• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

1001 CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG!!!

Status
Không mở trả lời sau này.
Mắt Ma Tác giả: Hoàng Võ

Một hôm tụi tôi và đứa em trai đang ngồi học thấy má tôi lên xin phép cho chúng tôi về nữa chừng là tôi biết tối nay là ngày mình .đị (vượt biên) đâỵ Ôm cặp sách theo má về mà trong lòng buồn rười rượi nghĩ đến xa bạn bè xa thầy cô xa những gì thân quen làm tôi muốn rơi nước mắt. Ðúng như tôi nghĩ tối hôm đó có một người lạ mặt đến nhà tôi dẫn tôi và đứa em kế đi, họ nói rằng nhà tôi đông quá phải chia ra làm haị Hai đứa tôi đi trước đến sáng thì má tôi và mấy đứa em đi saụ Ba tôi thì ở dưới tàu trước rồi (ba tôi là tài công), tất cả chúng tôi sẽ gặp nhau ở trên tàụ Tôi và đứa em đi theo người đàn ông lạ mặt. Ông ta dắt chúng tôi ra bến cảng miền Tây và ông ta mua vé cho chúng tôi đi đâu thì tôi không nhớ vì lúc đó tôi chỉ mới mười hai tuổi vẫn còn là con nít lắm không để ý nhiềụ Sau đó ông cùng chúng tôi lên xe đò đi lâu lắm đến chiều tối mới xuống. Khi xuống xe đò, tôi thấy cảnh vật chung quanh đang chìm vào màn đêm. Các căn nhà chung quanh đa số là nhà lợp bằng lá dừa và dân cư ở đây đều thắp đèn dầu, còn xa chút nữa thì toàn là những ruộng lúa thênh thang. Tiếng dế, tiếng côn trùng kêu văng vẳng nghe thật lạ taị..

Trên đường đi ông ta không nói một với chúng tôi một lời nào, ông đi đâu chúng tôi đi đó, cho nên khi xuống xe đò ông ta đi trước chúng tôi đi saụ Ông ta dẫn chúng tôi vào một con đường mòn, sau đó chúng tôi phải đi trên những cây bắp chuối trơn trượt để qua một vũng sình lầy để đi vào ruộng lúa, ai mà trợt chân té chắc là mình mẩy hôi thúi lắm, nhưng mình mẩy hôi hám còn đỡ chứ có nhiều người bị té leo lên không được còn bị lún xuống bùn nữa là khác. Qua vũng bùn lầy thì chúng tôi đi trên những con đê dẫn vào rừng míạ Vì trời đã tối lại không có điện chỉ mò mẫn đi nên tôi không thấy cái giếng cạn nằm trước mặt vì vậy bị lọt xuống, may quá đáy giếng không có sâu và nhiều nước cho nên tôi chỉ bị ướt quần áo mà không bị chết đuốị

Khi được em tôi kéo lên khỏi giếng thì tôi không thấy ông ta đâu hết, lúc đó đứa em chỉ vào một rừng cây gần đó rồi nắm tay tôi kéo vàọ Ở xa trời tối tưởng là rừng cây nhưng lại gần là một rừng míạ Chúng tôi vừa chui vào trong thì thấy một đám người khoảng 25 đến 30 người gì đó đang ngồi dựa vào những thân cây mía ngủ. Chúng tôi cũng ngồi xuống nhưng ngủ không được vì cả đám muỗi con nào con nấy lớn gần bằng con ruồi cứ xúm nhau chích hai chị em chúng tôị Chúng tôi cứ vừa đập vừa lấy tay quạt tứ tung nhưng những con muỗi đó cũng không tha, may thay có người đàn ông bên cạnh, có lẽ ổng tội nghiệp cho chúng tôi, nên mới đưa cho chúng tôi một ống thuốc xức lên da cho muỗi khỏi bị muỗi cắn. Sau khi xức thuốc xong thì muỗi không có cắn nữa và chúng tôi đi vào giấc ngủ hồi nào cũng không haỵ Ðến nửa đêm bỗng dưng tôi giật mình tỉnh dậy thì không thấy ai ở đó, chỉ có hai chúng tôi đang nằm chèo queọ Tôi sợ quá đánh thức thằng em dậy rồi hai chúng tôi nắm tay nhau bước đi thật nhanh trong đêm tối để tìm đường ra khỏi rừng míạ Chúng tôi sợ bị lạc trong rừng mía với lại vào đêm khuya sợ ma nữa cho nên chúng tôi cố gắng đi thật nhanh, có lẽ nhờ vậy mà chúng tôi theo kịp một nhóm khoảng 15 người, khi thấy chúng tôi họ mới nói cho chúng tôi biết rằng tổ chức đã bị bại lộ cho nên tất cả mọi người phải tìm đường trở về. Một người trong đám nói .Bây giờ chúng ta phải chia nhau mà đi, chứ đi như vầy thì sẽ bị bắt cả đám.. Cho nên cứ hai người nắm tay nhau đi trước khoảng 10 phút sau thì hai người khác đi tiếp cứ chia như vậy đó. Họ nói cứ đi thẳng theo con đường này sẽ ra xa lộ, ở đó có xe đò đưa về Sài Gòn. Nghe người ta nói sao thì làm vậy, hai chị em chúng tôi đi trước, lúc đó dù có sợ cũng phải đi, mà trời ban đêm quý vị cũng biết ở đồng quê những đám cỏ lau những bụi trúc vào ban đêm gió thổi nghe xào xạc cũng thấy ớn cả ngườị

Chúng tôi vừa đi vừa niệm Phật và mắt cứ nhìn thẳng đằng trước mà đi chứ không dám nhìn chung quanh. Chúng tôi cứ đi như vậy đến khi trời mờ mờ sáng thì thấy trước mặt mình một nhóm người, họ bắt chúng tôi lạị Họ hỏi chúng tôi có phải đi vượt biên không, nhưng không nói thì họ cũng biết vì cách ăn mặt và nước da trắng bóc cũng đủ biết chúng tôi không phải người ở miền quê; vì vậy họ bỏ chúng tôi vào một trại tù tên là Phường 9. Ở trong tù, hai chị em chúng tôi được đưa đi hai chỗ ở khác nhaụ Tôi thì ở chung với một số chị trong một căn phòng nhỏ tí ti, nó rộng khoảng 5 feet và dài khoảng 10 feet. Phòng đó tôi nghĩ chỉ ngủ được nhiều lắm là hai người nhưng họ đã bỏ đến 4 người ở trong đó. Ban ngày mà đóng cửa lại cũng thành ban đêm vì nó kín mít chỉ có 2 hay ba cái lỗ nhỏ trên trần không đủ để ánh sáng chui vàọ Mặc dù vậy tôi cũng không có sợ vì có đến 4 người trong đó mà sợ gì, nhưng vào đêm đầu tiên đã xảy ra một chuyện làm tôi sợ muốn chết ...

Lúc đó không biết mấy giờ, tôi giật mình thức giấc mở mắt ra thấy chung quanh đều tối thuị Bóng tối nó bao trùm thật nặng nề làm tôi muốn nghẹt thở với lại phải nằm co ro dưới nền xi măng lạng ngắt làm tôi nhớ nhà muốn khóc, nhưng tôi đã kèm lòng không khóc sợ đánh thức mấy chị ở chung dậỵ Rồi tôi cứ nằm ở đó như người chết mở mắt nhìn bóng tối, nó tối đen như mực, có lúc tôi không biết mình đang nhắm mắt hay mở mắt. Trong lúc đang nhìn vào nơi tối tăm dường như vô tận, tôi chợt thấy cái đóm gì màu trăng trắng trên trần nhà, tôi cố gắng nhìn kỹ thì thấy nó như là một con mắt. Tôi thấy rõ cái tròng màu trắng với con ngươi đen ở chính giữạ Lúc đầu tôi cứ tưởng là mình bị hoa mắt nhưng càng nhìn con mắt đó tôi càng thấy giống con mắt của người chết không nhắm mắt, nó cứ mở to và trợn tròng như vậỵ Sợ quá tôi nhắm mắt lại và thầm đọc vài câu kinh mà má tôi đã dạy từ hồi nhỏ cho đến sáng.

Sáng hôm sau, không biết vì lý do gì đám đàn bà con gái được dọn qua phòng tù khác lớn và rộng rãi hơn. Vài ngày sau khi dọn qua nơi khác, tôi mới nghe từ những người tù đã ở đó lâu năm nói rằng mấy năm về trước có một người đàn bà tự tử trong cái phòng tôi đã ở ngày đầu tiên, vì vậy ai mà ngủ ở trong đó đều bị đè hay là bị nhát
 
Búp Bê Ma - Unknow

Chuyện đã xảy ra từ lâu lắm rồi nhưng tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Những sự kiện lạ lùng như những tiếng động, những bước chân đi, những bóng đen ẩn hiện và đồ đạc trong nhà tự động dời chỗ v.v..., đã quá quen thuộc trong căn nhà tôi đã lớn lên. Căn nhà này, được xây vào năm 1937 trong một vùng cổ xưa của Louisville thuộc tiểu bang Kentucky gần con sông bùn lầy lớn tên là Ohio River, có hai tầng được xây bằng gạch đỏ với những chuyện huyền thoại ma quái mà tôi đã chứng kiến từ thời thơ ấu. Lúc đó tôi chỉ mới 8 tuổi...

Mùi lá thông thơm phức bay trong không khí tỏa ra từ cây Giáng Sinh má tôi vừa mới mua về để trong góc phòng khách. Ngày lễ đã gần kề má tôi lính quính trang hoàng nhà cửa và gói những món quà để tặng cho những người thân. Công việc quá bận rộn nên má tôi đã kêu người bạn học cùng lớp của tôi ở cạnh nhà qua giúp. Khi thiếu giấy gói quà má tôi mới nhờ tôi và người bạn của tôi lên trên gác tìm kiếm xem có còn cuộn giấy gói quà nào không. Tôi không dám đi một mình lên gác một mình vì có lần lên gác tôi thấy ở trên đó tối thui, âm u, và đầy màng nhện, khi thấy là sợ liền, nên tôi nói với má tôi rằng:

- Chắc không tìm được cuộn nào ở trên đó đâu má à! N.h.ư.n.g... c.o.n... k.h.ô.n.g... d.á.m... l.ê.n... đ.ó... m.ộ.t... m.ì.n.h.... Nghe tôi nói như vậy bạn tôi Christina mới cười và nói:

- Ồ! Cara có gì đâu phải sợ. Ðể Christina đi trước rồi Cara theo sau, tôi sẽ chỉ cho, không có gì trên đó bắt bạn đâu. (Christina là bạn học của tôi từ lớp mẫu giáo. Bạn là một người rất gan lì giống như con trai vậy không sợ chuyện gì cả!) Khi vừa nói xong thì bạn tôi bước lên cầu thang dẫn lên gác, còn tôi từ từ nối gót theo sau.

Trên gác ở phía ngoài có một cánh cửa bằng gỗ nhỏ nằm ngay trên một hàng lang toàn bụi bậm nhìn như là một căn phòng bị bỏ hoang. Bạn tôi với tay mở cánh cửa ra, chúng tôi bò vào trong như là bò vào một cái hầm tối lục lọi từng thùng xem có cuộn giấy nào không. Vừa lục trong thùng này xong tôi bò sang thùng khác thì tôi chợt thấy một con búp bê cổ xưa có những loạn tóc quăn dài màu vàng mặc áo đầm màu đỏ sậm với những riền ren màu trắng đang nằm trên sàn. Tôi vừa cúi xuống nhặt nó lên nhưng phải khựng lại ngay vì tôi thấy đôi mắt của nó từ từ mở ra, tay trái của nó bắt đầu cử động đưa lên đưa xuống và đôi mắt màu xanh nhạt của nó thì cứ chớp lia lịa. Christina và tôi đều thấy nên hai đứa cùng la lên:

- AAAAAAAA! Và ba chân bốn cẳng chạy ra khỏi căn gác.

Xuống đến nhà dưới, chúng tôi kể lại những gì đã thấy cho má tôi nghe nhưng má tôi không tin. Má tôi nói chúng tôi tưởng tượng quá nhiều, làm gì mà có chuyện kỳ lạ như vậy; rồi bắt chúng tôi dẫn bà ta lên gác để xem sự thật có phải vậy không. Khi chúng tôi trở lên gác cùng với má tôi thì không thấy con búp bê nằm ở đó nữa. Lúc đó má tôi nhìn tôi với cặp mắt ngờ vực, tôi vội nói:

- Má à! Con và Christina thấy con búp bê nằm trên sàn ở đây nè! Nó còn biết chớp mắt và cử động nữa. Lúc này Christina xen vô:

- Dạ. Con cũng thấy nữa cho nên sợ quá chừng.

Cả ba chúng tôi lục soát khắp nơi trên căn gác nhưng không tìm thấy con búp bê nào cả. Tôi không biết má tôi có thật sự tin tôi không nhưng đối với tôi nó đã ám ảnh tôi suốt cuộc đời.

Từ đó tôi không bao giờ đụng đến bất cứ một con búp bê nào. Cho đến bây giờ tôi cũng không dám bước lên trên gác.
 
Ðầu Búp Bê

Câu chuyện này có liên quan đến búp bê cho nên Tuyết Trinh xin được đăng cùng một trang.

Sau năm 1975, nhà tôi rất nghèo hễ thấy đồ chơi ai bỏ là chúng tôi đem về nhà. Một hôm tôi thấy một cái đầu búp bê lớn hơn cái đầu của em bé mới sanh một chút, nó biết nhắm mắt khi để nằm xuống, mở mắt ra khi để đứng lên. Tìm được cái đầu búp bê tuy đã cũ và hơi dơ bẩn một chút nhưng vì nó biết mở mắt và nhắm mắt nên tôi rất vui mừng. Mặc dù không biết ai đã đem về nhà, nhưng có đồ chơi là vui lắm rồi.

Mỗi ngày tôi đều chơi với cái đầu búp bê này. Một hôm tôi cầm nó lên và đưa vào mũi hưởi thì thấy cái mùi nhựa và cái mùi gì đó làm tôi thấy khó chịu và chóng mặt. Từ đó tôi liệng nó vào trong góc không thèm để ý đến nữa, nhưng cứ mỗi lần tôi đang ngồi chơi hay là đang nằm chuẩn bị ngủ chẳng hạn thì tôi có cảm giác như có ai đó đang nhìn, khi tôi nhìn theo hướng cảm giác của mình thì lúc nào tôi cũng bắt gặp cái đầu búp bê đang hướng về mình, cặp mắt thì chầm chầm nhìn thẳng vào tôi mặc dù nó đang nằm.

Lúc đầu thì tôi không sợ còn lấy cái đầu búp bê lắt qua lắt lại để khi để nằm xuống thì nó nhắm mắt lại rồi đem vào phòng liệng dưới giường của má tôi. Tại vì trong phòng của má tôi không có đứa nào được vào đó chơi hết, cho nên tôi mới liệng vào đó để không phải thấy nó nữa. Qua ngày hôm sau tôi đang ngồi cắt giấy làm thủ công, và cái cảm giác có ai đang chăm chú nhìn mình chợt đến, tôi quay lại thì không thấy ai hết nhưng mắt tôi chợt thấy cái gì đang nằm ở dưới ghế nệm cũ, khi nhìn kỹ lại thì tôi thấy cái đầu búp bê cũng đang quay mặt về hướng mình với cặp mắt xanh mở to như là trách móc: "Sao không chơi với tôi nữa!"

