• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

1001 CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG!!!

Status
Không mở trả lời sau này.
Bạn già
Nguyễn Hộ

I
Tiếng chuông cửa réo mạnh, kéo dài. Ông Luân buông tờ báo Giải phóng, lột kính, xỏ dép bước ra sân. Ông dừng lại một giây để phán
đoán. Ai bấm chuông nghe thật lạ. Ba chục năm nay, khách của ông không ai bấm chuông kiểu như vậy. Chắc là quân quản, những
anh chàng đeo băng đỏ tìm nhà vắng chủ. Ông Luân sửa bộ cho ngay ngắn hơn trong bộ pyjama, hỏi qua cánh cửa sắt; "Ai đó?" "Xin
lỗi... tìm nhà ai ạ?" Người khách có giọng nói hơi khàn, nhưng không lạ. "xin lỗi, có phải nhà ông Luân không?" "Vâng, tôi là Luân
đây, nhưng tôi chưa hân hạnh được biết ông". Người khách reo lên bên kia cửa sắt: "ối mày đó hả Luân. Tao đây. Thời đây".
Cửa vừa hé, ông Thời đã nhảy bổ vào ông Luân, thoi vào bụng, đấm vào lưng. Cử chỉ quá thật thà này hoàn toàn không hợp với ông
Thời, một người bệ vệ, trán hói, áo trắng cụt tay bỏ ngoài quần theo đúng mốt riêng của cán bộ lãnh đạo cấp cao thời bấy giờ. Còn ông
Luân thì trái lại, dáng cao ráo, khắc khổ, thông tuệ trộn lẩn, tạo thành hình dáng một cây thông già cam phận nắng gió. Ông Luân
đứng sững, cố lùi ra xa để nhìn khuôn mặt người bạn đã chia tay đúng ba chục năm. Ông Thời cứ huyên thuyên hỏi và ông Luân chỉ
đáp lại bằng cái siết tay thật chặt, bằng ánh mắt rưng rưng cảm động. Ông Luân lẩm nhẩm vô thức: "Ôi! Thời! Ông... mày....toa, toa là
một đấng anh hùng". "Ôi thần kỳ biết bao... cuộc hội ngộ tam thập niên... thần kỳ biết bao!"
Chai rượu Martel cất trong tủ ly từ rất lâu được lấy ra. Mồi lấy từ tủ lạnh gồm những thứ cá thịt dễ chế biến dự trữ để chiến sự kéo dài.
Việc dọn đồ nhậu hoàn toàn do ông Thời đảm nhận còn ông Luân thì mách nước chỗ nào có cái gì quý nhất để ông thời lôi hết ra.
Rượu rót tràn. Cốc chạm. Họ uống như vừa mừng gặp lại vừa để làm quen, kiểu làm quen của hai người bạn ý hợp tâm đầu từ những
ngày xưa.
Cách đây ba mươi năm, Thời và Luân cùng học ở Chasseloup Laubat, cùng ở lục tỉnh lên và cùng ở một phòng trọ. Luân con nhà khá
giả, Thời thuộc hạng trung lưu. Thời học trung bình, tính hiếu động, thích thể thao, hay ồn áo, đánh lộn. Luân học giỏi, tính trầm lặng,
thích văn chương. Họ si mê nhau như đôi tình nhân. Khi đến tuổi yêu đương, cả hai cùng yêu một nữ sinh áo tím. Về sau, nàng áo tím
đi lấy chồng, cả hai thất tình và nhận ra mình ngu hơn con gái. Rồi Luân được gọi về quê cưới vợ. Họ chia tay sau khi tốt nghiệp. Cuộc
kháng chiến bùng nổ, Luân nhận được thư Thời, chỉ vỏn vẹn mấy chữ: Mình ra bưng biền. Tạm biệt!" Luân muốn theo bạn nhưng
hoàn cảnh không cho phép. Luân còn vợ dại, con thơ, còn điền sản. Anh mừng cho Thời, luyến tíc tình bạn, giữ mãi mấy chữ của
Luân trong ngăn tủ. Có mấy chữ thôi - thật ra là chỉ vì hai chữ: bưng biền - mà phải dấu đút, đôi khi định hủy đi. Nhưng Luân không
nỡ. Chẳng lẽ lại sợ cả thủ bút của thằng bạn. Hèn! Thế là Luân giữ cho đến bây giờ.
Chén tạc chén thù một hồi cả hai đều nhận ra mình không phải là dân sâu rượu. Họ bắt đầu ngắm nhìn nhau, nhận diện nhau. Thời đã
gần sáu mươi. Luân sáu mươi chẳn. Thời bị huyết áp do làm lãnh đạo, ít vận động chân tay, hút thuốc nhiều, họp nhiều, nên đang
kiêng rượu mạnh. Còn Luân là học giả, phải làm con mọt sách từ các thư viện nhà nước cho đến tủ sách riêng. Kinh nghiệm dạy: nát
rượu không thể làm nghề biên khảo được. Bởi vậy, ông không bao giờ uống rượu trừ khi cần xã giao. Luân đã là tác giả, dịch giả của
hơn trăm quyển sách, đã thành nổi tiếng một phần không thuốc, không rượu, chỉ sự nghiệp và họ đều là người già, đang đứng bên kia
đỉnh dốc của cuộc đời, phía mặt trời lặn. Phút hoài niệm thời sôi nổi trẻ trung vụt qua nhanh đi. Bên tách trà màu gan gà, họ trở về với
hiện tại mà mỗi người đều ngỡ ngàng trước những trang mới của lịch sử, dù trên mái tóc của họ, muối đã nhiều hơn tiêu và trên trán đã
có nhiều nếp nhăn cố định. Khi chia tay họ không còn toa moa nữa. Bây giờ là tôi, ông và ông, tôi.
II
Trong nhiều năm liền, ông Thời gần như có mặt thường xuyên ở nhà ông Luân vào những chiều chủ nhật không bận việc lãnh. Họ nói
chuyện suốt buổi, có khi đến thâu đêm. Sau đó, khi, ông Luân gói cho ông Thời một chồng sách, tạp chí tiếng Pháp, tất cả đều là đồ
xưa cũ. Ông lãnh đạo - Ông Luân nói - cái này chắc cần cho ông. Những cái này, rất cần đó, mỗi ngày một nặng thêm. Khi thì là sách,
là tạp chí đóng tập, khi thì những collection do ông Thời suy tầm. Tất cả đều đóng bìa da hoặc bọc cẩn thận trong những chemise bọc
da. Ông Thời thường đi xe đạp đến chơi nhà ông Luân giống như lần đầu (lần đó, ông Luân mỉm cười khen ông Thời: Ông làm giống
cụ Phan đỗ đại khoa vẫn mặc áo thâm, chân đất thăm bạn). Nhưng về sau này ông phải đi xích lô để mang sách về và mang sách trả.
Thư ký ông Thời - người được giao đọc, tóm lược giúp ông - chỉ hăng hái được thời gian đầu. ít lâu sau, ông thư ký này phải nhờ cô thư
ký giỏi Hán Nôm đọc tiếp sức. Cuối cùng, cả hai nam nữ thư ký đều khéo léo từ chối công việc này. Ông Thời đành phải chấp nhận,
bởi vì, công việc nặng nhọc ấy hoàn toàn không có thù lao gì. Tình cảnh đó buộc ông Thời phải năng lui tới ông Luân hơn
"Sách có ích gì cho ông không?". Một hôm, ông Luân hỏi. Đầu tiên, ông Thời nói: "Có, nhiều lắm. Tôi thận trọng hơn trong các chủ
trương". Nhưng sau đó, ông cười khẩy nói ngược lại: "Không! Sách của ông chỉ làm khổ tôi. Nó làm tôi lúng túng khi nghĩ, khi nói.
Tôi nghĩ chậm hơn, nói kém lưu loát, thậm chí còn nói lắp". "Chao ôi, đến thế sao?". Ông Luân thảng thốt. Ông Thời nói: "Sách của
ông cưới mất trí khôn của tôi, nó chỉ tố cáo tôi ngu. Ông Luân định nói: "Chức năng của sách là làm cho người ta thấy mình ngu. Kẻ
nào thấy mình dốt, kẻ đó sẽ được khai sáng", nhưng ông kịp ngừng lại. Ông Thời nói: "Trước đây tôi có thể nói chuyện với tất cả mọi
