• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

1001 CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG!!!

Status
Không mở trả lời sau này.
Cha của tao? Đâu nào?
Thằng Mi Nô hất mỏ về phía cuối đường, chỉ cho tôi:
- Đó, ổng đang đứng ... đái đó!
Tôi nhìn theo hướng chỉ của Mi Nô thì quả nhiên thấy một "ông" chó thật to lớn, lông xám tro, tướng hùng dũng, oai phong như một con gấu, đang đứng ... tè ở gốc cây me. Tướng tôi đã to con rồi mà tướng ổng còn to hơn nữa! Lúc đó tôi đang còn phân vân không biết đó có phải là cha của mình hay không, vì từ bé đến lớn, tôi chưa bao giờ được thấy mặt ông ta. Thấy tôi có vẻ hồ nghi, thằng Mi Nô nói:
- Cha mày có biệt hiệu là "Ki Già", tổ sư bồ đề cắn lộn ở xóm dưới đó. Bất cứ con chó nào nghe đến danh tiếng ổng đều khiếp vía, bỏ chạy!
Tuy vậy tôi vẫn còn hồ nghi:
- Cha tao lông màu xám, còn tao lông màu vàng...
Thằng Mi Nô giải thích:
- Mày có lông vàng giống mẹ mày. Còn cái tướng "gấu" của mày thì giống ổng y chang, chỉ có điều mày hơi lùn hơn ổng một chút!
Mi Nô vừa nói xong thì nhanh như một mũi tên xẹt, "ông" Ki đã phóng tới ngay trước mặt chúng tôi, đứng xoạc cẳng ra và nghếch mặt lên... kên "xì po"! Ông đưa mũi ngửi hai đứa tôi, mắt nhìn chúng tôi trừng trừng như muốn nói: "Hai thằng nhóc này ở đâu tới đây? Tại sao dám vào lãnh địa của tao? Có biết tao là ai không?"
Tôi sợ quá, co rúm người lại, đuôi quặp vào giữa háng, đầu cúi gầm xuống, không dám nhìn ông. Ông Ki ngửi tôi một lát, rồi như đã nhận ra tôi, ông cất giọng ồm ồm, nói:
- Thằng con của cha. Cha đã nhận ra con. Hôm nay cha sẽ truyền cho con một vài miếng võ để hộ thân. Cha biết con có cái tật ham gái, có ngày sẽ bị tụi cán bộ bắt ăn thịt! Trước hết , cha truyền cho con một miếng võ để cắn lộn, con sẽ trở thành vô địch. Đã là chó đực thì phải cắn lộn, không cắn lộn thì không phải là chó đực! Tiếp theo cha truyền cho con một miếng võ rất độc, dùng để tấn công người. Miếng võ này rất là ác hiểm, có thể làm chết người, cho nên con chỉ dùng khi nào tính mạng bị lâm nguy mà thôi!
Nói xong, ông ngửi vào đỉnh đầu của tôi. Lạ quá, tự nhiên tôi thấy người hơi tê tê, rồi cảm thấy chất "võ" nó ngấm dần vào người tôi. Một lát sau, ông ta ngừng và nói:
- Xong rồi. Vậy là từ nay con đã có hai miếng võ độc đáo để hộ thân. Thôi con hãy đi đi, chúc con nhiều may mắn!
Đúng như lời ông nói, kể từ đó tôi trở thành vô địch cắn lộn ở xóm trên. Danh tiếng Ba Tô trở nên vang lừng, không có anh chó nào dám ra mặt thách đấu. Sẵn trớn đó, tôi đi "thả dê" loạn xạ. Hầu như em nào "mướt" cũng đều phải qua tay tôi! Khi đã hưởng thụ chán những "bông hoa" trong xóm rồi, tôi nổi máu giang hồ, muốn tìm thêm của lạ. Thế là tôi bắt đầu đi rà qua xóm bên cạnh. Một hôm, đang đi lang bang trên con đường Mạnh Tử, bỗng tôi thấy một em thật là mướt. Em này thuộc giống chó Nhật, người bé nhỏ, lông trắng muốt, mũi đỏ, coi xinh xắn hết biết! Tôi bèn bang tới làm quen liền nhưng em hãi quá, chạy tọt vào trong nhà. Coi bộ em thuộc con nhà quý phái vì nhà em thật là to lớn, kín cổng cao tường. Tuy nhiên tôi vẫn không nản chí, ngày nào tôi cũng đến chầu rìa ngay trước cổng nhà em để xin tí ... tình yêu! Tôi đã để lại hàng chục "lá thơ tình" bằng cách xón ra một chút nước đái ngay trước cổng. Cô nàng đã nhận được lời nhắn "anh yêu em" rồi, nên cũng ra chiều cảm động lắm lắm. Nàng cũng tỏ tình bằng ba "chữ"������m yêu anh" ngay trước cổng. Sau khi "đọc" được "thơ" của nàng, tôi yên chí lớn và quyết tâm bám trụ, theo đuổi mục tiêu cho kỳ được. Nhìn qua khe hở hàng rào, tôi thấy cái "lá đa" của nàng ửng đỏ và trơn ướt, chứng tỏ nàng đã muốn lắm rồi! Nhưng kẹt một nỗi là nàng bị xích cả ngày, chỉ có đến chiều tối mới được người nhà dắt ra ngoài đường hóng gió đôi chút, rồi lại bị dắt về nhà xích lại! Nhà của nàng tường rào rất kín, không có cách nào chui qua lọt, còn hai cách cổng sắt thì như cánh cửa tù, lúc nào cũng đóng kín mít. Tôi có ý tìm hiểu thì được biết tên nàng là Mi Mi. Ôi cái tên thật là tình tứ và đáng yêu làm sao!
 
Tôi vẫn kiên nhẫn bám trụ cho đến một hôm tôi bỗng thấy cái hàng rào kẽm gai nhà nàng có một lỗ hổng lớn bằng cái thau ngay sát mặt đất, thật là thuận tiện cho việc chui rào. Quái lạ, ai lại làm sẵn lỗ cho mình chui vậy? Mừng rơn, tôi vội vàng chui qua lỗ chó thì thấy ngay người yêu đang mòn mỏi chờ đợi tôi ngay trước sân nhà. Nàng bị xích vào gốc cây mãng cầu, nhác thấy tôi, nàng hí lên vô cùng mừng rỡ! Tôi phóng ngay tới bên nàng, tuôn ra hàng tràng những lời yêu đương nóng bỏng và chuẩn bị... trèo lên người nàng. Lúc ấy vì quá đam mê nên tôi đã hoàn toàn mất hết cảnh giác, quên tuốt luốt hết những lời căn dặn của cha tôi. Tôi có ngờ đâu, ngay lúc ấy, có một vài bóng đen đang từ từ tiến đến ngay sau lưng tôi. Thế rồi vụt một cái, một cái thòng lọng đã tròng vào cổ tôi, xiết chặt lại. Tôi hốt hoảng vùng vẫy thật mạnh để tẩu thoát nhưng càng vùng vẫy thì thòng lọng càng xiết chặt. Cùng lúc ấy tôi nghe nhiều tiếng nói láo nháo:
- Xong ngay, kéo nó ra sau nhà, trấn nước!
- Đ... mẹ, phải mượn con chó cái nhà thằng Bảy để nhử nó cả tuần lễ mới được đấy!
Tôi bị lôi xềnh xệch ra phía sau nhà, cái thòng lọng xiết thật chặt làm tôi muốn ngạt thở. Thôi thế là hết, cuộc đời của tôi kể từ nay là bế mạc! Tôi đã ngửi ra mùi "cán bộ" của bọn này nhưng khi biết được thì đã quá muộn! Tôi quá hối hận vì đã không nghe theo lời khuyên của cha tôi nên bây giờ mới ra nông nỗi như vầy! Rồi bỗng nhiên tôi nhớ đến ông bà chủ, đến mấy đứa con của ông, đến các bạn bè của tôi và các "người yêu" của tôi, nước mắt của tôi tuôn ra dầm dề. Tôi đã khóc trong nỗi niềm uất ức và tuyệt vọng. Trời ơi, tôi còn yêu đời lắm, tôi chưa muốn chết! Ông bà chủ ơi, xin hãy cứu tôi. Ơn nghĩa của ông bà đối với tôi là trời là bể, là vô hạn, tôi chưa đem sức khuyển mã ra đền đáp được gì thì bây giờ tôi phải lìa đời. Đau đớn cho tôi biết chừng nào! Bọn đồ tể cán bộ lại thi nhau bàn tán:
- Để tớ đập cho nó một búa vào đầu là xong, khỏi cần trấn nước!
- Không được, đập đầu nó bị ứ huyết, ăn mất ngon. Cái đầu của nó phải nấu cháo đậu xanh mà lị!
- Phải đấy, trấn nước rồi chọc tiết. Món tiết canh là quan trọng nhất!
- Chuẩn bị nồi nước sôi nhanh lên, để cạo lông!
- Nói khẽ chứ, con chó này là của nhà mụ Sương ở đường kế bên đấy!
Trong giây phút thập tử nhất sanh đó, bỗng nhiên tôi nhớ lại toàn bộ những lời dạy của cha tôi lúc ông truyền cho tôi miếng võ để thoát thân:"Khi con bị sa vào bẫy của bọn bắt chó, tốt nhất là con hãy giả chết. Con hãy há miệng ra, thè lưỡi ra, đùn nước dãi ra, mắt trợn trừng và nằm bất động, làm như là đã chết thật rồi vậy. Làm như thế thì những thằng đánh bẫy con sẽ không đề phòng nữa, chúng nó sẽ nới tay. Tụi nó thường dùng một khúc cây có cột sợi giây thòng lọng để bắt con. Khi bị thòng lọng siết cổ, con không nên vùng vẫy nhiều vì càng vùng vẫy, nó càng siết chặt, sẽ ngạt thở. Tiếp theo đó, con hãy rình chờ cơ hội. Nếu thằng đồ tể đang ngồi gần con, tay cầm dao hoặc búa thì con hãy táp vào tay nó thật mạnh rồi vùng lên, bỏ chạy. Nếu nó đang đứng thì hãy táp vào ... dái của nó, rồi bỏ chạy. Đây là chỗ hiểm, nếu con táp trúng thì nó sẽ gục ngay tại chỗ, không thể nào rượt đuổi con được. Mấy thằng khác phải lo cấp cứu đồng bọn, con sẽ có cơ hội để tẩu thoát...." Thế là tôi liền áp dụng ngay tức khắc kế sách thoát hiểm của cha tôi. Bọn đồ tể lại nhao nhao:
- Nới giây thừng ra, nó chết rồi!
- Thế cũng được, đỡ phải trấn nước!
- Nào, đưa tớ con dao lê để chọc tiết.
Một tên đồ tể ngồi xuống cạnh tôi tháo sợi giây thòng lọng ra khỏi cổ. Tôi vẫn nín thở nằm im cho hắn tháo. Tiếp theo, hắn cầm con dao lê sáng loáng chuẩn bị để cắt cổ tôi. Hắn nói với đồng bọn:
- Nắm hai chân sau của nó thật chặt, nhấc bổng lên. Hứng cái thau nhựa vào!
Đúng vào lúc này, bất thình lình tôi vùng dậy táp thật mạnh vào bàn tay cầm dao của thằng cán bộ. Hắn chỉ kịp la lên "Ối giời ơi" rồi buông dao. Theo phản ứng tự nhiên, một tên đứng bên cạnh đá mạnh vào người tôi. Bị trúng cú đá, tôi hơi loạng quạng nhưng cũng đủ kịp nhanh nhẹn phóng tới, táp luôn vào... háng của hắn một phát. Tên này ôm háng ngã lăn ngay ra đất, kêu thật lớn: "Ối giời ơi". Thế là tôi vùng lên chạy một mạch ra phía trước nhà, chui qua lỗ hàng rào, thoát về nhà.
Chết hụt lần đó, tôi tởn tới già, tuyệt đối không còn dám léng phéng đến những xóm lạ, nơi có nhiều tụi cán bộ ở nữa. Nhờ vậy mà hôm nay tôi mới còn đây để kể cho các bạn nghe về cuộc đời của tôi!
Tôi nhớ sau khi ông chủ đi học "đại học" được khoảng hai năm thì lương thực bị khan hiếm quá, tôi thường xuyên bị đói thê thảm. Có nhiều ngày tôi chỉ được ăn có một bữa, gồm vài củ khoai lang hoặc khoai mì, đa số đã bị sùng hoặc bị thối. Tôi phải thường xuyên chạy rông ngoài đường, đi... bới thùng rác để "cải thiện" thêm! Đằng sau nhà mình có một khu vườn. Hồi còn lái xe jeep, ông chủ đã làm một cái hồ cá thật lớn, nuôi cá trê, cá lóc, có trồng sen và có hòn non bộ thật là đẹp. Trong vườn ông chủ trồng thật nhiều các loài hoa, như hoa hồng, hoa thược dược, hoa mười giờ. Đặc biệt tôi thích nhất là giàn hoa thiên lý và giàn bầu. Vào những ngày hè oi bức, tôi thường ra sau vườn nằm nghỉ mát dưới giàn thiên lý hoặc giàn bầu, mát rười rượi, thật là đã quá! Nhưng về sau này, khi ông chủ đi học, bà chủ đã kêu người tới bán trọn vẹn số cá trong hồ. Toàn bộ sen đều nhổ bỏ và cái hồ cá cũng bị đập phá tan hoang. Giàn thiên lý và toàn bộ các chậu hoa trong vườn cũng bị phá bỏ. Khu vườn biến thành một mảnh đất trống và bà chủ đã nai lưng ra, cùng thằng Tèo và thằng Tí, cuốc đất lên vồng để trồng khoai lang, khoai mì! Tôi thấy tụi cán bộ thường tới nhà nói bà chủ phải "tăng gia sản xuất"! Phía sau vườn chỉ còn lại có giàn bầu nhưng thường xuyên bị khô héo vì thiếu nước. Cái máy bơm nước bà chủ cũng đem bán mất rồi! Bà ta không đủ sức gánh nước để tưới nguyên giàn bầu lẫn mười mấy luống khoai. Thằng Tèo và thằng Tí thì còn nhỏ quá cũng không giúp gì được cho mẹ. Ông chủ ơi, đói ăn vụng, túng làm càn. Tôi xin thưa thật với ông chủ là nhiều lúc đói quá, tôi cứ rình chờ con Thúy ra ngoài vườn đi... ỉa là tôi đến.... xơi tái luôn cho đỡ đói! Phải như ông đừng có đi học "đại học" thì tôi đâu có đến nỗi thê thảm như vậy! Con Thúy lúc đó mới có ba tuổi nên nó thường ra ngoài vườn, nhờ đó mà tôi có thêm nhiều dịp để "cải thiện"! Thế nhưng vào một ngày kia, thằng cán bộ Tám Sanh đã đến tranh mất phần ăn của tôi. Số là lúc đó nó đang đứng trong vườn nói chuyện với bà chủ thì con Thúy đi ra ngoài luống khoai ngồi ỉa. Thấy vậy, tôi vội vàng bang tới, chuẩn bị để làm "nghĩa vụ lao động", thì thằng Tám Sanh trông thấy, vội la bai bải:
 
