CongVoi
Super V.I.P
Một ngày trước đám cưới, anh tẩu thoát khỏi cô dâu trẻ, gõ cửa căn hộ của chị với một câu hỏi quyết liệt.
Chị hét lên "Không!". Anh quay đi, mười lăm phút sau quay lại với cái đầu trọc tếu: dù chị nói thế nào, anh cũng không mặc cái bộ veste mới cứng dành cho chú rể. Chị òa lên khóc rồi lau nước mắt, chấp nhận biến mình thành tấm bia chịu đạn.
Hai năm sau đó họ biến thành cái đích của mọi lời chửi rủa. Chị lớn hơn anh mười sáu tuổi, điều đó thách thức một định kiến khó dời chuyển trong tâm trí nhiều người, định kiến về trật tự. Lúc ấy, chị vừa là biên đạo vừa là vai nữ chính của nhiều điệu vũ. Suýt nữa tai tiếng đã làm chị phải chia tay với nhà hát, nếu bà vũ đoàn trưởng không khăng khăng rằng trong vũ đoàn không ai thay được chị.
Sau lễ Giáng sinh, anh đến ở hẳn trong căn hộ tầng hai của chị và lập tức ném hết các tặng vật của những người đàn ông quen chị vào lửa. (Ở đó có một lò sưởi nhỏ kiểu xưa, chị đã cố giữ lại sau nhiều lần sửa chữa căn phòng). Dù phản đối kịch liệt, cuối cùng chị cũng tha thứ.
Chiều cuối năm dương lịch, khi ra phố mua sắm về, chị thấy những bông hoa thạch thảo màu đỏ như một bó lửa cháy rực giữa gian phòng. Chị không tin ở mắt mình, vì ngoài màu vàng, tím và trắng, chị chưa hề biết hoa thạch thảo có thêm màu gì khác. Một tặng vật lãng mạn nhất, anh đem về cho chị sau mươi cây số xa thành phố, từ một hẻm núi mà anh đã khám phá nhờ những chuyến lang thang thời trai trẻ. Tối hôm đó chị pha hai ly cocktail đỏ, họ chúc nhau năm mới hạnh phúc, lặng lẽ, không một ai chứng kiến.
Và họ đã hạnh phúc. Một thứ hạnh phúc đầy thương tích, bởi dường như thế giới xung quanh không bao giờ để cho họ yên. Nhưng họ dần quen với những lời đàm tiếu, giống như dân du mục quen với cuộc sống lều trại. Người ta bảo đó là một cuộc tình không có tương lai. Cả chị cũng thế, khi chạm cốc mừng năm mới với anh, chị đã nghĩ: có thể sang năm, khi ngày đầu năm trở lại, thì anh đã ra đi.
Vì sống trong ý nghĩ sẽ sớm chia tay, những ám ảnh về tương lai đôi khi không khỏi làm chị buồn rầu. Chị hiểu rằng do tính hay xúc động mà mình đã hành động dại dột, rằng những người đàn bà khôn ngoan chỉ bông đùa các chàng trai ít tuổi, chứ không gắn bó cuộc đời với họ. Nhưng sau thời gian sống cùng anh, chị hiểu ra tại sao trước đây không thể hạnh phúc với những người đàn ông lớn hơn mình. Từ trong vô thức hình như chị dị ứng với các biểu hiện của oai quyền, có thể là do những ám ảnh về người cha cay nghiệt. Mấy mươi năm sau khi đã sống tự lập, thỉnh thoảng chị vẫn còn mơ thấy mình ở tuổi lên mười, quỳ trên đất, khóc nức nở trong tiếng quát mắng giận dữ. Khi tỉnh dậy, chị mừng rỡ vì nhớ ra mình đã lớn.
Từ đó, mỗi năm, đến ngày Tết Dương lịch, anh lại hái tặng chị một bó thạch thảo lớn màu đỏ thắm. Họ lại uống cocktail dâu và đến tối sẽ đến câu lạc bộ hội Múa. Họ có cảm giác năm tháng không qua đi: hoa thạch thảo vẫn nở trong khe núi, đêm đầu năm mới sẽ mãi mãi ngọt ngào. Niềm tin đó quả thật cũng có chút sức mạnh phép lạ: Nếp nhăn mờ ở cổ chị như dừng lại, không dài thêm, không sâu hơn, dường như sắp biến mất. Khi người ta hạnh phúc, người ta không cảm thấy mình đang trên đường đi đến cõi chết. Về sau, chị hiểu ra tại sao người xưa cho rằng ở trên trời thời gian trôi rất chậm, đến nỗi dưới trần gian đã ba năm thì trên ấy mới có ba ngày. Ý tưởng ấy khiến chị lao vào thiết kế một điệu vũ mới. Ngày như đêm, chị vùi đầu vào việc tập luyện và dàn dựng, tin chắc rằng khi xem Tìm lại Thiên đường của chị, bà vũ đoàn trưởng sẽ một lần nữa ôm hôn tác giả chùn chụt và nhắc đi nhắc lại: "Tôi đã bảo mà, chưa hề có ai thay được cô".