đám đông. Tôi đã nói với các sĩ quan, các kỹ sư, bác sĩ, văn nghệ sĩ. Tôi đã nói về chăn nuôi với những người nuôi trâu sữa. Tôi cũng
đã dạy người nông dân cần phải làm ba cuộc cách mạng ra sao. Chẳng những nói, tôi đã hành động: duyệt đề án này, khen ngợi hoặc
bác bỏ tác phẩm nọ. Và... tôi đã đánh giá người này là tốt, người kia là...". Ông Thời bắt đầu nói lắp bắp trước ông Luân như một học
trò không thuộc bài. "Vâng - ông Thời tiếp, chính tôi cũng đã chửi các triết gia cổ điển, đã tìm thấy những hạn chế của các đại văn hào,
đã phê phá kém cỏi tính quần chúng của nhạc giao hưởng, nói chung, tôi không cảm tình với sách vỡ cũ và người viết ra nó. Đối với
tôi, tất cả mọi hiện tượng xã hội được chia ra làm hai, trước Mác và sau Mác, trước khi có Đảng và sau khi có Đảng. Trước và sai, hoặc
hạn chế. Ngược lại, sau là đúng, là tiến bộ. Tôi không biết tại sao không ai cãi lại tôi, người ta còn hoan hô tôi. Trên đường hoạn lộ, tôi
hành trình suôn sẻ. Và tôi đã nói nhiều, người ta in những điều tôi nói thành sách. Sách của tôi đứng tên cũng đã tới một chồng, cũng
đóng bìa da, gáy vàng. Như thế đấy. Như thế..."
Ông Thời nói tới đây thì nghẹn, ông lấy mùi xoa hỉ mũi. Xong lại cười nhưng lại uống hết cốc rượu này đến cốc rượu khác. Lần đầu
tiên ông Thời say, trái lại, ông Luân ngồi như pho tượng. Ông cảm thấy lo sợ như người có tội. Ông định nói ra để tự giải thoát nhưng
lại sợ bị bắt tội, đành thôi. ý nghĩ được lưu giữ trong đầu ông cũng ác và cũng vị kỷ lắm. Ông nghĩ: Hóa ra lâu nay chính ông Thời, bạn
cố tri của ông, người hùng thời đại đã cuốn hút ông không sa ngã về phía khác, nhưng do ít kiến thức ông Thời cũng đã từng gây tội lỗi
và đã sám hối. Song, ông lại giận ông và giận những quyển sách đã làm cho ông Thời phải cân phân giữa tri thức và quyền lực trong
tuổi sáu mươi. Chính ông và sách đã tạo ra nỗi khổ này, nó có nguy cơ đánh mất tình bạn cao quý giữa hai người.
III
ít lâu sau, ông Luân được tin ông Thời thất sủng, thay vì ở trong cấp ủy lãnh đạo, ông bị chuyển sang làm chuyên môn. Lý do vì ông
đã tỏ ra am hiểu lãnh vực văn hóa, xã hội, do đọc nhiều sách. Ông Luân tự thấy mình có lỗi đã để bạn rời khỏi cương vị lãnh đạo. Ông
muốn gặp ông Thời để giãy bày tâm trạng và chấm dứt con đường quan hệ bằng sách vở. Nhưng chờ mãi không thấy ông Thời đến,
cũng không nghe tin tức về ông. Trước đây, hầu như ngày nào cũng thấy ông Thời xuất hiện trên ti vi và báo chí. Nhưng gần đây, chỗ
của ông đã có người khác thay thế. Lũ trẻ ở nhà đồn rằng, ông Thời đã rút lui nhưng ông Luân không tin, e rằng, ông Thời đã rút lui
nhưng ông Luân không tin, e rằng đó là chuyện bẻm mép của trẻ con. Ông Luân nghĩ: giả sử như có chuyện rút lui của ông Thời thì
ông cũng sẽ tới đây, đến với ông và tủ sách oan nghiệt đã làm ông chùn bước trên con đường quyền lực. Ông Luân tự trách mình đã
quá lãnh đạm với cuộc sống, đã quen thói trùm chăn và mọt sách, không chia sẻ gì được với ông Thời, một người bạn thủy chung trọn
vẹn với ông. Nhưng biết làm sao được, ông Luân đã quen cách sống ấy và cũng chỉ muốn giữ cách sống ấy cho tới cuộc đời. Và
những ngày trông ngóng ông Thời đến mòn mỏi chỉ làm ông Luân thêm lãnh đạm hơn đối với cuộc sống bên ngoài ngôi nhà của mình.
Ông đã quyết định ngồi lỳ trong thư phòng để biên dịch những quyển sách còn dang dở. Ông chỉ xuống nhà ăn khi có tiếng chuông
điện do bà Luân hoặc sắp nhỏ bấm. Chỉ có tiếng chuông thật khẽ khàng ấy mới vời được ông, còn những tiếng reo khác thì ông bỏ
ngoài tai. Ông cũng không nói, tự cấm khẩu với người trong nhà. Ông chỉ lắc đầu và gật đầu khi cần thiết. Hình như ông muộn tự hành
hạ mình để tạ lỗi với bạn và hy vọng mơ hồ rằng ông có thể kết thúc sự nghiệp một cách trọn vẹn
Rồi một hôm, ông nhận ra, tất cả những ý định của ông đã trở thành ảo tưởng. Ông chỉ làm được cái việc đóng kín trong thư phòng.
Còn việc biên dịch thì hoàn toàn thất bại. Chữ nghĩa và đầu óc chống lại ông. Hình ảnh ủ rũ của ông Thời trong lần gặp cuối cùng ám
ảnh ông. Mặc cảm tội lỗi hành hạ ông mãi. Ông Luân đau một trận thập tử nhất sinh. Từ đó không ai nghe thấy gì về ông nữa.
Vài tháng sau, ông Thời bấm chuông sau khi bước xuống từ chiếc xe hơi đời mới thật sang. Ông béo tròn, da thịt căng hồng như vừa đi
mỹ viện về. Không, ông chỉ đi một vòng thế giới thôi. Báo chí vừa nói về chuyến đi của ông. Đó là một chuyến đi khá dài để nghiên
cứu, tham quan, học tập và hoạch định một chương trình lớn để hợp tác với nước ngoài. Nghe đâu ông đang là nhân vật lớn của Chính
phủ với cái thế rất vững của vùng trọng điểm lương thực và của cơ chế thoáng.
Viên thư ký lăng xăng chạy theo ông, tay ôm gói thật lớn bọc giấy hoa, dây buộc màu đỏ có thắt nơ. Tự tay ông Thời bấm chuông. Hồi
chuông dội lại, qua cửa sắt, kéo dài. nhưng ông đợi mãi chẳng thấy nhà học giả tóc bạc mặc pyjama mở cổng. Ông hơi nhíu mày. Lát
sau, cánh công xịch mở. Một mái tóc bom bê ló ra. Nhác thấy một người bệ vệ và chiếc xe sang trọng đậu trước cổng cô bé lạ hoắc lè
lưỡi ù té chạy vào trong, gọi í ới: "Má ơi má! có ông nào... í, có khách!". Người đàn bà tất tả chạy ra, hay tay còn dính đầy cám heo,
nước nhểu ròng ròng theo những ngón tay gầy guộc tím tái. Người đàn bà rụt rè thưa: "Thưa, ông tìm ai?". Viên thư ký nhanh nhẩu:
"Ông chủ nhà này, học giả Thế Luân đâu?". Ông Thời đẩy viên thư ký sang một bên bước tới, giọng từ tốn hơn: "Tôi là bạn của nah
Ba Luân, muốn ghé thăm ảnh!" Người đàn bà hỏi ông: Phải ông là ông Thời không? Ông gật đầu, người đàn bà mừng rỡ chạy vào
trong và trở ra với phong thư. Người đàn bà nói: Ông Luân nhờ tôi, nếu có ông Thời đến thì trao thư này". Cánh cổng khép lại. Ông
Thời mở thư ra. Ông lẩm nhẩm đọc, vỏn vẹn có mấy chữ: "Tôi về bưng biền. Vĩnh biệt. Luân". Ông Thời đứng lặng, bức thư vẫn run
nhè nhẹ trong tay.
 