Lúc đó tôi bắt đầu thấy sợ rồi nghĩ: "Mình đã liệng nó xuống dưới giường của má rồi sao hôm nay nó lại nằm ở dưới chiếc ghế này và còn mở to đôi mắt nhìn mình nữa. Quái lạ!" Sau đó tôi gắng bình tĩnh làm lơ đi chứ không dám đụng đến cái đầu búp bê nữa. Ðến ngày hôm sau, đang ngồi trên giường học bài, tôi cũng có cảm giác rờn rợn và ý nghĩ về cái đầu búp bê lại chợt đến. Tôi biết chắc chắn rằng cái đầu búp bê đang nằm ở dưới gầm giường của mình vì linh tính của tôi cho biết như vậy; nhưng tôi cứ do dự nửa muốn nhìn nửa lại không muốn. Cuối cùng tôi nhìn đại thì đúng như linh tính của tôi cho biết cái đầu búp bê đã nằm dưới giường của tôi tự lúc nào. Khi thấy nó tôi sợ xanh cả mặt nhảy đùng xuống giường rồi chạy ra ngoài sân với mấy đứa em chứ không dám ở trong nhà học bài một mình nữa.

Từ đó tôi không dám nhìn xuống bất cứ cái bàn cái ghế hay giường tủ nữa và tôi cũng không dám ở trong nhà một mình dù là ban ngày. Rồi thời gian qua mau tôi quên mất cái đầu búp bê này, khi tìm lại thì không thấy nó đâu hết...
 
Chiều Xuống

Trường Lane Tech năm ấy học sinh Việt Nam tốt nghiệp khá đông. Bọn con trai chúng tôi kiếm bạn gái để đi prom đang gặp khó khăn. Bí quá, chín giờ đêm thứ bảy hôm đó tôi lao ra xe chạy đi vũ trường Chiều Tím với hy vọng “mượn” được em nào cho đỡ quê với bạn bè. Tôi lấy Foster đi east về khu Uptown, vừa đến đường St Louis gặp đèn đỏ tôi ngừng, nhìn vào trạm đợi xe buýt chợt thấy một em Á Đông đang đứng chờ xe một mình. Như thỏi nam châm cực mạnh hút vội mảnh kim khí, tôi cho xe tấp vào, quay kiếng xe xuống hỏi bằng Anh ngữ vì sợ lầm không phải người Việt:
"Cô là người Việt?"
"Dạ, em là người Việt."
Cô gái trả lời bằng giọng Huế rất nhẹ và ngọt. Gặp người Việt đã mừng, còn là người cùng quê nữa thì nỗi mừng càng tăng hơn, tôi trở nên ấp úng:
"Cô... Cô đi đâu giờ nầy? Tôi đưa cô đi hỉ, tôi cũng đi về hướng nớ."
Vừa nói tôi đưa tay chỉ về hướng hồ Michigan. Cô gái dạ rất khẽ rồi tự nhiên mở cửa chui vào xe tôi không chút ái ngại. Lúng túng với người đẹp ngồi bên cạnh, tôi không biết phải mở đầu từ chuyện gì. Nhưng may mắn, nàng hỏi tôi trước:
"Anh đi dạ vũ à?"
"Dạ, tôi đi xuống Vũ Trường Chiều Tím nghe nhạc, hôm nay có ca sĩ Ngọc Anh về."
Trong bóng tối, tôi chỉ có thể thấy mặt nàng khi nào có ánh đèn xe chạy ngược chiều mà thôi. Tuy vậy, tôi vẫn nhận ra nàng hơi lớn tuổi hơn tôi một tí, nhưng chẳng sao, tôi có đi hỏi vợ đâu mà so sánh. Chưa biết nói gì thêm, ngày ra trường sắp tới nơi mà chưa tìm được cô nào kẹt quá, tôi định lung khởi cho câu chuyện đi prom vào đầu tháng sáu nầy. Bỗng cô gái lên tiếng:
"Em cũng đi dạ vũ ở Chiều Tím, nhưng đợi mãi không thấy xe buýt tới, có duyên lại gặp anh."
Hai chữ 'có duyên' làm tất cả rụt rè trong tôi như tan biến, tôi mạnh dạn nói:
"Chính tôi mới là người có duyên mới được đón và đưa chị về."
Cô gái liếc nhìn tôi gật đầu rất nhẹ như có vẻ đồng ý tiếng 'chị' hơn là cô làm tôi thoáng ngượng. Rồi từ đó trên đường đi, chúng tôi trò chuyện thật vui, nói và trả lời rất Huế.
Khi ca sĩ Ngọc Anh mở đầu bằng một vũ điệu ba-sô, cô gái lôi tôi ra sàn nhảy, không cần tôi đồng ý. Chúng tôi quyện lấy nhau như một cặp vũ công đang biểu diễn. Không hiểu sao hôm đó bước của tôi điêu luyện lạ lùng. Bình thường tôi chỉ nhảy những bản dễ, hôm nay điệu nào tôi cũng khá cả. Nỗi sung sướng đang tràn khắp cơ thể tôi vì những cọ xát thường xuyên nơi các vùng núi đồi trên cơ thể của nàng. Có điều lạ là tay và hơi thở nàng rất lạnh. Dù chúng tôi nhảy với nhau thật lâu, thật nhiều bản mà bàn tay nàng cứ lạnh. Những bản nhạc chậm, nàng đã không ngại nép sát vào tôi. Trong ánh đèn mờ ảo của vũ trường, tôi vẫn nhận thấy ở khóe mắt nàng toát ra nét u buồn như người mang nhiều tâm sự.
Cái vui bao giờ cũng trôi qua rất nhanh, chỉ để lại không gian bao nhiêu luyến tiếc. Tôi thì muốn kéo dài thời gian gần gũi, nên tan dạ vũ tôi đề nghị với nàng xuống phố Tàu ăn mì. Trong thâm tâm tôi cũng muốn lợi dụng cơ hội nầy để hỏi nàng về vụ đi prom, điều mà tôi đoán chắc là nàng sẽ đồng ý. Nhưng không, nàng từ chối yêu cầu của tôi, viện lẽ tuần lễ đó phải đi xa cùng gia đình làm tôi chới với. Tô mì tôi đã sạch, nhưng đường như nàng không đói nên tô nàng vẫn còn nguyên. Ăn xong, nàng bảo tôi đưa về cho mau vì sợ trời sáng mất. Khi ra tới quày tính tiền, nàng đưa mũi ngửi đoá hoa hồng đang cắm trong lọ. Tôi biết nàng thích hoa nên đã đặt năm đồng ngay chiếc lọ và rút nhánh hoa tặng nàng trước sự lặng lẽ đồng ý của cô gái thu tiền. Vềà gần đến trạm xe buýt, ngã tư Foster - St Louis, chỗ tôi đón nàng tối qua, tôi cho xe ngừng và hỏi nhà đâu để đưa tận nơi thì nàng chỉ tay bảo:
 
Cho em xuống chỗ ni được rồi, nhà em đằng nớ thôi."
Nàng tự mở cửa xe bước ra, bên ngoài sương khá dày. Tôi cũng bước ra khỏi xe, đi vòng qua phía nàng để cám ơn. Nàng chìa tay cho tôi nắm nhưng bàn tay nàng lạnh khiến tôi tưởng như mình đang nắm lấy thỏi kim loại. Thấy chiếc áo mỏng, cổ rộng nàng đang mặc tôi e sợ nàng bị cảm lạnh nên tôi phải cởi chiếc áo lạnh của tôi khoác lên vai nàng. Chúng tôi chia tay, nàng bước đi khoan thai, dáng sang trọng. Tôi đợi một giây rồi chui vào xe phóng đi. Đi được một đoạn, tôi tự vỗ trán phải quay lại vì quên xin số điện thoại, nhưng khi trở lại chỗ cũ thì chung quanh không có nhà nào còn đèn.
Chiều hôm sau khi tan học, tôi phóng xe đến gần chỗ nhà nàng. Tôi hỏi thăm người Mỹ da trắng đang đứng tỉa mấy cành khô của khóm hoa trước sân để biết nhà nào là nhà Việt Nam. Người ấy trả lời chung quanh đây không có nhà nào Á Đông. Tôi đi xa hơn chút nữa, gặp người đàn bà đang chạy jogging tôi hỏi thì được biết cách đó nửa dặm có một nhà người Việt. Tôi cũng đi nhưng không nghĩ là đúng vì từ chỗ bỏ nàng xuống hồi khuya rất xa làm sao nàng dám đi về. Tôi hỏi thăm hai ba lần nữa mới tìm được. Đến nơi, một bà lão đang ngồi cầm cái quạt giấy phe phẩy. Tôi vào chào rồi hỏi thăm cô gái có những đặc điểm như đã gặp. Bà ta nhìn tôi từ đầu tới chân rồi nói giọng Huế:
"Theo cậu tả thì đó là con gái tôi."
Tôi như không tin lỗ tai của mình. Cô ta phải là cháu chứ sao lại là con, bà cụ đã già làm gì có con nhỏ như vậy.
"Mệï nói răng? Con của mệï còn trẻ rứa à."
"Trẻ gì, nếu còn sống nó cũng ba mươi mấy tuổi rồi."
Tôi biết đã lầm nhà, nhưng vẫn níu kéo:
"Cháu có việc quan trọng, cần chị ấy giúp, mêï có tấm hình chị đó không?"
Bà cụ khó chịu.
"Việc gì mà cậu khó khăn rứa! Nó làm gì mà giúp ai được."
Nói thế nhưng bà cũng vào nhà lấy tấm hình trên vách đưa cho tôi xem. Một luồng điện chạy từ đầu xuống chân làm tôi lạnh xương sống. Quả hình cô ta đây, cũng mặc chiếc váy tím cổ rộng, cũng “đôi mắt nầy đêm qua lạc vào hồn tôi”. Nhưng không hiểu sao bà cụ bảo chết. Tôi nghi bà cụ sợ tôi dụ dỗ cháu bà, hoặc bà đã đãng trí nên không biết mình nói gì.
Tôi nói để bà yên tâm:
"Chúng cháu là bạn học thường thôi mệï ạ, không có ý gì khác xin mệï chớ nói chơi."
Bà cụ hơi giận vì câu nói ngây ngô của tôi, nhưng cũng trả lời:
"Bạn học cách mô được, tuổi con tôi có thể bằng mạ cậu, tôi có nói chơi mô, chị ấy bị xe đụng chết cách đây hơn mười năm rồi. Không tin cậu đi ra mộ với tôi."
Đáng lẽ tới đây tôi có thể từ giã bà cụ được rồi, nhưng không hiểu sao tôi lại muốn cùng bà cụ đi ra nghĩa trang. Một phần tôi muốn tìm ra sự thật, một phần tôi chưa hoàn toàn tin lời bà cụ. Ngồi trên xe tôi nhìn sang, quả nhiên trên gương mặt bà cụ có vài nét giống người con gái đêm qua. Đường trong nghĩa trang ngoằn nghoèo, bà cụ phải hướng dẫn tôi mới khỏi bị lạc. Xe chưa kịp đậu hẵn, bà cụ nhìn vào thốt:
"Ai đem chiếc áo bành tô phủ lên tấm bia con gái tôi rứa?"
Nhìn theo hướng mắt bà cụ, tôi rùng mình bước ra khỏi xe đến mộ bia cầm chiếc áo vác lên vai. Nhánh bông hồng tôi tặng nàng đêm qua nằm trơ vơ dưới chân tấm bia đá có hàng chữ Hoàng Thị Tường Vi 1957-1990. Tôi rùng mình lần nữa.
Buổi chiều xuống chậm bao trùm lấy nghĩa trang buồn.
 
Chiếc Thang Máy Xuống Địa Ngục - Paer Lagerkvist

Ông Smith, một thơng gia giàu có, mở cửa chiếc thang máy sang trọng của khách sạn và âu yếm dìu vào thang một cô nàng thanh lịch. Nàng tỏa mùi phấn sáp và lông thú của áo khăn.
Họ dựa sát vào nhau trên chiếc băng êm ái và chiếc thang máy bắt đầu đi xuống.
Ngời phụ nữ nhỏ bé mở to đôi mắt và họ hôn nhau. Họ đã ăn tối trên sân thợng dới ánh sao: giờ đây họ ra ngoài tìm nơi vui thú.
Nàng thì thầm:
- Anh yêu, ở trên đó mới thần tiên làm sao. Ngồi bên anh thơ mộng quá, tởng nhở giữa những vì sao. Chính lúc ấy, ngời ta mới rõ tình yêu là gì. Anh yêu em, đúng không nào ?
Ông Smith đáp bằng một nụ hôn dài hơn nữa. Thang máy đi xuống, ông nói:
- Em đến thật là hay, em yêu. Nếu không thì anh phải sống trong cảnh ngộ khủng khiếp.
- Vậy mà anh có tởng tợng là anh ta khó chịu đến thế nào không. Lúc em sửa soạn, anh ta hỏi em đi đâu. Em đáp: Đi nơi nào tôi thích, tôi có phải là tù đâu. Thế rồi anh ta ngồi ì ra nhìn em thay áo, mặc cái áo mới màu len mộc này - à, anh thấy nó có hợp với em không ? Anh cho cái gì là hợp hơn cả, hay là màu hồng hở anh ?
Ngời đàn ông nói:
- Em mặc gì mà chẳng hợp, em yêu. Nhng cha bao giờ anh thấy em xinh đẹp tuyệt vời nhtối hôm nay.
Nàng mỉm cời mãn nguyện mà cởi áo choàng lông. Họ hôn nhau dài dài, thang máy đi xuống.
- Đến lúc em sắp đi thì anh ta nắm lấy bàn tay em siết chặt đến đau điếng dù không nói năng chi. Tính anh ta thế, anh phải biết ! Em mới nói: Thôi, xin chào ! Nhng anh ta vẫn không hở môi. Thật là vô lý, đáng sợ, em không chịu nổi anh ta.
Ông Smith nói:
- Tội nghiệp cho em.
- Cứ nhlà em bị cấm đoán đi tìm chút niềm vui. Anh ta nghiêm trọng đến khiếp, anh không biết đâu. Anh ta không thể chấp nhận điều gì đơn giản và tự nhiên. Lúc nào cứ nhlà vấn đề sinh tử ấy.
- Tội nghiệp cng, cng phải chịu đựng nhiều quá.
- Ôi chao, em đau khổ kinh khủng, kinh khủng. Cha ai từng đau khổ nhem. Chỉ đến khi gặp đợc anh, em mới hiểu tình yêu là gì.
Smith nói:
- Em yêu.
Ông ôm ghì nàng. Thang máy đi xuống. Khi thở lại đợc sau cái hôn, nàng nói:
- Nghĩ mà xem, ngồi bên anh trên đó nhìn lên sao mà mơ mộng. ồ, không bao giờ em quên đợc. Anh thấy đó, arvid thì đâu nhthế. Anh ta chẳng biết cảm hứng là gì.
- Thật là quá quắt, em nhỉ ?
- Vâng, quá quắt thật đấy. Cỏ mà...
Nàng đa bàn tay cho ông rồi mỉm cời nói tiếp:
- Chẳng lẽ ngồi đây mà bàn mãi chuyện ấy. Mình đi chơi mà. Anh có yêu em thật không ?
- Hẳn rồi.
Ông uốn nàng ngả ra sau khiến nàng thở hổn hển. Thang máy đi xuống. Ông cúi sát nàng mà ve vuốt làm cho nàng đỏ bừng mặt. Ông thì thầm:
- Đêm nay mình làm tình nhmới lần đầu tiên nhé ?
 