Sáu năm trôi qua. Chính chị cũng không ngờ, họ đã sống bên nhau chừng ấy năm, chừng ấy tháng, chừng ấy ngày, và giờ đây đã có thể nói là sẽ sống cùng nhau mãi mãi... Cả hai người đều cảm thấy mối quan hệ này rất giòn và dễ vỡ, nhất là khi phải luôn chịu sự va đập của thế giới quanh mình. Nhưng họ cũng dễ nhận ra: đôi khi những món đồ bằng pha lê, rực rỡ và mong manh như bọt nước, lại có tuổi thọ dài lâu hơn những vật cứng hơn nó rất nhiều, bởi chúng luôn được gượng nhẹ nâng niu.
Ngày vừa tẩu thoát khỏi đám cưới, anh bảo chị: từ khi bãi bỏ chế độ nô lệ, không có lệ người sở hữu người. Nhưng giờ đây anh bắt đầu nảy sinh ý muốn xác lập quyền sở hữu của anh. Anh không cho chị múa đôi với ai, không muốn chị về trễ nhiều, không muốn chị đi lưu diễn dài ngày. Anh mong ước chị sinh con, có con chị sẽ ngồi lâu hơn trong tổ ấm. Những dự tính của anh làm chị buồn rầu. Chị hàm ơn anh vì anh đã sống bên chị như một nguồn cảm hứng, chứ không phải là một ông chủ. Nhưng ngày gặp chị, anh là một chàng trai hai bốn tuổi, còn nay anh đã là một người đàn ông ở tuổi ba mươi.
Đêm ấy chị không ngủ được. Anh nằm yên, thở đều và mạnh, trán kê vào dưới vai chị. Khi ngủ mặt anh rất đẹp, không có vẻ cau có thấp thoáng của ban ngày. Nhưng chị không nhìn anh, chị ngoảnh mặt về phía cửa sổ, nhìn vầng trăng trơ trọi trên trời. Trăng đang từ tròn chuyển sang khuyết. Chị nghĩ: Vậy là trên thiên đường thời gian không đứng lại.
Cuối năm ấy, phóng xe về lại khe núi ngày trước, anh ngỡ ngàng. Một con đường thênh thang tráng nhựa chạy dọc sát khe núi. Người ta đã làm đường cao tốc nơi đây, biến một vùng hoang vu thành xa lộ. Nơi khe núi xưa, dãy quán hàng vừa mọc lên. Một cô bé ngồi nướng mực bên chậu than hồng, mùi thơm của biển lan tỏa trong không gian núi. "Hoa đỏ à, còn nhiều lắm bên kia khe". Cô bé dẫn anh đi, luồn lách theo những đường mòn đầy gai sau dãy đồi. Trên đường về, chợt tiếng sấm ầm ì vang lên trong mây. Cô bé kêu: "Mưa giông. Kỳ quá ha, sao mùa xuân mà có giông?". Một tiếng sét dữ dội cắt đứt lời cô bé. Cả hai cúi rạp xuống, chạy thi với cơn mưa. Nhưng cuối cùng mưa vẫn bắt kịp. Về đến quán bên đường, họ ướt sũng. Bà chủ quán cười: "Giông sớm thiệt. Trời đất đảo lộn hết rồi". Cô bé thay áo sau bức màn, nói vọng ra: "Sớm chi nữa?". "Đầu xuân đã có giông, không sớm à?" Tiếng cười giòn tan lẫn trong tiếng áo ướt kéo qua da thịt: "Con đợi giông từ tháng năm tới chừ, trễ quá rồi". Anh cởi áo hơ bên chậu than hồng, tủm tỉm cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh của cô bé. Ừ, nếu đây là cơn giông của mùa hè năm trước thì quả là muộn lắm. Cô bé ngồi trước mặt anh, tóc rối, mảnh dẻ, ướt át. Trong một phút anh liên tưởng đến cô dâu bé bỏng mà anh đã bỏ lại năm xưa trong một cơn đam mê như bão. Ý tưởng của anh nhảy cóc từ kỷ niệm này sang kỷ niệm khác, cuối cùng là kỷ niệm về cái đầu trọc tếu. Anh bật cười. Một kỷ niệm lớn trong đời anh. Mưa đã tạnh, anh vội vã quay về với bó hoa dành cho phút giao thừa.