Những cậu bé ăn kem.

Tôi đã đến thị trấn nhỏ này nhiều lần và chẳng còn lạ gì cảnh những đứa bé ăn xin mặt mũi lấm lem chạy hết quán này đến quán khác xin tiền của khách du lịch. Tôi không phải là khách du lịch, tôi đến đây để làm việc, nhưng cũng không ít lần khó chịu vì bị 1 vài đứa bé nhằng nhẵng đi theo đòi 1 vài đồng bạc lẻ.

Hôm nay, cũng như mọi khi, sau khi rời máy bay, tôi đến 1 quán giải khát nhâm nhi 1 cốc bia trước khi trở về khách sạn. Quán hôm nay khá đông nhưng không thấy bóng dáng 1 đừa trẻ ăn xin nào. Tôi nghỉ chân được 1 lúc thì có 2 thằng bé ăn mặc khá luộm thuộm bước vào quán. Đây chắc chắn là 2 đứa trẻ ăn xin nhưng tôi không bận tâm lắm vì tôi biết ông chủ quan sẽ đuổi bọn chúng ra ngoài ngay thôi. Nhưng tôi đã lầm !Ông chủ quán vẫy tay về phía bọn trẻ, gọi to :
-Cần gì vậy 2 chàng trai ?
-Ở đây có kem hoa qủa không ạ ?
-Tất nhiên là có, vậy 2 cậu cần loại gì ?
-Dạ, có những loại như thế nào ạ ?
Tôi nghe ông chủ quan giới thiệu về từng loại kem, giá cả, mùi vị và thậm chí còn phân tích cho chúng thấy loại nào thì được nhiềug người ưa chuộn hơn. Cuối cùng thì 2 cậu bé chọn 2 cốc kem trung bình về giá cả trong tiệm. Chúng ăn có vẻ rất ngon lành, thì như các bạn biết đấy, những đứa trẻ ăn xin như thế này hiếm khi được ăn những món ăn mà mọi người cho rằng rất bình thường. Khi ăn xong, đứa trẻ lớn hơn rút trong túi ra những đồng bạc lẻ, vừa vặn tiền 2 cốc kem đưa cho chủ quán. Người chủ vừa đếm tiền vừa nói :
-2 cậu đã chuẩn bị sẵn tiền rồi cơ à, thật sòng phẳng.
Lũ trẻ tạm biệt ông chủ quan ra về, chúng không còn vẻ sợ sệt như lúc đầu mới bước vào quán nữa. Khi chúng chuẩn bị bước ra khỏi cửa,ông chủ còn cố với theo:
-Cảm ơn 2 cậu, lần sau lại đến nhé!
Tôi tiến lại gần chỗ thanh toán tiền và nói:
-Này anh bạn, tôi thích cái cách anh đối xử vớ những đứa trẻ.
-Anh biết đấy, những đứa trẻ ở thị trấn này sống rất khó khăn. Chắc chắn ăn 1 cốc kem là 1 quyết định táo bạo, nhất là phải vào nơi chúng luôn bị xua đuổi. Chúng ăn và vẫn trả tiền cơ mà, tại sao chúng lại không được đối xử bình thường như những người khách khác? Nếu anh đối xử với chúng như những thằng ăn cắp, chắc chắn chúng sẽ thừa lúc sơ hở, "chôm" của anh thứ gì đó. Nhưng nếu được đối xử như những người khách hàng tử tế, chúng sẽ cư xử như những khách hàng lịch thiệp khác.
Người chủ cửa hàng không phải là người quen của tôi, tôi cũng không đến quán của anh ta thường xuyên, nhưng qua cái cách hành xử của mình, anh ấy đã khiến tôi khâm phục, khẩu phục. Cửa hàng của anh ấy tuy nhỏ nhưng luôn đông khách vì anh ấy đã biết cách làm cho khách hàng cảm nhận được giá trị đích thực của mình.

Tammy Reed
 
Cựu lạc và địa ngục

Trước kia có vị đại từ thiện, một hôm trong mộng được Diêm Vương dẫn đi thăm quan địa ngục, trong địa ngục phát hiện mọi người đang cãi nhau. Vốn là ở địa ngục có một cái bàn lớn, trên bàn bày một số món ăn, mỗi người cầm một cái thìa rất dài. Do thìa quá dài nên không có cách nào đưa thức ăn vào miệng, mà dùng tay thì không với được thức ăn nên mỗi người đều hí hoáy nghĩ cách đưa thức ăn vào miệng với cái thìa dài trong tay. Nguyên nhân cãi nhau là thao tác chiếc thìa quá dài mà va chạm với nhau.

Tiếp theo, ông ta lại lên thăm viếng cõi cực lạc. Thật kỳ lạ, quang cảnh nơi đây không khác gì địa ngục, cũng một chiếc bàn lớn, với các món ăn và những chiếc thìa rất dài. Điểm duy nhất khác nhau là mọi người ở đây ăn uống với nhau một cách vui vẻ. Tại sao vậy? Vì mọi người dùng chiếc thìa rất dài đó để xúc thức ăn cho nhau, do đó, mọi người đều có thể ăn được, không ai tranh chấp hay gây khó dễ.

Thiên Đàng và Địa Ngục không có gì khác biệt , nhưng nó khác nhau chỉ tại vì con người đã sống và đối xử với nhau như thế nào, chúng ta sống với nhau bằng tình yêu thương,quan tâm ,chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau thì lúc đó chúng ta đang sống trong Thiên Đàng, còn nếu chúng ta chỉ biết nghĩ cho riêng mình, chỉ biết ganh ghét nhau , không biết giúp đỡ nhau, thì chẳng khác nào chúng ta đang sống trong địa ngục. Vậy qua câu chuyện này, chúng ta hãy bắt đầu thay đổi cách sống, để chúng ta có thể sống trong Thiên Đàng tình yêu,tuy chúng ta nghĩ mình đang chịu mất mát thiệt thòi khi nghĩ và quan tâm cho người khác, nhưng thật ra, chúng ta đang nhận lại tất cả và còn nhiều hơn chúng ta nghĩ khi chúng ta biết trao ban và giúp đỡ lẫn nhau. Còn khi chúng ta tích trữ cho bản thân mà không hề biết chia sẻ, thì chúng ta đang mất dần bản tính lương thiện của con người , chúng ta đang mai mọt dần trong sự ích kỷ và hạnh phúc sẽ không bao giờ đến với chúng ta
 
Một ly sữa

Trưa hôm đó, có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi, cậu liều xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô bé ra mở cửa. Và thay vì xin gì đó để ăn, cậu đành xin một ly nước uống. Cô bé trông cậu có vẻ đang đói nên bưng ra một ly sữa lớn.
Cậu bé uống xong, hỏi "Tôi nợ bạn bao nhiêu?"
"Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt."
Cậu bé cám ơn và đi khỏi. Lúc này, Howard Kelly thấy tự tin hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều.
Nhiều năm sau, cô gái đó bị căn bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ trong vùng bó tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị . Tiến sĩ Howard Kelly được mời khám. Khi nghe tên địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng loé lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy và đi đến phòng bệnh nhân và nhận ra cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã gắng sức cứu được cô gái này . Sau thời gian dài, căn bệnh của cô gái cũng qua khỏi. Trước khi tờ hoá đơn thanh toán viện phí được chuyển đến cô gái, ông đã viết gì đó lên bên cạnh.
Cô gái lo sợ không dám mở ra, bởi vì cô chắc chắn rằng cho đến hết đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này.
Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn....
"Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa."
(Ký tên)
Tiến sĩ Howard Kelly.
Nước mắt vui mừng cứ thế dâng trào và lời từ trái tim cô gái thốt lên trong nước mắt: "Cảm ơn ông!."

Đây là câu chuyện có thật. Dr. Howard Kelly là một nhà vât lý lỗi lạc , đã sáng lập ra Khoa Ung thư tại trường Đại học John Hopkins năm 1895
 
