• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THÔNG TIN CHUNG CÔNG NGHỆ NĂM 2007

Status
Không mở trả lời sau này.
Mạng di động băng thông rộng

01.jpg

(PV News Daily) - Trong khi các nhà sản xuất di động trên toàn thế giới đang tiếp tục khai thác các dịch vụ dữ liệu để thúc đẩy doanh thu, thì đại diện của Wimax lại đề xuất 802. 16E như là một sự thay thế cho 3G trên khía cạnh giá cả, hoạt động và những vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái .

Một điểm ít thu hút được sự chú ý đó là dịch vụ băng thông rộng đang ngày càng phổ biến. Dịch vụ băng thông rộng di động dựa trên công nghệ tiêu chuẩn 3GPP đã chính thức được cung cấp bởi 145 nhà sản xuất trên 68 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 1 tỉ dân số thế giới. Và có ít nhất vào khoảng 113 nhà điều khiển mạng lưới hệ thống đang tiến hành triển khai dịch vụ này. Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 475 thiết bị được kết nối bao gồm những điện thoại chuyên dùng, điện thoại thông minh, PDA, PC cards, Express cards, USB lưu trữ, NoteBooks hay thậm chí là Modem cho các máy PC. Embedded NoteBooks có tới 91 mẫu của 14 nhà sản xuất hàng đầu trong đó có Dell, HP, Lenovo, Panasonic, Sony và Toshiba.

Băng thông di động là gì?

Phù hợp với xu thế thịnh hành của ngành công nghiệp viễn thông, công nghệ băng thông rộng cung cấp khả năng tải xuống dữ liệu với tốc độ 500 kbps hoặc hơn.
Băng thông di động cạnh tranh với công nghệ băng thông dây có sẵn như ADSL, cho phép khách hàng truy cập trên một loạt các ứng dụng số liệu bao gồm mail gửi file đính kèm, duyệt web hay tải các dữ liệu, sử dụng các chương trình đa phương tiện trực tuyền trong trạng thái tĩnh hoặc đang di chuyển. Điều này trở nên ngày càng quan trọng hơn đối với các nhà sản xuất PC notebook, những người dự định sẽ sử dụng công nghệ truyền dữ liệu di động trên sản phẩm của mình thông qua băng thông dải tần rộng bởi công nghệ 2G và 2.5G. Tuy nhiên công nghệ này dường như chưa đáp ứng được yêu cầu và hiệu quả đem lại cũng chưa cao.

Công nghệ băng thông di động và sự phát triển

Hiện nay, có hàng loạt công nghệ cho phép sử dụng dịch vụ băng thông dải tần rộng trong đó phải kể đến HSPA và EV-DO. Các công nghệ khác như FLASH-OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing), UMTS TDD (Universal Mobile Telecommunications System Time Division Duplex) và iBurst đã có sức hút đối với một số thị trường nhất định và các ứng dụng mới đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất hơn.

Loạt công nghệ băng thông này cũng hỗ trợ các dịch vụ cố định và di động, tuy nhiên giá cả thực tế trên thị trường còn biến động nhiều, không ổn định.
Theo nghiên cứu của SA (Strategy Analytics), vào năm 2010, sẽ có khoảng 518 triệu người sử dụng mạng di động băng thông rộng trên toàn thế giới; HSPA và EV-DO sẽ chiếm khoảng 30 triệu trong số này.

HSPA

02.jpg

Là hệ thống công nghệ được chuẩn hóa bởi 3GPP nhằm định hướng cho các nhà cung cấp UMTS toàn cầu. HSPA bao gồm HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), HSUPA (High Speed Uplink Packet Access) và HSPA Evolved. Những công nghệ này được biết dưới dạng 3GPP từ 5-8.

Không giống như rất nhiều công nghệ mobile broadband broadband khác, HSPA cung cấp dịch vụ âm thoại cực kỳ hiệu quả đồng thời với việc kết nối truyền dữ liệu di động, cho phép MNOs tiếp tục kinh doanh các gói dịch vụ thoại truyền thống cùng thời điểm và đẩy mạnh doanh thu bằng việc nâng cấp công nghệ truyền tải dữ liệu tốc độ cao.

Mặc dù HSDPA về mặt lí thuyết với tốc độ tải về là 14.4 Mbps, nhưng trên thực thế chỉ có thể hỗ trợ khoảng 3.6 Mbps. Một vài nhà cung cấp dịch vụ đang cố gắng đẩy tốc độ lên vào khoảng 7.2 Mbps. Telstra chính là một trong những số này. Điều quan trọng là HSDPA không chỉ tăng dung lượng UMTS lên gấp 3 lần mà còn giảm các nguy cơ khác về căn bản. Dịch vụ HSPDA được AT&T chính thức đưa vào sử dụng năm 2005 ở Mĩ và Manx Telecom ở Anh.

Theo như GSA (Global mobile Suppliers Association), 94 nhà cung cấp HSDPA đã sử dụng dịch vụ này trên 51 quốc gia/lãnh thổ và 46 nhà cung cấp khác đang dự tính sẽ triển khai HSDPA làm mạng lưới cung cấp dịch vụ của mình. Vào 2/1/2007, 128 thiết bị HSDPA được đưa vào sử dụng, trong đó có 46 là thiết bị di động. Trên 40 sản phẩm HSPDA notebook được thị trường đón nhận.

HSUPA đã cải thiện được khả năng uplink lên tới 5.7 Mbps và dung lượng lưu trữ trên UMTS (WCDMA Release 99), dự kiến sẽ được một loạt các nhà sản xuất UMTS/HSDPA đưa ứng dụng này vào công nghệ của mình trong năm nay. Về mặt cơ bản, HSUPA đã cải thiện được khả năng lưu trữ một cách đáng kể cũng như giảm thiểu được những nguy cơ uplink packet khác đồng thời hỗ trợ một cách hiệu quả cho dịch vụ VoIP.

03.jpg

HSPA Evolved đưa ra giải pháp về đa truy cập MIMO (Multiple-Input, Multiple-Output) và khả năng điều biến rất tốt. Công nghệ này đồng thời cũng tăng dung lượng cho các dịch vụ lưu thông ở thời gian ảo và thời gian thực như VoIP.Công nghệ này có khả năng downlink với tốc độ 42 Mbps và uplink vào khoảng 11 Mbps. Chuẩn 3GPP đang nhận được rất nhiều sự chú ý cũng như tạo được liên kết giữa ngành công nghiệp và mạng lưới hệ thống của nó. Sản phẩm HSPA đầu tiên hi vọng sẽ được giới thiệu vào 2008.

Trong số các công nghệ đạt tiêu chuẩn và có đăng ký độc quyền, HSPA được mong đợi sẽ thu hút phần hớn thị trường băng thông rộng di động.
EV- DO. Giống HSPA và UMTS, EV-DO là công nghệ cải tiến cho CDMA2000 và đang được tiêu chuẩn hoá bởi 3GPP2.

EV-DO phiên bản 0 hỗ trợ khả năng downlink 2.4 Mbps và 400 - 700 kbps đối với các typical end user và tăng gấp 3 lần khả năng lưu trữ dữ liệu của CDMA2000 1X. SK Telecom và KTF của Hàn chính thức đưa EV-DO vào dịch vụ của mình lần lượt vào tháng 1 và tháng 8 năm 2002.

Theo CDG (CDMA Development Group - hội phát triển CDMA), 52 nhà cung cấp dịch vụ đã sử dụng EV-DO và 57 nhà sản xuất khác cũng đang có dự định triển khai công nghệ này. Báo cáo gần đây cho biết có 395 thiết bị EV-DO được đưa vào sử dụng và hơn 50 EV-DO notebooks cũng đã được bán ra.

08.jpg

EV-DO Revision A nâng khả năng downlink lên tới 3.1 Mbps hoặc hơn, khả năng uplink là 1.8 Mbps. Ngoài ra, công nghệ này còn mở rộng khả năng lưu trữ cũng như hạn chế những ảnh hưởng truyền gói thông tin dữ liệu thường gặp, cung cấp điều khiển QoS cho các loại IP stream và hỗ trợ hiệu quả dịch vụ VoIP. Sprint Nextel, KDDI và Telecom New Zealand đang sử dụng công nghệ này vào cung cấp dịch vụ của mình.

EV-DO Revision B cho phép nhà sản xuất tập hợp nhiều kênh EV-DO Rev. A để cung cấp băng thông dải tần rộng hơn cho người sử dụng. Giống như một phần mềm được nâng cấp của mạng EV-DO Rev. A, Rev. B sẽ hỗ trợ 9.3Mbps downlink và 5.4Mbps uplink trong dải tần 5MHz. Dự kiến Rev. B sẽ có mặt sớm và năm 2008.

FLASH-OFDM

Được Flarion Technologies đưa vào thị trường từ đầu năm 2006, FLASH-OFDM giữ danh hiệu là sản phẩm đầu tiên được kiểm chứng và triển khai toàn diện trên công nghệ mobile OFDM. T-Mobile ứng dụng Flash-OFDM ở dải tần 450 MHz ở Slovakia vào tháng 10 năm 2005. Dịch vụ cung cấp 1 Mbps downlink và 256kbps uplink đối với PC cards và desktop modems.

Vào tháng 11 năm 2006, Digita ở Phần Lan cho biết hãng này sẽ chính thức sử dụng mạng FLASH-OFDM vào 6 tháng đầu của năm 2007 được cung cấp bởi Siemens. Vào 18/12/2006, Siemens đã dành được quyền xây dựng T-Mobile Railnet với mạng lưới không dây băng thông rộng, cung cấp khả năng truy cập Internet cho Germany’s 200+ InterCity Express Train (ICE).

