• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THÔNG TIN CHUNG CÔNG NGHỆ NĂM 2007

Status
Không mở trả lời sau này.
Mỗi người chỉ được mua hai iPhone

Apple đã hạn chế số lượng iPhone mà một khách hàng có thể mua xuống con số hai (trước đây là 5), đồng thời, hãng này cũng không bán chiếc điện thoại đó bằng tiền mặt.


moi3.jpg


Các cửa hàng của AT&T cũng không được ủy quyền bán iPhone nữa. Ảnh: Sciam.​

Tuần trước, Apple đã ngưng việc bán iPhone qua mạng Internet hay ủy quyền cho các cửa hàng AT&T, mặc dù chính AT&T là nhà cung cấp dịch vụ cho chiếc điện thoại này và mỗi cửa hàng của họ cũng có quy tắc riêng của mình.

Phát biểu về việc này, người phát ngôn của Apple cho biết, việc hạn chế số lượng iPhone bán ra (mỗi người chỉ được mua hai máy) nhằm đảm bảo đủ số lượng iPhone cho mọi người trên thế giời và rằng, người ta chỉ được mua máy cho mình và một chiếc để làm quà. Cũng theo quy định trên, khách hàng không phải trả tiền mặt cho mỗi chiếc điện thoại mà trả bằng thẻ tín dụng. Trước đây, họ có thể sắm tới 5 chiếc iPhone và trả bằng tiền mặt.

Apple cho rằng nhiều người đã mua một đống iPhone về và bán lại cho những người khác. Quy định trên sẽ có thể hạn chế lượng iPhone bị trao đi bán lại trên thị trường.

moi2.jpg


Apple tính được có khoảng 25 triệu iPhone bị unlock kể từ khi bán tới giờ.
Ảnh: Abcnews.​

Tuy nhiên, động thái mới của hãng "Quả táo" lại nhận được những lời nhận xét trái chiều. Một số thì cho rằng việc hạn chế lượng mua iPhone ở số 2 là thông minh, số khác lại cho rằng việc không cho mua bằng tiền mặt là phản ứng “không Mỹ” chút nào.

Một thực tế không thể phủ nhận là một số người mua iPhone nhưng lại không dùng mạng AT&T mà sử dụng phần mềm trên web để phá khóa và dùng mạng khác. Trong thời gian qua, Apple đã tính được khoảng 25 triệu iPhone hiện đã bị “unlock”. Ngoài ra, các hackers thậm chí còn làm mọi cách để thâm nhập vào hệ điều hành của máy và thay đổi nó.

Theo số thống kê mới nhất, Apple đã bán được 1,4 triệu iPhone kể từ ngày chiếc máy này ra mắt. Dự kiến, con số này còn tăng mạnh trong dịp mua sắm cuối năm.

Đức Thanh (theo Techweb)
 
Thông tin mobile ngày 10/11/07

Teen phá sản vì ĐTDĐ


(PV News Daily) - Nhà chức trách bang NSW vừa cho biết các hãng điện thoại đang bị cáo buộc về việc ra tăng đột biến các thuê bao trẻ tại Australia đang nợ cước tới mức không thể trả được.

230.jpg


Ảnh minh họa

Bộ trưởng thương mại Linda Bruney cho hay: kết quả cuộc điều tra của văn phòng Bộ thương mại cho thấy các thêu bao đặc biệt nhấn mạnh vào nội dung của những hoá đơn cước điện thoại tăng vọt một cách lạ thường.

Bà Bruney trả lời giới báo chí: “đột nhiên họ nhận được hoá đơn lên đến 3000-4000 đôla bởi vì họ nghĩ rằng dịch vụ họ nhận được từ việc tải những nhạc chuông và bình chọn cho chương trình Big Brother là miễn phí. Trên thực tế, cước của chúng rất đắt.. nên nó thực sự đã trở thành một vấn đề lớn.”

Họ tiến hành điều tra 1000 người. Kết quả họ thu được là đến 75% trả lời không chắc về các khoản mà họ phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ điện thoại của họ trong những hoá đơn cao bất ngờ đó.

Bà Burney cho hay rất nhiều người dùng cảm thấy như lạc vào mê cung khi nỗ lực hỏi nhà cung cấp dịch vụ. Điều đó gần như là không thể. Chỉ một nửa những người được hỏi biết rõ những khoản ra tăng trong hoá đơn cước của họ. Chỉ một phần tư những người được hỏi biết rõ được nhà cung cấp dịch vụ của họ và những quyền có liên quan.

Bà cũng cho hay văn phòng bộ thương mại đã nhận được hơn 200 cuộc điện thoại phàn nàn về vấn đề này trong 18 tháng vừa qua. Và dịch vụ tư vấn tài chính cũng đã được thông báo về việc tỉ lệ thuê bao trẻ bị phá sản vì cước điện thoại ra tăng đột biến. và họ đã có những khách hàng vị thành niên chỉ xấp xỉ 20 tuổi đã mất cả ngàn đôla vì những dịch vụ trên điện thoại di động.

Ngày càng nhiều người trẻ đang tìm đến những dịch vụ tư vấn tài chính. Và không ngoại lệ, tất cả những người độc thân trong lĩnh vực tư vấn tài chính đều cho biết mọi vấn đề đều bắt nguồn tứ chiếc điện thoại di động.

Theo mobilenet
 
Samsung với công nghệ hiển thị OLED 16,7 triệu màu

1582_2370_400.jpg

(PV News Daily) - Hôm nay Samsung tiết lộ rằng họ đã bắt đầu cho sản xuất đại trà các màn hình AMOLED sẽ được sử dụng cho điện thoại di động, máy nghe nhạc và các thiết bị khác trong thời gian sắp tới. Dựa trên cơ sở dẫn điện giữa hai lớp hữu cơ, công nghệ này cho phép Samsung tạo ra các màn hình 320x240 mà vẫn có thể tái tạo được 16,7 triệu màu cùng một lúc. Điều này cho phép tạo ra rất nhiều các màn hình kích cỡ lớn. Màn hình AMOLED không có hiệu ứng mờ như ở LCD trong các cảnh di chuyển nhanh. Các màu tối cũng tự nhiên hơn. Hàn Quốc cũng tin tưởng rằng công nghệ này sẽ sớm được áp dụng trong di động và các đồ điện tử khác.

( theo AHA )
 
Điểm mặt 'dế' mới tháng 11

diem2.jpg

(PV News Daily) - Trong tháng 11, ngoại trừ Samsung có thêm 5 máy mới, các hãng khác đều không đưa ra thêm model nào mà chỉ bán tiếp một vài mẫu chưa ra kịp trong tháng 10.

passionemobile4129.jpg


Nokia khuyến mãi router kết nối Wi-Fi cho N95 8 GB. Ảnh: Gsmarena.
Đầu tháng trước, Nokia thông báo sẽ ồ ạt "xuất chiêu" với hơn 10 mẫu điện thoại mới, nhưng phải tới cuối tháng 10, đầu tháng 11, người tiêu dùng trong nước mới được "mắt thấy, tai nghe" những model này.

Nổi bật nhất trong số những "tân binh" Nokia trên thị trường là hai "bom tấn" N95 8 GB và N81 8 GB. N95 phiên bản 8 GB được nâng cấp từ N95 nhưng bỏ đi nắp đậy ống kính máy ảnh, cơ chế trượt cũng chắc chắn hơn, ngoài ra không thể không nhắc đến bộ nhớ khủng 8 GB, bằng một iPod Nano. Trong khi đó, N81 8 GB lại là điện thoại chơi game, nghe nhạc, hỗ trợ nhiều kết nối.

Hai chiếc điện thoại trên được bán trên thị trường với giá khá cao: 14 triệu đồng và 11 triệu đồng (tương ứng với N95 8 GB và N81 8 GB). Nhằm kích cầu 2 mẫu này, khi mới có hàng, Nokia đã tung ra 2 chương trình khuyến mãi. Với N95 8 GB, người mua được tặng kèm một router Wi-Fi, N81 8 GB thì được tặng loa nghe nhạc JBL, cả 2 quà tặng đều có giá trị khoảng 55 USD.

