• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THÔNG TIN CHUNG CÔNG NGHỆ NĂM 2007

Status
Không mở trả lời sau này.
Mạng GSM đầu tiên có tốc độ truyền dữ liệu tương đương ADSL


1.jpg

PV News Daily - Sau vài tháng áp dụng thử nghiệm công nghệ EDGE tại Tp. HCM, ngày 4/12 vừa qua MobiFone đã chính thức công bố phủ sóng GPRS trên toàn quốc và trở thành mạng đầu tiên có tốc độ truyền dữ liệu tương đương ADSL của mạng cố định. Các thuê bao của mạng này hẳn sẽ thú vị khi được hưởng công nghệ truyền dữ liệu EDGE với tốc độ 384Kb/s.

Vào thời điểm hiện tại, MobiFone đã hoàn tất các điều kiện về kỹ thuật để chính thức cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao (tương đương ADSL) từ đầu năm 2008. Với việc triển khai thành công công nghệ này, MobiFone trở thành mạng GSM đầu tiên tại Việt Nam có tốc độ truyền dữ liệu tương đương với ADSL và trở thành mạng di động đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam có thể truy cập GPRS tốc độ cao trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, MobiFone cũng công bố việc triển khai thành công công nghệ nhảy tần nhóm Synthesizer (công nghệ nhảy tần số mới nhất của mạng GSM trên thế giới). Công nghệ hiện đại bậc nhất này cho phép MobiFone quy hoạch lại tần số cho mạng lưới tốt hơn nhiều tại các vùng đô thị có mật độ người sử dụng di động cao, giúp chất lượng cuộc gọi của MobiFone nâng cao đáng kể so với việc sử dụng công nghệ cũ (Baseband) trước đây.

Sự kiện MobiFone - nhà mạng có chất lượng cuộc gọi di động tốt nhất Việt Nam - sử dụng Công nghệ EDGE đã tạo điều kiện cho các thuê bao của mình tiếp cận và sử dụng thế mạnh của công nghệ thông tin hiện đại. Điều này thể hiện thế mạnh thật sự của MobiFone bởi hiện nay các mạng GSM khác vẫn sử dụng công nghệ cũ là BaseBand. Nhược điểm của công nghệ cũ này là không giúp nhà khai thác mạng tối ưu hoá việc quy hoạch lại tần số tại các thành phố lớn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc không thể xử lý được hiện tượng nhiễu, tiếng thoại không trong đối với chất lượng cuộc gọi tại các thành phố lớn nơi mật độ sử dụng di động là rất cao.

Việc MobiFone chính thức công bố việc phủ sóng GPRS trên toàn quốc với dung lượng mạng lưới đã cho phép đáp ứng tới 2,8 triệu khách hàng sử dụng GPRS đồng thời.

Ông Lê Ngọc Minh, Giám đốc MobiFone cho biết: “Bên cạnh việc giữ vững vị trí dẫn đầu về chất lượng mạng di động, MobiFone sẽ tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong và vượt trội trong việc liên tục áp dụng thành công các công nghệ mới nhất trên thế giới để khẳng định đẳng cấp của mình trên thị trường thông tin di động tại Việt Nam”.

Trước đó, MobiFone cũng là mạng di động đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thành công công nghệ AMR (Adaptive Multi Rate) – công nghệ cho phép gia tăng đáng kể chất lượng thoại của mạng di động. Cũng nhờ áp dụng thành công công nghệ AMR và nhiều biện pháp kết hợp khác, kết quả đo kiểm về chất lượng thoại của MobiFone (do Cục quản lý chất lượng Bộ Thông tin và Truyền thông công bố) đạt tới 3,576 điểm - điểm chất lượng thoại của mạng điện thoại cố định, điều chưa một mạng di động nào tại Việt Nam đạt được.

(Mobilenet)
 
Giảm cước di động: MobiFone, Viettel "tranh bá"?​

images1464054_31.jpg


Sau khi giảm cước di động, cuộc đua tranh về công nghệ mới, chất lượng thoại bắt đầu!

PV News Daily - Đằng sau việc Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trình phương án giảm cước di động lên Bộ Thông tin Truyền thông, người tiêu dùng dễ dàng nhận thấy cuộc đua tranh, "xưng hùng, xưng bá" trên thị trường di động đang nóng bỏng trở lại...

Theo phương án giảm cước di động được VNPT trình Bộ Thông tin truyền thông, cước di động nội mạng của MobiFone và VinaPhone có thể giảm tới 28%, liên mạng giảm tới 25%. Một phương án giảm cước khác cũng được VNPT đề xuất, theo đó cước nội mạng giảm khoảng 25%, liên mạng giảm 20%.

Với phương án giảm cước mạnh nhất, cước gọi nội mạng trả sau của MobiFone và VinaPhone chỉ còn 970 đồng/phút - mức thấp nhất trong số các mạng di động hiện nay. Vào thời điểm hiện tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét và cân nhắc về phương án giảm cước của VNPT.

Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, các doanh nghiệp thuộc VNPT như MobiFone sẽ được giảm cước tối thiểu bằng mức của Viettel hiện nay với 2 lý do. Thứ nhất, Viettel, MobiFone, Vinaphone đều là những doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế và cần có sự bình đẳng về quyền được giảm cước di động, làm lợi cho khách hàng.

Thứ hai, trong bối cảnh lạm phát đang leo thang vào cuối năm, các nỗ lực giảm giá cước để giảm chi phí cho người tiêu dùng, giảm chi cho các doanh nghiệp là một việc làm nên được khuyến khích.

Giảm cước có nghẽn mạng?

Trả lời VietNamNet, mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết, "Trong vòng 10 ngày khi DN trình lên Bộ phương án giảm cước, Bộ sẽ có quyết định về phương án này. Nhưng chắc chắn Bộ sẽ cho phép Vina, Mobi được giảm cước đợt này. Chỉ có điều, mức giảm sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp với lợi ích của khách hàng của tất cả các mạng di động".

Đồng thời, ông Hưng cũng nhấn mạnh, vấn đề người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn hiện nay vẫn là chất lượng gọi, thay vì chạy đua giảm cước. Với vai trò của cơ quan quản lý, mối quan ngại lớn nhất hiện nay là các mạng di động cần cam kết và bảo đảm an toàn mạng lưới vào dịp lễ, tết sắp tới.

Mặt khác, khi Bộ Thông tin Truyền thông vẫn chưa có ý kiến cuối cùng về phương án giảm cước của VNPT, nhiều chuyên gia về viễn thông đã bắt đầu dự đoán về một bước ngoặt mới của thị trường di động vào năm 2008.

Theo những dự đoán này, khi giá cước của các mạng di động GSM đã ở mức như nhau thì cạnh tranh giữa các mạng GSM sẽ hoàn toàn khác so với vài năm gần đây. Điểm nổi bật nhất là Viettel với ưu thế về giá cước rẻ, chắc chắn không còn khuyến mại dẫn tới nghẽn mạng trầm trọng như trước đây.

Thay vào đó, các mạng di động sẽ buộc phải tập trung vào chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng mạng lưới. Đặc biệt, cũng theo Thứ trưởng Hưng, càng vào thời điểm cuối năm, Bộ sẽ càng tăng cường giám sát, và siết chặt "quản" chất lượng mạng, thông qua Cục Quản lý Chất lượng BCVT-CNTT.

Ai sẽ chiếm lợi thế?

Bài toán đặt ra là khi mức cước ngang bằng nhau, cuộc cạnh tranh sẽ bắt đầu vào thời kỳ mới...Theo đánh giá của nhiều chuyên gia viễn thông, trên thực tế, cuộc chạy đua khốc liệt nhất sẽ là cuộc chơi lớn của 2 đối thủ chính là MobiFone và Viettel.