Chị chờ anh trong căn hộ ấm áp; chiếc áo mặc nhà hở vai lấm tấm hoa tím trắng làm chị có vẻ nhẹ nhõm tươi vui, nhưng nơi đáy mắt chị ẩn núp một nỗi hoang mang. Chiều hôm nay, chị đã bị cơn giông trái mùa cầm chân lại trên thềm nhà hát. Ngồi chờ mưa tạnh, bà vũ đoàn trưởng tâm sự với chị vài nỗi lo âu, rồi cả hai bỗng cao hứng rủ nhau gọi taxi đến thăm một nhà chiêm tinh nổi tiếng mới ghé qua thành phố. Trong không gian âm u của ngôi nhà rường cổ, nhà chiêm tinh nhìn lên khuôn mặt tươi tắn của chị, nói rằng khí sắc của chị đang báo điềm không tốt. "Đâu có!". Chị phản đối. Chị đang cảm thấy rất hạnh phúc, chị làm việc hết sức mình, chị đang yêu và được yêu. Bàn tay gầy khô đưa ngọn nến trên bàn đến sát mặt chị: "Có vết đen mờ hiện ra nơi trán. Những ngôi sao của cô đang bị mây che, nguồn lực của cô đang giảm dần". Chị cười, không mấy tin.
"Một năm sau, tôi sẽ quay lại đây. Khi đó, nếu cô cần tôi giúp...". Ông ta vụt im bặt, những nếp nhăn trên mặt co rúm lại. Đã bảy giờ tối, chị nôn nóng ra về.
Chị trang hoàng lại bàn ăn, treo những chiếc rèm cửa mới, đặt sẵn bộ váy đẹp nhất lên giá áo. Đêm nay, lúc tiếng nhạc Happy New Year vang lên trên đường phố, anh sẽ cùng chị đến Câu lạc bộ hội Múa, như mọi năm. Bỗng nhiên chị hắt hơi dữ dội liền mấy cái. Một linh cảm mơ hồ đè nặng lên tim chị. Nhưng anh đã về, tay ôm bó thạch thảo ướt sũng. Chị cảm động. Dưới ánh nến, những nhánh hoa đọng nước trông rực rỡ hơn bao giờ hết.
Nhưng một năm sau đó đã trôi qua với âm điệu khác. Bà vũ đoàn trưởng vẫn tin yêu chị, những vở múa của chị vẫn được tán thưởng. Mối quan hệ với chàng trẻ tuổi lâu ngày đã thành quen trong mắt người xung quanh, không còn là một thách thức với xã hội nữa. Vũ khúc Tìm lại Thiên đường mỗi năm vẫn được tái hiện trong những chương trình lớn. Nhưng chị đau lòng, chị vốn nhạy cảm, không chịu nổi khi thấy nhiều học trò bỗng nhìn chị với ánh mắt khác đi. Những cô bé học trò ngày nào lúng túng, vụng về, nay đã trở thành những cô gái sắc sảo và xinh đẹp. Chị hiểu: Chị đã cản đường họ. "Chưa đến thời của họ đâu". Lời nói chắc nịch của bà vũ đoàn trưởng làm chị yên tâm, chị nỗ lực nhiều hơn nữa để chứng minh rằng mình xứng đáng. Càng đắm mình vào công việc, chị càng cần dựa vào anh, như cái cây cần tưới nước để đâm hoa trổ lá. Nhưng anh dường như ngấm ngầm bất mãn. Anh cảm thấy tổn thương vì chị không chịu lệ thuộc vào anh. Năm ấy là một năm đầy day dứt, giống như một ngày xấu trời trong mùa thu đẹp.
Cuối năm chị được mời dự lễ hội nơi một thành phố biển. Chị rủ anh cùng đi, nhưng anh từ chối. Thật ngạc nhiên, vì anh chưa bao giờ từ chối chị điều gì. "Anh chỉ muốn đón Tết Dương lịch như mọi năm". Lâu nay anh chuyển cách xưng hô từ gọi tên sang anh, em, chị thấy xưng hô như thế có phần ngược ngạo nhưng cũng chiều anh, như chiều theo sở thích khùng điên của một đứa trẻ.
Ước muốn có một đêm cuối năm mới mẻ với chuyến du lịch nơi xa đã không thành, vậy hãy tìm một cách khác thổi sinh khí vào những thói quen cũ... Ý nghĩ ấy làm chị nhớ tới lời dặn dò của nhà chiêm tinh: "Nguồn lực của chị đang giảm dần... Hãy thu lại những điện năng đã mất". Chiều hôm ấy chị một mình đến ngôi nhà rường trong khu thành cổ.
Có tất cả ba gói nhỏ. Một gói bên ngoài ghi chữ "Gối". Gói này sẽ được đặt vào dưới chỗ kê đầu. Một gói ghi chữ "Tắm". Chất bột trong gói sẽ hòa vào nước tắm mỗi ngày của chị. Một gói ghi chữ "Ngải". Gói này sẽ hòa vào ly của anh. Chất bột trắng này sẽ như một cái xiềng êm ái mãi mãi buộc anh vào với chị. Nhà chiêm tinh dặn: "Không ai đủ mạnh để mãi mãi tin ở mình, chỉ có bùa thiêng là vô địch và vĩnh viễn".