Trong tháng 11, Nokia chưa có kế hoạch đưa ra thêm một mẫu điện thoại nào mới. Theo đại diện của công ty Phân phối FPT (FPT Distribution), một trong những đơn vị phân phối Nokia có uy tín trong nước, đầu tháng 11, hãng đã tung tiếp model 7900 Prism, mẫu máy chưa kịp ra mắt trong tháng 10 với giá 7.400.000 đồng. 7900 Prism thiết kế như những viên kim cương với những hình khối khúc xạ ánh sáng mạnh mẽ.

samsung_f500.jpg


Samsung F500 điện thoại xem video. Ảnh: Mobilepedia.

Nếu như trong tháng 10, Samsung khá kín tiếng thì tháng này hãng thông báo sẽ ra mắt tới 5 model mới, bao gồm F500, F300, F210, U700 và M610. Trong đó, M610 đã có hàng, giá tham khảo là 2.750.000 đồng. Samsung F300 cũng được bán từ khá lâu với giá 6.750.000 đồng.

Đáng chú ý trong các mẫu điện thoại sắp ra mắt của hãng điện tử đến từ Hàn Quốc có F500 với mệnh danh là điện thoại xem video chuyên nghiệp. F500 có bàn phím quay, hỗ trợ nhiều định dạng video. Ngoài ra, Samsung cũng tiếp tục với dòng Ultra (U700). Điện thoại Utral mới được trang bị camera 3,2 Megapixel, nhiều tính năng kết nối. F210 cũng sẽ có hàng trong tháng, tuy nhiên, model này chưa có nhiều cách tân so với X830 trước đây.

diem1.jpg


Motorola V8 phiên bản 2 GB đã có hàng tại Việt Nam. Ảnh: Techshout.

Motorola tháng này cũng chưa có thêm mẫu điện thoại nào mới. Tháng trước, Motorola V8 phiên bản bộ nhớ 2 GB đã có hàng, giá bán là 7.200.000 đồng, tuy nhiên, phản ứng của thị trường trước model này chưa tích cực bằng phiên bản V8 cũ. Model tiếp theo thuộc dòng Razr2, V9 dự kiến ra mắt từ tháng trước nhưng tới tháng 12 mới có hàng tại Việt Nam.

Tháng 10, Sony Ericsson K850i đã xuất hiện trên thị trường, nhưng giá còn cao (9.700.000 đồng). Đầu tháng, hãng này đã đưa ra T250i, điện thoại tầm thấp (1.820.000 đồng), thiết kế dạng thanh, được trang bị camera VGA và đài FM. Trong thời gian tới, hãng sẽ tiếp tục với những mẫu máy đã được thông báo từ trước, như K770i, chiếc Cyber-shot phone mỏng nhất thế giới. Tuy nhiên, chiếc máy này đã xuất hiện trên thị trường dưới dạng hàng xách tay, giá 7 triệu đồng.


Theo Số Hóa
 
Motorola tung ra MOTOPURE H12 Bluetooth headset

h12andbase.jpg

(PV News Daily) - Motorola hé lộ về sản phẩm headset mới mang tên MOTOPURE — H12 Bluetooth headset. Trang bị công nghệ mới Moto CrystalTalk lọc tiếng ồn cho chất lượng thoại tốt hơn, mang đến thời gian thoại đạt 5.5 giờ và 200 giờ ở chế độ stanby, nếu sản phẩm được bán với giá hợp lý đây sẽ là một lựa chọn không tồi dành cho những ai thường xuyên dùng đến tai nghe bluetooth. Sản phẩm được đóng gói kèm sạc và vỏ bảo vệ cho những khi không dùng đến. Ngoài ra còn có kèm theo những miếng đệm tai nghe giúp đeo êm ái hơn. Sản phẩm có trọng lượng vỏn vẹn 12 gram sẽ bán với giá 99 USD sau khi rebate.

(Theo ITConnect)
 
Thông tin Mobile ngày 13/11/2007

Symbian không sợ Google Android

Mặc dù Google lôi kéo được nhiều đối tác chiến lược như Motorola, Samsung và mới đây là Nokia tham gia liên minh phần mềm mở của mình, nhưng Symbian cho biết, họ không lo sợ điều này.


Symbian_OS_design_faults.jpg

Có 165 triệu điện thoại sử dụng hệ điều hành Symbian.
Ảnh: Codeproject.​

Đầu tuần, Google vừa khởi xướng một liên minh phát triển phần mềm mở cho điện thoại di động, được gọi là Android, với sự tham gia của 33 hãng. Động thái này cạnh tranh trực tiếp đến Microsoft, RIM và Symbian.

Ngay sau đó, Nokia, đối tác chiến lược và có gần một nửa cổ phần trong Symbian cho biết, họ sẽ thảo luận để gia nhập liên minh. Simon Ainslie, Giám đốc điều hành Nokia tại Anh cho biết, họ sẵn sàng mở cửa thảo luận với Google.

John Forsyth, Phó giám đốc chiến lược của Symbian, cho rằng, nền tảng của họ mạnh mẽ và phổ biến nhất trên thế giới, Google thiếu kinh nghiệm về điều này. Ông cũng bổ sung, một hệ điều hành di động phải hướng đến sự chuyên dụng và tính thích ứng, tuy nhiên, tính năng tìm kiếm và hệ điều hành là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Tổng kết quý III, Symbian cho biết, họ đã bán được 20,4 chứng chỉ phần mềm cho điện thoại. Trong 9 năm từ khi thành lập, đã có 165 triệu điện thoại sử dụng nền tảng của hãng.

Huy Nguyễn (theo BBC)
 
Điện thoại bắt sóng Wi-Fi 'đỉnh'

Trong số 5 điện thoại có kết nối Wi-Fi tốt do tạp chí Cnet châu Á bình chọn, Nokia chiếm 3 máy, còn lại là Samsung và Sony Ericsson.


Chuẩn không dây Wi-Fi bắt đầu được hình thành từ năm 1985, đến nay kết nối này được tích hợp trong nhiều thiết bị, trong đó có điện thoại di động.

Trong khi 3G và HSDPA đang còn xa lạ với hạ tầng mạng ở Việt Nam, kết nối GPRS còn khá đắt đỏ, thì Wi-Fi là giải pháp giúp duyệt web và kiểm tra e-mail khá nhanh chóng.

Nokia E90 Communicator
1.jpg

E90 có bàn phím Qwerty dài, màn hình rộng. Ảnh: Cnet.​

E90 thừa hưởng thiết kế của dòng Communicator, nắp gập. Khi mở máy, màn hình rộng có độ phân giải 800 x 352 pixel và bàn phím Qwerty dễ dàng soạn thảo văn bản. Máy có các kết nối như Wi-Fi, HSDPA, GPS và Bluetooth, ngoài ra, E90 còn có thể nhận, gửi e-mail nhanh chóng, bao gồm cả kết nối BlackBerry. Tốc độ xử lý của Nokia E90 nhanh.

Nhược điểm của E90 Communicator lại ở bàn phím với các phím dài, phím tắt camera không nhạy. Điện thoại cũng không hỗ trợ fax.

Giá tham khảo: 14.090.000 đồng.

Nokia E61i
2.jpg

E61 hỗ trợ đọc tin nhắn đa ngôn ngữ. Ảnh: Nokia.​

E61i mỏng hơn cả E61 đi trước, bàn phím Qwerty rộng và dễ sử dụng như các điện thoại BlackBerry. Máy có các kết nối Wi-Fi, Bluetooth, bên cạnh phần mềm WidSets hỗ trợ download dữ liệu nhanh. Ngoài ra, E61i hỗ trợ nhiều tính năng văn phòng, tiện ích Message Reader giúp đọc tin nhắn đa ngôn ngữ.

Mặc dù được trang bị camera 2 Megapixel, nhưng không hỗ trợ flash, nên chiếc máy này chụp ảnh kém. Ngoài ra, máy thiếu kết nối HSDPA, không có camera phía trước.

Giá tham khảo: 7.060.000 đồng.

Nokia N95
3.jpg

Điện thoại đa phương tiện N95. Ảnh: Gsmarena.​

N95 được xem là máy tính đa truyền thông, điện thoại này được trang bị camera tới 5 Megapixel, ống kính Carl Zeiss, kết nối máy tính qua cổng miniUSB, giắc cắm âm thanh 3,5 mm. N95 còn được tích hợp HSDPA, Wi-Fi và GPS.