ê, đừng cho con chó ăn c...!
Bà chủ còn đang lúng túng chưa biết nói gì thì thằng Tám Sanh lại nói tiếp:
- Chị kiếm cho tôi cái bọc nylon đi chị Sương...
Bà chủ kiếm cái bọc nylon đưa cho hắn và hỏi:
- Chi vậy anh?
Thằng Tám cười hì hì:
- Hốt đống cứt đó đem về trồng rau!
Nói xong hắn đưa cái bọc lại cho bà chủ và nói khéo:
- Tôi đang bận... hút thuốc. Chị hốt giùm tôi đi!
Sau khi bà chủ đưa cho hắn cái bọc... cứt, hắn lại cười giả lả và làm ra vẻ quan trọng:
- Dùng "phân bắc" để trồng rau, tăng gia sản xuất, ấy chính là chính sách của Đảng và nhà nước đấy nhé, không phải là chuyện đùa!
Thế là "khẩu phần ăn" của tôi đã bị thằng Tám tranh mất! Đến c... người mà tụi cán bộ còn tranh mất của tôi thì thử hỏi tôi còn gì để sống!!! Chưa hết, sau đó thằng Tám còn nói với bà chủ:
- Chị hãy kiếm một cái thùng hay cái thau nhựa để đằng sau vườn. Khi nào chị mắc đái... thì đái vào đó, rồi đem nước đái đó tưới rau, cũng tốt không thua gì phân u rê! Hồi ở trong chiến khu tụi tôi thường làm như vậy. Mình phải biết "phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, khắc phục khó khăn"!!! Mấy thằng nhóc ưa đứng đái bậy ngoài đường. Nói tụi nó khi nào mắc đái thì chịu khó ra sau vườn đái vô cái thau!
Thế rồi đến năm 1980, ông chủ "tốt nghiệp đại học" trở về nhà. Lần này tôi thấy ông ốm nhom và đen thui như cột nhà cháy. Tính tình ông cũng thay đổi khá nhiều. Hồi trước ông thường ca hát, yêu đời, ưa lấy xe jeep chở vợ con đi tắm biển. Còn bây giờ thì ông lầm lì ít nói, suốt ngày cứ cặm cụi ở khu vườn sau nhà để cuốc đất, trồng khoai lang, khoai mì. Cái xe jeep của ông đã biến đi đâu mất. Bây giờ thì tôi chỉ thấy ông cong lưng ra đạp xe ba gác! Kỳ lạ quá, ông đã "tốt nghiệp đại học" thì cuộc sống phải khá hơn chứ sao lại nghèo khổ hơn?
Cuộc sống cứ thế mà trôi qua, tôi cứ "trường kỳ kháng chiến" với khoai lang, khoai mì, bo bo, dài dài cho đến năm 1985 mới tạm được ăn cơm trở lại. Lúc này thằng Tèo đã lớn, 20 tuổi, bị kêu đi nghĩa vụ quân sự. Nó học xong trung học, đi làm cho công ty cầu đường được hai năm thì có tên trên "bảng vàng", vinh dự trúng tuyển nghĩa vụ quân sự! Ngày nó đi, bà chủ khóc rất nhiều. Tôi cũng bịn rịn đi theo nó đến tận ủy ban nhân dân phường để đưa tiễn. Thằng Tèo là người bạn rất tốt và rất thân với tôi. Lúc còn nhỏ nó thường cỡi trên lưng tôi, giả làm cao bồi chăn bò, bắn súng miệng pằng pằng! Sau năm 1975, có nhiều lúc tôi đói thê thảm, nó đã nhịn bớt phần khoai của nó, chia cho tôi thêm vài củ. Ôi khoai lang của người mới ngon làm sao, ngọt lịm, ăn thật là sướng! Khoai lang dành cho chó đa số là bị sùng, ăn cay xè. Còn khoai lang thối thì đầy những mối mọt. Nhưng biết nói sao, thân phận tôi là chó, chủ cho gì ăn nấy, đâu dám đòi hỏi gì nhiều?
Đến năm 1990, một hôm tôi thấy một ông ăn mặc sang trọng, cỡi chiếc xe Honda Nữ Hoàng, tới nhà tìm ông chủ. Lập tức tôi sủa và xua đuổi ông ta. Tôi đã thuộc làu bài học sau năm 1975 như vầy: ăn mặc dơ dáy, hôi hám là cán bộ, là người có quyền thế, chỉ sủa dè chừng vì ông bà chủ sợ những người này. Còn ăn mặc sạch sẽ là không phải cán bộ, cứ sủa xả láng! Hai điều này hoàn toàn ngược lại với bài học tôi đã được ông bà chủ dạy hồi trước năm 1975! Thế nhưng sau đó ông chủ vội vã chạy ra quát mắng tôi. Và rồi ông ta vồn vã lên tiếng:
- Chào anh Ba Trung! Mời anh vào!
Ông Ba Trung mặc bộ quần áo Jean của Mỹ loại đắt tiền, đeo kính râm Thái Lan, đầu chải brillantine thơm lừng. Ông ta vừa dựng chiếc xe cúp Nữ Hoàng vừa nói:
- Coi chừng con chó giùm tôi. Tướng nó coi dữ dằn quá!
Ông chủ xua đuổi tôi một lần nữa rồi hai người bước vào nhà. Tôi cũng đi theo vào để ... nghe lóm xem họ nói những gì! Như tôi đã kể cho các bạn hồi nãy, tôi nghe tiếng người thì hiểu hết, chỉ có cái nói thì tôi nói không được mà thôi! Chắc có lẽ vì cái lưỡi của tôi dài quá cho nên phát âm tiếng người không được?
Ông chủ rót trà mời khách, đồng thời ông đưa gói thuốc Hoa Mai ra:
- Anh tới bất ngờ quá làm tôi chuẩn bị không kịp! Mời anh hút tạm điếu Hoa Mai!
Ông Ba Trung cầm gói thuốc Hoa Mai lên rồi lại liệng đánh phạch lên mặt bàn:
- Thuốc lá gì mà hai đầu giống nhau, không biết hút đầu nào hết!
Ông chủ tái mặt vội kêu con Thúy:
- Thúy ơi, con chạy ra đầu ngõ, quán bà Gác, mua cho ba gói thuốc cán đi ....
Rồi ông hỏi ông Ba Trung:
- "Gu" của anh là loại gì?
Ba Trung đáp có vẻ sành sõi:
- Tôi chuyên chơi loại "Ăng Lê" thôi. Ba số 555 hoặc Dunhill!
Ông chủ nói với con Thúy:
- Con lấy cho ba gói Dunhill nghen. Cứ ghi sổ rồi ba sẽ ra tính tiền!
Lúc này Ba Trung mới nhập đề:
- Hồ sơ của anh tôi đã lấy số thứ tự xong rồi. Bây giờ anh phải làm thêm một số giấy tờ bổ sung nữa, sau đó sẽ chuyển vào Sở Ngoại Vụ ở Sài Gòn, khi nào có giấy báo phỏng vấn, tôi sẽ cho anh hay....
Ông chủ hỏi thăm dò:
- Chờ lâu không anh? ị Tr.46
ị Tiếp theo Tr.44Ba Trung đáp lơ lửng:
- Còn tùy trường hợp nhưng chắc là phải mất cả năm...
Ông chủ lại hỏi: - Còn cái nhà này của tôi thì sao?
Ba Trung đáp tỉnh bơ:
- Thì nhà nước... quản lý chớ làm sao! Ối dào, qua được nước Mỹ rồi thì anh mua mười cái nhà cũng được, tiếc gì căn nhà này!
Ông chủ còn đang ú ớ chưa biết nói sao thì Ba Trung tiếp tục thuyết giảng:
- Anh phải làm các loại giấy sau đây: Trước tiên là giấy... "tình nguyện" hiến nhà cho nhà nước, rồi giấy xác nhận là không có thiếu nợ nhà nước(!), giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt(!), giấy ... "tình nguyện" đóng góp cho quỹ phúc lợi của Ủy ban tỉnh, thị xã và phường, giấy cam kết với Mặt trận Tổ quốc khi làm Việt kiều hồi hương sẽ đóng góp cho quỹ xây dựng tổ quốc.... rồi giấy....
Ông chủ chới với vì hàng chục loại giấy tờ mà Ba Trung vừa kể. Ông đưa gói thuốc Dunhill ra mời:
- Thôi trăm sự nhờ anh, chớ giấy tờ của nhà nước thì tôi không rành! Không biết có hy vọng gì không anh?
Ba Trung rút một điếu Dunhill, mồi lửa, xong xuôi hắn tỉnh bơ bỏ luôn gói thuốc vào túi áo:
- Diện của anh nhà nước gọi là diện HO, tức là những người "được" học tập cải tạo từ ba năm trở lên, nhà nước "nhân đạo" cứu xét cho đi Mỹ! Thời gian học tập của anh là 5 năm sáu tháng, anh có nhiều hy vọng!
Nói xong Ba Trung đứng dậy:
 