Chiều cuối năm không mưa. Chị thay những chiếc vỏ gối mới rồi đi tắm, ngâm mình trong thứ nước thần kỳ; Anh không phải chỉ là tình yêu, anh là sự sống của chị, không có anh, chị sẽ không có những điệu múa, nghĩa là không còn gì hết: vẻ trẻ trung bên ngoài, sự nể nang của đồng nghiệp, lòng tin cậy của bà vũ đoàn trưởng... Chị muốn làm mọi cách để anh luôn là anh của một mùa đông cách đây bảy năm, chị sẽ có anh không phải chỉ để thương yêu, mà là để sinh tồn. Vì sự khao khát sinh tồn mà chị đã vô tình phản bội lại nguyên tắc của ngày đầu, nguyên tắc của Tự do.
Anh vẫn chưa về. Chị mắc sẵn chiếc áo vũ hội trên vách. Gói bột ngải hòa vào ly nước dâu đỏ óng ánh.
Chị kiên nhẫn chờ, trong khi chiếc đồng hồ "Coucou" treo trên vách cứ vang lên từng tiếng tanh tách, tanh tách phát ra từ chiếc kim giây.
Sau này anh nghe những người hàng xóm kể lại: chị rời căn hộ vào khoảng 6 giờ chiều, tay xách vali, không chào ai cả nhưng đã ghé vào thăm bà bảo vệ nghèo có đứa con đau ốm, cho đứa bé một số tiền, rõ là chị có ý đi xa dài lâu. Đó là chuyện về sau anh mới biết, còn tối hôm ấy, thấy bàn tiệc đã sửa soạn sẵn, anh đoán rằng chị chỉ đi đâu một lát. Anh tự cắm bó hoa thạch thảo đỏ vào chiếc lọ sứ trên bàn rồi tìm cốc nước dâu thường lệ, nhưng cái ly lớn trên bàn rỗng không với chút cặn ở đáy ly, hình như có ai đã uống trước. Anh nhăn mặt, mở tủ lạnh tìm một cốc nước lọc. Trời càng tối anh càng băn khoăn, đây là đêm cuối năm đầu tiên chị bắt anh phải chờ. Cũng như chị, anh muốn thử thổi sinh khí vào những thói quen cũ: thay vì đến câu lạc bộ như mọi năm, anh định cùng chị dự giao thừa ở đại sảnh một khách sạn lớn trong thành phố. Người ta đã gửi anh hai vé với lời mời nhiệt tình. Vì đã lỡ hứa, giờ đây anh quá nóng lòng, chỉ lo đến trễ.
Mười giờ đêm. Anh nhảy bổ vào phòng tắm để thay áo. Chính lúc đó anh nhìn thấy chiếc áo vũ hội hàng năm của chị, cái dáng vắt vẻo như bị ruồng bỏ của nó khiến anh nhận ngay ra có gì đó bất thường. Anh chạy quanh hỏi những người hàng xóm, biết rằng chị đã ra ga.
Chuyện gì xảy ra vậy? Anh định chạy ra ga, nhưng đúng lúc ấy, chiếc đồng hồ Coucou gõ vang lên. Nửa đêm rồi, năm cũ đã giã từ.
Không còn thời gian nữa. Vội vã lên xe, anh đến khách sạn một mình.
Tàu đã rời ga từ lâu. Chị ngồi yên, mắt mở tỉnh táo nhìn ra cửa sổ: những con đường, những ngã tư, những mái nhà. Rồi đồng trống mênh mông và những trụ điện xa xa ven con đường cao tốc chạy song song với đường tàu.
Điện thoại trong túi áo trên ngực chị rung lên.
Tiếng của bà vũ đoàn trưởng. Cuộc giao lưu đầu năm mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động vũ đoàn trong năm tới nên bà không muốn vắng chị. Nghe chị trả lời, bà thét lên: "Tôi đã bảo rồi, vẫn chưa ai thay thế cô được!". Chị cười, nước mắt trào ra. Không, đừng chui đầu xuống cát, đã đến lúc tôi phải đi rồi và cả bà, bà cũng phải đi rồi. Ngoài kia, dưới ánh trăng non, những nghĩa trang xa thành phố với những nấm mộ không hàng lối lũ lượt trải dài. Ở dưới đó là những con người đã từng không ai thay thế được. Ý nghĩ ấy làm chị mỉm cười lạnh lẽo, quyết định tắt hẳn máy trước khi cho vào túi. Tối nay, khi chờ anh trở về, chị đã lấy chiếc áo dạ hội ra mặc thử và kinh hoàng nhận ra, chị không thể mặc vừa nó nữa! Chất bột trong nước tắm chẳng giúp được gì ngoài việc làm các vòng của chị bung phá nhanh hơn. Trong chốc lát chị nhận ra sự vô vọng. Cầm lấy ly nước dâu, chị chạy ra hiên, tưới nó xuống chậu cây...