Tuy nhiên, chất lượng pin của N95 khá yếu, cơ chế trượt lỏng lẻo, các ứng dụng chạy chưa được như ý.

Giá tham khảo: 10.350.000 đồng.

Samsung Ultra Messaging i600
12.jpg

i600 có bàn phím Qwerty gọn gàng. Ảnh: Cnet.​

"Vua kết nối" i600 gọn gàng trong thiết kế, máy được có bánh xe điều khiển nằm cạnh sườn khá tiện dụng. i600 hỗ trợ đầy đủ các kết nối HSDPA, 3G, Wi-Fi. Bluetooth. Chất lượng ảnh của i600 rất tốt, bên cạnh đó máy còn đi kèm với viên pin thứ hai kéo dài thời gian sử dụng.

Nhược điểm của chiếc máy này là camera thiếu đèn flash, không có cổng kết nối âm thanh.

Giá tham khảo: 5.590.000 đồng.

Sony Ericsson P1i
5.jpg

P1i nhỏ nhất dòng P. Ảnh: Cnet.​

P1i là smartphone nhỏ nhất dòng P. Màn hình cảm ứng, giao diện dựa trên nền tảng UIQ đẹp và mịn màng. Máy trang bị camera tới 3,2 Megapixel với autofocus, đài FM, chương trình chơi nhạc số. Bên cạnh đó, P1i còn có nhiều ứng dụng văn phòng.

Điểm yếu của máy là bàn phím Qwerty kép, nghĩa là mỗi phím chứa tới 2 ký tự nên những người đã quen với kiểu phím Qwerty đầy đủ sẽ mất thời gian làm quen với máy. Bút stylus của P1i cũng rất bé gây khó khăn khi viết tin nhắn trên màn hình cảm ứng.

Giá tham khảo: 10.770.000 đồng.

Huy Nguyễn (theo Cnet)
 
Săn hàng 'độc'

Những chiếc điện thoại, những phụ kiện độc đáo có một không hai luôn làm những người chơi tự hào. Nhưng để được sở hữu nó thì dù là tay chơi sành sỏi hay người dùng nghiệp dư đều phải bỏ thời gian, công sức và tiền bạc ra để "săn"


san3.jpg


iPhone đã quá nổi tiếng nên những gì liên quan đến nó thường được rao bán rầm rộ. Ảnh: Hoàng Hà.

Khi chiếc iPhone đầu tiên vừa về đến Việt Nam, có người sẵn sàng bỏ ra hơn 1.000 USD để sở hữu nó dù chưa biết có thể mở mạng được hay không. Hay khi iPhone vừa được unlock thành công thì chiếc tai nghe Bluetooth dành riêng cho nó cũng được bán với giá gần 200 USD. Tuy nhiên, iPhone đã quá nổi tiếng nên bản thân nó và những phụ kiện đi kèm được rao bán rầm rộ trên mạng ngay khi có hàng là chuyện đương nhiên. Và việc sở hữu chúng chỉ tùy thuộc vào độ "dày - mỏng" của hầu bao "tín đồ" sính hàng "độc".

Nhưng giả sử bạn đang sử dụng "sát thủ iPod" Toshiba 803 và muốn có được chiếc tai nghe đi kèm có các nút tùy chỉnh âm nhạc? Chắc chắn việc tìm được chiếc tai nghe trắng muốt, kiêu sa này hoàn toàn không đơn giản. Điều bạn cần làm lúc này, như bao người chơi sành sỏi khác thường làm, đó là phải "lê la" trên những diễn đàn công nghệ có tiếng hiện nay và tìm cho ra người "chuyên trị" dòng điện thoại khó tính Toshiba xuất xứ từ Nhật Bản.

san1.jpg


Những điện thoại phím Qwerty độc. Ảnh: Gatech.

Những trang web tập trung nhiều dân chơi công nghệ nhất hiện nay, có thể kể đến là handheld.com.vn; tinhte.com; ppcvn.com hay 5giay.com. Ở đây, nếu bạn không tìm ra phụ kiện mình ưng ý thì có thể mở một chủ đề riêng để nhờ mọi người tìm giúp món hàng bạn cần. Cách này đơn giản và giúp người chơi tăng thêm kinh nghiệm tìm kiếm, hiểu rõ hơn các vấn đề về giao dịch quốc tế, bạn cũng có thể tự mua hàng cho mình ở các trang mua bán nổi tiếng, nhưng cần đọc kỹ tình trạng món hàng trước khi giao dịch để tránh "tiền mất, tật mang".

May mắn hơn, bạn có thể nhờ người thân đang sống ở nước ngoài mua giúp rồi "xách" về, tránh dùng hình thức gửi qua bưu điện vì sẽ bị đánh thuế khá cao. Tất nhiên, dù áp dụng phương thức nào để "săn" cho mình một món hàng không ai có, bạn cũng phải bỏ ra không ít thời gian cho thú vui ấy.

san2.jpg


Săn được hàng "độc" cần thời gian và công sức. Ảnh: Cnet.

Những địa điểm giao dịch tập hợp nhiều đầu mối có tiếng chuyên cung cấp "hàng độc", cả điện thoại lẫn các thiết bị công nghệ khác, thường là các quán café lớn, như trên đường Hồ Xuân Hương, quận 3; đường Tú Xương, quận 3; Cao Thắng, quận 3; đường 3/2, quận 10 hay đường Trần Quang Khải, quận 1 (TP HCM).

Ghé những quán này, bạn sẽ thấy có một vài bàn người ngồi khá đông. Trên mặt bàn bày la liệt nhiều loại điện thoại, cùng những phụ kiện, những thiết bị số khác khiến không một "tín đồ" công nghệ nào không ghé mắt, liếc qua... Vì thế, nếu lần theo một tin đăng trên diễn đàn mà bắt gặp địa chỉ cuối cùng là một quán café thì bạn cũng đừng quá nhạc nhiên vì đó chính là địa điểm giao dịch được nhiều người chọn làm "văn phòng". Và không biết chừng, bạn có thể tìm được vài đầu mối cung cấp khác cũng nằm trong quán cafe đó.

Tuy nhiên, dù giao dịch ở đâu thì bạn cũng cần lưu ý về tình trạng món hàng và "đặt vấn đề" với người bán về khả năng bảo hành cho món hàng bạn mua. Những phụ kiện như tai nghe, sạc, cáp... đa số đều không được bảo hành nên bạn cần kiểm tra thật kỹ trước khi mua, bởi hàng độc thường khó tìm chỗ sửa hoặc thay thế linh kiện. Song bù lại, loại hàng này thường khó kiếm hàng giả nên bạn cũng có thể yên tâm phần nào về chất lượng của chúng.

(Theo e-Chip Mobile)
 
Bộ sưu tập Samsung Ultra

Điện thoại Samsung Ultra được biết đến với thiết kế siêu mỏng, kiểu dáng đa phần là trượt hoặc dạng thanh, tuy nhiên, nhược điểm của chúng là cổng xạc chung với cổng âm thanh và kết nối USB.

Điện thoại siêu mỏng Ultra Edition là thương hiệu riêng của Samsung, có thiết kế thời trang, thanh lịch. Dòng máy này của hãng ra đời cách đây hơn 1 năm và đến nay, nhà sản xuất điện thoại Hàn Quốc đã có hơn 20 mẫu với màu sắc, hình dáng, tính năng khác nhau.

Dưới đây là 10 mẫu phổ biến nhất của hãng.

Samsung Ultra Edition 12.1 (U700)
1.jpg

U700 trang bị camera 3,2 Megapixel. Ảnh: Gizmos.

U700 có thiết kế mỏng, thời trang, trượt lên chắc chắn. Máy được trang bị các kết nối HSDPA, Bluetooth hỗ trợ A2DP, ngoài ra, khe cắm thẻ nhớ microSD của U700 có thể thay nóng được.

Tuy nhiên, U700 có phím cảm cứng, hơi khó sử dụng, màn hình LCD thiếu ánh sáng, âm thanh quá nhỏ và quay phim chỉ đạt 176 x 144 pixel.

