Badamgiak23
Super V.I.P
Chiếc là cuối cùng
Trong một quận nhỏ phia đông Washington, các con đường chạy ngoằn
nghoèo một cách điên dại, cắt quãng thành những dải nhỏ gọi là “vùng”.
Những “vùng” này lọt thỏm trong những góc và đường cong lạ kì. Một con
đương cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một hoạ sĩ đã có lần khám phá
là con đường có thể có giá. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầm hoá
đơn của mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình
đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả!
Thế nên đám hoạ sĩ chẳng bao lâu đã kéo đến phường Greenwich, săn lùng
phòng cho thuê có cửa sổ thông ra hướng bắc, góc mái kiểu thế kỷ 18, gác
lửng kiểu Hà Lan, và giá thuê lại rẻ. Sau đấy họ mang vào vài lọ hợp kim
thiếc, một hai cái chảo nấu ăn dã chiến, và thế là một “quần cư” thành hình.
Hai cô Sue và Johnsy cùng thuê chung một căn phòng đơn giản ở tầng trên
cùng của một toà nhà ba tầng lụp xụp. “Johnsy” thực ra là tên thân mật của
California. Họ đã gặp nhau tại một hiệu ăn trên đường Số Tám, và khám phá
ra là họ có những sở thích tương đồng về nghệ thuật, rau diếp xoắn trộn
dấm, và thời trang với tay áo giám mục. Thế là họ cùng thuê chung một căn
phòng.
Đấy là vào Tháng 5 . Vào tháng 11, có một kẻ ngoại nhập mang theo giá lạnh
nhưng vô hình, mà các bác sĩ gọi là Viêm Phổi, rình rập trong “quần cư”,
móng vuốt giá băng quệt vào đây đó. Tên giặc đã ngang nhiên hoành hành
khu phía đông, hạ gục nhiều nạn nhân, nhưng hắn chỉ mới đặt chân chầm
chậm qua các lối ngõ như bàn cờ của mấy “vùng” nhỏ hẹp phủ đầy rêu.
Bạn sẽ không xem Thần Viêm Phổi như một quân tử già đầy hào hiệp.
Người con gái nhỏ vốn đã mất máu vì những trận gió ở Califỏnia thì lẽ ra
không đáng cho một kẻ bất tài già nua bận tâm đến. Nhưng hắn đã tấn công
Johnsy. Thế là cô nằm bẹp, không mấy cử động, trên chiếc giường sắt,
xuyên qua khung cửa sổ kiểu Hà Lan nhìn ra bức tường trơ trụi của căn nhà
gạch kế bên.
Một buổi sáng, vị bác sĩ đầy bận rộn mời Sue ra hành lang. Ông đang vẩy cái
nhiệt kế thăm bệnh để mực thuỷ ngân trong đó hạ xuống.
- Cơ may khởi bệnh của cô ấy áng chừng chỉ một phần mười. Và cơ may
này là tuỳ vào việc cô ấy có ý chí muốn sống hay không. Với cách con bệnh
chỉ ngóng chờ công ty mai táng đến thì sách thuốc nào cũng vô dụng. Cô
bạn nhỏ của cô đã bị ám ảnh là cô ấy sẽ không qua khỏi. Cô ấy có ý định gì
không?
- Chị ấy... chị ấy muốn có ngày nào đó vẽ tranh phong cảnh vịnh Naples.
- Vẽ tranh à? Thật là điên rồ! Cô ấy có bận tâm nặng nề về việc gì không,
chẳng hạn về một người đàn ông nào đó?
Cô Sue khịt mũi:
- Một người đàn ông à? Một người đàn ông thì có thể... mà không, bác sĩ ạ,
không có chuyện như thế.
Vị bác sĩ nói:
- Thế thì là do cô ấy quá yếu rồi. Tôi sẽ cố làm mọi cách mà khoa học cho
phép. Nhưng mỗi khi con bệnh của tôi bắt đầu nhẩm tính số lượng xe trong
chuyến đưa đám của họ thì xem như hiệu lực của thuốc men chỉ còn một
nửa. Nếu cô có cách khiến cho cô ấy hỏi han cô về thời trang mua đông thì
tôi có thể đoán chắc cơ may là một phần năm, thay vì là một phần mười.
Sau khi vị bác sĩ đi khỏi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc cho đến khi cái khăn
giấy Nhật tơi tả thành bột giấy. Rồi cô đường bệ đi vào phòng của Johnsy
với cái giá vẽ, miệng huýt sáo một điệu dân ca Mỹ rộn ràng.