Nàng kéo tay ông vào mình và khép mắt lại. Thang máy đi xuống. Xuống và xuống mãi, thang máy cứ đi.
Cuối cùng ông Smith đứng bật dậy, mặt đỏ bừng. Ông kêu lên:
- Nhng thang máy sao thế này ? Sao nó vẫn cha chịu ngừng ? Mình cứ ngồi đây nói chuyện vĩnh viễn sao ?
- Có lẽ thế, anh yêu. Thời gian trôi vùn vụt.
- Trời đất, mình ngồi đây qua bao thời đại ! Có lạ cha ?
Ông nhìn qua lới sắt. Chỉ có bóng tối thăm thẳm. Và thang máy cứ đi, đều đều, càng lúc càng dấn xuống sâu.
- Trời ơi, gì thế này ? Cứ nhtuột xuống hố thẳm. Có trời biết kéo dài bao lâu.
Họ có nhìn xuống vực. Tối đen nhmực. Họ cứ chìm sâu, chìm sâu. Smith nói:
- Điệu này đi xuống địa ngục hẳn thôi !
Ngời đàn bà bám chặt tay ông mà kêu:
- Em sợ quá. Kéo phanh cấp cứu đi anh !
Smith ra sức kéo phanh, hy vọng hãm thang máy. Không hiệu quả, thang máy cứ lớt xuống, lớt xuống vô tận.
Nàng rên rĩ:
- Ghê quá, mình làm gì bây giờ ?
Smith nói:
- Làm quái gì đợc ? Điên loạn rồi !
Ngời đàn bà mảnh dẻ òa lên khóc.
- Thôi, em yêu, chớ khóc, mình phải tỉnh táo. Chẳng làm gì đợc đâu, chỉ nên ngồi yên. Thế đấy, mình cứ ngồi yên lặng với nhau mà chờ xem. Đàng nào nó cũng phải dừng lại thôi, hoặc là quỉ tha ma bắt nó đi !
Họ chần chừ. Ngời đàn bà nói:
- Tự dng sinh chuyện rắc rối trong khi lẽ ra mình đợc vui thích.
- Quĩ quái thật ! - Smith nói.
- Anh yêu em chứ ?
- Em yêu.
Smith choàng tay ôm nàng. Thang máy đi xuống.
Cuối cùng, nó dừng lại đột ngột. ánh sáng chói quanh, đau cả mắt. Họ đang ở địa ngục.
Quỉ sứ đứng đó, lịch sự kéo cửa lới cho họ. Hắn cúi mình thật thấp:
- Chào ông bà.
Hắn ăn vận rất hợp thời trang. Cái đuôi áo treo trên đốt xơng sống trên cùng, nơi có phủ tóc, nhthể treo trên một chiếc đinh gỉ.
Bàng hoàng, Smith và ngời đàn bà lảo đảo bớc ra. Họ kêu lên:
- Chúng tôi đang ở đâu thế này ?
Cái hình ma dị thờng ngày làm cho họ khiếp đảm. Nhng thực ra, quỷ sứ có dáng vẻ của một cái bóng xấu hổ và hắn còn làm cho họ tơi tỉnh:
- Coi vậy chứ có gì tệ hại đâu.
Hắn tiếp ngay:
- Tôi hi vọng ông bà sẽ đợc hài lòng. Chắc ông bà chỉ ghé qua đêm thôi ?
Smith vội vã đồng ý:
- Vâng, đúng thế ! Chỉ qua đêm. Chúng tôi không ở lại lâu, ồ không !
Ngời phụ nữ mảnh dẻ bám chặt tay ông mà run rẩy. ánh sáng thì nham nhở và xanh xám đến độ hầu nhkhông thấy gì. Dờng nhcó một mùi nóng bức đâu đây. Khi đã quen dần họ thấy mình đang đứng đâu nhtrong một quãng trờng, chung quanh là những ngôi nhà có các ô cửa sổ lấp lánh trong bóng tối, tuy có màn che nhng qua các kẽ hở, họ vẫn nhìn thấy bên trong đang đốt cái gì đó.
Quỹ sứ hỏi:
- Hai ngời yêu nhau à ?
- Vâng, điên cuồng.
Ngời phụ nữ trả lời và liếc nhìn hắn với đôi mắt đẹp của mình. Hắn nói:
- Vậy thì đi lối này.
Và hắn yêu cầu họ đi theo.
Họ lần vào một ngõ âm u dẫn ra khỏi quảng trờng. Trên một ô cửa nhem nhuốc mỡ có treo một chiếc đèn lồng nứt rạn cũ kỹ.
 
- Đây này.
Hắn mở cửa rồi tế nhị rút lui.
Họ bớc vào. Đón tiếp họ là một quỹ sứ mới rất xun xoe. Mập mạp, bộ ngực đồ sộ, mụ có râu mép bôi đầy phấn tím. Mụ cời khò khè, đầy vẻ vui tính, đôi mắt sáng lên cái nhìn đồng tình. Quanh đôi sừng trên trán, tóc đợc tết lại và buộc các dải lụa xanh nho nhỏ. Mụ nói:
- ồ, ông Smith và bà đấy à ? Phòng số tám. - Và mụ trao cho họ một chìa khóa to.
Họ leo lên cầu thang trơn trợt mờ tối. Các bậc thang dầy mỡ. Phòng ở tầng hai. Smith tìm thấy số tám và đi vào.
Đó là một căn phòng ẩm mốc khá rộng. ở giữa là một chiếc bàn phủ khăn bụi bặm. Một chiếc giờng trải chăn phẳng phiu kê sát tờng. Họ cho là rất tốt.
Cởi bộ áo choàng, họ hôn nhau rất lâu. Bằng một cánh cửa khác, một ngời đàn ông âm thầm bớc vào. Ăn mặc nhmột ngời hầu nhng áo vét rất vừa vặn và áo sơ mi của gã sạch đến nỗi nó óng ánh một cách ma quái trong tranh tối tranh sáng của căn phòng. Gã đi lặng lẽ, chân không vang tiếng, và cử động máy móc hầu nhvô thức. Nét mặt nghiêm nghị, đôi mắt gã nhìn thẳng phía trớc. Trông gã xanh nhưchết, bên thái dơng có vết thơng do đạn bắn. Gã dọn phòng, lau bàn, mang chậu và bô vào.
Họ không mấy chú ý đến gã, nhng khi gã sắp bớc ra thì Smith nói:
- Anh thấy mình nên uống chút rợu. Mang cho chúng tôi nửa chai Madeira.
Gã đàn ông cúi đầu và biến mất.
Smith bắt đầu cởi áo. Ngời đàn bà do dự:
- Anh ta quay lại bây giờ.
- ái chà, ở chỗ thế này cần gì giữ ý. Cứ cởi áo đi thôi !
Nàng cởi bỏ áo, làm duyên làng dáng kéo xilip rồi ngồi lên đầu gối ông. Thật là tuyệt.
Nàng thì thầm:
- Nghĩ mà xem, ngồi đây với nhau, anh và em, một mình trong một nơi chốn lãng mạn kì lạ thế này. Quả là nên thơ. Chẳng bao giờ em quên đợc.
Ông nói:
- Em yêu.
Họ hôn nhau thật dài.
Gã đàn ông lại vào, lẳng lặng. Dịu dàng, máy móc, gã đặt cốc xuống, rót rợu. ánh sáng từ chiếc đèn bàn chiếu lên gơng mặt gã. Chẳng có gì nổi bật ngoài vẻ xanh nhxác chết và vết thơng do đạn bắn bên thái dơng.
Ngời đàn bà thốt nhiên bật dậy mà kêu lên:
- Trời ơi ! Arvid ! Anh đấy à ! Ôi trời, anh ta đã chết ! Anh ta tự tử bằng súng !
Gã đàn ông vẫn đứng lặng, chỉ nhìn phía trớc. Gơng mặt không lộ đau đớn gì, vẫn trang nghiêm nhtrớc, rất nghiêm nghị.
- Nhng Arvid à, anh làm gì vậy. Gã đàn ông nhìn nàng nhnhìn ngời lạ. Cái nhìn băng giá và u ám, xuyên thẳng mọi thứ. Gơng mặt tái xám ánh lên, không có lấy một giọt máu ở vết thơng, chỉ là một lỗ thủng, thế thôi.
- Ôi, quái gở, quái gở ! - nàng kêu lên - Tôi không ở đây nữa. Đi ngay thôi ! Không thể chịu nổi !
Nàng vớ lấy áo, đồ lông thú và lao ra ngoài. Smith chạy theo. Họ trợt xuống cầu thang, nàng ngồi bệt ngay trên những bãi nớc bọt và tàn thuốc vơng vãi.
Con quỹ có râu mép đang đứng ở phía dới, mỉm cời vui vẻ ra chiều hiểu biết và gật gù đôi sừng.
Ra tới đờng, họ mới trầm tĩnh lại một chút. Ngời đàn bà mặc áo, sửa sang lại mình và đánh phấn lên mũi. Smith choàng tay ôm ngang eo nàng một cách chở che, hôn những giọt lệ sắp rơi ra. Ông ta quả là tốt. Họ đi tới quảng trờng.
Quỹ sứ trởng đang đi dạo ở đó, họ lại đụng độ hắn.
- Các bạn gấp quá nhỉ, - hắn nói - Hy vọng các bạn đợc thoải mái. Ngời phụ nữ nói:
- Ôi, thật là khủng khiếp !
- Không, chớ nói thế, sao lại nghĩ thế ! Nếu trớc đây các bạn có đến thì sẽ thấy khác hẳn. Địa ngục bây giờ chẳng có gì đáng than phiền. Chúng tôi hết sức làm cho nó thành một nơi thú vị mà không quá lộ liễu.
Ông Smith nói:
- Vâng, tôi cũng thấy là nó có vẻ nhân bản hơn tí chút, đó là sự thật.
Quỷ sứ nói:
- ồ, chúng tôi đã hiện đại hóa mọi điều, tân trang lại hết cho hợp lệ.
- Vâng, dĩ nhiên, các ông đã theo kịp thời đại.
- Vâng, chỉ có linh hồn là còn đau khổ trong thời buổi này mà thôi.
Ngời phụ nữ nói:
- Điều đó thì tạ ơn trời.
Quỷ sứ lịch sự đa họ đến tận thang máy. Hắn cúi mình nói:
- Chào ông bà, trở lại nữa nhé !
Hắn đóng cửa lới và thang máy đi lên.
- Tạ ơn trời, thôi thế là yên.
Cả hai cùng lên tiếng, nhẹ nhỗm, và ngồi sát vào nhau trên băng ghế. Nàng thì thầm:
- Không có anh thì vụ vừa qua em không thể nào kham nổi.
Ông ghì lấy nàng, họ hôn nhau dài dặc. Chừng thở lại đợc, nàng nói:
- Nghĩ mà xem, anh ta đã làm gì ! Cơ mà anh ta luôn luôn có những ý tởng kỳ quặc. Chẳng bao giờ chịu nhìn đời một cách đơn giản và tự nhiên đúng nhbản chất của nó. Lúc nào cũng cứ nhlà chuyện sinh tử ấy.
- Vô lý thật, - Smith nói:
- Lẽ ra anh ta phải bảo em chứ ! Vì em ở nhà thôi. Thay vì thế để tối hôm khác chúng ta đi chơi cũng đợc mà.
- Phải, dĩ nhiên, - Smith nói - dĩ nhiên là thế.
- Nhng, anh yêu dấu à, hơi đâu mà ngồi nghĩ ngợi chuyện ấy. Nàng choàng tay ôm cổ ông, thì thầm:
- Chuyện ấy coi nhxong.
- Phải, em nhỏ của anh, xong hết rồi.
Ông vòng tay ôm ghì nàng. Thang máy đi lên
_________________
 
Hai Ngày Kinh Hoàng by Derick W.

Nhà của bạn tôi nằm hơi xa thành phố, chung quanh là những cánh rừng hoang vu ít người lui tớị Vì có công việc phải đi xa và không có bà con thân thuộc ở gần nên anh đã nhờ tôi đến trông chừng vài ngàỵ Căn nhà này được xây vào khoảng năm 1998 nằm trên một ngọn đồi gần West Union Ohiọ Tôi đến đó trời đã sụp tốị Khi vừa vào nhà là bạn tôi đã gọi về căn dặn tôi phải làm gì trong những ngày anh ta vắng mặt. Vừa nói chuyện xong gác điện thoại xuống, tôi nghe có tiếng cọc cọc nhỏ như tiếng gõ cửạ Có lẽ là cô hàng xóm ở cách đây gần một cây số, vì tôi nghe người bạn (chủ ngôi nhà này) nói rằng cô ta thường đi đến từng nhà để nói chuyện ngẫu nên tôi nghĩ như vậỵ Nhưng khi mở cửa tôi không thấy ai, chắc là tiếng của những con thú rừng quanh đây hay là những con chim làm tổ trên cây lâu lâu nó lấy cái mỏ mổ vào thân cây và gây ra tiếng cọc cọc; tôi nghĩ vậy rồi đóng cửa lạị Sau đó có tiếng gõ cọc cọc ba lần như vậy, khi mở cửa ra tôi lại không thấy aị Có lúc tôi khép hờ cửa chừa khoảng một gang tay và núp ở đằng sau cánh cửa xem có ai đến gõ không, tiếng gõ cửa lại đến nhưng không có ai gõ, hình như tiếng cọc cọc đó phát ra từ cánh cửạ Lúc đó tôi không có sợ mà chỉ cảm thấy hơi lạ thôị Rồi không còn để ý đến cái tiếng cọc cọc đó nữa, tôi ngồi trên ghế sa lông mở tivi lên xem chương trình khoa học thì bỗng dưng, lúc đó đúng mười giờ hai phút, cái máy hâm đồ ăn trong bếp tự động mở lên. Tôi vội đứng dậy, lúc này trong bụng hơi lo vì sợ có người khác đang ở trong nhà với mình; tôi nhìn xung quanh nhà bếp xem xét không thấy ai nên tôi đến cái máy hâm đồ ăn bấm cái nút clear rồi trở ra phòng khách xem tivi tiếp. Chìm vào giấc ngủ lúc nào cũng không hay cho đến khi tôi nghe một tiếng còi hụ lớn khủng khiếp đánh thức dậỵ Khi mở mắt ra tôi thấy xung quanh mình tối om mặc dù tôi nhớ khi đi ngủ cái tivi còn mở, và bên cạnh đó còn có cây đèn màu vàng mà tôi đã mở lên từ khi mới bước vào nhà. Nhưng tiếng còi hụ đã ngưng khi tôi vừa tỉnh dậỵ Bây giờ, mọi thứ đều tối thui làm tôi cũng hơi giật mình một chút nhưng vì vẫn còn buồn ngủ nên ráng mò từng bước vào phòng mà bạn tôi đã dành riêng cho tôị Khi dò dẫm từng bước vào phòng ngủ, tôi đi ngang qua một cái đồng hồ bằng điện tử treo trên tường, lúc đó tôi thấy đồng hồ chỉ 1 am.
Ngày hôm sau mọi chuyện đều diễn ra bình thường và tối đó tôi đã đánh một giấc cho đến sáng. Nhưng ngày thứ ba, đúng 3 chiều, tôi vừa về (tôi ra ngoài để những làm công việc mà bạn tôi đã nhờ tới nhà tiếng cọc cọc lại trỗi lên. Tôi cố gắng không để ý đến nó cho đến khi chịu hết nổi, tôi mở cửa ra và lấy cục đá chận nó lại lúc đó tiếng cọc cọc mới chịu ngưng. Ðến 5 hay 6 giờ khi cánh cửa bỗng dưng tự động đóng cái rầm một cái và tiếng cọc cọc lại vang lên. Tôi không thể chịu đựng được cái tiếng này nữa nên bỏ đi ra ngoài tìm một nhà hàng ở gần vùng đó để ăn cho đã đờị

Khi trở về thì đã 8 giờ đêm, tôi không còn nghe gì nữa, cái tiếng cọc cọc hình như đã ngưng rồi, có lẽ nó đang nghĩ giải laọ Khoảng 10:O2 cái máy hâm đồ ăn lại tự động mở lên. Tôi xuống nhà bếp tắt cái máy rồi suy nghĩ không biết cái máy này có để giờ tự động không, hễ cứ 10 là nó mở lên.