Chị hét lên "Không!". Anh quay đi, mười lăm phút sau quay lại với cái đầu trọc tếu: dù chị nói thế nào, anh cũng không mặc cái bộ veste mới cứng dành cho chú rể. Chị òa lên khóc rồi lau nước mắt, chấp nhận biến mình thành tấm bia chịu đạn.
Hai năm sau đó họ biến thành cái đích của mọi lời chửi rủa. Chị lớn hơn anh mười sáu tuổi, điều đó thách thức một định kiến khó dời chuyển trong tâm trí nhiều người, định kiến về trật tự. Lúc ấy, chị vừa là biên đạo vừa là vai nữ chính của nhiều điệu vũ. Suýt nữa tai tiếng đã làm chị phải chia tay với nhà hát, nếu bà vũ đoàn trưởng không khăng khăng rằng trong vũ đoàn không ai thay được chị.
Sau lễ Giáng sinh, anh đến ở hẳn trong căn hộ tầng hai của chị và lập tức ném hết các tặng vật của những người đàn ông quen chị vào lửa. (Ở đó có một lò sưởi nhỏ kiểu xưa, chị đã cố giữ lại sau nhiều lần sửa chữa căn phòng). Dù phản đối kịch liệt, cuối cùng chị cũng tha thứ.
Chiều cuối năm dương lịch, khi ra phố mua sắm về, chị thấy những bông hoa thạch thảo màu đỏ như một bó lửa cháy rực giữa gian phòng. Chị không tin ở mắt mình, vì ngoài màu vàng, tím và trắng, chị chưa hề biết hoa thạch thảo có thêm màu gì khác. Một tặng vật lãng mạn nhất, anh đem về cho chị sau mươi cây số xa thành phố, từ một hẻm núi mà anh đã khám phá nhờ những chuyến lang thang thời trai trẻ. Tối hôm đó chị pha hai ly cocktail đỏ, họ chúc nhau năm mới hạnh phúc, lặng lẽ, không một ai chứng kiến.
Và họ đã hạnh phúc. Một thứ hạnh phúc đầy thương tích, bởi dường như thế giới xung quanh không bao giờ để cho họ yên. Nhưng họ dần quen với những lời đàm tiếu, giống như dân du mục quen với cuộc sống lều trại. Người ta bảo đó là một cuộc tình không có tương lai. Cả chị cũng thế, khi chạm cốc mừng năm mới với anh, chị đã nghĩ: có thể sang năm, khi ngày đầu năm trở lại, thì anh đã ra đi.
Vì sống trong ý nghĩ sẽ sớm chia tay, những ám ảnh về tương lai đôi khi không khỏi làm chị buồn rầu. Chị hiểu rằng do tính hay xúc động mà mình đã hành động dại dột, rằng những người đàn bà khôn ngoan chỉ bông đùa các chàng trai ít tuổi, chứ không gắn bó cuộc đời với họ. Nhưng sau thời gian sống cùng anh, chị hiểu ra tại sao trước đây không thể hạnh phúc với những người đàn ông lớn hơn mình. Từ trong vô thức hình như chị dị ứng với các biểu hiện của oai quyền, có thể là do những ám ảnh về người cha cay nghiệt. Mấy mươi năm sau khi đã sống tự lập, thỉnh thoảng chị vẫn còn mơ thấy mình ở tuổi lên mười, quỳ trên đất, khóc nức nở trong tiếng quát mắng giận dữ. Khi tỉnh dậy, chị mừng rỡ vì nhớ ra mình đã lớn.
Từ đó, mỗi năm, đến ngày Tết Dương lịch, anh lại hái tặng chị một bó thạch thảo lớn màu đỏ thắm. Họ lại uống cocktail dâu và đến tối sẽ đến câu lạc bộ hội Múa. Họ có cảm giác năm tháng không qua đi: hoa thạch thảo vẫn nở trong khe núi, đêm đầu năm mới sẽ mãi mãi ngọt ngào. Niềm tin đó quả thật cũng có chút sức mạnh phép lạ: Nếp nhăn mờ ở cổ chị như dừng lại, không dài thêm, không sâu hơn, dường như sắp biến mất. Khi người ta hạnh phúc, người ta không cảm thấy mình đang trên đường đi đến cõi chết. Về sau, chị hiểu ra tại sao người xưa cho rằng ở trên trời thời gian trôi rất chậm, đến nỗi dưới trần gian đã ba năm thì trên ấy mới có ba ngày. Ý tưởng ấy khiến chị lao vào thiết kế một điệu vũ mới. Ngày như đêm, chị vùi đầu vào việc tập luyện và dàn dựng, tin chắc rằng khi xem Tìm lại Thiên đường của chị, bà vũ đoàn trưởng sẽ một lần nữa ôm hôn tác giả chùn chụt và nhắc đi nhắc lại: "Tôi đã bảo mà, chưa hề có ai thay được cô".