Johnsy vẫn nằm bẹp, xem chừng không động đậy chút nào dưới tấm vải
giường, mặt hướng về cái cửa sổ. Sue ngưng huýt sáo, nghĩ là bạn mình
đang ngủ. Cô sắp xếp giá vẽ và bắt đầu dùng viết và mực để vẽ hình minh
hoạ cho một truyện để đăng trong một tạp chí. Trong khi các hoạ sĩ trẻ tuổi
phải dọn đường cho Hội Hoạ bằng cách vẽ tranh cho truyện ấy để dọn
đường cho Văn Chương. Khi Sue đang phác hoạ cái quần bảnh bao và gọng
kinh một tròng của một anh hùng (một tay cao bồi bang Idaho), cô nghe một
tiếng nho nhỏ, lặp lại vài lần.
Cô đi vội đến bên mép giường. Johnsy đang mở mắt, nhìn ra cửa sổ, và
đang đếm, đếm ngược: “mười hai”, và ít lâu sau: “mười một”, và sau
đấy “mười”, rồi “chín”, rồi “tám” và “bảy” gần như liền nhau.
Sue nhìn chăm chú bên ngoài cửa sổ. Có gì ở ngoài đấy đâu mà đếm? Chỉ
có một khoảng sân trống buồn nản, và bức tường trơ trụi của một căn nhà
gạch xa hơn chừng mười thước. Một dây thường xuân thật già cỗi, gốc vặn
vẹo mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Ngọn gió thu lạnh đã làm rơi
rụng đám lá, phơi bầy các nhánh gần như trơ trụi bám vào mấy mảng gạch
vụn vỡ. Sue hỏi?
- Cái gì vậy hở bồ?
Johnsy nói, gần như thì thầm:
- Sáu. Bây giờ rơi nhanh quá. Ba ngày trước còn gần cả trăm, đếm muốn
nhức đầu. Nhưng giờ thì dễ rồi. Thêm chiếc nữa. Giờ chỉ còn lại năm.
- Năm cái gì, noi cho Sue của bồ nghe nào!
- Năm chiếc lá. Trên cây thường Xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình
cũng sẽ ra đi. Minh đã biết như thế ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói cho
bạn biết à.
Sue càu nhàu, với giọng khinh miệt cao quý.
- Ô hay! Minh chưa bao giờ nghe có chuyện điên khùng như vậy. Mấy cái lá
thường Xuân thì có liên hệ gì đến việc bồ khỏi bệnh đâu nào? Và bồ vẫn thích
cái cây này, cô nàng hư đốn ơi! Đừng có ngốc nghếch. Sáng nay ông bác sĩ
nới với mình là cơ may của bồ khỏi bệnh hẳn... xem ông ấy nói gì nào... ông
ấy nói cơ may chính xácd là mười trong một! Đấy cũng bằng với cơ may
chúng mình có ơ New York để đáp tầu điện hay đi qua một toà nhà mới. Bây
giờ ăn một tí cháo, rồi mua ít tượu vang poóc-tô cho cô bé đang bệnh, và thịt
lợn cho chính tác giả ăn.
Johnsy vẫn dán mắt ra ngoài cửa sổ:
- Không cần phải mua rượu vang. Thêm một chiếc nữa. Không, mình không
muốn ăn cháo. Thế là còn có bốn. Mình muốn xem chiếc lá cuối cùng trước
khi trời tối. Khi ấy mình cũng sẽ ra đi.
Sue nghiêng mình trên cô:
- Johnsy ơi, bồ có thể hứa nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ khi
mình làm việc được không? Ngày mai mình phải đi giao mấy bức vẽ. Minh
cần ánh sáng, nếu không mình phải kéo rèm xuống.
Johnsy hỏi, giọng lạnh tanh:
- Bạn có thể vẽ trong phòng kia được không?
- Mình muốn ở kề bên bồ. Hơn nữa, mình không muốn bồ cứ nhìn mãi mấy
chiếc lá thường Xuân vô duyên đó.
- Cho mình biết khi nào bạn làm xong, vì mình muốn xem chiếc lá cuối cùng
rụng xuống. Mình chán chờ đợi rồi. Mình chán suy nghĩ. Mình muốn buông
xuôi tất cả, và thả người trôi xuống, xuống nữa, như là một trong mấy chiếc
lá mệt mỏi kia.
Johnsy nhắm mắt lại, mặt tái nhợt, năm yên như la một cái tượng bị sập đổ.
- Ráng ngủ đi. Mình muốn kêu ông Behrman lên để ngồi mẫu cho mình vẽ
một ông thợ mỏ già cô độc. Mình chỉ đi một phút. Đừng cựa quậy cho đến
khi mình trở lại.