Thôi tôi đi đây, bữa sau ghé lại tôi sẽ đưa cho anh các mẫu đơn để điền. Có thắc mắc gì anh cứ nhắn với thằng Sáu Nhỏ, đệ tử của tôi, nó sẽ cho tôi hay...
À, thì ra tên đó là cán bộ! Nhưng lạ quá, sao bây giờ tụi cán bộ lại ăn mặc khác hồi trước, chơi toàn đồ Jean Mỹ, đi xe gắn máy sang trọng? Tiêu chuẩn đánh giá con người cứ thay đổi hoài hoài làm tôi cảm thấy mệt quá! Nhưng buồn nhất là tin gia đình ông chủ sắp đi Mỹ. Không biết nước Mỹ ở đâu, có xa không, ở đó có sướng không mà gia đình ông chủ nỡ bỏ căn nhà này ra đi. Ông chủ ơi, ông nỡ bỏ tôi hay sao? Tôi đã phục vụ gia đình ông được 17 năm rồi. Ông ra đi, tụi cán bộ sẽ tiếp thu căn nhà này, tụi nó sẽ bắt tôi làm thịt!
Đến năm 1993 thì cả gia đình ông chủ lên đường đi Mỹ. Trước khi đi độ một tháng, ông đã đem tôi tới chợ Xóm Mới, gởi tôi tại nhà chú Quang, em ruột của ông. Ông dặn chú Quang thật kỹ:
- Cả nhà anh đều rất thương con Ba Tô. Tiếc là anh không đem nó đi được. Chú chăm sóc nó cẩn thận giùm anh. Nó đã ở với gia đình anh suốt 20 năm nay, xa nó anh tiếc lắm!
Ông chủ ơi, nghe ông chủ nói xong tôi cảm động quá, đã ứa nước mắt ra khóc! Phải rồi, tôi đã sống với gia đình ông chủ suốt 20 năm trời, sung sướng có mà gian khổ cũng thật nhiều. Có rất nhiều ngày tôi ôm bụng đói meo, phải đi rình ăn cứt con Thúy, hoặc đi bắt chuột ăn cho đỡ đói. Nhưng dù gian khổ thế nào đi nữa, tôi cũng không bao giờ bỏ chủ. Tôi thường nghe ông chủ nói:"Khuyển mã chí tình", câu này thật rất đúng!
Hôm cả nhà ông chủ ra phi trường Nha Trang để bay vào Sài Gòn, tôi được một vinh dự rất lớn là được đi theo đưa tiễn cả nhà! Ông chủ nhờ một người bạn đạp xe ba gác, bỏ sáu cái vali lên xe và tôi cũng được lên ngồi ké để giữ đồ! Khi đến phi trường ông chủ xoa đầu tôi rồi nói:
- Ba Tô, mai mốt tao sẽ về lại thăm mày, dẫn mày đi tắm biển!
Mọi người trong nhà đều xoa đầu tôi, nói lời tạm biệt. Ai cũng ứa nước mắt, còn riêng tôi thì tôi khóc thật nhiều. Tôi biết ơn ông bà chủ là những người chủ rất tốt. Nhất là bà chủ đã quyết tâm bảo vệ tôi đến cùng khi thằng cán bộ Tám Sanh đến đòi đổi tôi lấy 13 ký gạo để về làm thịt, hồi năm 1977. Thằng Tèo bây giờ đã 28 tuổi, thằng Tý 23, con Thúy 21. Tôi đã từng đem sức khuyển mã ra làm "ngựa" cho tụi nó cỡi khi còn nhỏ. Tụi nó cỡi trên lưng tôi rồi nắm hai tai tôi giật giật làm như giây cương cỡi ngựa vậy! Tụi nó cũng rất tốt, dám san sẻ bớt phần khoai lang cho tôi khi tôi đói. Có những lúc tôi bị bệnh, bà chủ dám cho tôi uống thuốc Tylenol là loại thuốc quý hiếm vào những năm trước 1985. Tụi nhỏ đè ngửa tôi ra, chận cây đũa bếp ngang miệng, nhét viên thuốc vô và chế chút nước, tôi nuốt đánh ực, thế là xong! Thật không ngờ thân phận làm chó như tôi mà mỗi khi "cẩu thể bất an", lại được chữa bệnh bằng thuốc của Mỹ, thật là vinh dự quá, dù có chết cũng được mãn nguyện!
Ông chủ ơi, kể từ ngày gia đình ông chủ ra đi, tính đến nay đã được 5 năm, không ngày nào mà tôi không nhớ tới mọi người. Mấy ngày đầu tôi đã bỏ cơm vì quá buồn bã! Được cái chú Quang em ông cũng rất tốt. Chú dọn ổ cho tôi nằm và cho tôi ăn uống rất đầy đủ. Bây giờ tôi đã già lắm rồi, không còn lanh lẹn như hồi còn trẻ nhưng trí óc tôi vẫn còn rất sáng suốt. Ở Việt Nam bây giờ thay đổi nhiều lắm. Tụi cán bộ bây giờ ăn mặc rất sang trọng, xức nước hoa thơm lừng, chớ không phải dơ dáy hôi hám như cách đây mấy chục năm. Nhưng cái mùi bạc ác, bất nhân, bất nghĩa thì vẫn còn y nguyên, tôi vẫn còn ngửi được rất rõ qua từng thằng! Nhờ vậy mà tôi mới phân biệt được chúng với thành phần Việt kiều vì hai giới này đều ăn mặc sang trọng như nhau!
Các bạn thân mến, tôi vừa kể cho các bạn nghe về cuộc đời... chó má của tôi. Hôm nay tôi đã gần đất xa trời, không bao lâu nữa sẽ trở về với cát bụi. Tôi tự hào là đã sống xứng đáng cho ra con chó, khuyển mã chí tình, tuyệt đối trung thành với chủ. Chỉ tiếc là sau 5 năm chờ đợi mà tôi vẫn không thấy người nào trong gia đình ông chủ trở về. Con rơi con rớt của tôi thì rất nhiều, trải dài từ làng trên xuống xóm dưới. Trong số đo,#244i thương nhất là con Mi Sa, con gái tôi, sinh năm 1985. Tôi đã gặp nó và kể cho nó biết hết về "cuộc đời ái tình và sự nghiệp" của tôi. Sau khi tôi chết, nó sẽ thay mặt tôi kể tiếp cho các bạn nghe về bọn cán bộ mà nó đã từng biết, cũng như về cuộc đời làm... chó của nó. Xin chào giã biệt tất cả các bạn!

Minh Trang
 
Cái Chết Của Con Mực
(tác gỉa:Nam Cao)

Người ta định giết Mực đã lâu rồị Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết xấụ Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn ấy là cái khổ của bọn ăn màỵ Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào tha thứ được. Thoạt tiên người ta định ngày chết cho nó vào dịp Thanh Minh. May cho nó hôm ấy bà chủ nhà bị ốm.
Rồi thì là Tết tháng năm. Bỗng nhiên đứa con út của bà ươn mình: bà phải kiêng để lấy sữa lành cho con bú. Sau cùng người ta nhất định thịt nó vào rằm tháng bảy ai ốm mặc. Nhưng lần nầy Mực vẫn còn thoát nạn là vì nhờ có Dụ Người con cả xa xôi ấy vừa viết thư báo chẳng bao lâu sẽ về. Bà mẹ mừng như tìm được một vật quý bị rơi và bà nhất định lùi ngày xử con Mực lạị
Bây giờ thì Du về rồị Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách cái vali rất nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đúng thẳng hơn lên để chào chàng. Rồi đến lũ em ầm ỹ đẩy mành chạy òa ra, và bà mẹ mừng quá cười và khóc. Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực. Con chó già nua ấy rít lên cái thứ tiếng gà gáy của nó và chạy lại Dụ Bà mẹ thét lên và lũ em chửi những câu thô tục. Du bỡ ngỡ nhìn mọi ngườị

- Hình như mẹ không được khoẻ, ồ các em đã lớn cả rồi: Thanh, Tú, đứa nào đâỷ à, Thảo con chuột nhắt, trông Thảo xinh quá nhỉ? À! Con Mực, vẫn con chó ngày ấy đấy à?... trông nó già đi tệ!...

Con chó đã nhận ra người chủ cũ. Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ương ướt nhìn đất như tủi phận. Du thương hại: đó là người bạn lặng lẽ thui thủi bên chàng những năm xưa khi đêm vắng, chàng ngồi nhìn trăng mà oơ mộng. Chàng muốn cúi xuống vuốt vẹ Nhưng nó bẩn ghê gớm quá, lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữạ Dáng điệu thì già nua, có vẻ buồn và len lén như phòng bị một cách yếu ớt. Không còn những cái vẫy đuôi mạnh dạn những cái nhìn rất bạn bè và những cái hít chân vồ vập như khi một con chó đã vui và không ngờ vực. Du thấy lòng nằng nặng. Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương. Con chó vẫy đuôi mạnh hơn nhưng len lén lánh ra: dáng điệu một kẻ sợ hãi cố cười với người nó sợ. Và tức khắc nó vặn vẹo mình và rít lên một tiếng ngắn và to; đứa em tưởng anh đá hụt trả thù cho anh bằng một cái đá mạnh vào sườn con vật. Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữạ Du trách em:

- Sao Tú ác thế?

- Cần gì, đến mai giết thịt cho anh ăn đấỵ
 
Du thấy cái vui đoàn tụ giảm hẳn đi một nửạ Hình ảnh con chó ghẻ với cái buồn mơ hồ cứ lảng vảng trong óc chàng mãi mãị Sáng hôm sau lúc ăn cơm chàng thoáng thấy nó đi qua, đầu cúi mắt nhìn nghiêng như những người giả trá. Chàng muốn gọi nó vào kẹp nó vào giữa hai bàn chân và vừa ăn vừa vẩy cho nó miếng cơm chung một bát. Nhưng mà không thể được: dịu dàng quá là yếu tâm hòn, và ai hiểu được rằng mình lại có thể yêu thương một con chó bẩn ghê gớm như thế được?
Bữa ăn xong, con Hoa cầm bát cơm ra: một tay nó xách cái thúng như để rồi xếp bát. Thấy được ăn, tất cả thú tính của con Mực hoàn toàn nổi dậỵ Nó nhảy tới vẫy đuôi hếch mõm nhìn và đợị Cơm vừa đổ xuống nó vội vàng chúi mõm ăn ngaỵ Miếng chưa qua cổ thì cái thúng đã chụp quanh trên mình. Nó rít lên, vùng mạnh; nhưng Hoa đã tì cả người lên cái thúng rồi, và con Mực bị thu gọn ở trong vừa vặn đến nỗi không còn giẫy và kêu được. Lũ trẻ con réo ầm lên. Người ta lấy sẵn dao thớt và dây để tróị Phần mở thứng đã đành phải về Du: ông chủ đi vắng, cả nhà chỉ có chàng là đàn ông, mà không lẽ đi mượn hàng xóm trói giùm một con chó đã úp gọn gàng chỉ việc hơi hé cạp thúng lên, hễ chó thò đầu ra thì một đứa em đặt gậy lên cổ nó để chân chàng dận xuống. Nhưng tay chàng thấy run run. Và khi con chó vừa thò đầu ra thì nó quẫy luôn một cái mạnh, vùng ra được. Con Hoa tủm tỉm cườị Lũ em ngơ ngác nhìn theo con chó vừa ẳng ẳng vừa chạy ở ngoài vườn. Còn Du thì mặt đỏ như gấc chín. Chàng thấy mình yếu tay hơn cả con Hoạ Có lẽ nào chàng lại dịu lòng hơn cả một người con gáị Và tự nhiên chàng giận con Mực. Người ta còn lo con Mực sợ hãi mà đi mất. Quả nhiên suốt ngày hôm ấy nó không về. Nó vẩn vơ vườn hàng xóm, lẩn lút như một con chó trước khi hóa dạị
Người ta tưởng đã mất toị Nhưng tối hôm ấy nó lần vào gầm giường rồi Du lại nghe thấy cái thứ tiếng gà gáy của nó rít lên ở phía ngõ.
Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. Trưa cũng thế. Và cứ thấy bóng người lại cúp đuôi chạy mất. Du thương hại sai người đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông trước trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ cái kỹ niệm khủng khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện. Du thấy bồn chồn và vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn.
Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sực bình tĩnh của tâm hồn chàng. Và đột nhiên chàng muốn giết con Mực lắm. Chàng muốn có đủ can đảm để giết ngườị Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu chỉ giết một con chó mà tim cũng đập?
Sự do dự đã hết rồị Khi có một ý định thì ý định ấy chóng thành mạnh mẽ. Du thấy lòng cứng cỏị Đã có lúc chàng tưởng đến cái thú dí con dao vào súc thịt giẫy lên đành đạch để máu ấm phọt vào taỵ Và chiều hôm ấy khi thấy con chó ở vườn thì chàng gần như mừng rỡ. Con vật khốn nạn đói và sợ đã mệt lử đi rồị Nó hiện ngủ bên bờ giậụ Du cầm cái gậy to rón rén lại gần. Nhưng giơ gậy lên chàng bỗng thấy tim run một cáị Chàng tưởng như ngạt thở và ngừng lại một giây để nhìn con chó. Giấc ngủ của nó có lẽ đầy ác mộng vì thỉnh thoảng khắp mình nó lại giật lên. Du thấy lòng qủa quyết tiêu tán hết. Nhưng con chó bỗng giật mình. Du hoảng hốt thẳng cánh vụt mạnh trên mình nó, bụng nó thót hẳn vào rồi lại phình ra như một khối cao sụ Nó rống lên gượng dậy loạng choạng mấy vòng rồi chui bừa qua giậu trong khi Du vụt cuống cuồng theo xuống đất... Đêm đã khuyạ Du lại nghe tiếng Mực rống lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữạ
Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên. Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa san để đến nỗi bị Hoa úp được. Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực lách cả cái đầu rạ Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêụ

- Đè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy!

Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước, chân sau và buộc mõm rồ thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữạ

Du nghẹn ngào nén khóc...

Nguồn: sưu tầm
 
Vườn Hồng Vắng Bóng - Quỳnh Dao

Ðêm tối mịt mùng! Thật khuya mưa vẫn còn nặng hạt. Tiếng ếch nhái và côn trùng kêu vang ngoài đồng. La Tịnh Trần đứng hứng mưa trong vườn hoa của một căn nhà nhỏ. Chàng đứng như thế đã mấy tiếng đồng hồ. Ðầu tóc mặt và chiếc áo choàng bị ướt sũng. Hai tay thọc vào túi, chàng đứng yên nhìn mưa rơi và ngửi mùi thơm hoa hồng. Một tia sáng yếu ớt từ trong nhà lẻn qua cửa sổ rọi lên mặt chàng và vài bụi hồng gần đó.

Nhìn giọt nước trên cánh hoa, nhìn lá cành run rẩy, nhìn nước nhỏ giọt xuống đất qua ánh sáng yếu ớt ấy, chàng say mê không còn biết đến mình. Thế giới này bao nhiêu vẻ đẹp đều dồn vào mấy đóa hồng trước mặt.

Một cơn gió thình lình thổi qua làm cánh hồng đong đưa, nước thi nhau rơi xuống đất. Chàng hắt hơi rồi ngước mặt nhìn bầu trời tối, lần đầu tiên chàng thấy lạnh. Ưỡn ngực hít một hơi thật mạnh, hai chân đã bắt đầu tê cứng vì đứng lâu. Ðêm càng khuya mưa càng nặng hạt. Tần ngần một lúc chàng đi hái năm đóa hoa hồng rồi trở về phòng. Trong phòng ngoài bàn học mấy cái ghế và chiếc giường ngủ đơn sơ, chẳng còn gì khác nữa. Chàng đến ngồi vào ghế, đặt năm đóa hồng thành một hàng dưới chân cây đèn bàn. Cánh hoa hồng đỏ và mịn. Tất cả tỏa ra một mùi thơm nồng làm chàng ngây ngất, phải nhắm mắt để thưởng thức.

Từ từ mở mắt, kéo hộc tủ lấy ra một xấp giấy pelure, chàng cầm bút viết:

Nhiễu Hàn,

Anh đã hái năm đóa hoa hồng cho em. Ðóa thứ nhất em cài lên mái tóc đen. Ðóa thứ hai cài lên áo trước ngực. Ðóa thứ ba hãy để nằm bên em. Và đóa thứ tư em sẽ cắm vào cái bình tí hon đặt trên bàn phấn. Còn đóa thứ năm, không cho em đâu, anh để lại hầu giữ lấy mùi hương. Vì hương thơm của nó cũng chính là của em. Như thế em sẽ vĩnh viễn ở bên anh, xem như chưa xa anh và chẳng bao giờ bỏ anh.

