NHỮNG VẦN THƠ VỀ MẸ
Dòng sông đời mẹ
Nhớ năm xưa đọc sách châu Ô
Lòng đã yêu một con sông màu ngọc
Dòng sông ấy quẫy trăm lần không đục
Lọc trăm lần nước chẳng thể trong hơn.
Ngày thương yêu anh về Kiến Giang
Thấy bóng nước con đò trong chuyện kể
Càng thấu hiểu dòng sông đời mẹ
Vẫn xanh hoài trong nắng trong mưa
"Làng em đây, anh đừng xa lạ
Đây là nơi em đã sinh ra"
Với anh không có gì khác cả
Nếu bảo rằng: nơi anh đã sinh ra
Nước trôi đi lồng lộng sắc trời
Sông gửi lại màu xanh trong sử sách
Ai người làm thơ, ai người giúp nước
Năm mái hò trên sóng mãi ngân nga
Anh trở về ngụp lặn trên sông
Tắm đời mình trong cội ngờ uồn sâu thẳm
Rửa sạch hết bao nhiêu bụi lấm
Anh soi mình trên mặt nước như gương
ngờ uồn Kiến Giang rừng có nhiều trầm
Mẹ nói thế, trầm thơm từ vạn cổ
Điều anh mãi tự hào xứ sở:
So với người, trầm đâu phải thơm hơn
Nếu bao giờ em quên đi năm tháng
Phủi nghĩa đời như bụi trên tay
Em sẽ hiểu hết niềm căm giận
Của dòng sông em đã soi mày
Nếu bao giờ đời bắt anh dừng chân
Anh sống lại từng ngày sông núi
Trong cõi riêng, anh sẽ về lặn lội
Nơi dòng sông thương nhớ tới vô cùng.
***
Có một bài thơ của nhà thơ Nguyễn Duy, viết về tình cảm một bà mẹ
*** Hơi ấm ổ rơm ***
"Tôi gõ cửa ngôi nhà gianh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm
"Nhà mẹ hẹp, nhưng còn mê chỗ ngủ"
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm.
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm,
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng,
Trong hơi ấm hơn ngàn chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò.
Hạt gạo nuôi tất cả chúng ta no,
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người"
Khi đọc bài này, tôi thích nhất là những câu cuối. "Những cọng rơm xơ xác gầy gò", nhưng vẫn mang "hơi ấm của ngàn chăn đệm", "cái ấm nồng nàn như lửa", có phải đó chính là hơi ấm xuất phát từ tình cảm, từ tấm lòng của bà mẹ nghèo với mái nhà gianh mộc mạc?
Tình cảm ấy liệu có còn ở thời hiện đại?