Năm nay được coi là cuộc đua về mạng lưới phát sóng, với việc cả MobiFone và Vietel đều ồ ạt lắp thêm vài nghìn trạm BTS. Sau đó, tới đầu năm 2008, khi cả 2 mạng này cùng đạt số trạm khoảng 7.000 trạm BTS, thì sự khác biệt sẽ chỉ còn tập trung vào khả năng tối ưu hoá mạng lưới.

Trong cuộc chạy đua này, MobiFone hiện đang tập trung áp dụng công nghệ mới của mạng GSM như AMR (Adaptive Multi Rate), Synthesizer (công nghệ nhảy tần nhóm)… Bên cạnh việc cạnh tranh về vùng phủ sóng, chất lượng thoại, việc áp dụng các công nghệ mới cho các dịch vụ về truyền dữ liệu cũng là một tâm điểm của cạnh tranh trong năm 2008.

Trong năm 2007, trong số 3 mạng GSM, khi Viettel công bố phủ sóng GPRS toàn quốc, ngay lập tức MobiFone đã tuyên bố áp dụng thành công công nghệ EGDE – công nghệ truyền dữ liệu tốc độ cao. Trong khi Viettel đã hoàn thiện phủ sóng GPRS, MobiFone hiện đang dừng ở mức thử nghiệm thành công EDGE vào cuối năm 2007 nên đến đầu năm 2008, khách hàng của mạng này mới được hưởng các tiện ích truyền dữ liệu với tốc độ tương đương ADSL.

Cuộc đua đang diễn ra ngấm ngầm phía trước. Lãnh đạo Viettel đã không "ngần ngại" bộc lộ tham vọng muốn làm bá chủ, "về nhất" trên thị trường di động VN.

Trong khi đó, một chuyên gia về viễn thông thuộc VNPT nhận xét: “Nếu như các năm trước Viettel là một hiện tượng của thị trường thông tin di động của Việt Nam thì năm 2008, hiện tượng này sẽ không còn nữa bởi các ưu thế được nhà nước bảo hộ như giá cước rẻ hơn đã không còn. Trong một cuộc cạnh tranh mới, chất lượng dịch vụ và khả năng thay đổi nhanh chóng với sự phát triển của công nghệ mới mới là lợi thế cạnh tranh hàng đầu của các mạng di động!”

(Theo VietNamNet)
 
Sạc pin bằng cách... đi dạo cùng điện thoại

pin2.jpg


Thử nghiệm đi bộ cho thấy chuyển động bước chân có thể thắp sáng đèn.


PV News Daily - Công nghệ sạc bằng cách biến năng lượng sinh ra từ chuyển động thành điện năng của hãng M2E Power giúp người dùng ĐTDĐ hay iPod không phải lo thiết bị ngưng hoạt động giữa chừng vì hết pin.

Nhà sản xuất cho biết hai tiếng di chuyển máy theo người sẽ giúp thực hiện cuộc gọi 30 - 60 phút. Công nghệ này dựa theo nguyên lý của nhà khoa học Faraday: đặt chất dẫn điện gần trường điện từ sẽ sản sinh ra hiệu điện thế.
pin.jpg

Bộ pin sạc bằng chuyển động gồm nam châm - dây dẫn - mạch điện và pin thường.

Thông thường, nam châm và máy phát phát điện có kích cỡ lớn nên khó có thể đưa vào thiết bị nhỏ gọn như ĐTDĐ. Các nhà khoa học ở M2E Power đã dùng một bộ bao gồm nam châm gắn với dây điện, mạch điện và cục pin thông thường để lưu năng lượng. Dây nối sẽ giúp đưa năng lượng vào các thiết bị như máy nghe nhạc, điện thoại...

Nhưng do cơ chế tự sạc, bộ thiết bị này cho phép nhà sản xuất không cần dùng kim loại nặng trong pin - chất có thể gây nguy hại tới sức khỏe và môi trường nếu bị rò rỉ. Ngoài ra, thuật toán nạp điện của hãng sẽ giúp pin kéo dài tuổi thọ gấp 2 lần.

(Theo VnExpress)
 
Thông tin Mobile ngày 11/12/2007

Duplii: Điện thoại 2 SIM 3G đầu tiên trên thế giới​

Duplii có thể hỗ trợ "chế độ chờ của cả 2 sim cùng lúc" và "khả năng chuyển đổi qua lại giữa 2 cuộc gọi đến".

Hãng điện thoại Verzio của Singapore vừa cho ra mắt dòng di động 3G có khả năng sử dụng 2 SIM đầu tiên trên thế giới mang tên Duplii. Mặc dù không giải thích thực chất cơ chế hoạt động của dòng điện thoại di động này, nhưng Verzio khẳng định Duplii có thể hỗ trợ "chế độ chờ của cả 2 sim cùng lúc" và "khả năng chuyển đổi qua lại giữa 2 cuộc gọi đến".

19.jpg

Duplii

Ngoài ra, Duplii được trang bị camera 2 megapixel, màn hình QVGA TFT 2.2 inch, khe cắm thẻ nhớ mở rộng và tích hợp trình nghe nhạc/xem video onboard.

Bên cạnh Duplii, Verzio cũng đã cho ra mắt dòng di động sử dụng 2 SIM cấp thấp mang tên Twinn. Đây cũng là dòng máy trượt 2 SIM, 3 băng tần EDGE/E-GPRS đầu tiên trên thế giới. Một số đặc điểm của Twinn có thể kể tới như camera 1.3 megapixel, màn hình QCIF TFT 2.2 inch, khe cắm card TransFlash và giải trí đa phương tiện.

20.jpg

Twinn

Verzio cho biết, hiện tại, Duplii và Twinn mới chỉ xuất hiện tại Philippines. Tuy nhiên, hãng đang có những cuộc thảo luận với các nhà phân phối tại Hồng Kông, Singapore và dự kiến sẽ phát hành 2 dòng máy mới này trên toàn cầu trong quý I/2008. Duplii và Twinn có giá bán lẻ lần lượt là 350 USD và 280 USD.

Mới đây, hãng sản xuất điện thoại của Hàn Quốc là Samsung cũng đã cho ra mắt dòng di động 2 SIM đầu tiên của hãng, SGH-D880. Dự kiến, SGH-D880 sẽ ra mắt tại Singapore vào giữa tháng 12 năm nay với giá bán lẻ là 598 USD.

Bảo Nhi (24H.COM.VN - Biên dịch)
 
Mua tai nghe Bluetooth cho 'dế' nghe nhạc​

Thị trường tai nghe Bluetooth hỗ trợ nghe nhạc từ điện thoại di động tại Việt Nam xoay quanh một số thương hiệu lớn, giá bán cũng chênh lệch vài trăm đến cả triệu đồng.

Tai nghe Bluetooth hỗ trợ nghe nhạc trên thị trường không nhiều, phần lớn là hàng hiệu. Người dùng tại TP HCM có thể dễ dàng tìm kiếm những chiếc tai nghe loại này trên phố Bùi Thị Xuân, đường 3/2. Trong khi đó, tại Hà Nội, số cửa hàng bán không nhiều.

21.jpg

Chỉ điện thoại hỗ trợ A2DP mới có thể nghe nhạc.
Ảnh: Cellphone.

Không phải điện thoại nào cũng có thể nghe được nhạc thông qua tai nghe Bluetooth. Chỉ những máy có Bluetooth hỗ trợ chế độ A2DP (Advanced Audio Distribution Profile - chế độ phân phối âm thanh vượt trội) thì mới nghe nhạc được. Công nghệ A2DP cho phép nghe âm thanh stereo qua tai nghe Bluetooth từ điện thoại.

Các điện thoại phổ biến hỗ trợ A2DP là Nokia dòng N, dòng E, các đoạn thoại nghe nhạc mang nhãn hiệu Express Music, 6233, 8800, 6288... Samsung có các model như D600, D900, U600, U700... Sony Ericsson thì có dòng K, dòng Walkman. Bên cạnh đó, một số điện thoại LG, Motorola, và phần lớn PDA đều hỗ trợ công nghệ này. Để xem "dế" của mình có hỗ trợ A2DP hay không, bạn nên kiểm tra thông số của máy trong sách hướng dẫn.