Khoảng 12 giờ khuya là giờ kinh hoàng nhất. Trước tiên là những cây đèn trong nhà bỗng dưng tắt hết một lượt. Rồi kế tiếp là tiếng cọc cọc vang lên không những ở nơi cánh cửa mà nó còn vang lên chung quanh nhà nữạ Ồ! Lúc đó tôi sợ run lên nên vội nhấc điện thoại lên gọi cảnh sát và gọi luôn cả người hàng xóm. Tôi nói với người hàng xóm của tôi rằng có cái gì đó ở ngoài nhà của thằng bạn, nó đã làm tôi sợ muốn chết. Người hàng xóm nói với tôi rằng ông ta sẽ đến nhưng phải mất 20 phút. Trong khi tôi đang nói chuyện với người hàng xóm thì tiếng cọc cọc đó từ từ lớn dần đến nỗi người đầu dây bên kia cũng có thể nghe được. Tiếng động đó thay đổi liên hồi giống như có nhiều người đang đứng ở ngoài đánh mạnh vào tường. Những tiếng rầm rầm có khi thay đổi nhịp và lâu lâu nó ngừng lại một vài giâỵ Còn những cây đèn và đồ điện ở trong nhà cứ tự động mở và tắt. Tôi mở đèn lên vào nhà bếp lấy một con dao và ngồi ở dưới sàn nhà bếp đợi cảnh sát và người hàng xóm của tôi đến. Ngay lúc đó máy hâm đồ ăn lại mở lên, rồi đến tivi, và ngọn đèn ở phòng khách tất cả cùng bật lên một lượt, ngay lúc này tim tôi đập thình thịch mặc dù ngày xưa không bao giờ tin vào ma quỷ nhưng bây giờ tôi cũng phải run sợ dưới những sự kiện lạ lùng nàỵ Khoảng 15 phút sau tôi thấy ánh đèn xe bên ngoài có lẽ là cảnh sát cho nên đi thẳng đến cánh cửa chính và cầm cái nắm cửa từ từ mở rạ Khi mở cửa ra, tiếng động chợt ngưng hẳn, nhưng đèn trong nhà vẫn còn chớp tắt. Lúc đó tôi thấy ông cảnh sát đang đi đến, ông ta mới hỏi tôi chuyện gì đã xảy ra, và tôi kể hết mọi sự cho ông ta biết. Sau khi nghe xong, ông ta nhìn tôi với cặp mắt kỳ hoặc rồi đi xung quanh nhà xem xét.

Sau vài phút người bạn hàng xóm của tôi lái xe đến, trên tay còn cầm một cây súng. Ông cảnh sát thấy vậy mới nói rằng "không cần đến nó đâu" ... Rồi ông cảnh sát hỏi tôi tại sao lại ở đâỷ Tôi đến đây để làm gì v.v .... Tôi kể vắn tắc câu chuyện là người bạn đi xa nhờ tôi đến đây coi chừng nhà dùm. Khi tôi vừa mới dứt lời thì tất cả đèn trong nhà đều chớp một cái rồi tắt trong nhà trở thành tối om. Lúc đó những tiếng động lại bắt đầu trỗi dậy và tiếng còi hụ lạ lùng vang lên từ trong khu rừng gần bên. Ông cảnh sát cũng hơi giật mình vì những tiếng động quái lạ đó vì vậy ông nói với tôi nên đi theo ông vào thành phố. Tôi không cần suy nghĩ gì thêm đi đến đóng sầm cái cửa lại và cũng không thèm khóa vội đi theo ông cảnh sát. Sáng hôm sau, tôi gọi điện thoại cho người bạn (chủ căn nhà) và kể hết cho anh ta nghe những chuyện đã xảy ra cho tôi trong mấy ngày naỵ Sau khi nghe xong anh mới nói với tôi rằng anh ta cũng nghe những tiếng cọc cọc như vậy ngoài những tiếng cọc cọc đó ra không còn chuyện gì kỳ lạ xảy ra nữa, cái máy hâm đồ cũng không có tự động mở lên. Tối hôm đó anh ta trở về, tôi cùng anh ta về căn nhà đó. Anh ta mở khóa nhưng không đẩy cửa vào được nên hai đứa tôi phải dùng sức phá cánh cửa cho nó sập xuống. Sau khi cánh cửa sập xuống chúng tôi đều hết sức kinh ngạc vì những cái ghế, cái bàn ... kể cả cái máy hâm đồ ... đều nằm ngay phía sau cánh cửạ

Khi thấy cảnh tượng này anh ta không dám ở đó thêm một ngày nào nữa nên vội dọn đồ đạc ra khỏi nhà và đề bảng bán. Nhưng đến bây giờ căn nhà đó vẫn chưa có ai mua .
 
CĂN NHÀ BỎ HOANG - Unknow

Căn nhà này được xây lên một chổ rất là hoang vắng. Là căn nhà bị bỏ hoang lâu năm, vì không có ai chăm sóc nên cây cỏ mọc um tùm quanh nhà, phiá ngoài căn nhà trong có vẻ rất là u ám và lạnh lẻo . Chính vì sự hoang vắng này nên thường có một đám giang hồ Việt Nam hay tu tập lại đây để chích xì ke hoặc là hút xách mà không sợ bi ai phát hiện hay là bị cảnh sát đuổi bắt. Căn nhà này có 2 phòng ngủ, bên cạnh 2 phòng ngủ là phòng gia đình còn phiá sau phòng gia đình là nhà bếp. Hôm đó tụi nó đưa các ống chích và thuốc cho thằng Tân giử, chúng nó hẹn nhau trưa mai đến để tiếp tục hút chích. Vì đựơc giao cho nhiệm vụ giử các thứ naỳ nên Tân đả tơí sớm hơn mọi hôm một tiếng để chuẩn bị các thứ sẳn sàng, chỉ cần tụi bạn tới là có thể nhập cuộc ngay . Trong lúc Tân dang chuẩn bị thì trên nhà trên có tiếng TV rất là ồn ào, Tân nghỉ là thằng bạn nào mới tới nên mở TV ra coi . Nên Tân thảng nhiên ngồi đó và lên tiếng kêu......

- Thằng nào đó, tao dang ở dưới bếp nè. Xuống phụ tao chuẩn bị máy ống chích coi .

Nhưng Tân khong có nghe tiếng trả lời của ai hết mà TV thì vẩn cứ ồn àọ Tân lại lên tiếng......

- Cái TV đó hư rồi, coi không được đâu xuống đây phụ tao chút coi .

Nhưng cũng không nghe ai trả lời, rồi Tân để các ống chích xuống và bước lên nhà trên coi thử là ai mà sao mình kêu hoài mà không trả lời . Thật lạ lùng nhà trên đâu có ai dâu . Tân chỉ thấy TV nháy nháy và màng hình thì chạy lên chạy xuống. Tân nghỉ là chắc thằng nào chọc phá mình cho nên khi mình lên thì nó trốn ở đâu đó. Tân liền tiến tới và mở toang 2 căn phòng ngủ ra coi thử thằng bạn nào trốn ở đây để chọc mình không, lúc cánh cửa vừa mở ra thì Tân tư nhiên cảm nhận có một cảm giác lạnh lạnh đang chạy trong thân thể của mình. Tân nhìn thẳng vô căn phòng mà củng chẳng thấy ai ,chỉ thấy các lớp bụi dính dày đặc lên các cái tủ vì lâu ngày không có ai lau chùi và màng nhện thì đày dảy trên các cánh cửa sổ. Tân nhìn kỷ vào bên trong căn phòng nhưng củng chẳng thấy ai, trong đầu nó tự nhiên thoáng lên suy nghỉ mà chính nó củng không muốn nghỉ đến.

- Không lẻ trong nhà này có Ma, nếu có Ma thì sao lâu nay mình với mấy đứa đó không thấy gì hết. Tân lại nói thầm trong miệng nó....chắc thằng bạn quỷ sứ nào hù mình rồi .Tân tiến tới cái TV nhấn mạnh ngón tay vào nút off rồ đi thẳng xuống bếp để chuẩn bị các thứ còn lại . Khi Tân vừa cúi lưng xuống thì tiếng TV lại ồn ào như lúc nãy . Tân lên tiếng hỏi một lần nữa .

- Đứa nào mở TV đó bây ?
Lại không có tiếng trả lời lại mà tiếng TV thì càng ồn ào hơn lúc nảy...Tân tức quá lên tiếng lớn hơn.

- Đứa naò mới tới đó, sao không xuống đây phụ tao chuẩn bị mà cứ ngồi trên dó phá mở TV hoài vậy ?

Tân lại thấy im re, bị phá tức quá nên Tân đi nhanh lên nhà trên và bước thẳng tới cái TV rút luôn sợi dây điện đang cấm trong ổ .Thì bất ngờ có tiếng nói.....

- Eh man, why are you turn off my TV.

Khi nghe tiếng nói từ phía sau , Tân quay lưng lại thì......Tân liền há miệng lên, tay chân Tân tự nhiên trở di bủn rủn, đứng trước Tân là ông Mỷ già, ông ta chỉ có nửa caí khuôn mặt còn nửa bên kia thì bị móp sâu vô, miệng của ông ta thì méo qua một bên, aó quần thì dính đầy máu me . Tân hoảng wá nên cấm đầu cấm cổ chay một hơi ra ngoài mà không dám quay dầu lại nhìn thử. Khi Tân vưà chạy ra tới cổng thì đám bạn của Tân củng vừa tới, thấy Tân với dáng vẻ hốt hoảng thì có một đứa trong nhóm hỏi :

- Ê Tân, làm gì mà mặt mày xanh lè vậy ?

Tân vuà trả lời vùa chỉ ngón tay run run về phía căn nhà.

- Tao.....Tao thấy Ma mày oiii.....

Nghe nói Ma thì cả đám cười ồ lên, một đưá trong đám hỏi tiếp...

* Mày thấy cái gì...Ma hả.....Ma đâu giờ này, ban ngày ban mặt mà làm gì có Ma .

Thằng bạn Tân tiếp một câu với khuôn mặt mỉa mai .

* OK, Mày đi với tụi tao vô chỉ Ma ở đau để tui tao coi mặt mày nó ra làm sao ?

Cả đám lại cuời lên

- Tao nói thật đó, tao không vô đâu, chêt tao cung khong vô nửa,tụi maỳ muốn vô thì vô đi, con Ma đó nó đang ở trên nhà trên .

Nghe Tân qủa quyết là có Ma thì cả đám lại cười ồ lên . Lúc đó tụi nó nghỉ chắc thằng Tân mới vừa chích vô phê quá nên bị hoa mắt thôi . Tụi nó keó nhau vô căn nhà trên thì TV vẩn còn đang mở. Một đưá lớn tiếng.....

* Thằng Tân nói trong nhà này có Ma, tụi bay coi kỷ thử có thấy không, chỉ cho tao coi với....hahahahahaha.

Cả đám củng cuoì rầm rồ len thì có tiếng nói vọng trong căn phòng.

+ What are you doing in my house

Nghe tiếng hỏi của ai thì tụi nó dật bắn người và quay về hướng phát ra giọng nói . Cả đám tụi nó đều trợn mắt lên, trước măt chúng nó củng là ông già Mỷ với khuôn mặt giống y chan lúc nảy thằng Tân mới vừa thấy .Cả bọn thằng nào thằng nấy không còn chút maú trên mặt và co cẳng chạy thẳng ra ngoài .

Sau naỳ tui nó mới biết là mấy năm trước đây căn nhà này do hai ông bà già người Mỷ ở. Nhưng chuyện không may xảy ra cho hai ông bà già là lúc đang ngũ thì bị bọn cướp nạy cửa vô nhà uy hiếp ông bà già để lấy của cải nhưng bị ông già kháng cự lại thì có một thằng trong bọn liền lấy cây bát dang cầm sẳng trên tay đánh vô mặt ông già. Thấy chồng bị đánh và té ngửa xuống thì bà vợ chạy tới ôm chồng, nhưng một tên khác rút con dao ra đâm tói tấp vô người bà. Rồi hai ông bà già này chết ngay tại căn nhà này.
 
Ngôi nhà ma ám ở San Diego....! - Unknow
Căn nhà 'quỷ ám' lừng danh

Căn nhà của gia đình Whaley bị ma ám đến kinh dị, từ nóc nhà đến tầng hầm, từ sáng tớí khuya, không phải “ám” trong ngày lễ Halloween mà là 365 ngày đêm trong một năm!
Vào mùa thu năm 1852, Thomas Whaley trong một góc tối tăm của San Diego, đứng nhìn cuộc xử trảm một tên cướp tên là Yankee Jim bị treo cổ do tội ăn cắp vặt trên một chiếc tàu. Không hiểu lúc đó ông Whaley có ý nghĩ gì, nhưng hình như ông không bận tâm, bằng cớ là chỉ 5 năm sau, ông ta cho xây một căn nhà ngay trên miếng đất mà tử tội Yankee Jim treo tòn ten.Whaley, vợ ông và hai đứa con dọn vào ở trong ngôi nhà mới và …Yankee Jim cũng dọn theo ở luôn với họ.
Chỉ một thời gian ngắn sau, những bước chân nặng nề vang dội của tên cướp chết treo làm cả nhà chết khiếp vì sợ. Mọi chuyện càng lúc càng trở nên tồi tệ: người con gái 22 tuổi của họ tên Violet, sau một cuộc ly dị đau đớn với chồng, đã tự bắn vào ngực bằng khẩu súng lục tự sát. Sau này khi cả hai ông bà Whaley qua đời, cả nhà họ biến thành…ma trở về ám căn nhà cùng với tên tướng cướp Jim. Ngay cả con chó tên Dolly Varden của họ khi chết cũng trở thành… ma chó và cũng trở về ám căn nhà thường xuyên.
Trong nhiều năm sau đó, căn nhà xinh đẹp bằng gạch đỏ nằm trong khu phố gọi là Old Town của San Diego trở thành một nhà kho, một tòa án và một nhà hát kịch, trước khi nó biến thành nhà Bảo Tàng vào năm 1960.
Hans Holzer, tác giả của hơn 120 quyển sách về các hiện tượng kỳ lạ trên thế giới, một trong các tác giả được kính trọng về lãnh vực các “hình ảnh ma quái”, nhận xét: “Căn nhà Whaley là một trong những căn nhà “ma ám nặng nề” nhất thế giới”. Ông đã đi thăm căn nhà rùng rợn này 3 lần. Trong 1 lần thăm viếng như thế, ông thấy được hình ảnh của bà Whaley xuất hiện trong cái áo đen vải kẻ sọc xuất hiện trong phòng.
Dean Glass, hiện nay đang là nhân viên chăm sóc Bảo Tàng cho biết, quan khách đến thăm nhà Bảo Tàng này chứng kiến… ma xuất hiện thường xuyên. Đó có thể là các gương mặt mơ hồ sương khói, tiếng đàn organ, gió lạnh thổi qua bất ngờ, khói thuốc xì gà bay cao... vào lúc trong nhà không có ai hút thuốc. Violet được thấy ngồi khóc âm thầm trong một nơi không xa chỗ cô đã tự sát trước đây.
Có một lần ông Glass thấy tận mắt đột nhiên cây đèn chandelier… đánh võng trước mặt ông trong vòng khoảng 3 phút rồi dừng lại từ từ. Một buổi sáng mùa đông năm ngoái, khi ông mở của vào nhà thì giật bắn người vì thấy một bóng người ở đầu cầu thang. Ông kể: “Tôi thấy một bóng rất đen, đầu đội một cái nón rộng, chồm người qua các thanh gỗ cầu thang và... nhìn thẳng vào tôi chằm chằm”. Một thoáng sau khá nhanh, gương mặt này biến mất.
Khi ông Glass trở ra nhìn bất chợt lên một tấm ảnh gia đình của ông Thomas Whaley khi ông ta được hai mươi tuổi treo ở một góc, ông giật bắn người. Ông nói: “Gương mặt người trong ảnh giống hệt với gương mặt hồn ma xuất hiện khi nãy..”
Nếu bạn ở Mỹ và thich thăm viếng các ngôi nhà ma danh tiếng thì ngoài căn nhà ở San Diego, còn 3 điạ điểm danh tiếng khác mà bạn nên thăm qua, đó là nhà đèn pha Ledge Lighthouse ở New London, tiểu bang Connecticut, căn trại thôn quê Mathias Ham ở Dubuque, tiểu bang Iowa và nhà hàng Ashley ở Rockledge, tiểu bang Florida. Nhà hàng này rất đáng cho bạn vào ăn, vì có khi người waiter ra chờ bạn order là một…con ma chính hiệu. Bạn chọn món ăn xon
 