Ông già Behrman là một hoạ sĩ sống ở tầng trệt bên dưới phòng của họ.
Ông đã quá sáu mươi, và có một chòm râu rậm như ông Moses hiện thân
trên bức điêu khắc của Michael Angelo. Behrman là cả một sự thất bại trong
nghệ thuật. Trong bốn mươi năm ông vung vẩy chiếc cọ mà không hề chạm
gần đến vạt áo của Người Tình. Ông luôn luôn muốn vẽ nên một kiệt tác,
nhưng chưa bao giờ bắt đầu. Trong vài năm nay ông không vẽ được gì ngoại
trừ thỉnh thoảng ít nét quấy quá cho giới thương mại và quảng cáo. Ông
kiếm tiền chút đỉnh bằng việc ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ trong quần cư
khi họ không muốn trả theo giá của người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống
rượu gin lu bù, và vẫn nói đến kiệt tác sắp đến của ông. Còn lại thì Behrnam
là một ông già nhỏ thó nhưng dữ tợn, hay chửi như té tát người nào tỏ ra
yếu đuối, và xem mình như là con chó giữ nhà để bảo vệ cho hai hoạ sĩ trẻ
sống ở tấng trên.
Sue tìm gặp behrman khi ông nồng nặc mùi rượu dâu trong căn phòng nhỏ
tối tù mù. Trong một góc là cái giá vẽ với khung vải trống trơn, suốtt hai
mươi lăm năm vẫn chờ đợi đường nét đầu tiên của một kiệt tác. Cô nói cho
ông nghe về chuyện hão huyền của Johnsy, về việc cô nàng – quả thật nhẹ
tênh và mỏng manh như một chiếc lá - sẽ trôi đi khi sự bám víu của cô vào
trần thế vốn đã yếu sẽ yếu thêm.
Ông già Behrman, với cặp mắt đỏ sòng sọc, lớn tiếng kinh thường và chế
diễu cho những điều tưởng tượng ngốc nghếch:
- Khốn khổ! ở đời sao lại có người ngu xuẩn muốn chết vì mấy cái lá rụng từ
một dây leo vô duyên như vậy? Tao chưa bao giờ nghe có chuyện này.
Không tao sẽ không ngòi làm mẫu cho một đứa ẩn cưa ngu ngốc như mày.
Tại sao mày lại để ý tưởng khùng điên đấy đi vào đầu của nó? Ôi dào, cái
con nhỏ Johnsy khốn khổ!
- Chị ấy đang yếu lắm, và cơn sốt làm cho đầu óc chị ấy trở nên bệnh hoạn
đầy những mơ tưởng kỳ quái. Được rồi, nếu ông không muốn ngồi làm mẫu
cho tôi cũng được. Nhưng tôi nghĩ ông là một ông già xấu tính – già vô tích
sự.
Ông Behrman tru tréo lên:
- Mày đúng là đàn bà! Ai bảo tao không muốn ngồi làm mẫu? Đi lên đi. Tao
sẽ đến. Cả nửa giờ đồng hồ rồi tao đã nói là tao sẵn sàng ngồi. Trời ơi! Đây
không phải là chỗ cô Johnsy có thể năm bẹp dưỡng bệnh được. Một ngày
nào đấy tao sẽ vẽ nên một kiệt tác, và bọn mình sẽ rời đi nơi khác. Trời ơi!
Đúng là phải như thế.
Johnst đang ngủ khi họ lên. Sue buông cái rèm cửa xuống, ra dấu bảo
Behrman đi vào phòng kia. Trong đấy, xuyên qua khung cửa sổ họ nhìn dây
thường
Xuân với nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói lời nào. Một cơn
mưa giá lạnh đang ập xuống dai dẳng, pha cùng với tuyết. Trong chiếc áo
xanh cũ kỹ, Behrman ngồi làm mẫu, giả làm một thợ mỏ ẩn cư, ngồi trên
một cái ấm lật ngược giả làm một tảng đá.
Khi Sue thức giấc vào buổi sáng sau giấc ngủ kéo dài một giờ, cô thấy
Johnsy đang vô hòn nhìn cái rèm màu sậm đã buông xuống. Johnsy thì thào:
- Kéo rèm lên. Mình muốn nhìn.
Sue mệt mỏi làm theo bạn.
- Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt
một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường Xuân dựa trên bức tường gạch.
Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có mầu xanh thẫm gần cuống, nhưng với
phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào
cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất.
Johnsy nói:
- Đấy là chiếc lá cuối cùng. Mình nghĩ chắc chắn nó đã rụng đêm qua. Mình
nghe tiếng gió. Nó sẽ rụng hôm nay, và mình sẽ chết cùng lúc với nó.