Chất lượng nhạc thông qua tai nghe Bluetooth thường không hay bằng tai nghe có dây. Nguyên nhân là kết nối Bluetooth có thể chập chờn và phụ thuộc vào từng máy. Khoảng cách tối đa giữa điện thoại và tai nghe là 10 mét và kết nối cũng có thể ảnh hưởng khi bị chắn.

22.jpg

Tai nghe của Plantronics được dân chơi đánh giá cao. Ảnh: Pleer.

Phần lớn tai nghe Bluetooth hỗ trợ nghe nhạc đều là hàng hiệu. Nếu muốn chọn tai nghe nhạc, người dùng có thể quan tâm đến các sản phẩm của Plantronics, Logitech, iTech và một số tai nghe của các hãng điện thoại như Sony Ericsson, Nokia, Motorola.

Theo anh Cao Hoàng (Hoàn Kiếm - Hà Nội), một người đã sử dụng nhiều loại tai nghe, đứng đầu bảng các loại tai nghe Bluetooth hỗ trợ A2DP là Plantronics, những model như Pulsar 260 có chất lượng âm thanh không thua kém tai nghe có dây. Tuy nhiên, loại này ở Việt Nam không nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn nhãn hiệu iTech. Tai nghe này có thiết kế gọn nhẹ, đính kèm vào cổ áo dễ dàng. Chất lượng âm thanh của nó cũng rất tốt. Một số model tiêu biểu là R35, S38, Clip D, Clip II... Tại Hà Nội, những mặt hàng này được bán trên phố Ngô Thì Nhậm, Thụy Khuê...

Một dòng tai nghe mà dân chơi cũng thường xuyên lựa chọn chính là Logitech (Mỹ) với mẫu mã đẹp, chất lượng âm thanh mượt. Các sản phẩm này hiện đang bán nhiều ở TP HCM.

Các nhà sản xuất điện thoại cũng tung ra một số tai nghe Bluetooth hỗ trợ nghe nhạc. Sony Ericsson thì có HBH-DS970, Nokia với BH-501, Motorola thì HT820, S9... Tuy vậy, phần lớn các loại tai nghe này đi kèm với điện thoại của hãng.

23.jpg

Nghe nhạc bằng tai nghe HBH-DS970. Ảnh: Sony Ericsson.

Tai nghe Bluetooth cho "dế" nghe nhạc cũng có hàng nhái, nhưng không nhiều. Theo anh Trương Đình Toàn, nhân viên kỹ thuật cửa hàng Tiến Thành trên đường 3/2, quận 10, TP HCM, thị trường cũng xuất hiện một số hàng của Trung Quốc, nhưng rất ít. Hàng Trung Quốc phần lớn "nhái" mẫu mã, thương hiệu của Plantronics, Sony Ericsson, Nokia... Các sản phẩm này chất lượng kém hơn, thiết kế thường không chắc chắn và kết nối không ổn định. Giá bán một chiếc tai nghe HBH-DS970 của Trung Quốc so với hàng xịn chênh lệch đến cả triệu đồng.

Để sắm một chiếc tai nghe Bluetooth hỗ trợ nhạc stereo, hàng chính hãng, người dùng thường phải bỏ ra trên dưới 1 triệu đồng.

Giá rẻ nhất trong số các loại tai nghe hàng hiệu là iTech, một chiếc Clip II bán tại Hà Nội có giá 680.000 đồng, các sản phẩm còn lại đều có giá từ 700.000 đến 1,3 triệu đồng.

Tai nghe BH-50i của Nokia cũng có giá tầm 1 triệu đồng. Còn lại, giá các tai nghe của Plantronics, Logitech đều từ 1,8 đến trên 2 triệu đồng. Tai nghe Sony Ericsson gần 2 triệu đồng, S9 của Motorola là 2,1 triệu đồng.

Huy Nguyễn
 
Apple đe dọa các cửa hàng bán iPhone tại Singapore​

Theo tờ Straits Times, Apple đe dọa sẽ buộc các cửa hàng bán điện thoại tại Singapore bồi thường 691 USD với mỗi iPhone bị bẻ khoá đang bán tại đây.

24.jpg

Điện thoại của Apple đang được bán tại Singapore.
Ảnh: Iphone-singapore.

Ngày 8/12 tờ Straits Times cho biết, sau nhiều lần nhắc nhở, Apple đã đe doạ các trung tâm bán lẻ của Singapore phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu tiếp tục bán iPhone đã unlock.

Hãng đã gửi một e-mail cho các trung tâm bán lẻ sau khi các cửa hàng này nhập iPhone về và tiến hành bẻ khoá. Apple đe doạ, họ sẽ bắt các cửa hàng này bồi thường 691 USD với mỗi chiếc iPhone bị bẻ khoá tại Sim Lim Square, một trung tâm buôn bán lớn các mặt hàng điện tử tại đây.

Tuy nhiên, việc Apple đe doạ chỉ là đề cập hành động unlock iPhone đã xâm phạm đến hợp đồng cấp phép phần mềm của hãng. Nhưng đây là một địa điểm bên ngoài nước Mỹ, nơi mà pháp luật quy định miễn trách nhiệm với người bẻ khoá điện thoại.

Apple vẫn chưa đưa ra bình luận gì về bài báo trên.

iPhone chưa chính thức có mặt tại Singapore, nhưng các máy bẻ khoá đã được bán tại các trung tâm điện tử ở đây, sau đó chúng sẽ có mặt tại các nước châu Á khác. Tuy nhiên, theo lời một vài cửa hàng tại Sim Lim Square, iPhone unlock ở đây đang trở nên khan hiếm.

"Chúng tôi đã từng bán, nhưng bây giờ thì không có nữa", quản lý Royal Plus Pacific, một cửa hàng trong trung tâm cho biết. Cửa hàng ngưng bán iPhone vì họ đã hết hàng, chứ không phải họ nhận được lời đe doạ từ Apple.

Huy Nguyễn (theo Macworld)
 
Cước di động của các mạng GSM sẽ bằng nhau?​

26.jpg

Theo đúng quy định, trong tuần này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản trả lời Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) về phương án giảm cước di động. Điều gì sắp xảy ra?

Trong 2 phương án giảm cước mà VNPT trình Bộ Thông tin và Truyền thông, phương án giảm cước thứ nhất có mức cước di động sau khi được giảm gần ngang bằng với mức hiện nay của Viettel, phương án thứ hai có mức giảm lớn hơn và cước của 2 mạng di động MobiFone và VinaPhone sẽ thấp hơn cả Viettel sau khi giảm (nếu được phép). Theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, với việc Viettel đã trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế như MobiFone và VinaPhone, phương án được Bộ Thông tin và Truyền thông cho ý kiến sẽ đảm bảo sự công bằng về giá cước giữa các mạng GSM chiếm thị phần khống chế hay cước cơ bản của Viettel, MobiFone và VinaPhone sẽ là như nhau.

Bình luận về các thông tin hành lang rằng: “VinaPhone, MobiFone sẽ khó có thể được giảm cước bằng với cước Viettel hiện nay mà vẫn phải để mức cước cao hơn”, một chuyên gia về cước của VNPT nhận xét: “Sẽ rất khó có khả năng đó xảy ra. Khi Viettel đã trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế thì không thể duy trì việc bảo hộ cho mạng này có giá cước rẻ hơn các mạng GSM khác. Thêm vào đó, nếu không cho VinaPhone, MobiFone giảm cước bằng với Viettel trong khi các mạng này đều là doanh nghiệp có thị phần khống chế thì người bị thiệt hại lớn nhất chính là hàng chục triệu các khách hàng đang sử dụng dịch vụ thông tin di động của MobiFone và VinaPhone. Tại sao họ lại không được hưởng các ưu đãi về giảm cước như khách hàng của Viettel trong khi các nhà mạng là MobiFone và VinaPhone đã sẵn sàng giảm cước”.