Sáu năm trôi qua. Chính chị cũng không ngờ, họ đã sống bên nhau chừng ấy năm, chừng ấy tháng, chừng ấy ngày, và giờ đây đã có thể nói là sẽ sống cùng nhau mãi mãi... Cả hai người đều cảm thấy mối quan hệ này rất giòn và dễ vỡ, nhất là khi phải luôn chịu sự va đập của thế giới quanh mình. Nhưng họ cũng dễ nhận ra: đôi khi những món đồ bằng pha lê, rực rỡ và mong manh như bọt nước, lại có tuổi thọ dài lâu hơn những vật cứng hơn nó rất nhiều, bởi chúng luôn được gượng nhẹ nâng niu.
Ngày vừa tẩu thoát khỏi đám cưới, anh bảo chị: từ khi bãi bỏ chế độ nô lệ, không có lệ người sở hữu người. Nhưng giờ đây anh bắt đầu nảy sinh ý muốn xác lập quyền sở hữu của anh. Anh không cho chị múa đôi với ai, không muốn chị về trễ nhiều, không muốn chị đi lưu diễn dài ngày. Anh mong ước chị sinh con, có con chị sẽ ngồi lâu hơn trong tổ ấm. Những dự tính của anh làm chị buồn rầu. Chị hàm ơn anh vì anh đã sống bên chị như một nguồn cảm hứng, chứ không phải là một ông chủ. Nhưng ngày gặp chị, anh là một chàng trai hai bốn tuổi, còn nay anh đã là một người đàn ông ở tuổi ba mươi.
Đêm ấy chị không ngủ được. Anh nằm yên, thở đều và mạnh, trán kê vào dưới vai chị. Khi ngủ mặt anh rất đẹp, không có vẻ cau có thấp thoáng của ban ngày. Nhưng chị không nhìn anh, chị ngoảnh mặt về phía cửa sổ, nhìn vầng trăng trơ trọi trên trời. Trăng đang từ tròn chuyển sang khuyết. Chị nghĩ: Vậy là trên thiên đường thời gian không đứng lại.
Cuối năm ấy, phóng xe về lại khe núi ngày trước, anh ngỡ ngàng. Một con đường thênh thang tráng nhựa chạy dọc sát khe núi. Người ta đã làm đường cao tốc nơi đây, biến một vùng hoang vu thành xa lộ. Nơi khe núi xưa, dãy quán hàng vừa mọc lên. Một cô bé ngồi nướng mực bên chậu than hồng, mùi thơm của biển lan tỏa trong không gian núi. "Hoa đỏ à, còn nhiều lắm bên kia khe". Cô bé dẫn anh đi, luồn lách theo những đường mòn đầy gai sau dãy đồi. Trên đường về, chợt tiếng sấm ầm ì vang lên trong mây. Cô bé kêu: "Mưa giông. Kỳ quá ha, sao mùa xuân mà có giông?". Một tiếng sét dữ dội cắt đứt lời cô bé. Cả hai cúi rạp xuống, chạy thi với cơn mưa. Nhưng cuối cùng mưa vẫn bắt kịp. Về đến quán bên đường, họ ướt sũng. Bà chủ quán cười: "Giông sớm thiệt. Trời đất đảo lộn hết rồi". Cô bé thay áo sau bức màn, nói vọng ra: "Sớm chi nữa?". "Đầu xuân đã có giông, không sớm à?" Tiếng cười giòn tan lẫn trong tiếng áo ướt kéo qua da thịt: "Con đợi giông từ tháng năm tới chừ, trễ quá rồi". Anh cởi áo hơ bên chậu than hồng, tủm tỉm cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh của cô bé. Ừ, nếu đây là cơn giông của mùa hè năm trước thì quả là muộn lắm. Cô bé ngồi trước mặt anh, tóc rối, mảnh dẻ, ướt át. Trong một phút anh liên tưởng đến cô dâu bé bỏng mà anh đã bỏ lại năm xưa trong một cơn đam mê như bão. Ý tưởng của anh nhảy cóc từ kỷ niệm này sang kỷ niệm khác, cuối cùng là kỷ niệm về cái đầu trọc tếu. Anh bật cười. Một kỷ niệm lớn trong đời anh. Mưa đã tạnh, anh vội vã quay về với bó hoa dành cho phút giao thừa.
