Badamgiak23
Super V.I.P
Nhân Đạo Hay Bất Nhân
Người dân ở Hàm Đan (Kinh đô nước Triệu) có tục: Cứ ngày mồng một đầu năm họ mang chim Ban Cưu đến bán cho Triệu Giản Tử. Triệu Giản Tử vui mừng thưởng tiền bạc cho họ rất nhiều. Có người chất vấn Giản Tử:
- Ngài mua chim Ban Cưu làm gì?
Giản Tử nói:
- Ngày đầu năm ta thích phóng sinh để thể hiện cái ân đức của ta.
Người kia nói:
- Mọi người biết ngài hay phóng sinh chim nên mới tranh nhau đi bắt chim, như vậy chim Ban Cưu chết vào ngày ấy rất nhiều. Nếu ngài thật muốn cho chim sống sao không lệch cho mọi người đừng bắt chúng? Chứ như bắt rồi mới phóng sinh e rằng ân đức này không bù đắp nổi tội ác này.
Triệu Giản Tử khen:
- Ông nói đúng lắm!
Từ đó ông không mua chim vào ngày đầu năm nữa.
Lời Bàn:
Triệu Giản Tử ở vào đầu thời kỳ chiến quốc (giữa thế kỷ thứ V trước Công Nguyên), thời này Phật giáo chưa du nhập vào Trung Hoa, nên việc phóng sinh có lẽ ảnh hưởng ở Đạo giáo. Sở dĩ có những cuộc phóng sinh là vì họ tôn trọng quyền sống của loài vật. Mọi sinh vật đều có quyền sống như nhau. Nhưng tại sao chỉ phóng sinh chim Ban Cưu mà thôi? Lý ra Giản Tử phải phóng sinh hết tất cả các loài chim. Nghề săn bắt chim để ăn thịt cũng là một nghề sinh sống của người xưa nên khó mà cấm họ. Có thể dùng triết lý nào đó để giảng giải cho họ biết rằng: Không nên giết những con vật hiền lành và vô hại như chim, thỏ, nai, rùa... để đước phúc đức. Thời cổ vua Nghiêu đi săn, trước khi bủa lưới thì vái: "Con nào có cánh thì cao bay, con nào có chân thì mau chạy, chớ có vào lưới ta" Tục lệ đó rất phổ biến ở Triều Thành Thang (nhà Thương), nên mới có thành ngữ "mở lưới thành Thang" (phóng sinh để lấy đức).
Quy định phóng sinh phải chọn ngày mồng một đầu năm, rõ ràng đó là hại chim. Nếu có lòng nhân từ cũng không thể gặp đâu mua đó, tiền đâu mà mua cho đủ. Cũng không thể mua tượng trưng để mà thả, làm gương cho người khác noi theo. Sự phóng sinh chim là lòng tốt, nhưng làm cách nào để người ta khỏi bắt chim đó mới là việc ân đức.
Ngày nay, lễ phóng sinh thường vào những ngày Phật Đản, Lễ Vu Lan, Thích Ca thành đạo, Phập Nhập Niết Bàn, Thượng Nguyên, Hạ Nguyên... những ngày đó người ta bán chim, thú rất nhiều và rất đắt. Có lẽ đến ngày đó các loài chim thú chết rất nhiều.
Phóng sinh là một tập tục tốt giúp cho con người giảm bớt đi tính dã man. Nhưng có chuyện phóng sinh thì có sự săn bắt chim thú để bán. Không phóng sinh thì người ta vẫn bắt chim thú (làm nhu cầu thực phẩm) đều đều như mọi ngày. Khó mà bàn đến một phương pháp hoàn hảo. Thôi thì... tùy theo "căn cơ và duyên cơ của chúng sinh".
Người dân ở Hàm Đan (Kinh đô nước Triệu) có tục: Cứ ngày mồng một đầu năm họ mang chim Ban Cưu đến bán cho Triệu Giản Tử. Triệu Giản Tử vui mừng thưởng tiền bạc cho họ rất nhiều. Có người chất vấn Giản Tử:
- Ngài mua chim Ban Cưu làm gì?
Giản Tử nói:
- Ngày đầu năm ta thích phóng sinh để thể hiện cái ân đức của ta.
Người kia nói:
- Mọi người biết ngài hay phóng sinh chim nên mới tranh nhau đi bắt chim, như vậy chim Ban Cưu chết vào ngày ấy rất nhiều. Nếu ngài thật muốn cho chim sống sao không lệch cho mọi người đừng bắt chúng? Chứ như bắt rồi mới phóng sinh e rằng ân đức này không bù đắp nổi tội ác này.
Triệu Giản Tử khen:
- Ông nói đúng lắm!
Từ đó ông không mua chim vào ngày đầu năm nữa.
Lời Bàn:
Triệu Giản Tử ở vào đầu thời kỳ chiến quốc (giữa thế kỷ thứ V trước Công Nguyên), thời này Phật giáo chưa du nhập vào Trung Hoa, nên việc phóng sinh có lẽ ảnh hưởng ở Đạo giáo. Sở dĩ có những cuộc phóng sinh là vì họ tôn trọng quyền sống của loài vật. Mọi sinh vật đều có quyền sống như nhau. Nhưng tại sao chỉ phóng sinh chim Ban Cưu mà thôi? Lý ra Giản Tử phải phóng sinh hết tất cả các loài chim. Nghề săn bắt chim để ăn thịt cũng là một nghề sinh sống của người xưa nên khó mà cấm họ. Có thể dùng triết lý nào đó để giảng giải cho họ biết rằng: Không nên giết những con vật hiền lành và vô hại như chim, thỏ, nai, rùa... để đước phúc đức. Thời cổ vua Nghiêu đi săn, trước khi bủa lưới thì vái: "Con nào có cánh thì cao bay, con nào có chân thì mau chạy, chớ có vào lưới ta" Tục lệ đó rất phổ biến ở Triều Thành Thang (nhà Thương), nên mới có thành ngữ "mở lưới thành Thang" (phóng sinh để lấy đức).
Quy định phóng sinh phải chọn ngày mồng một đầu năm, rõ ràng đó là hại chim. Nếu có lòng nhân từ cũng không thể gặp đâu mua đó, tiền đâu mà mua cho đủ. Cũng không thể mua tượng trưng để mà thả, làm gương cho người khác noi theo. Sự phóng sinh chim là lòng tốt, nhưng làm cách nào để người ta khỏi bắt chim đó mới là việc ân đức.
Ngày nay, lễ phóng sinh thường vào những ngày Phật Đản, Lễ Vu Lan, Thích Ca thành đạo, Phập Nhập Niết Bàn, Thượng Nguyên, Hạ Nguyên... những ngày đó người ta bán chim, thú rất nhiều và rất đắt. Có lẽ đến ngày đó các loài chim thú chết rất nhiều.
Phóng sinh là một tập tục tốt giúp cho con người giảm bớt đi tính dã man. Nhưng có chuyện phóng sinh thì có sự săn bắt chim thú để bán. Không phóng sinh thì người ta vẫn bắt chim thú (làm nhu cầu thực phẩm) đều đều như mọi ngày. Khó mà bàn đến một phương pháp hoàn hảo. Thôi thì... tùy theo "căn cơ và duyên cơ của chúng sinh".