Một chuyên gia về kinh tế thì nhận xét, trong bối cảnh lạm phát đang leo thang vào cuối năm, giá cả cứ tăng vù vù thì việc giảm cước di động sẽ là một biện pháp giúp hạn chế sự gia tăng của chỉ số giá nói chung. Bên cạnh đó, việc giảm mạnh cước di động sẽ giúp giảm bớt gánh nặng chi phí viễn thông của người tiêu dùng và các doanh nghiệp, giúp họ tăng cường sức cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. “Việc này nên được khuyến khích thay vì hạn chế”, vị chuyên gia này nhận xét.

Cũng về vấn đề này, ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước Tiếp thị Công ty MobiFone cho biết: “Chúng tôi đã hoạt động hơn 10 năm, khấu hao cũng đã lớn, nên giá thành thấp, có đủ khả năng để giảm cước, đem lại lợi ích lâu dài cho các khách hàng của mình”. Ông Hưng cũng cho biết thêm, mặc dù giảm cước mạnh nhưng, MobiFone vẫn cam kết đảm bảo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và đảm bảo cả phần tăng trưởng đối với đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Một chuyên gia lâu năm trong ngành viễn thông thì nhận xét: “Lâu nay việc chênh lệch về giá cước giữa các mạng GSM cũng dẫn tới việc các mạng không tập trung lắm về vấn đề chất lượng mà chỉ lo khuyến mại, giảm giá để phát triển mạnh thuê bao, mà hệ quả là thuê bao ảo phát sinh rất lớn. Nếu như giá cước lại được giảm mạnh và dẫn tới bình đẳng giữa các mạng chiếm thị phần chi phối thì họ sẽ buộc lòng phải tập trung vào vấn đề chất lượng nhiều hơn. Kết quả cuối cùng là hàng chục triệu khách hàng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ cả giá cước và chất lượng”.

24H.COM.VN
 
Sony Ericsson PSP phone trượt 2 hướng​

Sony Ericsson PSP phone sẽ trượt theo 2 hướng, người dùng có thể chơi game như một máy PSP thực thụ nhưng cũng gọi điện, nhắn tin dễ dàng.

Một số hình ảnh bản đầu về sản phẩm kết hợp giữa Sony Ericsson và máy chơi game PSP sẽ trượt theo 2 hướng, giống với Nokia N95 và Samsung i450.

Theo diễn đàn Esato, khi trượt sang phía bên phải theo hướng người dùng, Sony Ericsson PSP phone là một chiếc điện thoại với bàn phím để gọi điện nhắn tin. Khi trượt chếch xuống phía trái, máy ở chế độ chơi game như một chiếc PSP thực sự.

Theo thông tin ban đầu, chiếc máy này sẽ có camera 3,2 Megapixel, chương trình chơi nhạc MP3 và kết nối Internet không dây.

27.jpg

Chơi game như máy PSP.

28.jpg

Giải trí dễ dàng.

29.jpg

Trượt sang phải như một chiếc điện thoại.​

Huy Nguyễn (theo Intomobile)
 
Thông tin mobile ngày 12/12/07

Linux khơi mào cho cuộc đua nguồn mở di động

images1464558_JavaFX.jpg


Điện thoại JavaFX (trái) sử dụng sức mạnh của Linux trong nỗ lực chống lại sự bành trướng của iPhone (phải).

PV News Daily - Ngày 10/12, trong khi Google còn lần khân với nền tảng Android cho "điện thoại nguồn mở" của mình, Diễn đàn Chuẩn hóa Điện thoại Linux đã nhanh chân công bố những đặc tả đầu tiên của Linux trong môi trường mới.

Diễn đàn Chuẩn hóa Điện thoại Linux (Linux Phone Standard Forum - LiSF) được thành lập dựa trên sự hậu thuẫn nhiều đại gia viễn thông châu Âu như Orange, France Telecom, Monta Vista và Access.

Trong công bố ngày 10/12, LiSF đưa ra những thành phần quan trọng nhất để phát triển ứng dụng trên ĐTDĐ chạy hệ điều hành nguồn mở Linux bao gồm: Các hàm lập trình ứng dụng (Application Programing Interface - API) dành cho cuộc gọi, gửi nhận tin nhắn, lịch, tin nhắn nhanh (instant message - IM). Bên cạnh đó là những đặc tả về tính năng hội đàm và những thành phần của lớp giao diện đồ họa người dùng (GUI) mới. Trước đó, LiSF đã công bố một nửa những đặc tả này vào tháng 6/2007.

Theo lời của Bill Weinberg, Tổng giám đốc LiSF, những đặc tả mà Diễn đàn đưa ra rất uyển chuyển để có thể chế tạo được từ điện thoại tính năng cơ bản cho dòng điện thoại thông minh chứ không nhằm vào 1 loại nào cụ thể.

"Ý tưởng cốt lõi là các nhà phát triển ứng dụng có thể viết phần mềm cho tất cả các ĐTDĐ sử dụng đặc tả của LiSF", người đại diện LiSF nói.

Theo lời Tổng giám đốc LiSF, những hàm API liên quan đến cuộc gọi đóng vai trò quan trọng nhất trong đặc tả đưa ra lần này. Nó cho phép lập trình viên can thiệp sâu vào cách điện thoại hoạt động, điều khiển và thực hiện cuộc gọi. Khả năng này hiện vẫn bị giới hạn ở những nền tảng điện thoại khác như iPhone chẳng hạn.

images1464560_A1200.jpg


"Moto Ming" A1200 - Một trong những sản phẩm đầu tiên sử dụng Linux khá thành công của Motorola.

Ra đời năm 2005, LiSF có cùng mục tiêu với Google trong việc mở cửa thế giới bên trong chiếc ĐTDĐ. Tuy nhiên, con đường mà LiSF thực hiện lại không giống những gì gã khổng lồ tìm kiếm làm với nền tảng Android và Hiệp hội Thiết bị cầm tay Mở (Open Handset Alliance - OHA) gồm các đại gia công nghệ đứng đằng sau hậu thuẫn.

Kiến trúc mà LiSF đưa ra là nền tảng để người dùng có thể tạo ra những hệ thống vận hành khác nhau, trong khi Android chỉ là một hệ thống chạy trên Linux.

"Dự tính của OHA và Android hướng trực tiếp vào những ĐTDĐ hỗ trợ Java với hệ thống vận hành cho trước. Một khi điều này được chấp nhận rộng rãi, tự nó có thể trở thành một chuẩn", Bill Weinberg nói. "Trong khi đó, mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một hệ thống chuẩn ngay từ đầu".

Tuy nhiên, cả hai dự án này đều có những "va chạm" nhất định khi làm những công việc tương đồng ở 2 tổ chức tách biệt. Thậm chí còn có liên quan với LiMo - một nhóm nghiên cứu xây dựng nền tảng Linux cho ĐTDĐ khác do Motorola, NTT DoCoMo, Vodafone, Samsung và một số hãng khác thành lập.

"Chúng tôi không cạnh tranh với nhau. Đơn giản vì chúng tôi có những mục tiêu khác nhau nhưng phải giải quyết cùng một vấn đề", Tổng giám đốc LiSF khẳng định.

(Theo VietNamNet)
 
Thử điện thoại với TryPhone.com


460.jpg

PV News Daily - Lựa chọn được một chiếc điện thoại vừa ý thật sự là không phải dễ dàng đối với nhiều người. Hơn nữa, người tiêu dùng thường có ít nguồn thông tin đáng tin cậy mỗi khi muốn sắm cho mình một chú dế. Một cách mà họ thường làm đó là đọc các bản review và xem những tấm ảnh nhan nhản ở trên mạng. Tuy nhiên, đôi khi ảnh và thực tế cũng khác nhau nhiều.