Em! Mãi cho đến bây giờ, sáng sớm hay chiều tối, trong trí anh lúc nào cũng hiện rõ nụ cười, cử chỉ của em mà lần đầu tiên chúng mình gặp - Rõ đến nỗi anh tưởng chừng sự việc mới xảy ra hôm qua. Mấy năm rồi nhỉ? Mặc kệ cần biết làm gì. Thời gian đâu phải là vấn đề quan trọng. Quan trọng nhất chính là em. Anh còn nhớ buổi chiều xuân tiết trời ấm áp. Cỏ non và mặt đất yên ngủ dưới ánh sáng hiền hòa. Mọi vật đều có vẻ uể oải ngay cả ngọn gió dịu cũng biếng nhác không muốn hôn lên da người. Mùi thơm cây cỏ lẫn cát bốc lên cảm thấy dễ chịu, hôm đó bọn anh ra khỏi cổng trường đại học, trong lòng tràn đầy những mộng tưởng tuyệt vời. Cả bọn gồm bốn đứa: Lý, Tô, Hà và anh. Người ta đã gọi bốn thằng này là bốn chàng hiệp sĩ của Ðạt – Thái - An bị lạc đường trong một chuyến ngao du sơn thủy. Bọn anh cuốc bộ dưới nắng gắt bàn cãi nhau về vấn đề du học và tìm việc làm. Ðứa nào cũng rơi vào mâu thuẫn giữa mộng và thực. Vì mãi lo cãi nên đã lạc đường, bình nước mang theo uống cạn không còn một giọt. Mệt tháo mồ hôi hột, thằng Lý lại đoán mò:

- Nếu tao đoán không lầm, vòng qua khỏi chân núi này sẽ gặp một con sông.
 
Thằng Tô tiếp:

- Mày đâu phải lạc đà mà ngửi biết có nước?

- Tao không phải lạc đà, nhưng tiên đoán như vậy.

- Tiên đoán chỉ là những gì không bao giờ có thật!

Bọn anh đi vòng qua khỏi chân núi ấy, nhưng chẳng thấy con sông nào. Vòng thêm núi nữa cũng không. Thằng Tô chịu hết nổi bèn vỗ vai Lý la to:

- Lạc đà mày nói có nước đâu?

- Tao đã nói không phải lạc đà mà.

Anh hít mạnh một hơi, không khí đầy mùi thơm. Anh nói lớn:

- Thôi thôi, đừng có la, tao ngửi thấy có mùi gì.

Thằng Tô quay sang anh:

- Ha Ha, thì ra mày là lạc đà!

Anh hít mạnh thêm một hơi nữa:

- Ðúng rồi là mùi thơm hoa hồng, thơm ghê!

Thằng Tô chửi thề:

- Thằng khỉ, khát bắt khô cả cổ mà còn đùa. Hoa hồng có uống được không?

Anh vui mừng chỉ tay về phía trước:

- Ha, ai mà biết!

Bọn anh đi tới một quãng nữa thì tất cả đều sửng sốt. Một vườn hồng thật lớn đầy hoa. Ðiều làm bọn anh kinh ngạc không phải hoa mà là em. Nhiễu Hàn! Em mặc bộ đồ trắng đứng giữa vườn hồng. Hai má đỏ hồng vì nắng.

Hai mắt trong như nước hồ thu. Mái tóc đen rối bù ôm hết bờ vai, mép tai em cài một đóa hồng nhỏ vừa nở thật xinh. Em đang cầm bình tưới, những giọt nước nhỏ từ búp sen rơi đều trên hoa như một tràng pháo bông... Thằng Tô quay đầu nhìn anh:

- Ê La, khá lắm đấy. Sao biết mùi thơm hoa hồng đi đôi với nước vậy?

Anh cười nhìn em. Tiếng nói của bọn anh đã làm em ngước đầu lên. Mắt em và anh gặp nhau thật tình cờ làm anh xao xuyến vô cùng. Cặp mắt ngây thơ ấy của em là một vũ trụ bí mật, một vũ trụ tràn đầy yên vui và thơ mộng. Anh nói như thế đúng không em? Những ngày sau đó chúng mình bên nhau đã chứng minh được điều đó.

Thằng Hà bắt đầu gợi chuyện với em:

- Cô làm ơn cho chúng tôi xin tí nước uống.
 
Em đưa mắt nhìn bọn anh nhoẻn miệng cười. Nụ cười ấy lan rộng trên môi như giọt màu tan ra trong một thau nước lạnh. Em thơ ngây và đẹp quá! Em là nàng tiên mà thượng đế đã sai xuống để giúp người trần. Anh đã cười và tự trách mình sao ví em tầm thường quá vậy? Em ngước lên hỏi:

- Các anh cần nước à? Chờ tí tôi vào nhà rót cho nhé.

Bây giờ anh mới thấy cạnh vườn hồng có căn nhà xây bằng đá xanh, trong vườn có bụi trúc. Em quay người đặt bình nước xuống, nhanh nhẹn vào nhà. Cái eo nhỏ và tà áo bay trong gió làm hồn anh cũng chạy theo em. Thằng Lý nói nhỏ bên tai anh:

- Chắc mày không tưởng tượng nổi trong ngôi nhà nông phu ấy lại có một giai nhân tuyệt sắc như thế, cái bộ gió của con bé thật hết chê. Nó mà vào thành phố thì bọn con trai sẽ theo như đỉa đói, tha hồ chúng mời đi ăn hết nhà hàng này đến nhà hàng khác.

Thằng Tô cũng hỉnh mặt qua anh:

- Ê La! ông già mày có hãng phim Chấn Huê, sao mày không tìm một cô minh tinh cho ổng? Thời này nữ minh tinh đâu cần học giỏi, chỉ đẹp là được. Con bé này mà chưng diện vào thì khác nào như bà hoàng.

Câu nói ấy của Tô làm anh bất mãn. Chúng chỉ để ý em về sắc mà không biết gì khác. Sự ngây thơ và thật thà của em, anh nghĩ rằng không thể nào sống ở thành phố được.

Tay bưng ly nước từ trong nhà đi ra em có vẻ hơi thẹn:

- Xin lỗi mấy anh, còn có một ly nước, tôi đang nấu mấy anh vào vườn chơi chờ chút.

Thằng Hà:

- Ồ phiền cô quá. Cần gì nước nóng, nước giếng cũng được. Miễn là cô....

Thằng Lý cắt ngang:

- Cám ơn cô nhiều lắm. Chúng tôi cần uống nước và nhờ cô chế vào mấy cái bidon. Chúng tôi vào vườn chờ nhé.

Anh không ngờ thằng Lý gặp phải gái như mèo gặp mỡ. Thằng Tô tiếp lấy ly nước trên tay em. Thừa lúc mọi người không để ý, nó nốc một hơi đến cạn, em trố mắt nhìn bọn anh. Anh không ngờ có mấy thằng bạn mất nết quấy rầy em như vậy. Tuy thế em vẫn thản nhiên ôm một lô bidon tươi cười quay đi.

Bọn anh vào vườn, trong vườn có mấy cái ghế gỗ. Mạnh đứa nào đứa nấy tìm chỗ ngồi không cần chờ chủ nhà mời. Bên ghế anh ngồi có hai cái giỏ đựng đậu đã lặt được phân nửa. Có lẽ em đã lặt đậu trước khi đi tưới nước hoa. Anh bèn lấy đậu lặt giùm em. Hai đứa Tô và Lý thì lo đánh cá nhau xem đứa nào sẽ mời em đi ciné được. Có lẽ em không hiểu bọn con trai lúc cua gái hay đùa cợt. Chính vì thế lúc lặt đậu cho em, anh đã tự trách sao bọn anh không có chút lịch sự đứng đắn nào.
 
Em ra đứng tựa cửa cười tươi như hoa:

- Phải chờ một chút mới có.

Thằng Tô đáp nhanh:

- Không sao chúng tôi rảnh mà.

Thế rồi thằng Tô, thằng Lý, thằng Hà bắt đầu điều tra lý lịch của em:

- Cô tên gì?

Em cười không đáp.

- Nói đi cho biết tên ăn thua gì đâu phải giấu.

- Trương Nhiễu Hàn.

- Cô có đi học không?

- Chỉ học đến hết lớp năm.

- Cha mẹ cô vắng nhà sao?

- Cha tôi đi ra đồng, mẹ tôi chết rồi.

- Nhà cô trồng tỉa gì nhiều nhất?

- Rau cải và hoa hồng.

- Cô thường đi Ðài Bắc không?

- Dạ, ít khi lắm.

- Cô thích Ðài Bắc không?

- Không

- Tại sao vậy?

- Người đông xe cộ nhiều sợ lắm.

- Chúng tôi đưa cô đi Ðài Bắc và mời xem ciné?

Em mắc cở cúi đầu đáp thật khẽ:

- Không đi!

- Tại sao không đi?

Em chỉ lắc đầu cười không nói. Quay người dịu dàng đi vào nhà. Khi trở ra, trên môi vẫn còn nụ cười ấy và vẻ thẹn thùng chưa hết. Em cầm ấm nước dơ lên:

- Nước sôi rồi.

Em đưa mỗi đứa một cái ly rồi ân cần rót đầy nước. Khi đến phiên anh, em khom người xuống, thình lình đóa hồng trên mép tai rơi vào gỉo đậu anh vừa lặt, em kinh ngạc kêu lên, vừa nhìn anh vừa thẹn thùng:

- Anh lặt cho tôi hết rồi?

Anh không đáp chỉ nhìn em và nhặt đóa hồng lên:

- Tặng tôi nhé?

Mặt em bỗng đỏ như màu hoa. Mi hạ thấp em đát thật nhanh:

- Hoa này không đẹp, héo rồi.

- Không đẹp mà.

Em lại cười, Nhiễu Hàn, sao em thích cười quá vậy? Nụ cười em dễ thương vô cùng. Xách bình nước đi, một lát sau trở lại trong tay em có đóa hồng mới hái thật tươi. Thằng Lý mừng rỡ:

- Ha, cho tôi hả?

Em nhìn anh mặt càng đỏ hơn trước:
 
Không cho anh này.

Anh mừng khôn xiêt, vội vàng tiếp lấy hoa. Trong giây phút, anh không còn nghe tiếng chọc ghẹo của mấy đứa bạn mà chỉ nghe tiếng cười của em. Vì bọn thằng Lý cười vang nên em hoảng sợ bỏ chạy vào nhà, anh liền trách chúng:

- Bọn mày làm người ta sợ chạy mất tiêu rồi!

Thằng Tô đánh lên vai anh một cái:

- Cha, con bé nhà quê đó thấy khờ mà lại khá ranh. Nó biết mày là thằng bợm nhất trong bọn.

Anh sùng máu trợn nó một cái vì nó đã xem thường em. Chưa bao giờ anh giận nó như lúc này. Lần gặp đâu tiên của chúng mình chỉ có chừng ấy vì em vào nhà trốn luôn không ra. Bọn anh phải đứng ngoài cửa cám ơn rồi về. Cầm đóa hồng trên tay, khuôn mặt ngây thơ của em lại hiện ra trước mắt anh với nụ cười tươi. Bàn tay vô hình nào đã sắp đặt chúng mình gặp nhau, để mấy đóa hồng đó đưa anh vào sự tương tư khó tả. Và em tặng anh đóa hoa đó có nghĩ gì về một chuyện tình tương lai không?

Mà tương lai là gì? Chỉ là con số không mà con người không thể biết trước con số không đó. Lúc đó anh không có hy vọng nào gặp em lần nữa. Nhưng khi về đến nhà, anh cảm thấy xao xuyến và mãi mơ tưởng đến em. Bởi vậy anh bắt đầu suy đoán tương lai em - Mai sau, em sẽ là người đàn bà nhà quê lam lũ, tay lấm chân bùn. Nghĩ như thế anh lấy làm bất mãn vì tại sao ông trời bất công như vậy. Giá em sinh ra trong một gia đình giàu có như anh thì tương lai sẽ như thế nào? Dĩ nhiên là khác hẳn nhiều lắm. Những cảm nghĩ ấy bây giờ nhớ lại mới thấy khôi hài và ấu trĩ!

Thế rồi lần thứ hai gặp lại em. Cuộc gặp gỡ này không còn ngẫu nhiên như lần trước. Anh đến nhờ vườn hoa của em để quay phim. Cha anh là chủ tịch công ty, anh lại học ngành đạo diễn. Hôm đó, cuốn phim đang thực hiện có bối cảnh hoa hồng. Tìm mãi không có nơi nào vừa ý, anh chợt nhớ đến vườn hoa em. Hôm đến mượn vườn, không chỉ có mình anh mà còn có đạo diễn và các chuyên viên quay phim. Em sợ sệt đứng nép trong góc tường nhìn ra cười khi nghe cha và anh nói chuyện. Còn cha em, thật là một ông già kỳ dị mà giờ này anh còn nhớ rõ những câu nói ấy:

- Thưa bác cho chúng con mượn cái vườn quay phim, sẽ tính tiền cho bác.

- Khỏi cần tiền nong gì hết, đừng làm hư hoa là được.

- Quay xong phim chiếu trên màn ảnh bác sẽ thấy vườn hoa của bác đẹp lắm.

Cha em phì cười:

- Ngày nào tôi cũng thấy nó, cần gì phải vào rạp để coi vô ích vậy?