UMTS TDD

04.jpg

Là quán quân của công nghệ IP không dây, UMTS TDD thúc đẩy kênh 5-10MHz truyền tải dịch vụ băng thông rộng. Một loạt các mạng thương mại UMTS được đưa vào hoạt động khởi đầu vào tháng 1 năm 2003 tại New Zealand. Vớí khởi đầu này, mạng không dây Whoosh hứa hẹn là một trong số nhà triển khai dịch vụ sáng giá nhất của UMTS TDD. Với việc cung ứng khả năng kết nối từ PC Cards và desktop modems, nhà sản xuất đã thu hút 25.000 khách hàng trên lãnh thổ quốc gia này sau hơn 3 năm phục vụ.

IBURST

Được phát triển bởi Arraycom, iBurst là hệ thống băng thông rộng di động ứng dụng TDD (Time Division Duplex) và adaptive anten cung cấp dịch vụ với tốc độ downlink 1 Mbps và 384 kbps uplink. Personal Broadband của Úc và WBS ở Nam Phi đưa công nghệ này vào cung cấp dịch vụ của mình.

WIBRO

Khởi nghiệp bởi các hãng điện tử hàng đầu của Hàn Quốc: Samsung, LG, SK Telecom và các tổ chức chính phủ khác, ETRI, WiBro đã thích ứng với 802.16e và trở thành một trong những chứng chỉ tiêu chuẩn cho các sản phẩm di động của WiMAX.

Sử dụng dải tần 2.3GHz, WiBro được SK Telecom và KT của Hàn Quốc đưa vào sử dụng từ tháng 6/2006. Số lượng khách hàng sử dụng mạng lưới hiện chưa nhiều, mới chỉ khoảng 1500 người tính đến 29/11/2006. Trên thực tế, dịch vụ HSDPA được đưa vào cùng thời điểm và cũng được SK Telecom cũng như KT’s mobile trang bị cho KTF đã thu hút gần 150.000 khách hàng, gấp 100 lần so với WiBro. Thiết bị giới hạn cộng thêm khả năng bao phủ hẹp cùng với việc gặp phải rất nhiều dịch vụ cạnh tranh trên thị trường Hàn Quốc như HSPA và EV-DO là lí do tại sao WiBro chưa có sức hút thực sự đối với thị trường này.

Tương lai của công nghệ Mobie Broadbandlte

07.jpg

Giải pháp lâu dài phối hợp MIMO với OFDMA để downlink và Single Carrier FDMA trong việc uplink dựa trên công nghệ GSM được đặt ra nhằm cung cấp hiệu quả tối đa cho người sử dụng vào khoảng 100Mbps đi đôi với chất lượng truyền tải dữ liệu tối ưu và hạn chế các yếu tố giảm tốc độ khác. LTC sẽ cung cấp kênh băng thông từ 1.25MHz đến 20MHz cho các nhà cung cấp FDD lẫn TDD. LTE hiện đang được 3FPP tiêu chuẩn hoá và các tổ chức công nghiệp khác đề xuất cho ra mắt thị trường vào năm 2009.UMB.

Trước đây đã được biết đến EV-DO Rev. C là sự kết hợp của công nghệ OFDMA và MIMO. Giống như LTE, UMB được đưa vào sử dụng với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là tạo ra dải tần rộng cùng với các dải tần có sẵn cung cấp các kênh thông tin rộng hơn. UMB hỗ trợ kênh dải tần 20 MHz và đang được 3GGP2 tiêu chuẩn hoá.

Mobile Wimax(802.16E)

Được ra đời trong khi IEEE được sử dụng như công nghệ backhaul và không dây cố định. Các chứng chỉ dựa trên tiêu chuẩn 802.12-2004 revision xác định đặc điểm của hệ thống, khả năng truyền xuyên suốt của băng thông và các kênh hỗ trợ bởi WiMAX các sản phẩm cố định. Nhóm The 802.16 sớm phê duyệt các tiêu chuẩn của 802.16e và diễn đàn WiMAX cũng đã đưa thông tin của ứng dụng này vào các sản phẩm di động của mình. Hai tiêu chuẩn này không tương thích.

Trên diễn đàn của WiMAX, sẽ có 250 ngày sử dụng thử, tuy nhiên số đông có vẻ vẫn thích sử dụng sản phẩm pre-WiMAX hay WiMAX cố định (802.16-2004). Trong khi WiMAX được mệnh danh là công nghệ không dây phổ biến nhất trong vòng vài năm trở lại đây thì lại chỉ có một vài nhà sản xuất di động kí hợp đồng với hãng nhằm tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu mobile WiMAX. Trong số này phải kể đến Sprint Nextel, đang sử dụng ở dải tần 2.5GHz.

09.jpg

Ngoài ra, một vài profiles có sẵn cho các sản phẩm WiMAX cố định và di động. Tất cả các sản phẩm có chứng chỉ của WiMAX (28 sản phẩm tính đến 10/11/2006) dành cho các WiMAX cố định ở dải tần 3.5GHz. Các nhà cung ứng dịch vụ đang chờ tiêu chuẩn của WiMAX bắt đầu là Q1 2007 for Wave I (WiBro / 2.3 GHz) and Q3 2007 for Wave II (2.5 GHz). Sprint Nextel dự định sẽ cho ra mắt dịch vụ của mình vào cùng kỳ cuối 2007 hoặc đầu 2008.

Advantage HSPA

Trong khi WiMAX thu hút được sự chú ý của thị trường mấy năm trở lại đây thì vị trí này có vẻ sẽ nhường lại cho HSPA. Theo dự báo mới đây nhất của các tổ chức nghiên cứu xu thế thị trường, số lượng khách hàng của HSPA đang có triển vọng sẽ lớn hơn hẳn so với của WiMAX. Có thể trong 8 người sử dụng mạng HSPA sẽ có 1 người sử dụng mạng WiMAX vào năm 2011. Với việc cam kết triển khai của hàng trăm nhà sản xuất, HSPA triển vọng trở thành đường dẫn tối ưu nhất cho mạng UMTS và GSM phục vụ trên 2 tỉ khách hàng thế giới.

“Chúng tôi dự kiến sẽ giới thiệu .16e vào cuối năm nay cho khách hàng biết khả năng của đường truyền này, tuy nhiên sẽ triển khai mạng lưới chính thức vào 2-3 năm tới” - Majed Sifri – tổng giám đốc của Redline Communications Inc., phát biểu “Trong khi hầu hết mọi người tập trung vào các giá trị kỹ thuật của WiMAX mà ít tập trung về khía cạnh thương mại, khả năng cạnh tranh bởi WiMAX được tự do trong việc cung cấp các công nghệ tiên tiến bởi hệt thống chưa có một nền tảng thực sự vững chắc trên thị trường. Đây là nhược điểm lớn nhất so với hệ thống 3.5G, hệ thống cho phép giao dịch trong phạm vi rộng khắp và mạng 2G, 2.5G và 3G đang phục vụ trên 2 tỉ khách hàng trên toàn thế giới”.


e-CHIP Mobile Special Edition
 
Thông tin thiết bị số ngày 21/11/07

Panasonic với dòng laptop Toughbook mới

panasonic_toughbook_w7_01.jpg

(PV News Daily) - Một loại model laptop mới đến từ Panasonic mang tên gọi Toughbook. Đây là các sản phẩm hướng đến đối tượng người dùng chuyên nghiệp, bao gồm: sản phẩm “siêu nhẹ″ W7, máy tính bảng T7, và siêu mỏng Y7. Cả 3 model mới đều có lớp vỏ ngoài chắc chắn, và bên trong được “tăng lực” bởi bộ xử lý Intel Core 2 Duo.

Sản phẩm đầu tiên Toughbook W7 có một màn hình 12.1 inch chống chói với độ phân giải 1024×768 XGA, sử dụng CPU Core 2 Duo ULV U7500, 1GB ram (có khả năng mở rộng), 80 HDD,ổ quang DVD MULTI, Bluetooth v2.0 + EDR và nặng chỉ vỏn vẹn 1,4kg. W7 có thời gian dùng pin đạt đến 7 giờ liên tục sử dụng Windows Vista Business.

panasonic_toughbook_y7_01.jpg
“Người anh em” Toughbook T7 là một Tablet PC có trọng lượng nhẹ có mặt cấu hình tương tự như W7 chỉ duy nhất một điểm khác biệt lớn đó là ở trọng lượng - 1,5kg và thời gian dùng pin gần 9 giờ. Cuối cùng nhưng không phải là kẻ về chót, Toughbook Y7, nặng 1,6kg, là sản phẩm laptop màn hình 14.1 inch có trọng lượng nhẹ nhất. Màn hình LCD có độ phân giải thực đạt 1400×1050 pixels và có thời gian dùng pin thấp hơn là 5 giờ.

Bộ ba sản phẩm mới bao gồm Toughbook Y7 sẽ có giá bán khoảng 2,449 USD trong khi đó W7 và T7 sẽ có mặt vào tháng sau với giá từ 2,099 USD.