Sue nghiêng khuôn mặt tóp của cô kề cận cái gối:
- Cưng ơi là cưng! Nếu cưng không nghĩ đến chính bản thân cưng thì nên
nghĩ đến mình đây. Mình sẽ làm được gì chứ?
Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn cùng cực nhất trên thế gian là một
linh hồn chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình bí ẩn, xa thẳm. Điều mộng tưởng
dường như đã ảm ảnh cô mạnh mẽ hơn khi những dây nối buộc cô với tình
bạn và với trần thế đã bị lơi lỏng.
Ngày dần trôi, và dù qua khoảng không xám xịt, họ vẫn thấy chiếc lá đơn
độc bảm vào cuống của nó, dựa vào bức tường. Và rồi, khi màn đêm buông
xuống, gió bắc lại thổi, trong khi mưa vẫn đập vào các cửa sổ, chảy ồng ộc
xuống theo rìa mái nhà kiểu Hà Lan.
Khi đã có đủ ánh sáng buổi tinh sương, Johnsy, con người vô cảm, lại ra
lệnh kéo cái rèm xuống.
Chiếc lá thường Xuôn vẫn còn đấy.
Johnsy nằm một hồi lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, đang quậy nồi cháo ga
trên cái bếp ga. Cô nói:
- Minh là đứa hư, Sue à. Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho
thấy mình quả là độc ác. Muốn chết là một cái tội. Bây giờ bồ có thể mang
cho mình chút cháo, và ít sữa pha chút rượu vang póc-tô, và... không, mang
trước cho mình cái gương soi cầm tay, rồi chèn ít cái gối quanh mình, rồi
mình sẽ ngồi lên để xem bồ nấu nướng.
Một giờ sau, cô nói:
- Sue à, một ngày nào đấy mình sẽ vẽ cảnh vịnh Naples.
Ông bác sĩ đến vào buổi xế chiều, và khi ông trở ra Sue có cớ để đi ra ngoài
hành lanh. Ông nắm lấy bàn tay gầy, run rẩy của Sue đặt trong tay ông.
- Cơ may ngang bằng. Với công chăm sóc tận tuỵ của cô, cô sẽ thắng. Và
giờ tôi phải đến thăm một ca khác ở tầng dưới. Người bệnh là Behrman –
tôi nghĩ chừng đâu là một hoạ sĩ. Cũng viêm phổi. Ông ta già cả, yếu đuối,
cơn bệnh lại là cấp tính. Không có hi vọng gì, nhưng tôi sẽ đưa ông đến
bệnh viện để được thoải mái hơn.
Ngày kế, ông bác sĩ bảo Sue:
- Cô ấy qua khỏi cơn nguy rồi. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần dinh dưỡng và
chăm sóc – chỉ có thế thôi.
Buổi chiều ấy, khi Johsy đang đan một cái khăn quàng len mầu lam thật
đậm và xem vẻ rất vô dụng, Sue đến bên giường cô, đặt cánh tay quanh cô
và cũng quanh mấy cái gối.
- Mình có chuyện này nói cho bồ biết, cái con chuột trắng ơi. Ông Behrman
qua đời hôm nay ở bệnh viện vì chứng viêm phổi. Ông ấy nhuốm bệnh chỉ
trong có hai ngày. Người gác dan tìm thấy ông sáng ngày đầu tiên trong căn
phòng tầng dưới, thất thủ với cân đau đớn. Đôi giầy và quần áo ông ấy bị
ướt cả, lạnh như nước đá. Họ không thể hiểu nổi ông đã đi đâu trong một
đêm kinh hoàng như thế. Và rồi họ tìm thấy cái đèn bão, vẫn cháy, và một
cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ, vài cây cọ tơi tả, và nghiên mầu mới ít
mầu xanh và vàng, bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường Xuân
cuối cùng trên bức tường đấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ
bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Behrman
đấy - ông đã vẽ nó đúng vào đêm chiếc lá cuối cùng rơi rụng.
Regards, Guest!
Trong một quận nhỏ phia đông Washington, các con đường chạy ngoằn
nghoèo một cách điên dại, cắt quãng thành những dải nhỏ gọi là “vùng”.
Những “vùng” này lọt thỏm trong những góc và đường cong lạ kì. Một con
đương cắt ngang với chính nó một, hai lần. Một hoạ sĩ đã có lần khám phá
là con đường có thể có giá. Ví dụ như khi một nhân viên thu ngân cầm hoá
đơn của mầu vẽ, giấy và vải, sau khi đi dọc theo đường này bỗng thấy mình
đã đi vòng lại chỗ cũ mà không hề thu được một xu nào cả!