Anh hết cách nói. Em đứng bên nhịn không nổi bật cười. Nụ cười ấy chẳng khác một bông hồng dưới nắng mai đẹp vô cùng. Sau đó, bọn anh bắt đầu quay phim. Em yên lặng rót trà, mời nước như không muốn làm phiền đến một ai. Ngược lại bọn anh thì khác. Mấy nhân viên của anh cứ theo tán tỉnh chọc ghẹo em hoài, có người sỗ sàng nắm áo em không chịu buông, làm em đỏ gay cả mặt, anh giận dữ mắng chửi chúng nên không dám tiếp tục phá rầy em nữa. Nhưng rồi đến tối bọn họ lại tàn phá vườn hoa làm anh đau lòng.

Ðêm đó, quay đoạn phim chánh tại vườn hồng. Tất cả đào kép chánh đều có mặt. Cô đào trong khúc phim này là Hoàng Oanh, một minh tinh vừa nổi danh trong làng điện ảnh. Cô ta có thân hình mảnh khảnh, ăn nói hoạt bát, dễ thương. Nàng đã nhiễm tật xấu của hầu hết các minh tinh là ăn nói ưa thêm bớt, đùa cợt quá lố với đạo diễn, chuyên viên và các nam tài tử. Thông thường thì các nam tài tử đùa với nữ. Ngược lại, nàng tìm cách đùa với nam. Ðêm hôm đó không biết nàng nổi hứng thế nào quay sang anh bám chặt như kẹo cao su dính. Lúc gọi anh là ông chủ nhỏ, lúc gọi anh phụ tá đạo diễn, lúc gọi chuẩn đạo diễn. Còn em, chỉ lẳng lặng châm trà rồi rút lui. Phải thành thật mà nói không ai chú ý sự hiện diện của em. Cái eo nhỏ thật đẹp, cặp mắt long lanh trong đêm như đang tìm hiểu điều gì. Anh cảm động quá! Em và Hoàng Oanh đều là con gái thời đại, nhưng là hai thái cực khác nhau. Ðoạn phim quay thật lâu. Ánh sáng của mấy ngọn đèn trăm mấy ngàn watts làm vườn hoa rực sáng như ban ngày. Chỉ cái cảnh đào kép chánh hôn nhau đã quay mất hai tiếng đồng hồ. Em núp ở một bên xem cảnh lạ lùng này. Gai hồng làm cho Hoàng Oanh đau nên nàng la oai oái mãi, buộc lòng nhân viên anh phải lấy kéo cắt vài cành vứt xuống đất. Anh nhìn sang em, em chau mày đau đớn. Tuy thế, em không chút phản đối, vẫn ngồi co ro nơi chân tường xem một cách ngây thơ.

(còn tiếp)
_________________
 
Anh vẫn biết đám hồng trong vườn không thể nào chịu nổi sức nóng trăm mấy ngàn watts đó. Nhưng biết làm sao hơn, bỏ đi không quay cảnh này sẽ mất một mối lợi lớn. Bởi vậy anh để họ tiếp tục làm việc. Ðào kép tiếp tục qua lại trong vườn, đạo diễn chạy tới chạy lui. Mỗi lần có người qua lại như vậy, ít nhất có vài cánh hồng bị gãy. Hoa bị gãy thì lòng anh đau lên. Mặc dù thế, vẫn để họ tiếp tục vì anh là ông chủ nhỏ, không thể để công việc ngưng trệ.

Sau khi quay xong, lo dọn dẹp. Hoàng Oanh bu theo anh, đòi mời cả đoàn đi ăn khuya. Bọn anh lên xe, bị nhiều người vây quanh nên không từ giã em được, cũng không xem lại vườn hoa đã hư hại đến mức độ nào.

Anh đã đưa mọi người đi ăn xong, lúc chia tay thì trời gần sáng. Anh đứng một mình giữa con đường sương mờ. Ánh đèn hiu quạnh. Nhớ em quá. Nhớ em và vườn hoa ấy. Thế rồi, mình anh lầm lũi đến thăm em và vườn hồng. Anh làm sao quên được buổi sáng thần tiên!

Bước chân vào vườn hoa, anh chỉ còn thấy một cảnh đau lòng. Em đang ngồi bó gối dưới đất, đầu gục xuống vì ngủ. Nhìn cái lưng cong ấy của em cũng đủ thương rồi . Anh sẽ lén bước đến sợ em thức dậy . Nào ngờ em ngẩn lên từ từ nhìn anh. Thì ra em không ngủ! Em thật tỉnh táo nhìn anh không chút ngạc nhiên, không nói một lời như đang thầm trách mắng anh một cách thậm tệ. Anh đứng sững không biết phải nói gì. Mắt em lần lần thấm ướt. Anh thấy có lỗi với em nhiều lắm mà không nói được. Ngôn ngữ để giải thích một vấn đề lỗi lầm lúc nào cũng hiếm hoi. Anh từ từ quỳ xuống định hôn lên mi em cho khô đi nước mắt. Nào ngờ lại hôn lên môi! Ðây chính là khúc phim khác trong vườn hoa. Lúc đó anh mới hiểu rằng không có sự diễn xuất nào tự nhiên lột tả hết tâm tình bằng chính lòng người xúc động thật sự

Anh đã hôn em giữa buổi sáng đầy sương mù trong vườn hồng. Buổi sáng vô cùng đẹp mà đời anh sẽ không bao giờ quên được. Em ngước lên ánh mắt mơ màng và tươi vui hiện rõ. Lần đầu tiên anh mới hiểu tình yêu là gì. Những tâm tình quá khứ của anh đã bị mất hút trong mắt em. Em không một chút e lệ, che giấu hay trốn tránh, để cặp mắt tự do bày tỏ lòng mình trước mặt anh. Chính em cũng không hiểu nổi, nỗi lòng chân thật tình mình lúc ấy. Vì mấy khi ai hiểu nổi chính lòng mình, nhất là xúc động mạnh.

Khi mặt trời lên cao hai đứa cùng nhau làm vườn. Chúng mình tỉa lá khô, cắt bỏ hoa héo, quét dọn và xới đất. Anh hỏi em:

- Cho anh biết đời em mong ước gì nhiều nhất?

Em ngẫm nghĩ, ái ngại nhìn anh rồi nhìn đám mây trắng đằng xa, anh giục:

- Nói đi em, thôi mà mắc cỡ gì nưã.

Em đáp khẽ:

- Ở chân núi bên kia nghe nói có miếng đất tốt, sẵn nước bên cạnh có thể lập một vườn hoa hồng thật đẹp.
 
Anh hứa:

- Anh sẽ mua tặng em.

Em nhìn sững anh một lúc mới hỏi:

- Còn anh mong ước gì nhiều nhất?

Anh không trả lời được câu hỏi ấy của em. Ðến lúc này anh không hiểu sau này chúng mình sẽ ra sao nữa. Lòng tự tôn của kẻ có học vẫn còn mạnh trong lòng anh lúc ấy. Mua tặng em một miếng đất để gọi là trả ơn vì em đã giành cho anh nụ hôn đầu. Tiềm thức anh lúc ấy thật là đê tiện mà em nào hiểu! Ngược lại, em đã nhìn anh bằng ánh mắt chân thành và tràn đầy tin tưởng. Bỗng dưng anh cảm thấy mình vô cùng nghèo nàn, dơ bẩn không xứng đáng với em tí nào. Anh nghĩ bụng:

- Em muốn anh sẽ làm gì?

Em nhắc lại câu hỏi:

- Còn anh mong ước gì nhiều nhất?

- Viết một cuốn sách.

- Ðây là nguyện vọng duy nhất của anh từ mấy năm nay.

Anh nhắc lại lần nữa:

- Viết một cuốn sách.

Em mỉm cười:

- Vậy thì, chúng mình cất một căn nhà. Anh viết sách, em trồng hoa hồng

Lòng anh sung sướng khó tả. Toàn thân nhẹ hẳn đi. Trong giây lát, anh thấy mình được giải thoát hoàn toàn. Trên vai anh, mọc đôi cánh lớn, rồi nhẹ nhàng chớp bay lên trời xanh. Bên anh lại có em, chúng mình cùng nhau bay lượn khắp vòm trời, thăm hỏi hết những áng mây. Anh liền vứt cây cuốc xuống, kéo tay em:

- Mau đi.

- Ði đâu?

- Ði cho cha em biết chúng mình sắp lấy nhau.

- Làm gì gấp vậy? Bộ anh điên rồi sao?

- Vâng anh đã điên, điên vì em. Anh hứa suốt đời sẽ đem hết sức mình để xây vườn đào cho hai đứa. Thế rồi anh và em cùng chạy vào nhà đánh thức cha dậy. Anh nói:

- Chúng con muốn lấy nhau.

Cha em trố mắt nhìn anh:

- Ồ, thời tiết lúc nóng lúc lạnh này dễ sinh bịnh lắm.

- Ồ, con không có bịnh mà. Con muốn xin cưới con gái bác. Chúng con sẽ làm lễ ngay.

- Thật vậy sao?

- Dạ thưa bác thật mà.

Ông lại nhìn sang em:

- Con bằng lòng ưng nó không Hàn?

Em không đáp chỉ đỏ mặt nhìn sang anh rồi cúi đầu xuống. Thế là ông đã hiểu cái tình tự này rồi. Ông quay lại anh:

- Con đã đậu cử nhân?

Anh đáp:

- Dạ

- Nó mới học hết tiểu học.

- Dạ.

- Con là con nhà giàu?

- Dạ.

- Nó là con của một nông dân nghèo!

- Dạ.

- Con sống ở tỉnh?

- Dạ.

- Nó là con gái nhà quê!

- Dạ.

Cha em tròn xoe mắt:

- Con đã biết tất cả?

- Dạ con đã biết tất cả.

Cha em nhảy phóc xuống giường, múa tay:
 
Vậy còn chờ gì nữa mà không lấy nhau đi. Bác nuôi nó hai mươi năm nay chờ một đứa khờ như con đến để gả. Mau lấy nhau đi.

Hàn ơi, anh thật sung sướng không còn tả nổi. Thế rồi anh bí mật chuẩn bị cưới em, không cho cha mẹ, anh chị, bà con thân hưũ biết vì sợ gặp phải phản đối. Lễ cưới xong, anh mới dắt em đến trước mặt cha trình diện:

- Thưa cha, đây là con dâu của cha.

Cha anh kinh ngạc nhìn:

- Con nói gì?

- Dạ con nói đây là dâu của cha. Chúng con mới làm lễ thành hôn sáng nay.

Ông quan sát anh mười phút, quan sát em mười phút. Mười phút hỏi gia thế em và đầu đuôi hai đứa quen nhau. Ðồng thời, mười phút để chứng thực hôn nhân của chúng mình. Sau đó ông nổi trận lôi đình, chửi anh như tát nước vào mặt. Em như một con chim non run rẩy đứng chứng kiến cảnh tượng ấy . Anh lấy làm hối hận vì đã đưa em vào vòng đau khổ đó. Cha anh vẫn không ngớt chửi:

- Mày là thằng con khốn nạn, làm dơ bẩn danh dự gia đình. Mau cút đi. Từ rày về sau, đừng lai vãng về nhà, đừng gặp mặt tao và cũng đừng gọi tao là cha. Mày có đói rách, ăn xin cũng mặc, tao không cần biết tới.

Anh kéo em lùi ra sau:

- Thưa cha nếu ngày nào đó con có đói rách cũng không về xin cha đâu. Tuy nhiên, nếu thành công thì con sẽ về thăm cha.

Ông càng quát tháo ầm ĩ hơn:

- Ha Ha! thành công! Mày mà thành công! Mày thành công cái gì mới được chứ? Thành ăn mày thì có.

- Con sẽ viết một cuốn sách.

Cha anh hỉnh mũi:

- Viết một cuốn sách? Ha Ha! Mày tưởng mày là thiên tài à?

Anh mím chặt môi:

- Con sẽ làm cho cha coi.

- Làm cho cha coi. Hứ, thì cứ làm đi. Nếu không được thì đừng hòng bước chân vào nhà này.

Anh dắt em đi ra khỏi nhà sang trọng đó với hai bàn tay trắng. Em yên lặng nhìn anh một lúc rồi nói:

- Anh sẽ viết một quyển sách rất thành công.

Lời nói ấy của em là một động cơ thúc đẩy, là tạo thêm cho anh nhiều ý chí và can đảm. Bởi vậy, dù anh có mất tất cả đi nữa thì vẫn còn, còn em mãi bên anh. Nắm chặt tay em anh nói:

- Hàn ơi, em đã lấy một người chồng nghèo mạt, đến nỗi nhà cũng không có ở!

Em chỉ mỉm cười . Trên thế giới này còn gì đẹp và cao quí bằng nụ cười ấy? Chúng mình về lại nhà em. Cha em hiểu ngay việc gì đã xảy ra nên nhìn anh hỏi:

- Con có thể làm gì được?

Thật là hổ then.! Anh biết làm gì bây giờ? Cuốc đất, trồng cải, không biết được một việc nhưng chẳng lẽ không làm gì để nuôi vợ sao? Cha lại bảo:

- Ngày mai con đi tìm việc làm.

Em lo lắng nhìn cha:

- Tìm việc? Việc gì hả cha? Không được đâu, anh con muốn viết một cuốn sách.

Cha nhìn anh:

- Viết một quyển sách? Vậy còn chờ gì nữa mà chưa chịu viết? Ruộng đất nhà mình đủ sức nuôi ba người, khỏi cần làm gì hết, cứ lo viết đi. Mau lên tỉnh mua cái bàn giấy về để viết.