Chị chờ anh trong căn hộ ấm áp; chiếc áo mặc nhà hở vai lấm tấm hoa tím trắng làm chị có vẻ nhẹ nhõm tươi vui, nhưng nơi đáy mắt chị ẩn núp một nỗi hoang mang. Chiều hôm nay, chị đã bị cơn giông trái mùa cầm chân lại trên thềm nhà hát. Ngồi chờ mưa tạnh, bà vũ đoàn trưởng tâm sự với chị vài nỗi lo âu, rồi cả hai bỗng cao hứng rủ nhau gọi taxi đến thăm một nhà chiêm tinh nổi tiếng mới ghé qua thành phố. Trong không gian âm u của ngôi nhà rường cổ, nhà chiêm tinh nhìn lên khuôn mặt tươi tắn của chị, nói rằng khí sắc của chị đang báo điềm không tốt. "Đâu có!". Chị phản đối. Chị đang cảm thấy rất hạnh phúc, chị làm việc hết sức mình, chị đang yêu và được yêu. Bàn tay gầy khô đưa ngọn nến trên bàn đến sát mặt chị: "Có vết đen mờ hiện ra nơi trán. Những ngôi sao của cô đang bị mây che, nguồn lực của cô đang giảm dần". Chị cười, không mấy tin.
"Một năm sau, tôi sẽ quay lại đây. Khi đó, nếu cô cần tôi giúp...". Ông ta vụt im bặt, những nếp nhăn trên mặt co rúm lại. Đã bảy giờ tối, chị nôn nóng ra về.
Chị trang hoàng lại bàn ăn, treo những chiếc rèm cửa mới, đặt sẵn bộ váy đẹp nhất lên giá áo. Đêm nay, lúc tiếng nhạc Happy New Year vang lên trên đường phố, anh sẽ cùng chị đến Câu lạc bộ hội Múa, như mọi năm. Bỗng nhiên chị hắt hơi dữ dội liền mấy cái. Một linh cảm mơ hồ đè nặng lên tim chị. Nhưng anh đã về, tay ôm bó thạch thảo ướt sũng. Chị cảm động. Dưới ánh nến, những nhánh hoa đọng nước trông rực rỡ hơn bao giờ hết.
Nhưng một năm sau đó đã trôi qua với âm điệu khác. Bà vũ đoàn trưởng vẫn tin yêu chị, những vở múa của chị vẫn được tán thưởng. Mối quan hệ với chàng trẻ tuổi lâu ngày đã thành quen trong mắt người xung quanh, không còn là một thách thức với xã hội nữa. Vũ khúc Tìm lại Thiên đường mỗi năm vẫn được tái hiện trong những chương trình lớn. Nhưng chị đau lòng, chị vốn nhạy cảm, không chịu nổi khi thấy nhiều học trò bỗng nhìn chị với ánh mắt khác đi. Những cô bé học trò ngày nào lúng túng, vụng về, nay đã trở thành những cô gái sắc sảo và xinh đẹp. Chị hiểu: Chị đã cản đường họ. "Chưa đến thời của họ đâu". Lời nói chắc nịch của bà vũ đoàn trưởng làm chị yên tâm, chị nỗ lực nhiều hơn nữa để chứng minh rằng mình xứng đáng. Càng đắm mình vào công việc, chị càng cần dựa vào anh, như cái cây cần tưới nước để đâm hoa trổ lá. Nhưng anh dường như ngấm ngầm bất mãn. Anh cảm thấy tổn thương vì chị không chịu lệ thuộc vào anh. Năm ấy là một năm đầy day dứt, giống như một ngày xấu trời trong mùa thu đẹp.
Cuối năm chị được mời dự lễ hội nơi một thành phố biển. Chị rủ anh cùng đi, nhưng anh từ chối. Thật ngạc nhiên, vì anh chưa bao giờ từ chối chị điều gì. "Anh chỉ muốn đón Tết Dương lịch như mọi năm". Lâu nay anh chuyển cách xưng hô từ gọi tên sang anh, em, chị thấy xưng hô như thế có phần ngược ngạo nhưng cũng chiều anh, như chiều theo sở thích khùng điên của một đứa trẻ.
Ước muốn có một đêm cuối năm mới mẻ với chuyến du lịch nơi xa đã không thành, vậy hãy tìm một cách khác thổi sinh khí vào những thói quen cũ... Ý nghĩ ấy làm chị nhớ tới lời dặn dò của nhà chiêm tinh: "Nguồn lực của chị đang giảm dần... Hãy thu lại những điện năng đã mất". Chiều hôm ấy chị một mình đến ngôi nhà rường trong khu thành cổ.
Có tất cả ba gói nhỏ. Một gói bên ngoài ghi chữ "Gối". Gói này sẽ được đặt vào dưới chỗ kê đầu. Một gói ghi chữ "Tắm". Chất bột trong gói sẽ hòa vào nước tắm mỗi ngày của chị. Một gói ghi chữ "Ngải". Gói này sẽ hòa vào ly của anh. Chất bột trắng này sẽ như một cái xiềng êm ái mãi mãi buộc anh vào với chị. Nhà chiêm tinh dặn: "Không ai đủ mạnh để mãi mãi tin ở mình, chỉ có bùa thiêng là vô địch và vĩnh viễn".