Thế nên đám hoạ sĩ chẳng bao lâu đã kéo đến phường Greenwich, săn lùng
phòng cho thuê có cửa sổ thông ra hướng bắc, góc mái kiểu thế kỷ 18, gác
lửng kiểu Hà Lan, và giá thuê lại rẻ. Sau đấy họ mang vào vài lọ hợp kim
thiếc, một hai cái chảo nấu ăn dã chiến, và thế là một “quần cư” thành hình.
Hai cô Sue và Johnsy cùng thuê chung một căn phòng đơn giản ở tầng trên
cùng của một toà nhà ba tầng lụp xụp. “Johnsy” thực ra là tên thân mật của
California. Họ đã gặp nhau tại một hiệu ăn trên đường Số Tám, và khám phá
ra là họ có những sở thích tương đồng về nghệ thuật, rau diếp xoắn trộn
dấm, và thời trang với tay áo giám mục. Thế là họ cùng thuê chung một căn
phòng.
Đấy là vào Tháng 5 . Vào tháng 11, có một kẻ ngoại nhập mang theo giá lạnh
nhưng vô hình, mà các bác sĩ gọi là Viêm Phổi, rình rập trong “quần cư”,
móng vuốt giá băng quệt vào đây đó. Tên giặc đã ngang nhiên hoành hành
khu phía đông, hạ gục nhiều nạn nhân, nhưng hắn chỉ mới đặt chân chầm
chậm qua các lối ngõ như bàn cờ của mấy “vùng” nhỏ hẹp phủ đầy rêu.
Bạn sẽ không xem Thần Viêm Phổi như một quân tử già đầy hào hiệp.
Người con gái nhỏ vốn đã mất máu vì những trận gió ở Califỏnia thì lẽ ra
không đáng cho một kẻ bất tài già nua bận tâm đến. Nhưng hắn đã tấn công
Johnsy. Thế là cô nằm bẹp, không mấy cử động, trên chiếc giường sắt,
xuyên qua khung cửa sổ kiểu Hà Lan nhìn ra bức tường trơ trụi của căn nhà
gạch kế bên.
Một buổi sáng, vị bác sĩ đầy bận rộn mời Sue ra hành lang. Ông đang vẩy cái
nhiệt kế thăm bệnh để mực thuỷ ngân trong đó hạ xuống.
- Cơ may khởi bệnh của cô ấy áng chừng chỉ một phần mười. Và cơ may
này là tuỳ vào việc cô ấy có ý chí muốn sống hay không. Với cách con bệnh
chỉ ngóng chờ công ty mai táng đến thì sách thuốc nào cũng vô dụng. Cô
bạn nhỏ của cô đã bị ám ảnh là cô ấy sẽ không qua khỏi. Cô ấy có ý định gì
không?
- Chị ấy... chị ấy muốn có ngày nào đó vẽ tranh phong cảnh vịnh Naples.
- Vẽ tranh à? Thật là điên rồ! Cô ấy có bận tâm nặng nề về việc gì không,
chẳng hạn về một người đàn ông nào đó?
Cô Sue khịt mũi:
- Một người đàn ông à? Một người đàn ông thì có thể... mà không, bác sĩ ạ,
không có chuyện như thế.
Vị bác sĩ nói:
- Thế thì là do cô ấy quá yếu rồi. Tôi sẽ cố làm mọi cách mà khoa học cho
phép. Nhưng mỗi khi con bệnh của tôi bắt đầu nhẩm tính số lượng xe trong
chuyến đưa đám của họ thì xem như hiệu lực của thuốc men chỉ còn một
nửa. Nếu cô có cách khiến cho cô ấy hỏi han cô về thời trang mua đông thì
tôi có thể đoán chắc cơ may là một phần năm, thay vì là một phần mười.
Sau khi vị bác sĩ đi khỏi, Sue đi vào phòng vẽ và khóc cho đến khi cái khăn
giấy Nhật tơi tả thành bột giấy. Rồi cô đường bệ đi vào phòng của Johnsy
với cái giá vẽ, miệng huýt sáo một điệu dân ca Mỹ rộn ràng.