Một giải pháp mới ra đời giúp khách hàng bớt đau đầu khi chọn dế đó là TryPhone.com. Nguyên tắc hoạt động của TryPhone tương đối đơn giản. TryPhone đã được tích hợp gần như tấn cả các màn hình của các loại điện thoại hiện có trên thị trường. Khách hàng có thể sử dụng chiếc điện thoại này để kiểm nghiệm xem trên thực tế chiếc điện thoại họ muốn mua có giao diện như thế nào, chức năng hoạt động ra sao.

Sau khi dùng thử điện thoại trên TryPhone khách hàng có thể quyết định có mua chú dế mà mình đang nhắm tới hay không.

(Mobilenet)
 
ĐTDĐ quay phim kích thích sáng tạo đời thường


PV News Daily - "Khách qua đường" với màn hình đôi, một quay cảnh toilet nam, một quay toilet nữ qua tấm gương trên tường là một trong 48 tác phẩm của Liên hoan phim bỏ túi vừa diễn ra ở Nhật.

b.jpg


Một cảnh trong phim Porto Vecchio quay bằng ĐTDĐ. Nguồn: Pocketfilms.

Dù còn thô tháp và chưa rõ nét, các thông điệp trên màn hình phim nhỏ xíu đều tập trung vào cuộc sống đời thường, sát đến cận cảnh, không cần zoom và các kỹ thuật chỉnh sửa bóng bẩy khác.

"Đây là một loại hình nghệ thuật mới nổi rất quan trọng", Masaki Fujihata, Giáo sư ngành điện ảnh tại đại học Nghệ thuật - Âm nhạc quốc gia Tokyo, nhận xét. "ĐTDĐ là thứ người ta luôn cầm sẵn trên tay và dễ dàng chớp được những khoảnh khắc thú vị. Nó sẽ mở ra những cơ hội mới cho vô số nhà làm phim nghiệp dư".

Kojima, sinh viên 20 tuổi đồng thời là đạo diễn phim Cô gái Ngón cái dài 5 phút, cho biết tác phẩm của cô nhấn mạnh đến chủ đề sử dụng ĐTDĐ làm phương tiện tâm sự. "Bị đau là một nỗi đau nhưng người ta càng đau hơn khi không có ai trò chuyện về nỗi đau đó", đạo diễn này cho biết. "Nhân vật người phụ nữ trong bộ phim sẽ giúp làm vơi đi gánh nặng tâm lý bằng cách luôn lắng nghe chân thành".

Remember (Nhớ) của Yang Duck-kyue (Hàn Quốc) đặt các lớp ảnh màu nâu đỏ bị xé rách lên những dấu chân, mang đậm phong cách xé dán, thể hiện chủ đề trí nhớ dần nhạt phai.

Liên hoan phim bỏ túi như thế này được bắt đầu ở Pháp từ năm 2005.

( theo VnExpress )
 
Cước di động của các mạng GSM sẽ bằng nhau?
PV News Daily - Theo đúng quy định, trong tuần này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản trả lời Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) về phương án giảm cước di động. Điều gì sắp xảy ra ?
01.jpg


Ảnh minh họa

Trong 2 phương án giảm cước mà VNPT trình Bộ Thông tin và Truyền thông, phương án giảm cước thứ nhất có mức cước di động sau khi được giảm gần ngang bằng với mức hiện nay của Viettel, phương án thứ hai có mức giảm lớn hơn và cước của 2 mạng di động MobiFone và VinaPhone sẽ thấp hơn cả Viettel sau khi giảm (nếu được phép). Theo đánh giá của các chuyên gia về viễn thông, với việc Viettel đã trở thành doanh ngiệp chiếm thị phần khống chế như MobiFone và VinaPhone, phương án được Bộ Thông tin và Truyền thông cho ý kiến sẽ đảm bảo sự công bằng về giá cước giữa các mạng GSM chiếm thị phần khống chế hay cước cơ bản của Viettel, MobiFone và VinaPhone sẽ là như nhau.

Bình luận về các thông tin hành lang rằng: “VinaPhone, MobiFone sẽ khó có thể được giảm cước bằng với cước Viettel hiện nay mà vẫn phải để mức cước cao hơn”, một chuyên gia về cước của VNPT nhận xét: “Sẽ rất khó có khả năng đó xảy ra. Khi Viettel đã trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế thì không thể duy trì việc bảo hộ cho mạng này có giá cước rẻ hơn các mạng GSM khác. Thêm vào đó, nếu không cho VinaPhone, MobiFone giảm cước bằng với Viettel trong khi các mạng này đều là doanh nghiệp có thị phần khống chế thì người bị thiệt hại lớn nhất chính là hàng chục triệu các khách hàng đang sử dụng dịch vụ thông tin di động của MobiFone và VinaPhone. Tại sao họ lại không được hưởng các ưu đãi về giảm cước như khách hàng của Viettel trong khi các nhà mạng là MobiFone và VinaPhone đã sẵn sàng giảm cước”.

Một chuyên gia về kinh tế thì nhận xét, trong bối cảnh lạm phát đang leo thang vào cuối năm, giá cả cứ tăng vù vù thì việc giảm cước di động sẽ là một biện pháp giúp hạn chế sự gia tăng của chỉ số giá nói chung. Bên cạnh đó, việc giảm mạnh cước di động sẽ giúp giảm bớt gánh nặng chi phí viễn thông của người tiêu dùng và các doanh nghiệp, giúp họ tăng cường sức cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. “Việc này nên được khuyến khích thay vì hạn chế”, vị chuyên gia này nhận xét.

Cũng về vấn đề này, ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước Tiếp thị Công ty MobiFone cho biết: “Chúng tôi đã hoạt động hơn 10 năm, khấu hao cũng đã lớn, nên giá thành thấp, có đủ khả năng để giảm cước, đem lại lợi ích lâu dài cho các khách hàng của mình”. Ông Hưng cũng cho biết thêm, mặc dù giảm cước mạnh nhưng, MobiFone vẫn cam kết đảm bảo tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và đảm bảo cả phần tăng trưởng đối với đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Một chuyên gia lâu năm trong ngành viễn thông thì nhận xét: “Lâu nay việc chênh lệch về giá cước giữa các mạng GSM cũng dẫn tới việc các mạng không tập trung lắm về vấn đề chất lượng mà chỉ lo khuyến mại, giảm giá để phát triển mạnh thuê bao, mà hệ quả là thuê bao ảo phát sinh rất lớn. Nếu như giá cước lại được giảm mạnh và dẫn tới bình đẳng giữa các mạng chiếm thị phần chi phối thì họ sẽ buộc lòng phải tập trung vào vấn đề chất lượng nhiều hơn. Kết quả cuối cùng là hàng chục triệu khách hàng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ cả giá cước và chất lượng”.


(theo Mobilenet)
 
ĐTDĐ gây ung thư?

images1465612_mob1.jpg


(Ảnh minh họa)
PV News Daily - Những kết quả nghiên cứu sức khỏe liên quan đến điện thoại di động (ĐTDĐ) có vẻ mâu thuẫn nhau trong thời gian qua. Nghiên cứu mới công bố của Trung tâm y khoa Tel Hashomer ở Tel Aviv (Israel), với sự góp phần tài trợ của một cơ quan LHQ, cho biết sóng điện từ phát ra từ ĐTDĐ rõ ràng có làm tăng nguy cơ ung thư các tuyến mang tai.

Bác sĩ Sigal Sadetski và đồng sự tại Trung tâm Tel Hashomer đã nghiên cứu 402 trường hợp ung thư (lành tính) tuyến mang tai và 58 trường hợp ung thư ác tính ở người trưởng thành Israel. Nhóm nghiên cứu đi đến kết luận: càng "nấu cháo" ĐTDĐ, nguy cơ bị ung thư càng cao.

Nguy cơ tăng đến 50% đối với những người sử dụng ĐTDĐ hơn 22 giờ mỗi tháng. Nhóm còn có một lưu ý đáng kể khác: nguy cơ càng cao hơn ở khu vực nông thôn (nơi trạm phát sóng mạnh hơn) so với khu vực thành thị.