Thế là từ đó, anh bắt đầu làm một tên thợ viết. Ngày tháng chỉ biết ăn bám vào vườn hoa vợ, vườn cải của cha vợ! Tuy thế bầu không khí gia đình thật vui. Cha và em lúc nào cũng thúc đẩy anh viết, dành cho anh nhiều đặc ân, làm như anh là một siêu nhân đang viết thánh kinh để lại cho nhân loại . Anh cũng tiêm nhiễm cái ý tưởng quan trọng hóa đó nên suốt ngày cặm cụi viết, cố gắng đem kết quả dâng trước mặt em. Ðó là những ngày tháng khó khăn cực khổ, nhưng cũng đầy mật ngọt. Mỗi sáng, chúng mình thức dậy cùng một lúc, nhìn những cánh đồng đựng đầu sương óng ánh dưới nắng mai. Anh đọc cho em nghe một bài thơ:

"Tình yêu như một đóa hồng

Nhân gian lắm kẻ ngồi trông sắc màu

Hoa dù chết, hương phai mau

Tình kia vẫn đẹp như màu huyết phá

Em không hiểu thơ, nhưng cứ nhìn anh cười. Ánh mắt thật dịu và hai má đỏ hồng. Toàn thân em là bài thơ tuyệt tác thì cần gì phải hiểu thơ nữa!

Ăn sáng xong anh vào sáng tác. Em tiếp tục công việc cuốc đất ngoài vườn, giặt đồ rồi nấu cơm. Em lúc nào cũng nhanh nhẹn dịu dàng, làm việc tuy nhiều nhưng không nhăn nhó hay phiền trách. Ngược lại, lúc nào em cũng vui tươi và luôn miệng hát, bài hát mà anh đã dạy cho em:
 
Vũ trụ vừa tạo lập

Vạn vật còn thưở hồng hoang

Tình này nở vội vàng

Ðời đời cứ tiếp tục

Thiếp như hoa vừa nở

Chàng như sương tưới lên

Tình yêu thật nhiệm mầu
Suốt đời âu yếm mãi.

Tuy đã cắt nghĩa cho em bài hát này, nhưng anh nghĩ rằng em vẫn không hiểu. Giọng ca em thật thanh thoát. Thân hình lắc lư, nhịp nhàng theo điệu hát. Anh có cảm tưởng rằng em chính là bài ca thì cần gì phải hiểu bài ca nữa.

Mỗi khi trời gần tối, không còn hứng thú để viết thì em dắt anh ra đồng để đón cha về. Cha vác cuốc, chúng mình đi bên cạnh, tha hồ hóng gió chiều, nhìn đàn cò trắng chớp cánh trên lũy tre bên bờ suối. Mây xanh tự do rong chơi trên trời. Mặt trời đỏ và lớn từ từ đi ngủ dưới núi. Em lại hỏi anh những câu thật ngây ngô - Tại sao hoa nở, tại sao mây biết đi, tại sao nước suối chảy mãi mà không bao giờ hết? Anh rất thích được cắt nghĩa cho em. Em chăm chú nghe, nhưng chắc chẳng hiểu gì. Hiểu hay không đâu còn quan trọng. Quan trọng nhất là chúng mình đã bên nhau đi như thế trong vô số buổi chiều. Những buổi chiều tuyệt đẹp có nắng hanh vàng và gió nhẹ phá rối tóc em. Mỗi đêm anh viết dưới ánh đèn. Em ngồi bên bàn vá áo. Mấy sợi tóc con rũ xuống trên trán em. Lông mi buông thấp. Ngón tay thon dài di động nhịp nhàng. Ðóa hồng trên tóc em làm cả căn phòng thơm ngát. Anh liền bỏ viết ngắm em thật lâu. Thình lình em ngước lên, tặng anh nụ cười thật dịu. Nụ cười và đóa hồng trên tóc thật tương xứng. Bất giác anh ví em là một đóa hồng.

Khoảng thời gian đó, thật không gì đẹp bằng. Lúc đầu anh chưa dám viết truyện dài, chỉ viết vớ vẩn vài cái truyện ngắn. Lần đầu tiên trong đời mình cầm bút viết truyện, thật khó khăn không còn tả nổi! Ngày lại tối cứ ngồi nặn óc để tìm ý tưởng. Ý tưởng không ra mà óc anh muốn vỡ. Bởi vậy khi nháp xong câu chuyện, anh thở phào nhẹ nhõm như vừa trút đi được gánh nặng trong mình. Sau đó, bắt đầu đọc lại, sửa và chép trên một mặt giấy cẩn thận. Thế rồi, gởi truyện đi đến tòa soạn, ở nhà vừa hy vọng lo âu. Chẳng bao lâu truyện bị hoàn lại. Bây giờ chỉ còn cách lần lượt gởi đi các báo, nếu tờ báo biết thưởng thức của mình thì họ sẽ đăng. Sau một vòng chu du các toà soạn trong nước, truyện ngắn của anh bắt đầu hồi hương. Ôi thôi còn gì đau đớn bằng! Anh chán nản bưng mặt em lên nhìn vào mắt:

- Hàn ơi, chồng em là một thằng vô dụng!

Em vẫn mỉm cười, gục đầu vào lòng anh. Hai tay ôm chặt lưng anh. Không nói gì, cằm anh ma xát lên tóc em. Ngửi được mùi thơm hoa hồng trên tóc làm tinh thần anh nhẹ nhàng phấn khởi. Anh rưng rưng nước mắt nói:

- Em, ở chân núi bên kia nghe nói có miếng đất tốt, sẵn nước bên cạnh có thể lập một vườn hoa hồng thật đẹp.

Em ngẩn lên hai mắt cũng ràn rụa, anh tiếp:

- Anh muốn mua tặng em

Em gật đầu tươi cười, vẻ mặt đầy tin tưởng. Vẫn không cho anh là thằng điên, nên em đã nói:

- Em biết anh sẽ mua được
 
Anh đẩy nhẹ em ra, cầm viết tiếp tục sáng tác. Ðến khi chuyện ngắn đầu tiên của anh được đăng trên báo, anh vui mừng thật khó tả nổi. Còn em, em vui hơn anh nữa là khác. Suốt ngày em chẳng muốn làm gì, chỉ cầm tờ báo có tên anh cười ngất. Em còn khoe với cha:

- Cha ơi, coi nè. Tên của anh con đây nè.

Cha giả vờ xem thường nhưng không dấu nổi sự xúc động:

- Mới một lần ăn thua gì. Sau này tên nó sẽ luôn luôn xuất hiện các báo, tha hồ mà cười.

Cha đi mở chai rượu đắt giá rồi ngoắc anh lại:

- Lại đây, cha con mình làm vài xị cho đã. Cha có thói quen, hễ việc gì mừng là phải làm vài xị như vậy.

Trước sự mừng rỡ của cha và em, anh cảm thấy mình vĩ đại quá. Anh là một anh hùng bách chiến bách thắng giết được rồng và hổ nay trở về làng. Vũ trụ này không còn ai hơn anh nữa. Thế rồi đêm đó anh say mèm, say trong sự hãnh diện thương mến của cha và em.

Bắt đầu từ đó, anh có chút ít tiền nhuận bút. Số tiền ấy không giá trị bằng lòng vui sướng của em. Em đem tiền cất thật kỹ vào hộc sắt, không tiêu, đêm nào cũng lấy ra xem. Thấy vậy, anh chế em là người khùng thì em cười đáp:

- Em để dành đó.

- Ðể dành làm gì?

- Ðể mua miếng đất.

Trời ơi, anh không biết số tiền đó phải để dành bao lâu mới mua nổi miếng đất. Tuy nhiên em vẫn không nản lòng, cố gắng dành dụm từng đồng từng cắc. Anh càng đem sức làm việc hơn.

Thấm thoát được hai năm. Cơm dưa cải thanh đạm, nhưng chúng mình tràn đầy hạnh phúc, không lời qua tiếng lại. Nhưng rồi sau đó cha qua đời. Trước khi chết ông còn nắm tay hai đứa mình nói:

- Cha rất yên tâm và mãn nguyện.

Chúng mình khóc ngất đi suốt đêm đó. Khi tỉnh dậy, anh vẫn còn bàng hoàng, không tin là cha đã chết. Lần đầu tiên trên môi em tắt nụ cười. Ngã vào lòng anh em sụt sùi khóc:

- Em tưởng sau này, chúng mình mua đất cha được hưởng...

- Nhưng cha đã mãn nguyện rồi mà.

Em ôm chặt vai anh không ngớt khóc:

- Bây giờ em chỉ còn mình anh!

Anh xiết chặt em vào lòng mà thề:

- Anh không bao giờ phụ em.

Cha chết rồi chúng mình mới biết ruộng đất đã bị cầm thế hết. Chôn cất xong, chẳng còn gì ngoài vườn hồng và căn nhà dột nát. May một điều là bây giờ anh đã có tên tuổi, hàng tháng kiếm tiền nhuận bút cũng đủ sống qua ngày. Em vẫn chắt chiu từng đồng. Phần anh bắt đầu viết truyện dài. Tháng ngày tiếp đó, chúng mình thật hạnh phúc. Nhưng rồi hạnh phúc ấy dần dần tiêu tan. Mái ấm bắt đầu đổ vỡ. Ðộng cơ đưa đến sự đổ vỡ đó thật hết sức lạ lùng mà giờ này anh vẫn còn nhớ rõ. Hôm ấy, một người khách viếng nhà thật hy hữu ngoài sự dự liệu của mình. Người ấy chính là chị anh. Bà chị có được ông chồng lắm của. Tuy không đẹp, nhưng nhờ khối bạc đã biến thành một người quá ư sang trọng. Bà đi xe du lịch đến nhà mình ra vẻ một mệnh phụ phu nhân. Sự hiện diện của bà tự nhiên nhà mình trở thành quá chật chội và nghèo mạt. Bà đảo mắt khắp nhà, quan sát em và nghiêm nghị nhìn anh. Bà lại trách:
 
Trần, chị không ngờ em khổ sở đến mức này.

Anh bực bội:

- Em chẳng thấy khổ gì cả.

- Thế mà còn nói không khổ nữa chứ. Một cái áo lành để mặc cũng không. Sống như thế có giống người không?

- Giống tiên không giống người phàm.

Bà cười lớn:

- Tiên à? Tiên có ăn khói và lửa nhân gian được không? Rất tiếc em phải ăn cơm như người trần đấy chứ.

Anh chau mày:

- Chị đến đây làm gì? Khinh miệt em phải không?

Bà nắm tay anh:

- Không, chị đến cứu em. Hãy đi về với chị, cha không giận em đâu. Em cũng biết tính cha, miệng hùm gan sứa, có bao giờ hung dữ đâu. Em không nên giận cha lâu như vậy. Cha sẽ tha thứ tất cả cho em, chỉ cần...

Bà liếc em một cái:

- Chỉ cần em làm giấy ly dị là được.

Anh nổi sùng:

- Thôi đừng nói bậy.

Nhìn thấy em đứng co ro nơi góc tường mặt tái xanh, mắt mở to vì kinh hãi. Anh không còn đủ can đảm đứng lâu, vùng thoát khỏi tay chị, ôm vồ em vào lòng, nói một hơi:

- Em không cần cha tha thứ, không cần gì hết, chỉ cần một điều là không xa Nhiễu Hàn. Vĩnh viễn suốt đời không bao giờ xa Hàn được. Chị làm sao hiểu nổi tình yêu của chúng em. Nó cao cả và khác xa thiên hạ. Bởi vậy chúng em không hề thấy nghèo khổ, ngược lại còn giàu có hơn chị. Thế giới tình yêu chúng em giàu có vô cùng. Chị không thể thấy chúng bằng giác quan được, Mời chị rời khỏi nơi này để trở về ngôi nhà giàu sang của chị đi. Mong chị đừng đến phá hoại gia cang này.

- Em thật là người loạn trí. Công ty của cha có sẵn việc làm cho em, bảo đảm đời sống sung túc lại không chịu, đi theo cái con nhà quê đó, thật phí một đời! Em bị nó bỏ bùa ngải gì mà mê quá vậy?

Anh quát tháo:

- Chị phải trọng Nhiễu Hàn, nàng là vợ em.

- Ừ, biết chớ, biết nó là vợ em. Chị cứ ngỡ là lâu rồi bùa ngải ấy phai đi.

- Sức mấy mà phai. Bùa này còn mãi cho đến khi em chết.

Bà hỉnh mũi:

- Hứ, em cứ tưởng yêu như thế là có thể đương đầu với sóng gió được à?

- Dĩ nhiên rồi.

Bà cắn môi ngẫm nghĩ một lúc rồi nhìn vào mặt em nói nhanh:

- Nhiễu Hàn, chị hỏi em điều này: một người vợ tốt có nên cảng trở tương lai chồng mình không?

Em run rẩy trong lòng anh:

- Em... Em...

Bà nói tiếp:

- Hàn à, phải biết phận mình chớ. Em là kẻ thất học, quê mùa thô kệch, không biết trang điểm là gì. Còn Trần, một nhà văn, xuất thân trong gia đình giàu có sang trọng. Hai đứa khác nhau một trời một vực...

Anh muốn điên lên:

- Ðủ lắm rồi, mời chị ra khỏi nhà lập tức. Chị làm sao biết thưởng thức và hiểu nổi cái đẹp của vợ em. Chị không được đứng đây làm cái công việc phá hoại đó nữa. Mau cút đi.

Bà vẫn đứng tỉnh bơ ngắm nghía anh:

- Chị không ngờ... Em yêu nó thật chứ?

- Hiển nhiên là yêu thật.

Bà quan sát em một lúc rồi nói:

- Trần à, chị có ý kiến.

- Em không cần ý kiến của chị.