Johnsy vẫn nằm bẹp, xem chừng không động đậy chút nào dưới tấm vải
giường, mặt hướng về cái cửa sổ. Sue ngưng huýt sáo, nghĩ là bạn mình
đang ngủ. Cô sắp xếp giá vẽ và bắt đầu dùng viết và mực để vẽ hình minh
hoạ cho một truyện để đăng trong một tạp chí. Trong khi các hoạ sĩ trẻ tuổi
phải dọn đường cho Hội Hoạ bằng cách vẽ tranh cho truyện ấy để dọn
đường cho Văn Chương. Khi Sue đang phác hoạ cái quần bảnh bao và gọng
kinh một tròng của một anh hùng (một tay cao bồi bang Idaho), cô nghe một
tiếng nho nhỏ, lặp lại vài lần.
Cô đi vội đến bên mép giường. Johnsy đang mở mắt, nhìn ra cửa sổ, và
đang đếm, đếm ngược: “mười hai”, và ít lâu sau: “mười một”, và sau
đấy “mười”, rồi “chín”, rồi “tám” và “bảy” gần như liền nhau.
Sue nhìn chăm chú bên ngoài cửa sổ. Có gì ở ngoài đấy đâu mà đếm? Chỉ
có một khoảng sân trống buồn nản, và bức tường trơ trụi của một căn nhà
gạch xa hơn chừng mười thước. Một dây thường xuân thật già cỗi, gốc vặn
vẹo mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Ngọn gió thu lạnh đã làm rơi
rụng đám lá, phơi bầy các nhánh gần như trơ trụi bám vào mấy mảng gạch
vụn vỡ. Sue hỏi?
- Cái gì vậy hở bồ?
Johnsy nói, gần như thì thầm:
- Sáu. Bây giờ rơi nhanh quá. Ba ngày trước còn gần cả trăm, đếm muốn
nhức đầu. Nhưng giờ thì dễ rồi. Thêm chiếc nữa. Giờ chỉ còn lại năm.
- Năm cái gì, noi cho Sue của bồ nghe nào!
- Năm chiếc lá. Trên cây thường Xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì mình
cũng sẽ ra đi. Minh đã biết như thế ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói cho
bạn biết à.
Sue càu nhàu, với giọng khinh miệt cao quý.
- Ô hay! Minh chưa bao giờ nghe có chuyện điên khùng như vậy. Mấy cái lá
thường Xuân thì có liên hệ gì đến việc bồ khỏi bệnh đâu nào? Và bồ vẫn thích
cái cây này, cô nàng hư đốn ơi! Đừng có ngốc nghếch. Sáng nay ông bác sĩ
nới với mình là cơ may của bồ khỏi bệnh hẳn... xem ông ấy nói gì nào... ông
ấy nói cơ may chính xácd là mười trong một! Đấy cũng bằng với cơ may
chúng mình có ơ New York để đáp tầu điện hay đi qua một toà nhà mới. Bây
giờ ăn một tí cháo, rồi mua ít tượu vang poóc-tô cho cô bé đang bệnh, và thịt
lợn cho chính tác giả ăn.
Johnsy vẫn dán mắt ra ngoài cửa sổ:
- Không cần phải mua rượu vang. Thêm một chiếc nữa. Không, mình không
muốn ăn cháo. Thế là còn có bốn. Mình muốn xem chiếc lá cuối cùng trước
khi trời tối. Khi ấy mình cũng sẽ ra đi.
Sue nghiêng mình trên cô:
- Johnsy ơi, bồ có thể hứa nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ khi
mình làm việc được không? Ngày mai mình phải đi giao mấy bức vẽ. Minh
cần ánh sáng, nếu không mình phải kéo rèm xuống.
Johnsy hỏi, giọng lạnh tanh:
- Bạn có thể vẽ trong phòng kia được không?
- Mình muốn ở kề bên bồ. Hơn nữa, mình không muốn bồ cứ nhìn mãi mấy
chiếc lá thường Xuân vô duyên đó.
- Cho mình biết khi nào bạn làm xong, vì mình muốn xem chiếc lá cuối cùng
rụng xuống. Mình chán chờ đợi rồi. Mình chán suy nghĩ. Mình muốn buông
xuôi tất cả, và thả người trôi xuống, xuống nữa, như là một trong mấy chiếc
lá mệt mỏi kia.
Johnsy nhắm mắt lại, mặt tái nhợt, năm yên như la một cái tượng bị sập đổ.
- Ráng ngủ đi. Mình muốn kêu ông Behrman lên để ngồi mẫu cho mình vẽ
một ông thợ mỏ già cô độc. Mình chỉ đi một phút. Đừng cựa quậy cho đến
khi mình trở lại.
Ông già Behrman là một hoạ sĩ sống ở tầng trệt bên dưới phòng của họ.
