73 Music Edition (ME)

ban9.jpg

Nokia N73 phiên bản âm nhạc. Ảnh: Komplett.

Tại Việt Nam, theo thống kê của các cửa hàng bán lẻ trên thị trường Hà Nội, N73 phiên bản mới này bán chạy hơn phiên bản cũ do nó hỗ trợ thẻ nhớ tới 2 GB và có kèm thẻ luôn trong bộ sản phẩm mà giá bán lại chỉ “đội” lên 500.000 đồng. Nokia N73 ME có thời gian thoại 3,7 giờ, thời gian chờ là 370 giờ.

Giá tham khảo: 7.700.000 đồng.

10. Sony Ericsson W810i

ban10.jpg

Sony Ericsson W810i trở lại với bảng xếp hạng.
Ảnh: PCgatecomputer.

Bất ngờ trở lại sau 5 tháng biến mất khỏi bảng xếp hạng nhưng Sony Ericsson W810i vẫn không làm nên sự bất ngờ mới. Điện thoại nghe nhạc này được trang bị máy ảnh 2 Megapixel với chế độ autofocus, phần mềm nghe nhạc Walkman phiên bản đầu không có gì đặc biệt. W810i không có nắp đậy ống kính, không hỗ trợ 3G và tốc độ chuyển file nhanh.

Giá tham khảo: 4.900.000 đồng.

Thanh Vân tổng hợp
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top