(Theo ITConnect)
 
Evesham Zieo NX600-HDX - laptop dùng Core 2 Extreme

11-15-07-nx600-hd.jpg

(PV News Daily) - Chỉ mới vài tháng kể từ khi Evesham giới thiệu dòng sản phẩm Zieo N6 series, tuy nhiên sản phẩm đã nhanh chóng đạt vị trí dẫn đầu — đó là NX600-HDX, sản phẩm laptop hiếm hoi sử dụng CPU “thứ dữ” X7900 Core 2 Extreme. Bên cạnh đó còn có 4GB RAM, Windows Vista Ultimate, sản phẩm HDX cũng có những chi tiết cấu hình còn lại giống như các máy khác thuộc dòng N6: màn hình 17-inch, card VGA 512MB NVIDIA 8700M GT, 200GB HDD, pin sử dụng được 2 giờ. Và tất nhiên, sản phẩm laptop “hàng khủng” nặng 4kg sẽ có giá 3884 USD.

(Theo ITConnect)
 
TV LCD Bravia cao cấp nhất năm 2007

1.jpg


Bravia X300A là dòng TV LCD cao cấp nhất năm 2007 của Sony.

(PV News Daily) - Sony Việt Nam đã chính thức tung ra thị trường dòng TV cao cấp nhất năm 2007 của mình mang mã hiệu X300A, với hai model 40" và 46", có độ phân giải hình ảnh đạt chuẩn full-HD và được trang bị nhiều tính năng tiên tiến.

Năm ngoái, chiếc TV LCD 46 inch thuộc dòng Bravia X200A của Sony đã được độc giả tạp chí công nghệ Cnet bình chọn là chiếc TV LCD tốt nhất, nhờ công nghệ hình ảnh độ nét cao full-HD 1080p, khả năng kết nối đồng bộ và thiết kế ấn tượng. Tiếp nối thành công đó, tháng 11 này, Sony Việt Nam đã chính thức trình làng thế hệ kế tiếp của dòng X mang mã hiệu X300A, bao gồm các model KLV-40X300A và KLV-46X300A, tương ứng với các kích cỡ màn hình 40" và 46". So với người anh em X200A, X300A được bổ sung thêm những công nghệ đột phá, trở thành dòng TV LCD cao cấp nhất của Sony.

Phát huy những ưu điểm của KLV-46X200A, dòng TV LCD Bravia X300A có khả năng hiển thị những khung hình đẹp nhờ chuẩn hình ảnh độ nét cao full-HD, với độ phân giải 2 triệu điểm ảnh (1.920 x 1.080 pixel). Bên cạnh đó, Sony còn trang bị cho dòng TV LCD mới công nghệ đèn huỳnh quang cathode lạnh với gam màu rộng WCG-CCFL thế hệ thứ hai, giúp tái hiện những màu sắc rực rỡ với chiều sâu và tông màu chuẩn xác.

2.cnet.jpg


Sony Bravia X300A có độ phân giải hình ảnh đạt full-HD

Sony Bravia X300A được trang bị công nghệ xử lý Bravia Engine Pro, được phát triển từ công nghệ Bravia Engine, mang lại những hình ảnh có chất lượng tối ưu hơn. Với các thuật toán độc quyền của Sony, Bravia Engine Pro giúp TV giảm nhiễu, nâng cao độ tương phản, tăng cường màu sắc, tạo ra những hình ảnh sắc nét, rực rỡ và chân thực. Ngoài ra, công nghệ DRC (Digital Reality Creation) v2.5 cũng sẽ tác động lên tín hiệu nguồn để cho ra hình ảnh đúng chuẩn 1080p (1080 dòng quét liên tục).

Nếu như các model thuộc dòng X200A sử dụng tấm nền 8 bit, thì X300A được trang bị panel lên đến 10 bit, đồng thời độ sáng cũng được nâng lên 500 cd/m2 so với mức 450 cd/m2 của X200A. Không chỉ có thế, độ tương phản tĩnh và tương phản động của dòng X300A cũng cao hơn hẳn thế hệ trước. Trong khi độ tương phản động của X200A là 1.700:1, thì của X300A là 1.800:1. Độ tương phản tĩnh của X300A lên đến 2.200:1, còn của X200A chỉ là 1.500:1.

Cũng không thể không nhắc đến công nghệ màu sắc x.v Colour, ứng dụng chuẩn màu quốc tế xvYCC. So với chuẩn màu SRGB của những chiếc TV bóng đèn hình thông thường, chuẩn màu xvYCC có khả năng thể hiện dải màu rộng hơn đến 1,8 lần. Với chuẩn màu SRGB, màu sắc thể hiện trên TV chỉ là sự pha trộn giữa đỏ, xanh dương và xanh lá, nên không thể biểu hiện chính xác tất cả màu sắc trong thiên nhiên như chuẩn màu xvYCC. Vì vậy, khi các thiết bị tương thích với chuẩn màu xvYCC được kết nối với nhau, màu sắc hiển thị sẽ tự nhiên hơn.

4.stereosound.jpg


Tất cả các thông số kỹ thuật của X300A đều cao hơn X200A.

Sony Bravia X300A còn được tích hợp công nghệ PhotoTV HD, cho phép xem ảnh trên màn hình lớn đẹp như khi in ra giấy. Nếu như các dòng TV thông thường chỉ chú tâm đến việc tối ưu hóa hình động, thì Sony Bravia X300A còn được tích hợp cả chức năng tối ưu hóa tình tĩnh, mang lại chất lượng ảnh rất cao. Người dùng Bravia X300A cũng có thể xem lại ảnh một cách dễ dàng bằng cách kết nối đồng bộ máy ảnh CyberShot, Alpha hoặc máy quay phim Handycam với TV thông qua dây cáp HDMI.

Không dừng lại ở đó, công nghệ 24p True Cinema còn mang đến cho người dùng Bravia X300A những phút giây thưởng thức phim tuyệt vời, với cảm giác như đang xem ở rạp. Những thước phim hành động hay những cảnh quay tốc độ đều được tái hiện rõ ràng, không bị nhòa. Đặc biệt, với chức năng Voice Zoom, người xem Sony Bravia X300A còn có thể giảm bớt âm lượng tiếng nói của bình luận viên nhưng vẫn cảm nhận được không khí hừng hực của các pha thể thao, hoặc làm ngược lại trong các chương trình có quá nhiều tạp âm, khiến lời của phát thanh viên không rõ ràng. Bên cạnh đó, Sony Bravia X300A còn được trang bị tính năng USB Photo Viewer, cho phép TV kết nối dễ dàng với máy ảnh Cyber-shot thông qua cổng USB

(Theo Sohoa.net)
 
D3 - máy ảnh full-frame đầu tiên của Nikon

6.khosoof.jpg

D3 là chiếc D-SLR đầu tiên của Nikon được trang bị cảm biến full-frame. Ảnh: Khosoof.

(PV News Daily) - D3 là mẫu máy ảnh số ống kính rời đầu tiên của Nikon được trang bị cảm biến full-frame 35 mm, bằng với cảm biến của những chiếc máy phim truyền thống. Ngoài ra, Nikon D3 cũng chính là mẫu D-SLR có tốc độ chụp nhanh nhất hiện nay.

Hiện nay, máy ảnh số ống kính rời D-SLR đang ngày càng trở nên phổ thông hơn, khi hàng loạt model mới đua nhau ra đời. Tuy nhiên, những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, từng có kinh nghiệm cầm máy nhiều năm vẫn luôn cổ xúy và mong đợi những mẫu D-SLR được trang bị cảm biến full-frame 35 mm, bằng với cảm biến của những chiếc máy phim truyền thống. Với việc trình làng D3, Nikon đã chính thức có dòng máy đầu tiên được trang bị loại cảm biến này, đúng 8 năm sau khi tung ra chiếc D-SLR đầu tiên mang nhãn hiệu D1 (năm 1999).
Trong thời đại của mình, Nikon D1 từng được xem là một chiếc máy ảnh vĩ đại, có công lớn trong việc mở ra tương lai cho ngành máy ảnh số, đó là tích hợp các loại cảm biến số vào trong một thân máy ống kính rời. Giờ đây, với việc đặt tên máy chỉ đơn giản là D3, bỏ hết các chữ cái như "X" hay "H" ở đằng sau, Nikon hy vọng chiếc máy chuyên mới nhất này cũng sẽ tạo được tiếng vang và tầm ảnh hưởng lớn như D1.

7.electrobeans.jpg


Nikon D3 là chiếc máy ảnh có tốc độ chụp nhanh nhất hiện nay.
Ảnh: Electrobeans.

Với D3, hãng máy ảnh Nhật Bản đã từ bỏ cuộc đua tăng độ phân giải cho cảm biến, mà thay vào đó là tập trung hơn vào việc tăng tốc độ chụp và nâng cao chất lượng của các bức ảnh. Kết quả là, D3 chỉ có độ phân giải ở mức vừa đủ, nhưng tốc độ hoạt động và chất lượng ảnh thì có thể làm hài lòng ngay cả những nhiếp ảnh gia khó tính nhất, trong đó, những người vui nhất có lẽ là những tay máy chuyên chụp ảnh thể thao.
Nikon D3 được trang bị cảm biến có độ phân giải 12,1 triệu điểm ảnh, ngang bằng với model đời cao trước đó là D2Xs (và cả D2X). Tuy nhiên, do cảm biến của D3 có kích cỡ lớn hơn, nên khoảng cách giữa các điểm ảnh cũng sẽ rộng hơn, giúp những bức ảnh chụp bằng chiếc máy này sẽ có dải động rộng hơn, đồng thời những vấn đề liên quan đến nhiễu do độ nhạy sáng gây ra cũng sẽ được xử lý tốt hơn. Với D3, người chụp có thể có được những bức ảnh đẹp ngay cả khi sử dụng máy ở ISO 6.400.

9.kamerabild.jpg


Thiết kế của Nikon D3 mang đến sự tiện lợi lớn cho người dùng.
Ảnh: Kamerabild.