Chiều cuối năm không mưa. Chị thay những chiếc vỏ gối mới rồi đi tắm, ngâm mình trong thứ nước thần kỳ; Anh không phải chỉ là tình yêu, anh là sự sống của chị, không có anh, chị sẽ không có những điệu múa, nghĩa là không còn gì hết: vẻ trẻ trung bên ngoài, sự nể nang của đồng nghiệp, lòng tin cậy của bà vũ đoàn trưởng... Chị muốn làm mọi cách để anh luôn là anh của một mùa đông cách đây bảy năm, chị sẽ có anh không phải chỉ để thương yêu, mà là để sinh tồn. Vì sự khao khát sinh tồn mà chị đã vô tình phản bội lại nguyên tắc của ngày đầu, nguyên tắc của Tự do.
Anh vẫn chưa về. Chị mắc sẵn chiếc áo vũ hội trên vách. Gói bột ngải hòa vào ly nước dâu đỏ óng ánh.
Chị kiên nhẫn chờ, trong khi chiếc đồng hồ "Coucou" treo trên vách cứ vang lên từng tiếng tanh tách, tanh tách phát ra từ chiếc kim giây.
Sau này anh nghe những người hàng xóm kể lại: chị rời căn hộ vào khoảng 6 giờ chiều, tay xách vali, không chào ai cả nhưng đã ghé vào thăm bà bảo vệ nghèo có đứa con đau ốm, cho đứa bé một số tiền, rõ là chị có ý đi xa dài lâu. Đó là chuyện về sau anh mới biết, còn tối hôm ấy, thấy bàn tiệc đã sửa soạn sẵn, anh đoán rằng chị chỉ đi đâu một lát. Anh tự cắm bó hoa thạch thảo đỏ vào chiếc lọ sứ trên bàn rồi tìm cốc nước dâu thường lệ, nhưng cái ly lớn trên bàn rỗng không với chút cặn ở đáy ly, hình như có ai đã uống trước. Anh nhăn mặt, mở tủ lạnh tìm một cốc nước lọc. Trời càng tối anh càng băn khoăn, đây là đêm cuối năm đầu tiên chị bắt anh phải chờ. Cũng như chị, anh muốn thử thổi sinh khí vào những thói quen cũ: thay vì đến câu lạc bộ như mọi năm, anh định cùng chị dự giao thừa ở đại sảnh một khách sạn lớn trong thành phố. Người ta đã gửi anh hai vé với lời mời nhiệt tình. Vì đã lỡ hứa, giờ đây anh quá nóng lòng, chỉ lo đến trễ.
Mười giờ đêm. Anh nhảy bổ vào phòng tắm để thay áo. Chính lúc đó anh nhìn thấy chiếc áo vũ hội hàng năm của chị, cái dáng vắt vẻo như bị ruồng bỏ của nó khiến anh nhận ngay ra có gì đó bất thường. Anh chạy quanh hỏi những người hàng xóm, biết rằng chị đã ra ga.
Chuyện gì xảy ra vậy? Anh định chạy ra ga, nhưng đúng lúc ấy, chiếc đồng hồ Coucou gõ vang lên. Nửa đêm rồi, năm cũ đã giã từ.
Không còn thời gian nữa. Vội vã lên xe, anh đến khách sạn một mình.
Tàu đã rời ga từ lâu. Chị ngồi yên, mắt mở tỉnh táo nhìn ra cửa sổ: những con đường, những ngã tư, những mái nhà. Rồi đồng trống mênh mông và những trụ điện xa xa ven con đường cao tốc chạy song song với đường tàu.
Điện thoại trong túi áo trên ngực chị rung lên.
Tiếng của bà vũ đoàn trưởng. Cuộc giao lưu đầu năm mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động vũ đoàn trong năm tới nên bà không muốn vắng chị. Nghe chị trả lời, bà thét lên: "Tôi đã bảo rồi, vẫn chưa ai thay thế cô được!". Chị cười, nước mắt trào ra. Không, đừng chui đầu xuống cát, đã đến lúc tôi phải đi rồi và cả bà, bà cũng phải đi rồi. Ngoài kia, dưới ánh trăng non, những nghĩa trang xa thành phố với những nấm mộ không hàng lối lũ lượt trải dài. Ở dưới đó là những con người đã từng không ai thay thế được. Ý nghĩ ấy làm chị mỉm cười lạnh lẽo, quyết định tắt hẳn máy trước khi cho vào túi. Tối nay, khi chờ anh trở về, chị đã lấy chiếc áo dạ hội ra mặc thử và kinh hoàng nhận ra, chị không thể mặc vừa nó nữa! Chất bột trong nước tắm chẳng giúp được gì ngoài việc làm các vòng của chị bung phá nhanh hơn. Trong chốc lát chị nhận ra sự vô vọng. Cầm lấy ly nước dâu, chị chạy ra hiên, tưới nó xuống chậu cây...