Ông đã quá sáu mươi, và có một chòm râu rậm như ông Moses hiện thân
trên bức điêu khắc của Michael Angelo. Behrman là cả một sự thất bại trong
nghệ thuật. Trong bốn mươi năm ông vung vẩy chiếc cọ mà không hề chạm
gần đến vạt áo của Người Tình. Ông luôn luôn muốn vẽ nên một kiệt tác,
nhưng chưa bao giờ bắt đầu. Trong vài năm nay ông không vẽ được gì ngoại
trừ thỉnh thoảng ít nét quấy quá cho giới thương mại và quảng cáo. Ông
kiếm tiền chút đỉnh bằng việc ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ trong quần cư
khi họ không muốn trả theo giá của người mẫu chuyên nghiệp. Ông uống
rượu gin lu bù, và vẫn nói đến kiệt tác sắp đến của ông. Còn lại thì Behrnam
là một ông già nhỏ thó nhưng dữ tợn, hay chửi như té tát người nào tỏ ra
yếu đuối, và xem mình như là con chó giữ nhà để bảo vệ cho hai hoạ sĩ trẻ
sống ở tấng trên.
Sue tìm gặp behrman khi ông nồng nặc mùi rượu dâu trong căn phòng nhỏ
tối tù mù. Trong một góc là cái giá vẽ với khung vải trống trơn, suốtt hai
mươi lăm năm vẫn chờ đợi đường nét đầu tiên của một kiệt tác. Cô nói cho
ông nghe về chuyện hão huyền của Johnsy, về việc cô nàng – quả thật nhẹ
tênh và mỏng manh như một chiếc lá - sẽ trôi đi khi sự bám víu của cô vào
trần thế vốn đã yếu sẽ yếu thêm.
Ông già Behrman, với cặp mắt đỏ sòng sọc, lớn tiếng kinh thường và chế
diễu cho những điều tưởng tượng ngốc nghếch:
- Khốn khổ! ở đời sao lại có người ngu xuẩn muốn chết vì mấy cái lá rụng từ
một dây leo vô duyên như vậy? Tao chưa bao giờ nghe có chuyện này.
Không tao sẽ không ngòi làm mẫu cho một đứa ẩn cưa ngu ngốc như mày.
Tại sao mày lại để ý tưởng khùng điên đấy đi vào đầu của nó? Ôi dào, cái
con nhỏ Johnsy khốn khổ!
- Chị ấy đang yếu lắm, và cơn sốt làm cho đầu óc chị ấy trở nên bệnh hoạn
đầy những mơ tưởng kỳ quái. Được rồi, nếu ông không muốn ngồi làm mẫu
cho tôi cũng được. Nhưng tôi nghĩ ông là một ông già xấu tính – già vô tích
sự.
Ông Behrman tru tréo lên:
- Mày đúng là đàn bà! Ai bảo tao không muốn ngồi làm mẫu? Đi lên đi. Tao
sẽ đến. Cả nửa giờ đồng hồ rồi tao đã nói là tao sẵn sàng ngồi. Trời ơi! Đây
không phải là chỗ cô Johnsy có thể năm bẹp dưỡng bệnh được. Một ngày
nào đấy tao sẽ vẽ nên một kiệt tác, và bọn mình sẽ rời đi nơi khác. Trời ơi!
Đúng là phải như thế.
Johnst đang ngủ khi họ lên. Sue buông cái rèm cửa xuống, ra dấu bảo
Behrman đi vào phòng kia. Trong đấy, xuyên qua khung cửa sổ họ nhìn dây
thường
Xuân với nỗi lo sợ. Rồi họ nhìn nhau một lúc, không nói lời nào. Một cơn
mưa giá lạnh đang ập xuống dai dẳng, pha cùng với tuyết. Trong chiếc áo
xanh cũ kỹ, Behrman ngồi làm mẫu, giả làm một thợ mỏ ẩn cư, ngồi trên
một cái ấm lật ngược giả làm một tảng đá.
Khi Sue thức giấc vào buổi sáng sau giấc ngủ kéo dài một giờ, cô thấy
Johnsy đang vô hòn nhìn cái rèm màu sậm đã buông xuống. Johnsy thì thào:
- Kéo rèm lên. Mình muốn nhìn.
Sue mệt mỏi làm theo bạn.
- Nhưng xem kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió xoáy dữ tợn suốt
một đêm dài, vẫn còn một chiếc lá thường Xuân dựa trên bức tường gạch.
Đấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn còn có mầu xanh thẫm gần cuống, nhưng với
phần rìa te tua pha mầu vàng của sự tàn tạ, chiếc lá vẫn dũng cảm bám vào
cái cành cao dăm bảy mét cách mặt đất.
