CON NHÀ AI
Hai vợ chồng chúng tôi đang sửa soạn đi xem phim, bỗng một hồi chuông kêu rú lên. tôi ra mở cửa. Đứng trước mặt tôi là một chú bé đen sạm vì phong sương.
- Cháu là con nhà ai thế? ố Tôi hỏi chú bé nhưng nó không trả lời và bẻn lẻn nhìn tôi.
- Bố! ố Nó ấp úng gọi.
- Cái gì ...? ố Tôi đứng ngây người ra.
- Có chuyện gì thế? ố Vợ tôi đang soi gương sốt ruột hỏi.
- Có một thằng bé nào đó đến đây và gọi anh là bố ..!
- Gọi là bố à? ố Vợ tôi hỏi lại và đâm bổ ra cửa. Nàng hầm hầm nhìn tôi rồi lại nhìn thằng bé.
- Cháu vừa nói đây là bố cháu ư? ố Nàng hỏi.
- Thằng nhóc dở hơi ở đâu tự nhiên dẫn xác đến rồi gọi anh là bố ...!
- Khoan đã! ố Người vợ rít lên ố Bây giờ chúng ta sẽ biết nó có phải dở hơi thật không. Chẳng phải vô cớ mà tôi đã từng do dự xem có nên lấy anh hay không ố Cô ta quay về phía đứa bé và ngọt ngào hỏi:
- Thế ai là mẹ của cháu?
- Mẹ chứ còn ai ... Chú bé không hiểu sao khóc nất lên.
- Như vậy là trước đấy cô không muốn lấy tôi chứ gì ố Tôi cười mỉa ố Được, được ...
- Thằng bé nói láo ố Vợ tôi hét lên rồi lại nhìn thằng nhỏ ố Thế mà cháu không biết xấu hổ à?
Chú bé lại khóc nất lên rồi rút trong túi ra một tấm ảnh. Trên bức ảnh đó tôi nhìn thấy hai vợ chồng tôi ố Quái gỡ thật! ố Tôi lẩm bẩm, nhưng đúng lúc ấy vợ tôi ngắt lời tôi:
- Hượm đã, hượm đã ... mà cũng có thể đó là thằng con của chúng ta đang sống ở nhà quê với bà nội.
- Chính con đây! ố Chú bé thốt lên.
- Tư, con trai bé bỏng của mẹ ố Vợ tôi thút thít khóc ố Con hãy tha lỗi cho mẹ vì mẹ đã không nhận ra con.
- Con không phải là Tư, con là anh của nó.
- Hừ, thế mà cũng đòi làm mẹ ố Tôi nói ố Con đẻ mà cũng không nhận ra. Ba, con lại đây với bố nào.
Chú bé lại lắc đầu quầy quậy. Té ra đây là thằng con lớn nhất tên là Hai.
- Chà, các con chúng nó mới lớn nhanh làm sao ố Vợ tôi nói và ôm lấy chú bé.
- Thế mà anh có cảm giác như mới hôm qua chúng ta vừa đưa chúng về nhà quê. Thế con đến đây làm gì?
- Bố mẹ biết không, con đi học bị muộn, sợ bà mắng nên trèo lên xe buýt đến đây!
- Mày giỏi thật! ố Vợ tôi nói ố Bỏ học đi chơi lêu lỏng. Đúng là lối giáo dục "nhà quê"!