Xét về khả năng hoạt động, Nikon D3 xứng đáng là một trong những chiếc máy ảnh số có tốc độ chụp nhanh nhất hiện nay. Trong vòng 1 giây, máy có thể chụp được 9 bức ảnh ở chế độ full-frame hoặc 11 bức ảnh ở chế độ ảnh thông thường. Như vậy, trung bình mỗi giây, Nikon D3 chụp được nhiều hơn chiếc máy ảnh chuyên chụp thể thao Canon 1D Mark III 1 bức ảnh, dẫu cho độ phân giải của các bức ảnh có khác nhau.

Xét về thiết kế của thân máy, Nikon D3 không có nhiều thay đổi so với D2Xs và D2Hs. Hầu hết những chi tiết cách tân được tạo ra cũng chỉ là để lấy chỗ cho màn hình LCD cỡ lớn. Nếu đã quen với thiết kế của D2Xs hoặc D2Hs, chắc chắn người dùng sẽ không cảm thấy xa lạ khi sử dụng D3. Sai khác đáng kể nhất trong cách bố trí các phím điều khiển ở chiếc máy mới này khi so với các model cũ, là phím bật tính năng tự động lấy nét ở phần tay cầm của máy đã được đẩy lên cao hơn.
Giá bán và thời gian có mặt chính thức trên thị trường châu Á của D3 chưa được Nikon công bố, nhưng nhiều khả năng chiếc máy chuyên mới nhất này sẽ không đắt hơn mức giá bán lẻ 5.500 USD của D2X.


Theo Cnet
 
Bàn phím "nóng"

quyennlwarmkeyboard.jpg

(PV News Daily) - Trong lúc cái lạnh giá của mùa đông và một mùa Giáng Sinh rộn ràng đang sắp đến như thế này, tại sao bạn lại không nghĩ tới Warmkeyboard như một món quà có ý nghĩa và rất tiện dụng cho người mà bạn yêu quý?

Một mùa đông lạnh giá đang đến gần và việc nghĩ tới đôi bàn tay lạnh cóng mỗi ngày khi phải làm việc bên chiếc bàn phím khiến bạn phát ngán? Nếu thế tại sao bạn không nghĩ tới chiếc bàn phím "nóng" Warmkeyboard?

Chiếc bàn phím với cổng giao tiếp USB này có bộ phận làm nóng được đặt ngay bên trong từng phím giúp sưởi ấm đôi bàn tay bạn mỗi lần gõ phím. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo đủ ấm trong thời gian dài, bạn cần phải có thêm một adapter AC khác.

Mặc dù đây không phải là một ý tưởng mới, nhưng trong lúc cái lạnh giá của mùa đông và một mùa Giáng Sinh rộn ràng đang sắp đến như thế này, tại sao bạn lại không nghĩ tới Warmkeyboard như một món quà có ý nghĩa và rất tiện dụng cho người thân nhỉ? Trên trang web Amazon.com, Warmkeyboard được bán với giá 49,99 USD.


Theo 24h.com.vn
 
Thông tin Mobile ngày 23/11/2007

Trên trời, dưới 'phụ kiện điện thoại'

Thị trường phụ kiện dành cho điện thoại di động đang "nở rộ" về cả mẫu mã, hình thức lẫn loại hàng. Tuy nhiên, phần nhiều là hàng Trung Quốc, giá rẻ, còn hàng chính hãng thì lên tới hàng trăm nghìn đồng.


tre1.jpg


Khi mua điện thoại "xịn", người tiêu dùng thường có nhu cầu sắm cho "dế" một phụ kiện gì đấy như bao da, tấm dán màn hình để bảo vệ. Ảnh: Hoàng Hà.​

Thị trường phụ kiện dành cho điện thoại di động trong nước khá phong phú về mặt hàng, mẫu mã và nhãn hiệu. Mặt hàng phổ biến và tràn ngập trên thị trường là bao da, miếng dáng màn hình, sạc, pin và tai nghe.

Thế nhưng gần đây, bạn cũng có thể tìm cho chú dế của mình những món đồ chơi xinh xinh như loa di động, phổ biến nhất là các loại loa cho điện thoại Sony Ericsson, điện thoại dòng N của Nokia. Đặc điểm của những bộ loa di động này là khá nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay và nhẹ (thường chưa tới 300 gram) nên rất dễ mang theo. Tuy nhiên, giá của chúng không "mềm" chút nào. Ví dụ, một loa mini (gọi là Mini Speaker System) N98 dành cho các loại điện thoại nghe nhạc Nokia giá tới 350.000 đồng. Còn loại MPS - 80 dành cho điện thoại Sony Ericsson cũng khoảng 300.000 đồng.

Những loại loa nhỏ, hàng Trung Quốc không tên tuổi thì giá rẻ hơn. Có loại loa sạc pin gồm loa, bộ phận gắn pin AA và giắc cắm dây USB để sạc cho máy giá chỉ 80.000 đồng.

tre3.jpg


Loại sạc Emergency cho điện thoại di động. Ảnh: Tumpang.​

Bên cạnh loa, bạn có thể tìm thấy những loại sạc đa năng rất nhỏ và cơ động của Trung Quốc, giá chỉ 50 đến hơn 200.000 đồng. Ví dụ, Emergency Battery sử dụng 4 pin AAA, tương thích với phần lớn điện thoại của những hãng nổi tiếng trên thị trường. Loại này có một ống đựng pin, một giắc nối từ nguồn đó sang điện thoại qua cổng USB, hay trực tiếp sang cổng sạc, rất tiện cho những chuyến công tác xa. Sản phẩm bán tại cửa hàng Nhật Cường (Hà Nội) với giá 50.000 đồng nhưng chỉ có một cáp nối từ ống đựng pin sang cổng mini USB. Với giá 200.000 đồng (tại Thế Giới Di Động - TP HCM), bộ này gồm 5 cáp nhỏ nối được với mọi dạng chân sạc và cả cổng mini USB.

Cách đây một tháng, các cửa hàng điện thoại di động tại TP HCM có nhập về loại ống kính cho điện thoại di động sản xuất tại Hong Kong, Trung Quốc. Có hai mẫu ống kính. Loại thứ nhất có một vỏ nhựa trong tương ứng với loại điện thoại cần gắn. Người dùng sẽ trùm hộp nhựa này bên ngoài máy của mình rồi gắn ống kính khớp với phần nhựa đó. Mẫu thứ hai gồm một vòng cao su thắt chặt xung quanh điện thoại, ống kính sẽ gắn vào vòng cao su kèm theo.

Các mẫu điện thoại dùng được loại ống kính này phổ biến là máy của Nokia và Sony Ericsson. Motorola chỉ có E398, L7, L6, V3, K1 là tương thích còn Samsung có mỗi D608. Giá của loại ống kính nói trên khoảng 450.000 đồng.

Phụ kiện trôi nổi từ Trung Quốc chỉ bằng một phần ba giá hàng chính hãng.

Xung quanh khu vực chợ trời, mạn phố Huế, Hà Nội, các phụ kiện như tai nghe, sạc, pin, vỏ máy... sản xuất ở Trung Quốc có giá chỉ từ 10 đến 20.000 đồng. Cụ thể, một sạc cho máy Nokia bán ở đây là 15.000 đồng. Khi Số Hóa vào một cửa hàng điện thoại di động trên phố Hai Bà Trưng hỏi cũng loại đó thì được trả lời là 30.000 đồng. Một số nơi còn đòi 40.000 đồng. Một người bán hàng tiết lộ, những chiếc sạc này được "đánh" từng "lô" từ Lạng Sơn hay Móng Cái về.

Trong khi đó, sạc chính hãng Nokia sản xuất tại Trung Quốc bán tại những cửa hàng, showroom trên phố Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ (Hà Nội) lại lên đến tiền trăm (khoảng 150.000 đồng).

Bao da, miếng dán màn hình loại cao cấp cho PDA, điện thoại N95, E90, iPhone… của các hãng như Palmware (Mỹ), Capdase (Hong Kong) giá cũng luôn ổn định. Một bao da Palmware bán tại Wifi-Café (Mai Hắc Đế), Hermes (Kim Liên) hoặc Huy Thuận (Võ Văn Tần – TP HCM) có giá chung là 350.000 đồng.

Về chất lượng, nếu so sánh một miếng dán màn hình hàng chính hãng với hàng Trung Quốc sẽ thấy miếng dán Trung Quốc phần lớn là dán keo, màn hình nhanh bị tối, nếu dùng bút "chấm" thì nhanh bị xước. Trong khi đó, miếng dán cao cấp dính bằng từ tính, khi dán màn hình sáng, nhìn rõ dưới ánh nắng mặt trời.

Thị trường phụ kiện cho điện thoại di động đang phát triển một cách vô tội vạ.

Sự tràn lan của hàng Trung Quốc với giá rẻ khiến một số cửa hàng chuyên bán đồ phụ kiện không thể nào cạnh tranh nổi. Nếu như trước đây, nhiều người biết đến cửa hàng Kim Oanh (trước cổng Triễn lãm Giảng Võ) nhờ nhiều phụ kiện, giá rẻ lại bảo hành lâu và đông khách, thì nay, chủ cửa hàng đang bán nốt số hàng còn lại để đóng cửa.

Giải thích cho điều này, người chủ ngậm ngùi, khó có thể cạnh tranh về giá với các cửa hàng khác. Giờ thì "thượng đế" có thể mua hàng ở bất cứ chỗ nào, ngay cả ở những người gánh hàng rong.