Giá tham khảo: 4.970.000 đồng.

Samsung Ultra Edition 10.9 (U600)

2.jpg


U600 có kiểu dáng trượt. Ảnh: Telecomwereld.

U600 không khác với các điện thoại mỏng của Samsung, màn hình lớn, được trang bị camera tới 3,2 Megapixel hỗ trợ autofocus, chương trình nghe nhạc trên máy dễ dử dụng.

Tuy nhiên, U600 thiếu cổng kết nối tai nghe 3.5 mm, không có đèn flash. Bên cạnh đó, U600 cũng không phải là một điện thoại hỗ trợ 3G.

Giá tham khảo: 3.950.000 đồng

Samsung Ultra Edition 9.6 (U300)
3.jpg

U300 có kiểu dáng gập. Ảnh: Sliderman.

U300 có thiết kế nắp gập, mỏng, hợp thời trang. Điểm nổi bật của máy chính là tích hợp Bluetooth, hỗ trợ âm thanh stereo, cổng ra TV, phím bấm tác động trở lại, dễ dàng gọi điện, nhắn tin.

Tuy nhiên, U300 khó mở nắp để sử dụng, máy không có thẻ nhớ mở rộng. Ngoài ra, U300 chỉ có một cổng xạc chung với cổng âm thanh, kết nối USB. Chất lượng ảnh của camera chưa cao, bởi máy không có autofocus.

Giá tham khảo: 5.100.000 đồng.

Samsung Ultra Messaging i600
4.jpg

i600 hỗ trợ nhiều kết nối. Ảnh: Meilleurmobile.

Phiên bản Ultra này chạy hệ điều hành Windows Mobile, một smartphone hỗ trợ nhiều kết nối. Thiết kế của máy nhỏ gọn, bánh xe điều khiển nằm bên cạnh giống như các máy BlackBerry tiện dụng. i600 hỗ trợ nhiều kết nối bao gồm HSDPA, 3G, Wi-Fi, Bluetooth với A2DP. Ngoài ra, máy có giao diện thân thiện, chất lượng âm thanh rất tốt, có 2 pin, kéo dài thời gian sử dụng.

Mặc dù được bố trí khá gọn nhưng bàn phím của i600 vẫn hơi khó sử dụng bởi các phím bé. Cũng như U300, i600 có cổng xạc chung với cổng kết nối, camera không hỗ trợ đèn flash.

Giá tham khảo: 5.600.000 đồng.

Samsung Ultra Video F500
f5.jpg

F500 điện thoại xem video. Ảnh: Gsmarena.

F500 dành riêng cho những người ưa thích xem phim, là điện thoại đầu tiên được chứng nhận chuẩn video DivX. Máy có thiết kế khác với các phiên bản trên, cân đối, hài hoà, bộ phận bàn phím xoay dễ dàng.

F500 hỗ trợ hầu hết các định dạng âm thanh, bộ nhớ trong được nâng lên 400 MB, hỗ trợ thẻ nhớ microSD lên đến 2 GB, camera 2 Megapixel. Đây là điện thoại 3G, hỗ trợ các tính năng kết nối thông minh. Tuy nhiên, pin của F500 gắn với máy, không tháo rời được.

Sản phẩm sắp có mặt tại Việt Nam.
6.jpg

Samsung Ultra Music F300

F300 điện thoại 2 màn hình siêu mỏng. Ảnh: Gsm-multimedia.

Được giới thiệu lần đầu tiên tại ITU Telecom World tháng 12 năm ngoái, tháng này Samsung F300 mới bắt đầu đến Việt Nam. Nếu như F500 là điện thoại để xem video thì F300 dành cho những người yêu thích âm nhạc. Điểm đặc biệt là F300 có 2 màn hình, mặt trước, màn hình nhỏ, nằm trên các phím điện thoại, mặt sau, màn hình rộng 2 inch và các phím đa phương tiện.

Máy được trang bị camera 2 Megapixel, không hỗ trợ flash nhưng có các chế độ chụp khác nhau. Khe cắm thẻ SIM nằm bên sườn thuận tiện lấy ra, bộ nhớ trong gần 128 MB, hỗ trợ thẻ nhớ 2 GB.

Giá tham khảo: 4.400.000 đồng.

Samsung Ultra Edition 8.4 (Z370)
7.jpg

Samsung Ultra Edition 8.4 có thiết kế dạng thanh. Ảnh: Cnet.

Phiên bản 8.4 có thiết kế dạng thanh, mảnh dẻ nhưng chắc chắn, màn hình đẹp. Máy hỗ được trang bị 3G, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD, Bluetooth âm thanh stereo, camera 2 Megapixel.

Tuy nhiên, chất lượng pin của Ultra Edition 8.4 chỉ ở mức trung bình, không hỗ trợ đài FM, cổng xạc chung với cổng âm thanh và kết nối USB.

Sản phẩm chưa có mặt ở Việt Nam.

Samsung Ultra Edition 6.9 (X820)

Mặc dù còn thiết một vài tính năng, nhưng Ultra Edition hài hoà giữa multimedia và hiệu năng. Máy có thiết kế siêu mỏng, màn hình LCD sáng, bên cạnh đó, nhiều tính năng chạy ổn định như camera 2 Megapixel, Bluetooth và speakerphone. Giống như i600, máy cũng có 2 pin, kéo dài thời gian sử dụng.

Ultra Edition không có đài FM và khe cắm thẻ nhớ. Cũng giống như các máy khác, phiên bản này chung cổng xạc với cổng kết nối với máy tính.

Giá tham khảo: 4.000.000 đồng.

Samsung Ultra Edition 9.9 (D830)

So với các phiên bản khác, 9.9 rõ ràng có bề ngoài ít sức hút, khó mở máy ra để sử dụng, bàn phím cứng, không có 3G, camera thiếu sáng. Bên cạnh đó các cổng xạc, âm thanh và USB đi chung với nhau.

Nhưng dù sao, Ultra Edition 9.9 vẫn có thiết kế mỏng, chắc, hỗ trợ thẻ nhớ. Màn hình ở phía trong rất sáng. Giao diện được nâng cao với uMenu và uSearch.

Giá tham khảo: 2.800.000 đồng.

Samsung Ultra Edition 12.9 (D900)

Được đánh giá là máy trượt tốt nhất trên thị trường, D900 có thiết kế trượt lên hợp thời trang, mỏng nhưng chắc chắn, bên cạnh đó màn hình sáng, rộng. Máy được trang bị camera lên đến 3 Megapixel, hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ mở rộng.

Tuy nhiên, máy vẫn còn một số điểm yếu như không có 3G, chất lượng loa ngoài chưa tốt, nhược điểm cố hữu nhất của dòng Ultra Edition là cổng xạc, âm thanh, kết nối USB đi chung với nhau.

Giá tham khảo: 4.470.000 đồng.

Huy Nguyễn (theo Cnet)
 
'Điện thoại thì phải có bàn phím'

Hai ông chủ của RIM cho rằng, iPhone không thể giết chết được BlackBerry, bởi điện thoại thì cần có bàn phím, mà iPhone thì không thế.


rim.jpg


2 ông chủ của RIM với điện thoại BlackBerry. Ảnh: Chosun.

"Mặc dù iPhone đẹp, nhưng người dùng gặp phải khó khăn khi sử dụng nó", Giám đốc điều hành của RIM, Mike Lazaridis, bày tỏ, "điện thoại thì cần phải có bàn phím thực". Ông phân trần, “thử viết một tên trang web trên màn hình cảm ứng của iPhone, điều này thật khó khăn, bạn không thể thấy những gì mình đang viết”. Ông cho biết, ông không thể dùng được iPhone, và theo ông, đó không phải là chiếc điện thoại có thể giết được BlackBerry.

“Không thể phủ nhận Apple có những ảnh hướng lớn đến các smartphone, họ mang đến cho khách hàng một cách viết khác. Chúng ta đã thấy lượng Phone bán ra tăng lên sau khi Apple và AT&T tung ra”, Giám đốc điều hành RIM nhìn nhận.