Bạn
Tác giả : Nguyễn Trí Thông
1. Tôi nhận được tin Tùng đi giật dây chuyền bằng xe phân khối lớn và đã bị bắt vào buổi sáng mà đến chiều vẫn chưa hết bàng hoàng. Người tôi như lâng lâng, như hẫng đi, cứ cồn lên bồi hồi khó tả. Tôi mở tủ, lần giở cuốn album. Vẫn còn đây tấm hình đen trắng cũ kỹ, bốn thằng tôi Tùng– Huy– Thông- Quốc trèo trên một khẩu pháo đại bác trước Viện bảo tàng Sở Thú, đứa nào cũng toét miệng cười quá đỗi hồn nhiên. Đó là năm học lớp ba. Chín năm, mọi sự thay đổi đến lạ kỳ. Quốc chuyển trường từ những năm cấp hai, lặn biệt tăm và bây giờ nghe đâu học rất dữ dội bên Lê Hồng Phong. Tôi và Huy vẫn học chung với nhau đến tận lớp mười hai, trải qua mọi yên bình và êm ả của đời học sinh. Duy chỉ có Tùng, nó không đi thẳng mà rẽ ngoặt, bước ngoặt đó lớn quá. Tôi nhớ, mới năm ngoái tôi còn thấy nó đi học bên Phan Đăng Lưu hay chạy ngang nhà tôi, gặp mẹ tôi còn chào rất lễ phép, vậy mà… Suốt cả buổi chiều hôm đó lòng tôi cứ băn khoăn, day dứt mãi.
2. Tôi thuộc loại người sống phải có bạn bè như thể phải có khí trời để thở vậy. Những ngày nghỉ học ôn thi hoặc nghỉ lễ, người tôi cứ bải hoải, thèm được đến lớp để nhìn những gương mặt thân quen, chọc phá hoặc bông đùa một câu gì đấy. Bạn thì tôi có rất nhiều, trong lớp ngoài lớp đủ cả. Giờ tan học, từ trên lớp ở lầu một xuống bãi giữ xe tôi cứ phải nhe răng cười chào liên tục những người bạn gặp dọc đường. Bản thân tôi tự giác hình thành một nỗi sợ: sợ vô ý gặp bạn thân trên đường mà quên cười chào. Nỗi sợ bạn phật lòng ấy nhiều khi tôi thấy nó thật chính đáng, nhiều khi lại thấy trẻ con và buồn cười đến lạ!
3. Đôi lúc, tôi tự kinh ngạc với chính mình, tại sao lại có thể cùng lúc kết giao được với những người bạn khác nhau đến vậy? Tôi yêu thích, đôi khi thậm chí tôn sùng những người bạn văn chương. Chơi với họ, sống với họ, tôi tự nhìn thấy mình được nâng lên nhiều lắm. Vậy mà khi chơi với những đứa bạn suy nghĩ thật nông cạn, không tâm hồn, không cảm xúc, lại thấy vẫn dễ dàng như thường. Tôi hoang mang quá, không biết bản chất thực của mình là đâu. Rồi lại hay tự an ủi bằng tư tưởng A.Q: “Như vậy dù sao cũng tốt hơn. Thích nghi tốt mà!”.
4. Có lần tôi chợt điếng người khi nhận ra rằng: “Bạn thì tôi có vô số kể, nhưng bạn thân thì chưa được trọn vẹn một đứa!”. Tôi nhớ hoài năm học lớp mười một, khi tôi còn là Phó Bí thư Đoàn trường, trong một lần cắm trại ở Củ Chi, đêm đến khi mọi người đốt lửa trại, quây quần bên nhau thành từng toán, hoặc ca hát, hoặc kể chuyện tiếu lâm, hoặc ngồi canh nồi chè sôi liu riu, tôi lại chui vào lều nằm một mình, tự nhiên thấy cô độc khủng khiếp. Mấy trăm người bạn bỗng chốc xa hút, tiếng đàn ghita bập bung, tiếng hát, tiếng cười nói lao xao cũng xa hút, tất cả chợt nhạt nhẽo quá, lạc lõng quá! Tôi đưa tay bíu lấy mép lều đã lạnh cóng đẫm sương đêm, trông lên bầu trời lạnh lùng cứ thẫm một màu khinh bạc, và giữa trời chấp chới một vì sao đơn côi lạnh giá. Một nỗi buồn chợt ập đến làm đông cứng cả người tôi. Nỗi buồn ấy bắt đầu từ chân, nọ chạy dọc theo sống lưng, len vào từng chân tóc, vào tận đầu lưỡi. Nó chạy đến đâu, người tôi tê cứng đến đó. Có lẽ sau này, mãi mãi không bao giờ tôi quên được cái nỗi buồn lạnh buốt gây ra bởi sự cô độc đó, cô độc giữa hàng trăm người bạn…
5. Huy học chung với tôi mười hai năm. Với khoảng thời gian dài đó, những đứa không chơi cũng phải chơi với nhau thôi, huống hồ tôi với Huy đã chơi chung từ năm lớp hai cho nên thân là phải. Hai thằng có thể ngồi kể cho nhau nghe những suy nghĩ, những dự tính một cách thoải mái, chân tình, dẫu những suy nghĩ đó đôi khi cao đẹp đôi khi xấu xa. Chỉ tiếc một nỗi Huy không thích và mù tịt về văn chương. Đó là một sự hụt hẫng lớn trong tình bạn của chúng tôi. Cho nên tôi luôn coi Huy là ba phần tư người bạn thân của mình mà thôi.
Quỳnh lại khác. Là con gái, nhưng nó rất hiểu tôi, đặc biệt trong những lúc nói chuyện về văn chương. Nó từng tuyên bố với đám bạn học: “Thằng T. là bạn tâm giao của Quỳnh”. Câu nói đó của nó làm tôi cảm động và sung sướng. Nhưng đôi khi nghĩ kỹ lại, tôi chợt nhận ra điều đó chưa hoàn toàn. Tôi con trai, Quỳnh con gái, chỉ mỗi một sự tâm đắc về văn chương thôi làm sao đủ xây nên một chiếc cầu nối kết hai tâm hồn vốn khác biệt nhau về tâm sinh lý. Rốt cuộc, Quỳnh cũng chỉ là ba phần tư người bạn thân của tôi.
Tôi không tìm được bạn thân vì tôi khó khăn quá chăng? Có nhiều người khi nói chuyện cảm thấy rất tâm đầu ý hợp, nhưng càng đi sâu, sự bất tương đồng bắt đầu manh nha và càng tăng. Điều đó thường gây cho tôi một nỗi thất vọng. Từ thất vọng, tôi đâm ra e dè và sợ sệt, vì biết đâu chính mình cũng có thể gây ra nỗi thất vọng cho người khác bằng cách đó. Thế là tôi không còn dám bộc lộ hết mình như trước, nói năng cũng giữ kẽ, thậm chí đôi khi còn cố tình làm người khác hiểu sai mình đi. Và tôi biết, với cách sống như thế, mãi mãi sẽ không bao giờ tôi có thể tìm được một người bạn tâm giao…
6. Tôi lại đứng trên bục, huơ tay huơ chân, gân cổ lên mà hét về kế hoạch cho một chuyến cắm trại hoặc buổi liên hoan cuối năm, với một hy vọng mong manh sẽ nối kết bạn bè lại ở lần họp mặt cuối cùng của cái tập thể không mấy đoàn kết này. Và tôi biết, ba mươi mấy người bạn của tôi ở dưới kia, sẽ có người thông cảm với ước mong của tôi, nhưng cũng sẽ có người coi gã bí thư này suốt năm chuyên lăng xăng làm những trò trẻ con. Quả thực là như thế!
Ngày học cuối cùng, của lớp mười hai, của cả một đời học trò sắp khép lại, tôi chợt lơ vơ nhớ tới người bạn đầu tiên trong đời đi học của tôi hồi lớp một. Ngày ấy, tôi là một học sinh chậm tiến, cuối giờ luôn phải ở lại để cô giáo kèm thêm cách tập đọc, tập viết vì không theo kịp bạn bè, lại nhút nhát nên không dám và không chơi với bất kỳ ai. Suốt cả năm lớp một tôi chỉ biết mặt và biết tên người bạn gái ngồi kế bên – chính bạn ấy là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều, và trong thâm tâm tôi luoon xem bạn là người chị gái của mình.
Ngày học cuối cùng, của lớp mười hai, của cả một đời học trò sắp khép lại, tôi chợt bồi hồi nghĩ đến những người bạn đã lần lượt bước qua đời mình…
Tụi bạn tôi giờ đang chí choé ký tên áo của nhau, cả đám con gái, ngày thường vốn rất trang nghiêm và điềm đạm, ý tứ là thế, giờ cũng đưa áo dài lên cho ký, nào là “mến thương”, nào là “kỷ niệm”, rồi cả “forever” nữa… Tôi thì chỉ mong, tha thiết một điều rằng, năm sau nếu có tình cờ gặp nhau trên đường, xin đừng làm ngơ và chỉ cần cười chào một cái, vậy là đủ rồi!
 
Cô có phải là Thượng đế không?

Vào một buổi tối trong một kỳ nghỉ đông lạnh lẽo, một đứa bé trai khoảng sáu bảy tuổi đang đứng phía ngoài cửa sổ của một nhà kho. Cậu bé không có giày để mang, quần áo của cậu thì rách rưới.
Một phụ nữ trẻ đi ngang qua, cô nhìn thấy cậu bé và cô đọc được nỗi khao khát trong đôi mắt xanh của cậu bé. Cô nắm lấy tay cậu bé và dẫn cậu vào trong nhà kho rồi cô mua cho cậu một đôi giầy mới và một bộ quần áo ấm.
Sau đó cô dắt cậu trở ra và nói với cậu: “Bây giờ cháu có thể trở về nhà và có một kỳ nghỉ đông thật hạnh phúc”.
Cậu bé chăm chú nhìn cô rồi hỏi: “Cô có phải là Thượng đế không?”.
Người phụ nữ nhìn cậu bé, mỉm cười và trả lời: “Không cháu à, cô chỉ là một trong số đứa con của Thượng đế”.
Đứa bé đáp lại: “Cháu biết rồi, cô phải là Thượng đế thôi!”.
 
Á đại gia
Tác giả : Trương Thái Du
Không thể tin tôi đã đánh mất những giấc mơ ở một thời điểm chưa xa hiện tại lắm. Đến giờ này tôi vẫn còn nhớ như in giấc mơ khá kinh dị năm lên ba tuổi: Quả bóng đen nặng chịch treo lơ lửng nơi góc màn xám tăm tối. Nó cùng đỉnh màn cứ chực rơi đè xuống tôi rồi lại nảy về vị trí cũ. Như định mệnh, vui buồn trong thế giới chiêm bao cũng là đời sống của tôi. Khởi đầu bằng nỗi ám ảnh rất giống tai họa, song nói chung các giấc mơ đẹp vẫn nhiều. Nhộn nhất là lần tôi thấy mình bay lên tầng bốn tòa chung cư rệu rã và cố tỏ tình với người yêu qua song sắt chuồng cu cơi nới diện tích.

Tôi quyết phải tìm lại bằng được giấc mơ sau quãng thời gian trống trải dằng dặc. Cảm giác bất lực vì mình không còn biết mơ nữa luôn hành hạ tôi. Bước khỏi giường mỗi sáng tôi châm vội điếu thuốc, đoạn ngồi chồm hổm trên bàn xí bệt vừa rít khói vừa cố lục lọi trí nhớ tìm dấu vết ảo ảnh đêm. (Thật thiếu khiếm nhã, nhưng cái thế ngồi quê kệch kia đã trở thành thói quen không thể bỏ của tôi). Sau đó tôi ăn bận chỉnh tề và một mình ra khỏi nhà khá sớm. Nói không ngoa, tôi gần như đã thuê tháng chiếc bàn dưới tán tre ngà trong một trà quán sang trọng giữa trung tâm Sài Gòn. Từ bảy giờ đến bảy giờ bốn lăm, tôi vừa ăn sáng, vừa uống cà phê và tiếp tục truy bức não bộ.

Vẫn bặt tăm tín hiệu nhận diện, dù chỉ là nửa mảnh giấc mơ rơi rớt đâu đó.

Người ta cần gì trong cuộc đời này? Giấc mơ hẳn phải có mối liên hệ nào đó với thực tế. Chỉ cần mở máy tính xách tay và thiết lập kết nối internet không dây, hằng hà sa số trang tử vi điện tử sẽ cho biết những điều tôi đang quan tâm?