Huy Nguyễn - Đức Thanh
 
1.478 USD một iPhone đã unlock tại Đức

iPhone bán ra tại Đức được mở mạng hoàn toàn và không bị ép buộc hợp đồng 2 năm sử dụng mạng của T-Mobile, tuy nhiên, khách hàng sẽ phải bỏ ra 1.478 USD để sở hữu nó.


iphone.jpg


Phiên bản iPhone tại Đức có mức giá kỷ lục. Ảnh: Gozmodo.​

Ngày 19/9, T-Mobile đạt được thoả thuận với Apple về phân phối iPhone tại Đức. Tuy nhiên, Vodafone, một nhà cung cấp mạng khác tại đây đã đệ đơn lên toà án Hamburg (Đức) yêu cầu tòa giải quyết hợp đồng độc quyền cung cấp dịch vụ giữa T-Mobile và Apple.

Lý do mà Vodafone đưa ra là thoả thuận trên vi phạm một số điều luật tại Đức. Theo Friedrich Joussen, Chủ tịch Vodafone tại nước này, chúng tôi muốn người dùng iPhone được quyền đăng ký dịch vụ mà họ mong muốn thay vì yêu cầu độc quyền như hiện nay.

Ngày 21/11, toà án đã ra phán quyết, theo đó khách hàng sẽ không bị ràng buộc phải sử dụng hợp động của T-Mobile 2 năm liên tiếp. Điều này buộc T-Mobile đẩy giá iPhone lên cao, người dùng sẽ phải bỏ ra 1.478 USD để có được một chiếc iPhone.

Nhà phân tích của công ty Sal Oppenheim, ông Nicolas von Stackelberg cho rằng, giá bán như thế là quá cao, mọi người đã đánh bóng iPhone quá nhiều.

Huy Nguyễn (theo Cnet)
 
ĐTDĐ chính hãng - thật và giả

Nhiều doanh nghiệp đang tìm mọi cách để có được cái mác "phân phối chính thức" để chen chân vào thị trường hàng chính hãng. Không ít rắc rối đã nảy sinh từ đây vì nhiều thượng đế phải bỏ tiền mua cái "chính hãng", sau rồi té ngửa, hình như mua phải "chính hãng rởm"...


die1.jpg


Sự cố vụ BenQ-Siemens khiến người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi mua điện thoại di động. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.​

Một sự cố liên quan đến BenQ-Siemens trong thời gian gần đây làm cho người tiêu dùng "ngờ ngợ" không biết có nên tin hay không vào ba từ "hàng chính hãng" mà lâu nay những siêu thị điện thoại lớn vẫn coi đó là một trong những tiêu chí để cạnh tranh và khẳng định đẳng cấp, chất lượng.

Lúc đầu, người ta chỉ biết BenQ-Siemens có một nhà phân phối chính thức và duy nhất là ABTel, nhưng đột nhiên, một đơn vị mang tên TPC cũng quảng cáo và giới thiệu mình là nhà phân phối chính thức của BenQ-Siemens. Sản phẩm BenQ-Siemens dán tem của TPC cũng xuất hiện tại một số siêu thị điện thoại di động, kèm theo cả một chương trình khuyến mãi khá "hoành tráng". Chỉ đến khi xảy ra sự cố, khách hàng đem đến trung tâm bảo hành chính thức của BenQ-Siemens và bị từ chối bảo hành thì mọi chuyện mới vỡ lở. Đại diện BenQ-Siemens tuyên bố TPC không phải là nhà phân phối chính thức do họ ủy quyền.

Thực ra, TPC vốn dĩ là nhà phân phối của một số thương hiệu điện thoại di động lớn, nhưng với BenQ-Siemens thì họ chỉ tự nhập khẩu và tự bảo hành, không khác hàng xách tay là bao. Bên phí TPC sau đó có gửi một giấy chứng nhận từ BenQ Mobile rằng TPC có mua hàng từ công ty này. Nhưng điều đó chỉ chứng tỏ rằng hàng của họ có nguồn gốc chứ không có một văn bản nào chứng nhận họ là nhà phân phối chính thức. Tức là, không nhận được một đảm bảo nào từ hãng của BenQ-Siemens Việt Nam. Khi đó, TPC có thể là nhà phân phối, nhưng không chính thức.

Một trường hợp khác cũng tương tự là câu chuyện của TCM. Công ty này từng là nhà phân phối chính thức cho nhiều thương hiệu như Motorola, Panasonic, Innostream, i-Mobile, VK... TCM đã không còn là nhà phân phối chính thức của Motorola từ nhiều tháng nay nhưng người tiêu dùng vẫn thấy hàng Motorola dán tem của TCM. Theo tìm hiểu của e-Chip Mobile, những lô hàng này vẫn được bảo hành nghiêm túc vì đó là hàng tồn đọng từ thời điểm TCM phân phối cho Motorola. Theo Motorola Việt Nam, nếu những lô hàng này bán hết mà TCM vẫn tiếp tục "phân phối" hàng của Motorola thì sẽ không được bảo hành theo tiêu chuẩn của hãng.

Các hãng điện thoại di động muốn chính thức đưa sản phẩm vào thị trường đều phải thông qua một hệ thống phân phối chuyên nghiệp. Trong đó, đầu mối trên cùng trực tiếp làm việc và truyền tải mọi thông tin, sản phẩm, các dịch vụ hậu mãi... của hãng tới thị trường thì được gọi là nhà phân phối chính thức. Các nhà phân phối được sự ủy nhiệm của hãng cũng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các sản phẩm đó. Như vậy, đương nhiên, khách hàng mua sản phẩm do nhà phân phối chính thức bán ra sẽ nhận được mọi chăm sóc từ hãng và sản phẩm đó được gọi là hàng chính hãng.
Trên thực tế, Motorola vẫn cho phép TCM bán hết các sản phẩm tồn kho nhập thời gian trước đó. Và theo chính sách của Motorola, các nhà phân phối được phép tự bảo hành sản phẩm do mình bán ra. Do vậy, dù hợp đồng giữa TCM với Motorola đã chấm dứt, ở thời điểm này, nhiều khách hàng nếu có mua phải hàng không chính hãng cũng khó có thể phát hiện ra.

Không chỉ bán ra sản phẩm của Motorola, TCM hiện còn bán cả sản phẩm của Sony Ericsson. Mặc dù gần đây, Sony Ericsson có thông báo rất rõ ràng rằng họ không chịu trách nhiệm với các sản phẩm không do hai nhà phân phối chính thức của họ, Thuận Phát và P&T Mobile, bán ra.

Trên một mẫu quảng cáo báo gần đây, TCM giới thiệu mình là "Đại diện nhà phân phối toàn cầu" cho các sản phẩm điện thoại Motorola, Bavapen, Sony Ericsson. Ở đây, khái niệm "Đại diện nhà phân phối toàn cầu" là đại diện cho ai và có vị trí thế nào trong kênh phân phối. Khái niệm này còn khá trừu tượng khiến người dùng không khỏi băn khoăn. Hiện chưa có một văn bản chính thức nào mô tả về khái niệm này, nhưng có một điều chắc chắn rằng TCM không phải là nhà phân phối do Motorola hay Sony Ericsson chỉ định tại Việt Nam.

Với những câu chuyện như trên, xét về luật thì các đơn vị kia không sai khi họ chủ động nhập khẩu tự kinh doanh sản phẩm và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý. Nhưng nếu khách hàng mua các sản phẩm như thế thì rõ ràng sẽ phải chịu không ít thiệt thòi vì không được hưởng các đảm bảo và hỗ trợ từ phía hãng sản xuất.

Sự hỗ trợ lớn nhất ở đây chính là khi khách hàng mua máy sẽ được sử dụng hệ thống bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn toàn cầu. Hệ thống bảo hành này do hãng ủy nhiệm nên được hỗ trợ rất nhiều về mặt kỹ thuật cũng như linh kiện, phụ kiện tương thích, tiên tiến nhất do hãng cung cấp. Còn ở các trung tâm bảo hành không phải do hãng ủy nhiệm, việc không đủ điều kiện bảo hành là chuyện rất dễ xảy ra.

Ngoài ra, khi mua hàng chính hãng, khách hàng còn được tham gia những chương trình khuyến mãi lớn do các hãng chủ trì, có tư vấn chính xác, cùng nhiều lợi ích khác tùy theo chính sách của hãng vào từng thời điểm cụ thể.

- Danh sách các nhà phân phối chính thức
- Nokia Công ty Phân phối FPT (FPT Distribution)
- Công ty Thuận Phát
- Công ty May Mắn (Lucky)
- PV Telecom
- Samsung Công ty Công nghệ di động FPT (FPT Mobile)
- Công ty Viettel
- Motorola Công ty Công nghệ di động FPT (FPT Mobile)
- Công ty Thuận Phát
- Công ty Ngôi Sao Sáng (BS)
- Sony Ericsson Công ty P&T Mobile
- Công ty Thuận Phát
- BenQ - Siemens Công ty An Bình (ABTel)
- HTC Công ty An Bình (ABTel)
- i-Mobile Công ty Ngôi Sao Sáng (BS)

(Theo e-Chip Mobile)
 
Thông tin Mobile ngày 24/11/2007

Công ty công nghệ TI của Mỹ vừa công bố nghiên cứu về loại chip điện thoại mới ít hao điện. Phát minh này có thể giúp cho người dùng điện thoại di động sẽ không bao giờ phải quan tâm đến việc sạc lại pin điện thoại mỗi ngày.