Trong khi đó, nói về những đối thủ của mình, Chủ tịch RIM, Jim Balsillie, cho biết, Apple và Microsoft không đe dọa đến hãng, Windows Mobile là một đối thủ lớn, nhưng họ không thể có sự ảnh hướng lớn như Windows trên PC.

RIM đã bán được hơn 20 triệu máy và hiện là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 8 trên thế giới.

Huy Nguyễn (theo Tech)
 
Thông tin Mobile ngày 16/11/2007

Điện thoại Samsung sẽ sử dụng màn hình OLED

Samsung sẽ sản xuất các điện thoại sử dụng màn hình OLED. Theo đó, các máy sử dụng loại màn hình này sẽ hiển thị hình ảnh thực hơn và tiết kiệm năng lượng.


ss_intro.jpg


Điện thoại Samsung sẽ có màn hình OLED. Ảnh: Businessweek.​

Hiện nay, điện thoại sử dụng màn hình OLED lớn có số lượng hạn chế, hiện mới chỉ có Nokia 7900 Prism được trang bị loại màn hình này.

Hôm qua, Samsung xác nhận, hãng sẽ tiến hành sản xuất điện thoại và các thiết bị cầm tay sử dụng màn hình Active Matrix OLED (AMOLED). Theo Samsung, trong thời gian tới, loại màn hình này sẽ trở thành chuẩn cho các mẫu điện thoại cao cấp.

Màn hình OLED mới của Samsung hỗ trợ độ phân giải QVGA (240 x 320 pixel), 16 triệu màu. Màn hình này có khả năng tự phát sáng và tương thích với các loại thiết bị điện tử. Ưu điểm của nó là mỏng hơn 2 lần so với các màn hình hiện nay. Ngoài ra, hình ảnh hiện thị trên màn hình OLED cũng nhanh hơn, sáng và tự nhiên hơi. Điều này sẽ cái thiện hình ảnh video khi xem phim, gọi điện video hoặc xem truyền hình trực truyến trên điện thoại.

Màn hình OLED của Samsung có khả năng tự điều tiết ánh sáng ở những điểm cần thiết. Kết quả, nguồn điện sử dụng tiết kiệm, kéo dài thời gian sử dụng pin hơn. Công nghệ này sử dụng các chất hữu cơ phát ánh sáng đỏ, xanh lá cây, xanh lục hoặc sáng trắng, tạo nên hình ảnh và phim sáng rực rỡ, và dễ nhìn hơn hẳn màn hình thông thường.

Theo nghiên cứu của hãng Display Search, thị trường các thiết bị sử dụng màn hình OLED trên toàn cầu sẽ tăng từ 7,82 triệu (năm 2007) lên 127,71 triệu thiết bị vào năm 2011, mỗi năm sẽ tăng khoảng 101 %.

Huy Nguyễn (theo Infosyncworld)
 
Khám phá hệ điều hành Google Android

Đầu tuần, Google phát hành bộ kit dành cho lập trình viên, đồng thời những hình ảnh đầu tiên về hệ điều hành Android của hãng cũng được tiết lộ.


o.jpg


Logo của Google Android có hơi hướng của Linux

1.jpg


Android hỗ trợ cho các điện thoại có bàn phím Qwerty

2.jpg


và cả các điện thoại có màn hình cảm ứng.

3.jpg


Giao diện màn hình chính.

4.jpg


Các ứng dụng sơ khai của Google Android.

5.jpg


Chương trình xem ảnh trên Google Android​

Huy Nguyễn (theo Google)
 
China Mobile có thể mang iPhone vào Trung Quốc

Hôm qua, một quan chức của China Mobile, một công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc, tiết lộ họ đang thương thảo với Apple về việc đưa iPhone vào bán tại nước này.


ch2.jpg


iPhone đang được "hâm mộ" tại Trung Quốc. Ảnh: Timeinc.​

Wang Jianzhou, Giám đốc điều hành của China Mobile, phát biểu trong khuôn khổ hội thảo Mobile Asia Congress do Hiệp hội GSM tổ chức, diễn ra tại Macau, rằng bản thân ông không thích thị trường trong nước xuất hiện thêm các mẫu điện thoại của nước ngoài, cho dù hãng đó có muốn chia lợi nhuận với nhà cung cấp mạng. Tuy nhiên, Wang lại phải thừa nhận rằng khách hàng của ông đang chết mê chết mệt chiếc điện thoại thời trang iPhone.

Hãng Quả táo hiện hợp tác với các nhà cung cấp mạng như O2 tại Anh, AT&T tại Mỹ để đưa iPhone tới người dân những nước này. Theo hợp đồng, Apple có quyền hưởng hoa hồng từ lợi nhuận thu được trên mỗi thuê bao của iPhone.

Theo như lời Apple thông báo, họ sẽ đưa iPhone sang châu Á vào năm sau. China Mobile có thể là một trong những hãng viễn thông mà “Quả táo” đang cân nhắc lựa chọn vì công ty này đã đạt được 350 triệu thuê bao vào cuối tháng 9. Thế nhưng, China Mobile lại là một thành viên trong Hiệp hội Open Handset Alliance do Google khởi xướng. Theo đó, rất có thể hãng này cũng tham gia vào việc phát triển nền tảng Android cho GPhone, đối thủ của iPhone.

Đức Thanh (theo PCWorld)
 
Điện thoại thông minh sẽ bán chạy

Theo nghiên cứu công bố đầu tuần này của hãng In-Stat (Mỹ), số lượng điện thoại thông minh bán ra sẽ tăng nhanh, bởi chúng ngày càng có thêm nhiều ứng dụng, trong khi giá bán cũng đang rẻ dần.


palm-sprint-centro.jpg


Điện thoại thông minh ngày càng có nhiều tính năng. Ảnh: Techshou.

Hãng nghiên cứu thị trường In-Stat dự đoán, doanh số smartphone bán ra sẽ tăng trung bình 30% mỗi năm trong vòng 5 năm tới, đồng thời tăng cao hơn so với doanh số của laptop.

Theo Bill Hughes, phân tích viên của In-Stat, smartphone cho phép người dùng tìm kiếm, quản lý, gọi điện và sử dụng các ứng dụng cho công việc. Đó là những lý do khiến doanh số của mặt hàng này tăng nhanh.

Thị trường điện thoại thông minh đang mở rộng, bên cạnh đó nhiều nhà sản xuất cũng sẵn sàng bán các thiết bị mới. RIM giới thiệu Pearl, Motorola với MotoQ, Samsung có BlackJack, Palm trình làng Centro. Và cũng không thể bỏ qua Apple với iPhone, chiếc điện thoại đang "hot" nhất trên thị trường.

Ngoài các ứng dụng e-mail, điện thoại thông minh ngày càng tích hợp nhiều tính năng mới về dịch vụ web. Ví dụ, BlackBerry kết hợp với mạng xã hội ảo Facebook, Palm Centro với MySpace. Ngoài ra, chúng cũng có thêm nhiều tính năng giải trí đa phương tiện như nghe nhạc, xem phim.

Chiến lược về giá của các hãng cũng góp phần làm cho doanh số smartphone tăng nhanh. Cùng hợp đồng sử dụng mạng, người dùng có thể mua được Palm Centro với giá 99 USD, Samsung BlackJack II chỉ hơn 100 USD.

Thị trường điện thoại thông minh sẽ còn tăng, nếu Google phát triển thành công Android. Khi đó, hãng này sẽ tìm ra một hướng đi mới về điện thoại giá rẻ kết hợp với quảng cáo.

Huy Nguyễn (theo Cnet)
 
'Dế' hàng độc của Samsung

Đầu tuần, công ty điện tử Samsung Vina đã chính thức tung ra thị trường Việt Nam bộ tứ điện thoại F500, F210, F200 và L600, với ngoại hình thời trang, sành điệu, hội tụ những công nghệ đỉnh cao. Những mẫu máy này vào Việt Nam số lượng hạn chế.


1.jpg

Bộ tứ điện thoại mới nhất của Samsung tại Việt Nam.
Ảnh: Samsung Vina.