Johnsy nói:
- Đấy là chiếc lá cuối cùng. Mình nghĩ chắc chắn nó đã rụng đêm qua. Mình
nghe tiếng gió. Nó sẽ rụng hôm nay, và mình sẽ chết cùng lúc với nó.
Sue nghiêng khuôn mặt tóp của cô kề cận cái gối:
- Cưng ơi là cưng! Nếu cưng không nghĩ đến chính bản thân cưng thì nên
nghĩ đến mình đây. Mình sẽ làm được gì chứ?
Nhưng Johnsy không trả lời. Nỗi cô đơn cùng cực nhất trên thế gian là một
linh hồn chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình bí ẩn, xa thẳm. Điều mộng tưởng
dường như đã ảm ảnh cô mạnh mẽ hơn khi những dây nối buộc cô với tình
bạn và với trần thế đã bị lơi lỏng.
Ngày dần trôi, và dù qua khoảng không xám xịt, họ vẫn thấy chiếc lá đơn
độc bảm vào cuống của nó, dựa vào bức tường. Và rồi, khi màn đêm buông
xuống, gió bắc lại thổi, trong khi mưa vẫn đập vào các cửa sổ, chảy ồng ộc
xuống theo rìa mái nhà kiểu Hà Lan.
Khi đã có đủ ánh sáng buổi tinh sương, Johnsy, con người vô cảm, lại ra
lệnh kéo cái rèm xuống.
Chiếc lá thường Xuôn vẫn còn đấy.
Johnsy nằm một hồi lâu nhìn nó. Và rồi cô gọi Sue, đang quậy nồi cháo ga
trên cái bếp ga. Cô nói:
- Minh là đứa hư, Sue à. Có cái gì đó đã khiến chiếc lá vẫn ở đấy để cho
thấy mình quả là độc ác. Muốn chết là một cái tội. Bây giờ bồ có thể mang
cho mình chút cháo, và ít sữa pha chút rượu vang póc-tô, và... không, mang
trước cho mình cái gương soi cầm tay, rồi chèn ít cái gối quanh mình, rồi
mình sẽ ngồi lên để xem bồ nấu nướng.
Một giờ sau, cô nói:
- Sue à, một ngày nào đấy mình sẽ vẽ cảnh vịnh Naples.
Ông bác sĩ đến vào buổi xế chiều, và khi ông trở ra Sue có cớ để đi ra ngoài
hành lanh. Ông nắm lấy bàn tay gầy, run rẩy của Sue đặt trong tay ông.
- Cơ may ngang bằng. Với công chăm sóc tận tuỵ của cô, cô sẽ thắng. Và
giờ tôi phải đến thăm một ca khác ở tầng dưới. Người bệnh là Behrman –
tôi nghĩ chừng đâu là một hoạ sĩ. Cũng viêm phổi. Ông ta già cả, yếu đuối,
cơn bệnh lại là cấp tính. Không có hi vọng gì, nhưng tôi sẽ đưa ông đến
bệnh viện để được thoải mái hơn.
Ngày kế, ông bác sĩ bảo Sue:
- Cô ấy qua khỏi cơn nguy rồi. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần dinh dưỡng và
chăm sóc – chỉ có thế thôi.
Buổi chiều ấy, khi Johsy đang đan một cái khăn quàng len mầu lam thật
đậm và xem vẻ rất vô dụng, Sue đến bên giường cô, đặt cánh tay quanh cô
và cũng quanh mấy cái gối.
- Mình có chuyện này nói cho bồ biết, cái con chuột trắng ơi. Ông Behrman
qua đời hôm nay ở bệnh viện vì chứng viêm phổi. Ông ấy nhuốm bệnh chỉ
trong có hai ngày. Người gác dan tìm thấy ông sáng ngày đầu tiên trong căn
phòng tầng dưới, thất thủ với cân đau đớn. Đôi giầy và quần áo ông ấy bị
ướt cả, lạnh như nước đá. Họ không thể hiểu nổi ông đã đi đâu trong một
đêm kinh hoàng như thế. Và rồi họ tìm thấy cái đèn bão, vẫn cháy, và một
cái thang đã bị rời khỏi nơi cất giữ, vài cây cọ tơi tả, và nghiên mầu mới ít
mầu xanh và vàng, bồ nhìn ra ngoài cửa sổ xem, nhìn chiếc lá thường Xuân
cuối cùng trên bức tường đấy. Bồ có đặt nghi vấn tại sao nó không bao giờ
bay lất phất khi có gió thổi không? Cưng ơi, đó là kiệt tác của ông Behrman
đấy - ông đã vẽ nó đúng vào đêm chiếc lá cuối cùng rơi rụng.
Regards, Guest!