Sinh nhật của tôi nằm trong cung con cua, khái quát năm nay là: Các quan hệ phát triển tích cực. Sự nghiệp viên mãn, ban phát nhiều cơ hội sự nghiệp cho người khác là sự nghiệp của bạn. Tình yêu luôn được ru ngủ trong sự sung túc giữa một môi trường xa xỉ. Vấn đề tiền bạc của bạn nằm ở chỗ tiêu xài ra sao, chứ không phải kiếm nó bằng cách nào. Lo lắng duy nhất là sức khỏe, bạn rất cần một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý…

Tổng quan tròn trịa gớm! Tôi ghét trò bập bênh nước đôi tàng ẩn trong ấy. Sự nghiệp của tôi chưa phải đã lên tột đỉnh. Năm ngoái tôi đi du lịch nước Nga, quà khuyến mãi là tấm bằng thạc sĩ có nghĩa lý gì đâu. So đọ, giá cả chẳng hề mềm. Tôi đã tìm đủ số người đồng thuyền, góp tiền ở mức độ chấp nhận được. Hội đồng học thuật đào tạo từ xa của trường đại học kia sẽ sang đây thăm thú. Khoảng giải lao giữa các hành trình di sản, họ bảo chẳng thành vấn đề nếu chúng tôi muốn trình luận án tiến sĩ tại một góc nhà hàng của khách sạn bốn sao nào đó. Dĩ nhiên bình phong ngăn tạm nên tách bạch bao tử và cái đầu, ẩm thực và tri thức. Khi giấy bút, bảng biểu xếp vào một góc, bữa đánh chén vinh qui hiện ra trong chớp mắt. Càng tiện! Bằng cấp sau đó chuyển về qua đường bưu điện. Sự sáng tạo lúc nào chả giản dị một cách hài hước.

Hạnh phúc ư? Ai đấy từng bảo hạnh phúc không phải là điểm đến cụ thể. Nó là một tiến trình. Chớ nói hiện tại tôi không hạnh phúc. Biết đâu ở thì tương lai, tôi bất chợt hình dung lại những buổi sáng một mình chờ cà phê nhỏ giọt trong không gian rất thanh cảnh này và thốt lên “nó mới đẹp làm sao!”. Rõ ràng đấy sẽ là hạnh phúc.

Tình yêu tôi đã từng có. Nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cho thấy tình yêu chỉ gói gọn trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Chất hóa học xúc tác sẽ thổi bùng lưỡi lửa trên vỏ não bạn. Dù không phải ngọn đuốc vĩnh cửu, với tôi, nó sẽ chẳng bao giờ tắt. Nó mãi mãi lơ lửng và tiệm cận với trục trách nhiệm của đồ thị đời sống.

Tiền bạc thì rất nhàn nhã, không phải trách nhiệm của tôi! Vợ tôi là cổ đông sáng lập một tập đoàn lớn đã niêm yết trên thị trường chứng khoán.

***

Ngày làm việc của tôi rất bận rộn. Tôi gánh vác hẳn một ngân hàng thương mại cổ phần, trên danh phận, cho gia đình vợ và những chú ba chú bảy nào đó chỉ nghe tên mà chưa được diện kiến. Trước mặt tôi là ba chiếc điện thoại bàn cài ba kiểu chuông khác nhau nhưng cùng một tiết tấu khó chịu luôn giục giã. Hai con di động có thể hát vài bài ca thời thượng bị lấn át, đành để ở chế độ rung. Chúng lúc nào cũng chực nhảy xuống sàn nhà. Giờ nghỉ trưa tôi cấm tiếp tân nối dây nói, tắt máy cầm tay song đâu được rảnh rang. Hàng đống văn bản, báo cáo, biểu đồ, dự án, kế hoạch… chen nhau xếp hàng dưới thanh taskbar cuối màn hình máy tính, đợi đôi mắt có thị lực rất kém của tôi lướt qua.

Tối thiểu tôi phải gia sức gấp đôi người khác ở vị thế tương đương, vì trong mọi trường hợp, tôi không có quyền ra quyết định. Nhiệm vụ của tôi là ghi nhận mọi thứ, chuyển chúng vào kênh thông tin nội bộ của những người chủ thực sự và chờ. Chu trình “lãnh đạo” của tôi chỉ kết thúc khi nắm được phản hồi và xử lý thông tin đầu vào theo đường hướng đã được thẩm duyệt.

Các đối tác không hiểu vai trò yếm thế của tôi trong hệ thống thường gọi tôi là “Ông rùa” và chê tôi quá cẩn trọng. Về nguyên tắc, ngân hàng là nơi đồng tiền chảy từ gò đến trũng. Hơn nữa, với một nền kinh tế thiếu vốn tư bản bẩm sinh, tốc độ chảy không thể chặn đứng dòng chảy. Thế nên tôi cũng khá “được việc”.

Tôi thường vươn vai giải lao mỗi khi bước lên xe đến các cuộc hẹn, các bàn tiệc bán chữ ký hoặc công vụ điếu đóm. Khốn thay trần xe du lịch nào chẳng thấp. Ườn lưng chồm lên ghế trước, nhìn người tái xế toát mồ hôi trong dòng xe cộ nhung nhúc trên đường tôi vẫn tự vấn: Xã hội đang đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn hay đầy đủ vật chất hơn nhưng lắm phiền toái? Có thể tôi may mắn hơn nhiều người. Tôi không phải giang nắng, hít khói bụi, nhưng chẳng vì thế mà kém bất mãn. Tokyo giờ tan tầm, Bắc Kinh bước vào ngày mới hay London một chiều cuối tuần nắng đẹp chắc chắn đông đúc hơn thành phố này nhiều. Phải chăng họ không hề vô tổ chức nên tôi vẫn thấy dễ thở.

Trăm lần như một, giữa chiến trường giao thông nội thị tôi lại muốn mình biết bay, lại nhớ đến những giấc mơ bay bổng xa ngái. Bay là vượt. Vượt sức ỳ. Vượt quán tính. Vượt qua lực hút quả đất… Loài người vượt lên mặt bằng muông thú, nhờ những giấc mơ vượt thực tại? Tôi bỗng bật cười nhớ đến nhà giáo dục nọ. Ông từng lý luận không nên cho học sinh dùng máy tính bỏ túi. Ông sợ các thế hệ tiếp nối luôn đau đầu với một bài toán cộng trừ giản đơn nhất. Tôi võ đoán: con người tinh khôn đầu tiên từ chối hang đá, nhánh cây, hốc đất để dùng cành lá ghép thành mái nhà ấm áp chắc phải là một tiền bối cách mạng vĩ đại. Cộng đồng ở trần đóng khố của cụ có lẽ chưa thể phản bác bằng khoa học: rời bỏ tự nhiên là đối mặt với nguy cơ mất đề kháng với môi trường khắc nghiệt. Song mười mươi số đông sẽ dè bỉu bằng lối hoài cổ, bằng gương cố nhân, bằng sức mạnh bầy đàn. Tuồng như họ rất có lý: kẻ sinh ra và lớn lên dưới vỏ bọc an lành, chắc chắn không chết thì cũng ốm thập tử nhất sinh nếu trở lại hang đá, nhánh cây, hốc đất.

Xã hội loài người tinh khôn tột đỉnh, hôm nay, thế kỷ hai mốt vẫn lẫm lũi dùng con dao nhiều lưỡi phát quang trí tuệ. Thuốc nổ phá đá, thuốc nổ giết người, thuốc nổ làm pháo hoa… Chiếc máy lạnh trong ôtô của tôi đang góp phần gia tăng nhiệt độ không khí bên ngoài, đang làm da tôi khô ráp, nhốt hết bã thải trong mồ hôi vào gan vào thận, và cũng khiến tôi xem thường khói bụi, nắng gió.

Thế mới biết giấc mơ của tha nhân, của bạn và của tôi luôn bình đẳng trong trắc trở. Giấc mơ là dự cảm của khối óc để con người mở trói chính mình.

***

Tôi thường về nhà rất khuya. Rượu bia càng nhiều thì tôi càng tỉnh táo. Sự tỉnh táo giống như một cái máy vừa bảo dưỡng định kỳ đã nạp đầy nhiên liệu. Vợ tôi không biết điều đó. Nàng thường pha cho tôi một ly cà phê rất đậm trước khi muốn trao đổi gì đấy. Nói chung toàn chuyện tiền nong. Thật ra mọi thứ nàng hay ai đó quyết hết rồi. Từ trao đổi có thể hiểu là thông báo. Tôi cũng chẳng rõ từ khi nào, thông báo xong vợ tôi luôn dành cho tôi câu cảm ơn rất khách sáo, như thể lời kết sau mỗi cuộc họp với đối tác kinh doanh. Thậm chí có lần ăn nằm thỏa mãn, nàng trót mồm ghi phiếu ân huệ cho tôi với khẩu khí mậu dịch toàn cầu. Tôi ngạc nhiên nhưng nàng im lặng tỉnh bơ, chẳng thèm biện hộ.