Trong số 4 model mới ra mắt, Samsung Ultra Video F500 là thế hệ tiếp nối dòng điện thoại cao cấp Ultra. Đây là điện thoại đầu tiên trên thế giới cho phép xem phim định dạng Divx và hỗ hầu hết các chuẩn nén video hiện nay, bao gồm MPEG-4, H.264, WMV, 3GP. F500 có thiết kế thông minh, với giao diện 2 mặt: một mặt là một chiếc điện thoại sành điệu đa năng, một mặt là chiếc máy xem video cầm tay nhỏ gọn.

Samsung F500 có thiết kế xoay độc đáo: màn hình xoay quanh bộ điều khiển, cho phép người dùng dễ dàng điều chỉnh góc nhìn hoặc có thể tạo nên thế tự đứng khi đặt thiết bị xuống. Chiếc điện thoại video mới này có chất lượng hiển thị hình ảnh rất cao, với màn hình màu TFT rộng 2,4 inch, độ phân giải QVGA. Bên cạnh bộ nhớ trong có dung lượng lên đến 400 MB, máy còn hỗ trợ thẻ nhớ ngoài MicroSD dung lượng tối đa 2 GB, cho phép người sử dụng có thể xem phim đến 4 giờ đồng hồ (tương đương 2 bộ phim).

Trong khi đó, Samsung F210 và F200 lại là những chiếc music phone sành điệu, nhắm tới giới trẻ yêu thích âm nhạc. Cả hai đều có thiết kế nhỏ gọn như một chiếc máy nghe nhạc MP3, với 2 giao diện khác nhau. Khi mở nắp xoay, giao diện của máy hiện lên như những chiếc điện thoại quen thuộc. Khi đóng nắp xoay, giao diện lúc này lại như một chiếc máy nghe nhạc thời trang.

F210 là phiên bản nâng cấp từ model X830, có thiết kế nắp xoay và bàn phím dạng đĩa xoay đa chiều làm từ kim loại. Nó không chỉ mang tới vẻ sành điệu, độc đáo cho chiếc điện thoại mà còn tạo sự thuận tiện cho các thao tác điều khiển. Người dùng chỉ cần xoay nhẹ phím để chọn các bài hát trong danh mục hoặc lướt qua các menu một cách nhẹ nhàng. F210 hỗ trợ nghe nhạc đa định dạng MP3, AAC, AAC+, e-AAC+ và WMA, với chế độ nghe nhạc nền, cho phép người dùng nghe nhạc trong lúc máy vẫn đang thực hiện các chức năng khác.

F210 có bộ nhớ trong lên đến 1 GB, hỗ trợ thẻ nhớ ngoài MicroSD 2 GB. Tai nghe nhạc Lanyard đi kèm vừa có thể sử dụng để nghe nhạc, vừa có thể làm đồ trang sức. Ngoài ra, F210 còn được tích hợp camera 2.0 Megapixel.

Cũng được phát triển từ X830 như F210, Samsung F200 được thiết kế với nhiều màu sắc trẻ trung, năng động. Máy cũng hỗ trợ nghe nhạc đa định dạng MP3, AAC, AAC+, e-AAC+ WMA. Tuy hỗ trợ thẻ nhớ ngoài MicroSD dung lượng tối đa 2 GB, nhưng bộ nhớ trong của F200 chỉ là 5 MB. Chiếc điện thoại này còn sở hữu một chế độ offline, giúp người dùng vẫn có thể nghe nhạc khi đã tắt tín hiệu điện thoại, rất thích hợp khi sử dụng trên máy bay hoặc muốn tiết kiệm pin.

Samsung F200 vẫn có thể nghe nhạc khi đã tắt tín hiệu điện thoại.

Model cuối cùng trong bộ tứ mới của Samsung là chiếc điện thoại nắp trượt độc đáo L600, với nước sơn sáng bóng đầy nữ tính. Các phím điều kiển dạng bán cảm ứng cùng với những đường cong quyết rũ, 4 góc tròn bo cạnh càng làm tăng thêm nét thời trang và gợi cảm cho L600. Máy được trang bị chế độ "Etiquette Pause", có khả năng tự động chuyển về chế độ im lặng mỗi khi người dùng úp điện thoại mà không cần phải vào menu.

Phông nền động (Motion Wallpaper) mang hình ảnh của một chú chó con. Nó sẽ phản ứng lại những cử động cơ học của người dùng y như một chú chó thật. Ngoài ra, chế độ xem hình theo cử động (Image Motion Viewer) cũng mang đến sự thuận tiện rất cao cho người dùng, khi chỉ cần nghiêng điện thoại về một bên là có thể xem các tấm hình kế tiếp. Đặc biệt, L600 còn được trang bị những tính năng kiểm tra sức khỏe cho người dùng, như tính năng Pedometer giúp theo dõi số bước đi hàng ngày, hay tính năng kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng, có thể đo được khối năng lượng mà người dùng đã tiêu thụ trong một ngày.

Samsung L600 có ngoại hình đầy nữ tính.

Cả 4 mẫu điện thoại kể trên của Samsung đều xuất hiện tại thị trường Việt Nam với số lượng hạn chế, mỗi mẫu chỉ vài trăm chiếc.

Anh Linh
 
Thông tin Mobile ngày 19/11/2007

HTC đã bán hơn một triệu Touch

HTC đã bán được hơn một triệu điện thoại Touch trong vòng 5 tháng (kể từ tháng 6 năm nay). Nắm bắt được thị hiếu thời trang của khách hàng, hãng sẽ thêm màu sắc cho máy và tăng dung lượng bộ nhớ lên gấp đôi.


touch_colors_500.jpg


Touch có 4 màu thời trang. Ảnh: Cnet.​

Đã có hơn một triệu điện thoại Touch được HTC bán ra từ tháng 6, khi sản phẩm này xuất xưởng. Tiếp theo sự thành công của Touch, HTC đã tiếp tục giới thiệu các PDA dựa trên nền tảng công nghệ TouchFLO với màn hình cảm ứng điều khiển bằng tay như Touch Dual, Touch Cruise.

Peter Chou, CEO của HTC, cho biết, hãng hy vọng sẽ bán được khoảng 1,5 đến 1,8 máy Touch vào cuối năm 2007. Trước đó, HTC cũng đặt mục tiêu doanh số 11 triệu thiết bị trong năm 2007 và lượng máy bán ra tiếp tục tăng lên 20% vào năm 2008.

Theo Jack Tong, Phó giám đốc Marketing HTC tại châu Á – Thái Bình Dương, họ sẽ tiếp tục trợ giúp Dopod (công ty HTC đang giữ cổ phần) mở rộng và cạnh tranh trên thị trường các thiết bị cầm tay tại khu vực. Ông cũng cho biết, riêng tại Hong Kong, chỉ trong quý III, HTC đã bán ra số thiết bị ngang bằng 2 quý trước cộng lại, trong khi đó tại Ấn Độ, doanh số bán ra của Touch đã tăng nhanh sau 5 tháng ra mắt
Trong thời gian tới, HTC sẽ bổ sung 4 màu mới cho Touch. Ngoài màu đen và màu xanh xám trước đây, sản phẩm có thêm màu trắng và màu rượu vang đỏ.

Cũng trong thời gian qua, đã có nhiều lớn phàn nàn về bộ nhớ của chiếc máy này, vì vậy lần tân trang tới, HTC tăng gấp đôi bộ nhớ với RAM 128 MB và ROM 256 MB. Tuy nhiên, máy vẫn chưa hỗ trợ 3G.

Huy Nguyễn tổng hợp
 
Trung Quốc sẽ có hai nhà cung cấp iPhone

Sau China Mobile, China Unicom, hãng viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc, sẽ dang rộng tay đón iPhone tới đất nước đông dân nhất hành tinh này.


t3.jpg

China Unicom là hãng viễn thông đứng thứ nhì Trung Quốc, sau China Mobile. Ảnh: Businessweek.​

Hiện tại, China Unicom chưa đưa ra bất kỳ một kế hoạch nào về việc bán iPhone tại Trung Quốc, nhưng họ đang thương thảo với Apple về việc hợp tác này.

Thông tin trên được đưa ra ngay sau khi Giám đốc điều hành của China Mobile cho biết ông đã bàn bạc với Apple để trở thành nhà cung cấp iPhone tại Trung Quốc. Một ngày sau, giá cổ phiếu của China Mobile đã tăng tới 9,2% còn của Apple tăng 10,5%. Tuy nhiên, khi China Unicom đưa tin họ đang thương lượng với Apple thì cổ phiếu của họ chỉ tăng 6,2%.