Bà châu mày:

- Em thật kỳ quá. Chị đến đây là để giúp em, nào có dụng ý phá rối em đâu. Hơn nữa, gần đây cha bị đau yếu hoài, mặc dù không nói ra nhưng chị cũng biết là cha nhớ em nên sinh bịnh. Ông đang mong mỏi em về để tiếp tục sự nghiệp. Em nhất quyết không chịu bỏ Nhiễu Hàn thì thôi, chị đề nghị dạy nó học và sửa soạn cho nó để về nhà may ra cha chấp nhận dâu con.

- Nàng không cần sửa soạn gì cả.

Bà nhìn em mà quả quyết:
 
Cần chớ. Nhiễu Hàn, em đi mua vài cái đồ cho ra hồn, về đây chị dạy cho cách trang điểm. Em vốn đẹp sẵn, chỉ cần trang điểm sơ là đủ làm mê người rồi. Còn về cách ăn nói xã giao, thì theo ở với chị vài tháng là học được ngay, nhiễm được tính tốt chắc chắn. Em thử nghĩ coi nếu sau này Trần trở thành nhà văn lớn mà em cứ giữ mãi cái dáng này thì làm sao mà xứng nhau được, làm sao chồng em ăn nói với bạn bè?

Anh hỏi:

- Chị nói hết chưa? Chị có nhã ý muốn giúp chúng em, nhưng rất tiếc chúng em không thể làm theo ý chị được vì không muốn thay đổi cuộc sống hiện tại, em cũng không muốn nối nghiệp cha. Chị đừng thuyết phục mà phí sức!

Bà hơi giận:

- Em sẽ không hối hận chứ?

- Dĩ nhiên là không rồi.

- Thôi được, chị không ngờ có thằng em không biết điều như vậy. Chị không thèm lo cho em nữa.

Anh cười lớn:

- Ha ha! Không lo thì càng tốt.

- Hứ!

Bà ngoe nguẩy ra đi. Căn nhà trở về im lặng. Mùi phấn hương còn phản phất khắp nơi. Anh xoay người, bây giờ mới thấy gương mặt trắng bệt của em đầy nước mắt. Anh lo lắng gọi:

- Em!

Em hai tay ôm chặt khóc nức nở. Anh gỡ tay ra thì em lại phản đối:

- Không! Không! Không!

Ôm em vào lòng anh vội vã nói:

- Ðừng trách những lời của chị anh vừa nói nghe em. Anh đã yêu cái chân thật và quê mùa ấy của em. Bây giờ lau nước mắt đi, đừng khóc nữa. Từ nay về sau, không được nhắc tới.

Em vẫn không hết khóc.

- Nghe không Hàn? Nếu mong anh vui thì em không được khóc. Bỏ tay xuống cho anh nhìn mặt xem.

Em chậm chạp làm theo:

- Hứa với anh là phải quên hẳn việc này?

Em cúi đầu không đáp.

- Lau nước mắt đi.

Em lấy tay áo chùi nước mắt.

- Thôi nhé, tất cả đều qua rồi. Chúng mình trở lại cuộc sống bình thường cũ, coi như không có gì xảy ra.

Tháng ngày tiếp tục như bánh xe quay đều. Chỉ khác một điều là vẻ mặt em không còn tươi vui như trước. Trên môi đã tắt hẳn nụ cười vàcặp mắt u buồn như sương mù sáng sớm. Không ngờ lời nói của chị anh có ảnh hưởng lớn lao như thế.

Hai hôm sau, đêm đó em đến bên bàn anh hỏi:

- Dạy em học nghe anh?

Anh ngạc nhiên vô cùng. Thực ra, từ khi lấy em đến giờ, anh lúc nào cũng dạy dỗ em nhiều việc, chỉ em đọc truyện, chép bài giúp anh. Giải thích cho em nhiều chữ khó và một vài thành ngữ. Bởi vậy, em đã học được khá nhiều, có thể đọc được khá nhiều, có thể đọc được những chuyện dễ. Anh lại hỏi:

- Không phải từ lâu anh đã dạy em sao?

- Hãy dạy em học có đầu đuôi, phương pháp đàng hoàng.

- Như vậy, em đã nghe lời chị anh rồi chứ gì?

Em chớp mắt:

- Dù sao đi nữa, học được cũng tốt. Chị anh nói đúng lắm.
 
Em nói thế không còn lý do nào để anh từ chối không dạy được. Thế rồi hôm sau, em lên tỉnh mua bộ sách giảng văn trung học về bắt anh dạy. Bài học quá dễ đối với em nên chẳng bao lâu đã học hết và còn muốn đọc thêm sách khác nữa. Sự thông minh và thu thập nhanh chóng của em làm anh ngạc nhiên không ít. Bây giờ mới khám phá ra được em là miếng ngọc quý chưa mài. Anh vì thế càng thích thú dạy, em càng say mê học. Cho đến mùa thu năm đó, em đã biết làm giảng luận về các bài thơ dễ.

Nhiễu Hàn, nếu khi đó biết sự thăm viếng của chị anh và sự dạy dỗ của anh đem đến hậu quả em bỏ anh thì anh đã ngừa trước rồi. Thật không ngờ cái dịu dàng, thật thà là hình thức che đậy sự háo thắng bên trong của em. Và yếu tố ham học là bước đường để em chuẩn bị đổi lốt. Giá như anh đoán biết được mọi việc thì tốt biết bao! Thế vẫn chưa hết, đến mùa đông năm đó, chị anh lại gởi một lá thư thật dài, khuyên anh về một cách khéo léo:

- Dù cha mẹ có đố kỵ thế nào đi nữa, mong rằng chị em mình không có sự bất hoà. Sao vợ chồng em không đến nhà chị chơi? Nếu em không rảnh, cho Nhiễu Hàn đến nhà chị ở vài bữa để có cơ hội học cách giao thiệp, ăn nói hầu sửa đổi. Sau đó, chị sẽ dắt đến trình diện cha, may ra cha sẽ thay đổi lập trường. Em là người có học, lẽ nào quên tình phụ tử sao?

Xem xong thư, anh thấy cảm động lắm. Tuy nhiên, nhớ lại lúc cha đuổi, anh dắt em ra đi và những lời lẽ mà cha khinh thường khả năng viết lách của anh thì anh càng nhất định không về. Bởi vì, anh chưa viết nên một cuốn sách, tức chưa thành công hoàn toàn trên đường văn nghiệp thì làm sao về được. Còn em, anh không tin là cha sẽ nhận em làm dâu con một cách dễ dàng như vậy.

Cất thơ vào tủ, anh quên nó thật dễ dàng. Nhưng, ngày hôm sau, khi em dọn dẹp đã bắt gặp lá thơ đó. Em cầm lên đọc rồi gạn hỏi anh:

- Tại sao anh không để ý đến lời khuyên của chị? Chị nói rất có lý.

Anh càng ngạc nhiên hơn, vì từ lâu cứ nghĩ rằng em yếu đuối, dễ xúc động không chịu nổi sự mắng chửi của cha mẹ chồng. Thế mà bây giờ, vẻ mặt em đầy cương nghị và xúc động. Anh khuyên:

- Em làm sao hiểu nổi tính tình của cha anh. Ông khó lắm và không dễ tha thứ như em tưởng đâu. Nếu về, chỉ nhận sự chửi mắng mà thôi. Chính anh mà cha cũng không hiểu nữa huống gì em. Ông là cha anh, nhưng không hiểu anh bằng cha em. Em biết chưa?

Em bá vào cổ anh thúc dục:

- Nhưng mà, phải để cha có cơ hội để hiểu anh chứ. Nhất là không nên giận chị vì chị có lỗi gì với mình đâu. Ngày mai chúng mình đi thăm chị nhé anh?

- Em đã quên rồi sao? Bà ta đã sỉ nhục em cơ mà?

- Em không giống anh thù hằn lâu như vậy, không nhỏ mọn như vậy. Hơn nữa, xét ra, chị cũng không sỉ nhục em gì cả vì em là gái quê thất học thật sự mà.

Anh thở ra, gục gặc đầu:

- Nhưng ít nhất bà ta cũng đã đánh thức cái tính tự ti của em?

Em lại ôm cổ anh:

- Thế nào, chịu đi không? Bà con thân thuộc mình phải qua lại với nhau mới được chớ. Vả lại, chúng mình chẳng có bạn bè gì hết. Nhiều lúc cảm thấy buồn ghê vậy đó.

- Chúng mình có một đứa con sẽ vui.

Hai má em đỏ lên, vẫn tiếp tục nài nỉ:

- Mai đi nghe anh, nhớ việc xưa làm gì cho mệt.

Anh đành phải chìu theo ý em:

- Ði sao thì đi. Ðó chỉ vì anh muốn em vui đó nhé.

Thế rồi, hai đứa đến thăm chị, thế rồi, hai đứa lui tới thường xuyên. Thế rồi em có tình nhân. Thế rồi, em không còn ở nhà với anh nữa. Thế rồi, anh khám phá được là em đã thay đổi hoàn toàn.

Hôm ấy em từ nhà chị trở về, vừa đến nhà thì mừng rỡ la:

- Coi nè, áo dự tiệc của em đẹp không?

Ngẩng đầu lên, trước mắt anh là một bà hoàng tuyệt đẹp. Em mặc chiếc áo dài nhung đen, trên ngực cài cây kim bạc thật trắng. Tóc chải cao, hai hoa tai cùng màu với cây kim trên áo, mắt vẽ đen, lông mày tô đậm khiến cặp mắt lớn càng lớn, càng sáng, càng sâu và càng đen hơn. Lớp son phấn mỏng trên mặt trông thật kín đáo và quí phái. Em đã biết làm cái trò tô son, phết phấn này lâu rồi, nhưng ngày thường không sơn phết như vậy. Lúc đó, hồn vía của nh bị em hốt hết trơn rồi. Anh chỉ thở ra, há miệng mà không nói được

- Anh Trần, em đẹp không? Sửa soạn như vậy đẹp không?

Em xoay một vòng thật nhẹ như con công đang múa. Ðầu ngã về sau, khoe cái cổ dài và trắng. Hai bông tai run run, chớp sáng. Sự trang điểm và động tác ấy của em chẳng còn chút ngây thơ nào. Anh cứ ngỡ rằng em đã trải qua những khóa huấn luyện trang điểm, chăm sóc sắc đẹp nào đó. Anh hít mạnh một hơi rồi lẩm bẩm:

- Chị ấy đã thành công rồi.

Em hỏi:

- Ai đã thành công?

- Thì chị anh chứ còn ai.

- Thành công cái gì?

- Ðã cải tạo em.

Em dừng lại trước mặt anh, mùi dầu thơm tràn ngập cả phòng. Mùi dầu ấy chắc chắn là sản phẩm quý nhất của Pháp, vì trên bàn phấn của chị anh không bao giờ có loại dầu rẻ tiền cả! Em vểnh mày nhìn anh:

- Thế vẫn chưa đẹp sao? Bây giờ em mới hiểu rằng dù có đẹp cách nào đi nữa mà không trang điểm vẫn còn thấy xấu. Anh có thấy em thay đổi nhiều không? Em nghĩ rằng sự thay đổi ấy để làm đẹp cho anh và cũng làm đẹp gia đình anh. Em sẽ không còn mang lại cho anh sự sỉ nhục nào. Cố gắng thay đổi nữa để phù hợp với anh, để đáp lại tình yêu chân thật của anh.

Nhiễu Hàn, anh không biết nói gì nữa, chỉ chăm chú nhìn em. Như vậy là em đã bắt đầu dùng đến văn chương, câu văn lưu loát không còn thô kệch hay khờ khạo nữa. Thấy anh không nói, em càng lo lắng hơn:

- Sao anh không nói? Bộ không thích em sửa soạn như vậy sao? Nếu anh không thích em sẽ ăn mặc trở lại như cũ?

Ðến bây giờ anh vẫn không hiểu là sự thông minh và sắc đẹp ấy đã cứu hay là hại em! Cuối cùng anh mới nói được:

- Không, nếu em thích ăn mặc và sửa soạn như vậy thì cứ tiếp tục. Anh chỉ buồn một điều là căn nhà mình quá ư tồi tàn.

- Anh à, hay là chúng mình bán quách nhà này dọn lên Ðài Bắc ở.

Tuy đau lòng nhưng trong giây phút rồi hết, không dám để lộ sự cảm xúc trước mặt em nên anh chỉ hỏi:

- Em không còn thích cái vườn hồng này sao?

Em cười to:

- Chẳng lẽ suốt đời em chỉ bán hoa hồng sao?

Anh nhớ lại chuyện phim mà vị giáo sư nọ đã đưa cô gái bán hoa nọ thành nàng công chúa. Bây giờ em cũng thành nàng công chúa, không còn là cô nàng bán hoa hôm nào. Thật là lạ, sao anh không thấy vui mừng tí nào. Ngược lại, trong lòng nhuốm lên một nỗi buồn, vì linh tính cho biết anh sẽ bị mất em!

Mùa xuân năm sau thì trông em khác hẳn. Em bắt đầu đòi dọn nhà lên Ðài Bắc ở. Anh phản đối thì em thường hay vắng nhà. Không còn chăm sóc đến vườn hồng, bỏ mặc chúng héo úa, khách không còn muốn mua. Lấy số tiền mà từ lâu em để dành mua miếng đất bên kia đồi đi mua son phấn, quần áo, rồi suốt ngày lo sơn phết. Sửa soạn bộ vó thật hết chê nổi. Thế là từ đó, em chán ghét cuộc sống thiếu thốn, chán ghét anh vì không làm đủ tiền cho em chưng diện, tiêu xài. Thế rồi hôm đó, em mừng rỡ chạy vào:

- Anh ơi, chị quyết định cho em ra mắt cha anh đó.

Anh nhíu mày:

- Ra mắt cha anh?