Kết luận có tính khách quan này là một bước tiến quan trọng vì cho đến nay đã có hơn 600 nghiên cứu về những tác hại của ĐTDĐ và hầu hết đều có kết quả "an toàn" vì phần lớn các nghiên cứu do... các công ty dịch vụ viễn thông hoặc nhà sản xuất điện thoại tài trợ!

Theo bác sĩ Sadetzki, nghiên cứu của nhóm ông nhằm khuyến khích mọi người sử dụng loại tai nghe bổ trợ để tránh nghe trực tiếp ĐTDĐ áp vào tai, và nhằm cảnh báo về việc đánh giá lại các tiêu chuẩn của ĐTDĐ để nghiên cứu công nghệ mới giảm nguy cơ ung thư do sóng điện từ phát ra.

(Theo VietNamNet)
 
Mỹ: ½ ĐT bán ra là 3G

460.jpg


Motorola RAZR V3

PV News Daily - Hãng phân tích Strategy Analytics ProductTRAX vừa công bố danh sách các sản phẩm điện thoại bán chạy nhất trong quý 3 trên thị trường Hoa Kỳ. Motorola và LG thay nhau chiếm giữ tới 7 chỗ trong bảng danh sách này.

Barry Gilbert, Phó chủ tịch của ProductTRAX nhận định : ‘Nhìn một cách tổng thể thì giá bán ra của các sản phẩm top ten cao hơn 19% so với mức giá trung bình trên thị trường. Và chúng ta hoàn toàn có thể chứng kiến những sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa sẽ diễn ra trên thị trường Mỹ đầy sôi động này. Motorola, mặc dù đang có tới 4 sản phẩm nằm trong top ten của Q3, nhưng giá trung bình của các sản phẩm chỉ đạt 80 USD, thấp hơn gần 40% so với giá trung bình của cả nhóm.’

Chris Ambrosio, phụ trách bộ phận Không dây của Strategy Analytics cho hay : ‘Các thiết bị 3G chiếm tới 55% tổng số lượng các sản phẩm top được bán ra. Chắc chắn, con số này sẽ còn tăng lên trong Q4.’

Dưới đây là danh sách 10 sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất trên thị trường Mỹ trong Q3, 2007


Motorola RAZR V3
Motorola RAZR V3m
LG VX8300
Apple iPhone
LG Chocolate VX8550/8500
Motorola MOTOKRZR K1m
Samsung SGH-A707
LG VX5300
Sanyo Katana II
Motorola V323i/V325i


Theo mobilenet
 
VinaPhone, MobiFone giảm cước di động "chưa từng có"!

images1465690_didongvtel.jpg


Từ ngày 15/12, thuê bao di động Vina, Mobi được áp giá cước mới

PV News Daily - Như VietNamNet đã đưa tin, Bộ Thông tin-Truyền thông đã có quyết định cho phép hai mạng VinaPhone, MobiFone được giảm cước điện thoại di động, áp dụng từ ngày 15/12 tới, với mức giảm trung bình khoảng 20%.

Bước vào mùa giảm cước di động cuối năm, "nổ pháo" đầu tiên là Viettel với mức giảm 15%, khiến VinaPhone và MobiFone "nóng lòng" khi phải đi sau.

Thông thường các năm trước, Viettel thường chờ VinaPhone và MobiFone công bố mức giảm cước rồi mới quyết định mức giảm của mình. Nhưng năm nay, thứ tự đã đảo ngược vì Viettel đã được coi là DN có thị phần khống chế.

Theo quyết định phê duyệt nói trên của Bộ TT-TT, giá cước hoà mạng thuê bao trả sau của VinaPhone và MobiFone là 109.000đ/máy-lần (trước đây là 136.364đ/ máy-lần). Cước thuê bao tháng vẫn giữ nguyên là 54.545 đ/ máy-tháng.

Cước thông tin cuộc gọi giảm trung bình 20%. Cước gọi nội mạng: 98,18 đ/6 giây đầu + 16,36 đ/giây tiếp theo (trước đây là 122,70 đ và 20,45 đ cho mức cước tương ứng).

Cước gọi ngoại mạng là 109,09 đ/6 giây đầu + 18,18 đ/giây tiếp theo (trước đây là 136,36 đ và 22,72đ cho mức cước tương ứng).

Cước điện thoại di động trả trước có mức giảm trung bình tới gần 30%. Cụ thể là: Cước gọi nội mạng: 159,09 đ/6 giây đầu + 26,52 đ /giây tiếp theo (trước đây là 238 đ và 40 đ tương ứng đã bao gồm VAT)

Cước gọi ngoại mạng: 180,90 đ/6 giây đầu + 30,15 đ/giây tiếp theo (trước đây là 250 đ và 42đ tương ứng đã bao gồm VAT).

Cước điện thoại di động trả trước thuê bao ngày được quy định là: Cước thuê bao ngày là: 1.391 đ/máy- tháng. Cước gọi nội mạng là: 127,27 đ/6 giây đầu + 21,21 đ/giây tiếp theo. Cước gọi ngoại mạng là: 136,36 đ/6 giây đầu + 22,73 đ/giây tiếp theo.

Cước điện thoại di động trả trước thời hạn linh hoạt có giá cước gọi nội mạng là 174,54 đ/6 giây đầu + 29,09 đ/giây tiếp theo. Cước gọi ngoại mạng là 201,82 đ/6 giây đầu + 33,64 đ/giây tiếp theo.

Mức cước và phương thức tính cước từ thuê bao cố định gọi vào di động thực hiện theo mức cước dịch vụ điện thoại liên tỉnh khác vùng hiện hành. Các mức cước nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT.

(Theo VietNamNet)
 
Bạn cần gì ở một mạng di động

PV News Daily - Vài năm trước đây, khi giá cước di động còn ở mức cao, một trong những tiêu chí khá quan trọng mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn mạng di động là giá cước. Nhưng nay, mọi việc đã hoàn toàn thay đổi.

2.jpg

Vào thời điểm hiện tại, có thể nhiều khách hàng sẽ rất buồn cười khi nghĩ lại rằng, mình đã từng chấp nhận việc di động không ít lần bị rớt sóng, “con dế” thỉnh thoảng lại “tò te tí” dù đang ở ngay trong thành phố để đánh đổi lấy việc có giá cước rẻ hơn đôi chút. Chưa hết, việc máy cứ bị “tò te tí” nhưng gọi điện đến dịch vụ khách hàng không thể gọi được, hoặc gọi được nhưng gặp phải cô nhân viên chăm sóc khách hàng không giải thích được điều gì, trả lời vòng vo làm bạn tốn thời gian mà máy thì vẫn cứ "ò í e"…

Đấy là chưa kể đến việc, khá nhiều khách hàng dù biết là chất lượng không ổn nhưng vẫn tiếp tục chọn giá thấp bởi các chương trình khuyến mãi quá hoành tráng và gây sốc. Hệ quả nhãn tiền là khi khuyến mãi quá lớn, mạng lưới không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nghẽn mạng trầm trọng đã xảy ra khiến cả triệu khách hàng phải dở khóc, dở cười... Cái giá phải trả cho việc đánh đổi giá cước lấy chất lượng là quá đắt.

3.jpg

Trong vòng gần 1 năm trở lại đây, mọi việc đã hoàn toàn thay đổi. Sau nhiều đợt giảm giá, chênh lệch về giá cước giữa các mạng di động không còn nhiều ý nghĩa đối với khách hàng. Thế nhưng, một vấn đề có liên quan đến giá cước có tác động quan trọng đến việc lựa chọn là khuyến mãi. Mạng di động nào có khuyến mãi lớn thì khách hàng vẫn lựa chọn nhiều. Vì thế, tất cả các mạng di động di động GSM gần đây đều có mức khuyến mãi như nhau.