Li Zhengmao, Giám đốc điều hành kiêm Phó chủ tịch China Unicom, cho hay họ vẫn chưa chính thức đi vào nói chuyện về chi tiết với Apple. Tuy nhiên, theo ông, việc công ty máy tính này của Mỹ đưa iPhone tới Trung Quốc là một cơ hội lớn giúp họ mở rộng thị phần vì đây là đất nước đông dân nhất thế giới với nửa tỷ người dùng điện thoại di động.

Theo thống kê cuối tháng 9 do Bộ Thông tin Trung Quốc cung cấp, nước này đã có 523,3 triệu thuê bao điện thoại, trong đó, China Mobile chiếm hai phần ba thị trường, với 350 triệu thuê bao, trong đó China Unicom chỉ có 156 triệu.

China Unicom cung cấp mạng CDMA cho người dùng điện thoại tại đây, tuy nhiên họ chưa có ý định xây dựng mạng 3G trên cơ sở mạng TD-SCDMA mà dân nước này hay dùng mà mới dành được hợp đồng xây dựng mạng 3G trên nền CDMA2000 1X EVDO tại Macau. Trong khi đó, China Mobile sẽ sớm cung cấp mạng 3G nền TD-SCDMA tại 8 thành phố lớn vào cuối năm nay. Theo đà phát triển đó, tới thế vận hội Olympic tại Bắc Kinh (tháng 8/2008) sẽ có 10 thành phố tại nước này được phủ sóng 3G do họ cung cấp.

iPhone được đánh giá là mặt hàng “hot” nhất năm nay. Apple đã có hợp đồng phân phối chiếc điện thoại này tại Mỹ (qua AT&T), tại Anh (qua O2). Tuy nhiên, với mỗi hãng phân phối, Apple đều “kiếm chác” được một khoản tiền hoa hồng từ lợi nhuận đăng ký sử dụng mạng của người dùng iPhone.

Cho tới cuối tháng 9, Apple đã xuất được 1,39 triệu máy kể từ ngày ra mắt (29/6). Doanh số đặc biệt tăng nhanh khi họ giảm giá 200 USD mỗi máy. Mục tiêu của Apple là bán được khoảng 10 triệu iPhone trong năm sau, khi họ đưa chiếc máy này sang châu Á.

Đức Thanh (theo PCWorld)
 
Bao giờ có iPhone chính hãng tại Việt Nam?

Ông La Minh Tuấn, phụ trách các sản phẩm Apple của công ty Phân phối FPT (FDC), cho rằng khả năng iPhone chính thức xuất hiện tại Việt Nam sớm nhất cũng phải quý III/2008.


b1.jpg


iPhone hiện có mặt tại Việt Nam theo con đường không chính thức. Ảnh: Hoàng Hà.​

iPhone, một trong những điện thoại đang "hot" tại Việt Nam, đã xuất hiện ở thị trường trong nước theo nhiều đường: Theo chân Việt kiều, mua từ Trung Quốc và có cả hàng được cho là nhập khẩu chính thức.

Theo một nguồn tin riêng của SGTT, một cửa hàng trên đường 3/2, quận 10, TP HCM mỗi tháng tung ra thị trường khoảng 100 chiếc iPhone. Nguồn hàng này họ mua từ ngả Trung Quốc, mà lại là hàng chính hãng hẳn hoi chứ không phải hàng nhái.

Còn nhập hàng chính thức (có hoá đơn, có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu) là công ty Thành Công. Ông Quốc Bảo, Giám đốc công ty cho biết, công ty không mua trực tiếp từ hãng mà mua từ các nhà bán lẻ khu vực. Ông cam kết hàng hợp pháp, có đầy đủ giấy tờ nhập khẩu. Hiện nay, iPhone được bán ra từ kho của Thành Công với giá 11,5 triệu đồng, thời gian bảo hành một năm.

“Hiện điện thoại iPhone không ảnh hưởng đến các dòng sản phẩm cao cấp của các hãng khác. Nếu có, chỉ là tâm lý so sánh giữa iPhone và các model khác mà thôi”, ông Bảo bình luận. Ông Đinh Anh Huân, phụ trách kinh doanh của hệ thống cửa hàng Thế giới Di động cho biết, từ khi có iPhone, số lượng tiêu thụ những model cao cấp của siêu thị vẫn không giảm. Chỉ thật sự là “mối hiểm nguy khi iPhone chính thức có mặt tại Việt Nam”, ông Huân nói.

Nhưng câu chuyện về iPhone bao giờ chính thức có mặt tại Việt Nam vẫn chưa rõ ràng khi những nhà nhập khẩu và cả các chuyên gia về lĩnh vực này đều đang tung hoả mù để làm nhiễu thị trường cũng như nhà phân phối. Ông La Minh Tuấn, phụ trách các sản phẩm Apple của công ty Phân phối FPT, khá thận trọng khi bình luận về câu hỏi đang được nhiều người quan tâm: "bao giờ iPhone mới có mặt chính thức tại Việt Nam?". Theo ông Tuấn, cho đến bây giờ Apple chưa có ý định bán lẻ iPhone như những chiếc điện thoại khác. Cũng theo thông tin từ ông Tuấn, khả năng iPhone có mặt tại Việt Nam sớm nhất cũng phải quý III/2008.

(Theo SGTT)
 
Thông tin mobile ngày 21/11/07

ĐTDĐ chính hãng: Thật và giả


01.jpg

(PV News Daily) - Các sản phẩm chính hãng giờ đây đang ngày càng khẳng định được ưu thế trên thị trường, điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để có được cái mác “phân phối chính thức”, chen chân vào thị trường hàng chính hãng. Và không ít rắc rối đã nảy sinh từ đây bởi nhiều “thượng đế” phải bỏ tiền để mua cái “chính hãng” nhưng khi điện thoại có vấn đề mới té ngửa, hình như mình mua phải “chính hãng rởm”…

Hiện tại, ai cũng biết, các hãng ĐTDĐ muốn chính thức đưa sản phẩm vào thị trường đều phải thông qua một hệ thống phân phối chuyên nghiệp. Trong đó đầu mối trên cùng (các doanh nghiệp được hãng ủy quyền thực hiện việc nhập khẩu và phân phối sản phẩm xuống các đại lý và các đơn vị bán lẻ), trực tiếp làm việc và truyền tải mọi thông tin, sản phẩm, các dịch vụ hậu mãi… của hãng tới thị trường được gọi là nhà phân phối chính thức. Còn đại diện hãng theo dõi kết quả bán hàng, lên chiến lược kinh doanh cũng như thực hiện các chương trình, hoạt động hỗ trợ bán hàng và hậu mãi cùng với nhà phân phối. Các nhà phân phối được sự ủy nhiệm của Hãng cũng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các sản phẩm đó. Như vậy đương nhiên, khách hàng mua sản phẩm do nhà phân phối chính thức bán ra sẽ nhận được mọi chăm sóc từ hãng và sản phẩm đó được gọi là hàng chính hãng.

Song để trở thành nhà phân phối chính thức của hãng, không phải doanh nghiệp nào muốn cũng có thể làm được. Bởi vậy để cạnh tranh và để đạt được những lợi ích cho riêng mình, nhiều doanh nghiệp đã không ngần ngại tự gắn cho mình cái mác “nhà phân phối chính thức”, nhằm che mắt người tiêu dùng, đánh lận giữa hai loại sản phẩm “chính hãng thật” và "chính hãng giả”.

Những sự cố làm lung lay niềm tin…

Một sự cố liên quan đến BenQ- Siemens trong thời gian gần đây làm cho người tiêu dùng “ngờ ngợ” không biết có nên tin hay không vào ba từ “hàng chính hãng” mà lâu nay những siêu thị điện thoại lớn vẫn coi đó là một trong những tiêu chí để cạnh tranh và khẳng định đẳng cấp, chất lượng sản phẩm.