Loại chip biến thế mới, mang tên TPS61200 có thể chạy với điện thế 0,3V mà vẫn đạt 90% hiệu suất. TI khẳng định với mức tiêu thụ năng lượng cực thấp này, chip có thể chạy trực tiếp bằng năng lượng mặt trời hoặc pin nhiên liệu. Thậm chí nó vẫn hoạt động bình thường nếu điện thế tăng vọt vì nguyên nhân nào đó.

Mỗi bộ phận trong điện thoại chạy với điện thế khác nhau, và cần các chip biến thế đặc biệt để biến đổi điện thế phù hợp. Các chip biến thế hiện tại cần ít nhất 0,7V để hoạt động - vừa đủ cấp điện cho điện thoại nếu dùng Pin NiCad thông thường, nhưng không đủ để chạy hoàn toàn bằng điện mặt trời, vốn chỉ đạt mức 0,4 - 0,5V.

Chip biến thế mới này sẽ giúp các nhà thiết kế tính đến việc sử dụng pin nhiên liệu hoặc pin mặt trời cho điện thoại, thay vì pin hoá học NiCad đắt đỏ và kém an toàn hiện tại. Mengelkamp, giám đốc thiết kế của TI cho biết: “Các nhà thiết kế, đặc biệt là thiết kế sản phẩm cầm tay, không dây và lĩnh vực nghe nhìn đang tìm đủ cách để áp dụng pin mặt trời và pin nhiên liệu vào việc kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Vì thế, tiềm năng ứng dụng phát minh mới này của chúng tôi là vô tận”.

Theo tính toán, với công nghệ mới này, một pin mặt trời rộng 25cm2 (bằng khoảng nửa bàn tay) sẽ nạp đầy pin một điện thoại thông thường sau 10 giờ ở ngoài sáng mỗi ngày. Công nghệ này cũng có nhược điểm: chiếc máy sẽ trở nên vướng víu vì kích cỡ của tấm pin mặt trời, và để quá lâu trong túi xách, túi quần áo sẽ làm .. hỏng điện thoại.
 
Last edited by a moderator:
Thông tin Mobile ngày 26/11/2007

Điện thoại đơn giản và dễ sử dụng nhất

2 chiếc điện thoại của hãng Doro (Anh) được xem là dễ sử dụng và đơn giản nhất bởi người dùng chỉ có thể gọi điện, quay số nhanh cài đặt trước, ngoài ra không có thêm tính năng gì.


1.jpg

HandleEasy 326gsm trông giống như đồ chơi, nhưng nó lại là một chiếc điện thoại dễ sử dụng. Thiết bị này dành cho người khuyết tật, hoặc những người sử dụng điện thoại đơn giản chỉ là gọi điện.

Máy có bàn phím lớn, màn hình nhỏ, bộ nhớ lưu được 50 số điện thoại. HandleEasy 326gsm có các chế độ như speakerphone, rung và gọi điện nhanh thông qua 4 ký tự A,B,C,D đại diện cho 4 người. Thời gian đàm thoại liên tục là 140 phút, chế độ chờ 160 giờ.

Máy không có camera, trình duyệt web, chơi nhạc MP3 và cũng không có khe cắm thẻ nhớ. Giá bán của sản phẩm này là 85 bảng Anh.

2.jpg

Đơn giản hơn cả HandleEasy 326gsm, HandlePlus 324gsm thậm chí không có bàn phím số và màn hình. Máy chỏ có 5 phím bấm có thể cài đặt trước để gọi các số đặc biệt. Điện thoại này đơn giản chỉ dùng để gọi điện trong những trường hợp khẩn cấp. Giá bán của HandlePlus 324gsm là 68 bảng Anh.

1.jpg

Cả 2 thiết bị đều chạy trên 2 băng tần GSM 900, 1800. Hỗ trợ nhạc chuông.

Huy Nguyễn (theo Cnet)
 
Thông tin Mobile ngày 26/11/2007

BlackBerry cũng có màn hình cảm ứng

RIM đang phát triển thế hệ BlackBerry tiếp theo có màn hình cảm ứng rộng, được trang bị thêm các tính năng như GPS và multimedia được nâng cấp.


bb1.JPG


Điện thoại BlackBerry cũng có màn hình cảm ứng. Ảnh: Crunchgear.​

Điện thoại sử dụng màn hình cảm ứng đã khá phổ biến trên thế giới như smartphone của HTC, iPhone... Riêng điện thoại của RIM thì vẫn trung thành với kiểu dáng bàn phím Qwerty và màn hình cứng. Điều này sẽ sớm thay đổi. Bởi hiện tại, RIM đang phát triển thế hệ điện thoại tiếp theo mang tên BlackBerry 9000 với màn hình cảm ứng, và bàn phím Qwerty cải tiến.

Các điện thoại BlackBerry 9000 có màn hình cảm ứng rộng. Bên cạnh đó, điện thoại mới được trang bị GPS, Wi-Fi, khả năng push e-mail và nâng cấp hơn các tính năng multimedia.

Theo thông tin trên website Unstrung, hãng sẽ sớm ra mắt 4 hoặc 5 model mới trong năm 2008.

Huy Nguyễn (theo Mobilemag)
 
Chơi video game trên Playstation Phone

Sony có ý định sản xuất điện thoại lấy tên chiếc máy chơi game nổi tiếng Playstation, sản phẩm hiện được gọi là Playstation Phone. Đây là sự kết hợp đầu tiên dựa trên sức mạnh của máy chơi game cầm tay và điện thoại di động.


pla.jpg


Playstation phone là sự kết hợp PSP và tính năng thoại.
Ảnh: Cnet.​

Sony, nhà sản xuất thiết bị chơi game Playstation nổi tiếng, tiết lộ ý định sản xuất Playstation Phone, một thiết bị kết hợp sức mạnh của máy chơi game cầm tay và điện thoại di động. Giám đốc điều hành Sony Computer Entertaiment, Jim Ryan, cho rằng máy chơi game cầm tay PSP đã chứng tỏ được năng lực của Sony, vì thế một chiếc điện thoại hội tụ tính năng trên là điều hoàn toàn có thể.

Song song đó, phó chủ tịch cấp cao của Sony Ericsson đã cho tạp chí Cnet biết, công ty của ông đang thực hiện một kế hoạch liên quan đến việc trên. Cùng thời gian, phòng quản lý nhãn hiệu và bản quyền tại Mỹ cũng vừa nhận đơn của hãng này về việc xin cấp phép thêm tính năng chơi game như một game console cho một mẫu điện thoại mới.

Các nhà phân tích thì cho rằng, rất có thể thiết bị mới mà Sony Ericsson đề cập đến chính là Playstation Phone. Theo Diptarup Chakraborti, người đứng đầu hãng nghiên cứu Gartner, Sony Ericsson đã thành công trong việc xây dựng hai thương hiệu nổi tiếng tên Walkman và Cyber-shot. Do đó, nếu Sony Ericsson mà sản xuất điện thoại Playstation thì họ sẽ có thể làm nên một câu chuyện mới.

Tuy nhiên, Sony cũng cần xem xét trường hợp của Nokia khi có gắng kết hợp một chiếc điện thoại với một máy chơi game cầm tay, nhưng không thành công lắm. Trước đây, Sony Ericsson đã sản xuất điện thoại nhãn hiệu Bravia cho NTT DoCoMo (Nhật Bản).

Huy Nguyễn (theo Economictimes, Cnet)
 
Thông tin mobile ngày 27/11/07

Bộ thông tin & Truyền thông bảo trợ Vietnam Mobile Awards


(Pv News Daily) - Có được sự quan tâm đặc biệt trên của Bộ chủ quản và các cơ quan chức năng, VMA đã phải trải qua một quá trình chứng tỏ và khẳng định mình, trên con đường trở thành một giải thưởng uy tín- chính thống và thường niên nhất Việt Nam, trong lĩnh vực điện thoại di động.


Chương trình đầu tiên được khởi xướng vào năm 2005 với tên gọi Bình chọn “Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất 2005 và Điện thoại độc đáo nhất năm 2005”.

Mặc dù, được tổ chức trong thời gian khá ngắn, chỉ 2 tuần, nhưng chương trình bình chọn năm 2005 đã nhận được hơn 30.000 phiếu bầu chọn gửi về tòa soạn.

Năm 2006, chương trình có tên gọi chính thức là: “Vietnam Mobile Awards” với 2 nội dung chính là: Bình chọn “Mạng và Hãng điện thoại được ưa chuộng nhất năm 2006”. 124.775 là con số người tham gia bình chọn kỷ lục mà ban tổ chức nhận được, gấp 4 lần so với cuộc bình chọn năm 2005.

Những số liệu bình chọn này đã được các hãng, doanh nghiệp sử dụng cho mục đích nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu người dùng để từ đó thay đổi cách thức tiếp cận, nhằm thu hút khách hàng.

Năm 2007, vẫn giữ vững tên gọi chính thức của chương trình với tư cách một chương trình bình chọn chính thống và uy tín nhất trong cộng đồng Mobile Việt Nam, trên cơ sở hoàn thiện dần các hệ thống giải để phù hợp với sự phát triển chung của thị trường di động Việt Nam, Vietnam Mobile Awards 2007 sẽ mở rộng hệ thống giải để người tiêu dùng có thêm cơ hội thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của mình. Ngoài hai hệ thống giải của Mạng và Hãng điện thoại di động, Vietnam Mobile Awards 2007 sẽ có thêm hệ thống giải dành cho lĩnh vực bán lẻ và bảo hành điện thoại di động.