Văn bắt đầu kể câu chuyện như sau:

Nghỉ hè năm ấy, Hiếu rủ tôi và Căn, Bích, Hiên về quê anh ta nghỉ mát. Nhân thể vừa thi trượt xong, chán không buồn ở Hà Nội nữa, tôi nhận lời ngay. Quê Hiếu ở ngay trên bờ sông Đuống, cách núi Thiên Thai độ hơn một cây số.
Đang ở Hà Nội đông đúc được thả về quê mát mẻ, tôi thấy người khỏe hẳn lên, quên khuấy ngay cả cái buồn hỏng thi. Lại thêm được một lũ bạn đùa như quỷ sứ làm cho tôi giá có khóc cũng phải cười.
Làng ven sông có một phong cảnh khá nên thơ. Chiều chiều rợp nắng, chúng tôi thường ngồi thuyền đi dạo mát trên sông Đuống. Dòng sông đào lờ đờ chảy giữa hai bên bờ chen nhau mọc những hàng dâu mát rượi, những rặng tre lả ngọn quyện trên mặt nước. Đằng xa, nổi lên nền lá xanh một nhịp cầu tre mảnh khảnh. Cảnh trí như hệt một bức tranh thủy mặc.
Nhà Hiếu ở gần một bến nước. Người vùng ấy gọi là bến Đá vì ở đấy có mấy phiến đá rất lớn. Bến Đá là chỗ rửa ráy, giặt giũ của cả xóm. Bởi thế chúng tôi thường được ngắm những cô gái làng ra bến quảy nước. Gái sông Đuống xinh chẳng kém gì gái Lim, lại thêm được cái tính chua ngoa thì không đâu bằng! Tụi Căn, Bích - hai kiện tướng trong làng "môi mép" - cũng phải chịu thua. Họ ví von rất khéo đến nỗi không mở mồm nói vào đâu được nữa. Thế nào cũng bị chặn cứng lưỡi. Một là các cô giỏi biện bác, hai là giọng của các cô rất hay. Chúng tôi đành đứng ngẩn ra cả lũ nghe các cô ví. Họ xỏ xiên cay độc mà chúng tôi cũng đành khóa miệng. Nhưng sự thất bại của chúng tôi một phần lớn tại Hiếu. Vì Hiếu là người hiền lành, sợ các cô. Anh thường ngăn cản chúng tôi trong các cuộc đấu khẩu. Mà chúng tôi cũng vì nể Hiếu, nên lắm phen phải nín thít. Ở xóm có độ bốn năm cô, chúng tôi phải kiêng mặt.

Độ ấy vào khoảng trung tuần tháng năm, một đêm sáng trăng. Trừ Hiếu hay đi ngủ sớm, còn chúng tôi bắc ghế ra sân ngồi chơi. Bỗng lắng nghe tiếng cười đùa từ phía bờ sông vẳng lại. Căn tò mò ra cửa nghe ngóng. Một lát Căn hớt hải chạy về, rủ chúng tôi đi chơi. Tôi hỏi "đi đâu"? Căn để ngón tay lên ngang miệng làm dấu bí mật và dẫn chúng tôi ra khỏi ngõ, đi về phía bờ sông, chỗ có tiếng cười ban nãy đưa lại.
Căn bắt ai nấy phải yên lặng và theo mệnh lệnh của anh, vì anh tuyên bố sẽ có một cuộc vui rất lý thú. Chúng tôi ngậm miệng, kẻ trước người sau đi nương vào bóng những cây trúc mọc sát về đường, về phía bờ sông. Không biết là trò quỷ quái gì, nhưng cũng cứ đi. Chừng hơn trăm thước đã trông thấy bến Đá.
Một nhịp cười giòn tan từ dưới nước hắt lên. Chúng tôi tiến mấy bước nữa, rồi đứng lại. Trời ơi! Có anh nào đoán được chúng tôi thấy gì không? Bích, Hiên và tôi đứng ngây người. Căn có vẻ ranh mãnh leo tót ngay lên một cây khế to, dòm xuống. Trên mặt sông, bốn cô gái đang tắm, các cô đang đùa với sóng. Cho đến hôm nay, trông mặt hồ Tây này, tôi còn nhớ cảnh ấy như mới hôm qua.
Những bờ vai trắng nõn, tóc buông lòa xòa trên mặt nước, gợn những vòng vàng vì ánh trăng. Tôi tưởng như gặp một lũ hồ ly trắng phau trong những truyện thần kỳ, hay ít nhất cảnh này cũng phải ở trong mộng. Nhưng nghe tiếng nói thì tôi lại nhớ là gái làng, và đây là sự thực, sự thực như tôi và các anh.
Các cô đùa nghịch tự nhiên vì không biết có ai nhìn trộm. Cô nọ té cô kia, đuổi nhau ý ới cả một góc sông. Đến khi các cô rục rịch sắp lên, chúng tôi lủi về hết. Chỉ còn Căn nấp trên cây khế. Các cô kéo về qua cửa nhà Hiếu. Chúng tôi nhận được mặt cả bốn cô đều là "của" ngoa ngoắt nhất xóm.
Căn thao thức không ngủ. Thỉnh thoảng, đang nằm chúng tôi lại bị hắn dựng dậy, vừa lay, vừa nói rít lê:
- Chúng nó đẹp như tiên sa...
Rồi hắn vùng chạy ra sân. Trăng sáng trong im lặng. Căn chắp tay sau lưng, ngửa mặt nhìn trăng, nhìn trời, rồi lại quay vào. Suốt đêm cứ lủng củng thế! Có lẽ anh chàng bị "cảm" nặng quá!
Ngày hôm sau, Căn chơi gì cũng chán, chỉ mong chóng đến tối. Câu chuyện đêm qua, Căn yêu cầu chúng tôi đừng nói gì cho Hiếu biết, vì nếu Hiếu biết thì thế nào hắn cũng gàn.
Đến đêm, khi nghe tiếng cười inh ỏi phía sông, nhưng chúng tôi không ai muốn đi... xem cả. Vì chúng tôi sợ người trong xóm biết thì ê mặt. Rồi chúng tôi không đi, chỉ có Căn không bỏ. Năm sáu đêm liền, đêm nào hắn cũng mò mẫm.
Một đêm chúng tôi còn thức, chỉ có Hiếu đi ngủ. Căn vừa đi... xem được một lúc thì nghe tiếng huỳnh huỵch từ phía sông chạy lại và văng vẳng tiếng cười rít lên.
Chúng tôi còn đang ngơ ngác, chợt cánh cửa mở tung. Căn ướt lướt thướt chạy vào. Anh vừa thở vừa bảo Hiếu ra đóng cửa. Chúng tôi nhìn Căn, không nhịn được cười: đầu tóc, quần áo chỗ nào cũng ướt như chuột lột.
Hiếu và Bích xúm lại hỏi. Căn không trả lời và đứng im, chỉ tay ra ngõ. Một lát sau, có tiếng cười của các cô đi tắm về. Nhưng lần này những tiếng cười dữ dội và ồ ạt như muốn ném vào trong này. Căn tái mặt vào thay quần áo. Một câu hát bỗng nổi lên giữa những tiếng cười.
 
Lạ chi mà phải đi dòm
Để người quân tử lăn tòm xuống sông

Căn tức ngây người. Anh rủ rỉ kể chuyện. Ồ thì ra cái anh chàng ma quái ấy trèo ngay lên cây khế, chưa rõ, mới trèo lên tận ngọn, để thỏa lòng nhìn hoa. Chẳng ngờ cành khế dòn. Đang leo... leo... bỗng cành khế gãy, ném thẳng anh chàng xuống nước.
"Người quân tử lăn tòm xuống sông" vội lội vào bờ, quàng chân lên cổ, chạy một mạch về.
Căn cay đến tím ruột. Mấy đêm sau, tuy các cô vẫn đi thường mà Căn không dám đi ... xem nữa. Chúng tôi nói pha, anh chỉ mỉm cười. Từ buổi ấy, Căn đi ngủ rất sớm. Có lẽ để tránh những tiếng cười, câu ví như ném muối vào mặt, mỗi khi các cô đi tắm về.
Và chừng như anh suy nghĩ lung lắm thì phải!
Bẵng đi một dạo, trời tối không có trăn, các cô không đi tắm đêm. Căn đã nguôi nguôi, lại vui vẻ như thường. Và đi ngược lại tâm tình lúc trước, Căn có phần nô giỡn hơn xưa. Quá nữa, anh chàng lại mong đến tuần trăng để lại đi... xem. Chúng tôi thường hỏi pha:
- Thế mà vẫn chưa chừa?
Anh chỉ mỉm cười vơ vẩn, nói một câu mà anh thường nói:
- Cóc cần!
Đến tuần trăng. Các cô, đêm khuya, sau những buổi giã gạo hay dệt vải, lại ra bến Đá tắm. Một buổi tối, Căn bỗng nhiên nói luôn mồm:
- Sướng quá! Thì... nghĩ ra rồi.
Căn nói không đầu không đuôi khiến cho Hiếu cũng phải lấy làm lạ hỏi chúng tôi. Tôi không biết hơn Hiếu, cả Bích, Hiên cũng vậy. Đêm ấy Căn không đi ngủ sơm với Hiếu như mọi tối. Chúng tôi hỏi:
- Thức để xem chắc?
Căn cười mũi:
- Mấy chẳng đi. Đã bảo tôi cóc cần mà!
Bích hó háy:
- À ra thế kia đấy.
Hiên lấy giọng hát nhại:
Lạ chi mà phải đi dòm
Để người quân tử lăn tòm xuống sông...
Căn phá lên cười:
- Để rồi các anh xem đứa nào lăn tòm xuống sông.
Tôi nói kháy:
- Thách đấy!
- Không phải thách. Tối nay có đứa biết tay tôi!
Đợi xem tối nay đứa nào biết tay anh Căn!

Đêm ấy trăng sáng quá. Vì sáng quá, chỗ nào cũng trắng anh trăng, nên phong cảnh nhuốm một vẻ rờn rợn.
Bấy giờ vào khoảng nửa đêm. Vừa nghe tiếng ầm ĩ ngoài sông. Căn đã lùi lũi đi. Chúng tôi nhìn nhau cười. Nhưng rồi Căn về ngay, khoác đi một cái áo dài trắng. Chúng tôi càng lạ nữa, không hiểu anh ta làm trò gì.
Thì ra anh chàng chơi khăm: lúc các cô nàng mải đùa nhau tíu tít dưới nước, không ngờ ở trên bờ có kẻ ma mãnh đã nhẹ tay đỡ mất tất cả xống áo. Thật là không ai ngờ. Căn lại cẩn thận khoác áo trắng lẫn ánh trăng. Mà ngờ thế nào được!
Đây cũng giống như những chuyện chú tiều ăn cắp cánh tiên, nhưng đằng này chú tiều phu không được nhã và sự thực mất một tí.
Căn lật đật dắt chúng tôi lại ra trèo lên một cây nhãn to ngay trước cổng để xem "thế sự xoay vần ra sao".
Đường đi từ trong xóm ra bến Đá là một con đường cụt, đến bến là hết, không rẽ đâu cả. Từ nhà Hiếu ra bến, hai bên đường có mấy nếp nhà nhỏ và vườn rau. Thế mới rầy rà. Nấp trong cây nhãn bùm tum, không ai ngó thấy mà chúng tôi có thể nhìn ra xa đến bến được. Tuy anh nào cũng phàn nàn về lối chơi ác, nhưng ai cũng lại ngầm bằng lòng vì sự "trả thù" đích đáng ấy.
Trăng sáng vằng vặc như ban ngày. Các cô vẫn đùa ỳ õm dưới nước. Lúc sau, một cô lên trước bỗng kêu thất thanh, rồi nhảy tùm xuống nước. Rồi bốn thân hình trắng nhễ nhại lướt thướt chạy lên.
Như những nàng tiên trần truồng đi tìm cánh, các cô lẳng lặng đi hết gốc cây này qua bụi cỏ khác. Sau chừng hiểu chắc là có đứa nào nghịch ác, các cô đứng lặng nhìn nhau.
Bấy giờ trời trong xanh không gợn mây. Ánh trăng tha hồ tò mò. Các cô, khép nép nhưng khép nép cũng vô hiệu. Các anh hãy tưởng tượng giản dị thế này. Trên một phiến đá lớn kề ngang mặt nước, bốn thiếu nữ trắng như ngà, loay hoay cô nọ dựa cô kia. Các cô muốn tránh ánh trăng sáng quá, nhưng cái ánh trăng hóm hỉnh, chỗ nào cũng có!
Chợt một cô chỉ tay về phía cổng, chỗ cây nhãn của chúng tôi, bốn cái mặt đều ngó về phía ấy. Bỗng mấy tiếng rú nổi lên, các cô ôm mặt, nhảy đại cả xuống sông.
Tôi tưởng các cô trông thấy chúng tôi. Nhưng Căn đã ôm bụng, mắm môi nhịn cười và chỉ tay xuống dưới bờ giậu phía sau lưng: thì ra cái áo trắng dài đã được cắm vào một cái cọc giậu dưới bóng cậy, ban đêm xa trông hệt hình người đứng.
Các cô cứ bì bõm dưới nước, không dám ló mặt lên nữa. Chúng tôi nghĩ thương hại, bảo Căn cất cái áo bù nhìn đi. Căn cười:
- Mấy khi được dịp thế này. Mà giá bây giờ có cất cái áo đi, dứ thỉnh các cô cũng chẳng dám lên để dẫn xác đi qua đây về nhà.


* * *


Văn ngừng kể. Cả bọn cười rũ rượi.
Thịnh hấp tấp:
- Thế sao nữa hở anh?
Văn:
- Chúng tôi cũng không biết ra sao nữa. Vì bấy giờ đã khuya hơn thế này nhiều. Đến gần hai giờ sáng. Chúng tôi buồn ngủ đếp díp cả mặt lại mà tròng xuống sông vẫn thấy những cái bóng người lập lờ và lặng im.
- Tội nghiệp, dễ thường các cô phải ở đến sáng?
Hải trợn mắt:
- Ồ, đến sáng? Đến sáng thì chết. Sao nữa?
- Rồi chúng tôi về đi ngủ, cũng lấy cả cái áo dài trắng về. Đời nào các cô dám ở tô hô đến sáng. Nó lại ác một cái, trừ con đường độc đạo qua nhà Hiếu - mà cố nhiên các cô sợ người rình không dám đi qua - muốn vào trong xóm, không còn lối rẽ nào khác. Có lẽ rồi các cô lội theo dọc sông, xé rào một vườn rau nào đó, chui lên rồi lẩn vào đầu xóm trên. Vì thấy chó trong xóm cứ cắn đổ xô về một phía. Hôm sau, mụ chủ vườn nheo nhéo chửi mãi đứa kẻ trộm chui qua vườn giẫm nát mất luống rau.
Trúc đoán:
- Có lẽ các cô ấy bò?
Văn reo lên:
- Chính thị. Vì sợ sáng trăng mà đi cao lênh khênh quá! Chúng tôi ra xem. Mấy luống cà, luông cải đổ có cả vết chân lẫn vết tay. Từ đấy, các cô cạch không đi tắm đêm, mà cũng chừa không dám ví von với chúng tôi nữa. Có lẽ các cô đoán ngờ ngợ. Hễ gặp đâu, mặt các cô đỏ như cà chua chín rồi lẩn mất.


H Ế T
 
Năm tôi mới về trường tiếng tăm anh đã nổi như cồn. Đó là một nhà giáo bậc thầy, rất tài hoa. Chúng tôi trưởng thành lên một phần cũng nhờ anh giúp đỡ, ví như anh khuyên: “Trong mỗi bài văn, các cậu gắng tìm cho ra một cái gì đó, dù rất nhỏ nhưng hoàn toàn mới mẻ mà sách giáo khoa, thậm chí giới nghiên cứu văn chương chưa sờ tới”.