Con tôi, trai gái đủ đôi. Tôi rất yêu chúng và cũng khá nghiêm khắc. Chỉ tiếc thời gian tôi ở bên chúng chẳng được nhiều. Từ ngày có con tôi nghiệm ra khối điều rất riêng. Thực tình chữ hiếu xưa nay chỉ hiểu theo một chiều: công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Giọt máu của tôi, tôi phải yêu thương là đương nhiên. Tôi yêu con chính là tôi yêu bản thân mình lần thứ hai. Sự hiện diện của con cái trên đời luôn là thứ hạnh phúc tuyệt đỉnh của bất cứ bậc cha mẹ nào. Khó nhọc rèn giũa hoặc nai lưng vì sinh kế là nghĩa vụ và quyền lợi của kẻ làm cha làm mẹ. Nền văn minh nông nghiệp xa xưa nén trong hiếu đễ trách nhiệm của kẻ làm con khá nặng nề. Họ phủ nhận chiều tương tác con cái – cha mẹ. Suy nghĩ cập thời khiến tôi dò xét lại quan hệ của tôi với cha mẹ mình. Tôi nhận ra ông bà đã đánh mất quá nhiều cơ hội tốt để trở nên giàu có, cho bản thân họ và chúng tôi. Nếu sau tấm bằng đại học, mỗi anh em tôi được thêm mảnh đất lận lưng làm vốn ra đời thì chắc chắn giờ đây tôi không ở trong cái thế “của vợ - công chồng” trái ngang này. Dù gì tôi nghĩ chỉ để nghĩ mà thôi. Kinh tế gia đình tôi thư thả, bà xã vẫn đều đều báo hiếu bên nội, thảo thơm cùng anh chị em. Tôi chẳng màng nhắc đến sai lầm của ông bà với ai.

Ngày xưa, một trong những giấc mơ lớn lao nhất của tôi là tiền, thật nhiều tiền. Nghèo luôn song hành với hèn, với nhục. Tôi đã trải qua quá nhiều bài học.

Tôi không phủ nhận vợ mình hơi xấu, tôi đến với nàng cũng có vật chất đưa đẩy. Tuy nhiên khách quan mà nói, nhan sắc kia hoàn toàn hợp với tôi khi nớ: mặt mày bình thường, không cao không thấp, cưỡi xe đạp, lơ ngơ vác tấm bằng đại học đậu vớt còn thơm mùi mực đi xin việc. Tôi đoán tôi hơn người ở chỗ thật thà. Không thật thà chắc tôi sẽ uất lên mà chết, khi mẹ hai đứa nhỏ yêu cầu cha chúng xác nhận trên tờ giấy vô cảm rằng tôi đứng tên chủ công ty giúp vợ, vốn liếng là tài sản riêng của ngoại tộc!

Vì thật thà, tôi cứ tin có điều huyền diệu nào đó giữa những giấc mơ bình dị hằng đêm của loài người. Dần dần tôi bị mất ngủ. Có những đêm tôi thức trắng, kê cao gối. Ánh mắt len qua khe rèm, vượt qua cửa sổ kiếng, tôi bất động hàng giờ nhìn trân trối bóng cây cột đèn đổ lên bức tường rào rất cao chôn đầy chông sắt và miểng chai.

Thấy biểu hiện bất thường, vợ tôi bắt đầu theo dõi. Nàng thay anh trợ lý mẫn cán và đổi luôn lái xe mới cho tôi. Mạng nhện điệp viên bất lực. Nàng lên tiếng:

“Anh giải thích cho em được không?”
“Mười mấy năm anh làm việc hết mình cho gia đình em đáng giá bao nhiêu?”
“Với mức lương tuyệt hậu mươi triệu một tháng, trừ ăn tiêu anh còn tổng cộng năm sáu trăm triệu” Vợ tôi tính rất nhanh.
“May mắn, so với vài ngàn tỷ của nổi ở gia đình em thì nó không đáng kể. Nhưng cả đời chưa bao giờ anh được cầm số tiền lớn như vậy. Mai em thu xếp cho anh”.
“Kế hoạch của anh là…”
“Một mảnh đất hẻo lánh không quá hẹp cho cỏ cây hoa lá tại Bình Dương chẳng hạn. Một căn nhà nhỏ. Một công việc văn phòng ở nhà máy nào đó quanh đấy”.

Vợ tôi cười sằng sặc. Nàng bật ngửa với ý định của tôi. Nàng bảo hóa ra tôi đi tìm một giấc mơ tiểu thuyết ba xu sáo mòn và rỗng tuếch.

“Anh nghĩ kỹ đi. Hoa với chẳng lá. Tay nhà văn Giả Bình Ao của Trung Quốc nói rằng hoa chẳng qua cũng chỉ là cơ quan sinh dục của thực vật mà thôi”.
“Xúi quẩy cho loài người nếu cây cối mặc quần áo”.
“Em sẽ đưa tiền cho anh. Cũng xin cảnh báo trước, đợi anh ngoài kia chỉ có ác mộng”.

Vợ tôi tung chăn rồi xách gối qua phòng con gái. Nằm một mình tôi bỗng có cảm giác chống chếnh. “Sẽ sớm ngủ thôi” tôi tự an ủi sau một hồi lăn qua lộn lại. Tôi biết trong giấc ngủ đang đến tôi sẽ mơ. Tôi cũng biết giấc mơ ấy sẽ thức cùng tôi trước ban mai. Từ nay tôi không nghĩ giấc mơ đầu tiên năm ba tuổi là ghớm ghiếc nữa. Chẳng lẽ nào người ta có thể dự cảm cả cuộc đời mình từ thuở còn đái dầm? Ngày mai tôi vẫn sẽ dậy sớm, vẫn ngồi xổm vệ sinh, vẫn đến dưới gốc tre ngà, nhưng khác mọi ngày tôi sẽ có giấc mơ còn trong trí nhớ bầu bạn. Tôi chấp hết, chấp cả cơn ác mộng mà vợ tôi đã cảnh báo. Nhưng… cũng… có… thể… tôi không thắng nổi thói quen: Uống xong cà phê tôi lại rúc vào tòa cao ốc ngân hàng, tót lên chiếc ghế da bệ vệ và sang trọng, mắng người này, nhắc nhở người kia đôi ba câu chiếu lệ…
 
Nước Mỹ, năm 1972. Tại một tỉnh vùng núi xa xôi, trong một thị trấn nhỏ vô danh, có một chàng trai bị kết án tù. Cảnh sát đã chứng minh được rằng anh phạm tội và 3 năm tù là thời gian vừa đủ để anh sửa chữa lại mọi chuyện. Nhưng Mary - người vợ sắp cưới của chàng trai- thì không thể tin đều đó. Ngày mở phiên tòa, mặc cho chàng trai không ngừng quay về phía sau tìm kiếm thì cô vẫn vắng mặt.
Trước khi lên chiếc xe dành riêng cho các tù nhân, chàng trai nhờ chuyển cho Mary một lá thư rồi bước đi ngay. Anh không kịp nhìn thấy Mary đang đứng khuất phía sau vừa khóc vừa nắm chặt tờ giấy với những dòng ngắn ngủi: "Anh biết rằng anh không xứng đáng với tình yêu của em. Anh cũng không dám hy vọng em còn yêu anh sau những chuyện này. Nhưng nếu em tha thứ cho anh , hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi già duy nhất ở quảng trường của thị trấn ngày anh trở về. Và nếu không nhìn thấy dải ruy băng, anh sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ quấy rầy em nữa.

Trong suốt 3 năm ngồi tù, dù chàng trai có mong mỏi tin tức của Mary đến đâu thì cô vẫn bặt tin. Năm đầu tiên, anh tự nhủ rằng có lẽ cô vẫn chưa thể quen được với việc chồng sắp cưới là người phạm tội. Năm thứ 2, chàng trai nhờ người hỏi han tin tức và chỉ nghe phong phanh rằng cô ấy đã đi xa , xa lắm và không biết khi nào mới quay trở về. Đến những tháng cuối cùng trong tù, anh đã không còn nghĩ đến những dải ruy băng vàng nữa, nhớ về cô gái anh yêu lại càng không thể. Đến ngày ra tù, chàng trai quyết định nhảy lên chuyến xe bus đi thẳng ra thành phố chứ không trở về đi ngang qua quảng trường như anh đã hẹn.
Nhưng rồi một chuyến xe, hai chuyến xe đã dừng lại rồi chạy tiếp mà chàng trai vẫn chần chừ không leo lên. Mãi tới khi chuyến cuối cùng đã chạy qua, anh mới lầm lũi đi bộ tới quảng trường. Lý trí bảo anh hãy đi theo hướng ngược lại, nhưng tình yêu trong anh thì vẫn bắt anh hướng về phía trước.
Rồi 30 phút sau, người trong thị trấn ngạc nhiên thấy một chàng trai khóc nức nở dưới tán sồi vàng rực bởi hàng trăm dải ruy băng được buộc vào những nhánh sồi như lá vào mùa thu.
 