Người bình chọn có thể tham gia theo hình thức điền vào phiếu bình chọn trên Tạp chí e- Chip MOBILE và phiếu bầu online trong thời gian từ 14/11 đến ngày 25/12/2007. Riêng phần bình chọn trên báo sẽ tính theo dấu bưu điện theo hạn cuối cùng là ngày 18/12/2007. Lễ công bố dự kiến tổ chức vào ngày 9/1/2008, tại Nhà hát Lớn Thành phố Hà Nôi. Xem thông tin chi tiết tại: www.vma.com.vn; www.mobilenet.vn; www.autonet.com.vn; http://vietnamnet.vn.


Theo MobileNet.vn
 
Last edited by a moderator:
Sẽ cấp 4 giấy phép 3G

heo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông về thi tuyển cấp giấy phép 3G, nếu hồ sơ trúng tuyển vòng sơ tuyển lớn hơn 4 sẽ tổ chức vòng xét tuyển để chọn ra 4 hồ sơ thi tuyển có điểm cao.

Ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định “Quy định tổ chức thi tuyển cấp phép thiết lập và cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn IMT-2000 trong băng tần số 1900-2200 MHz”.

Theo đó, việc thi tuyển được tổ chức hai vòng, sơ tuyển và xét tuyển. Để khuyến khích sử dụng cơ sở hạ tầng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên viễn thông và hiệu quả đầu tư, cho phép các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh trên một lô tần số cùng lập chung một hồ sơ thi tuyển; Trong trường hợp hồ sơ trúng tuyển vòng sơ tuyển lớn hơn 4 thì sẽ tổ chức vòng xét tuyển để chọn ra 4 hồ sơ thi tuyển có điểm cao. Doanh nghiệp trúng tuyển được xét để cấp một giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất với thời hạn giấy phép 15 năm.
Đề nghị trình bày bài có hình ảnh minh họa và trang trí bài viết đẹp một tí
 
Last edited by a moderator:
MobiFone giảm cước, VinaPhone miễn phí hòa mạng

Từ ngày 22/10/2007 đến ngày 31/1/2008, mạng di động MobiFone sẽ áp dụng chương trình khuyến mãi “HomeZone” cho phép các thuê bao trả trước giảm từ 10-16% cước cuộc gọi.

Cụ thể, chương trình sẽ áp dụng đợt 1 từ 22/10/2007 đến 31/1/2008 tại 22 tỉnh thành trên toàn quốc gồm Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bình Định, Gia Lai, Khánh Hòa, Quảng Nam, Thừa thiên Huế, An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long.

Đợt 2 sẽ bắt đầu từ ngày 5/11/2007 đến 31/1/2008 tại 24 tỉnh thành trên toàn quốc gồm: Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hà Nam, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Bến Tre, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đắc Nông, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Sóc Trăng và Cà Mau.

Các thuê bao di động trả trước thuộc những địa phương này sẽ được giảm cước cuộc gọi 16% (đối với MobiCard), 12% (đối với Mobi4U) và 10% (đối với MobiQ). Để được hưởng mức giảm cước, các thuê bao này phải soạn tin nhắn với nội dung DK_ Homezone_tên tỉnh gửi về số 995.

* Cũng liên quan tới di động, từ 19/11 đến 31/12, các thuê bao trả sau hòa mạng mới mạng di động VinaPhone sẽ được miễn 100% cước hòa mạng và được tặng 600.000 đồng.

Thuê bao khóa hai chiều trước ngày 1/8 hoạt động trở lại cũng được tặng 600.000 đồng. Các thuê bao trả trước hòa mạng trước ngày 1-8 chuyển sang trả sau, ngoài việc được miễn 100% cước hòa mạng, còn được tặng 750.000 đồng.
 
VNPT đổi số ĐT cố định tại 8 tỉnh, thành phố!

Bắt đầu từ 00h ngày 24/11/2007, VNPT sẽ thay đổi mã vùng số điện thoại cố định tại 8 tỉnh, thành phố là Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Đắc Lắc, Đắc Nông, Cần Thơ và Hậu Giang.

Việc chuyển đổi này thực hiện theo chủ trương của Bộ Thông tin-Truyền thông về việc chia tách, mở rộng mã vùng mạng ĐT cố định tại 8 tỉnh, thành phố.

Theo đó, mã vùng cũ của Hòa Bình là 18 sẽ đổi thành 218; Hà Giang từ 19 thành 219; Điện Biên từ 23 thành 230; Lai Châu từ 23 thành 231; Đắc Lắc từ 50 thành 500; Đắc Nông từ 50 thành 501; Cần Thơ từ 71 thành 710 và Hậu Giang từ 71 thành 711.

Cách gọi số ĐT mới, ví dụ, thuê bao ở Hòa Bình là (0218)xxxxxx. Để giảm thiểu tổn thất cuộc gọi trong nước và quốc tế, VNPT cũng cho phép quay số theo kiểu cũ và kiểu mới song song, trong thời gian chuyển đổi; chỉ trừ trường hợp đối với thuê bao G-Phone tại 6 tỉnh, thành Điện Biên, Lai Châu, Đắc Lắc, Đắc Nông, Cần Thơ và Hậu Giang.

Thời gian chính thức áp dụng quay mã vùng mới duy nhất bắt đầu từ 00h ngày 15/12/2007 tới đây.
 
Tặng tiền để “giữ chân” thuê bao

Cùng với các chương trình khuyến mãi nhân đôi, nhân ba tài khoản để hút thuê bao mới, các mạng di động cũng liên tiếp tung ra các chương trình tặng tiền cho thuê bao nhận cuộc gọi để “giữ chân” các thuê bao cũ không rời mạng.

Nóng bỏng cuộc chạy đua

Trên thị trường thông tin di động, cuộc chạy đua khuyến mãi hiện vẫn chưa có điểm dừng và các mạng liên tiếp tung ra các chương trình nhân đôi, nhân ba tài khoản cho khách hàng hoà mạng mới. Động thái này nhằm mục đích hút các thuê bao mới nhưng đằng sau các cuộc khuyến mãi rầm rộ đó là hàng loạt thuê bao rời mạng. Lãnh đạo một mạng di động cho biết, cứ tung 4 SIM ra thị trường thì chỉ có 1 SIM ở lại mạng. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của thị trường thông tin di động với xu hướng “mua SIM thay cho mua thẻ”. Trước tình hình này, các nhà khai thác mạng di động lại tung ra chiêu thức mới là tặng tiền cho người nghe để giữ “chân thuê” bao khỏi rời mạng.

Ngày 21/5/2007, Viettel tuyên bố đưa ra chính sách tặng tiền cho tất cả các khách hàng của mạng này khi nghe cuộc gọi đến. Theo đó cứ mỗi phút nghe gọi đến khách hàng của Viettel sẽ được tặng 100 đồng. Ông Tống Viết Trung, Giám đốc Viettel Telelcom cho biết, người nghe là một phần không thể thiếu để tạo nên một cuộc đàm thoại. Khi khách hàng nhận cuộc gọi không làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp viễn thông vẫn được chia sẻ doanh thu kết nối từ doanh nghiệp chiều đi. Thực chất đây là sự chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp với khách hàng.

Ngày 1/9/2007, Mobifone cũng công bố một chương trình đặc biệt dành cho tất cả các khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Mobifone nhằm tôn vinh “Giá trị của sự lắng nghe” mạnh tay hơn cả Viettel Mobile. Theo chương trình này, bất kỳ một khách hàng nào sử dụng dịch vụ của Mobifone khi nhận cuộc gọi từ một thuê bao khác (bất kể di động hay cố định, trong nước hay quốc tế) đều được tặng tiền vào tài khoản hoặc trừ vào cước sử dụng trong tháng. Nếu cuộc gọi tới là từ một thuê bao di động của Mobifone, khách hàng nhận cuộc gọi sẽ được tặng 160 đồng cho mỗi phút nghe. Trường hợp cuộc gọi tới là từ các mạng khác (cố định hoặc di động), khách hàng sẽ được tặng 80 đồng cho mỗi phút nghe.

Ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc Mobifone cho biết: “Trong khi rất nhiều mạng di động khác tăng vọt khuyến mãi cho việc gọi đi (nhân gấp nhiều lần tài khoản kích hoạt), chúng tôi lại mong muốn gửi tới khách hàng của mình thông điệp của sự lắng nghe”.

Tặng tiền đề “giữ chân” khách hàng

Ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Marketing của Mobifone cho biết, cùng với các chương trình khuyến mãi khác đang được tung ra, chương trình khuyến mãi nghe được tiền của Mobifone cũng đã phát huy hiệu quả rất tốt để giữ chân thuê bao cũ và thu hút mạnh các thuê bao mới. Hiện Mobifone đang đạt con số phát triển tới 50.000 thuê bao mới mỗi ngày. Đây là con số phát triển thuê bao mạnh nhất từ trước đến nay của mạng di động này.

Ông Đinh Việt Hưng cho biết, trong thời gian tới, Mobifone sẽ tung ra chương trình mỗi khách hàng sẽ có 2 tài khoản. Trong đó sẽ có tài khoản mà khách hàng bỏ tiền ra mua và tài khoản khách hàng được tặng. Điểm khác biệt của chương trình này so với việc khuyến mãi tặng tiền trước đó là khách hàng sẽ được sử dụng tài khoản được tặng này để gọi nội mạng. Chính sách này sẽ giúp cho Mobifone cắt giảm chi phí trả tiền kết nối cho các mạng khác bằng chính số tiền tặng cho khách hàng và có chính sách tặng tiền cho khách hàng được linh hoạt hơn.