Tôi dự giờ nhiều người dạy bài thơ Thăm lúa của nhà thơ Trần Hữu Thung nhưng chưa thấy ai như anh: ngoài những nét chung sách vở đã nói, anh còn cho thấy bài thơ là bức tranh đẹp với cận cảnh đặc tả một bông lúa chín vàng đọng sương long lanh nổi lên giữa viễn cảnh đồng quê ban mai; từ đó anh quay sang nói đôi nét về phép vẽ tranh và thế nào là “thi trung hữu họa” khiến mọi người phục lăn...

Có hôm anh mở đầu bài giảng bằng câu lạ hoắc: “Bài thơ này không hay mong các em cố gắng tiếp thu”, ấy thế rồi anh cũng mang lại cho học sinh một cái gì đó đúng là mới mẻ khiến chúng không đến nỗi chán bài thơ ấy lắm...

Anh làm thơ, vẽ tranh nhưng thơ không gửi đăng báo, tranh cũng chỉ để treo hoặc đem tặng. Tôi cam đoan thơ tình của anh hay hơn nhiều thứ thơ phú vẫn đọc thấy đây đó. Nhiều nữ sinh nay đã thành bà nội bà ngoại vẫn còn lưu thơ anh trong sổ tay, mỗi lần giở ra lại nhớ ông thầy tài hoa, một nghệ sĩ đứng ngoài sân chơi nghệ thuật.

Một hôm, sau khi phải chứng kiến cảnh mấy cô giáo to tiếng với nhau quanh chuyện tiền nong, anh hỏi chúng tôi:

- Trên đời cái gì bẩn nhất? - anh bảo tôi đưa ví cho anh. Lôi trong chiếc ví lép kẹp của tôi ra mấy đồng tiền nhàu nát, ném lên bàn, anh hỏi tiếp - Các cậu ngửi thấy mùi gì không nào?

Nắm tiền giãn ra từ những đường gấp xiên xẹo lâu ngày và một thứ mùi khắm đặc bốc lên, xộc vào mũi. Thì ra không gì thối bằng tiền!

- Trông này - anh đưa một tờ bạc lên soi qua ánh sáng - tờ bạc màu gì? Màu chiếc cổ áo lâu ngày không giặt, màu cống rãnh, màu lông chuột... Đồng tiền này được ra đời từ một nhà máy, có thể từng được trang trọng đặt lên nơi tôn nghiêm nhưng lại suốt đời bị nhấn chìm trong thế giới người, từng bị nghẹt thở những nơi chốn không ánh sáng, lộn mửa, nó in dấu bao bàn tay, sạch sẽ và bẩn thỉu, vô tư và tội lỗi, nó mang trong mình hàng lô vi trùng bệnh tật...

Lần nọ, anh lại đố chúng tôi:

- Vì sao sinh ra cái ví da có dây kéo? Là để cất tiền và để bịt chặt lấy mùi tiền khú khắm, không cho nó bốc ra ngoài. Này, các cậu ngồi với con gái mà để nó ngửi phải mùi tiền, lại tưởng anh này thối tai thì vứt!

Tôi giật mình, từ đó sinh ra hãi tiền, rồi học anh, chỉ giữ lại những đồng tiền mới, thứ đã nhũn ra, đã bốc mùi là tìm cách cho thoát khỏi người không tính toán.

Gần bốn chục tuổi anh mới lấy vợ. Trước đó anh có yêu mấy đám, không nữ sinh cũng cô giáo hoặc cán bộ nhân viên nhà nước. Thế nhưng vợ anh lại là một cô hàng vải, học hành chắp vá, sắc diện cũng thường, chẳng hiểu sao anh mê; hay cái “nửa” đầy chất thơ ở anh đã tìm thấy “nửa” còn lại nơi chợ búa ấy? Nhưng họ rất thương nhau. Và anh vẫn như xưa: ăn mang lịch sự, chải chuốt, vẫn làm thơ và vẽ tranh, vẫn chơi tiền sạch. Vợ anh rất tâm lý, biết tôn trọng những sở thích riêng của chồng; không rõ anh có thấy khó chịu với túi tiền của vợ mà anh vẫn gọi đùa là “túi càn khôn khó ngửi” không
 
Thế rồi đời anh bỗng ngoặt sang một lối rẽ đầy chông gai. Dạo đó đâu khoảng cuối những năm 1980; nghe tin nhà thơ V. từ Hà Nội vào, hiện mấy nơi đang mời đọc thơ, anh liền tìm cách liên hệ mời ông về chỗ mình chơi. Nhờ chúng tôi dạy thay, anh đưa V. đi đọc thơ ở một số cơ quan, đơn vị liền mấy ngày.

Nhà thơ V. vốn có chất giọng “quảng trường”; cứ đọc thơ một lúc, lại dốc cạn một ly rượu tăm, rồi sang sảng đọc tiếp như thể nhập đồng. Hội trường lúc càng đông, người ta bâu cả lên cửa sổ để nghe thơ; còn trẻ con thì lân la từ xa đến gần cuối cùng ngồi vây lấy chân bục gỗ, có đứa còn cả gan vuốt râu nhà thơ bởi ông nuôi một bộ râu lốm đốm bạc và dài như râu Quan Công. Đó là một nhà thơ cao niên, khá nổi tiếng nhờ tài năng và những lận đận do “tai nạn nghề nghiệp”.

Ông từng bị ghép vào nhóm Nhân Văn, phải đi cải tạo lao động ở các công, nông trường, phải in thơ bằng nhiều bút danh khác nhau để sống... Đến thời đổi mới, ông được chiêu tuyết, được trả lại mọi giá trị nhưng nhiều người vẫn nheo mắt cảnh giác nhìn ông. Thế nên việc ông đi đây đó nói chuyện, đọc thơ đã thành ra “vấn đề”; và những ai gần gũi, chơi bời hoặc đưa đón, giới thiệu ông trước đám đông đều bị “có ý kiến”!

Sau khi nhà thơ V. rời khỏi địa phương, anh bị cấp trên gọi lên làm bản tự kiểm. Hai ngày ngồi trước trang giấy trắng, đốt hết bốn gói thuốc, anh chẳng biết viết gì. Một đời ta chẳng lừa ai, làm sao giờ đây lại phải tự dối mình? Anh gãi đầu gãi mũi ngồi nhìn khói thuốc bay vằn vèo. Thế là khuyết điểm càng nặng bởi chẳng những đã làm chuyện sai trái, lại không chịu thành khẩn nhận lỗi.

Để tỏ sự nghiêm minh, người ta giáng cho anh một cái quyết định tóe lửa: hạ một bậc lương, đình chỉ giảng dạy, chuyển việc khác! Trường chuyển anh xuống bộ phận thư viện; theo phân công của bà thủ thư, từ đó ngày ngày anh chui vào kho sách cũ sắp xếp lại “nền văn hóa nhân loại” bị bỏ quên, đầy bụi. Nhiều khi anh ngồi hàng giờ trong xó, một mình đọc lại vài trang sách cũ, lòng chạnh thương bao số phận bị dập vùi...

Được nửa năm, nhân có chủ trương tinh giản biên chế thế là anh xin nghỉ theo chế độ “về một cục”. Ai cũng khuyên chịu khó đợi ngày trở lại bục giảng, nhưng anh không nghe. Con người quen khinh bạc mọi nhỏ nhen, thấp hèn ấy làm sao chịu theo lề thói? Anh gọi chúng tôi tới nhà, ôm ra cả chồng to giáo án, những sáng kiến kinh nghiệm, những tham luận tại các hội nghị chuyên môn từ bộ tới sở, bảo “các em mang về mà dùng kẻo phí”. Từ đó, anh chia tay luôn với thú làm thơ, vẽ tranh, ngày ngày chở hàng ra chợ giúp vợ.

Nhiều hôm tôi thấy anh ngồi rất lâu ở một góc khuất trong quán cà phê đầu phố nhìn thiên hạ tất tả ngược xuôi. Bấy giờ quê tôi rộn ràng không khí xây nhà máy ximăng, nhà máy đường, phố huyện đông nghẹt người qua lại, xe cộ chạy mù trời, chợ huyện phải mở ra tận bờ sông. Nhiều người bung ra làm ăn táo bạo. Thế là vợ chồng anh cũng làm một cuộc đổi thay, chúng tôi trông mà hoảng.

Quầy vải của chị Nga chiếm cả một vùng trung tâm chợ huyện; ấy mà họ đùng đùng gọi người tới sang tên, thu nợ nần, dồn vốn liếng mở một cửa hàng thịt dê sát bờ sông, trước mặt là ngã tư, sau lưng là lối vào cổng chính của chợ. Anh là người nảy ra ý tưởng, nhưng phải nhận chị là con người vô cùng chịu khó, giàu bản lĩnh. Chị đi khắp nơi học hỏi, tìm hiểu, giải quyết mọi thủ tục khá nhiêu khê, eo sèo rồi thuê thầy thợ, mướn người làm. Hôm anh chị khai trương nhà hàng, chúng tôi có được mời nhưng không dám tới, chỉ gửi hoa chúc mừng.

Nghe đồn hàng đông khách. Vậy là ông giáo dạy văn nổi tiếng tài hoa thành gã đồ tể rồi chăng? Bàn tay cầm tiền sạch xưa nay giờ nhuốm mùi cái cổ áo lâu ngày không giặt rồi chăng?

Do hoàn cảnh, tôi theo gia đình vào Nam dạy học. Chẳng dính líu gì vụ nhà thơ V., nhưng từ hồi anh vấp ngã, tôi cũng đâm chán, và cuộc ra đi đã nhẹ nhàng để lại không ít vướng bận với cố hương biết bao gắn bó.

* * *
 
Tôi ít về quê, có về cũng không ở lại lâu, nên trên chục năm rồi chưa gặp anh. Dẫu vậy mọi tin tức nơi anh tôi vẫn biết. Anh đã xây được nhà lầu, con gái đầu lòng đang du học bằng tiền túi ở Úc... Con người ấy đã đổi thay hoàn toàn, tháng ngày chí thú làm ăn, ví tiền dày cộp nhét căng túi quần. Mừng cho anh, tuy trong thâm tâm tôi vẫn thấy có gì như mất mát. Thật tiếc, giá không có cái “vụ” không đâu kia... Mà thôi, đổi thay là lẽ thường, thậm chí anh còn có quyền sung sướng bởi đã ngoi lên từ trong bèo dạt mây trôi, trong họa đã tìm thấy phúc.

Lần về quê này tôi đến thăm anh. Tôi rủ mấy người bạn cũ đi cùng. Anh béo hẳn ra, tóc muối tiêu, một hàng ria đậm trên môi. Bàn tay anh xưa gầy guộc, trắng trẻo, nay tròn trịa. Uống cạn chén nước, anh đưa chúng tôi ra nhà hàng, gọi là để cho biết. Chúng tôi chen bước theo anh vào nhà hàng càng về chiều càng đông; lúc lúc anh lại phải dừng chân bắt tay, cười nói với khách quen; xưa giọng anh nhỏ nhẹ, giờ bể ra, lại khá thành thạo tiếng lóng của dân ăn nhậu.

Bao quanh là một không gian nhuốm màu đời thường bụi bặm với mái lá, cột kèo ám khói, những bộ bàn ghế xỉn đen, mùi xào nấu bốc lên từ gian bếp lửa cháy rừng rực và bầy em gái bưng bê vào ra khó tránh khỏi những cú véo má, quệt mông của đám thực khách mồm láng mỡ. Anh dẫn chúng tôi vào biệt phòng dành cho người ưa yên tĩnh. Chỉ một loáng, trên bàn đã đầy ụ các món dê tái, nướng, lẩu, nhúng, bánh đa, rau mùi, ớt quả, tỏi nhánh, gừng, sả, nước chấm, mắm tôm, rượu tiết dê màu hồng ngọc...

Anh thong thả kể chuyện làm ăn. Sở dĩ hàng anh ăn đứt thiên hạ chỉ nhờ một món là món nước chấm. Hai năm đầu làm ăn xập xệ, tưởng phải dẹp tiệm. Thế rồi vợ chồng làm một chuyến ra Bắc, vô Nam học hỏi, đi sâu vào “chuyên ngành” nước chấm, từ đó chế ra sản phẩm riêng của mình, không ai biết bí mật tay nghề, không thể cạnh tranh nổi.

Theo anh, chị Nga là một tài năng làm ăn, một nhà ngoại giao và là người vợ đảm đang... Còn nhớ hồi anh mới tìm hiểu chị, trong trường nhiều người thấy lạ, bởi hai bên như sống dưới hai trời. Anh biết xung quanh nghĩ gì và thời gian đã trả lời giùm anh. Riêng tôi có lẽ do ở xa, giờ anh mới có dịp hé mở để tôi hiểu rõ ngọn ngành.

- Cậu chưa biết mình lập gia đình trong hoàn cảnh nào nhỉ? - anh hỏi tôi, rồi trả lời luôn theo thói quen - Đúng là đời bắt nguồn từ những hoàn cảnh không ngờ tới. Một hôm ra chợ, tình cờ nom thấy một cô nàng ngồi trong quầy vải với mái tóc dày trùm kín đôi vai, tràn xuống ngực khiến mình chợt nhớ tới một người đàn bà trong tranh của nhà danh họa Leonard de Vinci, nàng La Joconde, người đẹp mình hằng tôn thờ. Mọi chuyện bắt đầu từ đó.

Từ gian bếp chị Nga xuất hiện sau câu nói của anh như trong một kịch bản. Đó là một phụ nữ khỏe mạnh, uyển chuyển, đầy nữ tính; đặc biệt mái tóc dày như mây, hẳn khéo chiều chồng nên lúc nào cũng rẽ đôi từ một đường ngôi thẳng tắp, thả rơi đầy vai tràn xuống khuôn ngực rám nắng, sung mãn. Chị tươi cười bước tới, kéo ghế ngồi vào, chọn gắp thức ăn lên bát cho mọi người, hỏi han tỉ mỉ chúng tôi. Chúng tôi khen món ăn ngon, khách ăn đông; thế là chị chuyển mọi chiến công sang cho anh. Quả thực, tôi chưa thấy đôi vợ chồng nào hồn nhiên đến vậy. Họ nói về nhau thật lòng, vô tư, không khoác lác, cũng chẳng cần khiêm tốn vờ vịt.

Không khí cuộc vui xui tôi hỏi chị một câu không phải không đúng lúc:

- Xa anh chị mười mấy năm rồi, chẳng bao lâu nữa chị cũng sẽ lên chức bà rồi, vậy cho em hỏi câu này: thuở ấy anh chỉ là một nhà giáo, giỏi giang đấy nhưng rất nghèo; vậy chị chấp nhận anh bởi mến tài anh chăng?

Chị Nga lại cười, rồi trả lời, giọng tỉnh rụi:

- Tôi nghe thiên hạ đồn đó là một ông thầy kỵ mùi tiền là thứ mà tôi thấy rất thơm. Thế là tôi quyết định phải cải tạo cái mũi giúp ông ấy, bởi nếu để lâu nhất định ông thầy của các chú sẽ tịt mất lỗ thở!

Chúng tôi lăn ra cười trong khi chị dốc cạn chén rượu, giơ cao cái chén không lên trời lắc lắc rất sành điệu, rồi đứng dậy:

- Anh em cứ uống thoải mái. Tôi bận hai bốn trên hai bốn. Cho tôi xin phép.

Câu đùa của chị đã vô tình khơi ra điều không ai muốn đụng tới lúc này. Chúng tôi đâu dám nhẫn tâm nhắc chuyện xưa như chạm vào vết thương lòng của anh khi anh đã bỏ lại đằng sau tất cả, đã tự nguyện chung sống với đồng tiền và hẳn mùi tiền cũng không còn làm anh khó chịu nữa! Chẳng biết anh có hiểu cho chúng tôi không, bởi việc gì phải ngạc nhiên trước mọi biến cố. Chính thời gian cũng đã giúp tôi bao bài học đích đáng nếu không muốn bị gạt sang bên lề đời. Sống giữa đất Sài Gòn, tại sao tôi không chịu hiểu tiền là gì?