Khi giá cước và khuyến mãi đều ở mức ngang bằng sau thì khách hàng quan tâm nhiều nhất đến chất lượng. Tiêu chí chất lượng được khách hàng quan tâm số 1 là chất lượng thoại, tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công và chất lượng phục vụ của trung tâm hỗ trợ khách hàng. MobiFone là mạng di động dẫn đầu trên hầu hết các tiêu chí được đo kiểm và đạt số điểm về chất lượng thoại lên tới 3,576 điểm - mức điểm ngang bằng với chất lượng thoại của mạng cố định. Đây là điều mà chưa một mạng di động nào tại Việt Nam có được, kể cả các mạng CDMA vốn nổi tiếng về chất lượng thoại.

Điều mà rất ít người biết được là để có được kết quả này, MobiFone cũng là mạng di động đầu tiên áp dụng 2 công nghệ mới nhất để nâng cao chất lượng cuộc gọi là AMR (Adaptive Multi Rate) và EFR (Enhance Full Rate). Chỉ có điều, để áp dụng được 2 công nghệ mới này, chi phí đầu tư cho mạng lưới của MobiFone cũng phải cao gần gấp đôi so với công nghệ cũ mà các mạng khác đang thực hiện. Cục Quản lý chất lượng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng xác nhận MobiFone là mạng luôn đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung, là mạng GSM đầu tiên và cũng là duy nhất hiện nay đã áp dụng thành công công nghệ AMR và EFR.

Trên thực tế, trước khi có kết quả chính thức về đo kiểm chất lượng mạng di động, hàng triệu khách hàng và kể cả nhiều cơ quan quản lý cũng đều cảm nhận được mạng di động nào có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất. Kết quả đo kiểm thực chất chỉ khẳng định thêm niềm tin trước đây mà thôi. Tuy nhiên, hệ quả của niềm tin được củng cố này lại là một câu hỏi rất nghiêm túc khác: mạng di động có chất lượng số 1 Việt Nam liệu có thể là mạng di động đứng thứ 1 về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thực tế hay không khi mà chất lượng mới là điều khách hàng chọn khi ở lại với nhà mạng lâu dài?

(theo Mobilenet)
 
Thông tin mobile ngày 13/12/07

Từ ngày 15/12, VinaPhone, MobiFone đồng loạt giảm cước

VNPT vừa có quyết định cho phép hai mạng mạng di động GSM là VinaPhone, MobiFone được giảm cước điện thoại di động. Thời gian áp dụng giảm cước tính từ ngày 15/12 tới.

Theo đó, cước gọi nội mạng và ngoại mạng của hai mạng này sẽ được giảm 20%. Riêng, đối với dịch vụ trả trước thuê bao ngày, mức cước cuộc gọi nội mạng được giảm 8% và ngoại mạng được giảm 12% so với mức cước hiện hành.

Cụ thể, đối với dịch vụ điện thoại di động trả sau, cước gọi nội mạng là 98,18 đồng/6 giây đầu + 16,36 đồng/giây tiếp theo, cước gọi ngoại mạng là 109,09 đồng/6 giây đầu + 18,18 đồng/giây tiếp theo.

Đối với dịch vụ điện thoại di động trả trước: cước gọi nội mạng là 159,09 đồng/6 giây đầu + 26,52 đồng/giây tiếp theo; cước gọi ngoại mạng là 180,90 đồng/6 giây đầu + 30,15 đồng/giây tiếp theo.

Đối với dịch vụ điện thoại di động trả trước thuê bao ngày: cước gọi nội mạng là 127,27 đồng/6 giây đầu + 21,21 đồng/giây tiếp theo; cước gọi ngoại mạng là 136,36 đồng/6 giây đầu + 22,73 đồng/giây tiếp theo; cước thuê bao ngày là 1.391 đồng/máy/ tháng .

Ngoài ra, đối với dịch vụ điện thoại di động trả trước thời hạn linh hoạt: cước gọi nội mạng 174,54 đồng/6 giây đầu + 29,09 đồng/giây tiếp theo; cước gọi ngoại mạng là 201,82 đồng/6 giây đầu + 33,64 đồng/giây tiếp theo.

Được biết, cách đây không lâu, Viettel đã công bố giảm cước với mức giảm 15%. Tuy nhiên, với mức giảm chưa từng thấy của hai mạng di động GMS này, VinaPhone, MobiFone đã vượt mặt Viettel.

Hà Lan
 
Liên hoan phim quay bằng “dế”


PV News Daily - Đất nước và con người Nhật Bản vẫn luôn mang đến nhiều bất ngờ cho chúng ta: những phát minh đầy sang tạo, lối sống dung hòa, hiện đại đấy nhưng vẫn gìn giữ những bản sắc văn hóa truyền thống. Một lần nữa, Nhật Bản gây thêm một sự chú ý lớn của thế giới với liên hoan dành cho những bộ phim được quay bằng điện thoại di động!

460.jpg

150 bộ phim sẽ được trình chiếu trong suốt liên hoan này. Trong số đó, có 48 bộ phim sẽ tham gia tranh giải. Liên hoan được tổ chức bởi trường đại học Mỹ Thuật và âm nhạc quốc gia Tokyo tại Yokohama. Bộ phim dài nhất có dung lượng thời gian là 45 phút, ngắn nhất là 60 giây. Trong liên hoan này có sự tham gia của đông đảo các nhà sản xuất tới từ hơn 18 quốc gia khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là Châu Á. Chủ đề của mỗi bộ phim cũng khá đa dạng.

Liên hoan phim đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ đông đảo bạn bè quốc tế bởi nó đã tạo được một sân chơi mới, thú vị cho những người có chung niềm đam mê với dế và ngành nghệ thuật thứ 7 có cơ hội gặp gỡ và giao lưu.

(theo Mobilenet)
 
Verizon Wireless sẽ sử dụng LTE cho các mạng 4G

TTG_VerizonSeDungLTELamMang4G%20_inside.jpg

PV News Daily - Việc chấp nhận công nghệ LTE (Long-Term Evolution) sẽ chuyển Verizon từ công nghệ CDMA sang GSM - công nghệ hiện được 80% số điện thoại di động (ĐTDĐ) trên toàn cầu sử dụng.

Verizon Wireless sẽ chấp nhận hệ thống băng rộng LTE cho mạng 4G của mình, rời xa công nghệ hiện tại được xây dựng trên CDMA.
Hôm 29/11/2007 Verizon (nhà khai thác di động lớn thứ hai tại Mỹ) cho biết, năm 2008 họ sẽ bắt đầu các cuộc thử nghiệm công nghệ với nhiều nhà sản xuất thiết bị. Vodafone Group (công ty Anh đồng sở hữu Verizon Wireless) cũng sẽ tham gia vào các cuộc thử nghiệm. Theo người phát ngôn Thomas Pica của Verizon, tùy tình hình cụ thể mà việc triển khai thương mại có thể diễn ra vào khoảng năm 2010-2011 trên giải tần 700MHz (sẽ được FCC đấu giá trong năm 2008).

LTE được dự án 3GPP (Third-Generation Partnership Project) phát triển và được coi là giai đoạn tiếp theo của công nghệ GSM. LTE được thiết kế để đạt tốc độ 100Mbps/kênh và mỗi người dùng sẽ có hiệu năng tăng so với băng rộng có dây ngày nay. Cho tới hiện giờ, Verizon vẫn đang sử dụng công nghệ CDMA do Qualcomm phát triển. Mạng 3G của họ được dựa trên EvDO (evolution, data optimized) và Verizon là nhà khai thác EvDO lớn nhất tại Mỹ - thị trường CDMA lớn nhất thế giới.

Theo nhà phân tích Godfrey Chua của IDC, đây là một cú đòn khá mạnh giáng vào phe CDMA. Nếu các nhà khai thác CDMA ở những nước khác (như Trung Quốc, Ấn Độ) đang băn khoăn chọn lựa công nghệ 4G để triển khai, bước đi của Verizon có thể sẽ khiến họ đến với LTE.