Chết như thế nào?
Một nhà diễn thuyết bắt đầu buổi nói chuyện bằng 1 câu hỏi
" Nếu phải chết, bạn muốn chọn 1 cái chết như thế nào: Chết nhẹ nhàng, nhanh chóng hay đau đớn và từ từ?"
Đám đông ồn ào vì câu hỏi kỳ quặc. Ai mà chẳng muốn 1 cái chết nhẹ nhàng và nhanh chóng, vì vậy mà mọi người đều chọn nó.
Khi mọi người đều đã chắc chắn với quyết định của mình rồi, nhà diễn thuyết mới tiếp tục:
" Tôi cũng từng chọn giống như các bạn vậy. Cho đến 1 ngày, khi cha của tôi lâm bệnh nặng. Ông phải trải qua những cơn đau khủng khiếp, kéo dài ngày này sang ngày khác. Chúng tôi rất thương yêu ông nhưng cũng ko muốn ông phải chịu đau đớn như vậy. Chỉ có cách giải thoát cho ông càng sớm càng tốt thôi. Mẹ tôi nói với cha tôi điều đó. Ông nhìn bà hồi lâu rồi nói:
Tôi đau lắm chứ, hơn ai hết tôi là người muốn giải thoát cho chính mình thoát khỏi những cơn đau. Nhưng tôi vẫn muốn sống, chỉ để nhìn các con tôi đi làm về chào bố, các cháu tôi chào ông mỗi buổi sáng. Để chúng ôm hôn tôi trước khi đi ngủ. Để mỗi sáng dậy tôi còn được nhìn thấy ánh mặt trời, để nghe tiếng sóng biển từ xa vọng về. Với bà và các con, điều đó thật đơn giản, nhưng với 1 người như tôi thì thật khó khăn. Tôi ko còn thời gian để làm những điều đó nữa. Dù đau đớn nhưng tôi bằng lòng vì tôi có thể mang đi những gì tươi đẹp nhất của cuộc sống mà tôi đã ko bao giờ nhận ra...
Các bạn thân mến, chúng ta luôn tiếc thời gian với gia đình, với chính bản thân mình. Ta luôn ngại phải nói những lời yêu thương với người thân chúng ta. Chúng ta luôn đuổi theo những ước mơ, những khát vọng tương lai và nghĩ rằng, đạt đuợc chúng mới là điều hạng phúc. Tất nhiên điều đó ko sai. Nhưng khi chúng ta ko còn thời gian nữa, chúng ta lại đuổi theo những thứ ngay bên cạnh mà mình đã bỏ quên. mà thời gian thì chẳng bao giờ chờ ai...
Hãy sống với những gì bạn đang có, yêu thương và quasn tâm đến xung quanh. Đừng bỏ qua thời gian quý báu mà bạn đang có. Hãy để ngày mà chúng ta nhắm mắt, ta có thể mỉm cười mà nói rằng: Tôi ko hối hận, tiếc nuối những ngày tháng đã qua....... Tôi ko phải đau đớn, dằn vặt mình vì bất cứ điều gì nữa"
 
1. Cảnh nghèo

Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi..Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật. Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.


Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.


Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi. Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.

Vì thế bà mối đến, réo rắt: "Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà".

Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: "Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!"

Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư! Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mẹ, tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.

Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.
 
Một chút trong cuộc đời
Một chút những viên đá nhỏ có thể tạo thành một ngọn núi lớn.
Một chút những bước chân có thể đạt đến ngàn dặm.
Một chút hành động của tình yêu thương và lòng khoan
dung cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất.
Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát.
Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt.
Một chút ánh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm không còn tối nữa.
Một chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu ích cho nhiều nǎm sau.
Một chút những giấc mơ có thể dẫn đường cho những công việc vĩ đại.
Một chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công.
Đó là những cái "một chút" nhỏ bé có thể mang đến niềm vui hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống của chúng ta.
Và bây giờ chúng mình sẽ cùng gặp những ai đã trao tặng cho chúng mình những cái một chút trong cuộc đời để nói với họ rằng: "Cảm ơn bạn vì tất cả những một chút mà bạn đã giúp đỡ cho tôi".
 
Hạnh phúc tìm ở đâu

Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Yêu tinh đầu đàn lên tiếng: “Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?”.

Một yêu tinh lên tiếng: “Hãy đem hạnh phúc giấu trên đỉnh núi cao nhất trên Trái đất này, chắc con người sẽ không thể tìm ra”.

Yêu tinh đầu đàn lắc đầu: “Rồi một ngày họ cũng sẽ tìm cách chinh phục đỉnh núi cao nhất ấy”.

“Vậy hãy giấu hạnh phúc dưới đáy đại dương sâu thẳm...” - một yêu tinh khác nói.

“Rồi một ngày họ cũng thám hiểm đến đáy đại dương sâu thẳm nhờ những phương tiện hiện đại”, yêu tinh đầu đàn lại lắc đầu.

“Mang giấu ở một hành tinh khác vậy”, một tiểu yêu tinh đề nghị.

“Con người đang tìm cách khám phá vũ trụ và các hành tinh khác”, yêu tinh đầu đàn ngao ngán.

“Có một sự thật: con người hay tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi; nhìn thấy hạnh phúc nơi người khác nhưng thường không nhìn thấy hạnh phúc chính ở bản thân mình. Vậy ta hãy giấu hạnh phúc trong mỗi con người, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm thấy được...”, một nữ yêu tinh chậm rãi nói.

Cả đám yêu tinh reo lên sung sướng và quyết định làm theo lời đề nghị trên.

Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...
 
2. Cười xót xa.

Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là Chị gái. Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.

Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.

Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v...

Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: "Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?"

Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: "Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường..."

Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:

"Chị ơi, em yêu chị!"

Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ
 
Một bầy ếch đi dạo trong rừng và có hai con bị rơi xuống một cái hố sâu. Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi.

Hai con ếch bỏ ngoài tai những lời bình luận đó và cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Những con ếch kia lại nói với chúng đừng nên phí sức, rằng chúng chỉ còn nước chết.

Sau cùng, một con ếch phía dưới nghe theo những gì cả bầy đã nói, nó bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.

Con ếch còn lại tiếp tục cố gắng nhảy. Một lần nữa cả bầy xúm lại và thét lên khuyên nó hãy thôi. Nó càng nhảy mạnh hơn nữa. Cuối cùng nó nhảy được lên bờ. Cả bầy vây quanh và hỏi nó: "Anh không nghe tụi tôi nói gì hay sao?". Thì ra con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó suốt khoảng thời gian vừa qua.

Có một sức mạnh sống và chết nơi miệng lưỡi chúng ta. Một lời động viên khích lệ cho một người đang bế tắc có thể vực người ấy dậy và giúp anh ta vượt qua khó khăn. Nhưng cũng lời nói ấy có thể giết chết một người trong cơn tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì chúng ta nói ra. Bất kỳ người nào cũng có thể nói những lời hủy diệt để cướp đi tinh thần của những người đang ở trong hoàn cảnh khốn khó. Quý báu thay những ai dành thì giờ để động viên và khích lệ người khác.
 
3. An ủi nhỏ nhoi.

Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay. Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.

Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.

Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hoá bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:

"Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành".

Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.

Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh? Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.

Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường. Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.

Nhưng anh vẫn nói: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"

Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khoé miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khoé cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.
 
1 trong 1001 cách để nói mình mến bạn

Làm thế nào để nói với 1 người con gái mà bạn yêu quí 3 tíếng cần phải nói
Emily và tôi gặp nhau từ học kì đầu tiên ở trung học. Đó là một cô gái thông minh và hiểu biết, là chuyên gia trong mọi lĩnh vực, từ thể thao, vi tính, đến vũ trụ hay kinh doanh... một cô gái kì lạ. Ngay phút đầu tiên nhìn thấy Emily mỉm cười, tôi đã biết trái tim mình thuộc về cô gái này mãi mãi. Nhưng để nói điều đó ra thật không dễ chút nào.
Và thế là, tôi dấn thân vào một hành trình của riêng bản thân mình để tìm cho ra một phong cách độc nhất vô nhị khiến cho cô bạn gái mà tôi phải lòng ngay từ cái nhìn đầu tiên không thể nói KHÔNG!
Suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng tôi quyết định kết hợp cả hai sở thích lớn nhất của Emlily, cô ấy có rất nhiều sở thích, là đọc sách (Emily là một con mọt sách thực sự), và ... lợn (loài vật mà cô ấy thích từ khi còn xem Babe - chú heo chăn cừu) Một lời tỏ tình bằng truyện tranh ?
Tôi quyết định sáng tác một truyện tranh trẻ con kể về câu chuyện của hai chú lợn nhỏ là Hồng và Xoắn, chính là câu chuyện của Emily và tôi.
Tôi hỏi chủ bút báo tường trường tôi, xem cậu có muốn đăng 1 truyện tranh về tình yêu không, với điều kiện là phải hòan toàn bí mật tên tác giả. Cậu ta okie ngay và còn giới thiệu tôi với 1 cậu học sinh lớp 10. Cậu này cho tôi xem những bức tranh mà cậu ta đã vẽ. Dễ thương và ngộ nghĩnh kinh khủng. Vậy là chúng tôi bắt tay vào hợp tác. Tôi bắt đầu viết phần lời và cậu ấy vẽ minh họa.
Tôi viết về 2 chú lợn nhỏ gặp nhau tại phòng vi tính của trường (giống y chang tôi và Emily) Và chúng kết bạn với nhau, rồi có biêt bao kỉ niệm vui buồn. Cứ mỗi kì là một kỉ niệm của chúng tôi. Báo ra cứ mỗi tuần 1 kì, và cả trường xôn xao về một câu chuyện mà tất cả mọi người đều đoán là có thật. Emily cũng hồi hộp theo dõi truyện tranh dài kì vô danh đó. Cô ấy đã nhận ra răng đó là câu chuyện của chúng tôi, và một đôi lần dường như đã định hỏi tôi, nhưng cuối cùng vẫn im lặng.
Ở kì thứ tám, hai chú lợn tìm thấy nhau trong 1 khung cảnh hoàng hôn siêu lãng mạn"Vào một buổi chiều thu, Lợn Xoắn muốn nói với Lợn Hồng 1 điều rất quan trọng" Truyện tranh kết thúc ở đó! hòm thư cảu cậu chủ bút tờ báo tường đầy ắp email muốn được biết rõ cái kết cục của câu chuyện.
Emily gửi cho tôi 1 email khi lớp chúng tôi có giờ học chung phòng vi tính "Lợn Xoắn muốn nói điều gì quan trọng với Lợn Hồng vậy?" Tôi bước đến gần Emily và hỏi"Bạn có thực sự muốn biết không?" Emily gật đầu, và tôi cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn của cô bạn, nói cái điều mà tôi đã mong ước được nói từ lâu"MÌNH MẾN BẠN"
Và trả lời tôi là một nụ cười mà tôi đã phải lòng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
 
Hôm ấy, khi tôi đi cắt tóc, tôi đã nhặt được một chiếc nhẫn trên vỉa hè. Đó là một chiếc nhẫn nhỏ có mặt đá nhưng bị cắt ở đáy. Nghĩ rằng đó là đồ chơi trẻ con, tôi bỏ vào túi đem về cho bọn trẻ trong nhà.