Bốn thầy trò ngồi lặng giữa náo động ồn ào cùng mùi khói, mùi thịt, mùi người khi đã no nê đến ợ ra. Cục yết hầu khá to nơi cổ anh lượn xuống lượn lên trong khi anh dùng ngón tay chấm vào ly nước vẽ lung tung lên mặt bàn. Tôi chợt nghĩ, tận trong thẳm sâu, hình như anh vẫn lạc lõng với cái thế giới này! Lúc sau, anh ngẩng lên nhìn ra ngoài trời, giọng xa xăm:

- Ôi! Cái thời vô tư lự! Ta khinh bạc hết thảy, trừ cái đẹp. Ta sợ mùi tiền như sợ mùi xác chết. Nhưng mà... thật oan cho tờ bạc rách! Sạch hay bẩn đâu phải ở tiền, mà ở cách kiếm tiền và cách sử dụng tiền mà thôi! - anh mỉm cười, lắc đầu - Tivi vừa đưa tin vị quan tham nọ bị khám nhà, tủ nhà ông có một khối tiền giấy polime mới tinh, nhưng xin lỗi, nó rất nặng mùi. Còn chẳng giấu gì mấy em, anh chị cũng có tiền nhưng không mua bất động sản, chỉ dành cho các cháu học hành...

Anh khoát tay một vòng quanh đám thực khách vào ra, nói tiếp:

- Anh chị phải lăn lộn ngày đêm để kiếm tiền, nhưng bảo đảm chỉ “chơi tiền sạch”, kiểu “sạch” như đã nói. Bà ấy bảo “mùi tiền thơm” là nói theo nghĩa lành mạnh hoàn toàn. Đó chính là cái giúp anh chị thương nhau lâu bền, con cái và hàng xóm mến phục. Nhưng ở đời cái gì lại không có giá; giữ được mình trong môi trường khói bụi thật chẳng khác gì đi xiếc trên dây... Nào, uống đi các em!

Chúng tôi ngồi tàn chiều nghe anh nhắc lại bao kỷ niệm, từ những ngày đánh Mỹ gian nan tới thời hòa bình vui tươi nhưng bữa ăn vẫn khoai sắn cõng cơm. Anh chưa quên thời trai huy hoàng chỉ tiếc là rơi vào cực đoan. Nhưng... chớ đòi hỏi nhiều ở con người!

Trước lúc chia tay, tôi nói với anh là nhà thơ V. đã mất hồi đầu năm.

- Vậy à? - Anh nói với giọng tiếc thương rồi bất chợt gõ bát ngâm nga: “Kiều rằng những đấng tài... hoa... ư... hừ... thác là thể phách... ư... còn là tinh... ư... anh... ư... hư... hừ... ư... ừ!...”.n

Truyện ngắn của HOÀNG THÁI SƠN
_________________
 
Độc thoai_Hương Ngọc

Để "trả nợ" cho cơ quan - Tôi "rớt" vào lớp luyện thi chứng chỉ A Anh Văn theo kiểu "gió đùa ngọn cỏ". Tôi thấy mắc cỡ vì ... mình già quá! Đã hai mươi tám tuổi đời rồi, mà tôi chẳng có cái bằng cấp nào có thể giữ cho tôi một chỗ đứng tạm vững chân trong cuộc đời . Cứ mỗi khi tôi "lượm" được một chiếc giấy chứng nhận hay một tấm bằng nào đó thì ... thiên hạ đã bắt đầu nhìn nó bằng nửa đuôi con mắt nheo chê đứt! Vậy là ... lại bắt đầu chuyến "viễn du cùng tưởng tượng" với công dã tràng (cho đến cuối cuộc đời chắc). Mệt đứt hơi!
Nó thì có ưu thế hơn tôi nhiều - Nó còn trẻ - Mới hai mươi hai tuổi, dễ nhìn, dễ thương nhưng lại khó gần! Mà tôi thích nó! Nó nói chuyện tự nhiên với tất cả mọi người, đôi khi cười ra vẻ vui thích lắm, nhưng...đó chỉ là xã giao . Trái tim của nó đóng cửa kín bưng. Tôi cảm thấy và tin chắc như vậy . Chẳng ai biết chút gì về nó, ngoại trừ một cái tên.

Vậy mà có lần đứng ở hành lang chờ đợi ông thầy đi dạy trễ (vì bất kỳ lý do nào đó có thể có), nó lại trầm ngâm, bẻ nhè nhẹ ngón tay tôi:
-Chị thích em, có phải không?

Tôi trả lời theo thói quen ậm ờ của "người lớn":
-Ai nói ?

Nó nghiêng đầu, cười thật hồn nhiên:
-Mắt chị, nhìn vào mắt chị em đoán được.

Tôi hơi bực mình vì sự thông minh của nó.
-Có sao không vậy ?

Lần này thì nó cười thành tiếng:
-Không! Em cũng thích chi..

Mấy tiếng "Em cũng thích chị" nó phát âm thật rõ ràng và bình thản, không tự ái dấu che . Đó là ưu thế thứ hai của nó- Sự chân thật!

Mọi người ở lơ"p hỏi tôi "Diên quen thân với nó lắm ha?? Nhỏ đó có vẻ kiêu kiêu!" Tôi mỉm cười "Tôi thích nó!" Thiên hạ nhún vai, nhưng mà tôi hài lòng, bởi vì ... tôi đã mạnh dạn cởi bỏ lớp mặt nạ tình cảm của mình. Nhờ nó đấy .

Gần cuối khóa, sắp thi . Nó thỏ thẻ với tôi:
-Chị lo lắm ha??

Tôi cười cười:
-Không phải lo mà là ngại, chị không có đủ thời gian để bắt đầu lại ở bất cứ mọi cái . Với lại, chị cũng có cái tự ái của chị nữa chứ!

Nó chớp mắt:
-Em không sợ!

Nhìn vào mắt nó tôi thấy đằng sau mấy cái "Em không sợ" là cả một quá trình vật lộn, ít nhất nó cũng phải trải qua vài lần ngã đau và bây giờ đã tự biết xoa thuốc đỏ cho các vết thương.

Mặc dầu tôi với nó giống nhau về mặt cơ bản, cũng là dân "học nhảy"-Học chưa xong chương trình đã vội ôn thi . Kiến thức thì lem nhem đầy lỗ hổng, thời gian thì đứt đoạn, học nửa chừng, bỏ mặc đâu đó vài ba năm, trở lại học tiếp (vậy mà dám "chễm chệ" ngồi vào lớp luyện thi). Ông thầy vẫn nhìn chúng tôi bằng nửa mắt chê bai cộng với nửa mắt nghi ngờ. Mấy nhỏ này đi thi cầm chắc động từ "rớt". Nhưng ... nó có vẻ thông minh, tự tin, còn tôi thì không!

Cái hôm trước khi chia tay ai vào phòng thi nấy, nó còn cười cười với tôi:
-Chị yên tâm đi, chúng ta sẽ đậu mà. Dĩ nhiên là ở mức điểm trung bình thôi .

Nó đoán trúng. Chúng tôi qua được vòng một một cách êm thấm. Còn lại vòng hai . Tôi thấy ớn nhưng nó an ủi:
-Em không sợ và chị cũng không sợ, có phải không?

Có trời biết được phải hay là không. Thực tình là tôi sợ thì ít mà... mắc cỡ thì nhiều . Lũ bạn ở cơ quan, chúng nó sẽ cười tôi nếu tôi bước trở lại từ đầu . "Ê" lắm!

Rồi vòng hai cũng qua . Lại đậu . Lại trung bình. Nó rủ tôi đi ăn kem. Ngồi ở quán kem, nó nhìn ra ngoài trời, mưa nhẹ, rưng rưng như nỗi nhớ trong mắt nó:
-Trước kia em học giỏi lắm, chị tin không?

Tôi nghe lòng mình nghẹn thắt. Ai mà chẳng có một thời . Nhưng rồi, thực tế cuộc đời cọ xát mãi, con người ta đâm "khờ khạo" dần vì chóng mặt, vì cứ phải quay đôi chân nhỏ bé theo vòng quay cuộc đời và thế là... học hành tạm bợ chỉ để đối phó, để "trả nợ", để...Tôi nghe giọng nó nói mà như nghe giọng của mình:
-Trước kia em ham học lắm, và cứ mỗi lần vào mùa thi em lại hy vọng, toàn là những hy vọng xanh dễ thương- Nhưng mà...

Tôi siết tay nó, lúc này thì đứng trước tôi, nó ngây thơ lắm:
ĐDừng buồn, còn cả một mùa thi dài dành cho chúng ta mà, cái mùa thi trường đời gai góc hơn nhiều, và khó "đậu" lắm. Nhưng lại không được để rớt. Em có hiểu không?

Nó ngước nhìn tôi, mắt đã ngân ngấn nước:
-Em biết. * **

Nó bắt đầu có việc làm chính thức, dầu chỉ ở dạng hợp đồng và thu nhập không cao, nhưng tạm sống được. Nó tìm tôi chỉ để hỏi:
-Chị học nữa không? Để thi tiếp chứng chỉ B đó mà.

Tôi hơi mệt mỏi:
-Có lẽ học.

Nó nghiêng đầu:
-Phải chắc chắn chứ, học để còn có thể dự thi ở trường đời nữa . Xác suất đậu ở đây thấp lắm! Em chờ chi..

Nó quay đầu xe, đạp nhanh sau cái vẫy tay . Đã lâu rồi tôi mới lại có một ai đó chờ đợi mình cùng vào mùa thi . Dẫu không có phượng, không có lưu bút, không có giọt mực rớt vô tình làm lem áo, nhưng tôi vẫn thấy xôn xao . Mùa thi! Cám ơn em, cô bé nhỏ nhắn, chân thật đã đứng đợi tôi ở trường thi với một bản ngã tự tin. Tôi sẽ nhập cuộc, nhất định lại nhập cuộc để cố gắng chiến thắng nó - Cái mùa thi trong và ngoài cổng trường xanh xanh lá cỏ
 
Cánh rừng trong gương- Kawabata Yasunari

O-kayo không hiểu tại sao một người có thể tự mình đi tàu, rồi từ nhà ga ngoại ô về tận đây lại phải cần nắm tay đắt đi trên con đường trở ra nhà ga. Nhưng, cho dù nàng không hiểu đi nữa thì chuyện đó cũng đã trở thành bổn phận của nàng rồi. Lần đầu tiên khi Tamura tìm đến nhà, mẹ nàng đã bảo: - O-kayo, đưa ông ấy ra ga đi con.

Khi đi ra khỏi nhà, Tamura chuyển cây gậy dài sang tay trái, rồi mò mẫm tìm bàn tay của O-Kayo. Khi nhìn thấy bàn tay gã quờ quạng mơ hồ trên ngực nàng, O-Kayo đỏ bừng mặt, chỉ còn cách chìa bàn tay của mình ra.

- Cám ơn. Em vẫn còn là một cô bé, - Tamura nói.

O-Kayo tưởng rằng nàng cần phải giúp gã bước lên tàu, nhưng khi đã lấy vé xong và đã ấn một đồng tiền vào lòng bàn tay nàng, Tamura nhanh nhảu đi qua cổng soát vé một mình. Gã lần bước theo con tàu, không ngừng lướt bàn tay trên hàng cửa sổ, tiến về phía cửa lên xuống. Cử động của gã rất thành thục. Dõi theo đó, O-Kayo cảm thấy yên lòng. Khi con tàu xuất phát, nàng không thể không mỉm cười. Nàng thấy dường như có một năng lực kỳ lạ nơi các dấu ngón tay của gã, như thể đó chính là đôi mắt gã vậy.

Còn nhờ một chuyện. Bên cửa sổ thắp sáng nắng chiều, chị nàng là O-Toyo đang ngồi chỉnh lại phấn son.

- Anh có thấy bóng gì trong gương? - Nàng hỏi Tamura. Ngay cả O-Kayo cũng thấu rõ ác ý của chị mình. Chẳng phải là chính O-Toyo, đang điểm phấn to son lại, ánh hình trong gương đó sao?

Nhưng nỗi hiểm ác của O-Toyo chẳng qua là cô tự say mê bóng mình. “Một người đàn bà đẹp như thế này mà lại quá tốt với anh kia đấy”, giọng cô đầy ẩn ý bao vây Tamura.

Từ chỗ ngồi của mình, Tamura lặng lẽ nhích đến bên cô. Gã bắt đầu ve vuốt mặt gương bằng các đầu ngón tay của mình. Rồi với hai bàn tay, gã xoay đài gương.

- Này, anh đang làm gì thế?

- Soi bóng cánh rừng.

- Rừng?

Như thể bị gương thu hút, O-Toyo lê đầu gối đến trước gương.

- Nắng chiều đang chiếu qua cánh rừng.

O-Toyo nhìn Tamura với vẻ ngờ vực khi gã lướt đầu ngón tay trên mặt gương. Cười nhạt, cô xoay đài gương về chỗ cũ. Một lần nữa, cô chăm chú điểm trang.

Nhưng O-Kayo thì ngạc nhiên vì cánh rừng trong gương. Đúng như Tamura đã nói, mặt trời lặn đang chiếu một ánh sáng tím mờ xuyên qua những ngọn cây cao lớn trong rừng. Những chiếc lá mùa thu to rộng, bắt ánh nắng từ phía sau, chiếu ngời lên, trong suốt và ấm áp.

Đó là một buổi chiều vô cùng êm ả vào ngày mùa thu ngát hương. Dù vậy ấn tượng về cánh rừng trong gương rất khác với một cánh rừng thật. Có lẽ vì cái mong manh êm dịu của ánh sáng, như lọc qua tơ lụa, không phản ánh được, nên ở đấy có cái gì đó mát trong sâu thẳm, tựa hồ như đấy là một phong cảnh ở đáy hồ.

Cho dù O-Kayo vẫn nhìn thấy một cánh rừng thật từ cửa sổ nhà nàng mỗi ngày, nàng có bao giờ chăm chú ngắm nhìn đâu. Nghe người đàn ông mù diễn tả, dường như nàng thấy lần đầu tiên trong đời một cánh rừng.

Tamura thật sự nhìn thấy cánh rừng đó thiệt sao, nàng tự hỏi. Nàng muốn hỏi gã xem gã có biết sự khác nhau giữa một cánh rừng thật và một cánh rừng trong gương. Bàn tay gã đang ve vuốt gương, đối với nàng sao mà huyền bí.

Do vậy, khi bàn tay nàng bị Tamura nắm lấy lúc ra ga, nàng bỗng nhiên hoảng sợ. Nhưng vì điều đó cứ lặp lại như một phần hiển nhiên trong phận sự của nàng mỗi khi Tamura đến nhà, rồi nàng cũng quên nỗi sợ ấy.

- Ta đang đi ngang qua hàng trái cây, phải không?

- Đến cửa hàng tang ma rồi à?

- Chưa tới hàng đậu ư?

Mỗi lần đưa đắt gã đi trên đường, Tamura vốn không phải lúc nào cũng đùa cợt, lại càng không phải lúc nào cũng nghiêm trang, thường hay hỏi những điều như thế.

Về phía bên phải, có hàng thuốc lá, trạm kéo xe, hàng giày dép, hàng giỏ mây, quầy bán cháo đậu đỏ với bánh đúc.

Về phía trái là hàng rượu, hàng vớ, quán mì, quán sushi, hàng gia dụng, hàng mỹ phẩm, phòng răng - đúng như O-Kayo đã chỉ dẫn cho gã biết. Tamura nhớ rõ thứ tự các cửa hiệu dọc theo sáu, bảy dãy phố trên đường ra ga.

Gọi lên từng tên cửa hiệu ở hai bên đường khi đi ngang đã trở thành một trò chơi quen thuộc của gã. Do vậy, có gì mới ở hai bên đường, như một cửa hàng mỹ thuật Nhật hay một khách sạn kiểu Tây phương, O-Kayo đều báo cho Tamura hay. Nghĩ rằng Tamura bám vào trò chơi u buồn này để làm nàng ngạc nhiên, O-Kayo vẫn lấy làm lạ rằng gã biết mọi ngôi nhà bên đường cứ như người sáng mắt. Nhưng, dù nàng không nhớ từ bao giờ, trò chơi đã trở thành một tập quán.