Pcworldvn
 
Nokia khó khăn “đối đầu” Apple và Google trên đất Mỹ

Nokia-111207.jpg

PV News Daily - Khi Google tuyên bố kế hoạch tạo nên cuộc cách mạng trong thế giới di động bằng nền tảng Android thì có lẽ, hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới Nokia là “thính giả” cần nhiều thông tin chi tiết nhất. Nokia đã thất thế trước Apple, Google trên “mỏ vàng” Mỹ?

“Nhất” mà vẫn… mờ nhạt

Mặc dù là hãng điện thoại lớn nhất thế giới, với 39% thị phần cùng 1,1 tỷ điện thoại mang thương hiệu Nokia, song công ty đến từ Phần Lan này vẫn rất mờ nhạt tại thị trường Mỹ bởi sự cứng nhắc trong chính sách, không nắm bắt phong cách riêng của người tiêu dùng nước này, giới phân tích nhận xét.

Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Mỹ kịch liệt chỉ trích Nokia vì sự “độc quyền” công nghệ và kiểu dáng trong tất cả các điện thoại của họ. Nokia yên ắng, không phản hồi.

“Chúng tôi vẫn nghĩ rằng sẽ làm được người Mỹ thích ứng với cách kinh doanh của mình nhưng thực tế thì chúng tôi đã nhầm”, Olli-Pekka Kallasvuo - CEO của Nokia - thừa nhận. “Thế nên, bây giờ chúng tôi sẽ đáp ứng theo nhu cầu của thị trường”.

Trong khi Nokia muốn làm lại từ đầu trên đất Mỹ thì Apple và Google cũng không có ý định bỏ lỡ cơ hội về tay họ. Với những hợp đồng hợp tác với các hãng viễn thông lớn của Mỹ, hai đối thủ đáng gờm Apple và Google đang khiến Nokia lúng túng trước những thách thức trước mắt.

Apple, với chiếc điện thoại iPhone gây sốt trên thị trường, đang làm thay đổi mối quan hệ kinh doanh giữa nhà sản xuất điện thoại với hãng cung cấp dịch vụ. Theo đó, Apple chia sẻ lợi nhuận với AT&T trên từng thuê bao dịch vụ. “Sự thay đổi này là rất táo bạo”, John Tysoe, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu di động Mobile World (Anh), nhận xét.

Trong khi đó, Google đang lên kế hoạch sản xuất phần mềm biến ĐTDĐ thành “cổng chính” truy cập Internet. Nền tảng mã mở Android của Google sẽ biến ĐTDĐ thành một chiếc máy tính bỏ túi, người dùng có thể cài đặt bất cứ phần mềm nào họ muốn, giống như trên PC.

Trong mấy năm gần đây, Nokia vẫn xem Apple như một “đối thủ” đáng sợ nhất. Còn với Google, Kallasvuo nói rằng, vì chưa các thông tin chi tiết nên Nokia chưa biết liệu đây là cơ hội hay là thách thức với họ. Tuy nhiên, chắc chắn gã khổng lồ Nokia không thể làm ngơ khi Google không có nhã ý mời hãng tham gia vào Liên minh di động mở (OHA), gồm 34 công ty tham gia, trong đó có Motorola, Samsung và HTC.

“Rõ ràng, Apple, Google và nhiều công ty khác đang tìm nhiều con đường khác nhau để chinh phục thị trường di động”, Kallasvuo nhấn mạnh. Trong đó, Hội tụ là chiến lược có nhìeu triển vọng nhất. Vì thế, chắc chắn sẽ có sự đụng chạm giữa các “người chơi”.

Nokia đã có lợi thế với vai trò là nhà sản xuất điện thoại không thể thiếu trong thế giới không dây, thế nên trên “mặt trận” di động lướt web, hãng cũng gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, Nokia rất mờ nhạt tại Mỹ. Trước đây, Nokia cũng đã từng “cầm đầu” thị trường di động tại Mỹ nhưng sau khi Motorola trình làng dòng điện thoại siêu mỏng Motorola RAZR thì Nokia hoàn toàn thất thế. Thị phần của hãng tại Mỹ cách đây 5 năm là 28% nhưng hiện giờ chỉ khiêm tốn 10%.

Nokia quyết “kèn cựa”

“Cuộc cạnh tranh thị phần đang diễn ra khốc liệt trên thị trường di động. Nokia phản ứng rất quyết liệt”, Carolina Milanesi, một nhà phân tích viễn thông của Gartner (Mỹ), nhận xét. Nokia đang tích cực tung ra nhiều mẫu điện thoại mới dành cho giới tiêu dùng là doanh nhân. Mục tiêu của hãng là sẽ tích hợp các dịch vụ đa phương tiện cho các sản phẩm mới.

Tháng 10 vừa rồi, Nokia đã chi 8,1 tỷ USD để mua lại công ty sản xuất phần mềm bản đồ số, Navteq. Hãng dự định sẽ khai trương dịch vụ bản đồ giúp dễ dàng tìm kiếm các cửa hàng, nhà hàng tại những thành phố xa lạ với người dùng.

Những người hơi cổ hủ thì cho rằng, dịch vụ kiểu này sẽ làm dấy lên vấn đề về tính riêng tư. Còn với thế hệ trẻ chơi mạng xã hội thì điều này không có gì đáng ngại. Nokia xem giới trẻ là tương lai của họ. Đây cũng là cơ hội cho các nhà quảng cáo, hướng tới các nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.

Quyết cạnh tranh với Apple, mới đây Nokia tuyên bố hợp tác với hãng giải trí Universal Music Group, cho phép người dùng điện thoại của Nokia download nhạc miễn phí trong vòng 1 năm. Khách hàng thuê bao cũng được phép truy cập vào catalog nhạc của Universal để thưởng thức trực tuyến. Nokia chưa cho biết phí dịch vụ sau khi hết hạn khuyến mãi.

Ovi - cổng dịch vụ trực tuyến mới khai trương của Nokia cũng là con bài mới giúp hãng cạnh tranh với Apple. Trước đó, hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới đã tung ra một con bài khác, mang tên Club Nokia, để bán game, nhạc chuông, nhưng kế hoạch này đã bị đổ bẻ vì các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của châu Âu từ chối hợp tác. Triển vọng của Ovi cũng không mấy sáng sủa khi mới chỉ có rất ít đối tác bắt tay với Nokia.

Có vẻ như nhiều cơ hội vàng đang tìm đến với Nokia. Các hãng viễn thông của Mỹ vốn nổi tiếng với thế độc quyền, họ đóng vai trò như là “người gác cổng”, quyết định khách hàng thuê bao sẽ dùng điện thoại nào với mức phí bao nhiêu, sau đó dịch vụ sẽ do họ kiểm soát. Thế nhưng, mới đây, Verizon Wireless quyết định để khách hàng lựa chọn điện thoại và dịch vụ mong muốn, miễn là sử dụng công nghệ CDMA của họ.

Nokia đã ký hợp đồng sản xuất điện thoại CDMA cho Verizon. Và hãng đang đàm phán thiết kế điện thoại cho hai hãng viễn thông lớn của Mỹ là AT&T và Sprint.

Nói về chiếc điện thoại đã làm mưa làm gió trên thị trường di động suốt 6 tháng qua - iPhone của Apple, Nokia tỏ vẻ không mấy để tâm đến những tác động của iPhone đối với toàn bộ ngành công nghiệp di động, thậm chí là với riêng hãng.

“iPhone chỉ vượt trội ở thiết kế giao diện màn hình thôi, còn lại không có gì là nổi bật”, Kai Oistamo, Phó giám đốc điều hành của Nokia, nhận xét.

Apple đã bán được 1,4 triệu iPhone kể từ khi xuất xưởng hồi tháng 6, ít hơn đến một nửa so với chiếc điện thoại cao cấp N95 của Nokia. Thế nhưng, theo các nhà phân tích, con số này chưa nói lên được điều gì.

Nokia đang trên đường tạo dựng hình ảnh mới của mình trên thị trường Mỹ, không đơn giản chỉ để “kèn cựa” với iPhone mà để khẳng định ngôi vị “đầu tàu” của hãng.


Dantri
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top