Chiều hôm ấy, khi chuẩn bị giặt quần áo, tôi tình cờ nhớ ra chiếc nhẫn. Khi nhìn kĩ, tôi phát hiện ra đó là một chiếc nhẫn người lớn bằng bạch kim với một viên rubi lớn gắn chính giữa. Bên phải nó là một viên rubi nhỏ hơn, còn bên trái chỉ có vết lõm cho thấy viên rubi ở đó đã bị rơi mất. Bên trong chiếc nhẫn có khắc một dòng chữ nhỏ. Tôi quay lại hiệu cắt tóc nhắn lại nếu ai mất nhẫn thì hãy gọi điện cho tôi và mô tả đúng hình dáng là được.

10 giờ tối hôm ấy, chuông điện thoại nhà tôi kêu. Một giọng đàn ông đã đứng tuổi:

- Tôi nghĩ là cậu đã nhặt được một vật quý!

- Vâng, cháu cũng nghĩ như vậy – Tôi nói nhát gừng – Bác gọi để nhận lại nó ạ?

- Đúng, mảnh thời gian ấy rất có ý nghĩa...

- Xin lỗi bác – Tôi ngắt lời – Có lẽ bác nhầm rồi. Cháu chỉ nhặt một chiếc nhẫn chứ không phải là đồng hồ đâu ạ!

- Không, tôi không nhầm đâu. Nó là của tôi đấy. Nếu cậu không ngại muộn, xin hãy ghé lại nhà số 52, cách nhà cậu một đoạn thôi!

- Nói xong, người đàn ông gác máy. Tôi vẫn nghĩ chắc rằng người đàn ông đó nhầm và ông ta mất một chiếc đồng hồ. Nhưng vì tò mò, tôi quyết định đến nhà ông ta. Đó là một căn nhà nhỏ, gọn gàng. Đèn bên trong vẫn sáng và cửa chỉ khép hờ. Tôi gõ cửa và nghe thấy tiếng trả lời:

- Xin chào, mời vào. Cậu có mang theo mảnh thời gian của tôi không?

- Cháu đã bảo là chiếc nhẫn mà...

- Tôi biết, nhẫn bách kim với một viên rubi lớn gắn ở giữa. Một viên rubi nhỏ bên cạnh bị rơi mất và đáy nhẫn bị cắt. Khi tôi phải điều trị bệnh viêm khớp, các bác sĩ đã phải cắt nó để lấy ra khỏi tay tôi. Tôi đeo chiếc nhẫn ấy nhiều năm rồi.

- Thế bên trong chiếc nhẫn khắc gì ạ? – Tôi vẫn khăng khăng.

- "1:00 MJW."

Người đàn ông nói đúng, nhưng tôi vẫn chưa hiểu hết.

- Vậy tại sao bác cứ gọi nó là "mảnh thời gian"?

- "1:00" là lúc mà tôi gặp được vận may của đời mình. Hôm đó, tôi vội chạy về phòng làm việc và vô ý va phải một cô gái, làm cô ấy ngã. Tôi đỡ cô ấy dậy, để lại danh thiếp trong trường hợp cần gửi hóa đơn nếu cô ấy phải đi khám bác sĩ hoặc sửa lại cái áo rách khi ngã.

- Cô ấy gửi hoá đơn cho bác chứ?

- Cô ấy đã gửi cho tôi một mảnh giấy ghi tên, số điện thoại và ký tên: " Cô gái lúc 1:00 giờ". Một năm sau, chúng tôi kết hôn.

- Bây giờ...bác gái đâu ạ? – Tôi do dự hỏi.

- Cô vẫn ở trong tim tôi, và đến tận bây giờ, cả trên ngón tay đeo nhẫn của tôi nữa – Người đàn ông tự hào đáp – Chính vì thế mà tôi gọi chiếc nhẫn cưới của chúng tôi là "mảnh thời gian". Thời gian quả là báu vật đối mỗi người chúng ta, phải không?

Phải, thời gian luôn trôi không ai níu kéo được, thế nhưng đâu đó quanh ta vẫn có những người có thể giữ lại được "mảnh thời gian" – những thời điểm mãi đọng lại trong tim của con người.
 
4. Kiếp này.

Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.

Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.

Lúc đó chị đã 29 tuổi.

Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa. Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!

Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: "Chị, chờ tôi quay về nhé!"; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.

Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.

Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết. Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.

Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: "Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!"

Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?

Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.
 
Định nghĩa từ "Family"

Tôi va phải một người lạ trên phố khi người này đi qua. “Ồ xin lỗi”, tôi nói. Người kia trả lời: “Cũng xin thứ lỗi cho tôi, tôi đã không nhìn cô”. Chúng tôi rất lịch sự với nhau.

Nhưng ở nhà thì mọi chuyện lại khác. Tối nọ, lúc tôi đang nấu bếp thì cậu con trai đến đứng sau lưng. Tôi quay người và đụng vào thằng bé làm nó ngã chúi xuống sàn nhà. “Tránh xa chỗ khác” - tôi cau mày nói. Con trai tôi bước đi, trái tim bé nhỏ của nó vỡ tan. Tôi đã không nhận ra là mình đã quá nóng nảy.

Khi đã lên giường tôi nghe một giọng nói thì thầm: “Khi đối xử với người lạ con rất lịch sự, nhưng với con mình con đã không làm như vậy. Hãy đến tìm trên sàn nhà bếp, có những bông hoa đang nằm ở cửa. Đó là những bông hoa mà con trai con đã mang đến cho con. Tự nó hái lấy những bông hoa này: nào hoa hồng, màu vàng và cả màu xanh nữa. Nó đã yên lặng đứng đó để mang lại cho con điều ngạc nhiên, còn con thì không bao giờ thấy những giọt nước mắt đã chảy đẫm lên trái tim bé nhỏ của nó”.

Lúc này thì tôi bật khóc. Tôi lặng lẽ đến bên giường con trai và quỳ xuống: “Dậy đi, con trai bé nhỏ, dậy đi. Có phải những bông hoa này con hái cho mẹ không?”. Thằng bé mỉm cười: “Con tìm thấy chúng ở trên cây kia. Con hái cho mẹ vì chúng đẹp như mẹ. Con biết là mẹ thích lắm, đặc biệt là bông hoa màu xanh”.

Thế bạn có biết từ family có nghĩa là gì không?

FAMILY = Father And Mother, I Love You!
 
Điều đó rồi cũng sẽ qua​

Một ngày nọ, vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ và ta cho ông sáu tháng để tìm chiếc vòng đó".

Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy phải có gì đặc biệt?".

Nhà vua đáp: "Nó có những sức mạnh kỳ diệu. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.

Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.

Vào đêm trước ngày lễ, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày bán những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi: "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không?". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên đó, khuôn mặt ông rạng rỡ một nụ cười.

Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội. "Nào, ông bạn của ta - vua Salomon hỏi - ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa?". Tất cả cận thần có mặt đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây, thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó có khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng sẽ qua".

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du bởi vì một ngày nào đó ông cũng chỉ là cát bụi...

Cuộc sống luôn phải đối diện với hạnh phúc và đau khổ, nhưng nếu biết dựa vào câu nói:"điều đó rồi cũng sẽ qua" thì chúng ta sẽ có thêm nghị lực trong lúc gặp gian nan buồn khổ, cũng như chúng ta sẽ có thể nhìn lại cuộc đời khi chúng ta đang sống trong cảnh sung sướng, vì mọi sự rồi sẽ qua đi. Vì thế, các bạn nào đang sống trong cảnh giàu sang, các bạn hãy nghĩ đến những người bất hạnh trong cuộc sống, vì nếu các bạn hưởng thụ cho riêng mình, thì khi mọi sự qua đi,bạn sẽ rất bất hạnh vì không còn gì cả, nhưng nếu bạn biết chia sớt với người bất hạnh, thì dù mọi sự có qua đi, nhưng bạn đang có được những kho tàng quý giá khi bạn trao ban cho người khác.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top