- Dạ! Chị sắp đặt bữa ra mắt thật ly kỳ như một vở kịch: chị bảo rằng hồi ấy cha mới gặp em một lần với cái dáng quê mùa nên bây giờ không làm sao nhớ rõ. Bởi vậy, thứ bảy này chị mời cha đến ăn cơm, em mặc đồ thật sang và giới thiệu là em muốn xin đóng phim. Nếu cha thấy thích, em sẽ không nói là vợ anh. Sau đó, em thường hay lui tới thăm cha. Chờ đến khi cha thật tình thích em thì mới cho biết sự thật. Anh thấy hay không?

Anh hứ một tiếng:

- Chị ấy có thể làm người viết kịch được rồi. Ðây là một vở kịch thật ly kỳ.

- Như vậy không phải là kế hay sao? Em bảo đảm sẽ gây được thiện cảm với cha anh.

- Nếu như vừa gặp mặt mà cha anh biết ngay thì sao? Ông già nhưng trí nhớ rất tài, chưa quên đâu nhé.

- Giá như bị lộ tẩy thì em vẫn có cách.

Anh lạnh lùng:

- Cách gì?

- Em phải tỏ ra là con dâu đáng thương hại, ve vuốt cha bằng những lời ngọt dịu thì dù ông có khắc khe thế nào đi nữa cũng phải thương hại chúng mình. Nhất là chị nói rằng bây giờ cha không còn giận chúng mình nữa.

Anh bực hơn:

- Ðừng đánh mất cái tính tự tôn của em.

- Trước mặt người lớn ta đâu còn dám tự tôn. Vả lại em có hạ mình đi nữa cũng chỉ vì anh. Nếu anh và cha giảng hoà được thì chúng mình có thể dọn về Ðài Bắc ở thật dễ dàng.

Anh đặt bút xuống nhìn thẳng vào mắt em. Có lẽ cái nhìn anh lúc đó nghiêm nghị lắm nên em phải sợ sệt, cúi đầu lẩm bẩm:

- Con người phải luôn luôn tìm cách tiến bước. Nếu bằng lòng với hiện tại tức mình nhận lấy sự thoái hoá.

Anh chậm rãi đáp:

- Anh cũng muốn tiến lắm chứ. Nhưng sự tiến bước ấy phải do chính sức mình, không nhờ vả đến cha.

- Anh nói vậy là đã tự mâu thuẫn với mình. Không phải lâu nay đã nhờ vào cha vợ và nhà vợ hay sao?

Em đã tấn công vào yếu điểm anh chẳng khác nào điểm huyệt làm anh không còn nói được. Sự đau đớn đã làm mặt anh biến sắc đến nỗi em phải giật mình, vội nắm tay anh van xin:

- Tha lỗi cho em nghe. Ðó là vô tình, em không cố ý nói như vậy.

Anh mở to mắt ôm em vào lòng:
 
Anh cắt nghĩa cho em nghe. Trước kia anh nhận sự giúp đỡ của cha vợ vì ông là người hiểu anh, xem anh là bạn tri kỷ, Mặc dù với điạ vị một người cha vợ giúp đỡ chàng rể, nhưng lúc nào ông cũng kính trọng anh. Còn cha anh, ông chỉ xem anh là kẻ ăn mày!

- Bởi vậy, em mới tạo điều kiện để cha và anh hiểu nhau.

- Bây giờ chính em cũng không hiểu anh nữa. Việc làm của em chẳng qua để tìm danh lợi. Những gì em nói chỉ để biện hộ nguyện vọng mình.

- Anh nói vậy oan cho em. Mục đích của em là muốn chúng mình cho gia đình anh biết rằng em không phải gái nhà quê, mù tịt không biết chữ.

- Như vậy không phải là tìm danh lợi sao?

Nhìn vầng trán trắng, lông mi dài, cái miệng nhỏ và lỗ mũi đẹp của em mà lòng anh đau đớn quá! Ôm mặt em vào lòng anh van nài:

- Hãy từ bỏ tất cả để trở về cuộc sống ban đầu đi em, cuộc sống ấy không có gì suy nghĩ buồn khổ cả, chỉ thấy toàn tình yêu. Từ bỏ tất cả nghe em, đừng đến chị anh nữa, đừng đeo đuổi mưu kế đó nữa, đừng bỏ anh...

Em khóc trong lòng anh:

- Em có bao giờ muốn bỏ anh đâu. Những gì em nói chỉ là để giúp anh mà thôi.

- Nhưng anh nghĩ rằng em sẽ bỏ anh.

- Không mà, em nhất định không bỏ anh.

Anh không nói nữa vì không biết gì để nói - Nói để em nghe lời anh và không bỏ anh. Người vợ suốt ngày có nụ cười trên môi và đóa hoa hồng trên tóc bây giờ đâu rồi, muốn bỏ anh đi đâu.

Thế là em tiếp tục thực hiện ý định. Buổi gặp gỡ hôm ấy giữa cha anh và em rất thành công. Nghe nói hôm đó, trông em thật sang trọng, cao quí, ăn nói lễ độ và lưu loát vô cùng. Như thế là em đã chiến thắng một cách vẻ vang. Bởi vậy, đêm đó về đến nhà ngã vào lòng anh mừng rỡ:

- Anh ơi, em thành công rồi. Cha anh hoàn toàn không biết gì hết, chỉ hỏi em hình như đã gặp ở đâu một lần, dự thi tuyển tài tử thì phải. Anhh đoán xem cha anh bảo em làm gì? Ngày mai đến thử ra mắt trước ống kính đó.

Anh trầm lặng không nói, chỉ bần thần ngửi mùi thơm toát ra từ mình em. Mùi thơm đó không phải hoa hồng mà là của son phấn và rượu. Nhìn kỹ mặt em một lần nữa, anh biết chắc thế nào ngày mai em cũng sẽ thành công.

Hôm sau, em vắng nhà suốt ngày. Có lẽ em bận quay thử phim, giao thiệp với nhiều người chung quanh, ăn cơm... Rồi đến khuya, em đâu dám trở về căn nhà nhỏ nơi cánh đồng quạnh hiu này. Dĩ nhiên là sẽ ngủ lại nhà chị anh trong một căn phòng sang trọng và giấc mộng thành minh tinh thật đẹp. Còn anh, suốt đêm đó tay làm gối nằm nghe từng tiếng mưa rơi ngoài hiên, từng cơn gió nhẹ thổi qua khóm trúc cho đến sáng.

Ðêm thứ ba về đến nhà, em đã biến thành một người khác hẳn. Em nhảy múa ca hát và khoe:

- Anh ơi, em chưa bao giồ thấy cuộc đời tươi vui đến mức này. Nhớ lại ngày tháng ở dưới quê trước kia thật là phí quá.

Dừng lại trước mặt anh, cặp mắt em như hai ngọn đuốc sáng, nhìn thẳng vào mắt anh:

- Anh ơi, chúng mình lập tức dọn lên Ðài Bắc đi. Cuộc đời mới tuyệt đẹp đang chuẩn bị đón mình.

Anh nâng cằm em lên, chậm rãi nói từng tiếng một:

- Em nên nhớ rằng anh đã từ giã những thứ đẹp đẽ giả tạo ấy để đến bên em.

Nụ cười đã biến mất trên môi em, Giọng nói đầy cảm động:

- Anh đã hy sinh cho em quá nhiều. Em hứa sẽ đền bù tất cả lại cho anh.

Anh cảm thấy hố cách biệt của hai đứa đã sâu lắm rồi. Buông em ra, anh đến trước cửa sổ cắn chặt môi, tưởng tượng cảnh em đang cầm bình nước tưới hoa. Em chẳng hiểu gì lòng anh, đến bên lại hỏi:

- Anh có biết cuộc thử hôm ấy em đã thành công không?

Anh thờ ơ đáp:

- Biết rồi! Cha đã biết em là ai chưa?

- Khoan đã chớ, cho biết làm gì sớm vậy. Chờ khi nào cha thật tình tin tưởng em rồi mới nói. Anh à? Cha đặt cho em cái tên mới, Ðinh Khiết Phi, hay không anh? Cha còn nói lấy họ Ðinh sau này sắp theo thứ tự của mẫu tự sẽ được đứng ưu thế. À mà quên, cha cho em đóng một vai trong cuốn phim sắp quay đó.

Anh hỉnh mũi:

- Ðặt tên mà cũng tính kỹ quá nhỉ.

Em vẫn vui mừng:

- Anh có bao giờ tưởng tượng ngày thành công đó của em không?

Nhớ lại ngày đầu gặp em, thằng Tô đã nói:

- Thời này nữ minh tinh đâu cần học giỏi, chỉ đẹp là được

Lúc đó anh đã cười mỉa chúng là đã quá nông cạn, ai cũng cho là dễ bị thành phố cám dỗ được sao. Thì bây giờ xác em còn ở đây mà thật sự linh hồn đã ở thành phố rồi! Sự chất phác và ngây thơ của em đâu? Suy nghĩ đi! Suy nghĩ đi! Rồi anh bỗng la lên:

- Nhiễu Hàn, em đừng đi! Em đừng đi! Cuộc sống đó nhất định không thể nào hợp với em được. Tiểu thuyết anh sắp xong, đời sống chúng mình sẽ thay đổi. Anh đủ sức nuôi em. Hãy về với anh, Nhiễu Hàn! Ðắm mình vào đời đóng phim sẽ lắm phức tạp, không đơn giản như em đã tưởng. Em không đủ sức chịu đựng và đối phó. Hãy về với anh đi em.

Em mở to mắt:

- Thì ra, anh cũng chỉ là người chồng ích kỷ tầm thường. Không cho em tạo sự nghiệp, muốn giấu em mãi ở cái chỗ khỉ ho cò gáy này, để mình anh chiếm đoạt. Ai đã truyền cho anh cái tính xấu xa ấy? Chị anh phải không?

Anh tức muốn lộn gan lên đầu:

- Anh không phải là người ích kỷ mà chính em, em muốn đi tạo sự nghiệp cho riêng mình.

Em la lên:

- Tạo sự nghiệp chỉ vì anh.

Anh càng la lớn hơn:

- Nếu vì anh thì hãy bỏ ý định đó, vì anh không muốn như vậy.

Em lắc đầu cự tuyệt:

- Không, nhất định em, em thích công việc đó. Anh không có quyền cướp đoạt những cái thích đó của em. Không có quyền can thiệp vào tương lai sự nghiệp em.

Anh nắm chặt cổ tay em cương quyết:

- Anh nhất định không cho em đi đóng phim. Nếu không nghe, chúng mình kể như chấm dứt.

Em sợ anh đùa:

- Anh nói thật đó sao?

- Thật chứ!

Em mím môi thật chặt. Nước mắt ròng ròng chảy nhìn anh. Chúng mình nhìn nhau như thề khá lâu. Ðoạn em vùng thoát khỏi tay anh, lắc mạnh đầu. Tóc em quất vào mặt anh như những sợi roi mây đánh mạnh vào tim, cắn răng buông ra mấy tiếng:

- Em không cần sống chung với anh.

Như thế là anh đã mất em.

Sáng hôm sau em khăn gói lên đường, vĩnh viễn rời khỏi căn nhà nghèo nàn này. Căn nhà mà cha em để lại. Em hãnh diện bước đi, không thèm ngoái cổ nhìn anh lần cuối! Tiễn chân em, nước mắt anh dầm dề, nỗi lòng tan nát. Em thì vui vẻ tạo dựng cuộc đời mới. Nhiễu Hàn yêu quí của anh ngày nào đã chết rồi. Trước mặt anh lúc đó là minh tinh Ðinh Khiết Phi.

Kể từ đó, tháng ngày với anh không ánh sáng và dài lê thê. Tác phẩm đầu tay của anh chào đời trong sự đau khổ. Từng trang sách là từng giọt nước mắt của anh. Bởi vậy nơi trang đầu anh có đề mấy chữ:

"Tặng người vợ yêu quí đã vĩnh viễn ra đi, để kỷ niệm những tháng ngày hạnh phúc."

Dạo đó,tên Ðinh Khiết Phi thường gặp trên mặt báo với nhan đề: một ngôi sao sáng mới xuất hiện. Hình của em cũng được đăng tải nhiều kiểu, nào là chụp nghiêng, thẳng toàn thân bán thân...Anh có cảm tưởng rằng những bức hình đó hoàn toàn xa lạ với mình, không một lần gặp mặt. Ðể rồi những sáng tinh sương hay đêm tối, một mình anh trong vườn hồng gọi mãi:

- Nhiễu Hàn! Nhiễu Hàn!

Sách anh đã phát hành, hy vọng nó sẽ gọi em về lại bên anh. Nào ngờ, em vẫn biền biệt! Danh em mỗi ngày một nổi thì làm sao còn nhớ đến anh. Quyển sách ra đời tuy không kéo được em về, nhưng cũng đem lại cho anh được một số tiền và tên tuổi nổi tiếng hơn. Lại một lần nữa trưa nay chị đến nhà anh, nét mặt hớn hở:

- Em ơi, cha biết Nhiễu Hàn là ai rồi.

Anh thờ ơ đáp:

- Thế à?

- Cha gọi em về, nhìn nhận trước kia ông có lỗi và khen anh biết tìm vợ. Cha nói anh đã là một văn sĩ có tên tuổi, Nhiễu Hàn một minh tinh nổi danh, bây giờ phải cử hành một hôn lễ thật long trọng để bù lại lỗi lầm trước. Buổi lễ mời tất cả các ký giả trong nước tham dự. Cha còn nói cho hai đứa em một nhà lầu thật lớn.

Anh nhìn ra ngoài cửa sổ:

- Ồ, thế à?

Anh giả vờ vồn vã:
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top