Phân tích về chương trình tặng tiền cho khách hàng của Viettel Mobile, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom cho biết, thực ra chương trình này không góp phần làm tăng thuê bao hay tăng lưu lượng nhiều, nhưng nó thực sự hiệu quả khi giữ chân các thuê bao cũ không rời mạng. Chính sách này sẽ tạo ra nhiều thuê bao trung thành cũng như giảm chi phí cho thuê bao ảo của Viettel Mobile.

Trong khi các mạng di động tiên tiếp tung ra chương trình tặng tiền cho người nghe của các mạng di động thì Vinaphone tỏ ra khá dửng dưng với cuộc chạy đua này mà tập trung vào chiến lược tặng tiền cho người gọi. Ông Hồ Đức Thắng, Phó giám đốc Vinaphone cho biết, mạng này vẫn duy trì chính sách tặng tiền cho người gọi để khuyến khích người gọi chứ không đưa ra chương trình tặng tặng tiền cho người nghe. Hiện Vinaphone đã trình lên VNPT một số phương án cước mới để tùng ra hút thuê bao mạnh vào dịp cuối năm này.
 
Bộ sưu tập 10 "dế" HOT nhất

Các tính năng từ thu hình phát lại trên màn hình TV, cho đến dịch vụ định vị, truy cập đa kết nối hay vỏ ngoài siêu bền và thiết kế giao diện đơn giản chính là những ưu điểm mà người sử dụng đang kiếm tìm ở ĐTDĐ. Dưới đây là những mẫu máy được ưa chuộng nhất hiện nay.

1-Nokia N95

vtc_152583_1.jpg

Được coi như là một đối thủ đáng nể trong thế giới di động, chiếc N95 có thể đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ viễn thông với những tính năng nổi trội của điều hướng và hình ảnh. Ngoài hình thức thiết kế bàn phím trượt độc đáo, máy được trang bị camera hiện đại nhất cho chất lượng hình ảnh video có độ phân giải đủ để phát lại trên màn ảnh TV thông qua cáp kết nối trực tiếp.

Hơn thế nữa, kỹ thuật định vị vệ tinh GPS của máy cung cấp đồng thời cả hai dạng thức hình ảnh 2D và 3D. Về chức năng kết nối với các thiết bị, máy hỗ trợ các chuẩn vô tuyến WLAN và hữu tuyến mini-USB hay UPnP. Bên cạnh đó, hệ thống loa âm thanh nổi stereo kèm theo mang lại cảm nhận tuyệt vời của những bản MP3.

2-Nokia 6120

vtc_152584_2.jpg

Mang kiểu dáng thiết kế truyền thống của một thanh kẹo cứng với gờ tròn của các cạnh xen lẫn đường viền trang trí màu bạc cho máy vỏ đen và ngược lại, điện thoại 6120 đại diện cho dòng máy toàn diện nhất về khả năng truy cập Internet. Nhờ tính tương thích của mạng 3G mà tốc độ tải dữ liệu của máy nhanh đến bất ngờ. Máy cũng cho khả năng trao đổi dữ liệu máy tính qua đường kết nối duy nhất Mini-USB.

3-Nokia 6288

vtc_152585_3.jpg

Kế thừa ưu điểm của phiên bản máy thế hệ liền kề 6280, những chức năng và dịch vụ cải tiến của chiếc điện thoại này đơn giản chỉ có hỗ trợ chuẩn kết nối A2DP Bluetooth, camera VGA độ phân giải 320x240 điểm, thẻ nhớ ngoài miniSD 512MB có thể nâng cấp mở rộng tới 2GB cùng với ứng dụng đặc biệt chia sẻ video qua mạng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu video-phone trên mạng 3G.

4-Nokia E65

vtc_152586_1.jpg


Cùng với hình thức bắt mắt và kiểu dáng được thiết kế nhằm mang lại hiệu suất sử dụng tối ưu, E65 là điện thoại tương thích 3 băng tần GSM hướng tới doanh nhân. Chính vì thế, máy còn hỗ trợ kết nối đồng thời cả dịch vụ mạng 3G và sóng Wi-Fi sẵn sàng cho truy cập mọi lúc mọi nơi. Cơ chế hoạt động của máy cũng được bố trí tiết kiệm điện tối đa giúp nâng cao thời gian sử dụng pin.

5-Nokia 6110

vtc_152587_1.jpg

Đây là chiếc điện thoại màn hình rộng có độ sắc nét vượt trội cùng với chức năng nghe nhạc tuyệt vời. Hệ điều hành Symbian của máy cho khả năng nâng cấp vô số các phần mềm tiện ích hữu dụng. Ngoài ra, máy còn hỗ trợ cả 3 chuẩn kết nối 3G, HSDPA và GPS cùng lúc.

6-LG Shine

vtc_152588_1.jpg

Ngoài dáng vẻ ưa nhìn, Shine còn nổi bật với lớp vỏ bọc kim loại giúp cho máy có khả năng chống rung và va đập. Không chỉ có vậy, máy còn là một phương tiện giải trí hỗ trợ đa định dạng gồm MPEG-4, H.263, 3GP, WMV và ASF cho hình ảnh video, còn với âm thanh máy có thể chơi các loại như MP3, WAV hay ACC đều được. Để trao đổi dữ liệu máy tính, Shine đáp ứng các phương thức kết nối USB và Bluetooth.

7-Nokia N73

vtc_152589_2.jpg

Máy ảnh số độ phân giải 3.2-megapixel hoạt động bằng hệ ống kính Carl Zeiss của điện thoại này tỏ ra là một trong những chiếc camera phone có ưu thế nhất năm nay. Nhờ đó, các ảnh chụp có thể đem in theo kích cỡ 10x15cm. Máy N73 còn được trang bị màn hình màu tươi sáng, đáp ứng cho các như cầu sử dụng của trình duyệt web độc đáo, có khả năng tải ảnh lên mạng Flickr hay chơi các trò chơi hành động được xây dựng bằng kỹ thuật đồ họa 3D tiên tiến.

Hơn thế nữa, máy còn cung cấp hàng loạt chức năng giải trí đa phương tiện cũng như tiện ích hỗ trợ công việc như gửi email qua các giao thức POP3 và IMAP4.

8-Palm Treo 750

vtc_152590_2.jpg

Mặc dù có kích cỡ chẳng lấy gì làm khiêm tốn, song đây lại là chiếc smartphone tối tân của nhà sản xuất Palm. Máy sử dụng chip xử lý 300MHz, bộ nhớ RAM 128MB, hệ điều hành Windows Mobile 5, hỗ trợ chuẩn kết nối mạng băng rộng không dây HSDPA 1.8Mbps, đáp ứng được các ứng dụng từ cơ bản đến nâng cao như dịch vụ thư thoại, chat và SMS.

9-Nokia 6300

vtc_152591_6300.jpg


Chiếc điện thoại này không có nhiều ưu điểm hơn mục đích của một thiết bị dễ sử dụng. Máy được thiết kế theo hình dạng của một thanh kẹo xinh xắn, với vỏ ngoài làm từ thép không gỉ cho độ bền cao. Cùng với các chức năng đơn thuần của điện thoại di động, chiếc 6300 cũng được trang bị camera 2.0-megapixel và cổng kết nối máy tính USB.


10-LG Chocolate KG800

vtc_152592_4.jpg

Khác với trào lưu của kiểu dáng siêu mỏng, LG tạo nên sức hấp dẫn của chiếc điện thoại bằng vóc dáng của thanh sô-cô-la. Hơn nữa, chiếc KG800 còn gây được sự chú ý bằng phím điều khiển cảm ứng nép mình phía dưới màn hình và giao diện sử dụng của máy cũng rất trực quan.
 
Samsung sản xuất điện thoại tại Việt Nam

Theo thông tin trên thời báo Korea Times, Samsung xác nhận, họ đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại và máy in tại Việt Nam.


ss.jpg


Điện thoại Samsung sẽ được sản xuất ở Việt Nam. Ảnh: Cellphone.​

Samsung Electronics xác nhận, họ có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động và máy in ở miền Bắc Việt Nam với công suất hơn 100 triệu sản phẩm một năm.

Ngày 25/11, người phát ngôn của Samsung cho biết họ đang đàm phán để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại và máy in tại một nước Đông Nam Á. Họ hy vọng sẽ được chính phủ Việt Nam "bật đèn xanh" cho dự án này. Theo Korea Times, nhà máy có thể được xây dựng tại Bạch Đằng, cách 170 km về phía bắc Hà Nội. Nhà máy sẽ có công suất lớn hơn dây chuyền của hãng ở Gumi (Hàn Quốc).

Động thái này cho thấy Samsung đang đẩy mạnh chiến lược sản xuất điện thoại ở nước ngoài nhằm thu hẹp khoảng cách với Nokia.

Hiện tại, Samsung đang có các dây chuyền sản xuất tại Tianjin, Shenzhen, và Haizhou ở Trung Quốc, Delhi ở India và Campinas ở Brazil. Hãng này cho biết, sắp tới họ sẽ xây dựng nhà máy thứ hai tại Chennai (Ấn Độ) trên diện tích 330.000 m2, đáp ứng nhu cầu thị trường tại đất nước đông dân thứ hai thế giới.

Hiện nay, số lượng sản phẩm sản xuất ở nước ngoài chiếm phân nửa tổng sản lượng của Samsung. Lượng điện thoại xuất ra thị trường thế giới của hãng này trong năm nay sẽ đạt khoảng 157 chiếc, họ hy vọng con số này sẽ tăng lên 200 trong năm sau.

Huy Nguyễn (theo Koreatimes)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top