Lúc đầu, người ta chỉ biết BenQ-Siemens có một nhà phân phối chính thức và duy nhất là ABTel nhưng đột nhiên một đơn vị mang tên TPC cũng quảng cáo và giới thiệu mình là nhà phân phối chính thức của BenQ-Siemens. Sản phẩm BenQ-Siemens dán tem của TPC cũng xuất hiện tại một số siêu thị ĐTDĐ kèm theo cả một chương trình khuyến mãi khá “hoành tráng”. Chỉ đến khi sản phẩm xảy ra sự cố, khách hàng đem đến Trung tâm bảo hành chính thức của BenQ-Siemens và bị từ chối bảo hành thì mọi chuyện mới vỡ lở. Đại diện BenQ-Siemens tuyên bố TPC không phải là nhà phân phối chính thức do họ ủy quyền.

02.jpg

Thực ra, TPC vốn dĩ là nhà phân phối của một số thương hiệu ĐTDĐ lớn nhưng với BenQ-Siemens thì họ chỉ tự nhập khẩu và tự bảo hành, không khác hàng xách tay là bao. Bên phía TPC, sau đó có gởi một giấy chứng nhận từ BenQ Mobile rằng TPC có mua hàng từ BenQ Mobile. Nhưng điều đó chỉ chứng tỏ rằng hàng của họ có nguồn gốc chứ không có một văn bản nào chứng nhận họ là nhà phân phối chính thức, tức sẽ không nhận được một đảm bảo nào từ hãng của BenQ-Siemens Việt Nam. Khi đó, TPC có thể là nhà phân phối… nhưng không chính thức.

Một trường hợp khác cũng tương tự, đó là câu chuyện của TCM. Họ từng là nhà phân phối chính thức cho nhiều thương hiệu ĐTDĐ như Motorola, Panasonic, Innostream, I-mobile, VK… nhưng không biết vì lí do gì mà nay họ chỉ còn phân phối một thương hiệu duy nhất do chính họ phát triển là Bavapen. TCM đã không còn là nhà phân phối chính thức của Motorola từ nhiều tháng nay, thế nhưng nhiều lúc người ta vẫn thấy hàng Motorola dán tem của TCM. Theo tìm hiểu của e-Chip MOBILE thì những lô hàng này vẫn được bảo hành nghiêm túc vì nó là hàng còn tồn đọng từ thời điểm TCM phân phối cho Motorola (có tem của Motorola) đến nay. Theo Motolora, nếu những lô hàng này bán hết mà TCM vẫn tiếp tục “phân phối” hàng của Motorola sẽ không được bảo hành theo tiêu chuẩn của hãng này.

Trên thực tế, Motorola vẫn cho phép TCM bán hết các sản phẩm tồn kho nhập thời gian trước đó. Và theo chính sách của Motorola các nhà phân phối được phép tự thực hiện khâu bảo hành sản phẩm do mình bán ra. Do vậy, dù hợp đồng giữa TCM với Motorola đã chấm dứt, nhưng ở thời điểm này, nhiều khách hàng nếu có mua phải hàng không chính hãng cũng khó có thể phát hiện ra. Đây chính là kẽ hở mà người tiêu dùng dù có cẩn thận đến mấy cũng đành bó tay.

Không chỉ bán ra sản phẩm của Motorola, TCM hiện còn bán cả sản phẩm của Sony Ericsson. Mặc dù gần đây Sony Ericsson đã có một thông báo rất rõ rằng, họ không chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm không do hai nhà phân phối chính thức của họ, Thuận Phát và P&T Mobile bán ra.

Trên một mẫu quảng cáo báo gần đây, TCM giới thiệu mình là “Đại diện nhà phân phối toàn cầu” cho các sản phẩm ĐTDĐ Motorola, Bavapen, Sony Ericsson. Ở đây khái niệm “Đại diện nhà phân phối toàn cầu” là đại diện cho ai và nó có vị trí thế nào trong kênh phân phối (?), một khái niệm còn khá trừu tượng khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn. Chưa có một văn bản chính thức nào mô tả về khái niệm này nhưng có một điều chắc chắn rằng, TCM hiện không phải là nhà phân phối do Motorola hay Sony Ericsson chỉ định tại Việt Nam.

03.jpg

Đi tìm giải pháp


Với những câu chuyện như trên, xét về luật thì các đơn vị kia không sai khi họ chủ động nhập khẩu tự kinh doanh sản phẩm và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý. Nhưng nếu khách hàng mua các sản phẩm như thế thì rõ ràng sẽ phải chịu không ít thiệt thòi vì không được hưởng các đảm bảo và hỗ trợ từ phía hãng sản xuất. Sự hỗ trợ lớn nhất ở đây chính là khi khách mua máy sẽ được sử dụng hệ thống bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn toàn cầu.

Hệ thống bảo hành này do hãng ủy nhiệm nên được hãng hỗ trợ rất nhiều về mặt kỹ thuật cũng như các linh kiện, phụ kiện tương thích, tiên tiến nhất do hãng cung cấp. Còn ở các trung tâm bảo hành không phải do hãng ủy nhiệm, việc không đủ điều kiện bảo hành là chuyện rất dễ xảy ra. Hơn nữa, với các hãng sản xuất vấn đề uy tín và thương hiệu là điều đặc biệt cần coi trọng do vậy trong mọi trường hợp, nhà phân phối được ủy quyền phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho khách. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất những sản phẩm được gọi là hàng chính hãng và hàng không chính hãng (hàng xách tay). Ngoài khi mua hàng chính hãng, khách hàng còn được tham gia những chương trình khuyến mãi lớn do hãng chủ trì, có những tư vấn chính xác, cùng nhiều lợi ích khác tùy theo chính sách của hãng vào từng thời điểm cụ thể.

Trong tương lai, dự báo thị trường phân phối sẽ ngày càng trở nên sôi động và quyết liệt hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khi đó nếu tình hình lộn xộn như hiện nay chưa được khắc phục, e rằng người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là “chính hãng thật” đâu là “chính hãng giả” và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của hãng.

Do vậy, trong lúc chúng ta chưa có được một hệ thống văn bản pháp lý đủ mạnh để hạn chế tình trạng trên, nên chăng, các hãng phải tích cực hơn trong việc đưa thông tin về danh sách các nhà phân phối chính thức đến gần khách hàng hơn nữa.


e-Chip MOBILE
 
"Dế" Skype hết hàng tại Anh

460.jpg


Skypephone
(PV News Daily) - Khó có một ai có thể tưởng tượng chiếc điện thoại Skype lại có thể bán hết nhanh đến vậy chỉ trong có vài ngày kể từ lúc chính thức xuất xưởng. Chỉ trong có 3 ngày, chú dế này đã đem về lợi nhuận khổng lồ ngoài sức mong đợi của chính hãng.

Rất nhiều các cổng bán lẻ thậm chí đã bán hết veo Skypephone chỉ trong vài ngày từ hơn hai tuần trước. Một số chủ cửa hàng còn cho biết thậm chí cả những lượt hàng sắp tới cũng đã được bán hết do khách hàng đặt trước.

Nhà sản xuất của Skypephone có lẽ cũng đã lường trước một số áp lực và khó khăn nhất định khi cho ra đời Skype vào lúc thị trường di động đã bạt ngàn những tên tuổi lớn như hiện nay. Tuy nhiên phán đoán này đã hoàn toàn trái với những gì được thấy trong thực tế khi Skypephone ngay lập tức chiếm lĩnh thị trường Anh Quốc chỉ trong một vài ngày. Tất cả các đại lý bán lẻ tại đây đã phải làm việc hết công suất để phục vụ khách hàng trong mấy ngày chú dế này ra mắt.

Điều đáng tiếc duy nhất ở Skypephone là hang không sản xuất bất cứ một phiên bản nào khác để đáp ứng những mong đợi và yêu cầu của từng thị hiếu khác nhau. Tuy nhiên nhà sản xuất lại cho rằng nếu hãng cố gắng để chiều theo ý từng khách thì có khi lại gây tác dụng ngược với sản phẩm.

Điểm ấn tượng của Skypephone là chú dế này cho phép người sử dụng thực hiện cuộc gọi Skype qua Internet chỉ với 10 pound phí dịch vụ hàng tháng, một chi phí quá thấp so với những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng.


Theo mobilenet
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top