Có lần, khi mẹ nàng nằm bệnh, Tamura hỏi: - Hôm nay có hoa giả ở cửa hàng tang ma không?

Như thể bị dội nước lên mình, O-Kayo hoảng hốt nhìn Tamura.

Lần khác, bỗng nhiên gã hỏi: - Đôi mắt của chị em đẹp lắm nhỉ?

- Vâng, rất đẹp.

- Đẹp hơn mọi người khác?

O-Kayo im lặng.

- Đẹp hơn đôi mắt em chứ, Kayo?

- Nhưng làm sao mà anh biết chứ?

- Thế nào à? Người chồng của chị em bị mù. Kể từ khi chồng chết, cô ấy cũng chỉ biết có người mù. Và mẹ của em nữa, là mù. Thì tự nhiên chị của em sẽ nghĩ là mắt mình tuyệt đẹp.

Không hiểu sao những lời này chìm sâu vào trái tim O-Kayo.

“Lời nguyền mù kéo dài ba thế hệ”. O-Toyo thường thở dài mà nói vậy cho mẹ nàng nghe thấy. O-Toyo sợ sinh con với một người đàn ông mù. Cho dù đứa bé không mù đi nữa, nàng vẫn có cảm giác rằng nếu nó là gái, biết đâu lại trở thành vợ của người mù.

Chính nàng đã lấy một người mù bởi vì mẹ nàng mù. Mẹ nàng, chỉ quen biết các tay xoa bóp mù, sợ viễn cảnh phải có một chàng rể sáng mắt.

Sau khi chồng O-Toyo qua đời, nhiều người đàn ông khác nhau đã ngủ lại qua đêm trong nhà nhưng ai nấy đều là người mù. Họ nhắn nhe nhau. Gia đình e ngại rằng nếu họ bán thân cho ai đó không mù, họ sẽ bị bắt giữ mất thôi. Cứ như thể là tiền trợ cấp cho người mẹ mù phải đến từ chính những người mù.

Một ngày kia, một tay xoa bóp mù đã đưa Tamura đến.

Tamura không phải là đồng nghiệp của các tay xoa bóp mà là một thanh niên giàu có. Đồn rằng gã cho một trường học của người mù và người điếc hàng ngàn đồng yên.

Sau đó, O-Toyo đã biến Tamura thành người duy nhất bao cô. Nhưng cô đối xử với gã như với một tên khờ. Tamura, lúc nào cũng có vẻ cô đơn, thường trò chuyện với người mẹ mù lòa. Những lúc như thế, O-Kayo lặng lẽ và chăm chú nhìn gã.

Mẹ nàng chết vì bệnh.

- Giờ thì, Kayo, chúng ta đã thoát khỏi cảnh bất hạnh mù tối. Chúng ta sống cảnh đời sáng, - O-Toyo bảo nàng.

Không bao lâu, một đầu bếp từ khách sạn kiểu Tây phương lui tới nhà nàng. O-Kayo thu mình lại sợ hãi trước sự thô bạo của người sáng mắt như hắn.

Thế rồi cũng đến lúc O-Toyo chia tay cùng Tamura. Lần cuối cùng, O-Kayo đưa dẫn gã ra ga. Khi con tàu đã xa, nàng cảm thấy cô đơn như thể đời nàng đã tận. Lên chuyến tàu kế tiếp, nàng đuổi theo Tamura.

Nàng không biết gã sống nơi nào, nhưng nàng có cảm giác rằng nàng sẽ nhận ra con đường của người đàn ông mà bàn tay gã nàng đã nắm nhiều lần đi đến đâu.
 
Bất tử - Kawabata Yasunari

Một ông già và một thiếu nữ sóng bước bên nhau.

Có một chút kỳ lạ ở họ. Họ nép mình vào nhau như thể là tình nhân, cứ như không cảm thấy khoảng cách sáu mươi năm tuổi đời của họ.

Ông già thì lãng tai. Nào có nghe rõ lời cô gái. Nàng mặc chiếc váy hakama màu hạt dẻ với một manh kimono tím trắng vẽ hoa văn mũi tên rất đẹp. Tay áo dài tha thướt. Còn ông già thì ăn mặc như một thôn nữ đang cắt cỏ trên đồng dù không quấn xà cạp. Tay áo hẹp và quần bó quanh mắt cá chân trông giống xiêm y nữ. Quanh eo lưng gầy thì áo trở nên thùng thình.

Họ băng qua sân cỏ. Một tấm lưới thép cao đứng chắn trước họ. Đôi tình nhân ấy dường như không nhận thấy rằng họ sẽ đi thẳng vào trong lưới nếu như họ cứ bước song hành. Chân họ chẳng dừng, mà đi xuyên qua tấm lưới như một làn gió xuân.

Đã bước qua rồi, cô gái mới để ý đến tấm lưới. Nàng nhìn ông già: “Shintarô, anh cũng đi xuyên lưới được à?”. Ông già không nghe nàng nói gì, chụp lấy tấm lưới thép: “Cái đồ chết tiệt này!”. Ông lay mạnh tấm lưới, đến nỗi lưới lôi ông ngã lăn kềnh. “Coi kìa, Shintarô! Sao thế này?”. Cô gái choàng tay đỡ ông đứng lên. Nàng bảo: “Buông lưới đi… ôi, anh nhẹ quá!”. Ông già cuối cùng cũng đứng dậy được, hổn hển nói: “Cám ơn em”. Ông nắm lấy tấm lưới lần nữa, nhưng bằng một bàn tay nhẹ nhàng. Đoạn, cất cao giọng theo kiểu người điếc: “Anh đã từng nhặt bóng bên tấm lưới hằng ngày. Trong suốt mười bảy năm ròng”. “Mười bảy năm là dài ư?… ngắn thôi mà”. “Người ta vụt bóng tùy thích. Bóng mà đập vào lưới thép thì gây tiếng vang khủng khiếp. Nghe mà rùng mình. Vì tiếng động đó mà anh hóa điếc. Đó là một tấm lưới thép bảo vệ cho các tay chơi bóng ở sân luyện tập. Khung lưới có bánh xe ở đáy để tiện di chuyển tới lui hay kéo sang phải, trái. Sân luyện tập và sân quần gần đó, cách nhau mấy cụm cây. Trước đây, đó là cả một cánh rừng có biết bao nhiêu là loại cây cỏ, nhưng bị đốn hạ cho đến khi chỉ còn một hàng cây lệch lạc”.

Hai người đi tiếp, bỏ xa tấm lưới phía sau. “Nghe tiếng biển reo mà nhớ bao kỷ niệm đẹp”. Muốn ông già nghe được những lời ấy, cô gái áp miệng vào sát tai. “Em nghe tiếng biển reo”. Ông già nhắm mắt lại. “Gì thế? A, Misako. Hơi thở êm dịu của em. Cứ như ngày xưa”. “Anh không nghe biển reo à? Nó không làm anh nhớ những kỷ niệm yếu dấu sao?”. “Biển… em nhắc đến biển? Những kỷ niệm yêu dấu? Biển đã dìm chết em cơ mà, làm sao mang lại những kỷ niệm yêu thương?”. “Được chứ anh. Đây là lần đầu em trở lại quê nhà sau năm mươi lăm năm trời. Và anh cũng trở về đây. Chuyện ấy đã gợi nên bao kỷ niệm”. Ông già không nghe được lời nàng, nhưng nàng cứ nói tiếp: “Em vui là em đã tự trầm mình. Chính vì thế mà em nhớ anh mãi mãi, hệt như đúng lúc em trầm mình. Hơn nữa, những kỷ niệm em có ở tuổi mười tám vẫn nguyên vậy. Anh mãi mãi trẻ trung đối với em. Và em cũng vậy đối với anh. Nếu em đã không chết đuối và rồi anh về làng hôm nay gặp anh, em đã là một bà lão. Chán lắm. Em không muốn anh nhìn thấy em như thế đâu”.

Và ông già nói. Đó là một độc thoại của người điếc. “Anh đã lên Tokyo nhưng thất bại với đời. Và giờ đây, già yếu mà quay về làng. Có một cô gái đau buồn vì chia cách, đến nỗi trầm mình trong biển. Chính vì thế anh đã xin làm ở một sân luyện tập nhìn ra biển. Van xin nài nỉ người ta nhận vào… dẫu chỉ vì thương xót”. “Mảnh đất mà ta đang đi là khu rừng mà trước đây đã từng thuộc về gia đình anh đấy”. “Anh chẳng biết làm gì ngoài nhặt bóng. Nhặt đến đau nhức cả lưng… Nhưng có một cô gái đã tự tử vì anh. Có vách đá ngay bên mình, vì thế chỉ cần đảo mình là nhảy qua nó. Anh đã từng nghĩ thế”. “Không. Anh phải tiếp tục sống. Anh chết thì còn ai trên đời nhớ đến em. Em sẽ phải chết hoàn toàn”. Cô gái dựa sát ông. Ông già không nghe được lời nàng, song ôm giữ nàng. “Thế đấy. Chúng ta cùng chết với nhau đi. Lần này… em tìm đến anh, phải không?”. “Cùng nhau. Nhưng anh phải sống. Sống vì em, Shintarô”. Nàng hổn hển khi nhìn qua vai ông. “Ôi, những cây lớn kia vẫn còn đó. Đủ cả ba… y như ngày xưa”. Cô gái đưa tay chỉ và ông già quay mắt về cụm cây lớn. “Bọn chơi quần vợt rất sợ đám cây đó. Họ bảo đốn chúng. Khi họ vụt một quả bóng, họ nói rằng nó lượn vèo về bên phải như thể bị ma lực của đám cây đó hút nó”. “Họ chết đúng hạn kỳ - trước đám cây kia. Cây thì đã hàng trăm tuổi rồi. Người chơi quần vợt nói thế mà không hiểu khoảng đời quá ngắn ngủi của con người”. “Đấy là những cây mà tổ tiên anh đã trông nom hàng trăm năm. Vì thế anh đã bắt người mua đất hứa rằng không đốn hạ chúng”. “Đi thôi”. Cô gái kéo bàn tay ông già. Họ chập chờn đi về phía đám cây ấy. Cô gái dễ dàng đi xuyên thân cây. Và ông lão cũng làm như thế. Nàng nhìn ông ngạc nhiên. “Sao? Anh chết rồi à, Shintarô? Anh? Anh chết khi nào?”. Ông không đáp lời. “Anh đã chết… phải không? Vậy sao em không gặp anh trong thế giới người chết kia chứ. Thôi thì xin anh thử đi xuyên qua cây lần nữa xem có chết thật không. Nếu như anh chết rồi thì ta đi vào cây mà ở lại đó”.

Họ biến mất vào trong cây. Ông già lẫn cô gái không trở ra nữa. Màu chiều bắt đầu trôi xuống những cây non đằng sau đám cây lớn. Bầu trời xa kia chuyển sang màu đỏ nhạt nơi trùng dương đang hát.
_________________
 
Ba - Đỗ Đức Thu

Mọi ngày, mỗi khi đi làm về, Ba thường thay quần áo rồi ngồi gẩy đờn hoặc xem sách, đợi lúc ăn cơm. Có khi nghêu ngao hát mấy bài cải lương Sài Gòn, hay ca vài điệu Huế. Hôm nào ăn muộn, Ba ra đứng cửa nhìn người qua đường, hay sang mấy hàng tạp hóa bên cạnh, dán mũi vào cửa kính. Đến lúc có người đàn bà thò đầu ra ngoài cửa gọi với sang: "Cậu về xơi cơm", thì cậu chắp tay sau lưng, ung dung trở về.

Chiều hôm ấy có vẻ khác, Ba vứt cái mũ lên mắc, chiếc mũ đập vào tường rồi rơi xuống đất. Ba tiện chân đá vào gầm giường.

Kim đang nằm nhỏm dậy. Nàng cúi nhìn cái mũ, nhìn Ba. Nàng muốn nói câu gì, nhưng thấy vẻ lãnh đạm của chồng, nàng lại thôi rồi xỏ giầy đi ra nhà ngoài.

Ba để cả quần áo, cả giầy, nằm ngang lên giường. Chàng bắt chân chữ ngũ, vắt tay lên trán nhìn một con nhện đang chăng tơ ở góc trần. Bỗng chàng vùng dậy, đi bách bộ trong buồng. Rồi chàng đến chiếc bàn con, châm một điếu thuốc lá, vơ lấy cuốn sách nằm đấy, một cuốn tiểu thuyết của Dosto?evsky xưa nay chàng vẫn ưa đọc. Chàng giở từ trang đầu đến trang cuối, rồi vứt xuống bàn.

Bên ngoài có tiếng gọi:

- Cậu ra xơi cơm.

Ba vẫn đi bách bộ. Tiếng gót giầy nặng nề, không khí trong phòng bực tức. Ba vứt điếu thuốc nhưng châm ngay điếu khác, mở cửa sổ đứng trông ra ngoài.

Trời gần tối, những khóm cây trong vườn đã đổi thành mấy đám đen. Vài bông hoa trắng lắc lư theo gió; mấy con cóc bắt đầu đi săn, làm rung cả khóm hồng. Vài cánh hoa rơi lả tả. Đèn điện nhà bên bật sáng.

Trời tối hẳn. Ba vẫn đứng hút thuốc, ngọn lửa lập lòe trong khung cửa tối om.

Một tiếng gọi nữa, Ba vứt mẩu thuốc dở ra nhà ngoài. Mẹ vợ và vợ chàng đã đắt đầu ăn. Như mọi ngày, Ba ngồi vào bàn im lịm, và luôn mấy bát cho xong việc.

Ăn xong, Ba bảo vợ:

- Mợ mặc áo đi chơi.

Kim hỏi:

- Đi chơi à? Đi đâu?

- Đi quanh. Tôi có chuyện muốn nói với mợ.

Đã qua ba, bốn phố, Ba chưa nói gì. Kim cũng không hỏi, lủi thủi đi cạnh chồng. Qua những hàng tạp hóa đèn sáng, bày đẹp, hai người thường đứng lại xem. Khi mới lấy nhau, cuộc đi chơi tối như một cái lệ, cần cho hạnh phúc vợ chồng Ba. Vợ chồng mới thường phải to nhỏ những chuyện riêng, mà không đâu tiện bằng ngoài đường; tuy đông người nhưng không ai để ý đến ai. Dần dần lệ đó bỏ mất. Kim có tiếc chút đỉnh, nhưng lâu cũng quên đi.

Tới một cửa hàng, Kim để ý đến một chiếc lược ngà. Ba hỏi:

- Mợ muốn mua không?

Kim nhìn chồng:

- Tôi còn chiếc cậu mua cho đã lâu. Tuy gẫy vài răng nhưng còn dùng được, mua thêm sợ phí.

Ba vào hiệu mua cái lược cho vợ.

Đến Bờ Hồ, Ba rủ vợ vào uống nước. Tuy không khát, Kim cũng chiều chồng. Sau khi gọi một chai bia và một cốc sữa, hai người ngồi im. Ba như nghĩ điều gì. Kim nhớ lại những cuộc đi chơi trước kia. Nàng lấy cái lược mới mua ra nhìn. Hôm nay, nàng lại được thấy chồng chiều chuộng. Nàng cố tìm một chuyện thật giầu tình tứ để nhắc lại cái quá khứ. Nàng không tìm được câu gì.

Ba ngồi im. Đá trong cốc gần tan hết, nước đọng bên ngoài thành giọt chảy xuống khăn bàn. Một đứa trẻ con cầm quạt chạy lại phe phẩy, Ba gắt:

- Đi chỗ khác.

Thằng bé giúp Kim được câu chuyện:

- Sao cậu lại đuổi nó?

Ba không trả lời. Kim tiếp:
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top